Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Ba bài pháp về Thiền Quán

02/02/201111:04(Xem: 11638)
19. Ba bài pháp về Thiền Quán

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

Babài pháp về Thiền Quán

ThiềnSư Mahasi Sayadaw

Dướiđây là ba bài pháp ngắn do Ngài Thiền Sư Mahasi Sayadaw giảngcho các cư sĩ Phật tử tại vương quốc Nepal trong dịp Ngàisang dự lễ đặt viên đá đầu tiên tại công trường LâmTì Ni vào tháng 11 năm 1980.
1.Giáo pháp của Ðức Phật
"ÐứcPhật thị hiện trên đời vì hạnh phúc của chư thiên vànhân loại" (Sutta Nipata - Kinh Tập)
Có nhiềuchu kỳ thế giới mà trong đó Ðức Phật chỉ xuất hiệntrong một vài tăng-kỳ (kappa). Trong những tăng kỳ màÐức Phật xuất hiện, có khi có hai, ba hay bốn Ðức Phậtxuất hiện trong cùng một tăng kỳ, mà cũng có tăng kỳ chỉcó một Ðức Phật. Trong tăng-kỳ hiện tại, chỉ có tốiđa là năm Ðức Phật xuất hiện. Trong đó, Ðức Phật DiLặc chỉ xuất hiện sau nhiều triệu năm khi Giáo Pháp hiệnnay của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni biến mất. Các lời dạycủa chư Phật đã xuất hiện từ trước trên thế gian nàycũng biến mất sau hằng trăm ngàn năm hoặc hằng vạn năm,sau khi chư Phật nhập Bát Niết-bàn. Thời gian mà Giáo Pháplưu hành trên thế gian thay đổi theo từng thời kỳ, và cónhững thời kỳ đen tối không có một Giáo Pháp nào cả.Theo các Chú giải, Giáo Pháp hiện nay của Ðức Phật ThíchCa chỉ kéo dài khoảng 5000 năm trước khi biến mất khỏithế gian. Bây giờ là 2524 năm (1980 CN) sau khi Ðức Phật nhậpNiết Bàn. Số người trên thế gian này vốn thông hiểu, chấpnhận và tôn kính Giáo Pháp chân chính ngày càng giảm thiểu.Và chỉ còn khoảng 2500 năm nữa là Giáo Pháp sẽ biến mất.

ÐứcPhậtThích Ca Mâu Ni xuất hiện trên địa cầu 25 thế kỷtrước. Trước Ngài, qua nhiều triệu năm, không ai có cơ hộiđể nghe lời dạy chân chính của Phật, để thông hiểu vàhành trì. Con người trong các thời đại đen tối đó là nhữngchúng sinh không có phước duyên; và vì không được nghe vàhành theo Chân Pháp, có rất ít người được tái sinh vàocác cõi an nhàn và cao thượng.

NghePháp và hành theo Pháp

Vớisự thị hiện của Ðức Phật, Chánh Pháp được giảng rộng.Do nghe lời dạy nầy, nhiều người trong thời kỳ Ðức Phậtcòn tại thế đã hành trì theo, làm các nghiệp lành như Bốthí (Dana)và giữ gìn Giới hạnh (Sila), và nhờđó, họ được tái sinh vào các cõi trời. Rất nhiều ngườikhác đã giác ngộ, đắc quả A-la-hán, và chứng Niết-bàn.Có lẽ là trong thời đó, đa số những người đã đượctái sinh vào các cảnh an nhàn hoặc chứng Niết-bàn là nhữngdân cư của xứ Nepal và Ấn Ðộ, bởi vì Bồ-tát Thái tửSĩ-đạt-ta đã sinh ra trong xứ Nepal, hành trì Chánh Pháp vàthành đạo tại xứ Ấn Ðộ. Ngài đã hoằng dương ChánhPháp trong suốt 45 năm tại các vùng đó. Dân cư tại hai quốcgia nầy đã có dịp được nghe và hành trì theo lời dạycủa Ngài. Vì thế, trong thời kỳ đó, có rất nhiều ngườihoặc là được tái sinh vào các cõi trời an nhàn, hoặc đắccác quả Thánh, hoặc chứng đạt Niết-bàn, hoàn toàn giảithoát khỏi các hoạn khổ.

Bâygiờ chúng ta cũng cần phải hành trì theo Chánh Pháp

Mặcdù giờ đây Ðức Phật không còn tại thế, chúng ta vẫnlà những người may mắn vì chúng ta vẫn có đủ điều kiệnđể được nghe và học các lời giáo huấn chân chính củaNgài. Vì thế, chúng ta phải thành kính hành trì theo Giáo Phápchân chính nầy. Các lời giáo huấn chân chính đó là gì?

ChánhPháp của Ðức Phật

ChánhPháp của Ðức Phật có thể được tóm tắt qua câu kệ sauđây:

Khônglàm các điều ác
Gắnglàm các điều lành

Luôngiữ tâm trong sạch

Ðólà lời dạy của chư Phật.

-(Kinh Pháp Cú, và Trường Bộ)
Thânnghiệp(Kaya-kamma)

Cáchànhđộng bất thiện là (1) sát hại chúng sinh, (2) lấy củakhông cho, hay trộm cắp, và (3) tà dâm. Ba việc này là cáchành động bất thiện cần phải luôn tránh.

Khẩunghiệp (Vaci-kamma)

Kếđó, bốn ác nghiệp về lời nói là (1) nói dối để làmhại người khác, (2) nói đâm thọc để tạo mối bất hòa,(3) nói lời thô lỗ, hung dữ, và (4) nói về những sự hưngụy như là chân lý - liên quan đến sự truyền giảng cáctà thuyết. Bốn loại ngôn từ nầy là các khẩu nghiệp bấtthiện, cần phải tránh.

Tàmạng (Miccha-jiva)

Cầnphải tránh các hành động và lời nói hư ngụy để tạotư lợi bất chính, vì đó là cách sinh sống không thiện lành.Lúc nào cũng phải tuân giữ năm điều giới hạnh để hànhtrì theo lời Phật dạy là tránh làm các điều ác, và cómột đời sống thanh cao, trong sạch.

Thiệnnghiệp (Kusala kamma)

Mộtcách ngắn gọn, thiện nghiệp bao gồm ba yếu tố là Bố thí(Dana),Giới hạnh (Sila), và Tu tâm(Bhavana). Trong các yếutố nầy, người Phật tử lúc nào cũng phải có một lòngrộng lượng, chia xẻ. Người Phật tử lúc nào cũng có lòngbố thí, sẵn sàng chia xẻ cho người khác những gì mà họcó được, và vì thế, họ được người khác ngợi khen,thương kính. Người nhận của bố thí sẽ có lòng kính mếnngười làm chuyện bố thí, và họ sẵn sàng hợp tác, giúpđỡ khi hữu sự. Người có lòng quảng đại sẽ tạo nhiềuphước báu, và sẽ được tái sinh trong các cõi thiện lành,thanh cao.

