- Lời Nói Đầu của Nhà Biên Tập
- Tu Hành Tâm Thức Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ
- Điểm Một: Những Sơ Bộ
- Điểm Hai: Sự Thực Hành Chính Yếu Là Tu Hành Bồ Đề Tâm
- Điểm Ba: Sự Chuyển Hóa Những Hoàn Cảnh Xấu Thành Con Đường Giác Ngộ - Điểm Ba Và Nhẫn Nhục Ba La Mật
- Điểm Bốn: Chỉ Ra Việc Sử Dụng Việc Thực Hành Trong Toàn Thể Cuộc Sống Của Mình - Điểm Bốn Và Tinh Tấn Ba La Mật.
- Điểm Năm: Sự Đánh Giá Việc Tu Tâm - Điểm Năm Và Thiền Định Ba La Mật
- Điểm Sáu: Những Kỷ Luật Tu Tâm - Điểm Sáu Và Bát Nhã Ba La Mật
- Điểm Bảy: Những Khuyên Nhủ Về Tâm - Điểm Bảy Và Sau Thiền Định
- Bài Kệ Kết Thúc
- Phụ Lục: Bốn Mươi Sáu Cách Thức Thất Bại của Một Bồ Tát
- Chú Thích
- Thuật Ngữ
- Về Tác Giả
ĐIỂM BA
THÀNH CON ĐƯỜNG CỦA GIÁC NGỘ
ĐIỂM BA VÀ NHẪN NHỤC BA LA MẬT
Bốn thực hành là cái tốt nhất của những phương pháp
Châm ngôn này là một câu khó hơn, thật vậy, nhưng nó có nhiều ý nghĩa. Nó ám chỉ đến những hoạt động đặc biệt, để làm thế nào tiếp tục cuộc đời hàng ngày của bạn, được dịch là “cái tốt nhất của những phương pháp”. Những phương pháp tốt nhất này gồm bốn phạm trù : tích tập công đức, buông bỏ hạnh xấu, cúng dường cho những došn và cúng dường cho những hộ pháp (dharmapala).
Tích tập công đức
Sự áp dụng thứ nhất là tích tập công đức, không phải theo nghĩa chúng ta tích tập cái gì cho công việc của bản ngã chúng ta, mà từ quan điểm cố gắng liên hệ với cái gì là thiêng liêng hay thánh trí. Chúng ta đang làm một nối kết với những lãnh vực thiêng liêng của thực tại : cái ý niệm đích thực của những giáo lý hay pháp, và sự hiện hữu của cái minh mẫn căn bản, nó được biểu trưng trong các tác phẩm nghệ thuật, hình tượng, bức họa, sách, mọi loại biểu tượng và mọi loại màu sắc. Chúng ta phối hợp chúng ta với cái ấy. Tạo công đức là làm việc với những hoàn cảnh như thế và vận dụng cố gắng và năng lực của chúng ta càng nhiều càng tốt. Một cảm thức kính ngưỡng trở thành rất quan trọng.
Sự tích tập công đức cũng đặt nền trên sự tin tưởng trọn vẹn vào ba loại khích lệ. Ba cái này không phải là những châm ngôn ; chúng là những dòng khích lệ cho châm ngôn, có thể nói như thế. Ba dòng khích lệ này là :
Xin sự ban phước của ngài nếu tốt hơn cho con là bị bệnh.
Xin sự ban phước của ngài nếu tốt hơn cho con là được sống còn.
Xin sự ban phước của ngài nếu tốt hơn cho con là chết.
Đó là ý niệm rốt ráo về sự tạo ra công đức. Điều này nói rằng, chúng ta không thể có một chuỗi công đức hoàn toàn chứa đầy toàn bộ lãnh vực một cách tuyệt đối. Trước khi chúng ta xin, bình bát khất thực của chúng ta phải trống trơn ; khác đi thì không có ai cho chúng ta cái gì cả. Để nhận cái gì, trước tiên cần có một cảm thức rỗng rang, từ bỏ, cho đi. Nó không liên quan với chính bạn, nó chỉ là để cho sự vật tự chúng hiện hữu. Bất cứ cái gì xảy đến, hãy biết ơn nó. Không phải bạn đang nói đến người nào ; thay vì thế, nó cũng giống như nói, “Hãy để cho trời mưa” hay “Hãy để cho đất rung chuyển.” Đó là một lời pháp thuật, đơn giản như thế. Có điều gì thực sự xảy ra khi bạn làm thế, nhưng bạn không nhắm riêng đến người nào. Tôi không biết tôi có thể nói điều ấy một cách ngôn ngữ học như thế nào : “Xin sự ban phước của ngài”, hay “Hãy để nó xảy ra.”
Theo truyền thống, người ta tạo ra công đức bằng cách tạo những tượng, tháp và cúng dường cho tăng già – cho đi tiền bạc của chúng ta và khuyến khích loại tạo dựng này. Nhưng chúng ta không chỉ cho đi năng lực nhợt nhạt của chúng ta. Chúng ta cũng cố gắng buông bỏ sự ích kỷ của chúng ta. Chẳng hạn, nếu bệnh tật là tốt hơn cho chúng ta, chúng ta hãy để nó như vậy. “Xin hãy để nó là sự ban phước của chúng ta.”
