Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 17: Phật Pháp Trong Đời Sống Gia Đình

19/01/201122:22(Xem: 4171)
Chương 17: Phật Pháp Trong Đời Sống Gia Đình

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
BƯỚC SEN
NỮ TU VÀ CƯ SĨ PHẬT GIÁO
CUỘC SỐNG, TÌNH YÊU VÀ THIỀN ĐỊNH
Walking On Lotus Flowers: Buddhist Women Living, Loving and Meditating
Tác Giả: Martine Batchelor - Biên Tập Viên: Gill Farrer-Halls
Việt Dịch: Diệu Ngộ -Mỹ Thanh & Diệu Liên-Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN IV: HÀN GẮN THẾ GIỚI.

Chương 17: Phật Pháp Trong Đời Sống Gia Đình

Christina Feldman

Christina Feldman, giáo sư dạy thiền, và là mẹ của hai đứa con nhỏ, sống ở Toronto, Devon. Rất mực lo cho con cái, nhưng bà cũng tham gia các hoạt động ở Gaia House, một trung tâm dạy thiền mà bà đã đồng sáng lập vào năm 1984. Giữa bao bộn bề, bà vẫn đơn giản, dễ thương. Bà là tác giả của quyển sách Quest Of The Warrior Woman(Cuộc Truy Lùng Của Người Nữ Chiến Binh, NXB Aquarian, 1994) và nhiều sách khác.

MỘT HOÀN CẢNH ĐẦY THỬ THÁCH

Khi đã có gia đình, tôi vẫn quyết tâm tiếp tục tu hành. Vì thế nhiều người bảo rằng tôi không thể nào kham nổi việc đó. Họ nghĩ nếu đã có con nhỏ, lý ra tôi đã phải nghỉ dạy vì việc chăm sóc các con đã chiếm hết thì giờ và sức lực của tôi; việc hành thiền, dạy thiền phải gác lại cho sau nầy. Nhưng tôi kiên quyết phá bỏ các ý kiến, quan niệm gò bó nầy, dầu đó không phải là động cơ chính của tôi.

Đó là một thử thách vì có rất ít các thầy cô giáo là phụ huynh, lại càng ít hơn các cô giáo có con nhỏ. Vì thế khi tôi có đứa con đầu lòng, người ta đã nghĩ là tôi sẽ nghỉ dạy, đến khi tôi có đứa thứ hai, họ nói rằng: ‘Giờ thì chắc chắn rằng cô ấy phải nghỉ dạy thôi!’; nhưng tôi vẫn tiếp tục. Có con không có nghĩa là chấm dứt việc hành thiền và dạy thiền, chỉ hoàn toàn lo bổn phận làm mẹ cha, trong khi tôi coi việc nầy dưới nhiều khía cạnh là một thử thách lớn để mình tu tập.

Nếu sống ở tu viện, bạn dễ hành thiền hơn. Cũng thế, bạn dễ là thiền giả khi ở trong một môi trường lý tưởng, được bảo vệ như ở các khóa tu thiền. Nhưng thử thách cam go của pháp hành là khả năng sống trong pháp, áp dụng pháp của chúng ta, không chỉ trong những lúc vui vẻ, thoải mái mà cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Tôi phát nguyện mạnh mẽ trong tâm rằng phải tiếp tục việc hành và dạy thiền của mình.

Tôi rất may mắn được làm người hướng dẫn hành thiền vì tôi không phải làm các công việc nhàm chán mỗi ngày từ sáng tới chiều. Tôi cũng được sự hỗ trợ của chồng, là người có lòng ngưỡng mộ Phật pháp sâu xa, cũng như công việc truyền bá Phật pháp. Anh luôn sẵn lòng giúp đỡ tôi chăm sóc con cái. Khi các con còn nhỏ, còn phụ thuộc nhiều vào tôi, tôi phải đặt ra những kỷ luật khắc khe cho mình để có thể tiếp tục tu hành, giảng dạy một cách sống động, đầy khám phá.

Khi các con còn nhỏ, tôi thường không thể bắt đầu làm việc hay có thời gian để tĩnh lặng, quán tưởng hoặc viết lách cho đến khoảng chín, mười giờ tối, mà rồi cũng chỉ được có vài tiếng đồng hồ. Có lẻ cha mẹ nào cũng biết, trẻ con thường cứ hai ba tiếng lại thức giấc. Thật rất cần một sự rèn luyện khắc khe khi các con còn nhỏ và còn phụ thuộc nhiều vào mình, đó là điều tối cần thiết; nều không công phu tu tập của tôi chắc đã bị gián đoạn.

