Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Sống tỉnh giác từng ngày

07/02/201114:09(Xem: 9679)
10. Sống tỉnh giác từng ngày

LÝ THUYẾTVÀ THỰC TẾ
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551

-10-

Sốngtỉnh giác từng ngày

1.Sống tỉnh giác từng ngày

"Mùamưa ta ở đây..." (Pháp Cú, 286)

Ðólà lời của Ðức Phật dạy cho ông Ðại Phú (Mahadhana), mộtvị thương gia, khi Ngài ngụ tại tinh xá Kỳ Viên.

Mộtngày nọ, vị thương gia nầy dùng 500 xe bò, chất đầy vảivóc với nhiều màu nhuộm tươi đẹp, lên đường từ thànhBa-na-lại đến các vùng xa để buôn bán. Khi đến thành Xá-vệ,ông ta gặp một sông lớn. Ông suy nghĩ: "Ngày mai ta sẽ quasông", rồi dừng xe lại, cởi ách cho các con bò, và nghỉquađêm tại bờ sông. Trong đêm đó, một trận bão kéo đếnvới mưa tầm tả cả đêm. Qua bảy ngày kế tiếp, nướcsông dâng cao, tạo lụt lớn, và người dân trong vùng đềuphải đình chỉ mọi sự buôn bán, đi lại. Kết quả là vịthương gia đó không thể bán các kiện hàng vải của ông.Vì thế, ông ta nghĩ rằng: "Ta đã trải qua một quảng đườngdài, nếu ta quay về thì lại bị trễ nải. Chi bằng ta cứở đây qua mùa mưa, qua mùa xuân và mùa hạ, tiếp tục cáccông việc giao dịch và cố gắng bán cho hết các loại hàngnầy..."

Khèức Phật đi trì bình khất thực trong thành phố, Ngài biếtđược ý định của vị thương gia đó và Ngài mỉm cười.Thấy thế, Ðại đức A-nan hỏi Phật vì sao Ngài cười. ÐứcThế Tôn đáp: "Này A-nan, thầy có biết ông Ðại Phú đókhông?"

"Dạcó, bạch Thế Tôn."

"Khôngbiết rằng mạng sống của mình đã gần hết, ông ta vừaquyết định sẽ ở lại đây cả năm để bán hết các kiệnhàng của ông ấy."

"Thậtvậy sao, bạch Thế Tôn?"

"Ðúngthế, này A-nan. Ông ta chỉ sống thêm được bảy ngày nữa,và nếu không khéo, ông ta sẽ bị các loài cá ăn thịt." Nóixong, Thế Tôn thốt lên bài kệ:

"Hãytinh tấn thi hành
việccần làm hôm nay.
Cóai biết chắc chắn
cáichết đến lúc nào?
Cóai chống lại được
mệnhlệnh của thần Chết?
Anlạc thay cho người
ngàyvà đêm tinh tấn
sốngtỉnh giác từng ngày!"

"BạchThế Tôn, con sẽ đến nói cho ông ấy biết," ngài A-nan thưavới Phật.

"A-nan,thầy cứ việc đi," Ðức Phật đáp.

Ðạiđức A-nan đi khất thực đến nơi ông Ðại Phú trú ngụvới đoàn xe buôn của ông. Ông ta kính cẩn dâng vật thựcđến ngài. Sau đó, Ðại đức nói với vị thương gia: "Ôngđịnh ngụ lại đây trong bao lâu?"

"BạchÐại đức, con đã trải qua một quảng đường dài, nếucon quay về thì lại bị trễ nải. Cho nên con sẽ ở đâytrọn năm, cho đến khi nào bán hết vải thì con mới ra đi."

"Nàyquý cư sĩ, mặc dù mạng sống đã gần hết mà ít ai lạibiết được! Ông nên tinh tấn!"

"BạchÐại đức, tại sao thế? Có phải đời sống của con đãgần mãn?"

"Ðúngvậy, quý cư sĩ. Mạng sống của ông chỉ kéo dài bảy ngàynữa thôi."

ÔngÐại Phú rất bàng hoàng và xúc động. Sau khi bình tâm trởlại, ông thỉnh mời Ðức Phật và Tăng đoàn đến nơi ôngngụ để thọ trai. Trong bảy ngày kế tiếp, ông cúng dườngvật thực đến chư Tăng, và trong ngày thứ bảy, ông xin phépđược rửa bát của Đức Phật và xin Ngài chúc phúc. Trongkhi chúc phúc, Ðức Thế Tôn giảng thêm:

"Nàyquý vị tu sĩ và cư sĩ, một người hiền trí không bao giờnên nghĩ rằng: ‘Tôi sẽ ở lại đây trong suốt mùa mưa.Tôi sẽ làm việc này, việc kia.’ Trái lại, người ấy lúcnào cũng nên sống tỉnh giác từng giây khắc và luôn luônquán chiếu về cái chết của mình như thể mình chỉ sốngthêm được một đêm nữa thôi." Sau đó, Ngài thốt lên cáccâu kệ dưới đây, về sau được ghi lại trong kinh Pháp Cú(kệ 286-289):

Mùamưa ta ở đây,
đông,hạ cũng ở đây,
ngườingu tâm tưởng vậy,
khôngtự giác hiểm nguy.