Giớithiện (Sila kusala)

Giới(Sila)có nghĩa là xin nương tựa nơi Tam Bảo Phật-Pháp-Tăng vàtuân giữ các điều đạo đức như Ngũ Giới hoặc Bát Giới.Ðể trở thành Phật tử, chúng ta phát nguyện có lòng thànhtín và quy y Tam Bảo và tuân giữ năm giới hoặc tám giới- thường gọi là "Tam Quy, Ngũ Giới" cho các Phật tử tạigia. Tuân hành theo như thế, chúng ta sẽ có được một sựbảo đảm là trong các kiếp sau, chúng ta sẽ không rơi vàocác khổ cảnh như các cõi địa ngục, cầm thú, ngạ quỷhoặc a-tu-la. Thay vào đó, Phật tử chân chính sẽ có nhiềuphước duyên để tái sinh làm người hoặc trong các cõi trờian nhàn để có nhiều dịp tiến tu.

Tuthiện(Bhavana kusala)

Ðâylà cách tạo phước cao thượng hơn, qua sự tu lọc tâm trí.Trong Ðạo Phật, tu lọc tâm được thực hiện qua pháp hànhthiền: hành thiền An chỉ (samatha bhavana)và hành thiềnMinh quán (vipassana bhavana). Có một cách nữa thườngđược gọi là Thánh Ðạo Tu Tập (ariya magga bhavana),tu tâm để đi vào con đường Thánh siêu thế. Thiền An chỉgồm có 40 đề mục: mười đề mục biến xứ (kasina),mười đề mục bất tịnh (asubha), mười đề mục quántưởng(anussati), và mười đề mục khác.

NiệmPhật(Buddhanussati)

Trongcác đề mục hành thiền, Niệm Phật là phương cách quántưởng và tôn kính các đức tính cao quí của Ðức Phật,bậc Ứng Cúng - nghĩa là xứng đáng để được sự tôn kínhvà cúng dường của chư thiên và nhân loại. Hành trì qua phươngcách nầy là như thế nào? Ðó là suy niệm và quán tưởngrằng Ðức Phật là một đấng cao quí có đầy đủ các phẩmchất thanh cao của Giới hạnh, Thiền định, và Trí tuệ.Khi ta thành tâm tôn kính Ngài, ta sẽ có nhiều phước duyênđể được tái sinh vào nhàn cảnh. Ta quán suy về danh hiệuỨng Cúng của một bậc giác ngộ. Một đức tính của Ngàilà Ngài đã tự mình thực chứng được Bốn Sự Thật CaoDiệu (Tứ Diệu Ðế), và đó là một đức tính mà chỉ cóPhật mới có được, và ta quí kính Ngài, bậc Chánh ÐẳngGiác (Samma Sambuddha).

Chínhvì Ngài có một trí tuệ siêu việt và có lòng Từ mẫn vôlượng để giảng dạy cho chúng sinh, chỉ cho họ con đườngthoát khỏi cõi Ta-bà hoạn khổ, Ngài có đầy đủ phẩm hạnhcủa một vị Phật, bậc Thế Tôn. Ðiều nầy cần phải đượcquán tưởng.

Hànhtrì pháp niệm ân đức Phật (Buddhanussati bhavana)cũngđược thực hiện bằng cách quán tưởng các phẩm hạnh kháccủa Ngài. Ðối với người con Phật, mỗi khi họ quy ngưỡngvà quí kính Ngài, họ thực hành pháp Niệm Phật.

NiệmPháp (Dhammanussati)

Tiếptheo, các lời dạy của Ðức Phật - Giáo Pháp - là kết quảcủa sự tu tập, hành trì và kinh nghiệm của chính Ngài, vàNgài đã truyền lại một cách đúng đắn, có lợi ích chocác đệ tử. Nếu những lời dạy đó được hành trì đúngđắn và quí kính, chúng sẽ giúp ta phát triển các trí tuệminh sát kỳ diệu. Mỗi khi ta quán tưởng đến các ích lợikỳ diệu về Giáo Pháp của Ðức Phật và đặt trọn niềmtin của ta vào đó, ta dưỡng nuôi các nghiệp thiện lành trongdạng Niệm Pháp.

NiệmTăng(Sanghanussati)

Taquán tưởng đến phẩm hạnh cao quí đang được hành trìbởi các vị đệ tử tu sĩ của Ngài, của các vị đệ tửđã đạt đạo quả Thánh, là phương cách quán niệm ân đứcTăng Bảo.

Quánlòng Từ (Metta Bhavana)

Khingay chính ta có ước nguyện muốn thoát cảnh hoạn khổ, ngườikhác cũng có ước nguyện tương tự như thế. Vì vậy, Từbi quán là thành tâm nguyện cầu hạnh phúc và an lành cho từngchúng sinh và tất cả mọi loài trong sáu cõi luân hồi.

Thựchành đề mục Niệm Phật và Quán Từ Bi càng nhiều càng tốt,thường xuyên mỗi ngày, là hành trì theo lời dạy của ÐứcPhật dành cho hàng cư sĩ tại gia, để tạo nhiều phướclành cao đẹp.

Minhquán thiện (Vipassana kusala)

Ðâylà phương cách tạo phước lành qua con đường quán niệmliên tục về đặc tính Vô thường, Bất toại nguyện, vàVô ngã của đời sống, qua các hiện tượng tâm-vật-lý củamỗi người chúng ta, ngay trong chính mình và ở người khác.Ðây là đường lối hành thiền theo cách tu tập của ÐứcPhật để thực chứng trực tiếp tính chất phù du, tạm bợ(sinh rồi diệt) của hệ thống thân-tâm và sự chấp thủvào đó - thường được gọi là Ngũ uẩn thủ (upadanakkhanda).Khi phước báu nầy được chín muồi, thiện duyên về huântu Thánh đạo (ariyam maggabhavana kusala)sẽ trổ ra vàgiúp ta thực chứng Niết-bàn.

Thanhlọc Tâm

Vềlời dạy "Luôn giữ tâm trong sạch"có nghĩa làsau khi thực chứng Niết-bàn qua bốn Thánh Ðạo (Ariya Maggas),Ðức Phật tiếp tục phát triển tâm qua bốn Thánh Quả(Ariya Phalas). Ðây là tiến trình thanh lọc tâm qua sự khởihiện các chập tâm Thánh Quả (Ariya Phala Cittas).

Tutập để đưa đến hạnh phúc

Ðếnđây, Sư đã trình bày tóm lược về phương cách thành kínhhành trì lời Phật dạy. Hành trì như thế, ta sẽ có đượchạnh phúc mà ta hằng tìm cầu. Ðó là cách để đưa đếncác cõi an nhàn của loài người và chư thiên với các hạnhphúc rộng lớn; và thanh cao tốt đẹp hơn nữa, sẽ đưa đếnchứng đạt Niết-bàn, chấm dứt hoạn khổ, với hạnh phúcvĩnh hằng.

Ðócũng là cách mà chúng ta giúp duy trì và bảo tồn Giáo Phápcủa Ðức Phật, tạo niềm vui hạnh phúc cho người khác tươngtự như của chính chúng ta.

Cầumong quí vị hành trì tốt đẹp như đã trình bày, đạt đượcniềm hạnh phúc mà quí vị thường mong ước, và nhanh chóngchứng đạt được hạnh phúc tối hậu của Niết-bàn.

Thựctập thiền quán trong ba phút

Bâygiờ, Sư sẽ hướng dẫn quí vị để thử thực hành ThiềnQuán Vipassana trong vài ba phút.

