Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương X: Trạng Thái Bồ Tát

08/12/201016:52(Xem: 8658)
Chương X: Trạng Thái Bồ Tát

 

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

CHƯƠNG X
TRẠNG THÁI BỒ TÁT
(BODHICITTA)


Chúng ta đã nói về lòngtừ bi và đức trầm tĩnh với những phương pháp trau dồi những phương pháp nàytrong đời sống hàng ngày của chúng ta. Khi chúng ta phát huy được lòng từ bicủa chúng ta đến một mức độ mà chúng ta cảm thấy rằng mình có trách nhiệm đốivới mọi người, chúng ta sẽ cảm thấy phấn khích muốn hoàn thiện bản thân để phụcvụ mọi người. Phật giáo gọi khát vọng đạt tới trạng thái đó là "BồTát" (Bodhisattva). Có 2 phương pháp đề đạt được trạng thái này. Thứ nhất,được gọi là "phương pháp nhân quả 7 lần" (sevenfold cause-and-effectmethod), xoay quanh việc nghĩ về mọi người như là mẹ của mình trong quá khứ.Thứ hai, "đánh đổi bản thân vì mọi người" (exchanging self forothers), chúng ta xem mọi người như chính bản thân chúng ta. Cả hai phương phápđược xem như là những bài thực hành, hay mở rộng hướng đi.

PHƯƠNG PHÁP NHÂN QUẢ BẢY LẦN
(SEVENFOLD CAUSE-AND-EFFECT METHOD)

Nếu chúng ta đã được táisinh hết lần này đến lần khác, vậy thì rõ ràng là chúng ta đã cần phải có rấtnhiều người mẹ để mà sinh ra chúng ta. Chúng ta có thể nói rằng sự ra đời củachúng ta không bị giới hạn ở phạm vi hành tinh trái đất. Theo quan điểm củaPhật giáo, chúng ta đã trải qua rất nhiều chu kỳ sống-chết từ rất lâu trước khihành tinh này tồ tại. Vì vậy những kiếp trước của chúng ta là vô số kể, kiếptrước của những con người tồn tại là những người đã sinh ra chúng ta. Vậy thì,nguyên nhân thúc đẩy tạo ra trạng thái Bồ Tát là nhận thức ra rằng mọi người đãlà mẹ của chúng ta trong quá khứ.

Lòng yêu thương –tử tếmà mẹ chúng ta dành cho chúng ta trong kiếp này thật khó mà đền đáp. Mẹ chúngta đã trãi qua nhiều đêm không ngủ để mà chăm sóc chúng ta khi chúng ta vẫn cònlà một đứa bé không tự lo liệu được. Mẹ chúng ta đã cho chúng ta ăn, nuôi nấngchúng ta và sẵn lòng hy sinh mọi thứ kể cả mạng sống của mình để mà cứu lấychúng ta. Khi chúng ta suy niệm về sự hy sinh và công lao của mẹ chúng ta,chúng ta nên nghĩ rằng tất cả mọi người trong cuộc sống này đã từng đối đãi vớichúng ta theo cách đó và mọi người đã từng có một lúc nào đó trong quá khứ bấttận là mẹ của chúng ta và đã đối đãi với chúng ta bằng lòng yêu thương – tử tếvô bờ bến. Suy nghĩ như vậy làm cho chúng ta thêm cảm kích. Đây chính là nguyênnhân thúc đẩy chúng ta đạt tới trạng thái Bồ Tát.

