Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô thường và sự chết

18/01/201111:43(Xem: 11586)
Vô thường và sự chết

 

Đại Thủ Ấn (Mahamudra)
Ouang Tchuk Dorjé - Dịch giả: Thích Trí Siêu

Chương I
Dự Bị Tu Tập

Vô thường và sự chết

Nếu không quán chiếu về vô thường thì tâm sẽ không bao giờ dứt bỏ sự dính mắc cuộc đời. Nếu tâm còn dính mắc thì còn sinh tử luân hồi. "Sự sống của con người luôn luôn bị đe dọa, nó vô thường mỏng manh như hòn bọt trên mặt nước, có thể vỡ tan dưới cơn gió nhẹ. Quả thực là một phép lạ cho chúng ta, sau khi thở ra lại có thể hít vào được một hơi khác, và sau khi ngủ dậy, thấy rằng mình vẫn còn sống." (Nagarjuna, Suhrillekla).

Tất cả sự vật, do nhân duyên giả hợp, đều vô thường, sự sống của mọi loài cũng vậy. Ta không thể nào biết chắc khi nào ta sẽ chết. Thêm vào đó, khi cái chết đến, ta không thể cầu cứu với ai được, ngoại trừ Phật pháp. Nếu lúc còn sống, ta tự thả trôi theo giòng đời, bám víu vào dục lạc nhất thời, thì chắc chắn không thể nào thoát khỏi nguyên nhân của đau khổ. Vậy ta hãy phát nguyện quán chiếu về sự chết mỗi khi tâm ta chạy theo ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy).

Tất cả sự vật, là những pháp hiện hữu do nhiều nhân duyên kết tạo, đều vô thường. Tất cả động vật, bất động vật, sinh vật và cảnh vật đều là pháp giả hợp. Một bức tường cứng rắn hôm nay, có thể tiêu tan thành cát bụi ngày mai. Sự sống của ta lại càng mong manh và dễ mất hơn nữa. Không ai dám quả quyết rằng mình sẽ còn sống ngày mai, và một khi chết đến thì ngay cả bạn bè, bà con, bác sĩ, thuốc thang, tiền tài, danh vọng cũng đều bất lực. Chỉ có một điều duy nhất cứu giúp ta được, đó là sự tu hành theo Phật pháp. Nếu sống một đời đạo đức và tạo nhiều việc thiện, ta có thể nhắm mắt chết bình thản, vì biết rằng với một nghiệp thiện, ta sẽ tái sinh nơi nhàn cảnh.

Không nên dại dột nghĩ rằng thỏa mãn những thú vui thể xác sẽ đem lại cho ta hạnh phúc lâu dài.

Khi mắt bị thu hút bởi những gì đẹp đẽ và dễ coi ta hãy nghĩ đến cái chết của con thiêu thân lao mình vào lửa, chỉ vì ưa thích ánh sáng. Về khoái lạc thể xác cũng vậy, hãy nghĩ đến những con ong bị nuốt sống bởi cây thằng thảo, vì ưa mùi hương; những con ruồi bị chết ngộp trong hầm phẩn vì ưa thích phân uế; những con cá bị mắc câu vì ham miếng mồi ngon.

Quán chiếu suy nghĩ về những thí dụ trên sẽ giúp tâm nhàm chán, lìa bỏ dục lạc của thế gian và thấy đó chỉ là những nguyên nhân dẫn đến khổ đau.

Ý thức được cái chết có thể đến bất cứ giờ phút nào, sẽ giúp ta tu hành tinh tấn. Hãy tập nhìn đồ ăn và y phục như một tên tử tội, sắp bị đem ra pháp trường, nhìn bữa ăn và bộ quần áo cuối cùng.

Hãy nhớ lại, bao nhiêu bạn bè, họ hàng người thân của ta đã ra đi? Họ đã ra đi thế nào và bây giờ xác thân của họ còn lại gì? Nghĩ đến họ xong rồi nghĩ lại bản thân ta cũng sẽ chung số phận. Làm sao khởi được trong tâm sự sợ hãi giống như đang bị tên đao phủ lôi ra pháp trường. Khi tâm hoàn toàn nhàm chán tất cả sự vật thế gian, hãy giữ nguyên và trụ tâm ở trạng thái đó. Đây là bài dự bị tu tập thứ năm: quán chiếu về sự chết và vô thường.

Phép quán chiếu trên không phải để làm cho ta bi quan chán đời. Nếu quán chiếu rằng: "Tôi sắp chết và chả làm được gì cả!", đây lại là một nguyên nhân của đau khổ, lo âu. Mục đích của phép quán chiếu trên là thúc đẩy ta tu hành tinh tấn và hiểu rõ nghiệp báo hay luật nhân quả có thể ảnh hưởng đến sự tái sinh đời sau. Sau nữa, nó đào luyện cho ta tánh dũng cảm sẵn sàng đối phó với cái chết như người chiến sĩ nơi sa trường.

"Xưa kia, ta đã rút lui vào núi ẩn tu, chỉ vì ta quá sợ chết. Nhưng ngày hôm nay, cái chết có thể đến, ta không còn sợ hãi nữa, vì ta đã thấy và trở về với chân tánh của tâm [1]." (Djetsun Milarépa)

Chú thích:

[1] Véritable nature de l’esprit: dịch là bổn tánh hay chân tánh của tâm. Thực ra tâm và tánh khác nhau, nhưng đa số chúng ta thường cho tâm là tánh.