ThiềnQuán là pháp hành ghi nhận sự phát khởi và diệt tận củacác hiện tượng tâm-vật-lý để giúp chúng ta nhận thứcrõ bản chất thật sự của chúng. Mỗi khi ta nhìn, nghe, nếm,ngửi, chạm xúc hoặc nhận biết, các hiện tượng nầy liêntục hiện ra rồi mất đi. Ðiều quan trọng là phải ghi nhậnchúng và nhận thức về chúng mỗi khi chúng hiện ra. Tuy nhiên,trong lúc ban đầu, ta không thể nào ghi nhận tất cả nhữnggì ta nhìn, nghe, ngửi, nếm, chạm, hoặc biết. Vì thế, tacần phải giới hạn tập trung vào một ít hiện tượng thôi.

Mỗikhi ta thở vào và thở ra, bụng chúng ta di chuyển theo dạngphồng rồi xẹp rất rõ ràng, dễ theo dõi. Ðây là biểu hiệncủa một yếu tố chuyển động mà ta thường gọi là Gió(Vayodhatu, phong đại)- một trong bốn yếu tố chính: đất,nước, lửa, gió - và là một đối tượng dễ quan sát, ghinhận. Bây giờ, chúng ta hãy thử thực tập trong ba phút, saukhi ta có một thế ngồi vững vàng...

Trongthời gian nầy, ta không cần phải nhìn gì cả, do đó, chúngta nên nhắm mắt lại. Hãy chú tâm vào bụng... Khi bụng phồnglên, ghi nhận là "phồng". Khi bụng xẹp xuống, ghi nhận là"xẹp". Không cần phải tự nói thầm là "phồng" và "xẹp".Chỉ ghi nhận điều đó trong tâm, một cách tỉnh thức...

Nếutâm phóng đi nơi khác, hãy ghi nhận sự phóng tâm như thế,ghi nhận "phóng tâm". Rồi trở về đề mục chính là sựphồng-xẹp của bụng. Nếu cảm thấy mệt mỏi hay đau đớn,chỉ ghi nhận hai hay ba lần: "đau, đau, đau", rồi đem tâmtrở về đề mục ghi nhận sự chuyển động của bụng. Nếucó nghe một âm thanh nào đó, chỉ ghi nhận hai hay ba lần:"nghe, nghe, nghe", rồi chú tâm trở lại vào sự phồng-xẹpcủa bụng... Hãy cố gắng tiếp tục như thế trong một thờigian ngắn là ba phút...

Kếtluận

Bâygiờ ba phút đã trôi qua... Trong mỗi phút, ta có thể ghi nhận50 hoặc 60 chuyển động. Trong ba phút, ta có thể ghi nhậnđược 150 đến 180 lần. Tất cả các hành động ghi nhậnnhư thế là phương cách tu tập Minh Quán Thiện (VipassanaKusala)theo đúng lời dạy của Ðức Phật. Khi định lực(samadhi)được phát triển theo công phu tu tập, ta sẽ nhậnbiết được Tâm và Thân, hay Danh và Sắc, một cách phân minhvà nhận thức được mối tương duyên của chúng. Ta sẽ tựthực chứng được sự sinh-diệt của chúng, nghĩa là trựcnhận được đặc tính Vô thường(anicca)của chúng.Trong tiến trình tu tập như thế, dần dần ta sẽ phát triểnđược tuệ minh sát, và cuối cùng sẽ thành tựu được sựthực chứng Niết-bàn với tuệ tri về Ðạo và Quả.

Sưcầu mong quí vị tinh tấn hành thiền quán để sớm thựcchứng Niết-bàn.

Lànhthay! Lành thay! Lành thay!

-ooOoo-

2.Pháp hành thiền của Ðức Phật

Saukhi thực hành và thực chứng Chánh Pháp, Ðức Phật truyềngiảng Giáo Pháp cho chúng sinh để mọi người có thể tựmình hành trì và thực chứng Chánh Pháp như Ngài, trong khảnăng của họ. (Trường Bộ)
GiáoPháp của Ðức Phật không phải để thảo luận lý thuyếtsuông. Ngài đã tự hành trì theo đó, đã thấm nhập ChânLý, rồi truyền giảng cho mọi người. Cho nên, chúng sinh nàocó khả năng tư duy, đều cần phải hành trì theo đó mộtcách thành kính và nghiêm túc.

ÐứcPhậthành trì và giảng dạy như thế nào? Trước khi ThànhÐạo, ngài Bồ-tát qua trí tuệ siêu việt đã nhận thứcđược rằng tất cả chúng sinh, kể cả Ngài, đều phảitái sinh luân hồi triền miên vì nghiệp quả và lòng tham thủ.Vị Bồ-tát qua đôi mắt thần đã thấy chúng sinh sau khi chết,tái sinh vào những nơi theo nghiệp quả của họ.

Mỗilần chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm xúc và nhận biết,khởi sinh lòng tham đắm và chấp thủ vào các hiện tượngvật lý và tâm lý. Vì có lòng tham thủ nầy mà có sự hiệnsinh, và vì có hiện sinh nên mới có già lão, bệnh hoạn,tử diệt, và cứ thế tiếp diễn mãi mãi... Tuy nhiên, khita thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm xúc và nhận biết điều gì,nếu ta ghi nhận được bản chất sinh-diệt của chúng, thìngay lúc ấy, không còn có lòng tham đắm và chấp thủ khởira, và từ đó, sẽ không còn có tái sinh, già lão, bệnh hoạn,tử diệt, v.v... Như thế, sẽ dập tắt được đám lửa phiềnnão, hoạn khổ.

NgàiBồ-tát sau khi nhận chân được như thế, gia công tinh tấnhành trì thiền quán về bản chất sinh-diệt của năm nhómchấp thủ. Và phương cách mà Ngài đã hành trì để đạtđược sự Giác Ngộ Viên Dung sẽ được trình bày sau đây.

Phươngpháp Thiền Quán (Vipassana)

NgàiBồ-tát sau khi suy niệm về diễn trình sinh-diệt của phiềnnão, hành trì thiền quán về sự sinh khởi và tàn diệt củacác hiện tượng tâm-vật-lý. Khi thiền quán như thế, tâmNgài trở nên xả ly hoàn toàn, và Ngài đạt được giảithoát khỏi các lậu hoặc, thành đạt Ðạo-Quả Tuệ, trởthành bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác. (Trường Bộ)
Trênđây là một đoạn văn trích từ kinh điển Pali để cho thấyrằng chư Phật, từ Phật Tỳ-bà-thi đến Phật Cồ-đàm,đều hành trì giống nhau trên đường thành Phật Quả. Ngaycác vị Phật trước thời Phật Tỳ-bà-thi cũng hành trì cùngmột pháp như thế.

Trongpháphành nầy, chúng ta phải biết ghi nhận bản tính chânthật về sự sinh-diệt của các hiện tượng tâm lý và vậtlý xảy ra trong thân thể của ta ngay khi chúng vừa hiện hữu.Nếu không kịp thời ghi nhận như thế, chúng ta sẽ dễ cómột ý niệm sai lầm rằng chúng là thường còn, hạnh phúcvà có tự ngã. Bởi vì không có ghi nhận ngay tại thời điểmcủa sự nghe, nhìn, ngửi, nếm, chạm xúc và tư duy, chúngta không thể trực nhận đúng đắn các hiện tượng tâm-vật-lýnầy, và nhận thức sai lầm rằng đó là hạnh phúc và làcái Ngã; và vì thế, lòng tham đắm vào các hiện tượng đósẽ sinh ra. Sự tham đắm nầy trong thuật ngữ Pali gọi là"Upadana".Các hiện tượng tâm-vật-lý làm đối tượng cho sự thamđắm nầy gọi là "Upadanakkhandhas" (ngũ uẩn thủ).