Chúng ta có thể xem lối tiếp cận này là phương cách của một người rất chất phác chấp nhận một cách tuyệt đối mọi sự vào mọi lúc. Nhưng trong trường hợp này, sự tiếp cận là một cách cực kỳ thông minh, nó khiến chúng ta tiến lên và cởi mở hoàn toàn chúng ta với tình huống. Điều này có vẻ là một điểm rất quan trọng – chúng ta không thể chỉ có một niềm tin mù quáng. Chúng ta phải có một niềm tin thông minh buông bỏ sự nắm giữ lại của chúng ta. Nắm giữ lại tạo ra một loại tinh thần buôn bán : “Nếu tôi không có được điều này, bấy giờ tôi cần thỉnh cầu Phật, Pháp, Tăng – một cách ẩn dụ, một cách hiện thực, hay thứ gì khác. Nếu tôi không được lại tiền bạc, có lẽ tôi đã bị lừa.” Nhưng ở đây không phải là ăn miếng trả miếng như vậy, mà là để cho sự vật theo cách của chính chúng : “Bất cứ cái gì xảy ra, tôi sẽ buông bỏ sự bám giữ lại này.” Nó rất đơn giản. Nó cực kỳ đơn giản và thực tiễn. Đó đích xác là sự tạo ra hay tích tập công đức.
Chúng ta không thể tích tập công đức nếu chúng ta có một cảm thức kiêu hãnh và ngạo mạn đàn ông rằng chúng ta đã có đủ chân lý và đức hạnh tích tập được công đức và bây giờ chúng ta sắp gom góp thêm nữa. Người tích tập công đức phải khiêm hạ và sẵn sàng cho đi hơn là sẵn sàng gom góp. Một người càng sẵn sàng cho đi thì sự tích tập công đức càng hiệu quả. Đó là tại sao có ba châm ngôn phụ hay ba câu nhắc nhở này. Chúng ta có thể thực sự gọi nó là những thần chú, như thế thì tốt hơn. Bản thân những châm ngôn là những nhắc nhở, thế thì những thần chú này là những nhắc nhở cho những nhắc nhở.
Khi chúng ta nói về công đức, chúng ta không nói về sự gom góp cái gì cho bản ngã các bạn mà về sự vặn ngược căn bản làm thế nào trừng trị bản ngã của bạn. Cái lý là bạn luôn luôn muốn sung sướng, nhưng cái bạn có được luôn luôn là đau khổ. Tại sao điều ấy xảy ra ? Nó xảy ra vì chính hành động tìm kiếm sung sướng đã đem lại đau khổ. Bạn luôn luôn có một cư xử sai lầm và tệ hại – luôn luôn. Bạn có một cư xử tệ hại bởi vì bạn bắt đầu từ một chỗ sai lầm.
Điểm cốt yếu của sự thực hành hay áp dụng này là bạn cần hy sinh cái gì đó hơn là chỉ tìm cầu sung sướng. Bạn phải bắt đầu ở chỗ đúng ngay từ bước đầu. Để làm thế, bạn phải tránh khỏi những hành động xấu xa và trau dồi những hành động đức hạnh. Để làm thế, bạn phải triệt hạ tất cả hy vọng và sợ hãi khiến cho bạn không hy vọng có được cái gì từ sự thực hành của bạn và bạn không sợ hãi gì những kết quả xấu.
Bất cứ cái gì xảy ra, hãy để nó xảy ra – bạn không trông mong gì về sung sướng hay đau khổ. Như những khấn nguyện đi cùng với sự thực hành đặc biệt này nói : “Nếu tốt hơn cho tôi là chết, hãy để cho tôi chết ; nếu tốt hơn cho tôi là còn sống, hãy để cho tôi sống. Nếu tốt hơn cho tôi là sung sướng, hãy để cho tôi có sung sướng ; nếu tốt hơn cho tôi là đau khổ, hãy để cho tôi có đau khổ.” Đây là cách tiếp cận rất trực tiếp, như lao xuống một hồ bơi lạnh cóng giữa mùa đông. Nếu đó là điều tốt nhất cho thể chất của bạn, hãy tiến lên và làm đi. Nó là việc có một nối kết trực tiếp với thực tại, rất đơn giản, không có một kế hoạch nào. Đặc biệt, nếu có một tham muốn hay sợ hãi nào, bạn hành động theo chiều ngược lại : bạn nhảy vào sợ hãi của bạn và bạn tránh khỏi tham muốn của bạn. Nó cũng y như sự tiếp cận nhận lấy đau khổ của người khác và cho họ hạnh phúc của bạn. Bạn không ngạc nhiên nữa khi chúng ta có một cách thức lạ lùng để đối xử với toàn bộ sự việc – nhưng nó luôn luôn hiệu quả. Chúng ta có thể nói nó hiệu quả một trăm phầm trăm, còn khoảng hai trăm phần trăm, tôi không dám chắc.