Đôi khi tôi phải cắn răng chịu đựng để tuân giữ các kỷ luật đó. Đến khi các con ngủ, tôi cũng rất muốn đọc sách hay nằm xuống nghỉ ngơi. Vậy mà mỗi đêm tôi vẫn dành thời gian tọa thiền, nhưng cuối cùng tôi nhận thấy rằng mình đã góp phần duy trì sự sống của một đường hướng nội tâm, của cái thấy nội tâm, mà không bất cứ vai trò nào khác của tôi trong cuộc sống có thể chi phối nó. Mỗi lần được hành thiền như vậy là một cảm giác tươi mát, đầy định hướng như lan sang cả ngày hôm sau. Từng phút giây tọa thiền đều đáng trân quý, dầu rằng đôi khi tôi cũng ở trong trạng thái hôn trầm.

HÀNH THIỀN VÀ NUÔI CON

Khi các con lớn hơn, chúng càng khiến tôi thấy việc hành thiền thêm cấp bách. Bổn phận làm cha mẹ là một thách thức ở mọi lúc, mọi nơi. Tất cả những yếu tố quan trọng trong việc hành thiền như - kiên nhẫn, tha thứ, buông bỏ, từ bi, kiên định và xả ly - cũng là những yếu tố quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Con cái tạo cho chúng ta cơ hội để phát triển, vun trồng, bồi dưỡng các đặc tính nầy một cách trực tiếp, mạnh mẽ.

Một số điều trong thiền mang đến cho bạn sự sâu lắng, hiểu biết và thanh tịnh, cũng áp dụng được trong việc nuôi dạy con cái. Tôi nhận thấy hình như sự buông xả là mối liên hệ quan trọng nhất giữa tham thiền và làm cha mẹ -chỉ là không bám víu vào các sự việc, vào hình ảnh của những gì vừa xảy ra ít phút trước, của những bất ổn từ giây phút nầy qua giây phút khác. Sống với tâm rộng mở, tươi mát khiến cho việc nuôi dạy con cái trở thành một kinh nghiệm thiền định hơn là một bổn phận.

Nếu các bậc cha mẹ phải đến một thiền viện để tu tập chuyên sâu, họ sẽ cần có lòng từ bi, xả ly, tinh tấn và kỷ luật. Nếu bạn mời một vị tăng hay ni đến nhà để chăm sóc con bạn, họ cũng cần phải vun trồng đầy đủ các đức tính kể trên. Cốt yếu là chúng ta phải trân trọng các đức tính nầy như một phần của cuộc hành trình đời sống nầy, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chúng không thể thiếu trong việc tu tập cũng như nuôi dạy con cái.

Tôi rất quan tâm đến cuộc sống của các con. Tôi theo dõi sát sao việc học hành của chúng, liên hệ tốt với các thầy cô của chúng, và giúp đỡ trường học của chúng khá thường xuyên. Tôi cố gắng tạo cho con cái có những hoạt động hữu ích bên ngoài học đường. Khi các con rảnh rỗi, chúng tôi dành nhiều thời gian ở bên chúng, phần lớn là ở ngoài thiên nhiên. Chúng tôi rất cởi mở, chia sẻ tâm tình với con cái. Khi chúng lớn hơn, có những điều trong cuộc sống, chúng sẽ không muốn tôi quan tâm đến. Ngay chính bây giờ, có những việc chúng đã không mời tôi tham dự, và tôi cũng không buồn phiền vì chúng đã làm như thế.

Khoảng thời gian mà các con xa tôi lâu nhất là tám ngày. Tôi luôn mang chúng theo khi tôi phải dạy các khoá thiền ở nước ngoài. Tôi không bao giờ muốn mình trở thành những người cha, người mẹ luôn vắng bóng, và con cái chúng tôi biết cha mẹ luôn có mặt bên cạnh mình. Đối với tôi, cha mẹ có ý thức có nghĩa là họ phải sẳn sàng tham dự vào cuộc sống của nhau. Tôi tin rằng mối dây thân thiết mà chúng ta thiết lập từ khi con cái còn nhỏ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự tự lập của chúng khi chúng trưởng thành.

Là những người cha mẹ theo Phật giáo có nghĩa là chúng ta phải thiết lập trong gia đình một sự hiểu biết sâu xa về các vấn đề đạo đức, những điều luật mà các con phải tuân theo. Những giá trị đạo đức mà giờ chúng phải tuân theo, sẽ thành một phần của cuộc đời chúng. Điều đó liên quan đến cái nhìn của chúng ta về cuộc sống, cảm nhận của chúng ta về sự tuơng quan và trách nhiệm đối với nhau.

TÂM LINH CỦA CON CÁI

Khi các con tôi lớn hơn, chúng cảm nhận được rằng Phật pháp là trọng tâm đời sống của tôi. Nhưng chúng cũng dự phần lớn trong đó và tôi khuyến khích chúng tự chọn lựa con đường tâm linh của mình. Chúng ủng hộ một cách tự nguyện công việc tôi làm, việc giảng dạy của tôi, cũng như khi chúng theo tôi đến các khóa tu thiền.