Bởivì không có một sự ghi nhận đúng đắn các hiện tượngtâm-vật-lý khi chúng vừa phát khởi, tham thủ sinh ra và tạodựng nên các nghiệp hành thiện và bất thiện. Ngay trong lúccận tử, khi cái chết đến kế cạnh, nghiệp (kamma)qua một hình tướng (nghiệp tướng - kamma nimitta)haymột chỉ hướng về đời sống kế tiếp (sinh tướng, gati-nimitta)trở thành đối tượng trong tâm thức của người hấp hốivà có ảnh hưởng lên sự tái sinh của người đó. Qua táisinh, người đó lại trở vào vòng hoạn khổ của già lão,bệnh hoạn, rồi chết, v.v... Khi suy tư về các điều này,chúng ta cảm thấy thật là vô vọng, hãi hùng.

Vìvậy, để tận diệt lòng tham thủ, để chấm dứt sự chấpdính vào ngũ uẩn, và từ đó thoát ra vòng phiền não, vịBồ-tát hành thiền quán về sự sinh-diệt của các hiện tượngtâm-vật-lý khi chúng vừa hiện hữu. Khi thiền quán như thế,tri kiến phi thường khởi hiện trong Ngài, và sau khi đắcTrí Tuệ về Ðạo và Quả của bậc A-la-hán, Ngài trở thànhmột vị Chánh Ðẳng Giác, vị Phật.

Saukhi Thành Ðạo, Ðức Phật giảng bài pháp đầu tiên, KinhChuyển Pháp Luân, để chúng sinh có thể hành trì theo, thựchành thiền quán về sự sinh diệt của Ngũ Uẩn Thủ, và saukhi phát triển Tuệ Minh, chứng đạt Niết-bàn qua sự phátkhởi Ðạo Tuệ và Quả Tuệ, tiến đến giải thoát tốihậu như Ngài.

Trongbài kinh Chuyển Pháp Luân, có đề cập đến Trung Ðạo dềức Phật tìm ra để phát sinh Pháp Nhãn. Pháp Nhãn nầy chínhlà sự phát triển các tuệ minh, Ðạo Tuệ và Quả Tuệ. TrungÐạo đó có nghĩa là Bát Chánh Ðạo, con đường Tám Chánh.Sự giác tỉnh nhận thức đúng đắn khi nghe, thấy, ngửi,chạm, v.v... cũng là Bát Chánh Ðạo.

Pháttriển Bát Chánh Ðạo

Ðểgiải thích tóm tắt về sự phát triển và hành trì Bát ChánhÐạo, các nỗ lực để ghi nhận sự thấy, nghe, chạm, v.v...là Chánh Tinh Tấn. Sự giác tỉnh, ghi nhớ về sự thấy, nghe,chạm, v.v... là Chánh Niệm. Luôn luôn chú tâm vào đề mụchành thiền là Chánh Ðịnh. Cả ba yếu tố nầy hợp thànhnhóm "Ðịnh" trong Tam Học (Giới-Ðịnh-Tuệ).

Vàkhi định lực trở nên vững mạnh, các tuệ minh sẽ khởisinh. Kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta)có ghi rằng khi chúngta có giác niệm về sự đi, đứng, ngồi, nằm, chuyển động,sờ đụng, v.v... ta có thể phân biệt rõ ràng các hiện tượngvật lý và tâm lý, và như thế phân tích được Danh và Sắc.Từ đó đưa đến Tuệ Phân Biệt Danh-Sắc (namarupa paricchedanyana). Tuệ nầy phát khởi khi bắt đầu có một địnhlực tốt.

Tiếptheo, ta có thể biết được rằng bởi vì có ý định di chuyển,di chuyển khởi sinh; bởi vì có ý định ngồi xuống, độngtác ngồi khởi sinh; bởi vì có hơi thở vào, nên có sự phồngnơi bụng; bởi vì có hơi thở ra, nên có sự xẹp nơi bụng;bởi vì có đối tượng sờ đụng, nên có xúc cảm; bởivì có đối tượng để ghi nhận, nên sự ghi nhận xảy ra;bởi vì có tác ý ghi nhận, nên có sự ghi nhận, v.v... Ðólà sự hiểu biết sâu sắc về mối tương duyên của nhânvà quả. Ðây là tuệ minh thứ hai, gọi là Tuệ Phân BiệnNhân Duyên (paccaya pariggaha nyana).

Khiđịnh lực trở nên mạnh hơn trong mỗi sự ghi nhận, sựsinh diệt của đề mục được tức thời nhận biết mộtcách rõ ràng. Khi ta nhận thức trực tiếp được như thế,sẽ khởi sinh ý niệm rằng: "Mọi vật đều vô thường vàkhông có gì lạc thú, mà chỉ là phiền não. Ðời sống chỉlà một hiện tượng mà không có một cái Ngã bất biến trongđó". Ðây là một nhận thức khởi ra từ kinh nghiệm cá nhân,và gọi là Tuệ Thấu Ðạt (samasana nyana), cũng còn gọilà Tuệ Minh Sát Thế Tục.

Sauđó, sẽ phát sinh tri kiến ghi nhận tức thời sự sinh diệtcủa bất cứ đối tượng nào trong mỗi hành động ghi nhận.Ðó là Tuệ Tri Kiến Sự Sinh Diệt (udayabbaya nyana). Khicó được tuệ nầy, hành giả có thể thấy các ánh sángchói lòa dù trong đêm tối. Thân thể có cảm giác nhẹ bổng,và thân tâm rất là thoải mái. Sự ghi nhận trở nên tốthơn và các cảm thọ hỷ lạc phát sinh.

Tiếptheo, sẽ phát khởi một tuệ minh mà qua đó, chỉ có các tàndiệt tức thời của mọi đối tượng là được thấy rõràng trong mọi sự ghi nhận. Tuệ minh phi thường nầy đượcgọi là Tuệ Diệt (bhanga nyana).

Tiếptheo đó là các tuệ minh trong mỗi hành động ghi nhận, đốitượng ghi nhận được thấy như đáng kinh sợ, khổ sở,chán chường. Ðây là các Tuệ Kinh Sợ (bhaya nyana), TuệKhổ Sở (adinava nyana)và Tuệ Chán Chường(nibbidanyana).

Kếđó, nảy sinh một tuệ minh khác biệt khi thân hành và tâmhành được nhận thấy dễ dàng, một cách bình thản. Ðâylà Tuệ Hành Xả (Sankhara-upekkha nyana).

TừTuệ Phân Biệt Danh sắc đến Tuệ Hành Xả, tâm ý đượcgắn chặt vào đối tượng ghi nhận để có được một sựnhận thức đúng đắn về chúng, là Chánh Kiến và Chánh TưDuy trong mỗi hành động ghi nhận. Ðây là phần "Tuệ" củaTam Học.

Pháttriển các tuệ minh cho đến Tuệ Hành Xả là dựa theo ba chitrong phần Ðịnh và hai chi trong phần Tuệ của Tam Học Giới-Ðịnh-Tuệ,thuộc Bát Chánh Ðạo. Ðây là tương ứng với lời dạy trongKinh Chuyển Pháp Luân, trong đó có dạy rằng hành trì theoTrung Ðạo là để giúp phát khởi Pháp Nhãn.

ChánhNgữ, Chánh Nghiệp, và Chánh Mạng thuộc về phần "Giới".Qua hành thiền nghiêm túc, phần Giới nầy được hoàn tất.

