Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quy y, lễ lạy và Bồ Ðề Tâm

18/01/201111:43(Xem: 9354)
Quy y, lễ lạy và Bồ Ðề Tâm

 

Đại Thủ Ấn (Mahamudra)
Ouang Tchuk Dorjé - Dịch giả: Thích Trí Siêu

Chương I
Dự Bị Tu Tập

Quy y, lễ lạy và Bồ Đề Tâm

Giải nghĩa về cách thức tu tập Đại Thủ Ấn của trường phái Kagyu bao gồm ba phần: dự bị tu tập, tu tập chính yếu và kết luận.

Phần thứ nhất bắt đầu bằng sự quy y và phát triển tâm Bồ Đề.

Các cách thức dự bị tu tập được chia làm hai loại: chung (căn bản) và riêng. Quán chiếu về thân người khó được, về vô thường và chết, về nghiệp báo hay luật nhân quả, về sự đau khổ của luân hồi, là những pháp quán căn bản và chung cho tất cả các trường phái Phật Giáo. Riêng Kim Cang thừa có thêm bốn pháp dự bị tu tập đặc biệt (ngeun-dro): vừa lạy Phật vừa quy y (quy lạy), Kim Cang quán (méditation de Vajrasattva), cúng dường Mạn Đà La (offrande du Mandala) và Bổn Sư Du Già (Guru-yoga). Bốn pháp này có thể được tu tập theo nhiều cách, nhưng thông thường nhất là thực hành 100.000 lần mỗi pháp theo thứ tự trong một thời gian ấn định như (ba, bốn năm) với một sự tinh tấn không gián đoạn. Còn có một cách tu tập khác là phân chia đều bốn pháp trên thành số lượng nhỏ và ấn định làm thời khóa thường nhật. Số lượng này không nhất định, có thể thay đổi, nhưng phải thực hành liên tục cho tới khi thấy được hảo tướng mới thôi. Ngoài ra các pháp dự bị tu tập cũng có thể thay đổi, tùy theo vị Thầy (Lama) quyết định xem cái nào phù hợp hơn với căn tánh của đệ tử.

Sau đây là những pháp dự bị tu tập tổng quát của trường phái Karma-Kagyu. Về những lời chỉ thị đặc biệt và tỉ mỉ cần phải được giảng dạy từ vị Thầy riêng của mỗi người.

Mục đích của sự dự bị tu tập là tẩy trừ những nghiệp xấu làm chướng ngại cho việc tu tập, và tích tụ nhiều công đức để tiến nhanh đến đạo quả. Sự quy lạy và Kim Cang quán thuộc mục đích thứ nhất, cúng dường Mạn Đà La và Bổn Sư Du Già thuộc mục đích thứ hai. Trong khi quán chiếu về luật nhân quả, về những nghiệp xấu đã tạo trong quá khứ và sự đau khổ kham chịu trong kiếp hiện tại, ta cần phải phát tâm sám hối trở về nương tựa nơi Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Cúng dường lễ lạy Tam Bảo sẽ giúp ta thanh lọc những mầm mống của đau khổ. Ngoài ra cũng cần quán chiếu và ghi nhận rằng tất cả chúng sinh đều muốn xa lánh đau khổ nhưng lại luôn luôn làm điều độc ác và ích kỷ, muốn có hạnh phúc nhưng không bao giờ hành động đạo đức hay từ bi, bởi thế nên vẫn đau khổ triền miên. Quán chiếu như vậy xong, ta làm khởi lên lòng đại bi và nghĩ rằng sự tu tập của ta cũng thanh lọc luôn cả nghiệp chướng của họ. Cuối cùng phối hợp Bồ Đề Tâm với sự quy lạy, ta nguyện tiêu trừ tất cả nghiệp chướng, sớm thành Phật để có thể thực sự làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Trên khoảng hư không trước mặt, hãy quán tưởng có một thân cây năm nhánh. Vị Thầy Bổn Sư ngồi ở nhánh giữa (dưới hình thức Vajradhara), ở nhánh trước mặt (vị Bổn Sư) có tất cả Hộ Thần Kim Cang (Yidam), ở nhánh bên phải (vị Bổn Sư) là tất cả chư Phật (Buddha), ở nhánh sau lưng là tất cả Giáo Pháp (Dharma), và ở nhánh bên trái là toàn thể Tăng Già (Sangha). Quán tưởng như thế rồi ta bắt đầu quy y (trong lúc lạy xuống) và quán tưởng rằng tất cả chúng sinh (là cha mẹ) đều tề tựu sau lưng ta và cũng quy lạy như ta.