Con cái thường tìm con đường riêng của chúng trong vấn đề tâm linh và sứ mệnh của tôi không phải là ép con cái vào một khuôn mẫu nào đó của những người hành pháp. Tuy nhiên hầu hết cha mẹ không thể tránh được việc ảnh hưởng đến con cái qua các hành động, lời nói, việc làm của mình. Điều quan trọng là tôi đã ảnh hưởng tốt đến các con, khuyến khích chúng biết tự suy xét, tìm hiểu vấn đề.

Tôi đề nghị là chúng ta dạy cho con cái những nền tảng đạo đức trong Phật pháp, các giới luật. Những điều nầy đã là một phần trong cuộc sống của các con tôi từ khi chúng mới biết nghe, và nhờ sự ảnh hưởng nầy, các con tôi dần có một sự hiểu biết sâu xa về các mối liên hệ. Thí dụ, chúng sẽ không làm hại bất cứ sinh vật nào, vì chúng biết, từ kinh nghiệm bản thân, rằng đó là sự xâm phạm cuộc sống. Dĩ nhiên các giá trị đạo đức của chúng không thể tách rời khỏi sự ảnh hưởng của cha mẹ, của kinh nghiệm thời thơ ấu, nhưng chúng đã thấm nhuần các điều nầy. Chúng tôi dạy cho các con biết về chánh niệm, lòng từ bi, sự tỉnh thức bằng các kinh nghiệm của chúng. Nhưng bạn không thể khiến chúng tỉnh thức, bạn không thể bó buộc chúng phải như thế nào đó. Chúng phải tự chọn cuộc hành trình cho mình, cha mẹ chỉ là người hướng dẫn, giống như vị pháp sư cũng chỉ là một hướng dẫn viên.

Trong 10 năm, tôi đã làm người hướng dẫn các khóa tu thiền chuyên sâu dành cho các gia đình ở Barre (tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ). Mục đích của một khóa tu gia đình là để tạo cơ hội cho các bậc cha mẹ có thể tu tập mà không phải rời xa con cái. Chúng tôi có tổ chức giữ trẻ, để cha mẹ có những giờ phút yên ổn hành thiền. Việc nầy ít có ở phương Tây, vì rất ít các trung tâm tu thiền chịu tiếp nhận trẻ nhỏ.

Thông thường cha mẹ phải tạm xa con cái để theo đuổi, phát triển đời sống tâm linh cho riêng họ. Dưới mắt con cái, cách làm nầy thật kỳ quặc, vì có vẻ như tâm linh là một việc mà cha mẹ phải đi đâu mới thực hiện được; cha mẹ của bạn bè chúng thì đi nhà thờ hay thánh đường, trong khi cha mẹ chúng phải đi đâu đó để hành thiền. Qua các khoá tu thiền dành cho gia đình, chúng tôi muốn tìm cách phá vỡ sự cách biệt nầy.

Con cái sẽ không có khái niệm gì về thiền cả, nên chúng sẽ coi tâm linh là một vấn đề lạ lẫm, kỳ quặc, khó hiểu. Tôi thấy rõ nhiều trẻ em không hề biết đến tâm linh trong cuộc sống của chúng. Cha mẹ chúng thuộc thế hệ bác bỏ mọi tôn giáo truyền thống, không hề đến nhà thờ, chùa chiềng, nên những đứa trẻ nầy hoàn toàn không biết đến một biểu tượng tôn giáo nào. Ở Mỹ, việc giáo dục tôn giáo ở nhà trường là bất hợp pháp; thay vào đó trẻ em được dạy về các biểu tượng của chủ nghĩa tiêu thụ, lòng ham muốn, sự tẩy chay. Rõ ràng là Phật giáo ở phương Tây cần để cập đến những vấn đề nầy, và góp phần đào tạo một thế hệ mới của những người có ý thức tâm linh.

Tâm linh có thể bao gồm tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống của chúng ta, kể cả việc nuôi dạy con cái, các mối liên hệ, sự ứng xử với người chung quanh,cũng như trong công việc. Như thế, tâm linh không phải là sự ngụy trang hay lốt áo ta mặc vào khi đến các khoá tu, rồi lại cởi bỏ ra khi trở về nhà. Cho con cái theo đến các khóa tu là một cách để nhận nhìn vấn đề nầy. Trong việc giảng dạy thiền ở phương Tây, người ta thường nghĩ rằng cuộc hành trình tâm linh là lãnh địa của người lớn, nên cuộc sống tâm linh của người trẻ tuổi thường ít được đề cập đến. Tựa như là con cái không có những lãnh vực tâm linh và nhu cầu tâm linh của riêng chúng. Hình như là chúng ta mong mỏi con cái mình sẽ trưởng thành trong nền văn hóa phương Tây, tạo ra những lỗi lầm gì đó, tích luỹ những vấn đề không thể giải quyết nào đó mà chúng có thể tích lũy, rồi khi đã đủ trưởng thành, chúng sẽ tìm đến một khóa tu nào đó để giải quyết tất cả.

