Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu Hành Tâm Thức Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ

12/01/201103:06(Xem: 3867)
Tu Hành Tâm Thức Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ

CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ

Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
none
none

TU HÀNH TÂM THỨC
VÀ NUÔI DƯỠNG LÒNG TỪ

NHẬP ĐỀ

Trong truyền thống Đại thừa(1) chúng ta kinh nghiệm một cảm thức dịu dàng đối với chính chúng ta, và một cảm thức tình bạn đối với những người khác bắt đầu sanh khởi. Tình bạn hay lòng bi này trong tiếng Tây Tạng là nyingje, nghĩa đen là “lòng cao thượng”. Chúng ta muốn tự cam kết gắn liền với tất cả chúng sanh. Nhưng trước khi chúng ta thực sự phóng mình vào dự án ấy, trước hết chúng ta cần một ít sự tu hành.

Chướng ngại cho việc trở thành một con người đại thừa là không có đủ thiện cảm đối với những người khác và đối với chính mình – đó là điểm căn bản. Và vấn đề đó có thể được xử lý bằng sự tu hành thực tiễn, gọi là thực hành lojong, “tu tâm”. Sự tu hành này cho chúng ta một con đường, một cách thức để làm việc với những phong cách thô lỗ, phàm tục, hoang dã, gồ ghề của chúng ta, một đường lối để trở nên những con người đại thừa tốt đẹp. Những học trò vô minh hay ngu muội của đại thừa đôi khi nghĩ rằng họ phải tôn vinh họ lên ; họ muốn trở thành những nhà lãnh đạo hay người dẫn đường. Chúng ta có một kỹ thuật hay thực hành để hàng phục sự khó khăn đó. Sự thực hành này là sự khai triển lòng khiêm hạ, nó liên kết với việc tu tâm.

Quan điểm căn bản của đại thừa là làm việc cho sự lợi lạc của những người khác và tạo ra một hoàn cảnh muốn làm lợi lạc cho những người khác. Bởi thế, bạn nhận cái thái độ muốn hồi hướng chính bản thân bạn cho những người khác. Khi bạn nhận lấy thái độ này, bạn bắt đầu hiểu rằng những người khác thì quan trọng hơn bản thân bạn. Bởi vì cái nhìn ấy của đại thừa, bởi vì bạn có thái độ ấy, và bởi vì bạn thực sự tìm thấy rằng những người khác thì quan trọng hơn – với tất cả ba cái đó cùng nhau, bạn khai triển sự thực hành tu tâm của đại thừa.

Phương thức tu hành của tiểu thừa về căn bản là một cách thuần hóa tâm thức. Bằng cách làm việc với nhiều hình thức khác nhau của sự không chánh niệm, chúng ta bắt đầu trở nên kỹ lưỡng và chính xác, và sự rèn luyện của chúng ta thành tốt đẹp. Khi chúng ta hoàn toàn được thuần hóa bằng sự thực hành an định shamatha, hay thực hành chánh niệm, cũng như được rèn luyện bởi vipashyana, hay tỉnh giác, trong việc làm sao nghe những giáo lý, chúng ta bắt đầu khai triển một sự thấu hiểu trọn vẹn về Pháp. Sau đó, chúng ta cũng bắt đầu khai triển một sự thấu hiểu trọn vẹn về việc làm sao, trong trạng thái đã được thuần hóa của chúng ta, chúng ta có thể liên hệ với những người khác.

Trong đại thừa chúng ta nói nhiều hơn về tu hành tâm thức. Đó là bước tiếp theo. Tâm thức đã được thuần hóa, bởi thế nó có thể được huấn luyện, tu hành. Nói cách khác, chúng ta đã có thể thuần hóa tâm thức chúng ta bằng việc thực hành tiểu thừa theo những nguyên lý của Phật pháp. Đã thuần hóa tâm thức chúng ta rồi, bấy giờ chúng ta có thể sử dụng nó thêm nữa. Đấy cũng giống như chuyện xưa kia bắt một con bò hoang dã. Đã bắt được con bò hoang dã, đã thuần hóa nó để nuôi trong nhà, bạn thấy rằng con bò hoàn toàn trở nên muốn liên hệ với những người đã thuần hóa nó. Thật vậy, con bò muốn được thuần hóa. Thế nên đến điểm này con bò là thành phần của gia đình chúng ta.

Tu hành tâm thức gọi là lojong ở Tây Tạng : lo nghĩa là “thông minh”, “tâm thức”, hay “cái có thể tri giác những sự vật” ; jong nghĩa là “tu hành” hay “xử lý, chế biến, gia công”. Những giáo lý về lojong gồm ở những bước hay những điểm của kỷ luật đại thừa. Kỷ luật căn bản của tu tâm hay lojong là một sự tẩy rửa hay chế biến gia công tâm thức của mình trong bảy điểm.

