- Lời Nói Đầu của Nhà Biên Tập
- Tu Hành Tâm Thức Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ
- Điểm Một: Những Sơ Bộ
- Điểm Hai: Sự Thực Hành Chính Yếu Là Tu Hành Bồ Đề Tâm
- Điểm Ba: Sự Chuyển Hóa Những Hoàn Cảnh Xấu Thành Con Đường Giác Ngộ - Điểm Ba Và Nhẫn Nhục Ba La Mật
- Điểm Bốn: Chỉ Ra Việc Sử Dụng Việc Thực Hành Trong Toàn Thể Cuộc Sống Của Mình - Điểm Bốn Và Tinh Tấn Ba La Mật.
- Điểm Năm: Sự Đánh Giá Việc Tu Tâm - Điểm Năm Và Thiền Định Ba La Mật
- Điểm Sáu: Những Kỷ Luật Tu Tâm - Điểm Sáu Và Bát Nhã Ba La Mật
- Điểm Bảy: Những Khuyên Nhủ Về Tâm - Điểm Bảy Và Sau Thiền Định
- Bài Kệ Kết Thúc
- Phụ Lục: Bốn Mươi Sáu Cách Thức Thất Bại của Một Bồ Tát
- Chú Thích
- Thuật Ngữ
- Về Tác Giả
NHỮNG KHUYÊN NHỦ VỀ TU TÂM
ĐIỂM BẢY VÀ SAU THIỀN ĐỊNH
Khi bạn đang ở giữa những hoàn cảnh xấu như bệnh tật dữ dội, tai tiếng, tòa án, khủng hoảng kinh tế hay gia đình, những phiền não tăng trưởng hay chống lại sự thực hành, bạn cần khai triển lòng bi cho tất cả chúng sanh cũng đang chịu đựng như vậy và bạn cầu mong ước nhận lấy sự khổ đau của họ qua việc thực hành lojong.
Chúng ta cần sửa chữa hay vượt thắng mọi lỗi lầm hay trường hợp tệ hại chúng ta đang trải nghiệm. Thay vì có một thái độ tiêu cực với sự thực hành và không muốn thực hành nữa – bất kỳ khi nào những lầm lạc và những vấn đề như vậy xảy ra, chúng cần được đánh bại. Nói cách khác, nếu sự thực hành của bạn trở nên tốt đẹp khi sự việc tốt đẹp cho bạn nhưng trở nên lủng củng, biến mất khi hoàn cảnh là tồi tệ, đó không phải là cách thức đúng đắn. Bất cứ hoàn cảnh nào, tốt hay xấu, bạn vẫn tiếp tục sự thực hành của bạn.
Sửa chữa mọi lỗi lầm nghĩa là đóng dấu lên những phiền não. Bất kỳ khi nào bạn không muốn thực hành – hãy đóng dấu lên nó, và rồi hãy thực hành. Bất cứ khi nào một hoàn cảnh xấu xảy đến có thể làm bạn cắt ngang – hãy đóng dấu lên đó. Trong châm ngôn này bạn trục xuất những phiền não một cách cố ý, trực tiếp và rất tức thời.