Vì thế với các khóa tu gia đình, chúng tôi bắt đầu cho con cái dự trong những thời khóa ngắn, và cho cả gia đình hành thiền với nhau. Các cháu sẽ đến thiền đường mỗi ngày một lần trong nửa tiếng và chúng tôi sẽ hành thiền quán từ bi, tụng một ít kinh hay thực hiện một nghi lễ gì đó. Tôi cũng không biết các bậc phụ huynh có chấp nhận việc tôi dạy Phật pháp cho con cái họ hay không, nên năm đầu tiên, việc nầy được thực hiện rất giới hạn.

Với thời gian, một số em có những nhu cầu khác, nên đã ra đi, và các em mới đến lại thế chỗ vào. Các em muốn có thêm trong khóa tu những gì liên quan đến các nhu cầu của các em, hơn là những gì người khác nghĩ là các em cần. Các em lớn hơn nữa, lại yêu cầu có thêm các nhóm thảo luận, giảng dạy và thực hành. Các em cũng thực hành một số thời khóa tọa thiền và kinh hành. Các em nhỏ hơn thì có những sinh hoạt hơi khác, và cũng còn cần nhiều thay đổi.

Qua quá trình gần gủi các em, nhất là những em đã đến với khóa tu thiền hơn một lần, tôi nhận thấy rằng các em rất cởi mở, có thiện chí, có hứng thú trong việc tìm hiểu Phật pháp, là điều gây khá nhiều ấn tượng nơi tôi.

Dần dần tôi cảm thấy tự tin hơn vào khả năng truyền dạy Phật pháp cho các em cũng như khả năng lãnh hội của chúng. Tôi nghĩ điều quan trọng và thiết yếu là chúng ta phải xem các em như những người có đầy đủ trách nhiệm tâm linh. Các em có thể chưa phát triển đầy đủ về thể xác, còn thiếu sót trong giao tế, nhưng các em cũng được thụ hưởng tâm cởi mở và một khả năng lãnh hội đáng kể.

GIẢI THOÁT KHÔNG ĐÒI HỎI GIỚI HẠN HOÀN CẢNH

Thiền tựu trung là sự tỉnh thức trong cuộc sống và trong chính nội tâm của ta. Đó là tâm điểm của mọi con đường đạo. Chánh niệm giúp chúng ta tỉnh thức, có mặt trong từng giây phút hiện tại, và một số nghi thức, cũng như công phu hành thiền là những việc làm để nhắc nhở chúng ta chánh niệm. Khi mới bắt đầu tu thiền, tôi không có kế hoạch gì đối với những gì tôi đang theo đuổi, tôi thường dựa vào các vị thầy của tôi. Họ khuyến khích tôi quán về từ bi, về các mối liên hệ hay sự vô thường, về cái không ngay chính trong các kinh nghiệm của bản thân.

Dần dần, tôi phát triển lòng tin, tín tâm sâu đậm, cả trong việc thực hành lẫn trí tuệ phát sinh từ việc thực hành. Giờ tôi thấy sự hành thiền của mình đã có nền nếp riêng, không liên quan gì đến sự chọn lựa của tôi. Nó có những giây phút vận hành riêng, đôi khi không lường trước được. Có những lúc tôi có ý phát triển định, tâm từ hay tâm nghi, nhưng nhiều khi sự hành thiền của tôi lại phát triển theo một cách khác, không liên quan gì đến ý hướng của tôi.

Định không nhất thiết phải có trước khi đạt được trí tuệ, nhưng sự bình an, tĩnh lặng giúp cho trí tuệ thêm sâu lắng và sự chuyển hoá được tinh tế hơn. Bất cứ ai muốn được giác ngộ đều được lợi ích khi biết cách phát triển trạng thái thanh tịnh, tâm sáng suốt, là những yếu tố liên quan mật thiết đến sự phát triển chánh niệm.

Thật khó mà bày tỏ các sự lợi ích của chánh niệm, chú tâm với người khác, mà không hàm ý rằng việc đạt được giác ngộ tùy thuộc phần lớn vào sự hoàn thiện của từng cá nhân. Động lực chính thúc đẩy người ta bắt đầu hành thiền là người ấy phải thật sự muốn chuyển đổi, muốn hoàn thiện bản thân, muốn tìm con đường giải thoát khỏi mọi khổ đau. Thiền không phải chỉ là theo đuổi việc hoàn thiện bản thân và hạnh phúc cá nhân; con đường tâm linh là nhằm chấm dứt khổ đau cũng như nguyên nhân của khổ đau, nhằm phát triển lòng từ bi vô hạn, cũng như trí tuệ giải thoát.

Khả năng biểu lộ trí tuệ qua các hành động khôn ngoan, từ bi không nhất thiết phải gắn với các chứng nghiệm cao sâu nào trong thiền định. Bám víu vào sự hoàn hảo, vào kết quả của các chứng nghiệm, cùng với sự tự đánh giá không ngừng nghỉ trong nội tâm dựa vào sự có đạt được chứng nghiệm hay không là một trong những rối loạn thần kinh trầm trọng của người hành thiền.