Cuốn sách này đặt nền trên bản văn căn bản của phái Kadam, Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm, và trên lời bình giảng của Jamgošn Kongtrušl. Ở Tây Tạng, bình giảng được gọi là Changchup Shunglam. Shung là từ dùng để chỉ “chính phủ” và cũng để chỉ “phần chánh”. Thế nên Shung nghĩa là “phần chủ yếu thống trị”. Shung thực sự là cái căn cứ để làm việc, dòng chủ yếu để làm việc. Lam nghĩa là “con đường”. Thế nên shunglam là một đại lộ chung, có thể nói như vậy, một tiến trình căn bản để đi đến giác ngộ. Nói cách khác, nó là sự tiếp cận của đại thừa. Nó là một đại lộ mọi người đi trên đó, một con đường rộng lớn, rộng phi thường và thênh thang phi thường. Changchup là “giác ngộ”, shung là rộng hay căn bản, và lam là con đường. Thế nên nhan đề của bài bình giảng là Con Đường Căn Bản Đến Giác Ngộ.

Bản văn chính đặt nền trên những giáo lý của Atisha về lojong và đến từ phái Kadam của Phật giáo Tây Tạng, phái này phát triển khoảng thời gian của Marpa và Milarepa, khi đời sống tu viện, chùa chiền Tây Tạng bắt đầu có và trở nên cắm rễ sâu. Những vị phái Kagyuš nhận những giáo lý này về sự thực hành theo đại thừa từ Gampopa, ngài đã học với Milarepa cũng như với các đạo sư Kadam. Trong phái Kadam có hai trường phái, trường phái tham thiền và trường phái trí thức. Điều chúng ta đang làm ở đây liên hệ với truyền thống của phái Kadam tham thiền. Những vị phái Geluk chuyên môn trong biện chứng pháp và có một tiếp cận nhiều triết lý hơn trong việc hiểu truyền thống Kadam.

Danh từ Kadam có một ý nghĩa đáng quan tâm cho chúng ta. Ka nghĩa là “mệnh lệnh”, như khi một ông tướng có một cuộc nói chuyện hùng hồn với những đội quân của mình hay một ông Vua ra một mệnh lệnh cho các quan. Hay chúng ta có thể nói là “Logos” hay “Ngôi Lời” như truyền thống Thiên Chúa giáo : “Thoạt đầu là Ngôi Lời”. Loại Lời này là một mệnh lệnh căn bản thiêng liêng, cái đầu tiên thốt ra là trọn vẹn tất cả ! Trong trường hợp này, ka ám chỉ một cảm thức về chân lý tuyệt đối và một cảm thức về tính thực hành hay tính có thể làm việc được từ quan điểm cá nhân. Dam là “lời chỉ dạy bằng miệng”, “chỉ dạy cá nhân”, nó là một cẩm nang về xử lý cuộc sống của chúng ta làm sao cho thích đáng. Thế nên ka và dam hợp với nhau nghĩa là tất cả ka, tất cả những mệnh lệnh hay thông điệp, được nhìn như là những chỉ dạy khẩu truyền thực tiễn và có thể làm được. Chúng được xem là căn cứ làm việc thực tiễn cho những học trò quan hệ chặt chẽ với những kỷ luật tham thiền và thiền định. Đó là ý nghĩa căn bản của kadam.

Những mục ít ỏi được trình bày ở đây là những cái rất giản dị, không mang chất triết lý nào. Đó thuần là cái mà những đạo sư Kagyuš vĩ đại xem như “ngón tay chỉ của bà”. Khi người bà bảo với các cháu, “Đây là chỗ bà thường đến hái ngũ cốc, các cháu hãy thu lượm những thứ rau dại”, bà thường dùng ngón tay hơn là viết trên giấy hay dùng bản đồ. Thế nên nó là một cách tiếp cận của một lão bà rất từ bi thương xót vậy.

Về phần riêng tôi, đã từng nghiên cứu triết học, khi lần đầu tiên Jamgošn Kongtrušl gợi ý tôi đọc và nghiên cứu cuốn sách này, Changchup Shunglam, tôi đã nhẹ nhõm khi thấy rằng Phật giáo rất giản dị và hiện giờ bạn có thể thực sự làm một cái gì đó về nó. Bạn có thể thực sự thực hành. Bạn có thể đích thực theo cuốn sách và làm như nó nói, nó mạnh mẽ phi thường và lại là một sự nhẹ nhõm như vậy. Và cái cảm thức về sự đơn giản này còn kéo dài tiếp tục. Nó quá quý báu và quá trực tiếp. Tôi không biết loại từ gì dùng để diễn tả nó. Nó là một cái gì đó thô tháp nhưng đồng thời lại quá đỗi êm ả khi đọc. Đó là một trong những tính cách của Jamgošn Kongtrušl – ngài có thể thay đổi thay đổi giọng điệu của ngài một cách hoàn toàn, như thể ngài biến thành một tác giả khác. Khi nào ngài viết về một chủ đề đặc biệt, ngài thay đổi cách tiếp cận một cách thích hợp, và sự tỉnh giác căn bản trong liên hệ với thính giả trở nên hoàn toàn khác.