Ngườitâm ý đắm say
concái và súc vật,
tửthần bắt người ấy,
nhưlụt trôi hàng ngủ.

Mộtkhi tử thần đến,
khôngcó con che chở,
khôngcha, không bà con,
khôngthân thích che chở.

Biếtrõ ý nghĩa này,
bậctrí lo trì giới,
maulẹ làm thanh tịnh,
conđường đến Niết-Bàn. (Pháp Cú, 286-289)

Saukhi nghe xong bài giảng, vị thương gia tỉnh ngộ, thành tâmxin quy y Tam Bảo và đắc quả Dự lưu, các tu sĩ trong đoàncũng đạt được thắng trí.

Sauđó, ông Ðại Phú đưa tiễn Ðức Phật về tinh xá. Khi quaytrở lại nơi trú ngụ của mình, ông nói: "Tôi cảm thấynhức đầu, thân thể mệt mỏi!", và nằm xuống giường đểnghỉ. Vừa nằm xuống thì ông chết, và được tái sinh vàocõi trời Ðâu-suất.

*

2.Ðoạn diệt để giải thoát

Trong45 năm thuyết pháp độ sinh, Ðức Phật đã giảng dạy vàhóa độ cho rất nhiều người thuộc nhiều thành phần, căncơ và nguồn gốc khác nhau. Tùy cơ duyên mà Ngài sử dụngnhững phương cách giảng trạch khác nhau để khai mở trítuệ cho hàng đệ tử. Có khi Ngài dùng lời dịu dàng đểkhuyên răn những người đang bị hoạn khổ. Có khi Ngài dùngcác lý luận sắc bén để thuyết phục người tài trí. Cũngcó khi Ngài dùng các ẩn dụ mạnh mẻ gây sửng sốt, đểkhích động sự tu tập quán chiếu, khai mở trí tuệ giảithoát tri kiến.

Mộtngày nọ có một nhóm các thầy Tỳ khưu từ phương xa đếnđãnh lễ Phật. Trong dịp đó, Ngài dạy rằng:

"Saukhi giết cha mẹ rồi,
Giếthai vua nọ, hết đời hiếu tranh.
Chémtên quốc khố đại thần,
Diệtluôn lãnh thổ, quan quân tùy tùng.
Ðượcrồi quốc độ mênh mông,
BậcVô Ưu sống thong dong bốn mùa."

và:

"Mẹcha đã giết, đã chôn
Vàhai vua Bà-La-Môn, chém ngành.
Ðoạnviên hổ tướng thứ năm,
BậcVô Ưu sống cõi hằng vô sinh."

Ðólà hai câu kệ số 294 và 295 ghi trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada),do Tỳ khưu Giới Ðức chuyển dịch sang Việt ngữ (Kinh LờiVàng, Nxb Thuận Hóa, 1995). Hòa thượng Minh Châu (Kinh Pháp Cú,Tiểu bộ) dịch bằng hai câu kệ năm chữ như sau:

Hãygiết cha, giết mẹ
Giếthai vua Sát-Lỵ
Giếtvương quốc quần thần
Bà-la-mônnhư vậy,
Vôưu sống thoải mái

Hãygiết cha, giết mẹ
Giếthai vua Bà-Môn
Giếthổ tướng thứ năm
Bà-La-Mônnhư vậy,
Vôưu sống thoải mái.

Hòathượng Thiện Siêu (Kinh Pháp Cú, Thiền viện Vạn Hạnh, 1995)dịch ra văn xuôi từ bản dịch Hán tự:

"Hãydiệt mẹ và cha, diệt hai vua dòng Sát-Ðế-Lợi, diệt vươngquốc luôn cả quần thần, mà hướng về Bà-La-Môn vô ưu."

"Hãydiệt mẹ và cha, diệt hai vua dòng Bà-La-Môn, diệt luôn hổtướng 'nghi' thứ năm, mà hướng về Bà-La-Môn vô ưu."