Có hàng ngàn phương pháp tu thiền khác nhau, nhưng mục đích chính trong phần lớn các phương pháp vẫn là để giúp cho người hành thiền đến gần hơn với sự sống trong từng giây phút hiện tại, vì vậy các phương pháp đều nhằm vào phát triển sự tỉnh thức. Do đó các đề mục được xử dụng -dầu là câu niệm, một hơi thở hay sắc thân- điều đó không quan trọng lắm. Đề mục có thể thay đổi tùy theo sự thích hợp của mỗi người, tùy theo điều gì đem lại cho thiền giả nhiều lợi ích nhất. Không có một quy trình thứ lớp nào cho các đề mục thiền quán; theo dõi hơi thở để phát triển trí tuệ không hẳn là tốt hơn việc xử dụng một câu chú niệm hay ngược lại.

Tất cả mọi người bắt đầu đến với thiền đều đã được trang bị đầy đủ những gì cần có. Họ không cần phải học nhiều điều trước khi bắt đầu hành thiền; mọi người đều có hơi thở để trụ vào đó, chú tâm theo dõi. Bạn không cần phải có bí truyền hay mật truyền gì, không cần có nhiều kinh nghiệm hay một môi trường đặc biệt nào. Đó là điều quý báu nhất của thiền -bạn không cần phải là một người đặc biệt nào đó, hay ở một nơi đặc biệt nào khác. Tỉnh thức là chuyển hóa, nó phá vỡ các thành kiến, sự bám víu, ảo tưởng, xuyên tạc, để nhanh chóng mang đến cho nội tâm ta sự bình an, hạnh phúc.

TỈNH THỨC MANG LẠI HẠNH PHÚC

Tôi cố gắng giữ cho cuộc sống của mình đơn giản, quyết tâm không để cho cuộc đời mình chịu nhiều xáo trộn. Tôi không muốn có những xáo trộn, đó không phải là điều tôi chọn lựa, chúng không đem lại lợi ích gì cho tôi. Khi có nhiều việc phải làm, tôi cẩn thận sắp xếp các việc phải làm mỗi ngày. Đó là những lúc tôi làm được việc. Nếu tôi tiếp xúc với tâm an tĩnh, thì cuộc sống tôi được an tĩnh ngay cả khi tôi rất đang bận rộn. Ngược lại nếu tôi không cảm thấy an tĩnh, thì tôi không thể tìm được sự an tĩnh, hoà hợp bất cứ ở đâu trong cuộc sống. Tôi không nghĩ rằng sự xáo trộn, mất thăng bằng gắn liền với cuộc sống; mà đúng hơn là với sự lựa chọn của chúng ta trong cuộc sống và cách sống của chúng ta.

Tôi luôn sống trong chánh niệm. Dầu đang viết lách, tiếp chuyện với người, gặp gở các thiền sinh hay đọc sách báo, phần nhiều tôi luôn giữ chánh niệm. Đôi khi chúng ta dễ nghĩ rằng được mộng mơ cũng thích, như khi ta chìm trong những giấc mộng, trong sự tưởng tượng nhưng thực ra, tôi cảm thấy sống xa rời thực tế như thế mới đúng là phiền não.

Tôi rất cần tạo cho mình những khoảng thời gian được một mình, vì tôi cảm thấy sự đơn độc tái tạo sinh lực, làm tươi mát tôi hơn. Ở phương Tây, chúng ta có nhiều cách thư giãn rất lạ kỳ. Chúng ta đọc sách, nghe nhạc, ăn uống và mơ mộng cùng một lúc, vậy mà ta lại nghĩ là mình đang chăm sóc bản thân. Đối với tôi, đó là đơn đặt hàng cho sự xáo trộn.

Khi hướng dẫn một khóa tu thiền, tôi cũng coi đó là một khóa tu dành cho bản thân. Tôi không coi đó là khoảng thời gian chỉ để dạy người khác. Vì các khóa tu tạo cho tôi những cơ hội quý báu để tham dự vào nhiều thời khóa tu thiền, tĩnh lặng. Do đó tôi không cảm thấy mình chỉ là người dạy.

Tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đã đạt được điều gì trong công phu tu tập của bản thân; hình như lúc nào cũng có một điều gì nữa cần được khám phá, vì thế việc hành thiền của tôi luôn sống động, mãnh liệt. Nếu thiền chỉ là một điều gì đó tôi thực hiện cho người khác, chắc là tôi chẳng còn hứng thú gì. Tôi chưa từng có cảm giác đó, và hy vọng rằng tôi sẽ chẳng bao giờ có cảm giác rằng mình đã đến đích.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH: MỘT SA MẠC HAY ỐC ĐẢO?