Bachi của Ðịnh, hai chi của Tuệ, và ba chi của Giới hợp lạithành Trung Ðạo, hay Bát Chánh Ðạo. Bằng cách liên tục ghinhận mỗi tác động của sự nghe, nhìn, ngửi, nếm, chạm,biết, chúng ta hành trì Bát Chánh Ðạo. Kết quả là sự pháttriển từ Tuệ Phân Biệt Danh Sắc cho đến Tuệ Hành Xả,đưa đến sự khởi sinh Pháp Nhãn. Khi Pháp Nhãn được pháttriển tròn đủ, Niết-bàn sẽ được tri kiến qua Ðạo Tuệvà Quả Tuệ (magga nyana, phala nyana). Ngài Bồ-tát quapháp hành Trung Ðạo, đã phát triển tuệ minh sát và sau khiđắc đạo quả A-la-hán, trở thành vị Phật Toàn Giác. Saukhi thành đạo, Ngài đã thuyết giảng Kinh Chuyển Pháp Luânđể người khác, cũng như Ngài, có thể thực chứng Niết-bànqua Ðạo Tuệ và Quả Tuệ bằng cách thiền quán về sự sinh-diệtcủa các hiện tượng tâm-vật-lý.

TrongKinh Niệm Xứ, pháp hành Thiền Quán được giải thích chitiết. Một cách tóm lược, pháp nầy có thể được chia làmbốn phần chính: (1) Quán niệm về Thân, nghĩa là giác niệmvề các động tác của thân như đi, đứng, ngồi, nằm, v.v...;(2) Quán niệm về Thọ, nghĩa là giác niệm về các cảm thọlạc, khổ, trung tính, v.v...; (3) Quán niệm về Tâm, nghĩa làgiác niệm về sự suy nghĩ, nhận thức, phân tích, v.v...; (4)Quán niệm về Pháp, nghĩa là giác niệm về sự thấy, sựnghe, sự chạm xúc, v.v...

ÐứcPhật dạy rằng Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất đểđạt Ðạo Quả Tuệ và chứng đắc Niết-bàn. Vì thế, khôngcó con đường nào khác để đưa đến Ðạo, Quả, và Niết-bàn.Ðể tiến đến giải thoát khỏi vòng luân hồi hoạn khổ,mỗi người chúng ta phải nỗ lực thực hành thiền Quán Niệm.Ðể hành trì, Sư xin giải thích sơ lược như sau.

Thựctập Thiền Quán trong năm phút

Bâygiờ, xin hãy ngồi tréo chân, hay một thế ngồi thích hợp.Vì không cần phải nhìn gì cả, xin hãy nhắm mắt lại...Chú tâm vào đề mục hành thiền. Trong lúc ban đầu, rấtkhó ghi nhận tất cả mọi hiện tượng sinh diệt, và vì thế,hãy bắt đầu bằng cách chỉ chú tâm vào sự di chuyển phồngxẹp nơi bụng...

Hãychú tâm vào bụng. Khi bụng phồng, ghi nhận "phồng". Khi bụngxẹp, ghi nhận "xẹp". Không nên ghi nhận bằng lời nói thầm,mà chỉ ghi nhận trong tâm. Không nên cho rằng "phồng" và "xẹp"là hai từ ngữ, mà ghi nhận đó là hai tiến trình thật sựcủa cử động nơi bụng. Hãy cố gắng theo dõi sự phồngtừ lúc bắt đầu cho đến lúc cuối, và cũng như thế trongcử động xẹp.

Tỉnhgiác theo dõi các cử động nầy - bằng cách ghi nhận rõ ràng- là phương cách trực nhận yếu tố chuyển động, yếu tốGió, trong thực thể tuyệt đối của nó. Theo Kinh Niệm Xứ,đây là Quán niệm về Thân.

Khitheo dõi sự phồng xẹp nơi bụng, nếu có một ý nghĩ nàoxuất hiện, ta lại ghi nhận nó. Ðó là Quán niệm về Tâm.Rồi trở về tiếp tục chú tâm vào chuyển động nơi bụng.

Khicó sự đau nhức, ta ghi nhận nó. Ðây là Quán niệm về Thọ.Sau khi ghi nhận hai, ba lần, ta quay về chú tâm nơi bụng.

Nếucó nghe một âm thanh nào đó, ghi nhận hai hay ba lần, rồiquay về nơi bụng. Nếu có thấy vật chi, chỉ ghi nhận haihay ba lần. Ðây là Quán niệm về Pháp, đối tượng củaTâm. Rồi quay về chú tâm nơi sự cử động của bụng.

Bâygiờ, chúng ta hãy thử tập thiền quán như thế trong năm phút...

Kếtluận

Bâygiờ, chúng ta đã tập thiền quán xong sau năm phút. Trong mỗiphút, ta có thể ghi nhận 50 đến 60 lần. Trong 5 phút, ta ghinhận tối thiểu là 250 lần. Như thế, chúng ta phát triểnmột hành động rất tốt trong pháp hành Thiền Quán theo đúnglời dạy của Ðức Phật. Khi ta ghi nhận trong pháp hành thiềnnhư vậy, với sự phát triển tâm định, dần dần ta sẽphát triển được Tuệ Phân Biệt Danh Sắc, Tuệ Phân BiệnNhân Duyên, Tuệ Tri Kiến Sinh Diệt, Tuệ Tri về Vô thường,Khổ và Vô ngã sẽ phát khởi, và một ngày nào đó, ta cóthể thực chứng Niết-bàn qua Ðạo Tuệ và Quả Tuệ.

Bằngpháp hành Thiền Quán Niệm như đã trình bày với sự nỗlực tinh tấn của mỗi cá nhân, Sư cầu mong quí vị chứngđạt Niết-bàn trong một tương lai rất gần.

-ooOoo-

3.Thiền Quán và
BốnSự Thật Cao Diệu

Chânlýmà chúng ta phải thực chứng là chân lý có liên quan đếnTứ Diệu Ðế, Bốn Sự Thật Cao Diệu. Ðó là: (1) Sự Thậtvề Khổ (Khổ đế), (2) Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ(Tập đế), (3) Sự Thật về sự Diệt Khổ (Diệt đế), và(4) Sự Thật về Con Ðường đưa đến Diệt Khổ (Ðạo đế).

Sựthật về Khổ có liên quan đến bản chất của năm uẩn (sắc,thọ, tưởng, hành, thức). Theo Kinh Chuyển Pháp Luân, chúngta phải thấu triệt sự khổ nầy để thông hiểu một cáchđúng đắn. Cần phải ghi nhận sự thấy, nghe, ngửi, nếm,chạm xúc và suy nghĩ ngay lúc chúng hiện khởi để hiểu biếtchính xác về chúng. Nếu không ghi nhận ngay tại thời điểmđó, ta sẽ không thông hiểu tường tận bản chất sinh-diệtcủa chúng, và từ đó, lòng tham đắm vào các hiện tượngtâm-vật-lý hư ảo nầy sẽ sinh ra, và đó là Nguồn gốccủa Khổ. Bởi vì có tham đắm, sự chấp thủ vào các hiệntượng đó sẽ xảy ra, và tạo ra các nghiệp hành. Chính cácnghiệp hành nầy sẽ tạo ra sự tái sinh, và từ đó tiếptục vòng luân hồi khổ não của già lão, bệnh hoạn, tửdiệt, v.v...

