Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Thiền Là Gì

09/02/201114:37(Xem: 9665)
1. Thiền Là Gì

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

1. THIỀN LÀ GÌ ?

Nếu những ai cố đi tìm một định nghĩa đặc thù cho Thiền, hoặc những lý thuyết về Thiền, hoặc một công án cho Thiền... sẽ vô cùng thất vọng với quyển sách nầy vì họ sẽ chẳng bao giờ tìm thấy những điều họ muốn đâu. - đây tôi chỉ muốn nhắc lại những gì mà Đức Từ Phụ cũng như quý thầy đã giảng dạy mà thôi. Vì thấy nó vô cùng lợi lạc cho mình nên bèn đem chia xẻ cho những ai đang tìm đường nẻo vào thiền. Theo Phật, thiền là thực hành cho bằng được cái nhiếp tâm và giữ ý với lòng từ bi bao la. Chẳng hạn như khi rửa tay, ta biết thứ nhứt ta đang rửa sạch những bụi bặm của thế gian; thứ nhì ta nguyện tâm ta cũng được tẩy sạch; và thứ ba ta mong cho ai nấy đều có được đôi tay sạch như ta, ấy là ta đang hành thiền một cách rốt ráo. Khi ngồi thiền, lòng ta thanh thản và tỉnh lặng, ta cũng mong cho mọi người được thanh thản và tỉnh lặng như ta. Khi đại tiểu tiện, ta tống khứ những ô uế bất tịnh, ta nguyện tâm ta cũng tống khứ những thứ tham, sân, si và chướng nghiệp, rồi ta cũng nguyện cho người người đều tống khứ đi những ô uế bất tịnh như ta, ấy là thiền. Thiền là cái gì đơn giản và dễ thực hiện vô cùng. Tuy nhiên, thiền cũng là cái gì mà những người hay vấn nan đạo pháp không bao giờ tìm thấy.

Thiền là sự giác ngộ từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày từ cái đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, trò chuyện, làm việc... làm cái gì biết mình đang làm cái đó. Thiền là sống tỉnh thức, là hòa hợp cuộc sống hàng ngày của chúng ta vào thiên nhiên, một sự hòa hợp trọn vẹn của cả thân lẫn tâm. Làm những điều trên một cách tỉnh thức là tự tạo cho mình một niềm vui thanh thản tự nhiên và giản dị. Thiền là sự buông xả một cách thoải mái những động tác cũng như ý niệm hằng ngày. Thiền là chú tâm nhưng không hề đè nén. Thiền là biết rõ tất cả những gì đang diển tiến mà không chạy theo một cái gì cả. Như chúng ta thấy đó, mỗi ngày chúng ta suy nghĩ, ghi nhớ và cảm nhận không biết bao nhiêu thứ; nếu chúng ta chạy theo các thứ ấy thì thời giờ đâu mà theo ? Thân tâm đâu mà chứa cho hết ?

Thiền là bầu trời trong xanh thăm thẳm, không vướng một vầng mây. Mây có kéo đến rồi kéo đi, ta không màng mời nhận, kềm giữ, hay đuổi chúng đi. Thiền là hình ảnh nhạn bay qua hồ, nhạn không muốn bỏ bóng lại hồ, mà hồ cũng chẳng buồn lưu giữ chi hình bóng nhạn. Muốn đạt được tiến trình nầy đâu phải dễ, chúng ta phải trải qua một sự cố gắng tích cực, chứ đâu phải vắng lặng tuyệt đối. Vắng lặng tuyệt đối làm sao được khi ta vẫn còn có hồ, có nhạn? Những ai nói rằng họ đã đạt được vắng lặng tuyệt đối là họ chưa bao giờ thiền. Nếu ta quan sát cho kỹ một chút, lắng nghe một chút ta vẫn thấy có nhạn bay ngang hồ; hồ đây là hồ tâm, nhạn đây là những niệm khôũi lên. Tuy nhiên, nhạn không để bóng lại hồ, mà hồ cũng chẳng lưu chi bóng nhạn. Lúc đó chúng ta tợ như một bộ máy tinh vi, vẫn hoạt động liên tục mà không hề gây ra một tiếng động nào cả. Khi nói đến thiền là nói đến kinh nghiệm của từng cá nhân; một kinh nghiệm mà không bút mực nào có thể lột trần được. Chính vì vậy mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã dõng dạc tuyên bố: Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật.