Để hành thiền trong cuộc sống đời thường, quan trọng là ta phải thường dành thời gian để tĩnh lặng, để tiếp xúc với những người đồng chí hướng. Đối với nhiều người, rõ ràng là có một khoảng cách lớn giữa cuộc sống đời thường và cuộc sống ở các khóa tu thiền, đó chính là do sự thiếu vắng một cộng đồng tâm linh. Nhu cầu thành lập tăng đoàn là điều cần phải nhấn mạnh ở đây. Ở phương Đông thì không thiếu vắng các tăng đoàn, vì hầu như ở mọi góc đường đều có chùa chiềng, nhưng ở phương Tây có một khoảng cách lớn giữa các mối liên hệ tâm linh, và nhiều người đành phải trú trong những sa mạc tâm linh khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Nếu họ đã trãi qua những giai đoạn phát triển tâm linh sâu xa ở các khóa tu thiền chuyên sâu, rồi sau đó lại đánh mất chúng, thì họ cần xét lại lối sống, cách làm việc, các mối liên hệ của mình rốt ráo hơn.

Nhiếu người quá coi trọng sự chứng nghiệm đến nỗi họ coi thường con đường của trí tuệ đạt được do thiền quán bên ngoài các khoá tu. Trí tuệ chứng nghiệm được từ công phu tu thiền nghiêm mật, khi chúng ta có thể trực tiếp chứng nghiệm được cái không, sự vô thường, hay sự liên hệ giữa khổ đau và nguyên nhân của khổ đau. Những chứng nghiệm trực tiếp, bóc trần chúng ta đến từng lớp tế bào. Nhưng người ta nhận thấy rằng các chứng nghiệm nầy không phải là giải thoát trừ khi họ có thể áp dụng chúng. Trong cuộc sống, buông bỏ, sống trong tinh thần của cái không, của từ bi có nghĩa là gì? Trí tuệ do thiền quán mang lại, được coi như mang nhiều dấu ấn của truyền thống Tây Tạng, do đó có lẻ không được quan tâm đủ trong truyền thống Nguyên thủy, cũng như trong đời sống của nhiều người phương Tây.

CÁC KHOÁ CHUYÊN TU DÀI HẠN

Trong các khóa tu ngắn hạn, từ vài ngày đến một tuần, tôi có một phương cách tiêu chuẩn cho việc thực hành, nhấn mạnh đến chánh niệm, trí tuệ và cái không. Ở các khóa tu dài hạn, tôi thường trao đổi với thiền sinh xem có điều gì họ muốn chú tâm thực hành. Họ có thể muốn phát triển định sâu xa hơn hay ổn định các trạng thái tâm. Đôi khi họ chỉ muốn thực hành tâm không phân biệt.

Người tham gia các khóa tu dài hạn là người có trách nhiệm cao đối với con đường đạo và cuộc hành trình tâm linh của mình. Vì vậy, tôi không cảm thấy đúng để biểu hiện quyền lực của mình bằng cách bảo điều gì mới đúng cho họ, điều gì họ cần phải phát triển. Có người cảm thấy tâm họ có khuynh hướng hay sân hận hay ham muốn, nên muốn thực hành niệm xả nhiều hơn. Người khác lại có những khuynh hướng khác. Tôi để họ tự quyết định hướng đi của họ hơn là áp đặt ý tưởng của tôi.

Phát triển các trạng thái định sâu xa hơn và các tầng thiền định, đòi hỏi một thời gian dài, cũng như môi trường, sự hỗ trợ nào đó. Nhiều khi một khóa tu dài hạn là nơi duy nhất mà thiền sinh có thể có đủ hết các điều kiện nầy. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng các khóa tu dài hạn là điều thiết yếu để được chứng nghiệm, vì sự chứng nghiệm không liên quan gì đến thời gian. Có người chỉ đến các khóa tu ngắn hạn hay không đến một khóa tu nào cũng có thể đạt được những chứng nghiệm sâu xa. Tuy nhiên, các khóa tu dài hạn tạo cho bạn một môi trường mà bạn có thể có được một cái đầu chín chắn, sung mãn và một trái tim cao cả.

MỘT PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP

Tôi bắt đầu hành thiền với Geshe Rabten, một vị thầy khả kính trong Phật giáo Tây Tạng, ở Dharamsala, Ấn Độ. Trong nhiều năm, tôi thực hành theo truyền thống Tây Tạng, kể cả quán tưởng, quán chiếu và tất cả các nghi thức trong Kim Cang thừa. Sau đó tôi tham gia một vài khóa thiền minh sát khi tôi vẫn còn theo thầy Geshe Rabten, rồi thêm các khóa tu dài hạn, một mình cũng như theo nhóm, thực hành theo thiền minh sát. Lúc đó tôi cũng thực hành thiền định và theo một số phương pháp của thiền Nguyên thuỷ.