Buông bỏ hạnh xấu
Cái thứ hai của bốn thực hành là buông bỏ những hạnh xấu hay những ngu ngốc loạn thần của bạn. Như một kết quả của tích tập công đức, bởi vì bạn đã học làm tiêu tan hy vọng và sợ hãi, bạn đã phát triển một cảm thức an hòa và minh mẫn. Đã làm như thế, ý niệm căn bản của việc buông bỏ những hạnh xấu là có tính cách tâm lý : bạn nhìn lại và bạn nói, “Trời ơi ! Tôi đã quá ngu ngốc, thậm chí tôi cũng không hiểu được nó !” Một thái độ như vậy phát triển bởi vì bạn ít ra đã đạt đến một mức độ tinh vi nào đó. Khi nhìn trở lại, bạn bắt đầu thấy bạn đã rối rắm lộn xộn như thế nào. Lý do bạn không ghi nhận nó trước kia là do loại ngu dốt nào đó. Thế nên điểm cốt yếu là nhìn lại và hiểu rằng bạn đã làm và sẽ không làm trở lại cùng lỗi lầm ấy nữa. Tôi nghĩ điều ấy rất thẳng tắt.
Chúng ta đã dịch danh từ dikpa của Tây Tạng thành “những hành động xấu” hay “những ngu ngốc loạn thần” thay vì “tội lỗi”.(4) Từ “tội lỗi” có đủ loại hàm ý. Dikpa nghĩa đen là tội lỗi nhưng không phải theo truyền thống Thiên Chúa giáo hay Do Thái giáo. “Những ngu ngốc loạn thần” có những nội dung tâm lý hơn là thuần túy đạo đức. Khi sự loạn thần bắt đầu khởi lên, bạn bắt đầu đi theo tiến trình này và bắt đầu làm điều quái dị. Nó có vẻ kỳ dị và khác thường, nhưng nó thoát thai từ sự lông bông theo quan điểm này. Thế nên loạn thần là xương sống và sự trôi dạt lông bông là những hoạt động.
Bản thân sự ngu ngốc có thể kết thúc thành mọi loại tội ác và hủy diệt. Điều chúng ta đang bàn là cái nguyên lý căn bản của sự loạn thần này nó gây ra mọi loại hoạt động trôi dạt lông bông. Chúng ta đang sám hối điều đó. Chúng ta không nói đến sự sám hối như đi đến một vị thầy tu trong một phòng nhỏ và nói, “Thưa Cha, con đã làm một việc kinh khủng vào hôm qua, con nên làm gì bây giờ ?” Và vị tu sĩ nói, “Hãy nói điều ấy hai mươi lần và chúng tôi có thể để bạn ra đi.” Rồi bạn có thể trở lại đây lần tới, nói điều tương tự và vị ấy có thể nói, “Bạn đã dở tệ trong quá khứ, thế nên lần này bạn nói nó năm mươi lần...” Nhưng trong trường hợp này, nó là một tình cảnh cá nhân hơn. Trong cách sám hối Phật giáo, không có chỗ nào đặc biệt để bạn vào thú tội cho những hành động xấu hay những ngu ngốc loạn thần của bạn. Có một cách với bốn bước để làm toàn bộ sự việc, nó không phải là thú tội mà đúng hơn là cất bỏ tội lỗi hay những ngu ngốc loạn thần.
Bước thứ nhấtlà mệt mỏi chán ngán với chứng loạn thần của chính mình. Đây là việc quan trọng đầu tiên. Nếu bạn không nhàm chán việc lập đi lập lại cùng sự việc, luôn luôn như thế, nếu bạn thích thú phát triển nó, chắc chắn bạn không bao giờ có cơ may để làm gì với nó. Nhưng một khi bạn bắt đầu mệt mỏi, chán ngán nó, bạn nói, “Tôi không nên làm điều đó” hay “Giờ đây tôi sắp tiến hành trở lại”, hay “Tôi nên biết rõ hơn”, hay “Tôi không cảm thấy tốt lắm”. Đấy là những loại ghi nhận, lưu ý của bạn, đặc biệt khi bạn thức dậy vào buổi sáng với một thành quả nặng nề. Tốt, đó là dấu hiệu bạn có thể thực sự sám hối những ngu ngốc loạn thần của bạn. Bạn hồi tưởng lại và nói điều bạn đã làm hồi hôm hay hôm qua hay điều bạn đã làm trước đó. Mọi thứ ấy đều rất xấu hổ, thật kinh khủng. Bạn cảm thấy không muốn ra khỏi giường bạn. Bạn không muốn ra khỏi nhà hay đối mặt với thế giới.
Cái cảm giác đích thực của sự xấu hổ toàn diện này, bực dọc toàn diện này, nói cách thô thiển, cái cảm giác toàn bộ ruột gan bạn bị thối mục, là bước đầu tiên. Cái cảm giác ân hận này không thuần túy là một ân hận xã hội – nó là một ân hận cá nhân. Và cảm giác hổ thẹn ấy bắt đầu thấm qua từ tủy đến xương và ra tận óc. Ánh sáng mặt trời qua cửa sổ cũng bắt đầu chế giễu chúng ta. Cách kiểu của sự việc này là như vậy. Đó là bước thứ nhất. Và sự biểu hiện của những cái đó được xem là một dẫn hướng rất tốt lành đến cái thứ hai.
