Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Căn Bản Thiền

19/01/201122:22(Xem: 3878)
Chương 4: Căn Bản Thiền

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
BƯỚC SEN
NỮ TU VÀ CƯ SĨ PHẬT GIÁO
CUỘC SỐNG, TÌNH YÊU VÀ THIỀN ĐỊNH
Walking On Lotus Flowers: Buddhist Women Living, Loving and Meditating
Tác Giả: Martine Batchelor - Biên Tập Viên: Gill Farrer-Halls
Việt Dịch: Diệu Ngộ -Mỹ Thanh & Diệu Liên-Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN I : THIỀN LỘ.

Chương 4: Căn Bản Thiền

Aoyama Sensei

Aoyama Sensei là ni trưởng của một trung tâm đào tạo Ni, thuộc truyền thống Thiền Soto của Nhật bản. Bà là một nhà văn nổi tiếng, cũng là một nhà chuyên môn về trà đạo và nghệ thuật cắm hoa. Bà rất trang nghiêm nhưng cũng bình dị, dáng vẻ uy nghi nhưng vẫn toát ra lòng đại bi.

NGỒI THẲNG VÀ THẲNG THẮN

Căn bản của việc tọa thiền (Zazen) {za, “toạ, ngồi”, zen, “thiền”} là để điều chỉnh thân; nghĩa là, ngồi tréo chân, đôi tay để lên nhau, lưng thẳng. Ngồi thẳng lưng nghĩa là phần mông sau đưa ra, bụng cũng đưa ra phía trước và lưng thì thắt chặt. Rồi bạn điều hòa hơi thở. Điều chỉnh thân và tâm không phải là hai công việc tách biệt; bản thể tâm linh được biểu tượng hóa bằng hình thể vật lý nầy.

Đừng nghiêng bên nầy, bên kia, qua bên trái hay bên phải. Hãy giữ tư thế cho thẳng. Nếu việc toạ thiền phát triển tốt, bạn có thể sinh tự kiêu và nghĩ rằng mình hơn hẳn thiên hạ. Trái lại, nếu việc toạ thiền không suông sẻ, bạn có thể thất vọng, chán nản, nhưng điều quan trọng là không đi đến hai thái cực này, phải trung dung. Ngồi cho thẳng và thẳng thắn trong sự thực tập.

Bước cuối cùng để phát triển tư thế toạ thiền đúng cách là hòa hợp hơi thở với tư thế. Bắt đầu bằng cách thở ra, đẩy hết hơi thở của bạn ra và để cho thân theo hơi thở, rồi hít thở vào từ từ trong lúc bạn sửa lại tư thế cho đúng. Khi thở ra, bạn đẩy ra tất cả các khí xấu (năng lượng). Khi bạn để thoát ra ngoài tất cả những khí cũ, hôi hám chất chứa trong phổi, từc là bạn cũng đẩy ra tất cả những ý nghĩ lộn xộn và các vọng tưởng.

Khi bạn thở ra, các cơ quan cũng được thư giãn. Nếu có sự căng thẳng các cơ quan tế bào, bạn sẽ bị giao động và nếu bạn ngồi thiền với sự căng thẳng này, kết quả là bạn sẽ cảm thấy buồn bực hơn. Một khi bạn thở các căng thẳng nầy ra, cảm thấy nhẹ nhàng, là bạn đã ở tư thế sẵn sàng để tọa thiền.

SỰ PHẢN CHIẾU TRONG GƯƠNG

Giờ bạn đang hít thở điều hoà và thân đang ở vị trí thiền toạ. Mọi thứ đều thăng bằng, nhưng bạn phải nhớ rằng thân nầy liên hệ đến tâm. Kể cả khi mọi thứ đều đâu vào đó và tâm bạn mở ngõ cho thanh tịnh thì vọng tưởng dấy lên. Tiếng động đến tai. Mắt thấy ánh sáng thay đổi. Tất cả đều là những hoạt động tự nhiên của tâm, ta không cần phải chối bỏ chúng, nhưng cũng không nên chạy theo chúng. Chúng như những hình ảnh phản chiếu qua chiếc gương soi.

Các tư tưởng dấy khởi giống như mũi tên xuất phát. Quan trọng là đừng nắm bắt và theo đuổi chúng, cũng như là những mũi tên kế tiếp. Hãy để cho mũi tên đầu tiên rơi xuống chứ đừng bám theo nó. Nếu bạn có nghe tiếng xe bên ngòai, đừng bắt đầu nghĩ: “Người này đi đâu mà vội vã quá?” Nếu một tư tưởng dấy khởi, đừng theo đuổi nó, vì đó là sự bắt đầu của bám víu, si mê.

Tư tưởng dấy khởi thường làm chủ, trong ý nghĩa là chúng ta có khuynh hướng chạy theo nó như một kẻ nô lệ. Hành thiền là không để cho các vọng tưởng làm chủ. Đừng theo đuổi nó, hãy để nó tự đến, tự đi. Nếu các tư tưởng xuất hiện, chỉ cần quay lại tư thế ngồi ngay thẳng. Ở đây tôi muốn dùng một biểu tượng của Thiên Chúa giáo. Toạ thiền giống như cây thập tự giá. Đấng Christ trên thập tự giá là biểu tượng của cái chết của tự ngã tầm thường. Tự ngã chết đi và tái sanh thành vũ trụ vạn vật.