 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2018(Xem: 6749)
Một bài nói chuyện của Lama Yeshe tại Bloomington, Indiana, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính. Được ấn tống trong Mandala magazine, tháng 9, năm 2002.
22/10/2016(Xem: 14127)
Thiền định dựa vào hơi thở là một kỹ thuật luyện tập giúp người hành thiền phát huy một sự chú tâm cao độ mang lại sự tĩnh lặng và thăng bằng cho tâm thức giúp mình trở về với chính mình hầu tìm hiểu tâm thức và con người của chính mình. Kỹ thuật đặc biệt này được áp dụng trong phép thiền định thật căn bản của Phật giáo Theravada là Vipassana.
08/12/2015(Xem: 41916)
Bạn đang cầm trong tay một cuốn cẩm nang hướng dẫn hành Thiền thật hữu ích và tinh tế, do một vị sư đầy kinh nghiệm tu tập uyên thâm trình bày. Ajahn Brahm là một trong những vị sư thuộc thế hệ mới của những tăng sĩ Tây phương đã tu học, thực hành và nắm vững giáo lý quan trọng của Đức Phật, và nay Sư cống hiến kinh nghiệm ấy cho các hành giả thành tâm trên khắp thế giới hiện đại.
31/10/2015(Xem: 14179)
rang mạng Buddhaline.net, một trang mạng Phật giáo rất uy tín vừa phổ biến lá thư số 139 (tháng 10/2015) với chủ đề "Thiền Định", nhằm đánh dấu 15 năm thành lập trang mạng này, và đồng thời kêu gọi những người Phật tử khắp nơi hãy hưởng ứng chương trình "24 giờ thiền định cho Địa cầu" ("24 heures de méditation pour la Terre") sắp được tổ chức trên toàn thế giới.
02/12/2014(Xem: 25726)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam, và được nhà xuất bản Thanh Văn ấn hành lần đầu tiên vào năm 1991 tại California, Hoa kỳ đã được nhiều độc giả tiếng Việt hâm mộ. Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả quí độc giả và hành giả tu tập thiền nhiệt tình, và nhà xuất bản Thanh Văn.
03/10/2013(Xem: 12807)
Qua đề tài: “Sự tương quan giữa các pháp môn hành trì Thiền – Tịnh – Luật của người tu tập” mà chiều hôm nay sau hai tiếng đồng hồ với 11 ý kiến phát biểu, chia sẻ và cùng nhau thảo luận, chúng tôi hết sức hoan hỷ và trân trọng tinh thần tham gia đóng góp ý kiến của Đại chúng. Qua đó chúng tôi xin rút gọn lại và có mấy ý kiến đóng góp them để cùng nhau chia sẻ với Đại chúng như sau:
11/05/2013(Xem: 10055)
“Zen” là lối phát âm của Nhật Bản của danh từ Ch’an của Trung Hoa, mà từ này lại là lối phát âm theo từ Dhyana của Phạn ngữ có nghĩa là “thiền.” Điểm đặc biệt của công phu tu tập đạt đến giác ngộ của Đức Phật là quán chiếu nội tậm. Vì lý do nầy mà nhiều người tin rằng rằng họ thiền quán để thành Phật. Vâng, họ đúng. Mục tiêu cuối cùng của bất cứ người con Phật nào cũng là thành Phật; tuy nhiên, thiền tự nó không làm cho bất cứ chúng sanh nào thành Phật.
23/04/2013(Xem: 13936)
Trong thời đại của chúng ta hôm nay, thiền không phải chỉ là pháp môn tu tập để kiến tánh thành Phật, vốn được xem như là sắc thái đặc thù của chốn sơn môn, mà đã và đang trở thành những phương thức trị liệu đầy kiến hiệu trong các ngành tâm lý và xã hội. Ở cả Đông và Tây phương, con người càng ngày càng trực nhận ra được khả tính ưu việt và độc đáo của thiền trong việc giải thoát những khổ luỵ, những ưu phiền của đời sống cá nhân và xã hội.
23/04/2013(Xem: 5440)
Sách này được thực hiện để trước là báo tứ trọng ân, sau là giúp người sơ học. Bên cạnh các sách Thiền bằng Việt ngữ do các thiền phái sọan, dịch và xuất bản ở VN tương đối đã nhiều và đầy đủ, tuyển tập này hy vọng sẽ trình bày thêm một số thông tin khác, được nhìn từ nhiều hứơng khác nhau. Ba truyền thống chính trình bày trong sách này chỉ là vì tiện lợi. Mỗi bài đều tự hòan tất, và độc giả có thể đọc thẳng từ bất kỳ bài nào, không cần thứ tự.
23/04/2013(Xem: 9608)
Người ta không thể diễn tả vẻ tráng lệ của hoàng hôn cho một người mù bẩm sinh. Cũng thế, bậc thánh không thể mô tả trí tuệ thân chứng cho phàm phu tục tử. Nếu Ðạo nằm trong giáo lý, thì bất cứ ai cũng thành thánh được, sau khi đọc Chí Tôn Ca hay Ba Tạng Kinh điển. Nhưng sự thực là, người ta có thể suốt đời nghiên cứu kinh điển mà không minh triết hơn chút nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]