Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thuật Ngữ

12/01/201104:57(Xem: 4189)
Thuật Ngữ


CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ

Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
none
none
 
THUẬT NGỮ

Alaya : miếng đất nền tảng không thiên chấp của tâm thức.

Alaya thức : Khởi lên từ miếng đất nền tảng của alaya, a-lại-da thức là thức thứ tám, là nơi mà những hạt giống thiên chấp hay nhị nguyên vi tế bắt đầu xuất hiện. Như thế nó là gốc rễ của sanh tử luân hồi.

Amrita (cam lồ) : chất nước được ban phước, dùng trong những thực hành thiền định kim cương thừa. Tổng quát hơn, chất say của tâm linh. Cũng là tinh túy sâu xa của những giáo lý.

Báo thân : “Thân hưởng thọ” hay năng lực. Môi trường của lòng bi và tương thông nối kết pháp thân và hóa thân.

Bồ đề : “Thức tỉnh”. Con đường bồ đề là một phương tiện để thức tỉnh khỏi mê muội.

Bồ đề tâm : “tâm giác ngộ, tâm thức tỉnh”. Bồ đề tâm tối hậu hay tuyệt đối là sự hợp nhất của tánh Không và đại bi, bản tánh thiết yếu của tâm bồ đề. Bồ đề tâm tương đối là sự nhân hậu khởi sanh từ một thoáng thấy bồ đề tâm tối hậu, sự việc này khơi nguồn cảm hứng tự tu hành để làm việc cho lợi lạc của những người khác.

Bồ tát : “người thức tỉnh”. Một bồ tát là một người đã hoàn toàn vượt thắng mê lầm và hồi hướng cuộc đời của ông hay bà ấy và tất cả những hành động của mình để thức tỉnh hay giải thoát tất cả chúng sanh.

Cái thiện nền tảng : tính thiện vô điều kiện của tâm ở mức độ căn bản nhất của nó. Sự thiện tự nhiên của alaya.

Dharmapala : (hộ pháp) Một người nhắc nhở thình lình gây chấn động cho hành giả mê muội được thức tỉnh. Những hộ pháp đại diện cho tánh tỉnh giác nền tảng, nó đưa hành giả mê lầm trở lại với con đường của mình.

Došn : Một tấn công bất ngờ của bệnh loạn thần có vẻ đến từ bên ngoài mình.

Dorje : Một trượng trong nghi lễ, tượng trưng phương tiện thiện xảo, nguyên lý dương, được dùng trong thực hành mật thừa với chuông, tượng trưng trí huệ, hay nguyên lý âm. Cùng với nhau, chuông và chày kim cương (dorje) tượng trưng sự bất khả phân của dương và âm, phương tiện thiện xảo và trí huệ.

Đại thừa : Nhấn mạnh đến tánh Không của tất cả các hiện tượng, lòng bi và sự thấu hiểu về Phật tánh phổ khắp. Hình ảnh lý tưởng của đại thừa là bồ tát ; vì thế nó thường được xem là con đường bồ tát.

Gampopa (1079-1153) : Vị giữ dòng chính yếu và giác ngộ thứ năm của Kagyuš và là đệ tử đứng nhất của thiền giả Milarepa. Gampopa hòa hợp những giáo lý Kadam của Atisha với truyền thống Đại Ấn nảy sinh từ những đạo sư Ấn Tilopa và Naropa.

Geluk : Một trong bốn dòng lớn của Phật giáo Tây Tạng, được xem là truyền thống cải cách và nhấn mạnh vào sự nghiên cứu trí thức và phân tích.

Jamgošn Kongtrušl của Sechen (1901-1960) : Bổn sư của Chošgyam Trungpa, một trong năm hiện thân của Jamgošn Kongtrušl Vĩ Đại. “Một con người to lớn vui nhộn, bạn thân của tất cả, không phân biệt đẳng cấp, rất độ lượng với một cảm thức khôi hài lớn lao phối hợp với một thấu hiểu sâu xa ; ngài luôn luôn thiện cảm với những khó khăn của những người khác” – Chošgyam Trungpa.

Jamgošn Kongtrušl Vĩ Đại (1813-1899) : Một trong những đạo sư chính yếu của thế kỷ mười chín ở Tây Tạng, tác giả của bình giải về thực hành châm ngôn có nhan đề Con Đường Căn Bản Đến Giác Ngộ. Jamgošn Kongtrušl là một nhà lãnh đạo cuộc vận động cải cách tôn giáo gọi là ri-me. Phong trào này cổ vũ sự không phân chia bộ phái và khuyến khích thực hành thiền định và sự áp dụng những nguyên lý Phật giáo vào đời sống hàng ngày.

Kadam : Dòng Kadam được sáng lập bởi Dromtošnpa, đệ tử chính yếu của Atisha. Ngài Atisha đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ mười một. Những giáo lý của hai ngài nhấn mạnh vào đời sống tu hành ở tu viện và vào tu tâm bằng Bồ đề tâm và lòng bi.