Chúng ta thường nghĩ rằng các ý tưởng của mình là những điều tuyệt diệu, nhưng chúng đã từng có mặt ở đây 20, 30, 50 hoặc có thể là 100 năm rồi. Những gì mà con người có thể suy nghĩ và hiểu được thật rất giới hạn, và thường xoay quanh cái ngã. Rất ít có những ý tưởng đáng để ta theo đuổi.

Chúng ta toạ thiền, là mong cái tự ngã thường theo đuổi các vọng tưởng, có thể chấm dứt, nhưng các vọng tưởng cứ tiếp tục hiện đến. Mỗi khi nhận thức được rằng chúng ta đang dong ruổi trên chuyến xe lửa vọng tưởng về Luân đôn hay đến Mỹ quốc, chúng ta phải quay lại việc toạ thiền của mình. Chúng ta phải khơi dậy niềm mong muốn đạt được giải thoát. Dầu ta có dong ruổi hằng tỷ lần, nhưng tất cả việc ta cần làm là quay trở về với tâm tỉnh thức và sự toạ thiền của mình.

Việc toạ thiền là nền tảng, và quá trình điều khiển thân tâm, sự hít thở; không chạy đuổi theo những vọng tưởng, lúc nào cũng quay trở lại với công việc trước mắt, chỉ toạ thiền. Đây là nền tảng dựa trên đó bạn vun trồng tâm linh nầy, đem nó trở về với đời sống nội tâm của mình.

Khi bạn lau chùi và giặt giũ, bạn hãy giữ chánh niệm về thân và tâm nơi việc ấy. Bất kỳ bạn làm gì, chỉ chú tâm vào việc đang làm và quay trở về với nó ngay khi biết mình đang lạc hướng. Cả cuộc đời bạn phải là chỉ để thực hành. Kodo Sawaki có nói: ‘Tôn giáo là đời sống’. Đây là cuộc sống hằng ngày của chúng ta – lau chùi, giặt giũ, chỉ làm bổn phận của mình. Tôn giáo cần phải đến với cuộc đời, hoà nhập vào cuộc sống đời thường.

NGƯỜI ĂN XIN CỬA THIỀN

Đừng cố gắng đạt được điều gì đó qua việc tu tập của mình. Dĩ nhiên một người đã từng tu tập sẽ khác, nhưng đấy chỉ là kết quả, không phải là chủ đích mà ta nhắm đến. Tu tập với ý muốn sẽ đạt được một cái gì đó cho bản thân là kẻ ăn mày cửa thiền.

Chữ “thực tập”, viết theo tiếng Nhật là shuygyo. Có hai cách để viết chữ shu.Một là nét chữ được dùng trong chữ “đại thương” (big business). Nó có nghĩa là một công việc với năng khiếu đặc biệt hoặc với một khả năng nhất định nào đó, như bác sĩ, chẳng hạn. Một nét chữ khác có nghĩa là tự dâng hiến mình cho cái gì đó. Tôn giáo là gyo, nghĩa là di động, thi hành. Đó là việc bạn phải thực hiện, không phải để phát triển một năng khiếu đặc biệt nào. Những người hành thiền với ý muốn là nó sẽ dẫn ta đến đâu đó hay đạt được điều gì đó cho bản thân, thường bỏ cuộc sau vài năm thực tập.

TRÍ TUỆ VÀ LÒNG TỪ BI

Mặc dù hành thiền là nền tảng của việc tu tập cả một đời, bạn vẫn có thể ngồi thiền với ý niệm sai lầm. Sau vài năm thực tập, nó sẽ thay đổi tính tình của bạn, vì vậy việc hành thiền cũng phải được chỉnh sữa. Bạn biết mình làm đúng hay không bằng cách lắng nghe một vị thầy mà bạn kính phục và bằng cách đọc những bài viết về Phật giáo. Đấy là trí tuệ.

Thế giới của trí tuệ là thế giới của tri thức. Từ bi là thế giới của cảm xúc. Chúng ta phải nhớ rằng cảm xúc mạnh hơn tri thức. Chúng ta có thể biết một hành động là bất thiện, nhưng cảm thấy không thể dừng lại; thí dụ, người ta vẫn hút thuốc, dù biết nó có hại cho sức khoẻ.

Từ bi bao gồm tình thương yêu, nhưng gốc rễ của từ bi là biết rõ tất cả chúng ta đều đau khổ. Đức Phật đã chịu khổ cùng với tất cả chúng sanh. Vì thế Ngài hiểu rõ tất cả nỗi đau cũng như lòng ái dục của chúng ta. Nếu bạn hiểu sâu sắc về điều này, năng lượng cảm xúc sẽ thấm vào bạn và sẽ hỗ trợ cho công phu tu tập của bạn. Lần nữa, việc tu tập phải theo một hướng đi đúng, và đó là công việc của trí tuệ.

NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ

Từ bi là cái nhìn về thế gian với tất cả chúng sanh được xem như là biểu hiện của tính đồng nhất của vạn vật. Tuy nhiên, cái ngã nhỏ bé của chúng ta không nhận biết rằng sự hiện hữu của chúng ta phát xuất từ một nguồn ánh sáng vũ trụ. Cái tự ngã nhỏ bé không muốn bị đau đớn, nó muốn mọi thứ tốt đẹp cho nó, và muốn bảo vệ cái ngã nhỏ bé ấy; đó là nguồn gốc của khổ đau. Chừng nào chúng ta còn chưa nhận biết đó là nguồn gốc của khổ đau, thì sẽ không có cách gì để khắc phục.

Căn phòng đầy ánh sáng nầy, nhìn có vẻ sạch sẻ, nhưng nếu ta làm cho nó tối đi, chỉ cho ánh sáng chiếu qua khe, ta có thể thấy bụi bậm rất rõ trong luồng ánh sáng đó. Lắng nghe các bài pháp Phật giáo, ta có thể nhận biết các lỗi lầm của mình, và nguồn gốc của chúng. Chúng ta nhận ra hoàn cảnh đáng thương của mình.

Qua sự hiểu biết này và những giọt mắt đi kèm, ta có thể nhìn những kẻ đau khỗ khác, đang chỉ lo cho bản thân của chính họ, mà không trách móc họ. Ta có thể thông cảm với họ, cảm thương họ. Đó là bước khởi đầu của lòng từ bi chân thật; chia sẻ khổ đau với người khác thay vì phê bình, quay lưng lại với họ.

Chỉ thực hành trí tuệ thôi chưa đủ, nếu bạn không có lòng từ bi, thì sự tu tập của bạn rất nông cạn. Cùng chia sẻ đau khổ với người khác, đó mới là sụ tu tập chân chánh. Khi người khác thấy bạn không kết tội họ mà bạn cũng đang khổ như họ, hoặc bạn chịu khổ vì họ, họ sẽ cảm nhận một cách khác. Bạn có thể thực sự thức tỉnh qua việc thông cảm hoàn toàn với người khác.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 8397)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
02/10/2011(Xem: 6851)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
13/09/2011(Xem: 8122)
Thiền - dù trải qua bao thế hệ thời đại theo thời gian và không gian, với quan niệm tu tập trong mọi tôn giáo có khác nhau - cũng chỉ là phương pháp thực hành để đến đích của đạo mình, nên gọi đồng tên thiền kèm theo đạo hoặc môn phái riêng và có nhiều tên đặt không giống nhau, ngay cả trong Phật giáo cũng có nhiều loại thiền. Tổ Sư Thiền có lẽ bắt đầu từ thời Trừng Quán (738-839), Tứ tổ Hoa nghiêm tông của Phật giáo Trung Hoa, sư Khuê Phong Mật Tông (780-842).
25/07/2011(Xem: 3480)
Người học về thiền này không nghỉ, không ngưng lại, luôn luôn quán sát hơi thở ra vào thì hộ trì được ba nghiệp thân, miệng, ý, gọi là giới học và định, tuệ.
25/07/2011(Xem: 4829)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
23/07/2011(Xem: 3886)
Thiền Tiệm Ngộ là pháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
23/07/2011(Xem: 5906)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
22/07/2011(Xem: 5019)
Ngày nay, Thiền tông đang phát triển nhanh ở nước Mỹ; ở những quốc gia phương Tây khác, thiền cũng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dù có nhiều người cảm thấy thích thú đối với thiền ngay từ lúc đầu, nhưng chỉ có một số ít người theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng. Tại sao như vậy? Tại vì sự quan tâm của họ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, nhiều người đã từ bỏ sự theo đuổi đối với thiền giữa chừng. Sự quan tâm của họ chỉ đơn thuần là sự tò mò, đến rồi đi, vào rồi lại ra một cách dễ dàng như là sự thay đổi áo quần vậy. Để kiên trì theo con đường của thiền, thì ngay từ đầu cần phải biết và rèn luyện ba nhân tố cốt lõi của thiền tập.
21/07/2011(Xem: 8945)
Tuy lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng ‘nhà Chúa’ và ‘nhà Chùa’ không xa nhau và không tách biệt đối với tôi từ thưở nhỏ. Ở xóm tôi, thuộc huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Chúa chỉ cách nhà Chùa có năm phút đi bộ. Chuông công phu và chuông nhà thờ ngân vang cả vùng, gửi qua bao tầng không gian những thông điệp hòa bình và tin yêu giữa một xã hội túng bấn cả hai.
17/07/2011(Xem: 3666)
Khuôn mặt chính của tông phái tiên phong nầy là Thiên Thai Trí Khải (538-597), người đã được nhìn nhận như một triết gia vĩ đại trong những triết gia Phật giáo ở Trung Hoa, có một chỗ đứng ngang hàng với Thomas Aquinas và Al-Ghazali, là những người đã lập thành hệ thống lề lối tư tưởng và phương pháp hành trì tôn giáo trong lịch sử thế giới. (Tiến sĩ David W. Chappell – Đại học Hawaii, Manoa)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]