Bước thứ hailà tránh khỏi sự sai lầm ấy hay là hối hận “Từ bây giờ trở đi tôi không làm điều đó nữa. Tôi sẽ từ bỏ điều tôi đã làm.” Hối hận thường xảy ra trong chúng ta khi chúng ta bắt đầu cảm thấy rằng chúng ta đã làm một việc rắc rối trước kia : “Tôi có còn muốn làm điều đó nữa không ? Có thể nó là chuyện đùa, nhưng vẫn tốt hơn là không làm điều đó.” Khi chúng ta nghĩ càng nhiều về nó, có vẻ việc lập lại nó là một ý tưởng điên rồ. Thế nên có một cảm thức tránh khỏi nó, ngăn ngừa không làm nữa. Đây là bước thứ hai để sám hối hay cắt bỏ những hành động xấu hay những ngu ngốc loạn thần của chúng ta.
Bước thứ ba là quy y. Chúng ta nhận thức rằng đã làm những điều như vậy, chúng không đặc biệt tùy thuộc vào sự tha thứ của một cá nhân nào. Đây có vẻ là một khác biệt với truyền thống tôn giáo độc thần. Không ai có thể lau sạch sự loạn thần của bạn bằng cách nói, “Ta tha thứ cho con.” Hoàn toàn có thể người mà bạn tha thứ sẽ không tấn công bạn nữa, nhưng người ấy có thể sẽ giết một người khác. Từ quan điểm này, trừ phi toàn bộ sự ngu ngốc gây ra tội ác hoàn toàn chìm lặng, còn sự tha thứ chẳng giúp gì. Nó không chỉ không giúp ích, thậm chí nó còn có thể khuyến khích bạn phạm tội hơn nữa. Từ cách tiếp cận Phật giáo, sự kiện một người đã xí xóa cho bạn những ngu ngốc loạn thần của bạn, đã có một tương giao tốt với bạn, hiểu và tha thứ cho bạn sẽ gây cảm hứng để bạn mắc thêm vào tội lỗi. Thế nên trong trường hợp này, tha thứ có nghĩa là người ta phải tự chấm dứt hoàn toàn. Người phạm tội phải dừng lại hoàn toàn hơn là tội lỗi được tha thứ.
Riêng chỉ những hành động không hoàn toàn là chuyện lớn lao ; những tác nhân căn bản khiến một người phạm vào một tội mới là quan trọng hơn. Người ta đã bắt đầu hiểu ra điều này, ngay cả trong thế giới hiện đại. Chúng ta bắt đầu nhận thức rằng chúng ta phải cải hóa những người trong tù ngục và cho họ những huấn luyện thêm nữa để họ không trở lại những ngu ngốc gây ra tội ác của họ. Thường thường họ chỉ được cho ăn ở, và khi bản án kết thúc họ có thể có vui thú bởi vì đã thi hành xong án, họ được tha thứ, và mọi sự đều tốt đẹp. Nếu họ lại đói, không tiền, không thức ăn, chỗ ở, họ có thể làm bậy trở lại. Thế nên ý tưởng cải tạo thì rất dối gạt. Theo lịch sử, những người Phật giáo không bao giờ có nhà tù, ngay cả với hoàng đế A Dục. Ngài là người đầu tiên bãi bỏ tù ngục.
Ý tưởng quy y là hoàn toàn quy phục. Hoàn toàn quy phục đặt nền trên ý niệm rằng bạn phải từ bỏ người phạm tội hơn là tội lỗi được tha thứ. Đó là ý tưởng quy y Phật như là gương mẫu, Pháp như là con đường và Tăng như là người đồng hành – từ bỏ chính mình, từ bỏ sự chấp chặt của mình.
Bước thứ tưlà hoàn thiện hơn tiến trình quy phục này. Tới điểm này, một người là hoàn toàn quy phục, dâng hiến, và mở rỗng rang toàn diện. Một người cần thực sự dấn thân vào một sự cầu xin thoát khỏi hy vọng và sợ hãi. Điều này rất quan trọng. “Nếu hy vọng là rất đáng mong cầu, mong cầu rằng tôi không quá hy vọng. Nếu sợ hãi là rất đáng sợ hãi, mong rằng tôi không quá sợ hãi.” Siêu vượt khỏi cả hy vọng và sợ hãi, bạn bắt đầu phát triển một cảm thức tự tin rằng bạn có thể đi xuyên qua toàn bộ sự việc. Đó là năng lực của hoạt động để cắt bỏ những hành động xấu của mình.
Thế nên bước thứ nhất là một cảm thức ghê tởm với việc bạn đã làm. Bước thứ hai là kiềm chế, tránh khỏi nó. Bước thứ ba, khi hiểu thế rồi, bạn bắt đầu quy y Phật, Pháp, Tăng – dâng cúng cơn loạn thần của bạn. Đã dâng cúng sự loạn thần hay là quy y thật sự, bạn bắt đầu tự cam kết làm một người đi trên đường đạo hơn là một công việc nào hay người kiếm tiền trên con đường. Tất cả những tiến trình này liên kết với nhau. Và cuối cùng, không có hy vọng và sợ hãi nào : “Nếu là hy vọng, hãy để cho hy vọng của chúng ta tồn tại ; nếu là sợ hãi, nguyện sự sợ hãi của chúng ta cũng tồn tại.” Đó là bước thứ tư.