Kagyuš : Một trong bốn dòng phái lớn của Phật giáo Tây Tạng. Dòng Kagyuš được biết là “Dòng thực hành” vì sự nhấn mạnh của nó vào kỷ luật thiền định.

Kalyanamitra : “Người bạn tâm linh”, “Thiện tri thức”. Trong tiểu thừa người ta xem vị thầy của mình như một trưởng lão, trong đại thừa như một người bạn tâm linh, và trong kim cương thừa như một vị thầy kim cương (kim cương sư).

Lojong : “Tu tâm”. Đặc biệt, sự thực hành trau dồi Bồ đề tâm được phác họa trong những châm ngôn Kadam.

Mahakala : Một hộ pháp hung nộ. Về tranh tượng, những mahakala được diễn tả là những hóa thần hung nộ và màu đen tối.

Mahamudra : Đại Ấn. Sự trau dồi về thiền định chánh yếu của dòng Kagyuš. Sự sáng tỏ và tỉnh thức vốn sẵn của tâm, vừa sống động vừa trống không.

Maitri : “Lòng từ, tính thân hữu bạn bè”. Trong liên hệ với bi, từ để chỉ tiến trình làm bạn với chính mình như điểm khởi đầu để khai triển lòng bi cho những người khác.

Maitri bhavana : Sự thực hành lòng từ. Sự thực hành tonglen cũng được xem là thực hành lòng từ, hay maitri bhavana. Danh từ này cũng được dùng để chỉ sự thực hành hàng tháng cho người bệnh ở những trung tâm Vajradhatu.

Năm thời đại đen tối : (1) khi đời sống trở nên ngắn hơn ;
(2) khi cái thấy, tri kiến căn cứ trên những giáo lý đã bị hư hoại ; (3) khi những phiền não trở nên cứng chắc hơn ; (4) khi chúng sanh trở nên không thể thuần hóa và khó quay đầu về với pháp ; và (5) khi thời đại trở nên thời kỳ của bệnh tật, đói kém và chiến tranh.

Nguyện bồ tát : Lời nguyện chính thức để đánh dấu nguyện vọng trở thành một bồ tát và sự dấn thân thực sự vào con đường bồ tát hồi hướng đời mình cho tất cả chúng sanh.

Pak-yang : tâm vô tư, buông xả, thư giãn. Sự ngây thơ tích cực. Niềm tin vào tánh thiện căn bản.

Paramita (Ba la mật) : Nghĩa đen, “qua đến bờ bên kia”. Những hoạt động chủ yếu của một bồ tát. Những Ba la mật được gọi là “những hành động siêu việt” vì chúng bất nhị, không đặt nền trên chấp ngã. Bởi thế, chúng siêu vượt khỏi sự ràng buộc của nghiệp.

Pháp thân : Tánh rỗng rang rộng mở vô biên của tâm, trí huệ vượt khỏi mọi điểm quy chiếu.

Prajna (bát nhã) : Trí huệ siêu việt. Bát nhã là đôi mắt và năm Ba la mật kia là tứ chi của hoạt động bồ tát.

Sadhana : một bản văn nghi thức với thực hành đi kèm. Được soạn từ rất đơn giản đến những kiểu rất tỷ mỷ, những sadhana đặt tâm thức vào thiền định, thân thể vào các ấn, và ngữ vào trì tụng thần chú.

Sampannakrama : giai đoạn thành tựu trong hai giai đoạn của thực hành sadhana kim cương thừa. Đã làm tan biến sự quán tưởng (utpattikrama), người ta ở yên không cố gắng trong sampannakrama, hay giai đoạn thành tựu của thiền định vô tướng.

Shambhala : “Những giáo lý Shambhala được đặt nền trên tiền đề rằng có cái trí huệ, minh triết nền tảng của con người có thể giải quyết những vấn đề của thế giới. Trí huệ này không tùy thuộc về bất cứ một văn hóa hay tôn giáo nào, không chỉ đến từ phương Tây hay phương Đông. Hơn nữa nó là một truyền thống của con người tự chiến đấu đã hiện diện trong nhiều nền văn hóa qua suốt lịch sử” – Chošgyam Trungpa.

Shunyata : “tánh Không”, “sự rỗng rang”. Một sự khai mở rỗng rang hoàn toàn và sáng tỏ vô biên của tâm.

Suvarnadvipa (bậc hiền giả của Suvarnadvipa) Đạo sư Dharma-kirti của Atisha sống trên một hòn đảo của Sumatra, tiếng Sanskrit là Suvarnadvipa hay “hòn đảo vàng”. Do đó ngài được gọi là bậc hiền giả của Suvarnadvipa. Dharmakirti trong tiếng Tây Tạng là Serlingpa, “người đến từ Serling” (đảo vàng).