Nếuchúng ta liên tục ghi nhận các hành động của thấy, nghe,ngửi, v.v..., những hiện tượng tâm-vật-lý nầy sẽ đượcthông hiểu đúng đắn, và từ đó sẽ giảm thiểu lòng thamái trong một cấp độ nào đó. Ðây chính là công phu đểDiệt trừ Nguồn gốc của Khổ. Khi chúng ta hoàn toàn ghi nhậnkịp thời mỗi một tác động của sự thấy, nghe, ngửi,v.v... khi chúng vừa khởi hiện, lúc đó có thể xem như tađã hoàn tất công tác diệt trừ cội nguồn của Khổ, theonhư tinh thần của các lời dạy trong bài Kinh Chuyển PhápLuân.

Mỗimột động tác ghi nhận như thế sẽ giúp giảm thiểu phiềnnão, có nghĩa là làm giảm bớt các điều kiện để tạotái sinh. Như thế, qua phương pháp ghi nhận, hoạn khổ đượcdiệt trừ từng chập, và pháp hành nầy là Con Ðường TạiThế để phát triển tuệ minh. Ðây là pháp hành trì theo đúnglời dạy trong kinh là sự Diệt Khổ cần phải được thựcchứng, và Con Ðường Diệt Khổ cần phải được triển khai.Sư sẽ giảng thêm về Con Ðường Diệt Khổ Siêu Thế - đểthực chứng Niết-bàn - và Bát Chánh Ðạo. Tuy nhiên, trướchết, Sư sẽ giải thích về việc thực chứng Niết-bàn quacon đường tại thế như Ðức Phật đã giảng cho thầy tỳ-khưuMalukyaputta (Kinh Malukyaputta, Tương Ưng, iv-72) như sau:

Niết-bànở xa khi không có Chánh Niệm

Thấysắc, niệm mê say,
Tácý đến ái tướng,

Tâmtham đắm cảm thọ,

Thamluyến sắc an trú.

Vịấy, thọ tăng trưởng,

Nhiềuloại, từ sắc sinh,

Thamdục và hại tâm,

Nãohại tâm vị ấy,

Nhưvậy, khổ tích lũy,

Ðượcgọi: xa Niết-bàn

-(Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt)
Có nghĩalà: ngay khi mắt nhìn thấy một hình sắc, nếu ta quên quánniệm về sự thấy, và nếu đó là một vật đẹp đẽ, tasẽ vui thích với nó và tham luyến sinh ra, nhất là đối vớimột đối tượng mà ta hằng ưa thích.

Mộtkhicó sự tham luyến, các cảm thọ về đối tượng liềnnẩy sinh. Nếu đó là một đối tượng ưa thích, ta sẽ cóthọ lạc, rồi sinh ra tham luyến. Nếu đó là một đối tượngxấu xa, cảm thọ khổ sinh ra, rồi tiếp theo là lòng sân hận,oán ghét. Chính sự tham luyến hay oán ghét nầy làm cho tâmtrở nên chao động, mất chánh niệm. Từ đó sẽ đưa đếnsự khổ não, tạo ra nghiệp hành, đưa đến tái sinh trongvòng luân hồi ưu phiền. Như thế, càng lúc ta càng rời xaNiết-bàn.

Niết-bànở gần khi có Chánh Niệm

Vịấy không tham sắc,
Thấysắc, không ái luyến,

Tâmkhông dính cảm thọ,

Khôngluyến sắc an trú.

Theosắc, vị ấy thấy,

Tùysắc, thọ cảm giác,

Tiêumòn, không tích lũy,

Nhưvậy, chánh niệm hành,

Nhưvậy, khổ không chứa,

Ðượcgọi: gần Niết-bàn.

-(Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt)
Bây giờ,nếu chúng ta có chánh niệm trong lúc nhìn, Ðức Phật gọilà lúc đó, ta ở gần Niết-bàn. Ngay chính lúc ta nhìn, nếuta quán niệm vào sự nhìn, lòng luyến ái vào đối tượngsẽ không khởi sinh. Ðúng như thế. Mỗi khi có sự nhìn, nếuta ghi nhận "thấy, thấy, thấy" một cách liên tục, tham đắmvào đối tượng nhìn sẽ không sinh khởi và cũng sẽ khôngcó suy tưởng về lòng tham đắm đó. Khi ta thấu triệt đượcbản chất sinh-diệt của sự nhìn và đối tượng nhìn, tasẽ không có lòng ưa thích hay oán ghét kèm theo. Vì thế, khita có chánh niệm tỉnh giác, tâm ta sẽ không bị vướng mắcvào lòng tham thủ và sân hận. Lúc đó ta chỉ có một cảmgiác thụ động, có nghĩa là chỉ thuần một cảm giác màkhông có một phản ứng hay một cảm tính nào đi kèm theođó. Hình dạng của đối tượng chỉ được nhận thấy màkhông trở thành một đối tượng cho lòng tham thủ.

Nhờcóchánh niệm, ta chỉ ghi nhận mọi hiện tượng một cáchđơn thuần với một cảm giác thụ động, và do đó, phiềnnão không có cơ hội để sinh khởi và sẽ bị trừ diệt.Ðiều này có nghĩa là nếu không có chánh niệm ngay khi nhìn,tham thủ vào đối tượng nhìn sẽ sinh ra và chắc chắn phiềnnão sẽ tiếp tục tái diễn vô tận. Ngược lại, nếu tacó chánh niệm, phiền não sẽ bị trừ diệt vì nó không cóđiều kiện để sinh khởi. Cho nên, nếu người nào muốnthoát khỏi hoạn khổ và thực chứng hạnh phúc thì nguờiấy phải luôn luôn chánh niệm khi có tác động nhìn xảyra. Công phu phát triển tuệ tri nầy qua pháp hành thiền gọilà Sơ Ðạo, con đường sơ khởi (pubba bhaga magganga).Qua con đường sơ khởi nầy, hành giả tiến đến mục đíchthực chứng Niết-bàn, dập tắt mọi phiền não, qua sự chứngđắc Con Ðường Siêu Thế.

Trongkinh Malukyaputta, Ðức Phật dạy rằng để thoát khỏi hoạnkhổ, thầy tỳ-khưu phải hành thiền quán như trên, và khibiết được bản chất thật sự của mọi hiện tượng tâm-vật-lýtrên đời thì vị ấy được xem như là đã đến gần Niết-bàn.Tại sao như thế? Nếu chúng ta thực hành thiền quán, tuệminh sát sẽ ngày càng phát triển, và một ngày nào đó, tasẽ có đủ duyên lành để thực chứng được Niết-bàn quỪạo Tuệ và Quả Tuệ (Magga nyana và Phala nyana). Nếumột vị hành giả thấu đạt Ðạo Tuệ và Quả Tuệ lầnđầu tiên, vị ấy trở thành bậc Dự Lưu hay Tu-đà-hườn(Sotapanna)và sẽ không bao giờ tái sinh vào bốn cảnh khổ: A-tu-la, Ngạquỷ, Cầm thú, và Ðịa ngục. Vị ấy chỉ tái sinh tối đalà bảy lần, trong nhàn cảnh của cõi Người hay cõi Trời,và tối hậu sẽ đắc đạo quả A-la-hán, hoàn toàn giảithoát khỏi cõi Ta-bà phiền não luân hồi của sinh, lão, bệnh,tử.

