Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền và chánh niệm

06/02/201208:14(Xem: 4079)
Thiền và chánh niệm
THIỀN và CHÁNH NIỆM
GS001

hoahaungoithienNói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu củaPhật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biếntrong dân gian. Người ta thấy có thiềnYoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải,v.v., rồi chính ngay trong đạo Phậtngười Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền,Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mụcQuán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?

Bài viết này không có tham vọng tả rõ hết tất cả cácphương pháp thiền nhưng chỉ xác định lại ý nghĩa và mục đích của Thiền căn cứtrên phương cách tu hành của đức Phật đã được ghi lại trong Tam Tạng Kinhđiển. Nắm vững được tinh thần này ngườiPhật tử tự nhiên sẽ thấy sự khác biệt như thế nào giữa Thiền Đạo Phật, mà trongbài này gọi là THIỀN TRÍ TUỆ, với tất cả các loại Thiền khác, mà trongbài này gọi là THIỀN THAM ÁI.Thấy rõ sự khác biệt này sẽ hữu ích cho người Phật tử để thực hành đúngCHÁNH ĐỊNH, CHÁNH TINH TẤN, để không đi lạc đạo quá xa trong lúc tu Thiền.

Cũng như trong các ngành khoahọc, Y Khoa, Vật Lý, hoặc Hóa Học, một sinh viên muốn thấu triệt ngành học củamình không những chỉ học phần lý thuyết mà còn phải thực tập trong phòng thínghiệm để chứng nghiệm những gì đã học, hoặc để khám phá thêm những phát minhmới. Người Phật tử học Phật cũng gần nhưvậy, không thể chỉ tu TỊNH ĐỘ tụng kinh mà còn phải thực hành THIỀN để thựcnghiệm chân lý. Thật là thiếu sót khiphân chia tông phái để rồi chỉ chọn một trong hai, hoặc TỊNH ĐỘ (tụng kinh)hoặc THIỀN (bất lập văn tự, kiến tánh thành Phật). Người tu Phật phải đi qua trọn vẹn cả 3pháp: Pháp Họcphải đầy đủ, để PhápHànhkhỏi đi lạc, và rồi để đi đến PhápThànhlà lúc để hoàn tất sự giảithoát.

Học Kinh sách để có đầy đủ nhữngCHÁNH KIẾN mà Đức Phật đã khám phá, để học thêm những kinh nghiệm tu hành củaĐức Phật. Thực hành thiền trong Đạo Phậtrốt ráolà để Thực Nghiệm sự thật VÔNGÃ mà đức Phật đã giác ngộ (khám phá).Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Tinh thần của Thiền là tinh thần của Khoa HọcThực Nghiệm. Là tìm kiếm lời giải đápcho những thắc mắc về chính mình bằng cách khảo sát, nghiên cứu tìm hiểu cái TAcủa chính mình. Cũng từ những thắc mắcnhư thế mà đức Phật đã Giác Ngộ được Đạo. Ngày thành đạo, ngài đã kể lại công trình nghiên cứu đó như sau:

Xuyên qua bao vạn kiếp
Như Lai đi kiếm ông thợ xây cửadựng nhà
Như Lai đi thênh thang mà không gặp
Hôm nay Như Lai đã kiếm thấyngươi
Từ nay ngươi không còn xây nhàcho Như Lai nữa
KinhPháp cú 153.

Các vị Bồ Tát cũng thực hànhThiền quán với tinh thần khoa học tương tự như vậy. Trong kinh Lăng Nghiêm, ta thấy Bồ Tát QuánÂm chẳng khác gì là một khoa học gia chuyên môn nghiên cứu về sự nghe. Phương pháp quán của ngài là quán vào CĂNcủa SỰ NGHE(Nhĩ căn viên thông). Cónghĩa là tìm hiểu “gốc cội”, lý do tại làm sao mà ta nghe được. Tương tự như vậy Bồ Tát Di Lặc là một khoahọc gia nghiên cứu về CĂN của Ýtức là “gốc cội” của Tư Tưởng, từ đâu màđến. Có thắc mắc như thế ta mới có thểđi xa hơn những gì mà khoa học ngày hôm nay đã tìm thấy. Ví dụ: với khoa học sự nghe là do Màng Nhĩcủa Tai, do Âm thanh. Sự thấy là do Mắtdo Ánh Sáng, v.v. Nhưng trong giấc mơdầu mắt nhắm, dầu không có âm thanh, hay ánh sáng ta vẫn có sự nghe, sự thấy.