Nên tu thiền với ai ?

Những người con Phật tu thiền, cũng sinh hoạt bình thường như bao người; cũng đi, cũng đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ... Tuy nhiên, điểm đặc biệt là khi đi, đứng, nằm, ngồi... họ biết là họ đang đi, đứng, nằm, ngồi... Nghĩa là thiền đã giúp cho họ giữ được chánh niệm, mà chánh niệm là bí quyết thắp sáng thực tại, tạo nên định lực đưa tới trí huệ. Nếu chúng ta sống mà chúng ta không biết là chúng ta đang sống thì có khác gì chúng ta đang chết đâu ? Thế mà có biết bao nhiêu kẻ đang sống như người chết chung quanh ta, kể cả ta.

Thiền giúp ta tỉnh thức, biết mình đang làm gì, biết ai đang ăn, đang uống, ai đang mãi mê lý luận, ai đang tụm năm tụm bảy để đốt cháy đời mình bằng những thị phi, bằng những quên lãng vô tâm. Với thiền, từ chỗ biết ta đang làm gì, nghĩ gì... ta sẽ có khả năng đánh bật được những đạo quân lạ từ bên ngoài: đạo Phật gọi chúng là Vọng Niệm. Với thiền, ta vẫn sinh hoạt như bình thường, nhưng ta có ý thức rõ rệt về tất cả mọi động tác, cũng như ngôn ngữ và tư tưôũng của ta.

Thiền là áp dụng những tư tưôũng chính niệm trong mọi cử động và hành vi. Như vậy cái gì của thiền cũng đều liên quan đến kinh nghiệm thực tiển, chứ không bằng trí năng hay sự nghiên cứu mà có được. Muốn thiền phải dùng trọn bản thân mình và kinh nghiệm làm dụng cụ khảo cứu. Hễ mình hành trì thì chỉ có mình thực chứng, chứ mình không thực chứng được dùm ai, cũng như không ai có thể thực chứng được dùm mình. Như vậy tụm năm, tụm bảy lại để mà thực sự ngồi thiền cũng chưa chắc là đã có kết quả, chứ đừng nói chi tụm lại để bàn chuyện thị phi. Làm như vậy chẳng những phí thì giờ, mà đôi khi còn làm cho mình loạn động thêm. Vì thế Phật tử muốn tu thiền phải nên cẩn trọng, nên tìm một minh sư mà thọ giáo, chứ không nên hời hợt, nay gia nhập nhóm Thiền Ông Bảy, mai gia nhập nhóm Thiền ông Sáu... thì chỉ phí thì giờ vốn dĩ đã không có nhiều của chúng ta.

Khi nào và ở đâu thì ta có thể hành thiền được ?

Thiền là sự thức tỉnh thì khi nào và ôũ đâu mà lại không thức tỉnh được? Khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, khi nấu nướng, khi lái xe, khi làm việc... Nhất nhất ta đều tập an trú trong chánh niệm, là thiền. Khi nói chuyện, ta nói vừa đủ nghe, biết ta đang nói gì và đang nói với ai, ấy là thiền. Khi đóng cửa, ta biết ta đang đóng cửa và đóng cho nhẹ nhàng, nhiếp tâm vào chánh niệm trong lúc ta đóng cửa, đừng làm loạn động người khác, ấy là thiền. Người đang tập thiền là người đang tập cho mình được hoàn toàn tự chủ đối với bản thân mình và hoàn cảnh bên ngoài; tập cho mình có đầy đủ đại hùng, đại lực và đại từ bi; tập coi thường những thăng trầm và vui khổ ấy. Một người hành thiền có trình độ sẽ không còn bị sai xử và lung lạc bôũi tham dục bên trong, cũng như hoàn cảnh bên ngoài nữa.

