Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30. Chớ quá có thể đoán trước

12/01/201104:08(Xem: 3659)
30. Chớ quá có thể đoán trước

CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ
Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
 
ĐIỂM SÁU
NHỮNG KỶ LUẬT TU TÂM

ĐIỂM SÁU VÀ BÁT NHÃ BA LA MẬT

30
Chớ quá có thể đoán trước

Dịch theo nghĩa đen, châm ngôn này là “Chớ luôn luôn giữ một khuôn mẫu”, nhưng giống hơn là “Chớ quá tử tế và trung thực, quá thẳng thắn.” Nghĩa là, một người bình thường của thế giới sẽ có một số hiểu biết về sự tương quan của nó với những kẻ thù và bạn hữu của nó và nó đã nợ người khác biết bao nhiêu. Điều ấy rất dễ dự đoán. Tương tự, khi người nào gây đau đớn cho bạn, bạn giữ chuyện đó rất lâu, bàn bạc rất lâu, thù hận rất lâu. Cuối cùng bạn muốn đánh trả lại nó, không quên sự xâm phạm của nó trong mười hay hai mươi năm.

Châm ngôn này có một nút vặn thú vị. Để bắt đầu, chúng ta có thể dùng ví dụ người bạn đáng tin cậy. Một số người là đáng tin cậy, người theo truyền thống, hay bạn có thể nói là người theo kiểu cũ. Khi bạn trở thành bạn bè với người như vậy, họ luôn luôn nhớ tình bạn của bạn và sự tin cậy giữa hai bên kéo dài rất lâu. Trong ví dụ người đáng tin cậy, bạn nên luôn luôn nhớ mối liên kết của bạn với nó hay mối liên kết của nó với bạn. Nhưng nếu có ai đối xử xấu với bạn hay nếu bạn có một số xích mích với ai, bạn không nên giữ luôn luôn sự bực tức với nó. Trong trường hợp này, điểm cốt yếu là bạn không nên luôn luôn nhớ những quan hệ xấu của ai đó đối với bạn. Châm ngôn này có gì khó hiểu, nhưng điểm chính là bỏ đi hoàn toàn trí nhớ dai dẳng của bạn về sự xung khắc, đối kháng.

Thường thường mọi sự chúng ta làm đều có thể dự đoán. Khi chúng ta có điều gì tốt xảy ra – chẳng hạn khi có ai đem biếu chúng ta một chai sâm banh – chúng ta luôn luôn tìm cách đền đáp lòng tốt đó bằng một cái khác, như mời họ bữa ăn tối hay nói những lời dễ thương. Và khi sự việc xấu xảy ra chúng ta cũng như thế. Chúng ta luôn luôn có thể dự đoán được trong việc chúng ta sẽ làm như thế nào. Dần dần chúng ta tạo lập xã hội từ điều đó.

Khi có ai sắp làm chúng ta đau khổ, chúng ta thường chờ đợi cho đến khi họ thực sự tấn công chúng ta và không tốt với chúng ta. Chúng ta chờ cho mọi người đó bắt đầu viết những bài báo nói xấu chúng ta. Rồi chúng ta tạo ra một kẻ thù từ người đó. Đó không phải là lối tiếp cận thích hợp. Cách tiếp cận thích hợp là làm bạn bè ngay tức thì hơn là chờ đợi cái gì đó tấn công. Thay vì chờ đợi cho đến khi một người mắc vào một tội lỗi hay chấp nhận sự hung hăng của nó đối với bạn, bạn tiếp thông ngay liền và trực tiếp. Thế nên bạn tiếp thông trực tiếp hơn là chờ đợi một chiến thuật nào đó. Đấy chính xác là điều bình giải nói đến, và đấy là điều chúng ta cố gắng thực hành ở điểm này.


 


 


 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 5876)
Trong hiện tại con thấy rằng thật không thể chịu nổi vì người thân của con khổ đau, nhưng con vui thích khi kẻ thù con đau khổ, và con dửng dưng đến khổ đau của những người không liên hệ. Tông Khách Ba, Đại Luận Con Đường Tiệm Tiến - Lamrim [1] Từ nền tảng bản chất thật sự của tâm, chúng ta cần phát triển từ ái và bi mẫn thật mạnh mẽ rằng khổ đau của người khác trở nên không thể chịu nổi. Vì từ ái và bi mẫn phải được cảm nhận một cách bình đẳng cho tất cả mọi loài chúng sinh, sức mạnh của những thái độ này sẽ tùy thuộc trên mức độ của sự gần gũi hay thân thiết mà chúng ta cảm nhận cho người khác.
15/01/2012(Xem: 6776)
Phật đã bỏ loài người…(1) Điệp khúc ấy lâu lâu lại thấy đâu đó trên những đoạn đường đi qua. Nó đếnvà đi như bao chuyện khác trong đời. Chuyện phiếm trong đời quá nhiều, đâu đángbận tâm. Cho đến cái ngày, nó được thổi vào trong thơ của một ai đó như một bài“Thiền ca”… Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
21/12/2011(Xem: 12003)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng ta ở trình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
13/12/2011(Xem: 8914)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
22/10/2011(Xem: 3208)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánh là thực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
22/10/2011(Xem: 3442)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạo lí giác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
20/10/2011(Xem: 3782)
Chúng tôi muốn trình bày vài điều để giớithiệu cách thực hành thiền. Như đa số mọi người, từ người phương Tây đến ngườiÁ châu, đều rất hâm mộ thiền định, bởi vì bị lôi cuốn bởi sự thực hành và đạtđược nhiều lợi lạc từ đó. Tuy nhiên, dù rất nhiều người áp dụng thiền trong đờisống, nhưng chỉ có một số ít là hiểu được sâu xa mục đích của thiền.
17/10/2011(Xem: 5333)
Chúng ta sống, quay cuồng trong cuộc đời, cuối đời còn muốn kéo dài tuổi thọ. Nhưng có khi nào chúng ta dừng lại , suy nghĩ, bình tỉnh lại để tự hỏi mình sống để làm gì ? Ý nghĩa cuộc đời là gì ?
13/10/2011(Xem: 5414)
Nhiều người nói thực hành thiền Chánh Niệm tốt cho não bộ, nhưng ai có thể chứng minh được điều này? Một vị sư Phật giáo, Thiền sư, Triết gia, và trước đây là một khoa học gia, Matthieu Ricard tham dự án nghiên cứu cho thực tập Thiền có ảnh hưởng tích cực cho não bộ. Ông tình nguyện làm một đối tượng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trong những cuộc nghiên cứu quan trọng về Thiền và Não Bộ và ít có người ở trong một vị thế đặc biệt như ông để mô tả cuộc gặp gỡ giữa khoa học và Thiền quán.
02/10/2011(Xem: 6739)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567