Đạo Phật thật chẳng khác gì mộtkhoa học đi tìm kiếm SỰ THẬT, tìm hiểu gốc cội của mọi vấn đề, nhất làNGUỒN GỐC CỦA SỰ KHỔ. GIÁC NGỘ là khi lời giải cho bài toán KHỔđã được tìm ra và có thể trình bày lại được cho chúng sanh theo. Chứ khôngphải tuyên bố “Hoát nhiên đại ngộ” rồi vẫn “câm miệng hến” như nhiều ông TổThiền Tông Trung Hoa. Người Phật tử thực hành Thiền quán là để pháttriển Trí Tuệ hiểu biết về TAvà về sự KHỔ, chứ không phải để đạtđược những tham ái của bãn ngã.Ai thực hành thiền mà để hoàn thiện bản ngã thì vẫn kể như còn ở trìnhđộ THIỀN THAM ÁIcủa “Ngoại Đạo”, tức chưa phải là THIỀN TRÍ TUỆcủa Phật.

Trong tinh thần THIỀN TRÍ TUỆ của Phật, chừng nào mà sự thật về TA và vềnguyên nhân sự KHỔ chưa được chứng thực thì hành giả vẫn chưa gọi là GIÁCNGỘ. Nếu không có tinh thần Trí Tuệ nhưvậy thì tâm THAM ÁI sẽ rất dễ “CHẠY THEO TRẦN CẢNH” với các hiện tượng tâm vậtlý của thiền. Rất nhiều hành giả đã bị“kẹt” vào những “âm thanh vi diệu” với pháp Thiền Quán Âm của Cô ThanhHải. Rất nhiều hành giả sau khi bị rơivào những “feeling giải thoát” (kể cả feeling vô ngã) đã tuyên bố “Tôi đã GiácNgộ”. Phải biết rằng những gì còn ởtrình độ “CẢM THỌ” (feeling) thì vẫn còn ở trình độ NGŨ UẨN, vẫn còn trình độcủa “PHÁP HỮU VI”, vô thường, tạm bợ, không phải là sự giải thoát chân thật vàbền chắc. Những “feeling tuyệt vời” đókinh Lăng Nghiêm gọi là “Ngũ Ấm Ma” vì nó khi hiện khi mất.

Khi hành thiền, hành giả phải quán sát chính TA với tâm rất KHÁCH QUANchẳng khác gì các khoa học gia trong phòng thí nghiệm, không phê phán (Vọng hoặc Chơn), không chọn lựa.Đó là lýdo trong kinh Tứ Niệm Xứ đức Phật đã dạy:“Thấy tâm Tham nổi lên, biết tâmTham nổi lên, thấy tâm Sân nổi lên biết tâm Sân nổi lên... Khi thở ra hơi dàibiết thở ra hơi dài, khi thở ra hơi ngắn biết thở ra hơi ngắn, khi sắp thở rabiết sắp thở ra, khi sắp hít vô, biết sắp hít vô”. Nói như thế cũng phải hiểu rằng nếu có “tâmphê phán” hay “tâm chọn lựa” nổi lên thì cũng vẫn “TUỆ TRI” các tâm đóđang nổi lên một cách khách quan với sự giác biết thanh tịnh.

