Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền tập có thể làm cho những bậc cha mẹ tốt hơn không?

02/05/201214:00(Xem: 5651)
Thiền tập có thể làm cho những bậc cha mẹ tốt hơn không?
mevacongai_dich2THIỀN TẬP
CÓ THỂ LÀM CHO NHỮNG BẬC CHA MẸ TỐT HƠN KHÔNG?
Tác giả: Melissa McClements, The Guardian, 15 - 3 - 2012
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


Melissa McClements thấy mình vất vả đối phó với tính thịnh nộ của đứa con bà cho đến khi bà tham gia lớp thiền tập cha mẹ và đứa con chập chửng. Làm thế nào chúng ta bình tĩnh khi con cái chúng ta cư xử vô lối?

Luân Đôn, Anh Quốc--- Đứa con chập chững và tôi vừa mới bắt đầu một lớp thiền quán. Tôi biết bạn đang nghĩ gì. Cha mẹ ngớ ngẩn ra sao khi cố gắng kiểm soát tâm ý trong sự hiện diện của ai đấy mà ý tưởng im lặng của nó lại đang liên hệ đến việc ngoái những cây bút chì trong lỗ mũi chúng và la lên 'Hickory Dickory Dock'[1]?

Nhưng bây giờ tôi lại là bậc cha mẹ ngớ ngẩn ấy. Và - mặc dù là một thời điểm kính cẩn giá trị, khi ấy đứa con hai tuổi chỉ một tu sĩ và hỏi, "Tại sao người ấy lại ăn mặc lạ kỳ như vậy?" - buổi thiền tập vẫn diễn ra tốt đẹp. Thật là tốt. Nó cung cấp cho tôi những khí cụ thực tiển ngày qua ngày trong cuộc sống với một đứa bé chập chững. Vì thế, hãy đối diện với nó, đáng yêu có thể, thư thái thì không như công ty của tôi.

Hầu hết thời gian, con gái tôi, Phoebe, giải khuây là cốt yếu - đầy những bản nhạc, những nụ cười khúc khích và điệu múa tùy hứng. Nhưng, thoảng hoặc, nó trải nghiệm bùng phát cơn phẩn nộ hoàn toàn. Chúng liên hệ đến việc quằn quại trên sàn nhà, húc đầu và gào thét là những thứ làm nên bất cứ sự tự hào tự kỷ chói chang nào. Tôi thấy chúng khó để mà đối phó, đặc biệt ở những nơi công cộng. Đã có một sự việc đối với ổ bánh mì cá ngừ (tuna) trong một quán cà phê và tôi vẫn không thể nghĩ đến mà không rùng mình.

Chính là chồng tôi người đầu tiên nghĩ đến ý tưởng về thiền tập. Ông ấy đã bắt đầu một khóa tập luyện mà nó để giúp ông đối phó với căng thẳng của công việc. Tất cả dường như hơi tân thời đại với tôi: loại sự việc được yêu thích bởi những người đoán các cảm giác và cắm những que pha lê lên đầu con cái của họ khi chúng bị bệnh. Nhưng sau đó tôi đã chứng kiến sự khác biệt trong ông ấy. Ông đã có thể quên lãng những tác động vô lý ở sở làm mà trước đây phải làm cho ông nghiến răng trong giận dữ không ngủ được lúc bốn giờ sáng.

Tôi tự hỏi việc ấy có thể giúp tôi giữ được sự bình thản tương tự khi Phoebe nổi cơn tam bành, và đem nó đến nhóm thiền quán của cha mẹ và đứa con chập chửng của trung tâm Phật Giáo địa phương hay không. Hãy tin tưởng tôi, điều này không thể được hoàn tất mà không có sự náo động. Tôi được ra đời như một người vô thần để thấy tổ chức tôn giáo như cội nguồn của tất cả những nỗi đau buồn của nhân loại. Tuy thế, tôi cũng nghĩ, nó là một niềm kiêu hãnh si mê để quên lãng tuệ trí cổ xưa trong trạng thái toàn vẹn của nó.

Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ, với những cây viết chì màu và những hình ảnh Đức Phật để tô màu lên. Tôi phải chỉ ra rằng chỉ có cha mẹ là thiền tập mà thôi. Còn những kẻ mũi chảy thò lò chỉ ở đấy đùa giỡn. Hay người phụ giúp dõi mắt trông chúng trong khi những ông cha bà mẹ mất tập trung (khi điều này được giải thích vào lúc khởi đầu, tôi đã thật sự tự hỏi rằng họ có biết đối phó như thế nào trong những cố gắng với việc nuốt những thứ không phải thức ăn to hơn cổ họng vài lần đang bị đẩy vào hay không.)