Trênđạo quả Dự Lưu là đạo quả Nhất Lai (Tư-đà-hàm, Sakadagami).Gọi là Nhất Lai vì vị ấy chỉ phải trải qua hai đời sốngnữa - đời nầy và đời sau - là có thể chứng đạt đạoquả A-la-hán giải thoát tối hậu.

Trênđạo quả Nhất Lai là đạo quả Bất Lai (A-ha-hàm, Anagami).Bậc Bất Lai sẽ không tái sinh vào cõi người hoặc cõi trờidục giới, mà sẽ tái sinh vào các cõi trời của Phạm thiên.Ở đó, vị ấy sẽ thành đạt đạo quả A-la-hán.

Nhưvừa trình bày, khi quí vị hành trì thiền quán để ghi nhậnmọi hiện tượng khi chúng vừa sinh khởi, và với tiến trìnhphát triển tuệ minh, khi phước duyên chín muồi, quí vị sẽtrở thành một bậc A-la-hán. Khi nghiệp lực đã hết, vịấy sẽ đắc Bát Niết-bàn (Niết-bàn vô dư y), và lúc đólà một sự dập tắt hoàn toàn mọi hoạn khổ.

Vìthế, để dập tắt mọi phiền não khổ đau khi đời sốngnầy chấm dứt, quí vị cần phải tận lực thực hành phápthiền quán để ghi nhận thẩm thấu mọi hiện tượng khichúng sanh khởi. Ít ra, xin quí vị hãy nỗ lực để thànhđạt cho được đạo quả Dự Lưu để không còn phải táisinh vào các cảnh khổ.

Nhữnggì Sư đã trình bày có liên quan về sự nhìn thấy cũng ápdụng cho pháp hành thiền quán về sự nghe, ngửi, nếm, chạmxúc, và suy nghĩ. Nếu không có chánh niệm thì ta còn ở xaNiết-bàn. Nếu có chánh niệm là ta ở gần Niết-bàn. Nhưthế, ta cần phải áp dụng pháp thiền quán vào từng độngtác trong đời sống của chúng ta.

Tómlược pháp hành thiền quán niệm

"...Nầy thầy tỳ-khưu Malukyaputta, đối với các pháp đượcthấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được chạmxúc, được ý thức, thầy chỉ nên thấy với những vậtthấy được, chỉ nghe với những vật nghe được, chỉ ngửivới những vật ngửi được, chỉ nếm với những vật nếmđược, chỉ ý thức với những vật ý thức được. Do đó,thầy không có luyến ái khởi sinh. Do không có luyến ái nênkhông còn có đời nầy, đời sau, và giữa hai đời ấy. Ðâylà sự chấm dứt khổ đau."
Ðó làlời dạy vắn tắt của Ðức Phật cho thầy tỳ-khưu Malukyaputta.Sau khi nghe lời giảng của Ðức Phật, thầy tỳ-khưu Malukyaputtabạch với Ngài rằng thầy đã hiểu được là nếu ngườinào không có chánh niệm ngay lúc nhìn, nghe, ngửi, nếm, chạm,nghĩ, thì người ấy sẽ chịu hoạn khổ và ở xa Niết-bàn.Trái lại, nếu người ấy có chánh niệm thì người ấy sẽgiải thoát khỏi hoạn khổ và ở gần Niết-bàn. Ðức Phậtxác nhận điều đó bằng các kệ ngôn nêu ra ở trên.

Tiếptheo,thầy tỳ-khưu Malukyaputta đi sống biệt cư, nỗ lựctinh tấn hành thiền quán niệm về sự thấy, nghe, ngửi, v.v...ngay khi chúng vừa sinh khởi, và chẳng bao lâu thầy đắc đạoquả A-la-hán.

Chonên, nếu quí vị muốn đắc các đạo quả Dự Lưu, NhấtLai, v.v..., xin quí vị hãy hành thiền quán liên tục vào sựthấy, nghe, ngửi, nếm, chạm xúc, suy nghĩ ngay khi chúng vừasinh khởi. Nếu quí vị hành trì như thế và khi định lựcđủ mạnh, quí vị sẽ phát triển tuệ tri để trực nhậnđược sự khác biệt của danh và sắc, nhân và quả, đặctính vô thường, bất toại nguyện, và vô ngã. Ðó là phươngpháp hành trì đúng với câu "Samadhito yathabhutam pajanati",nghĩa là "Chánh Ðịnh đưa đến Chánh Kiến".

Chánhkiến trong Thiền quán

Khiđịnh lực đủ mạnh, trong mỗi động tác ghi nhận về sựnhìn thấy, quí vị sẽ phân biệt được đối tượng nhìn,mắt, và sự nhìn. Ðối tượng nhìn và cặp mắt là Vậtchất hay Sắc, không có thức. Nhãn thức và sự ghi nhận làthuộc về Tâm hay Danh, có thức. Như thế, trong mỗi độngtác ghi nhận sự nhìn, quí vị sẽ nhận thức được rằngđây chỉ là Thân và Tâm, hay Danh và Sắc, mà không có mộtcái Ngã hay một Linh hồn nào cả. Ðây là Tuệ Phân BiệtDanh-Sắc (nama rupa pariccheda nyana).

Cũngvậy, khi quí vị quán niệm về nghe, quí vị sẽ biết đuợcrằng tai và âm thanh là vật chất, và nhĩ thức cùng vớisự ghi nhận là tâm. Như thế, chỉ có Danh và Sắc.

Khiquí vị quán niệm về ngửi, quí vị sẽ biết đuợc rằngmũi và mùi hương là vật chất, và tỉ thức cùng với sựghi nhận là tâm. Như thế, chỉ có Danh và Sắc.

Khiquí vị quán niệm về nếm, quí vị sẽ biết đuợc rằnglưỡi và vị nếm là vật chất, và thiệt thức cùng vớisự ghi nhận là tâm. Như thế, chỉ có Danh và Sắc.

Khiquí vị ghi nhận "đi, đứng, ngồi, nằm, đụng, lên, xuống,v.v...", quí vị sẽ biết đuợc rằng thân thể và vật chạmxúc là vật chất, và thân thức cùng với sự ghi nhận làtâm. Như thế, chỉ có Danh và Sắc.

Khiquí vị ghi nhận về sự suy tư, suy nghĩ, v.v..., quí vị sẽbiết được rằng ý và đối tượng của ý là vật chất,và ý thức cùng với sự ghi nhận là tâm. Như thế, chỉ cóDanh và Sắc. Trong trường hợp nầy, đối tượng của ý cóthể là sự suy tưởng, ý nghĩ, quan niệm, phân tích, v.v...có thể đánh giá, liệt kê được, nên được gọi là vậtchất (sắc, rupa) trong ý nghĩa tương đối.

Thôngthường, Tuệ Phân Biệt Danh-Sắc xảy ra nhiều hơn đối vớimột hành giả thông minh. Tuy nhiên, dù có kém thông minh, mộthành giả vẫn có thể phát triển được một vài cấp độcủa tuệ nầy.

