Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Vesak là ngày lễ quốc tế

07/02/201114:09(Xem: 9326)
7. Vesak là ngày lễ quốc tế

LÝ THUYẾTVÀ THỰC TẾ
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551

-7-

Vesaklà ngày lễ quốc tế

Trongphiên họp khoáng đại ngày 15 tháng 12 năm 1999, Hội đồngLiên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua dự thảo nghị quyết "Côngnhận quốc tế về ngày Lễ Vesak tại trụ sở Liên HiệpQuốc và các văn phòng liên hệ" (văn bản số A/54/L.59) dođại diện nước Sri Lanka đệ trình. Hội đồng quyết địnhhằng năm sẽ có các công tác bố trí thích hợp để tổchức ngày Lễ Vesak với sự cố vấn của các đại diệnquốc gia trong Hội đồng. Ngày Vesak – ngày trăng tròn trongtháng 5 dương lịch mỗi năm – là ngày thiêng liêng nhấtcủamọi Phật tử trên toàn thế giới để kỷ niệm ngày sinh,ngày thành đạo và ngày nhập diệt của Đức Phật (do đó,được gọi là ngày Đại lễ Tam Hợp, mặc dù nhiều ngườivẫn gọi là Lễ Phật Đản).

Sauđây là tóm tắt các lời phát biểu trong kỳ họp này:

ÔngJOHN DE SARAM, đại sứ Sri Lanka, giới thiệu dự thảo nghịquyết công nhận Ngày Vesak (văn bản số A/54/L.59), nói rằngHội đồng LHQ đã công nhận nhiều sự quan tâm khác nhau trongmột thế giới phức tạp, và đã chấp nhận rằng mọi ngườitrên thế giới mong mỏi Hội đồng ghi nhận sự quan tâm,lòng hy vọng và sự tín ngưỡng của họ. Trong tinh thần ấy,Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Quốc tế trông chờ LHQcó một sự công nhận quốc tế về Ngày Vesak – ngày trăngtròn trong tháng 5 dương lịch, là ngày hơn 150 triệu tín đồPhật giáo trên toàn thế giới làm lễ kỷ niệm ngày sinh,ngày thành đạo và ngày nhập diệt của Đức Phật.

Ôngkêu gọi Hội đồng LHQ công nhận ngày Vesak là ngày thiêngliêng nhất của Phật giáo, và cho phép bố trí thích hợpđể hành lễ tại trụ sở LHQ và các văn phòng của tổ chứcnày.

Ôngcũng ghi nhận rằng đại diện nước Hy Lạp, Mauritius, Na Uyvà Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng hỗ trợ bản dự thảo này.

ÔngVORAVEE WIRASAMBAN, đại sứ Thái Lan, nói rằng thông điệp phổquát về hòa bình, thiện ý và từ bi mà Đức Phật đã truyềngiảng hơn 2500 năm trước càng thêm nhiều ý nghĩa cho thờiđại ngày nay. Phật giáo luôn luôn đề cao các giải pháphòa hợp cho các cuộc xung đột, dù giữa các cá nhân hay giữacác cộng đồng. Phật giáo là đồng nghĩa với hòa bình.Thêm vào đó, sự bao dung là một trong các điểm chính yếucủa Phật giáo. Tại Thái Lan, bao dung, nhất là bao dung tôngiáo, đã được ghi nhận trong hiến pháp, và là một lốisống của người dân Thái.

Phậtgiáo đề cao đường lối trung dung, ông nói. Sống dung hòalà căn bản của mọi hành động của mọi Phật tử, mà giúpngăn chận các hành động cực đoan thường thấy xảy ra trênthế giới. Sự công nhận của quốc tế về Ngày Vesak làmột hành động cần thiết để công nhận và tôn trọng Phậtgiáo và hàng triệu Phật tử trên thế giới và tái khẳngđịnh sự quyết tâm của LHQ tuân thủ nguyên tắc tôn trọngmọi dị biệt.

BàCHRISTINE LEE, đại sứ Singapore, nói rằng công nhận Ngày Vesaklà một việc làm thích hợp để tôn trọng Đức Phật. Đâylà một trong bốn dịp lễ chính tại Singapore, nơi có mộtphần ba dân số là Phật tử.