Cúng dường cho những Došn
Mục ba này theo truyền thống gọi là “cho các hồn ma ăn uống”. Nó ám chỉ những hồn ma gây ra bệnh tật, bất hạnh hay thứ gì đại loại, gọi là došn trong tiếng Tây Tạng. Ý tưởng là nói với họ : “Tôi cảm thấy rất biết ơn các người đã gây hại cho tôi trong quá khứ, và tôi muốn mời các người trở lại hoài để làm mãi chuyện đấy cho tôi. Tôi rất biết ơn các bạn đã đánh thức tôi dậy từ giấc ngủ của tôi, từ sự lười biếng của tôi. Ít ra khi tôi bị cảm cúm, tôi cảm thấy khác nhiều với sự uể oải và ngu si bình thường của tôi, sự trầm mình bình thường trong lạc thú của tôi.” Bạn yêu cầu họ đánh thức bạn dậy càng nhiều càng tốt. Bất kỳ khi nào những tình huống khó khăn xảy đến, bạn bắt đầu cảm thấy biết ơn. Tới điểm này bạn nhìn mọi thứ gì đánh thức bạn dậy đều là tốt. Bạn nhìn cái gì đem lại cho bạn cơ hội cho sự chánh niệm hay tỉnh giác, cái gì đụng chạm đến bạn, là tốt, hơn là luôn luôn cố gắng tránh mọi vấn đề.
Theo truyền thống, người ta cúng cho những ma quỷ thức ăn, hay torma. Torma tiếng Tây Tạng nghĩa là “cúng bánh”. Nếu bạn đã xem một lễ Tây Tạng, bạn có thể thấy những cái bánh nhỏ ngộ nghĩnh làm bằng bơ và bột. Chúng gọi là torma. Chúng tượng trưng ý tưởng quà tặng hay đồng xu. Một quan niệm tương tự ở Tây phương là bánh sinh nhật, nó được trình bày theo một kiểu nhất định, được trang trí nghệ thuật. Thế nên chúng ta cho những tặng phẩm tới những người gây hại chúng ta, nghĩa đen là những người tạo ra một ảnh hưởng xấu lên chúng ta.
Sự thực hành thứ nhất, sự sám hối những tội lỗi, chỉ là sự chán ngán tự nhiên cơn loạn thần liên tục của mình. Sự loạn thần của mình không đặc biệt là một sự kiện bước ngoặt, nó chỉ là một điều tự nhiên xuất hiện, không phải là một cuộc tấn công lớn. Nhưng một došn là một cuộc tấn công lớn hay một tình huống động đất thình lình làm cho bạn suy nghĩ gấp đôi. Một bất ngờ đụng đến bạn và những sự việc thình lình bắt đầu xảy ra cho bạn. Thế nên cái gì đáng kể xảy ra. Cái thứ nhất theo cách nào đó là một cái bướu của lạc đà hơn là một vách đứng. Nó chỉ đơn giản là những gập ghềnh, những đau khổ. Áp dụng thứ hai nói về chán ngán mệt mỏi với những vấn đề riêng của bạn. Bạn có một cảm giác về sự loạn thần của bạn diễn tiến trong mọi lúc. Nó giống như người đang đau đầu : cơn đau xảy ra trở đi trở lại. Bạn mệt mỏi với nó. Bạn mệt mỏi phải làm cùng những việc như nhau trở đi trở lại. Sự thực hành hay áp dụng thứ ba nói rằng chúng ta cần đem torma cho những người hại chúng ta, những došn.
Došn là rất bất ngờ, rất trực tiếp. Mọi sự đang bình thản và thình lình một cuộc tấn công xảy ra : bà nội bạn tước quyền thừa kế của bạn, hay có một thay đổi vận may. Došn thường thường tấn công thình lình ; họ chi phối bạn một cách tức thời. “Khống chế” thật sự là từ mật thiết nhất của chữ došn. Họ có nghĩa tương đương với sự khống chế, chiếm hữu vì họ tấn công bạn thình lình và bất ngờ. Thình lình bạn rơi vào một tâm trạng phiền muộn tồi tệ dù mọi sự vẫn đang ngon lành.