Bình giảng của Jamgošn Kongtrušl về những châm ngôn phái Kadam là một trong những cuốn sách hay nhất tôi đã nghiên cứu trong những giai đoạn sơ thời của cuộc đời tu viện đầy hứng khởi của tôi. Tôi trở thành một ông tăng giản dị làm sao. Tôi nghiên cứu những điều này và trở thành một người Phật tử tốt đẹp và một mẫu người tham thiền. Một sợi chỉ như vậy vẫn còn xâu suốt cuộc đời tôi. Mặc dầu những rắc rối trong cuộc đời của tôi và trong những vấn đề tổ chức, tôi vẫn cảm thấy rằng tự căn bản tôi là một Phật tử đơn giản và lãng mạn, một người cảm kích bao la đối với những vị thầy và giáo lý.

Điều đã được nói là một giọt óng ánh chất vàng. Mỗi khi bạn đọc một cuốn sách như vậy thì sự việc đó luôn luôn xác định trở đi trở lại rằng có cái gì trong đó làm cho mọi sự thành ra rất đơn giản và trực tiếp. Điều đó làm tôi sung sướng bao la. Tôi cũng ngủ rất ngon. Có một phẩm tính sắc bén cắt tiệt những thiên kiến và những cuộc chiến khác của bản ngã gồm trong giáo lý được trình bày ở đây. Nhưng đồng thời luôn luôn có một điểm nhạy cảm mềm lòng của sự sùng mộ và đơn giản trong Phật giáo đại thừa mà bạn không bao giờ có thể quên. Điều này rất quan trọng. Tôi không cố gắng cường điệu cho có vẻ kịch đâu. Nếu theo kiểu đó thì quá tệ. Nhưng tôi thực sự cảm thấy tin cậy và lạc quan phi thường về Jamgošn Kongtrušl và đường lối tiếp cận của ngài với giáo lý này.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2021(Xem: 3742)
Điều đầu tiên chúng ta nhận thức vật chất, phải thông qua cơ thể của chính mình. Thậm chí có thể nói rằng, con người biết đến sự tồn tại của ý thức, thông qua cảm giác của thân thể. Ảnh hưởng của thân thể lên ý thức là điều hiển nhiên, giống như sự khó chịu và đau đớn do bệnh tật gây ra, khiến chúng ta nhận thức được sự tồn tại khách quan của tứ khổ sinh, lão, bệnh, tử.
18/06/2021(Xem: 9277)
Tác phẩm này là tuyển tập 7 bài pháp thoại của tôi trong các khóa tu thiền Vipassanā tại chùa Giác Ngộ và một số nơi khác. Kinh văn chính yếu của tác phẩm này dựa vào kinh Tứ niệm xứ thuộc kinh Trung bộ và kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường bộ vốn là 2 bản văn quan trọng nhất giới thiệu về thiền của đức Phật. Thiền quán hay thiền minh sát (Vipassanā bhāvanā) còn được gọi là thiền tuệ (vipassanāñāṇa). Giá trị của thiền quán là mang lại trí tuệ cho người thực tập thiền. Minh sát (vipassanā) là nhìn thẩm thấu bằng tâm, nhìn mọi sự vật một cách sâu sắc “như chúng đang là”, hạn chế tối đa sự can thiệp ý thức chủ quan vào sự vật được quan sát, khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng trần cảnh. Khi các suy luận dù là diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích… thoát ra khỏi ý thức về chấp ngã chủ quan và chấp ngã khách quan, lúc đó ta có thể nhìn sự vật đúng với bản chất của chúng. Cốt lõi của thiền quán là chính niệm trực tiếp (satimā) và tỉnh giác trực tiếp (sampajāno) với đối tượng
11/10/2020(Xem: 11534)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
28/08/2020(Xem: 11919)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
28/08/2020(Xem: 9559)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.”
17/04/2020(Xem: 5140)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 5270)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
30/07/2019(Xem: 6735)
* “Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó SỰ GẶP GỠ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại MỘT NỀN VĂN MINH MỚI”. (Báo Giác Ngộ số 15/1991). -- * - “Sự chuyển y (đột chuyển) tâm thức gắn liền với sự chuyển hoá não, tạo ra phẩm chất mới cho nhãn quan tinh thần. Chuyển y xuất sinh đốn ngộ. - Lời giảng nhằm giúp người nghe hiểu về lí đạo lí thiền, lời đó chỉ có “phẩm chất giảng sư” (vì “hiểu về” khác với “thấy biết trực tiếp”). Lời chỉ thẳng nhằm giúp người nghe (đã từng dò tìm tự tâm) tự thấy lại tâm mình (không suy nghĩ, đốn kiến), lời đó mang “phẩm chất thiền sư” đích thực. Ví dụ: “Vô niệm, niệm tức chánh”, đây là lời nói mang “phẩm chất thiền sư” đích thực, giúp người nghe trực ngộ và tự ấn chứng (vì không thể suy nghĩ để hiểu câu nói này)”. (https://quangduc.com/a34369/thien-ngon).
03/06/2019(Xem: 6341)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
17/12/2018(Xem: 6270)
Một bài nói chuyện của Lama Yeshe tại Bloomington, Indiana, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính. Được ấn tống trong Mandala magazine, tháng 9, năm 2002.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567