Sau một vài năm, tôi từ bỏ các cách tu hoàn toàn theo Phật giáo Tây Tạng. Tuy nhiên, tôi đem theo các căn bản về quán tưởng vào việc thực hành thiền minh sát. Đó vẫn còn là nền tảng mà tôi thường dùng để giảng dạy và thực hành.

Phần lớn việc thực hành của Nguyên thuỷ (Theravada) là về sự khám phá bản thân và tuệ giác, nhất là tuệ giác về các đặc tính của hiện hữu như là: vô thường, khổ và vô ngã. Đó là con đường có thể mang lại một số chứng nghiệm, khám phá, tiến bộ. Điều nguy hiểm là chúng ta có thể bị kẹt vào những khám phá về bản thân mà quên đi những lãnh vực rộng lớn hơn trong Phật giáo Đại thừa (Mahayana), nhấn mạnh đến việc phát triển tâm từ bi.

Đôi khi người ta hình như không tìm thấy mục đích gì trong Phật giáo Nguyên thủy truyền thống ngoài việc chấm dứt khổ đau, giải thoát bản thân. Những phát triển sau nầy của Nguyên thuỷ như là thiền quán về từ bi, được xem như yếu tố phụ thuộc. Trong Đại thừa (Mahayana), nhấn mạnh về động lực và ý muốn hoàn thiện các đặc tính của tâm tri, có vẻ hỗ trợ một nền tảng rộng rãi hơn cho việc hành thiền.

Hai nền tảng Phật giáo nầy trong tôi bổ túc cho nhau chứ không hề gây một xung đột nào. Tuy nhiên, đôi khi tôi cũng thấy khó khăn khi giảng dạy mà đều nhấn mạnh đến cả hai. Khi tôi được huấn luyện theo truyền thống Đại thừa, nhấn mạnh đến văn, tư, tu và giới luật. Trong khi theo truyền thống Nguyên thủy (Theravada) như được dạy ở phương Tây (không nhất thiết giống như thế ở phương Đông), lại nhấn mạnh đến thanh tịnh tâm, đưa đến tĩnh lặng.

TỰ NGUYỆN

Chúng ta cần phải quán xét kỹ càng xem mình phải áp dụng Phật pháp như thế nào vào cuộc sống. Trong các khoá tu, điều chính yếu khiến người ta có thể chuyển hóa hay chứng đạt là nhờ vào sự tự nguyện chú tâm chánh niệm của họ. Nếu họ đến với các khóa tu với ý nghĩ giống như đi nghỉ phép, thì họ cũng chỉ được có thế. Họ có thể cũng dự mọi buổi tọa thiền, nhưng sẽ chỉ để ngủ. Chính lòng tự nguyện chú tâm chánh niệm mới đem lại cho sự hành thiền của ta sự sống động, mãnh liệt. Điều đó đến từ người tham dự khóa tu, chứ không phải tự trong môi trường tu.

Sự tự nguyện để chú tâm chánh niệm là yếu tố tiên quyết để chúng ta có được cái cảm giác mình đang trên một cuộc hành trình tâm linh. Nếu trong mọi khía cạnh của cuộc sống, chúng ta cũng đều có sự tự nguyện chú tâm chánh niệm, chúng ta sẽ cảm thấy mình thực sự sống đầy tâm linh ngày nầy qua ngày khác. Nếu đánh mất lòng tự nguyện chú tâm chánh niệm đến những gì xảy ra trong từng giây phút, thì thiền trở thành một hoạt động tĩnh tại chỉ xảy ra khi chúng ta ngồi trên gối thiền.


Hiệu Đính Dựa Theo Tự Điển Phật giáo & Thiền Shambhala (Shambhala Dictionary Of Buddhism & Zen, 1991)

1. Kagyupa:Một trong bốn môn phái chính trong Phật giáo Tây Tạng. Môn phái nầy nhấn mạnh vào việc truyền tâm ấn (great seal). Được mang từ Tây Tạng đến Ấn Độ vào thế kỷ thứ 11 bởi để tử của ngài Milarepa.

2. Mahamudra: Đại Ngộ (Great Seal), là những giáo lý chỉ thẳng, trực tiếp trong Kim Cang thừa để chứng đắc tâm chân thật. Ở Tây Tạng, đặc biệt được truyền dạy trong tông phái Kagyupa.

3. Chenrezi: Được coi như Bồ Tát Quan Thế Âm trong Phật giáo Tây Tạng. Thường được thể hiện bằng hình tượng có bốn tay, ngồi trên toà sen.

4. Tara: Là hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm, rất phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng. Được biết qua 21 hình tướng, màu sắc khác nhau.

5. Gelugpa: Một trong bốn tông phái chánh của Phật giáo Tây Tạng, chú trọng vào giới luật và sự thông suốt kinh điển. Do Tsongkhapa sáng lập vào thế kỷ thứ 15.