Đề tài này thật là một chủ đề rất rắc rối. Chúng ta không chỉ nói về việc cố gắng nuôi dưỡng kẻ làm chúng ta hoảng sợ, những nhân vật thần tiên chống lại chúng ta : “Chúng ta hãy cho họ vài cái bánh nhỏ này và họ sẽ ra đi. Nó liên quan với toàn thể ý niệm Tây Tạng về došn, cái này có từ truyền thống Bošn(5) nhưng cũng có vẻ áp dụng được cho truyền thống Phậât giáo. Danh từ došn nghĩa là một cảm thức hay kinh nghiệm về một cái gì hiện hữu chung quanh chúng ta thình lình làm cho chúng ta sợ hãi một cách vô lý, tức giận nóng nảy một cách vô lý, nổi dục và đam mê một cách vô lý hay đồi bại một cách vô lý. Những tình huống loại đó xảy ra cho chúng ta suốt đời. Có một loại cúm hay sốt xảy đến với chúng ta suốt đời, nó khống chế, chiếm hữu chúng ta. Chúng ta kinh hãi mà không có lý do gì. Chúng ta tức giận và bồn chồn không có lý do. Chúng ta dâm đãng không có lý do. Chúng ta thình lình kiêu ngạo không có lý do. Nó là một loại tấn công tâm thần, được gọi là došn. Nếu chúng ta tiếp cận điều đó từ một quan điểm bên ngoài, thì quả có một số hiện tượng khiến chúng ta làm thế. Mở rộng lý luận này, chúng ta có thể nói rằng có những ma quỷ hiện hữu bên ngoài chúng ta : “Con ma Washington đánh vào chúng ta, khiến chúng ta chạy đua vào ghế tổng thống”, hay bất cứ thứ gì đại loại.
Cảm giác về một thứ loạn thần ẩn nấp luôn luôn chờ cơ hội vọt ra gọi là došn. Nó xảy ra cho chúng ta mọi lúc. Thình lình chúng ta bật khóc, tuyệt đối chẳng vì lý do gì. Chúng ta la khóc và la khóc và suy sụp hoàn toàn. Và tới một lúc nào chúng ta muốn tiêu diệt toàn bộ thế giới và đá tung mọi người ra ngoài. Chúng ta muốn hủy hoại căn nhà của chúng ta. Nếu chúng ta có vợ hay con, chúng ta có thể làm đo ván họ. Chúng ta đến những cực đoan, dĩ nhiên. Và đôi khi, došn không đi cùng với chuyện đó.
Những došn giống như một loại cúm xảy ra cho chúng ta và thường không báo trước. Nó đến với chúng ta mọi lúc, đôi khi yếu đôi khi mạnh. Ý tưởng là hiểu và nhận thức rằng những sự việc như vậy xảy ra trong chúng ta, tiến trình loạn thần bắt đầu bộc phát trong chúng ta. Chúng ta có thể cám ơn vì điều đó. Chúng ta có thể nói điều ấy xảy ra là rất tuyệt : “Thật tuyệt khi bạn giật lại món nợ mà tôi đã mắc với bạn, bạn tịch thu món nợ mà tôi đã mắc với bạn. Xin hãy trở lại và làm lại điều đó lần nữa và lần nữa. Xin hãy trở lại và làm lại như thế.” Chúng ta không nhìn toàn bộ sự việc như là một trò gian dối hay cách cư xử, rằng nếu chúng ta cho họ đủ, họ sẽ ra đi – họ phải trở lại nữa.
Và chúng ta nên mời họ trở lại, những thăng trầm của những cuộc tấn công thình lình của sự loạn thần. Nó hoàn toàn nguy hiểm : những bà vợ có thể sợ vì bị tối sầm trở đi trở lại, những ông chồng có thể sợ vì không thể vào nhà họ hay có được một bữa ăn tối ngon lành. Nhưng vẫn quan trọng là mời họ trở đi trở lại, để thực hiện những khả năng của họ. Chúng ta không tìm cách thoát khỏi họ. Chúng ta cần ghi nhớ và cám ơn điều đó đã xảy ra. Thường thường một sự bộc phát như vậy trùng hợp với một cơn yếu đuối về thể chất, như thể chúng ta sắp bị cảm cúm hay cảm lạnh.
Đôi khi bạn không cẩn thận. Bạn không ăn thức ăn tốt và bạn ra ngoài không áo choàng và bạn cảm lạnh. Hay bạn không để ý bước chân và bạn trượt làm bể cái dĩa hay bạn gãy xương sườn. Khi nào có một chỗ hở nhỏ, các došn có thể chui vào, theo cách chúng ta bị cảm lạnh. Sự việc luôn luôn xảy ra theo cách đó. Bạn có thể có một sự kiểm soát trọn vẹn toàn bộ sự việc, nhưng mặt khác, những vấn nạn cũng có sự kiểm soát trọn vẹn, điều đó gây ra sự mất chánh niệm. Thế nên một số došn tấn công bạn. Ý tưởng là nếu bạn hoàn toàn làm việc với chánh niệm tỉnh giác hai mươi bốn giờ một ngày thì bạn sẽ không có những došn, bạn không có cảm cúm, bạn không mắc cảm lạnh. Nhưng một khi bạn không ở mức độ này, bạn có mọi điều xảy ra. Bạn phải đối mặt với sự kiện này. Có thể nói rằng ở mức độ chánh niệm tỉnh giác, những vấn đề như vậy tuyệt đối không có. Đó là một quảng cáo cho chánh niệm tỉnh giác.