Thân (kaya) : Bốn thân được nói đến trong bản văn ám chỉ bốn phương diện của tri giác. Pháp thân là cảm thức về sự rỗng rang, hóa thân là sự sáng tỏ ; báo thân là sự nối kết hay tương quan giữa hai cái ; và tự tánh thân (svabhavikakaya) là kinh nghiệm toàn thể về toàn bộ sự vật.

Tiểu thừa : “Con đường hẹp”. Thừa đầu tiên trong ba thừa của Phật giáo Tây Tạng. Điểm tập chú của tiểu thừa là vào sự giải thoát của cá nhân qua việc thuần hóa tâm thức và không gây hại cho những người khác. Nó là điểm thiết yếu khởi sự của con đường.

Tonglen : sự thực hành cho và nhận, đó là sự lật ngược thói chấp ngã và trau dồi Bồ đề tâm.

Tự-giải-thoát : nghĩa là được tự do bởi chính mình, ngay tại chỗ. Trong châm ngôn “Hãy tự giải thoát ngay cả cái đối trị”, ý nghĩa là tánh Không là tự do khỏi mọi sự khô đặc, cứng đọng.

Utpatikrama : Thực hành quán tưởng. Một trong hai giai đoạn của thực hành sadhana kim cương thừa trong đó người ta gợi ra tâm thức tỉnh bằng cách quán tưởng một hóa thần bổn tôn riêng biệt của mật thừa (giai đoạn phát triển).


 


 


 

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2021(Xem: 3721)
Điều đầu tiên chúng ta nhận thức vật chất, phải thông qua cơ thể của chính mình. Thậm chí có thể nói rằng, con người biết đến sự tồn tại của ý thức, thông qua cảm giác của thân thể. Ảnh hưởng của thân thể lên ý thức là điều hiển nhiên, giống như sự khó chịu và đau đớn do bệnh tật gây ra, khiến chúng ta nhận thức được sự tồn tại khách quan của tứ khổ sinh, lão, bệnh, tử.
18/06/2021(Xem: 9254)
Tác phẩm này là tuyển tập 7 bài pháp thoại của tôi trong các khóa tu thiền Vipassanā tại chùa Giác Ngộ và một số nơi khác. Kinh văn chính yếu của tác phẩm này dựa vào kinh Tứ niệm xứ thuộc kinh Trung bộ và kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường bộ vốn là 2 bản văn quan trọng nhất giới thiệu về thiền của đức Phật. Thiền quán hay thiền minh sát (Vipassanā bhāvanā) còn được gọi là thiền tuệ (vipassanāñāṇa). Giá trị của thiền quán là mang lại trí tuệ cho người thực tập thiền. Minh sát (vipassanā) là nhìn thẩm thấu bằng tâm, nhìn mọi sự vật một cách sâu sắc “như chúng đang là”, hạn chế tối đa sự can thiệp ý thức chủ quan vào sự vật được quan sát, khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng trần cảnh. Khi các suy luận dù là diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích… thoát ra khỏi ý thức về chấp ngã chủ quan và chấp ngã khách quan, lúc đó ta có thể nhìn sự vật đúng với bản chất của chúng. Cốt lõi của thiền quán là chính niệm trực tiếp (satimā) và tỉnh giác trực tiếp (sampajāno) với đối tượng
11/10/2020(Xem: 11508)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
28/08/2020(Xem: 11894)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
28/08/2020(Xem: 9532)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.”
17/04/2020(Xem: 5095)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 5235)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
30/07/2019(Xem: 6717)
* “Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó SỰ GẶP GỠ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại MỘT NỀN VĂN MINH MỚI”. (Báo Giác Ngộ số 15/1991). -- * - “Sự chuyển y (đột chuyển) tâm thức gắn liền với sự chuyển hoá não, tạo ra phẩm chất mới cho nhãn quan tinh thần. Chuyển y xuất sinh đốn ngộ. - Lời giảng nhằm giúp người nghe hiểu về lí đạo lí thiền, lời đó chỉ có “phẩm chất giảng sư” (vì “hiểu về” khác với “thấy biết trực tiếp”). Lời chỉ thẳng nhằm giúp người nghe (đã từng dò tìm tự tâm) tự thấy lại tâm mình (không suy nghĩ, đốn kiến), lời đó mang “phẩm chất thiền sư” đích thực. Ví dụ: “Vô niệm, niệm tức chánh”, đây là lời nói mang “phẩm chất thiền sư” đích thực, giúp người nghe trực ngộ và tự ấn chứng (vì không thể suy nghĩ để hiểu câu nói này)”. (https://quangduc.com/a34369/thien-ngon).
03/06/2019(Xem: 6322)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
17/12/2018(Xem: 6256)
Một bài nói chuyện của Lama Yeshe tại Bloomington, Indiana, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính. Được ấn tống trong Mandala magazine, tháng 9, năm 2002.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567