Bàca ngợi bản dự thảo vì nó phù hợp với nghị quyết củaĐại Hội đồng LHQ về năm 2000 là Năm Quốc tế Văn hóaHòa bình và thập kỷ 2001-2010 là Thập kỷ Quốc tế về Vănhóa Hòa bình cho Thiếu nhi Toàn cầu. Đặc điểm của lờidạy của Đức Phật là về sự hòa bình và bất bạo động.Dự thảo này cũng giúp mở đường cho năm 2001 là Năm Đốithoại giữa các Nền Văn minh.

ÔngSHAIKH RAZZAQUE ALI, đại sứ Bangladesh, phát biểu rằng tạichâu Á và các nơi khác trên thế giới, rất nhiều ngườiđã cử hành Ngày Vesak như là ngày thiêng liêng nhất củaPhật giáo. Bangladesh có một lịch sử gắn bó với văn minhPhật giáo, có thành phần dân chúng theo đạo Phật rất đángkể, và cử hành lễ Vesak cũng như các lễ khác. Sự côngnhận quốc tế về ngày này là một cơ hội để áp dụngcác lời dạy quý báu của Đức Phật, để mang đến sựthông cảm, hạnh phúc và an vui cho thế giới.

ÔngOM PRADHAN, đại sứ Bhutan, nói rằng sự công nhận quốc tếvề các đóng góp của Phật giáo đã và đang cung hiến chothế giới sẽ giúp tăng trưởng sự hiểu biết và thông cảmvề tính dị biệt trong các xã hội ngày nay.

Nhữnglời dạy của Phật giáo có tính phổ quát, ông nói. Đó làlời dạy về sự chừng mực, bất bạo động, hiện hữuhòa bình và bao dung. Đó là lời dạy về bảo tồn các nguồnlực và môi trường thiên nhiên, tôn trọng sự sống củamọi loài. Có rất nhiều nguyên tắc của Phật giáo tươngđồng với các tôn giáo lớn khác, và cũng tương hợp vớicác nguyên tắc căn bản của LHQ.

ÔngJUAN LUIS FLORES, đại sứ Tây Ban Nha, phát biểu rằng nướcông là một thành viên hỗ trợ dự thảo nghị quyết, vàtin rằng LHQ là một nghị trường để các tôn giáo và cácnền văn hóa lớn gặp gỡ và trao đổi ý kiến. Công nhậnNgày Vesak là để ghi nhận các đóng góp của những tôn giáovà văn hóa khác nhau cho sự bao dung và thông cảm lẫn nhaucủa mọi người trên thế giới.

ÔngU WIN MRA, đại sứ Miến Điện, nói rằng LHQ kêu gọi mọiquốc gia thực hành bao dung và chung sống hòa bình. Điều đócũng nằm trong lời dạy của Đức Phật, đã được hằngtriệu người tuân theo. Đạo Phật, cũng như các tôn giáolớn khác, đã có nhiều đóng góp đáng kể để duy trì hòabình, và đây là một điều thích hợp để LHQ tạo ra mộtcơ hội tốt giúp mọi Phật tử giới thiệu ngày thiêng liêngcủa họ đến cộng đồng quốc tế. Ngày Vesak là ngày lễthiêng liêng của Miến Điện, nơi có 90 phần trăm dân sốtheo đạo Phật. Để kỷ niệm ngày này, dân chúng thườngcử hành lễ tưới cây Bồ đề, là nơi Đức Phật thànhđạo.

ÔngNARENDRA BIKRAM SHAH, đại sứ Nepal, phát biểu rằng tinh hoa củađạo Phật là cho con người, hòa bình, từ bi, thông cảm,bất bạo động, sự bình đẳng giữa mọi người, và kínhtrọng các tín ngưỡng tôn giáo khác.

Lâm-tỳ-ni(Lumbini), nơi Đức Phật đản sinh, ngày nay là một Di sảnQuốc tế. LHQ đã từng hỗ trợ để bảo tồn và phát triểnnơi đó. Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Quốc tế đãđược tổ chức tại Lâm-tỳ-ni vào năm trước, và đã côngbố đây là nơi cội nguồn của hòa bình. Ngày Vaishakh Purnima(theo tiếng Nepal) hay là Ngày Vesak – còn được gọi là NgàyLâm-tỳ-ni – đã được công nhận tại Nepal như là mộtngày lễ quốc gia, một ngày chính thức của tinh thần bấtbạo động.