Một người đàn ông mặc áo vàng cam, đầu cạo trọc đến và ngồi xếp bằng, trên một chiếc sập. Tôi cảm thấy không thoải mái, cho đến khi ông ấy nói một câu chuyện đùa làm nhẹ bớt căng thẳng, câu chuyện về một thầy tu nói chuyện với một nhóm bà mẹ làm thế nào đối phó với con cái của họ. Ông đã nói trong giọng của người ở vùng đông Luân Đôn và thường cười ha hả. Sau đó, ông đã chọc một số đứa bé nào đó vể đôi bàn chân bốc mùi của chúng.

Những người lớn chúng tôi nhắm mắt lại để ông thầy tu có thể hướng dẫn chúng tôi thiền tập - khởi đầu chỉ bảo chúng tôi tập trung trên hơi thở, và rồi yêu cầu chúng tôi ở trong một khía cạnh tích cực đối với một người nào đó mà chúng tôi có kinh nghiệm, a hà, 'khó khăn' trong đời sống của chúng tôi.

Nghe tệ hại kinh khủng, nhưng những đứa con nít lại im lặng lạ kỳ lúc đầu - mặc dù chúng có thế đã chiến thắng với một sự bố trí xa lạ khá tốt. Tôi thật sự có thể cố gắng (và thất bại lắm - ô cố gắng lên, những vị thầy Tây Tạng đã dành cả đời cố gắng để làm điều này!) cố gắng để làm trầm tĩnh cơn lốc chướng khí trong tâm tôi.

Và rồi tôi đã trở nên cảnh giác rằng Phoebe đặt một trong những bức họa Đức Phật trên thảm. Nó đang cố xuyên thủng qua tờ giấy với một cây bút chì. Lặp đi lặp lại. Bực bội vì âm thanh ấy, tôi đã trừng một mắt nhìn xuống nó.

"Nhắm mắt lại mẹ ơi," nó cười. Tôi nhướn chân mày lên... và rồi thì nhớ lại điều gì đấy mà ông thầy tu đã nói về việc có thể nhận thức thế giới một cách tích cực hơn nếu tôi có thể thay đổi những phản ứng của tôi với thái độ của người khác. Tôi nhìn chung quanh căn phòng. Những đứa trẻ khác bây giờ đang chạy quẩn quanh, ném những đồ chơi và chơi đô vật trên thảm. Một đứa bé đang hét lên. Tất cả những điều này rối tung vượt xa thái độ của con gái tôi. Nhưng không điều nào làm tôi chán nản, bởi vì tôi không chịu trách nhiệm với chúng.

Tôi không tuyên bố rằng tôi đã trở thành một vị thánh mỉm cười nhẫn nại qua một đêm. Nhưng tôi thật sự nghĩ rằng nếu quý vị có thể thoáng thấy một thời khắc tĩnh lặng hòa bình trong sự hiện diện của con trẻ chập chững của quý vị, quý vị thật sự hiện thực một điều gì đó - cả như là một bậc cha mẹ và một con người.

Nguyên tác: Can meditation make you a better parent?
Ẩn Tâm Lộ ngày 06-04-2012
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=7,10780,0,0,1,0


[1] Nguyên văn: 'Hickory Dickory Dock'(một bài hát Anh Quốc, 1774: 'Hickory Dickory Dock, con chuột chạy lên đồng hồ, đồng hồ gỏ một tiếng, con chuột chạy xuống, Hickory Dickory Dock)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 4991)
Tinh Yếu Lâm Tế Lục bình giảng
11/10/2010(Xem: 9228)
Ngày nay người ta đi hàng trăm ngàn dặm để được trông thấy các thiền sư, trực tiếp gặp họ để tham vấn. Nhưng rất ít người có dịp để đặt câu hỏi: tôi phải làm sao với những nỗi giận dữ, ghen tuông, thù ghét, sợ hãi, buồn sầu, tham vọng, si mê trong tôi - tất cả những rắc rối thường xâm chiếm tâm tư con người? Tôi phải cư xử với công việc, cha mẹ, con cái, vợ hoặc chồng, tôi tớ, xếp của tôi như thế nào, tất cả những tương giao làm nên đời sống ấy? Thiền có cách nào giúp tôi không?
08/10/2010(Xem: 15050)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
30/09/2010(Xem: 4722)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
29/09/2010(Xem: 7496)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp môn có mục đích và phương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
28/09/2010(Xem: 5583)
Theo Thiền sư Tôn Mật, đời Đường, thì có thể phân chia Thiền làm 5 loại, trong đó có 3 loại thực sự theo đúng đường lối tu hành của đạo Phật là : Thiền Nguyên thủy (Tiểu thừa ), Thiền Đại thừa, và Thiền Như Lai tối thượng. Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí" (trích: Đại thừa Phật giáo Tư tưởng luận).
28/09/2010(Xem: 7340)
Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn.
23/09/2010(Xem: 15618)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cực và tích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực và phát triển, tăng trưởng điều tích cực. Những giáo lý trong quyển sách này là để chuyển hóa tâm thức; chỉ đọc hay nghe mỗi một đoạn thôi cũng có thể đem lại lợi lạc to lớn.
22/09/2010(Xem: 8716)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]