KinhPháp Cú còn được dịch sang Anh ngữ bởi nhiều tác giảkhác nhau, chẳng hạn như Hòa thượng Narada (The Dhammapada, BuddhaEducational Foundation, Taiwan, 1995) và Tỳ khưu Khantipalo (The Pathof Truth, Mahamakut Press, Bangkok, 1977). Theo bản dịch của ngàiKhantipalo:

"One'smother and father having slain
andthen two warrior kings,
arealm and its treasurer having slain,
onegoes immune, a Brahmana"

"One'smother and father having slain
andthen two learned kings,
thefifth, a tiger having slain,
onegoes immune, a Brahmana"

Thậtkhó mà hiểu rõ được ý nghĩa của các câu kệ nầy nếuchúng ta không đọc bản Chú Giải ghi chép lại trong kinh tạngPali. Theo Tỳ khưu Khantipalo và Hòa thượng Narada, ý nghĩa củacác câu kệ đó như sau:

"...Mẹ là ẩn dụ cho lòng tham ái, và cha là ẩn dụ của ngãmạn. Chính vì tham ái và ngã mạn mà ta phải tái sinh nhiềuđời, nhiều kiếp trong cõi Ta bà luân hồi này. Hai vị vua,luôn luôn thống trị tâm tư duy của chúng ta, chính là haibiên kiến của vô minh: thường kiến và đoạn kiến, thườngtạo ra nhiều tranh cãi hý luận vô ích, cần phải đượcphá bỏ. Vương quốc lãnh thổ kia chính là thân xác nầy,gồm sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) luôn luôn giaotiếp với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Vịquốc khố đại thần là để chỉ lòng tham đắm dục lạcphát sinh và chất chứa từ sáu căn đó. Sau cùng, hổ tướngthứ năm chính là con quỷ thứ năm làm cản trở sự địnhtâm, khai phát tuệ minh. Ðó là sự hoài nghi, là yếu tố thứnăm trong nhóm năm triền cái: tham dục, sân hận, hôn trầm,trạo cử, và hoài nghi. Sau khi đã đoạn diệt tất cả cácchướng ngại nầy thì hành giả mới thong dong, tự tại, điđến giải thoát giác ngộ ..."

Theolời giải thích trong Chú Giải, sau khi lãnh hội và quán triệtđược ý nghĩa thâm sâu của hai câu kệ trên, các vị Tỳkhưu ấy đắc quả A-la-hán.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 8398)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
02/10/2011(Xem: 6857)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
13/09/2011(Xem: 8122)
Thiền - dù trải qua bao thế hệ thời đại theo thời gian và không gian, với quan niệm tu tập trong mọi tôn giáo có khác nhau - cũng chỉ là phương pháp thực hành để đến đích của đạo mình, nên gọi đồng tên thiền kèm theo đạo hoặc môn phái riêng và có nhiều tên đặt không giống nhau, ngay cả trong Phật giáo cũng có nhiều loại thiền. Tổ Sư Thiền có lẽ bắt đầu từ thời Trừng Quán (738-839), Tứ tổ Hoa nghiêm tông của Phật giáo Trung Hoa, sư Khuê Phong Mật Tông (780-842).
25/07/2011(Xem: 3481)
Người học về thiền này không nghỉ, không ngưng lại, luôn luôn quán sát hơi thở ra vào thì hộ trì được ba nghiệp thân, miệng, ý, gọi là giới học và định, tuệ.
25/07/2011(Xem: 4830)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
23/07/2011(Xem: 3887)
Thiền Tiệm Ngộ là pháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
23/07/2011(Xem: 5907)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
22/07/2011(Xem: 5020)
Ngày nay, Thiền tông đang phát triển nhanh ở nước Mỹ; ở những quốc gia phương Tây khác, thiền cũng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dù có nhiều người cảm thấy thích thú đối với thiền ngay từ lúc đầu, nhưng chỉ có một số ít người theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng. Tại sao như vậy? Tại vì sự quan tâm của họ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, nhiều người đã từ bỏ sự theo đuổi đối với thiền giữa chừng. Sự quan tâm của họ chỉ đơn thuần là sự tò mò, đến rồi đi, vào rồi lại ra một cách dễ dàng như là sự thay đổi áo quần vậy. Để kiên trì theo con đường của thiền, thì ngay từ đầu cần phải biết và rèn luyện ba nhân tố cốt lõi của thiền tập.
21/07/2011(Xem: 8946)
Tuy lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng ‘nhà Chúa’ và ‘nhà Chùa’ không xa nhau và không tách biệt đối với tôi từ thưở nhỏ. Ở xóm tôi, thuộc huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Chúa chỉ cách nhà Chùa có năm phút đi bộ. Chuông công phu và chuông nhà thờ ngân vang cả vùng, gửi qua bao tầng không gian những thông điệp hòa bình và tin yêu giữa một xã hội túng bấn cả hai.
17/07/2011(Xem: 3667)
Khuôn mặt chính của tông phái tiên phong nầy là Thiên Thai Trí Khải (538-597), người đã được nhìn nhận như một triết gia vĩ đại trong những triết gia Phật giáo ở Trung Hoa, có một chỗ đứng ngang hàng với Thomas Aquinas và Al-Ghazali, là những người đã lập thành hệ thống lề lối tư tưởng và phương pháp hành trì tôn giáo trong lịch sử thế giới. (Tiến sĩ David W. Chappell – Đại học Hawaii, Manoa)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]