6. Nyingmapa: Một trong bốn tông phái chánh của Phật giáo Tây Tạng, ‘Trường phái Cổ Điển’, kết hợp mọi truyền thống Phật giáo cổ điển nhất của Tây Tạng, được truyền bá từ Ấn Độ.

7. Maechee:Tên gọi nữ tu sĩ Phật giáo ở Thái Lan.

8. Indra’s Net: Nhân đà la võng. Lưới trời Đế Thích. Vô số châu ngọc trang trí bao phủ cung trời Đế Thích hình thành một ‘mạng lưới’ bao quát các châu ngọc nầy cùng phản chiếu lẫn nhau hình thành một ‘mạng lưới trùng trùng cảnh giới’ bên trong mỗi viên ngọc. Điều nầy được sử dụng như một ẩn dụ để minh họa sự tương nhập và hỗ dung của Pháp giới Viên Dung của Hoa Nghiêm. (Theo Bảng Tự Điển Thuật Ngữ của Thanh Lương-Thích Thiện Sáng trong Triết Học Phật giáo Hoa Nghiêm Tông, 1971.)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2012(Xem: 14931)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
17/11/2012(Xem: 4117)
Thân người có ba chứng bệnh là bệnh thuộc về phong, bệnh thuộc về hàn và bệnh thuộc về nhiệt, nhưng ba chứng bệnh này gây họa không lớn, chỉ khổ trong một đời. Tâm cũng có ba nhóm bệnh, nhưng ba bệnh này gây họa thật nghiêm trọng, khiến con người phải chịu khổ đau vô lượng kiếp. Chỉ có Đức Phật, một đại lương y mới có thể ban thuốc chữa trị. Người tu hành trong vô lượng thế giới mãi bị các căn bệnh hiểm nghèo này, hôm nay mới có cơ hội tu dưỡng đức hạnh. Thế nên phải có ý chí kiên định, siêng năng tu tập, không tiếc thân mạng. Như một chiến tướng xông trận, nếu lòng không kiên định thì không thể phá giặc, phá giặc loạn tưởng
03/10/2012(Xem: 6227)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
30/09/2012(Xem: 9221)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiền là Thiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên Thai và Tam Luận chớ không nhất thiết chỉcó Đạt Ma tông. Nhưng từ đời Đường về sau, Đạt Ma tông trở nên hưng thịnh vì thế từ ngữ Thiền tông liền chuyển sang để chỉ cho Đạt Ma tông.
01/08/2012(Xem: 15932)
Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật. Lời Phật chỉ là phương tiện dẫn lối, đưa người vào ngôi nhà Chánh giác, giống như ngón tay chỉ trăng. Tâm Phật mới là cứu cánh của Chân lý bất nhị. Cho nên Phật dạy Tâm là tông chỉ, cửa Không là cửa Pháp. Đã là cửa Không, thì tại sao bày chi Mười cổng? Há chẳng nghe người xưa bảo, “Từ cửa mà vào thì không phải là của báu trong nhà. Nhờ duyên mà thành tựu tất phải có vay mượn bên ngoài.” Nói như vậy thật chẳng khác gì đất bằng dậy sóng, thịt da đang lành lặn lại đem ra cắt mổ đớn đau. Đã là tự tánh thì ai cũng vốn sẵn có đầy đủ, xưa chẳng bớt, nay chẳng thêm. Nhưng vì vô minh phủ lấp, hể còn sống trong đối đãi thì phải dùng pháp đối trị để ngăn ngừa vọng tâm điên đảo: Sáng đối với tối, Tịnh đối với nhiễm, Giới Định Huệ đối với Tham sân si v.v…
30/07/2012(Xem: 14135)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
28/07/2012(Xem: 8776)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữvà Đạt tâm. Do đó, chư Phật, chư Tổ ứng cơ thị hiện, tiếp dẫn độ sanh, nhằm mục đích tạo cho con người có một cuộc sống an bình tự tại. Phương tiện thì nhiều, nhưng cứu cánh chỉ có một. Nếu chúng ta biết tự chủ, nỗ lực tinh tiến dũng mãnh không chi chẳng thành tựu. Tinh tiến ít thì đạt kết quả ít, tinh tiến nhiều thì đạt kết quả nhiều. Tinh tiến rốt ráo thì kết quả viên mãn.
26/07/2012(Xem: 12444)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
25/07/2012(Xem: 15134)
Thiền (Zen) nghĩa là nhận biết Tự tánh (True Sefl). “ Ta là gì ?” (What am I?) Đó là câu hỏi rất quan trọng. Nhất thể trong sạch sáng suốt là gì? Nếu thấu hiểu, quý vị sẽ được tự do tự tại trong sanh tử. Làm thế nào đạt được tự do tự tại trong sanh tử? Trước hết, điều cần thiết là hướng đi phải rõ ràng.
09/07/2012(Xem: 3395)
Thiền và cảm xúc có một mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tu tập, chuyển hoá tâm cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]