Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời bạt

10/11/201017:40(Xem: 9755)
Lời bạt

CON ĐƯỜNG ĐẾN TĨNH LẶNG

TUỆ GIÁC HÀNG NGÀY
Đạt Lai Lạt Ma
Bản tiếng Anh: The Path To Tranquility by Renuka Singh
Dịch: Tuệ Uyển
Nhà xuất bản Phương Đông - 2010

LỜI BẠT

Quyển sách này là một biên soạn sưu tầm những tư tưởng hàng ngày của Đức Dalai Lama. Nó cũng hình thành một phần sự cống hiến của Đức Dalai Lama đến việc bảo tồn văn hóa tuệ trí cổ điển của Ấn Độ. Sự phát hành nguyên thỉ của tôi hướng đến những ý tưởng ẩn sau quyển sách này, và ĐứcDalai Lama đã ban cho sự hứa nhận và chúc phúc. Tôi bắt đầu hành động một cách không chậm trễ từ lúc bắt đầu năm ngoái.

Tôi cảnh giác nghiêm chỉnh đến nguyên tắc bày tỏ sự chọn lọc ở đây. Những trích dẫn là những sự chọn lọc từ những bài viết, những lời dạy, và những cuộc phỏng vấn thỉnh thoảng. Những điều này, tôi hy vọng, sẽ chắc chắn phản ánh những quan tâm trần gian và tâm linh của Đức Dalai Lama và phổ biến thông điệp của Ngài về trách nhiệm toàn cầu, từ bi yêu thương, và hòa bình. Cũng thế, qua những trích dẫn, tôi muốn chia sẻ vớinhững độc giả không chuyên môn và những sinh viên Phật pháp về những triển vọng và khả năng đang bày ra trước tôi, và sự biểu hiện bên ngoài nhưng là cốt lõi phức tạp, những tư tưởng căn bản của Đức Dalai Lama. Tuy nhiên, chúng ta phải mang trong tâm tư mình những thuật ngữ như “lắngnghe”, “ban cho”, “suy nghĩ”, “thiền quán”, v.v… là lộ trình và nên được nhận thức trong phạm trù thực hành của Phậtgiáo về trau dồi bồ đề tâm (bodhicitta) - sự hứng khởi để đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

Trong lời tựa, Đức Dalai Lama đã rất khéo léo liên hệ đến Tám Đề Mục Chuyển Hóa Tâm. Căn cứ trên kinh nghiệm cá nhân của tôi, tôi cũng dẫn chứng sự lợi ích vô tận của chúng và tôi muốn trình bày những dòng ấy ở đây:

GIẢI QUYẾT VỚI HẬN THÙ

*Gởi và nhận*

Langri Tangpa (1054-1123)

- Tám đoạn thơ luyện tâm

 

- Quan tâm yêu mến tất cả chúng sinh

như là tuyệt diệu ngay cả là viên ngọc ước để hoàn thành mục tiêu cao cả nhất

nguyện cho chúng con luôn luôn ôm ấp chúng sinh như người thân yêu nhất

- Khi cùng đồng hành với những người khác Chúng con luôn nghĩ mìnhlà người thấp kém nhất Và từ chiều sâu của trái tim chúng con

Ôm ấp tất cả thân thương và quan yếu nhất

- Thận trọng, khoảnh khắc một ảo giác xuất hiện Điều nguy hiểm chochúng con và người khác Chúng con nên đối mặt và phá tan nó

Không chút chậm trễ.

 

- Khi chúng con thấy những kẽ tính tình độc ác

Ngập tràn bởi những hành động bạo tàn và đau khổ

Chúng con nên ôm ấp những chúng sinh hiếm hoi thân mến như vậy,

Như là lúc chúng con vừa tìm thấy một kho trân bảo.

 

- Khi những kẻ khác, đầy thèm khát và ghen tị, ngược đãi chúng con,

Lăng mạ chúng con hay những điều như vậy, Chúng con nên chấp nhậnthất bại

Và nhường chiến thắng cho kẻ khác.

 

- Khi những người chúng con từng giúp ích cho Và trong những kẻ chúng con ngập tràn hy vọng Cho chúng con tổn thương khủng khiếp

Chúng con nên coi kẻ ấy như người bạn tinh thần thánh thiện.

 

- Cả trực tiếp và gián tiếp, chúng con nguyện dâng

Mọi lợi ích và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, những bà mẹ của chúng con;

Nguyện cho chúng con bí mật gánh tất cả trên chúng con

Tất cả những hành động tai hại và khổ đau của tất cả.

- Nguyện cho tất cả không bị ô nhiễm bởi những khái niệm

Của tám điều liên quan trần tục (bát phong) Và thức tỉnh rằng tất cả mọi sự là hảo huyền

Nguyện cho tất cả, không bám chặc tham lam, và tự tại với mọi sự ràng buộc.

Tôi mang ơn người thầy và bạn của tôi Đức Đệ Thập Tứ

Dalai Lama Tenzin Gyatso, vì sự hỗ trợ và gia hộ cho chương trình này. Cho tất cả sự cộng tác và nhẫn nại, Tenzin Geyche Tethong xứng đángvới một sự cám ơn đặc biệt. Tôi cũng hàm ơn đến Lhakdor cho sự sốt sắngtrong việc cung cấp cho tôi với tài liệu chưa xuất bản của Ngài và cho những lời khuyến cáo giá trị của ông.