Quán sát khách quan như vậy để làm gì? -Để cho THAM ÁI không dự phần, để cho NGÃ tánh không phát triển, đểmới có thể khám phá ra được sự thật VÔ NGÃ: Ta không phải SẮC, ta không phảiTHỌ, ta không phải TƯỞNG, ta không phải HÀNH, ta không phải THỨC (ngủ uẩn giaikhông), TA không phải bất cứ cái CÓ nào cả, TA KHÔNG THỰC SỰ HIỆN HỮU. Chứng nghiệm được cái “KHÔNG TÁNH” của ta đólà sự chứng nghiệm “SẮC TỨC THỊ KHÔNG”.“KHÔNG TỨC THỊ SẮC” của BÁT NHÃ.Đó cũng là để hoàn toàn ra khỏi NGÃ, ÁI, THỦ, HỮU, ra khỏi mọi khổ đauách nạn. Đó cũng là chứng nghiệm đượcnhững gì mà Đức Phật đã dạy ở trong Tiểu Bộ Kinh:

“Này các Tỷ-kheo, có sự khôngsinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.
Này các Tỷ-kheo, nếu không cócái không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thời ở đây khôngthể trình bày sự xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.
Vì rằng, này các Tỷ-kheo, cócái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có sự trình bàyxuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.”

Như vậy THIỀN là để Phát TriểnTRÍ TUỆ VÔ NGÃ. Có nghĩa rằng phải thấyrõ THỰC TƯỚNG của chính ta. “CÓ SAO THẤYVẬY” không bắt ta phải VÔ NIỆM, kềm kẹp TRI KIẾN, hoặc ỨC CHẾ TÂM gì cả. Những phương cách thiền nào nhằm mục đích đểcho NGÃ của ta được hay hơn, tốt đẹp hơn, nhiều khả năng hơn, sung sướng hơn,an vui hơn, thanh tịnh hơn, v.v. thì còn chưa ra ngoài lãnh vực THAM ÁI và CHẤPNGÃ nên sẽ không thể khám phá được sự thật VÔ NGÃ. Sau khi sự thật VÔ NGÃ đã được khám phá thìtrong TRÍ TUỆ VÔ NGÃ dầu ngũ uẩn này còn bấn loạn, còn lo, còn buồn, còn khổ gìđi nữa, đó vẫn chỉ là các pháp hữu vi, “DO DUYÊN SINH”, không phải dota, không phải là của ta. Cho nên vẫngiải thoát. NIẾT BÀN được thực chứngngay trong KHỔ mới thực sự là NIẾT BÀN. Nếu đòi hỏi KHỔ phải biến mất thì NIẾT BÀN đó không phải là NIẾT BÀNthật. (vì hễ còn có điều kiện, thì sẽ không bền vững).

GIỮ GÌN CHÁNH NIỆM

Rất nhiều người hiểu hạn hẹp chữCHÁNH của Phật theo nghĩa THIỆN. Có thầydạy giữ gìn Chánh Niệm trong khi ăn bằng cách quán tưởng đến công ơn của cácbác nông phu cày cấy. Nhưng đối với tinhthần của TỨ NIỆM XỨ, quán niệm như vậy là VỌNG NIỆM, vì đã đi ra khỏi sự theodõi chính mình. Chánh Niệm trong khi ăn là theo dõi sự ăn để tìm hiểu tại saota phải ăn? Tại sao ta khổ vì đói? Chữ CHÁNH trong đạo Phật có nghĩa là hướngđúng về mục tiêu NIẾT BÀN(lúc khổ được tận diệt). Làm chệch ra khỏihướng đó thì là TÀ (trật). Vì sự KHỔ chỉhoàn toàn chấm dứt khi sự thật VÔ NGÃ được chứng nghiệm, cho nên CHÁNH cũnglà hướng về sự phát triển TRÍ TUỆ VÔ NGÃ.