Ngoài ra người hành thiền có trình độ còn có khả năng nhìn thấy sự thực về bản tánh của nội tâm và thực tại. Chính cái khả năng nầy nó giúp ta trầm tỉnh hơn, vô úy hơn và sức mạnh tâm linh của ta trở nên lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, ta nên luôn nhớ trong đầu rằng cái khả năng thấy biết nầy không phải là một công trình sưu tầm hay khảo cứu kinh điển nhà Phật, mà chỉ đạt được bằng chính kinh nghiệm hành trì của mình. Chính vì vậy mà có lắm người hành thiền, vì chấp mà diển dịch sai đi lời nói của Tổ Bồ Đề Đạt Ma: Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự. Chứ kỳ thật, thiền cũng do chính Đức Phật đã truyền lại, mà Ngài đã truyền lại bằng chính kinh nghiệm của Ngài, chứ không bằng kinh điển. Theo Tổ Bồ Đề Đạt Ma, thiền không và sẽ không bao giờ được trao truyền bằng cách giảng giải và lý luận. Nó không thể cất chứa được, hoặc nó không thể đi từ kinh nghiệm của người nầy qua người khác được. Nói tóm lại, những ai mong tìm thiền qua kinh sách, giảng giải, hoặc lý luận... sẽ không bao giờ gặp. Anh uống trà thì chỉ có anh mới thực chứng được hương vị của trà một cách trực tiếp, chứ không ai có thể thực chứng được dùm anh. Ai đó muốn thực chứng hương vị trà thì phải tự nâng tách trà lên mà uống, chứ đừng dài dòng văn tự.

Thiền nhấn mạnh đến sự giải thoát bằng trí huệ, chứ không bằng công đức hay phước đức; tuy nhiên, đừng chấp vào chỗ nầy mà không đếm xỉa gì đến công đức và phước đức, hoặc giả chê bai những người bòn tu phước đức thì ô hô tự mình dọn đường về địa ngục đấy !

Nói đến thiền là nói đến thực nghiệm, chứ không có bút mực hoặc ngôn ngữ nào có thể diển tả được. Ngôn ngữ và văn tự chỉ là phương tiện hướng dẫn chúng ta phương cách thiền, chứ vào thiền phải bằng kinh nghiệm hiện thực. Tại sao? Tại vì chân lý của thực tại chỉ có thể thực chứng mà không thể diễn tả được bằng ngôn từ. Vì thế những ai muốn tu thiền phải hành thiền, chứ không phải gia nhập vào một nhóm để chỉ toàn nói về thiền. Xin hãy đừng nói, đừng rằng, mà hãy hành thiền đi. Hành thiền để thực sự trôũ về nhìn thấy bản tánh của chính mình, hãy tự mình thắp sáng đuốc mà soi, phải thấy sự hiện hữu của mình, phải sống đời của mình và phải tự trải qua kinh nghiệm của chính mình.

Tóm lại, thiền là cái gì rất đơn giản, rất sống động, trực tiếp, rõ ràng, không khúc mắc, không bí mật... Thiền là cái gì hiện thực, là cụ thể, không trừu tượng. Những danh từ thuật ngữ như Niết Bàn, Chân Như chỉ là những danh từ trừu tượng, chúng không thể diễn đạt hay biểu hiện cho thế giới thực tại sống động từng giây từng phút được. Do vậy, thiền không xem những khái niệm phân biệt hoặc những danh từ trừu tượng là cần thiết và quan trọng. Nếu có chăng thì cái quan trọng của thiền là sự ý thức về sự hiện hữu của thực tại. Những cái rất đơn giản của thiền rất nhiều khi giúp cho những kẻ đã sống trong quên lãng thác loạn sực bừng tỉnh với chính mình. Đối với thiền, Niết Bàn và Chân Như không phải là Niết Bàn và Chân Như, chúng chỉ là những danh từ trừu tượng. Tuy nhiên, thiền không bác bỏ việc nương vào khái niệm để đạt đến thực tại, nhưng thiền dạy ta đừng để bị kẹt vào khái niệm, mà đánh mất đi thực tại.