Saukhi phát được tuệ nầy, hành giả tiếp tục hành thiềnquán và với sự phát triển của định lực, hành giả cóthể đạt được Tuệ Phân Biện Nhân Quả qua phương cáchsau đây:

Tronglúc ghi nhận sự đi, hành giả biết được rằng mỗi khicó tác ý để đi thì sẽ có tác động đi. Khi đứng hay ngồicũng thế, vì có ý định ngồi nên mới có tác động ngồi,vì có ý định đứng nên mới có tác động đứng lại. Khighi nhận phồng và xẹp, hành giả nhận thức được rằngvì có hơi thở vào ra nên mới có phồng xẹp. Khi ghi nhậnsự nhìn, hành giả biết được vì có cảnh nhìn nên mớicó sự nhìn, vì có mắt nên mới có nhìn. Khi nghe, ngửi, nếm,v.v... cũng tương tự như thế. Dần dần, khi ghi nhận và thônghiểu như thế, hành giả sẽ nhận thức được rằng cácđộng tác nầy không phải do chủ động của một cái Ngã,cái Tôi nào cả, mà chỉ là kết quả của các tương quancủa nhân và quả như vừa trình bày. Ðây là Tuệ Phân BiệnNhân Quả.

Kếđến, khi ghi nhận "đi, đứng, ngồi, nằm, phồng, xẹp, thấy,nghe, ngửi, nếm, cứng, tê, đau, buồn, vui, v.v..." trong từnghành động, hành giả sẽ thấy được cả đối tượng đượcghi nhận và sự ghi nhận sinh khởi mới mẻ rồi tàn lụn.Ban đầu, hành giả chỉ ghi nhận được chặng đầu và chặngcuối của từng giai đoạn, chẳng hạn như lúc phồng củabụng. Dần dần, với sự gia tăng của định lực và tuệtri, hành giả sẽ ghi nhận được từng đoạn nhỏ hơn. Quatri kiến trực tiếp, hành giả thông hiểu rằng "Mọi sựkiện nầy không thường hằng mà cũng không lạc thú, chỉlà phiền não thôi! Ðời sống chỉ là một chuỗi các hiệntượng, mà không có một cái Ngã hay một Linh hồn nào cả!"Ðây là sự trưởng thành của Tuệ Minh Sát thật thụ, gọilà Tuệ Minh Sát về Vô Thường (Aniccanupassana Nyana),Tuệ Minh Sát về Khổ (Dukkhanupassana Nyana), và Tuệ MinhSát về Vô Ngã (Anattanupassana Nyana).

Vớisự chín muồi của các Tuệ Minh, Niết-bàn được thực chứngqua Thánh Ðạo Tuệ (Ariya Magga Nyana)và Thánh Quả Tuệ(Ariya Phala Nyana).Lúc đó, hành giả trở thành bậc DựLưu và không còn tái sinh vào bốn cảnh khổ. Vị ấy sẽtái sinh trong những điều kiện tốt lành ở cõi Người haycõi Trời, và trong bảy kiếp sẽ thực chứng Niết-bàn tốihậu qua Ðạo Quả A-la-hán. Vì vậy, điều cần thiết làmỗi người chúng ta phải nỗ lực hành thiền để tối thiểuphải đạt được quả đầu tiên là quả Dự Lưu.

Tớiđây, Sư sẽ hướng dẫn quí vị thực hành thiền quán trongmột thời gian ngắn.

Xinquí vị ngồi vững vàng, trong một tư thế thích hợp và thoảimái. Hãy nhắm mắt lại... Hãy chú tâm vào bụng, và ghi nhậnđộng tác phồng và xẹp của bụng...Nếu quí vị không nhậnthấy rõ, thì có thể đặt tay lên bụng để dễ theo dõi...

Hãyghi nhận chuyển động phồng, từ lúc bắt đầu cho đếnlúc cuối, một cách chăm chỉ... Hãy theo dõi chuyển độngxẹp một cách tương tự như thế... Chỉ ghi nhận thầm trongtâm mà thôi...

Trongkhi ghi nhận như thế, nếu có phóng tâm, thì ghi nhận "phóngtâm", rồi đem tâm trở về nơi sự phồng xẹp của bụng...Nếu tai nghe tiếng động, ghi nhận "nghe, nghe, nghe" hai hay balần, rồi quay về chú tâm nơi chuyển động của bụng...Nếu có đau nhức, ghi nhận "đau, đau, đau" hai hay ba lần,rồi quay về chú tâm nơi chuyển động của bụng... Xin hãytiếp tục ghi nhận như thế trong năm phút...

Kếtluận

Bâygiờ, chúng ta đã tập hành thiền được năm phút. Trong mỗiphút, chúng ta làm được 50 đến 60 hành động thiện lànhqua sự ghi nhận. Trong 5 phút, ta thực hiện được tối thiểulà 250 hành động như thế. Trong mỗi sự ghi nhận, nỗ lựcchú tâm là Chánh Tinh Tấn. Nhận thức rõ ràng khi ghi nhậnlà Chánh Niệm. Liên tục chú tâm vào đối tượng thiền quánlà Chánh Ðịnh. Ba chi nầy tạo thành phần "Ðịnh" (Samadhi).Với nỗ lực thiền quán như thế, định lực gia tăng, vàta sẽ có Chánh Kiến trong mỗi động tác ghi nhận. Chủ ýđể đưa tâm vào đối tượng thiền quán là Chánh Tư Duy.Hai chi nầy tạo nên phần "Tuệ" (Panna). Ba chi Chánh Ngữ,Chánh Nghiệp, Chánh Mạng được phát triển trong lúc hànhthiền, hợp thành phần "Giới"(Sila). Ðó là Tam HọcGiới-Ðịnh-Tuệ.

Mỗikhi ta hành trì pháp Thiền Quán theo dõi và ghi nhận sự phồngxẹp nơi bụng là ta thực hành Bát Chánh Ðạo. Ðây là TrungÐạo do Ngài Bồ-tát Sĩ-đạt-ta khám phá để Thành Ðạo.Trung Ðạo nầy giúp phát triển các Tuệ Minh và đưa đếnÐạo Tuệ và Quả Tuệ. Vì thế, Sư thành thật khuyên quívị cố gắng tận lực hành thiền ngay cả khi trở về nhàvà sống với gia đình.

Sưcầu mong quí vị qua pháp hành nầy sẽ có nhiều tiến bộphát triển định lực, và trong tương lai gần sẽ thực chứngNiết-bàn qua Ðạo Tuệ và Quả Tuệ.

(Cácbài nầy được trích dịch từ tập sách "Mahasi Abroad - Lecturesby Venerable Mahasi Sayadaw, 1980", Second Edition, Buddhasasana Association,Myanmar, 1993).

BìnhAnson dịch
tháng8-2000
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2011(Xem: 15530)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
12/04/2011(Xem: 11119)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
08/04/2011(Xem: 10919)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổ và vô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
06/04/2011(Xem: 7647)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
02/04/2011(Xem: 9566)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
01/04/2011(Xem: 10864)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
22/03/2011(Xem: 16379)
Như tên gọi của tác phẩm, Tuệ Giác Hằng Ngày là một tuyển tập gồm 365 câu và đoạn trích của Đức Dalai Lama trong các tác phẩm và phỏng vấn của Ngài đã được xuất bản trong 50 năm qua. Vì là một tuyển tập từ nhiều nguồn sách báo khác nhau, nội dung của tác phẩm đa dạng và phong phú, được phân bổ theo một cấu trúc nhằm giúp độc giả cảm nhận các minh triết Phật giáo trong đời sống thường nhật... Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
11/03/2011(Xem: 12954)
Thế sự là phù vân, nếu biết học theo đạo Phật, giữ lấy sự thanh bạch để rèn luyện tinh thần ngày càng tiến đến cõi lành, xa lìa cõi ác.
09/03/2011(Xem: 6784)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
21/02/2011(Xem: 5940)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]