Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Phật giáo

31/01/201216:25(Xem: 6803)
Thiền Phật giáo
labode_2THIỀN PHẬT GIÁO
Tâm Thái

Hỏi: Tôi nghe thấy nói nhiều về Thiền nhưng không biết các Thiền đó khác nhau thế nào và làm sao phân biệt được Thiền nào của Phật giáo?
Đáp: Khó mà nóivề tất cả loại Thiền vì danh từ này được dùng đến rất nhiều nên đã gây nhiều lẫn lộn và hiểu lầm. Để giới hạn cho câu chuyện quá dài chúng ta chỉ bàn về Thiền của Phật giáo. Ngoài đạo Phật cũng có nhiều đạo khác có những pháp môn gọi là Thiền hoặc có những hình thức giống như Thiền. Danh từ Thiền có khi đượcdùng để chỉ cho những hình thức tập trung tư tưởng hoặc để cho tâm định, không tán loạn. Trước thời đức Phật cũng đã có nhiều đạo sĩ Thiền. Ngay trước khi đứcPhật đắc đạo, ngài đã có theo học một số tu sĩ Thiền và đã thành công rấtnhiều, tới những mức định cao nhất của các môn phái đó như định Phi tưởng phiphi tưởng. Nhưng ngài thấy rằng những môn Thiền đó không đem lại được những điềungài muốn là đạt được là giải thoát, giác ngộ, nên sau đó ngài đến gốc cây bồđề ngồi Thiền trong 49 ngày và thành đạo. Vì vậy về hình thức tuy có thể gần giốngnhau nhưng về mục đích thì Thiền Phật giáo khác hẳn các môn Thiền ngoại đạo màchúng ta cần phân biệt cho kỹ. Ngoài ra hiện có nhiều môn Thiền cũng dùng nhữngphương pháp và những danh từ của Thiền Phật giáo, nhưng khi coi kỹ mục đích củanhững môn Thiền đó thì thấy họ chỉ lợi dụng Phật giáo để đưa những người khônghiểu vào con đường sai lầm phục vụ những lợi ích cá nhân hoặc chính trị màthôi. Muốn biết Thiền nào là của Phật giáo thì việc trước hết là coi về hìnhthức: phái Thiền đó phải có quy y đức Phật Thích Ca và theo đúng con đường màđức Phật chỉ dạy. Có những người tuy dùng những danh từ nghe như của đạo Phậtnhưng nhìn kỹ thì thấy họ dẫn dắt theo ngoại đạo.

H: Vai tròcủa Thiền trong đạo Phật như thế nào ?
Đ:
Thiền là danhtừ nói tắt của Thiền na (tiếng Sanskrit: dhyana, tiếng Pali : jhana). Thiền giữvai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tấtcả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phậtgiáo mới được thể nghiệm hóa... nếu Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáosẽ mất hết sinh khí. Tóm lại, Phật giáo chân truyền trước sau vẫn còn nằm trongThiền, tất cả sự tổ chức giáo lý đều phát xuất từ Thiền, do đó về mặt thực tucũng như về mặt lý giải Phật pháp, nếu muốn được hoàn toàn, chúng ta không thểkhông phát kiến cái thỏa đáng tính tối hậu của Thiền." (trích Đại thừaPhật giáo tư tưởng luận của Kimura Taiken, do hoà thượng Thích Quảng Độ dịch).Như vậy đã nói được vai trò quan trọng của Thiền trong đạo Phật.

H: Ngaytrong Thiền Phật giáo cũng có nhiều môn phái khác nhau ?
Đ:
Thiền sư TônMật, đời Đường, chia Thiền làm 5 loại: 1) Thiền ngoại đạo, 2) Thiền phàm phu,3) Thiền Nguyên thủy (Tiểu thừa), 4) Thiền Đại thừa và 5) Thiền Như Lai Tối Thượng.Phái Thiền thứ năm đó còn được gọi là Thiền Như Lai Thanh Tịnh, Thiền Tổ Sư,Thiền Đốn Ngộ, Thiền Đạt Ma ... mà nay thường gọi là Thiền Tông.