Khi chúng ta hình dunghoàn cảnh sống của những người này, chúng ta phát sinh khao khát giúp họ thayđổi vận số của họ. Đây là nguyên nhân thúc đẩy thứ ba và ngoài ra nó còn hìnhthành nguyên nhân thúc đẩy thứ tư, một cảm xúc yêu mến tất cả mọi người. Đâychính là động lực lôi cuốn chúng ta về phía mọi người, giống như đứa trẻ cảmthấy lôi cuốn khi trông thấy mẹ của nó. Điều này dẫn chúng ta đến lòng từ bi,đây chính là nguyên nhân thúc đẩy thứ năm. Lòng từ bi là một mong ước táchnhững người mẹ của chúng ta trong quá khứ ra khỏi hoàn cảnh đáng thương của họ.Ở mức độ từ bi này, chúng ta cũng trải qua lòng yêu thương – tử tế, một mongước rằng tất cả mọi người đều tìm được niềm hạnh phúc. Khi chúng ta đạt đượcmức độ "trách nhiệm" này, chúng ta đi từ mong ước mọi người đều tìmđược niềm hạnh phúc và vượt qua đau khổ tới trách nhiệm gánh vác giúp đở mọingười đạt được trạng thái ra khỏi những đau khổ. Đây là nguyên nhân thúc đẩycuối cùng. Khi chúng ta suy xét cách tốt nhất để giúp đở mọi người, chúng tađam mê đạt được trạng thái thông suốt hoàn toàn của Cõi Phật (Buddhahood).

Câu hỏi được đặt ra ởđâycũng chính là vấn đề trung tâm của Phật giáo Mahayana: Nếu những người đãđối xử tốt với chúng ta từ trong quá khứ vô tận đang chịu đau khổ, thì làm saochúng ta có thể đi tìm hạnh phúc cho riêng mình? Tìm kiếm hạnh phúc cho riêngmình mặc kệ những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu là một điều bấthạnh thảm thương. Vậy thì, rõ ràng là chúng ta phải cố gắng giúp đở mọi ngườithoát ra khỏi đau khổ. Phương pháp này giúp chúng ta nâng cao khát vọng làmđược điều đó.

ĐÁNH ĐỔI BẢN THÂN VÌ MỌI NGƯỜI
(EXCHANGING SELF FOROTHERS)

Phương pháp còn lại đểđạt được trạng thái Bồ Tát (Bodhicitta), khát vọng đạt được sự giác ngộ caonhất vì lợi ích của mọi sinh linh, là "đánh đổi bản thân vì mọingười". Ở phương pháp này, chúng ta thực hiện nhằm nhận ra được rằng chúngta phụ thuộc vào mọi. Chúng ta suy ngẫm về căn nhà mà chúng ta ở, quần áo màchúng ta mặc, con đường mà chúng ta đi… đã được tạo ra từ sự lao động vất vảc?a mọi người như thế nào. Họ đã làm rất nhiều công việc để cuối cùng cung cấpcho chúng ta chiếc áo mà chúng ta đang mặc, từ việc gieo trồng hạt giống câybông cho tới việc dệt vải và may áo. Mẩu bánh mà chúng ta ăn đã được nướng chínbởi một người nào đó. Cây lúa mì đã được gieo trồng bởi một người khác nữa, saukhi tưới nước và làm cho đất màu mỡ, người ta phải gặt hái và xay chúng thànhbột. Tiếp theo, chúng được nhồi thành bột dẻo và được nướng chín. Không thể nàokể được hết những người có liên quan đến việc cung cấp cho chúng ta dầu chỉ làmột mẩu bánh. Trong nhiều trường hợp, máy móc làm được nhiều công việc; tuynhiên máy móc đã được phát minh và được sản xuất cũng như được giám sát bởi conngười. Thậm chí, mọi đức tính của chúng ta như lòng kiên nhẫn và những ý thứcđạo đức khác đều được phát triển phụ thuộc vào mọi người. Thậm chí chúng ta cóthể nhận thấy rằng những người gây ra khó khăn cho chúng ta cũng đem đến chochúng ta những cơ hội để rèn luyện lòng khoan dung. Qua sự suy nghĩ này chúngta thấy được rằng tất cả mọi thứ chúng ta được hưởng trong cuộc đời này đều phụthuộc vào mọi người. Chúng ta phải cố gắng phát huy nhận thức này trong đờisống hàng ngày sau những buổi luyện tập thiền định vào lúc sáng sớm của chúng ta.Có rất nhiều ví dụ về sự phụ thụôc của chúng ta vào mọi người. Khi chúng tanhận ra được chúng, ý thức về trách nhiệm của chúng ta đối với mọi người tănglên và khát vọng đền đáp lại sự tử tế của mọi người cũng tăng lên.