Với thiền, thế giới sanh diệt, vui buồn, lo sợ, tốt xấu, còn mất... chỉ là những khái niệm của những người còn mang nặng kiến chấp. Trong thiền, không có phân biệt khái niệm, mà hãy tự trở về thực nghiệm tự tánh của mình. Đó cũng là con đường duy nhất để tìm lại chân tâm. Cuối cùng, thiền là sự chối bỏ cuộc sống vô hồn, thác loạn và lãng quên, mà tự trở về với ý thức linh mẫn của chính mình, của thực tại. Sự tỉnh táo hoàn toàn nầy nếu không được gọi là giác ngộ thì sẽ không còn sự giác ngộ nào hơn nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2011(Xem: 6975)
Biên tập từ các bài pháp thoại của ngài Thiền sư Ajahn Brahmavamso trong khóa thiền tích cực 9 ngày, vào tháng 12-1997, tại North Perth, Tây Úc. Nguyên tác Anh ngữ được ấn tống lần đầu tiên năm 1998, đến năm 2003 đã được tái bản 7 lần, tổng cộng 60 ngàn quyển. Ngoài ra, tập sách này cũng đã được dịch sang tiếng Sinhala và ấn tống ở Sri Lanka.
17/01/2011(Xem: 3705)
Kính thưa hành giả hôm qua tôi đã nói cho quý vị nghe về nơi chốn thích hợp cho việc hành thiền. Tối nay tôi xin nói về các chi tiết trong việc thực hành niệm hơi thở. Phương pháp đếm được sử dụng cho hành giả nào có quá nhiều phóng tâm, còn đối với những hành giả có ít phóng tâm và đã từng có những kinh nghiệm thiền tập trước đây thì họ không cần thực tập phương pháp đếm này.
16/01/2011(Xem: 17337)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
15/01/2011(Xem: 19651)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
14/01/2011(Xem: 9339)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
12/01/2011(Xem: 8256)
Pháp Sư Thái Hư cũng như Hòa Thượng Thích Minh Châu đều dùng các từ Như Lai Thiền để chỉ Thiền Nguyên Thủy và Tổ Sư Thiền để chỉ các hình thức Thiền Phát Triển sau này do các Tổ Sư các Thiền phái nổi danh đề xướng và truyền lại cho các đệ tử của mình. Cũng có người dùng các từ Thiền Tiểu Giáo (tức Thiền Tiểu Thừa) và Thiền Đại Giáo (tức Thiền Đại Thừa) như Trần Thái Tôn trong bài "Tọa Thiền Luận " của Khóa Hư Lục.
12/01/2011(Xem: 6761)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
10/01/2011(Xem: 4436)
Hành thiền giúp phát triển sự tỉnh thức và năng lực cần thiết để chuyển hóa các thói quen đã ăn sâu vào tâm ý. Một số người có vấn đề như buồn nản, sợ hãi vô lý hay có biểuhiện của bệnh tâm thần, họ nghĩ rằng thiền là một phương cách điều trị tức thời cho những vấn đề của họ.
07/01/2011(Xem: 7657)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
05/01/2011(Xem: 2916)
Sau khi vượt thành xuất gia, Sa môn Cù Đàm trải qua 5 năm lặn lội học đạo và 6 năm khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sinh tử. Ngài đã thọ giáo nơi các Tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta, đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng ngay ở cõi Trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng, cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]