H: Tạisao Thiền Phật giáo lại chia làm nhiều thứ như vậy ?
Đ:
Đức PhậtThích Ca khi truyền đạo thì tùy căn cơ, trình độ mỗi người mà chỉ cho phương pháptu tập khác nhau, cũng ví như thầy thuốc chữa bệnh thì tùy bệnh mà cho thuốc nhưvậy mới có kết quả tốt. Trong đạo Phật thường nói đến Tam Thừa: Thanh Văn thừa,Duyên Giác thừa và Bồ Tát thừa. Hai Thừa trên còn được gọi là Nhị thừa, cũngcòn gọi là Nguyên thủy, hoặc Nam Tông vì các nước về phía Nam như Thái Lan,Lào, Cam Bốt, Tích Lan chuyên theo thừa đó. Bồ Tát thừa thường được gọi là Đạithừa hoặc Bắc Tông, được lan truyền tại các nước miền Bắc như Trung Hoa, NhậtBản và phần lớn Việt Nam. Ngoài ba Thừa trên, muốn nói cho đầy đủ thì có khicòn kể thêm hai Thừa nữa để chỉ những người tu theo đạo Phật nhưng chưa thấm nhuầnsâu xa được lý Đạo: Nhân thừa và Thiên thừa. Những người tu theo Nhân thừa chỉmới tin Đạo, và mục đích chỉ là gây nhân lành để có quả tốt trong đời này và nhữngđời sau ở thế gian. Những người tu theo Thiên thừa thì muốn sau này sẽ đượcsinh tại cõi trời để tránh sự khổ trần gian. Những người tu theo hai Thừa đó,vì còn ở trong vòng mê nên gọi là phàm phu, phàm tức là chưa phải bậc thánh chứkhông có nghĩa xấu theo như ta thường dùng là thô tục, thấp kém. Pháp Thiềnphàm phu vì vậy chỉ có mục đích giúp cho tâm khỏi tán loạn để giữ cho thân,miệng, ý tránh làm những điều xấu, nhưng chưa theo hoàn toàn được mục đích củađạo Phật. Như vậy thực sự Thiền Phật giáo chỉ bao gồm các Thiền Nguyên thủy,Thiền Đại thừa và Thiền Tông.

H: Thếnào là Thiền Nguyên thủy ?
Đ
: Thiền NamTông, tức Nguyên thủy, được chỉ dẫn trong các kinh tạng Nam Tông. Tuy nhiềuphương pháp nhưng về thực hành thì có thể kể hai pháp thịnh hành nhất là:Anapanasati (niệm hơi thở) và Vipassana (quán, minh sát). Do lời giảng của hoà thượngThích Minh Châu thì pháp môn Anapanasati được chỉ dạy trong kinh "Mộtpháp" nằm trong bộ kinh "Tương Ưng". Pháp này gồm việc dùng niệmtheo d i hơi thở vô, hơi thở ra, thí dụ :

"Quánvô thường, tôi sẽ thở vô, quán vô thường tôi sẽ thở ra
Quán ly tham,tôi sẽ thở vô, quán ly tham tôi sẽ thở ra ... "

Pháp môn nàythuộc về pháp môn Tứ Niệm Xứ, tức bốn chỗ (xứ) để an trú niệm là: thân, thọ,tâm và pháp. Theo hoà thượng Thích Minh Châu thì ích lợi của Anapanasati vừa đểđịnh tâm cho tâm khỏi giao động (thường được gọi là Chỉ hoặc Định), vừa pháttriển quán sát, suy tư (gọi là Quán hoặc Huệ). Ích lợi của pháp Thiền này làlàm cho "thân tâm nhẹ nhàng, phấn khởi, hoan hỷ, vui vẻ, ít bệnh, ítphiền não". Còn đường lối của Vipassana là chú niệm về ngũ uẩn, tứcSắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức, là năm thành phần về thân và tâm cấu tạo nên conngười. Chú niệm vào ngũ uẩn để thấy rõ thực tướng của chúng và như vậy khôngcòn bám níu, chạy theo đó nữa. Phương pháp "chú niệm" đây có nghĩa làquán sát một cách liên tục và chuyên chú. Đặc điểm của phương pháp này là trongkhi chú ý quán sát nhưng vẫn giữ một tâm trống lặng, tức không có khởi phân biệt,xét đoán, giải thích những điều quan sát đó. Để giữ cho tâm trống lặng chúng tacần phải dẹp hết những khái niệm, thành kiến, có như vậy mới quán sát sự vật mộtcách trung trực được. Vipassana áp dụng một cách sâu xa kinh Tứ Niệm Xứ(Satipatthana Sutra), thường được coi là kinh chánh yếu của Thiền Nam Tông.