Tôi biết ơn đến Linda và Ashod Jhalani, Antonella và Na- resh Mathur,và Alison Ramsey cho sự xác nhận một số trích lục trong quyển sách này.Cũng thế đến Prama và Ranji Bhan- dari cho sự hỗ trợ tâm linh của họ, và đến Sunita Kakaria cho sự chăm sóc tôi ở McLeod Ganj. Tôi cũng muốn thừa nhận sự giúp đỡ thông dịch của V.K. Karthika và Sudeshna Shome Ghosh ở Penguin. Họ đã làm việc một cách cần cù với tôi trong chương trình này. Ở giờ thứ mười một, nhận sự giúp đỡ tài chính từ Derek Goh cho việc tìm sự chấp nhận để xuất bản những trích dẫn đã đến như một sự ngạc nhiên thực sự. Tôi cảm ơn ông đã không để chương trình này đổ vỡ.

Cuối cùng, cảm ơn đến những thành viên của gia đình tôi Pritam Singh,Joyti và Paul, Ashma và Tsagaadai, và Sameer và Supriti vì sự giúp đỡ của họ đã cho phép tôi dành nhiều thời gian cho việc làm của tôi.

Việc làm này xin nguyện dâng đến tất cả chúng sinh với một lời nguyệnước cho lợi ích và an lạc hạnh phúc của họ.

Tháng tư 1998

Renuka Singh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2012(Xem: 15052)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
17/11/2012(Xem: 4135)
Thân người có ba chứng bệnh là bệnh thuộc về phong, bệnh thuộc về hàn và bệnh thuộc về nhiệt, nhưng ba chứng bệnh này gây họa không lớn, chỉ khổ trong một đời. Tâm cũng có ba nhóm bệnh, nhưng ba bệnh này gây họa thật nghiêm trọng, khiến con người phải chịu khổ đau vô lượng kiếp. Chỉ có Đức Phật, một đại lương y mới có thể ban thuốc chữa trị. Người tu hành trong vô lượng thế giới mãi bị các căn bệnh hiểm nghèo này, hôm nay mới có cơ hội tu dưỡng đức hạnh. Thế nên phải có ý chí kiên định, siêng năng tu tập, không tiếc thân mạng. Như một chiến tướng xông trận, nếu lòng không kiên định thì không thể phá giặc, phá giặc loạn tưởng
03/10/2012(Xem: 6282)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
30/09/2012(Xem: 9266)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiền là Thiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên Thai và Tam Luận chớ không nhất thiết chỉcó Đạt Ma tông. Nhưng từ đời Đường về sau, Đạt Ma tông trở nên hưng thịnh vì thế từ ngữ Thiền tông liền chuyển sang để chỉ cho Đạt Ma tông.
01/08/2012(Xem: 16098)
Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật. Lời Phật chỉ là phương tiện dẫn lối, đưa người vào ngôi nhà Chánh giác, giống như ngón tay chỉ trăng. Tâm Phật mới là cứu cánh của Chân lý bất nhị. Cho nên Phật dạy Tâm là tông chỉ, cửa Không là cửa Pháp. Đã là cửa Không, thì tại sao bày chi Mười cổng? Há chẳng nghe người xưa bảo, “Từ cửa mà vào thì không phải là của báu trong nhà. Nhờ duyên mà thành tựu tất phải có vay mượn bên ngoài.” Nói như vậy thật chẳng khác gì đất bằng dậy sóng, thịt da đang lành lặn lại đem ra cắt mổ đớn đau. Đã là tự tánh thì ai cũng vốn sẵn có đầy đủ, xưa chẳng bớt, nay chẳng thêm. Nhưng vì vô minh phủ lấp, hể còn sống trong đối đãi thì phải dùng pháp đối trị để ngăn ngừa vọng tâm điên đảo: Sáng đối với tối, Tịnh đối với nhiễm, Giới Định Huệ đối với Tham sân si v.v…
30/07/2012(Xem: 14450)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
28/07/2012(Xem: 8807)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữvà Đạt tâm. Do đó, chư Phật, chư Tổ ứng cơ thị hiện, tiếp dẫn độ sanh, nhằm mục đích tạo cho con người có một cuộc sống an bình tự tại. Phương tiện thì nhiều, nhưng cứu cánh chỉ có một. Nếu chúng ta biết tự chủ, nỗ lực tinh tiến dũng mãnh không chi chẳng thành tựu. Tinh tiến ít thì đạt kết quả ít, tinh tiến nhiều thì đạt kết quả nhiều. Tinh tiến rốt ráo thì kết quả viên mãn.
26/07/2012(Xem: 12518)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
25/07/2012(Xem: 15325)
Thiền (Zen) nghĩa là nhận biết Tự tánh (True Sefl). “ Ta là gì ?” (What am I?) Đó là câu hỏi rất quan trọng. Nhất thể trong sạch sáng suốt là gì? Nếu thấu hiểu, quý vị sẽ được tự do tự tại trong sanh tử. Làm thế nào đạt được tự do tự tại trong sanh tử? Trước hết, điều cần thiết là hướng đi phải rõ ràng.
09/07/2012(Xem: 3418)
Thiền và cảm xúc có một mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tu tập, chuyển hoá tâm cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]