Chúng ta cũng suy ngẫmvề luật nhân quả, về những hành vi ích kỷ của chúng ta đã dẫn đến những khókhăn mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày . Khi chúng ta xem xét hoàn cảnh củamình, chúng ta nhận thấy cách cư xử ngạo mạn ích kỷ của chúng ta vô nghĩa biếtbao, những hành vi vị tha giúp đỡ mọi người mới đúng là cách cư xử hợp lý nhất.Một lần nữa, điều này đã làm cho chúng ta có được những hành vi cao thượng:tham gia luyện tập những phương pháp nhằm đạt được trạng thái của Cõi Phật(Buddhahood) nhằm giúp đỡ tất cả mọi người.

Khi áp dụng phương pháp"đánh đổi bản thân vì mọi người", chúng ta cũng phải rèn luện , pháthuy lòng kiên nhẫn, bởi vì một trong số những chướng ngại chính ngăn cản sựphát triển và gia tăng lòng từ bi và trạng thái Bồ Tát là thiếu lòng kiên nhẫnvà đức khoan dung.

Cho dù chúng ta có dùngphương pháp nào để phát triển trạng thái Bố Tát, chúng ta cũng phải trung thànhvà trau dồi khát vọng cao cả này hàng ngày qua việc thiền định trang nghiêm vàcả trong đời sống hàng ngày. Chúng ta phải thực hiện việc luyện tập siêng năngđể giảm thiểu bản năng ích kỷ và thay thế vào đó là một bản năng cao thượng củalý tưởng Bồ Tát . Đầu tiên chúng ta phải phát triển một tri giác mạnh mẽ về đứctrầm tỉnh – thái độ cảm thông không thiên vị đối với tất cả mọi người, đồngthời phải liên tục cố gắng giảm thiểu những khuynh hướng gây trở ngại cho khátvọng cao cả của mình.

Trong khi chúng ta làmviệc để trau dồi khát vọng cao thượng về trạng thái Bồ Tát, nhiều trở ngại sẽxuất hiện. Những cảm xúc như lòng lưu luyến và sự chống đối sẽ xuất hiện và pháhoại nỗ lực của chúng ta. Chúng ta cảm thấy mình bị lôi cuốn bởi những thóiquen của bản thân, những thói quen như xem ti vi hoặc thăm viếng bạn bè sẽ kéochúng ta xa dần mục tiêu cao cả mà chúng ta đang theo đuổi. Chúng ta cần phảicố gắng vượt qua những cảm xúc như vậy bằng cách sử dụng những phương phápthiền định được mô tả trong sách này. Sau đây là những bước mà chúng ta phảilàm theo. Trước tiên chúng ta phải nhận ra được những cảm xúc đau khổ và nhữngthói quen xấu của chúng ta, chúng ta suy xét , chứng minh xem bản thân có lưuluyến hay không rồi mới tiếp tục suy xét về những bản chất có hại của nó. Sauđó chúng ta phải áp dụng những biện pháp kháng cự phù hợp và quyết tâm khôngđam mê những cảm xúc như vậy nữa. Chúng ta phải cố luôn giữ vững sự tập trungvào mục tiêu mà mình đang theo đuổi.