Đây là phép quán về ruộng công đức (phước điền) hay Cây Lịch đại Tổ Sư. Quán tưởng ta đang ở trong một vườn hoa thanh tú, có những bãi cỏ êm dịu và một bầy thú hiền hòa. Ở chính giữa là một cái hồ tuyệt đẹp có một cây làm toại nguyện tất cả điều ước như đã tả ở trên. Vajradhara (Tạng ngữ: Dorjé Chang) là một hóa thân của Phật khi thuyết về Mật giáo Tantra. Những vị Hộ Thần (Yidam) gồm có: Vajrayogini, Héruka, ...; chư Phật ở đây là chư Phật ba đời: Quá khứ, hiện tại, vị lai; Giáo Pháp gồm tam tạng Kinh điển (Tripitaka); Tăng Già bao gồm tất cả chư Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn. Ở phần dưới thân cây có các vị Hộ Pháp (Dharmapala) như Mahakala, Mahakali, ... Nếu không biết rõ hình tướng các vị trên, hoặc không thể quán tưởng một cách rõ ràng, ta cũng đừng nên lo ngại. Ban đầu chỉ cần tin tưởng nơi sự hiện diện của các vị ấy là đủ. Với sự luyện tập lâu dài, với những tranh hình (Thangka) của các vị ấy, ta sẽ quán tưởng rõ hơn sau này.

Tiếp theo quán tưởng ta dưới hình thức bình thường bên phải là tất cả các chúng sinh nam,bên trái là tất cả các chúng sinh nữ. Tưởng nghĩ rằng chung quanh ta là một đám đông vô kể, cả người lẫn thú; dẫn đầu tất cả, ta đảnh lễ và quy y. Khi bắt đầu đảnh lễ, chắp hai bàn tay lại, đưa lên đụng đảnh đầu rồi xuống đụng trán, đụng cổ, ngực rồi quỳ xuống đất duỗi thẳng toàn thân, hai tay đưa tới trước, xong rồi liền đứng dậy. Cùng lúc lạy như vậy, ta đọc lên những câu sau: "Con và tất cả chúng sinh, cha mẹ nhiều đời, đầy khắp hư không, xin quy y nơi chư Thầy Tổ tôn kính. Chúng con xin quy y nơi các vị Hộ Thần Kim Cang và toàn thể chư Thần trong Mạn Đà La. Chúng con xin quy y nơi chư Phật ba đời. Chúng con xin quy y nơi Thánh Pháp. Chúng con xin quy y nơi chư Thánh Tăng. Chúng con xin quy y nơi toàn thể chư Thần Dakas, Dakinis, Hộ Pháp và Hộ Mạng". Hãy thực hành như vậy với sự chánh niệm tối đa, với lòng tin kính và thành thật.Ba pháp thực hành trên: lạy, tụng, quán tưởng được gọi là thân lạy, khẩu lạy và ý lạy, cần được thực hiện ít nhất 100.000 lần. Trước khi tu tập các thời khóa thiền quán khác, cũng nên lạy ít nhất là 7 lần.

Trong lúc tu tập về pháp quy lạy, ta sẽ cảm thấy cực nhọc và mệt mỏi. Nhưng hãy xem đó như là một mũi thuốc chích, tuy đau đớn nhưng sẽ cứu ta khỏi bệnh. Tuy nhọc mệt nhưng ta vẫn vui vẻ, vì từ đời vô thỉ đến nay, ta đã tạo không biết bao nhiêu nghiệp xấu, đúng lý ra ta sẽ phải chịu nhiều quả báo đau khổ hơn trong ba đường ác, nhưng nay nhờ chịu đựng tu tập mà ta sớm giải thoát. Trong khi lạy nếu cảm thấy nóng hay lạnh thì hãy cầu nguyện cho tất cả chúng sinh ở địa ngục sớm thoát khỏi đau khổ của hỏa ngục và hàn ngục. Nếu bị đói khát, ta hãy nguyện cho loài ngạ quỷ sớm được no đủ; hoặc khi đầu óc ta trở nên nặng nề và đờ đẫn vì nhọc mệt, ta hãy nguyện cho mọi loài súc sinh sớm thoát khỏi ngu si. Với một đức tin sâu đậm và kiên cố, ta sẽ đánh bạt mọi phiền não khởi lên trong lúc tu tập. Nếu có những ý niệm khởi lên bảo ta ngưng tập và đi tìm một pháp môn khác, ta hãy nhìn chúng như một đám điên phá phách, bỏ qua không thèm để ý đến chúng.

