Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Bốn mươi lăm năm hoằng pháp của Ðức Phật

07/02/201114:09(Xem: 9734)
2. Bốn mươi lăm năm hoằng pháp của Ðức Phật

LÝ THUYẾTVÀ THỰC TẾ
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551

-2-

Bốnmươi lăm năm hoằng pháp của Ðức Phật

Nămđầu tiên (528 TCN): Sau khi thành đạo vào đêm rằm tháng Vesakha(tức tháng Tư âm lịch), Đức Phật đến ngụ tại khu vườnnai (Lộc uyển), vùng Chư thiên đọa xứ (Isipatana) tức Sa-nặc(Sarnath) ngày nay, gần thành Ba-na-lại (Benares). Tại đó, Ngàigiảng bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, hóa độ nămanh em đạo sĩ Kiều-trần-như (Kodañña) và cư sĩ Da-xá (Yasa).

Nămthứ 2-4 (527-525 TCN): Ngụ tại thành Vương-xá (Rajagaha), kinhđô của xứ Ma-kiệt-đà (Magadha). Ngài cảm hóa vua Bình-sa(Bimbisara). Vua cúng dường khu rừng Trúc Lâm (Veluvana), ngoàicửa Bắc của thành Vương-xá, làm nơi trú ngụ của ÐứcPhật và chư Tăng. Ngài thường đến núi Linh Thứu (Gijjhakuta)để giảng đạo.Trong thời gian nầy, Ngài hóa độ Xá-lợi-phất,Mục-kiền-liên, y sĩ Kỳ-bạt (Jivaka) và trưởng giả Tu-đạtCấp Cô Độc (Sudatta Anathapindika). Y sĩ Kỳ-bạt cúng dườngkhu vườn xoài làm tinh xá, và trưởng giả Cấp Cô Độc cúngdường tinh xá Kỳ Viên (Jetavana). Ngài trở về thăm phụ vươngTịnh Phạn (Suddhodana), và nhận hoàng tử La-hầu-la (Rahula)vào hàng sa di.

Nămthứ 5 (524 TCN): Ngụ tại Vệ-xá-li (Vesali), thủ đô của xứLicchavi, và tại thành Vương-xá. Tại thành Vệ-xá-li, ĐứcPhật cứu độ dân chúng đang bị nạn hạn hán và bệnh dịchtả hoành hành. Vua Tịnh Phạn qua đời trong năm này. ÐứcPhật thành lập giáo đoàn Tỳ khưu ni theo lời thỉnh cầucủa bà di mẫu Maha Pajapati Gotami (Kiều-đàm-di).

Nămthứ 6 (523 TCN): Ngụ tại đồi Mankula, thành Kiều-thượng-di(Kosambi), xứ Vamsa, Ngài thu phục và giáo hóa các người ngoạiđạo.

Nămthứ 7 (522 TCN): Theo Chú giải bộ Pháp Tụ và Chú giải kinhPháp Cú (kệ 181), trong mùa hạ năm này, Đức Phật trú tạicõi trời Ðao-lợi (Tavatimsa). Ngài dạy Thắng Pháp (Abhidhamma,Vi diệu pháp) cho chư thiên và mẫu hậu Ma-da (Maha Maya). Mỗingày, Ngài trở về cõi người, tại thành Sankassa, tóm tắtlại cho tôn giả Xá-lợi-phất để tôn giả khai triển vàgiảng rộng ra cho hàng đệ tử.

Nămthứ 8 (521 TCN): Ngụ tại rừng Bhesakala, núi Cá Sấu (Sumsumaragiri),xứ Vamsa, Ngài giảng pháp cho bộ tộc Bhagga.

Nămthứ 9 (520 TCN): Ngụ tại thành Kiều-thượng-di. Nhân khi bịbà thứ hậu Magandhiya của vua Udena oán ghét và bêu xấu, ÐứcPhật dạy tôn giả A-nan (Ananda) về hạnh kham nhẫn.

Nămthứ 10 (519 TCN): Ngụ tại rừng Parileyya gần thành Kiều-thượng-di.Không khuyên giải được các xung đột và tranh cãi giữa hainhóm tu sĩ, Ðức Phật bỏ vào rừng sống độc cư trong suốt3 tháng hạ, và hóa độ được một voi chúa và một chú khỉ.Hai con thú nầy đã giúp đỡ Ngài trong các công việc hằngngày.

Nămthứ 11 (518 TCN): Ngụ tại làng Ekanala, phía nam thành Vương-xá,Ngài hóa độ vị điền chủ Kasibharadvaja.

Nămthứ 12 (517 TCN): Ngụ tại Veranja, phía nam thành Xá-vệ, ÐứcPhật dạy tôn giả Xá-lợi-phất rằng Ngài sẽ thiết chếgiới luật vì có hoen ố phát sinh trong hàng Tăng chúng. Nếukhông như thế, Giáo Pháp sẽ không tồn tại lâu dài.

Nămthứ 13 (516 TCN): Ngụ tại núi đá Caliya.

Nămthứ 14 (515 TCN): Ngụ tại tinh xá Kỳ-viên, thành Xá-vệ (Savatthi).Tôn giả La-hầu-la tròn 20 tuổi và thọ Cụ túc giới, trởthành một vị Tỳ khưu. Đức Phật hóa độ bà Tỳ-xá-khư(Visakha), về sau là vị nữ thí chủ bậc nhất trong hàng đệtử cư sĩ.