Chúng ta đã khảo sát tỉ mỉnhững phương pháp để mở rộng tấm lòng. Lòng từ bi là bản chất của một tấm lòngrộng mở và phải được trau dồi xuyên suốt cuộc hành trình tâm hồn của chúng ta.Đức trầm tĩnh (equanimity) tiêu diệt những định kiến của chúng ta về mọi ngườivà gia tăng lòng vị tha của chúng ta đối với mọi người. Trạng thái Bồ Tát làmục tiêu theo đuổi của chúng ta nhằm giúp đỡ mọi người. Bây giờ chúng ta hãycùng nhau nghiên cứu những phương pháp để chúng ta phát triển sự tập trung cầnthiết nhằm trau dồi mọi khía cạnh trong việc luyện tập sự thông suốt (wisdom).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2012(Xem: 3691)
Thân người có ba chứng bệnh là bệnh thuộc về phong, bệnh thuộc về hàn và bệnh thuộc về nhiệt, nhưng ba chứng bệnh này gây họa không lớn, chỉ khổ trong một đời. Tâm cũng có ba nhóm bệnh, nhưng ba bệnh này gây họa thật nghiêm trọng, khiến con người phải chịu khổ đau vô lượng kiếp. Chỉ có Đức Phật, một đại lương y mới có thể ban thuốc chữa trị. Người tu hành trong vô lượng thế giới mãi bị các căn bệnh hiểm nghèo này, hôm nay mới có cơ hội tu dưỡng đức hạnh. Thế nên phải có ý chí kiên định, siêng năng tu tập, không tiếc thân mạng. Như một chiến tướng xông trận, nếu lòng không kiên định thì không thể phá giặc, phá giặc loạn tưởng
03/10/2012(Xem: 5738)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
30/09/2012(Xem: 8458)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiền là Thiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên Thai và Tam Luận chớ không nhất thiết chỉcó Đạt Ma tông. Nhưng từ đời Đường về sau, Đạt Ma tông trở nên hưng thịnh vì thế từ ngữ Thiền tông liền chuyển sang để chỉ cho Đạt Ma tông.
01/08/2012(Xem: 14144)
Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật. Lời Phật chỉ là phương tiện dẫn lối, đưa người vào ngôi nhà Chánh giác, giống như ngón tay chỉ trăng. Tâm Phật mới là cứu cánh của Chân lý bất nhị. Cho nên Phật dạy Tâm là tông chỉ, cửa Không là cửa Pháp. Đã là cửa Không, thì tại sao bày chi Mười cổng? Há chẳng nghe người xưa bảo, “Từ cửa mà vào thì không phải là của báu trong nhà. Nhờ duyên mà thành tựu tất phải có vay mượn bên ngoài.” Nói như vậy thật chẳng khác gì đất bằng dậy sóng, thịt da đang lành lặn lại đem ra cắt mổ đớn đau. Đã là tự tánh thì ai cũng vốn sẵn có đầy đủ, xưa chẳng bớt, nay chẳng thêm. Nhưng vì vô minh phủ lấp, hể còn sống trong đối đãi thì phải dùng pháp đối trị để ngăn ngừa vọng tâm điên đảo: Sáng đối với tối, Tịnh đối với nhiễm, Giới Định Huệ đối với Tham sân si v.v…
30/07/2012(Xem: 12477)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
28/07/2012(Xem: 8343)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữvà Đạt tâm. Do đó, chư Phật, chư Tổ ứng cơ thị hiện, tiếp dẫn độ sanh, nhằm mục đích tạo cho con người có một cuộc sống an bình tự tại. Phương tiện thì nhiều, nhưng cứu cánh chỉ có một. Nếu chúng ta biết tự chủ, nỗ lực tinh tiến dũng mãnh không chi chẳng thành tựu. Tinh tiến ít thì đạt kết quả ít, tinh tiến nhiều thì đạt kết quả nhiều. Tinh tiến rốt ráo thì kết quả viên mãn.
26/07/2012(Xem: 11600)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
25/07/2012(Xem: 13960)
Thiền (Zen) nghĩa là nhận biết Tự tánh (True Sefl). “ Ta là gì ?” (What am I?) Đó là câu hỏi rất quan trọng. Nhất thể trong sạch sáng suốt là gì? Nếu thấu hiểu, quý vị sẽ được tự do tự tại trong sanh tử. Làm thế nào đạt được tự do tự tại trong sanh tử? Trước hết, điều cần thiết là hướng đi phải rõ ràng.
09/07/2012(Xem: 3015)
Thiền và cảm xúc có một mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tu tập, chuyển hoá tâm cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.
19/06/2012(Xem: 8736)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567