Ta đọc tiếp: "Từ nay cho đến ngày giác ngộ, con xin quy y Phật, Pháp, chư hiền thánh Tăng...". Cùng lúc ta suy nghĩ rằng: "Tất cả chúng sinh đều đã là cha mẹ con, con xin quy y và phát triển tâm Bồ Đề". Sau đó ta quán tưởng về Tứ Vô Lượng Tâm.

Tứ Vô Lượng Tâm là nguyện cho tất cả chúng sinh:

1) đều được an vui hạnh phúc và tạo nhiều căn lành;
2) đều thoát khỏi đau khổ và ngưng tạo điều ác;

3) được sống trong thương yêu và hòa thuận;

4) đều có tâm bình đẳng, không thương người thân, ghét kẻ thù.

Cuối cùng, quán tưởng rằng tất cả đối tượng quán chiếu (sở quán) đều tan biến thành ánh sáng (hào quang) thấm nhập vào ta và giòng tâm thức [1] của ta trở nên thanh tịnh.

Sau mỗi thời khóa quy lạy, hãy quán tưởng làm tan biến tất cả hình tướng của Cây Lịch đại Tổ Sư thành hào quang thấm nhập vào ta và đưa ta vào trạng thái bất nhị trống rỗng, trong suốt, không còn dính mắc vào một khái niệm hiện hữu nào nữa. Hãy trụ trong "bây giờ và ở đây", và cảm tưởng rằng ta hoàn toàn thanh tịnh.

Đến đây chấm dứt phần dự bị tu tập thứ nhất: quy lạy và phát triển tâm Bồ Đề.




 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 5849)
Trong hiện tại con thấy rằng thật không thể chịu nổi vì người thân của con khổ đau, nhưng con vui thích khi kẻ thù con đau khổ, và con dửng dưng đến khổ đau của những người không liên hệ. Tông Khách Ba, Đại Luận Con Đường Tiệm Tiến - Lamrim [1] Từ nền tảng bản chất thật sự của tâm, chúng ta cần phát triển từ ái và bi mẫn thật mạnh mẽ rằng khổ đau của người khác trở nên không thể chịu nổi. Vì từ ái và bi mẫn phải được cảm nhận một cách bình đẳng cho tất cả mọi loài chúng sinh, sức mạnh của những thái độ này sẽ tùy thuộc trên mức độ của sự gần gũi hay thân thiết mà chúng ta cảm nhận cho người khác.
15/01/2012(Xem: 6733)
Phật đã bỏ loài người…(1) Điệp khúc ấy lâu lâu lại thấy đâu đó trên những đoạn đường đi qua. Nó đếnvà đi như bao chuyện khác trong đời. Chuyện phiếm trong đời quá nhiều, đâu đángbận tâm. Cho đến cái ngày, nó được thổi vào trong thơ của một ai đó như một bài“Thiền ca”… Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
21/12/2011(Xem: 11959)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng ta ở trình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
13/12/2011(Xem: 8873)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
22/10/2011(Xem: 3185)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánh là thực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
22/10/2011(Xem: 3427)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạo lí giác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
20/10/2011(Xem: 3769)
Chúng tôi muốn trình bày vài điều để giớithiệu cách thực hành thiền. Như đa số mọi người, từ người phương Tây đến ngườiÁ châu, đều rất hâm mộ thiền định, bởi vì bị lôi cuốn bởi sự thực hành và đạtđược nhiều lợi lạc từ đó. Tuy nhiên, dù rất nhiều người áp dụng thiền trong đờisống, nhưng chỉ có một số ít là hiểu được sâu xa mục đích của thiền.
17/10/2011(Xem: 5296)
Chúng ta sống, quay cuồng trong cuộc đời, cuối đời còn muốn kéo dài tuổi thọ. Nhưng có khi nào chúng ta dừng lại , suy nghĩ, bình tỉnh lại để tự hỏi mình sống để làm gì ? Ý nghĩa cuộc đời là gì ?
13/10/2011(Xem: 5363)
Nhiều người nói thực hành thiền Chánh Niệm tốt cho não bộ, nhưng ai có thể chứng minh được điều này? Một vị sư Phật giáo, Thiền sư, Triết gia, và trước đây là một khoa học gia, Matthieu Ricard tham dự án nghiên cứu cho thực tập Thiền có ảnh hưởng tích cực cho não bộ. Ông tình nguyện làm một đối tượng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trong những cuộc nghiên cứu quan trọng về Thiền và Não Bộ và ít có người ở trong một vị thế đặc biệt như ông để mô tả cuộc gặp gỡ giữa khoa học và Thiền quán.
02/10/2011(Xem: 6708)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567