Nămthứ 15 (514 TCN): Ngụ tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) củabộ tộc Thích-ca. Vua Thiện Giác (Suppabhuddha), cha của côngchúa Da-du-đà-la (Yosodhara), băng hà.

Nămthứ 16 (513 TCN): Ngụ tại vùng Alavi, phía bắc thành Ba-na-lại.Ngài hàng phục quỷ ăn thịt người Alavaka, sau đó, quỷ xinquy y Tam Bảo và nguyện hộ trì Chánh Pháp.

Nămthứ 17 (512 TCN): Ngụ tại tinh xá Trúc Lâm, thành Vương-xá.

Nămthứ 18 và 19 (511-510 TCN): Ngụ tại núi đá Caliya.

Nămthứ 20 (509 TCN): Ngụ tại tinh xá Trúc Lâm, thành Vương-xá.Vào một buổi sáng, trên đường đi khất thực, Ngài hóađộ tướng cướp Vô Não (Angulimala). Ðức Phật bị ngoạiđạo vu cáo là đã mưu sát bà Sundari.

Nămthứ 21 (508 TCN): Ngụ tại tinh xá Trúc Lâm, thành Vương-xá.Tôn giả A-nan (Ananda) chính thức nhận lời làm thị giả hầucận Ðức Phật.

Nămthứ 22-44 (507-485 TCN): Trong thời gian 23 năm này, Đức Phậtthường ngụ tại tinh xá Kỳ-viên. Ngài cũng đến ngụ tạitinh xá Ðông viên (Pubbarama), phía đông thành Xá-vệ, do bàTỳ-xá-khư cúng dường. Hai vị đại trưởng lão Xá-lợi-phấtvà Mục-kiền-liên lần lượt tịch diệt vào năm 485 TCN.

Nămthứ 45 (484 TCN): Ngụ tại làng Beluva, phía nam thành Vệ-xá-li,Ngài trải qua một cơn bệnh rất trầm trọng. Sau khi bìnhphục, vào buổi trưa ngày rằm tháng Magha (tháng Giêng âm lịch),tại điện thờ Capala, Ngài tuyên bố sẽ nhập diệt sau 3tháng. Đức Phật tiếp tục du hành qua các làng khác và nhậpdiệt tại làng Kusinara của bộ tộc Malla, vào đêm trăng rằmtháng Vesakha (tương đương với tháng Tư âm lịch).

*

Ghichú:

1)TCN: Trước Công Nguyên (Tây Lịch)

2)Tham khảo:

-Ðức Phật và Phật Pháp (The Buddha and his Teachings), Hòa thượngNarada, Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1970.
-Ðức Phật Lịch sử (The Historical Buddha), H.W. Schumann, TrầnPhương Lan dịch Việt, 1997.

-Tuần báo Giác Ngộ, số 67, ngày 12-07-1997.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2012(Xem: 9461)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
18/06/2012(Xem: 13195)
Từ thời Phật giáo Nguyên Thủy đến Phật giáo Phát Triển cho tới ngày nay, đạo Phật luôn lấy Tâm làm gốc mà tu hành. Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánh là giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
18/06/2012(Xem: 9409)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
02/05/2012(Xem: 5665)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
17/04/2012(Xem: 5929)
Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được tiếng nước người, thích ứng được vào cuộc sống nước người, và đi lại bình thường như một người bình thường trên đất nước người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, vẫn có một cái gì đó không bình thường, một thứ tiếng gì đó không vỡ nghĩa, một nỗi đau nào đó không rõ tên, như những đợt sóng ngầm, bất kỳ lúc nào, có thể bất thần dâng lên như mưa lũ gió cuồng, xô tôi vào thế giới của hụt hẫng và mộng mị.
13/04/2012(Xem: 11688)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
15/03/2012(Xem: 21486)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
04/03/2012(Xem: 7596)
Khi chúng ta đã quán chiếu thông khắp những bước trước, nhận ra tất cả chúng sinh như những thân hữu hay người nuôi dưỡng qua sự tương tục của những kiếp sống và đánh giá đúng những sự ân cần có chủ tâm và vô tư, chúng ta sẽ thật sự thấy rằng chúng ta phải đáp lại sự ân cần tử tế của họ. Nhưng chúng ta hổ trợ họ như thế nào? Bất kể loại phồn vinh nào chúng ta có thể đem lại cho họ trong vòng xoay sinh, già, bệnh, và chết, nó sẽ chỉ là tạm thời và nông cạn.
03/03/2012(Xem: 5176)
Khi quán xét tâm và thân hầu như không có sự can thiệp nào của tưởng (suy nghĩ). Và chúng ta có hai mức độ để quán xét. Mức độ thứ nhất là dùng tư tưởng và lý trí để nhìn sự vật, với cách này bạn chỉ cảm nhận hời hợt bên trên mặt của sự trải nghiệm...
21/02/2012(Xem: 11155)
Các chính quyền bây giờ sử dụng những kỷ thuật phức tạp để truy tầm các kẻ có thể gây ra rắc rối, nhưng những kẻ khủng bố vẫn tiếp diễn. Bất kể kỷ thuật là phức tạp như thế nào, phía đối kháng vẫn đáp ứng được. Sự phòng vệ hiệu quả chỉ có thể là bên trong. Điều này có thể nghe như ngu ngơ, nhưng phương thức duy nhất để chấm dứt khủng bố là lòng vị tha. Vị tha có nghĩa là có một sự quan tâm căn bản đến người khác và hiểu rõ giá trị của người khác, là điều đến từ việc nhận ra lòng ân cần tử tế của họ đối với chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]