Bạn chào mời những tấn công như vậy khi nào bạn mất chánh niệm. Chúng là những nhắc nhở và bạn biết ơn bởi vì chúng nói cho bạn biết bạn đang không chánh niệm. Chúng luôn luôn được chào đón : “Chớ đi, xin hãy trở lại.” Nhưng đồng thời bạn tiếp tục với chánh niệm của bạn. Cũng như khi bạn sống với vị thầy của bạn. Bạn không tìm cách tránh vị thầy. Nếu bạn đang tốt đẹp, bạn luôn luôn có một loại điểm quy chiếu với vị thầy. Nhưng tới lúc nào vị thầy có thể hét lên với bạn, “A !” và bạn vẫn phải làm việc với tiếng hét đó. Bạn đón chào những tấn công đó bởi vì sự có mặt của chúng có nghĩa là có cái gì đến với bạn trong ý hướng của bạn, cái gì đang diễn tiến thuận lợi.
Thường thường điều xảy ra với chúng ta là chúng ta có một thời khóa biểu và mọi sự diễn biến bình thản và lý tưởng, mọi sự đều tốt và không có vấn đề gì – và một ngày chúng ta thình lình bồn chồn, một ngày chúng ta quá xuống tinh thần. Mọi sự đều êm ả và bình thường và rồi có những gập ghềnh lên xuống này, những hoàn cảnh nhỏ làm “xẹp lốp” này trong đời chúng ta. Những lỗ rò nhỏ, những bộc phát nhỏ xảy ra mọi lúc. Ý tưởng là cho những lực lượng này thức ăn torma.
Nếu chúng ta làm điều đó một cách cụ thể, chắc chắn chúng ta luôn luôn có hứng khởi. Ý tưởng cúng torma là một cái gì tượng trưng trong trường hợp này. Tôi không nghĩ chúng ta có thể thoát khỏi những thăng trầm bằng cách cho họ một ít đồ cúng theo lối Tây Tạng. Điều ấy là gượng gạo. Tha thứ cho tôi, nhưng việc ấy là thực, quả vậy. Nó cần một thái độ hơn là chỉ làm vậy. Nếu chúng ta có một cảm giác thực sự về sự cúng cái gì nó đại diện cho đời sống chúng ta và bày nó ra như một biểu lộ hay chứng tỏ sự rỗng rang và cho đi của chúng ta, điều đó ô-kê. Nhưng điều đó chỉ có ở một mức độ cao hơn. Riêng người ta trong môi trường này không được huấn luyện quen với loại thế giới nghi lễ ấy, thế nên người ta có rất ít cảm giác về những việc như vậy. Những nghi lễ trở thành một mê tín hơn là một buổi lễ thiêng liêng. Điều này đã trở thành vấn đề. Số ít người đã kinh nghiệm điều gì thuộc bản chất này và nó trở thành có ý nghĩa. Nó nghĩa là chúng ta phải thực sự cam kết hơn là chỉ có ai rắc nước lên chúng ta, cố gắng làm chúng ta cảm thấy tốt đẹp và hạnh phúc. Chúng ta không kinh nghiệm sự sâu xa của nghi lễ đến mức độ mà chúng ta có thể thực sự bày ra những bánh cho các došn đến độ họ không còn tấn công chúng ta nữa. Để làm thế chúng ta cần sự thích hợp hơn nữa trong trạng thái của con người chúng ta cũng như một cảm thức về sự minh mẫn bao la.
Cúng dường cho những Hộ pháp
Mục thứ tư là cầu xin các Hộ pháp, những vị bảo vệ giáo pháp, giúp đỡ bạn trong sự thực hành của bạn. Điều này không hoàn toàn giống như cầu nguyện vị thánh bổn mạng của bạn, xin ngài bảo đảm cho bạn vượt sông an toàn. Hãy để tôi cho bạn một ý niệm rất bình thường, căn bản về điều này. Bạn có guru gốc của bạn, bổn sư của bạn, ngài hướng dẫn bạn và ban phước cho bạn, để bạn có thể trở thành một đệ tử xứng đáng. Ở một mức độ thấp hơn, bạn có những vị bảo vệ giáo pháp, họ sẽ đẩy bạn trở lại vào trong kỷ luật của bạn nếu bạn đi lạc vào những vấn đề rắc rối nào. Một cách nào đó, họ giống như những người chăn cừu : nếu một con cừu định chạy đi, người chăn cừu hướng nó trở lại đàn. Bạn biết rằng nếu bạn đi trệch, những hộ pháp sẽ dạy bạn làm sao trở lại. Họ sẽ cho bạn mọi thứ thông điệp. Chẳng hạn, khi bạn đang ở giữa một cơn giận dữ và hiếu chiến ghê gớm và bạn trở nên một người hoàn toàn không tương hợp với Pháp, bạn có thể đóng sầm cửa lại và kẹt trong đó. Điều ấy dạy bạn cái gì đó. Nó là cái nguyên lý dồn ép bạn trở lại thế giới mà bạn thuộc về. Nếu bạn có ý định dù nhỏ nhất bước ra khỏi thế giới của Pháp, những hộ pháp sẽ ngăn bạn trở lại, hú bạn trở lại với thế giới đó. Đây là ý nghĩa cầu xin chư hộ pháp để giúp đỡ bạn trong thực hành của bạn.