H: ThiềnĐại thừa như thế nào ?
Đ:
Nói Thiền Đạithừa tức nói đến những pháp Thiền có ghi trong các kinh điển Đại thừa. Khác vớiThiền Nguyên thủy thường được tả rất rõ ràng, chi tiết, các kinh điển Đại thừatuy có chỉ những phương pháp tu nhưng không có hệ thống rõ ràng như hai phápThiền nói trên. Về phương pháp cũng vẫn là hai phương pháp chính là Chỉ vàQuán. Tuy danh từ giống nhau, nhưng theo hòa thượng Thích Thiện Hoa "Trongkinh này (kinh Viên Giác) nói Chỉ, Quán không đồng lối Chỉ, Quán của Nguyênthủy, vì lối Chỉ, Quán của Nguyên thủy là phải dùng phương tiện bên ngoài đểtu. Còn lối Chỉ, Quán của Đại thừa là xứng theo bản thể của Chân tâm mà Chỉ vàQuán". Trong kinh Viên Giác, đức Phật còn chỉ thêm pháp thứ ba làThiền Na, pháp này không theo hẳn Chỉ hoặc Quán mà y theo tâm Viên giác thanhtịnh (một danh từ chỉ Phật tánh) mà tu. Kinh này nói rõ phương tiện tu tuy có nhiềunhưng không ngoài ba pháp đó, và có thể phối hợp ba pháp đó, bằng cách tu riêngmột pháp, hoặc hai pháp, hoặc cả ba pháp cùng lúc, tất cả thành 25 pháp tu.Nhiều kinh lại kể những pháp Quán riêng biệt: Kinh Lăng Nghiêm kể kinh nghiệm củanhiều vị Bồ tát về những đề tài quán khác nhau, như quán về tứ đại (đất, nước,gió, lửa), 18 giới (6 căn, 6 trần, 6 thức). Mỗi Bồ tát quán theo một trongnhững đề tài đó và đều đắc đạo. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật nói :"ANan, tất cả những người tu tâm trong thế gian, không nhờ Thiền Na thì không cótrí tuệ." (quyển 9, đoạn 2). Tu theo Bồ Tát hạnh, là tu theo Lục Độ Ba LaMật, mà Thiền Định và Trí Huệ là hai điều căn bản và quan trọng nhất. Cho nênnói tu Đại thừa, tức Bồ tát thừa, mà không tu Thiền là một điều thiếu sót đángkể.

H: CònThiền Tông khác với hai môn Thiền trên như thế nào ?
Đ:
Thiền Tôngđược khởi đầu từ hội Linh Sơn, khi đức Phật truyền cho ngài Ma Ha CaDiếp:"Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, pháp môn mầunhiệm, chẳng lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi".Tổ Ma Ha Ca Diếp là vị Tổ thứ nhất Thiền Tông. Cho đến Tổ thứ 28 là Tổ Bồ ĐềĐạt Ma (?-532) thì ngài qua Trung Hoa để truyền đạo nên thường được coi là Tổthứ nhất tại Trung Hoa. Đặc điểm của Thiền Tông nằm gọn trong bốn câu của Tổ BồĐề Đạt Ma: Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiếntánh thành Phật. (được dịch là: Chẳng lập văn tự, Truyền ngoài giáo lý, Chỉthẳng tâm người, Thấy tánh thành Phật). Đặc điểm của Thiền Tông chính là điểm"thấy Tánh", có hiểu được điều này mới hiểu được mục đích và phươngpháp của Thiền Tông. Chữ Tánh đây không có nghĩa là tánh tình mà ta thườngdùng, cũng không phải là tánh chất. Việc định nghĩa chữ này là một việc khôngnên làm và thực ra là không thể làm được, tuy vậy mà vẫn cần làm vì đó là trọngtâm của Thiền Tông. Nói một cách đơn giản thì Tánh đây là bản thể của chúng ta,của vũ trụ, cái bản thể đó không sinh, không diệt, không thay đổi như phần thểchất và phần tinh thần của chúng ta. Nghe thật là dản dị nhưng ngày nào chúngta hiểu được điều đó thì được coi là người đã ngộ đạo, để đi đến con đườngthành Phật.