CHÁNH NIỆM làluônluôn “tâm niệm” (mindfulness) kháchquankhảo sát chính ta. Bất chấp nó tốt hay xấu, bất chấp nó khổ hayvui, bất chấp nó thiện hay ác. Sự khảosát này có 2 tính chất chính: LIÊN TỤCKHÁCH QUAN. Ví dụ, khi tâm tinh tấn tu hành, biết tâmđang có sự tinh tấn. Khi tâm chán nản,biết tâm đang chán nản. Nếu tâm tinh tấnchống cự, biết tâm đang tinh tấn chống cự, nếu tâm có khuynh hướng chịu thua,biết tâm muốn chịu thua. Dầu thế nào đinữa, phải Luôn Luôn KHÁCH QUAN nhận rõnhững gì đang xảy ra. Như thế, thì vẫn ởtrong CHÁNH NIỆM. Duy trì tâm kháchquan như thế để sẽ thấy rõ NHÂN DUYÊNsinh khởi của các NGŨ UẨN, để từ đó chứng thực sự thật VÔ NGÃ. Đạo Phật là để hết Khổ, không phải để làm cho TA hay hơn hoặc tốt hơn. Hay hơn hoặc Tốt hơn mà còn Ngã chấp, cònchấp thủ ngũ uẫn, thì vẫn còn khổ như thường.

Bài viết liên quan đến chủ đề (nên đọc thêm):

Chương13: Chánh Niệm (Sati) trích từ:
CHÁNH NIỆM CƠ BẢN
Thiền sư: Henepola Gunaratana
Dịch Việt: Lương Thanh Bình
CHÍNH NIỆM - THỰC TẬP THIỀN QUÁNNguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
HÀNH TRÌNH ĐẾN CHÁNH NIỆM- Bhante Henepola Gunaratana - Chuyển Ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh
SỰ QUAN TRỌNG CỦA CHÁNH NIỆM KINH ĐẠI NIỆM XỨ - Thiền Sư U Silananda - Nita Truitner dịch Việt
THIỀN PHẬT GIÁOTâm Thái

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2011(Xem: 15759)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
15/01/2011(Xem: 18061)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
14/01/2011(Xem: 8084)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
12/01/2011(Xem: 7773)
Pháp Sư Thái Hư cũng như Hòa Thượng Thích Minh Châu đều dùng các từ Như Lai Thiền để chỉ Thiền Nguyên Thủy và Tổ Sư Thiền để chỉ các hình thức Thiền Phát Triển sau này do các Tổ Sư các Thiền phái nổi danh đề xướng và truyền lại cho các đệ tử của mình. Cũng có người dùng các từ Thiền Tiểu Giáo (tức Thiền Tiểu Thừa) và Thiền Đại Giáo (tức Thiền Đại Thừa) như Trần Thái Tôn trong bài "Tọa Thiền Luận " của Khóa Hư Lục.
12/01/2011(Xem: 5971)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
10/01/2011(Xem: 4061)
Hành thiền giúp phát triển sự tỉnh thức và năng lực cần thiết để chuyển hóa các thói quen đã ăn sâu vào tâm ý. Một số người có vấn đề như buồn nản, sợ hãi vô lý hay có biểuhiện của bệnh tâm thần, họ nghĩ rằng thiền là một phương cách điều trị tức thời cho những vấn đề của họ.
07/01/2011(Xem: 6883)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
05/01/2011(Xem: 2621)
Sau khi vượt thành xuất gia, Sa môn Cù Đàm trải qua 5 năm lặn lội học đạo và 6 năm khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sinh tử. Ngài đã thọ giáo nơi các Tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta, đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng ngay ở cõi Trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng, cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới..
31/12/2010(Xem: 3354)
Rất cần thiết phải thiền định về đời người quý báu của ta. Cuộc đời thật quý báu và thời gian cũng thật quý giá. Vì thế bất kỳ những gì chúng ta có đều quý báu. Mục đích của cuộc đời là đạt được hạnh phúc, trước hết là hạnh phúc nhất thời và sau đó là hạnh phúc viên mãn. Trong thời gian thiền định chúng ta phải bỏ lại đằng sau rất nhiều thứ. Ta có rất nhiều điều phải làm trong cuộc sống. Nếu ta theo đuổi những niệm tưởng của ta thì ta sẽ chẳng bao giờ chấm dứt được. Ta phải chọn ra điều gì là quan trọng trong cuộc đời đối với ta, đối với gia đình và cộng đồng của ta. Khi nhìn thấy một vật gì tốt đẹp ta mong muốn được sở hữu nó.
27/12/2010(Xem: 16810)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567