Các hộ pháp đại diện cho tánh giác căn bản của chúng ta. Tánh giác ấy không chỉ được chúng ta trầm vào trong thiền định mà còn hiện hành hay chăm sóc cho chúng ta sau thiền định. Đó là lý do tại sao theo truyền thống, chúng ta có sự tụng ca vào cuối ngày, khi đến giờ đi ngủ hay ăn tối và khi đến giờ thức dậy buổi sáng. Ý tưởng là từ sáng đến tối, cuộc đời chúng ta được điều phục hay bảo đảm thuần túy bằng thực hành và học hỏi suốt mọi lúc. Thế nên cuộc đời chúng ta thì thiêng liêng.
Cuối ngày, hoàn toàn có khả năng chúng ta có thể bị gián đoạn với hoạt động thiêng liêng và hoạt động thiền định. Vào lúc đó, hoàn toàn có thể mọi loại loạn thần quá mức tấn công chúng ta. Thế nên đó là thời gian nguy hiểm nhất. Bóng tối liên hệ với quỷ ma trong một nghĩa nào đó, không phải như quan niệm Satan của Thiên Chúa giáo, mà quỷ ma như là một loại loạn thần ẩn nấp nó có thể được thả lỏng và bởi thế có thể gây ra những chướng ngại cho chứng ngộ. Hơn nữa, sự thực hành thiền định của chúng ta có thể buông lơi – thế nên để không tạo ra một sự gián đoạn hoàn toàn với thực hành ngồi thiền hay kỷ luật, để tiếp tục, chúng ta cầu xin những hộ pháp này làm việc với chúng ta. Họ không khác gì hơn chúng ta. Họ là sự biểu lộ của trí thông minh hay của tâm thức chúng ta, nó thường trực hiện diện. Và công việc đặc biệt của họ là phá hủy mọi thứ bạo động hay mê lầm xảy ra trong chúng ta.
Thường thường mê lầm liên hệ nhiều với hiếu chiến, sân giận. Nó là phi pháp. Pháp không có một ý nghĩa hiếu chiến ; nó chỉ đơn thuần là chân lý. Nhưng chân lý có thể bị lệch hướng hay bị thách thức hay xác định lại bởi đủ loại ý niệm vọng tưởng. Chân lý có thể bị cắt thành từng mảnh bởi sự hiếu chiến cá nhân của mình. Cũng có khả năng rằng sự hiếu chiến cá nhân của chúng ta không được xem là một hiếu chiến dơ bẩn mà là một hiếu chiến rất lễ phép, thoa một lớp mật và sữa. Hiếu chiến như vậy được biết như là một trò ma mãnh của bản ngã, và nó cần được cắt tiệt.
Theo sự áp dụng đặc biệt này, rất cần thiết làm việc với loại năng lực ấy. Để làm thế chúng ta đã phát triển đủ loại tụng tán ở Tây phương cũng như ở Tây Tạng. Chúng ta có một số lượng lớn sadhana về nhiều mahakala mà công việc của các ngài là cắt đoạn sự nói tầm phào lầm bầm của tiềm thức khát máu, nó không cho phép bất kỳ cảm thức nào về sự rỗng rang và đơn giản, bình an hay dịu dàng. Ý tưởng là liên hệ với tính dịu dàng ở điểm này. Và để đưa sự dịu dàng vào hiệu lực, có thể nói như vậy, chúng ta phải cắt tiệt sự hiếu chiến cùng lúc. Khác đi, sẽ không có sự dịu dàng. Những bài tán tụng truyền thống tượng trưng cho ý tưởng rằng kẻ nào đã xâm phạm sự dịu dàng phải được cắt đứt bằng chính sự dịu dàng. Khi sự dịu dàng trở nên quá gay gắt, nó có thể trở thành rất mãnh liệt và nó cắt đứt ngay. Bằng cách cắt đứt, nó tạo ra thêm sự dịu dàng. Ấy cũng giống như khi một bác sĩ nói rằng đây không phải là cái sắp làm bạn bị thương, nó chỉ là một mũi chích nhỏ. Một phát chích nhỏ và bạn được chữa lành. Đó là loại ý tưởng như vậy.
Một hiểu thêm về những mahakala hay những hộ pháp chúng ta mời đón liên hệ với sự trình bày những giáo lý và làm sao nó có thể được xử lý trong tâm thức của một cá nhân. Đó là một trong những quan tâm lớn nhất của chúng ta – hay ít nhất là sự quan tâm lớn nhất của tôi. Nếu giáo lý không được trình bày thích hợp hay trình bày sai hay theo một kiểu nhát gan nào đó – nếu giáo lý chân thật không được trình bày, chúng ta có thể bị đánh gục vì nó. Thế nên chúng ta cầu xin những hộ pháp ban cho chúng ta sự giúp đỡ và hồi chuyển qua những giáo lý, qua sự phá sản, qua những bất hạnh có tổ chức, qua được thành tỷ phú hay nói chung qua công việc. Nó gồm mọi sự. Chúng ta đang có ở đây một số cơ may. Chúng ta không có cơ may vật chất nhiều bằng có cơ may tâm linh. Đấy có vẻ là điểm căn bản của chuyện chúng ta đang làm. Và cúng dường đồ cúng đến những hộ pháp là điều chúng ta đã nói để phù hợp với sự bình giảng này của Jamgošn Kongtrušl.