ÔngINAM-UL-HAQUE, đại sứ Pakistan, nói rằng miền tây bắc củađất nước ông là quê hương của nền văn minh Phật giáoGandhara, phát triển vào thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Đâylà thời kỳ của nghệ thuật Gandhara, là một kết nối củanghệ thuật Hy Lạp - La Mã với truyền thống Phật giáo. Sựđóng góp của Phật giáo vào văn hóa, nghệ thuật và vănminh của dân chúng Nam Á và các nơi khác rất quan trọng. Thôngđiệp về hòa bình, từ bi và chân lý của Đức Phật đãđược chia sẻ trong các tôn giáo và tín ngưỡng khác. Côngnhận của LHQ về Ngày Vesak là một ghi nhận thích đáng vềsự đóng góp của Phật giáo cho sự phát triển tâm linh củanhân loại.

ÔngKAMALESH SHARMA, đại sứ Ấn Độ, nói rằng tác động lớnlao của Phật giáo vào các giá trị của thế giới về tâmlinh, luân lý và đạo đức rất xứng đáng để Hội đồngLHQ công nhận và tôn vinh Ngày Vesak. Cốt lõi của các lờidạy của Đức Phật đã tác động lên đời sống của hàngtriệu người trên thế giới, với hy vọng và giải thoát.Quốc gia của ông sẽ tham gia tích cực vào ngày lễ này tạiLHQ.

Sauđó, đại sứ các nước Lesotho, Nicaragua và Hoa Kỳ cùng quyếtđịnh tham gia hỗ trợ dự thảo nghị quyết này. Tiếp theo,nghị quyết được Hội đồng LHQ chấp thuận thông qua, ngày15 tháng 12 năm 1999.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2010(Xem: 13924)
Thật là một ích lợi lớn khi có thể đối diện với cuộc sống bằng một tâm thức tích cực và khá quân bình. Chúng ta hoàn toàn có lợi khi quen với một tâm thái đúng đắn, nhưng thói quen nhường bước cho những xúc động xung đột như giận dữ dựng lên những chướng ngại có tầm cỡ. Tuy nhiên, có thể vượt khỏi chúng. Chúng ta đạt đến đó bằng cách chánh niệm nhận ra mỗi một phiền não này ngay khi chúng biểu lộ và chữa lành nó tức thì. Khi người ta nắm lấy mọi cơ hội để thực tập như vậy, những phiền não thôi ngự trị chúng ta trong vòng vài năm. Về lâu về dài, ngay người dễ nổi giận nhất cũng đạt được sự gìn giữ tính bình thản.
11/10/2010(Xem: 4987)
Tinh Yếu Lâm Tế Lục bình giảng
11/10/2010(Xem: 9213)
Ngày nay người ta đi hàng trăm ngàn dặm để được trông thấy các thiền sư, trực tiếp gặp họ để tham vấn. Nhưng rất ít người có dịp để đặt câu hỏi: tôi phải làm sao với những nỗi giận dữ, ghen tuông, thù ghét, sợ hãi, buồn sầu, tham vọng, si mê trong tôi - tất cả những rắc rối thường xâm chiếm tâm tư con người? Tôi phải cư xử với công việc, cha mẹ, con cái, vợ hoặc chồng, tôi tớ, xếp của tôi như thế nào, tất cả những tương giao làm nên đời sống ấy? Thiền có cách nào giúp tôi không?
08/10/2010(Xem: 14929)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
30/09/2010(Xem: 4690)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
29/09/2010(Xem: 7409)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp môn có mục đích và phương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
28/09/2010(Xem: 5562)
Theo Thiền sư Tôn Mật, đời Đường, thì có thể phân chia Thiền làm 5 loại, trong đó có 3 loại thực sự theo đúng đường lối tu hành của đạo Phật là : Thiền Nguyên thủy (Tiểu thừa ), Thiền Đại thừa, và Thiền Như Lai tối thượng. Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí" (trích: Đại thừa Phật giáo Tư tưởng luận).
28/09/2010(Xem: 7306)
Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn.
23/09/2010(Xem: 15538)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cực và tích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực và phát triển, tăng trưởng điều tích cực. Những giáo lý trong quyển sách này là để chuyển hóa tâm thức; chỉ đọc hay nghe mỗi một đoạn thôi cũng có thể đem lại lợi lạc to lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]