H: Nhưvậy Tánh là gì, nếu nói "thấy Tánh thành Phật" mà không chỉ rõ đượcTánh là gì thì làm sao mà tu ? Tại sao Thiền Tông chỉ nói tới thấy Tánh màkhông nói tu hành thế nào?
Đ:
Trong kinhđiển Đại thừa đức Phật nhiều lần đã nói tới Tánh, nhưng tùy trường hợp đã dùngnhững danh từ khác nhau như: Phật Tánh, Chân Tâm, Chân Như, Bồ Đề, Tri Kiến Phật,Niết Bàn, Pháp Giới, Tâm Địa, Như Như, Tự Tâm Hiện Lượng ... Muốn diễn tả đượccái tuyệt đối, ngoài vòng đối đãi, phân biệt, so sánh thì thật là khó. Nhữngdanh từ đặt ra chỉ là tạm thời, tùy trường hợp mà giảng giải thôi, chứ không cócách nào để diễn tả cho rõ được. Thiền Tông cũng vậy, có khác là dùng nhữngdanh từ rất thông thường, hoặc là chỉ bằng cách yên lặng, không nói gì, giốngnhư ông Duy Ma Cật đã trả lời Bồ tát Văn Thù Sư Lợi khi được hỏi về pháp mônBất Nhị. Thiền Tông không dùng những danh từ cao xa, huyền bí để tránh những kháiniệm, lý luận khó hiểu hoặc không thực tế. Vì vậy về danh từ để chỉ cái bản thểđó thì Thiền Tông dùng những danh từ rất bình thường như: bát không đáy, thùng sơnlủng đáy, đờn không giây, cây không rễ ... Thiền Tông giúp chúng ta nhìn thẳngvào đời sống hiện tại, nhìn thẳng vào tâm mình để tự tìm thấy chân lý. Nhữnglời Phật dạy chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng, chúng ta nương theo ngón tay đó mànhìn lên thì mới thấy mặt trăng, chứ chỉ nhìn ngón tay mà cho đó là mặt trăngthì chẳng bao giờ thành đạo. Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật nói Phật Thích Ca,cũng như tất cả chư Phật khác, ra đời chỉ có mục đích quan trọng là chỉ chochúng ta thấy mỗi người đều có Tri kiến Phật (cái thấy biết giác ngộ). ThiềnTông nhận rõ và lấy điều đó làm cứu cánh cho đường lối tu hành. Thiền Tông chỉ tinở Tánh, tức Chân Tâm, ngoài cái đó ra không có gì khác để đưa đến con đườnggiác ngộ. Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật nói rõ muốn đạt quả vô vi thì phảidùng nhân vô vi, nhân nào đi với quả đó, không thể tu theo pháp hữu vi mà mongđạt đạo vô vi. Cũng theo đúng đường lối đó nên tổ Hoàng Bá (?-850) đã chỉ dạy: "người học đạo đời nay chẳng thấy tâm thể này (chân tâm), cứ ở nơitâm sanh tâm (vọng tâm), hướng bên ngoài cầu Phật, chấp theo tướng để tu hành,đều là pháp tà, chẳng phải đạo bồ đề".

H: Nhiều phápThiền như vậy thì biết nên theo pháp nào ?
Đ
: Trong đạoPhật khó có thể nói pháp nào hay hơn pháp nào. Mỗi người có một khả năng khácnhau nên cần biết pháp nào thích hợp với người nào. Nếu muốn tu tập cho có kết quảthì cần phải biết rõ khả năng, căn cơ của mình trước, và sau đó cần tìm hiểuđạo cho kỹ thì mới có thể chọn lựa con đường thích hợp. Muốn tìm học và hiểuthì cần có các thầy, bạn, kinh điển, sách vở, băng thâu thanh ... Một vị thầychân chánh phải là một vị giảng rõ cho người học trò biết những pháp tu của đạođể người đó hiểu rõ và cần tìm biết khả năng của người đó trước khi hướng dẫnhọ hoặc để họ tự quyết định. Nhiều người đã tu theo một pháp môn rồi thì gặp aicũng quả quyết là phải theo pháp môn đó mới là đúng, chứ không chịu xem xét kỹngười đó khả năng, thích hợp ra sao. Kết quả là sau một thời gian người đó thấykhông hợp và chán nản hoặc bỏ cuộc. Vì vậy việc giảng giải cũng như việc tìmhiểu các pháp môn là điều cần thiết để giúp chúng ta tránh những người lợi dụngdanh nghĩa đạo Phật, danh nghĩa Thiền để đưa chúng ta vào đường sai lầm.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2012(Xem: 9447)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
18/06/2012(Xem: 13178)
Từ thời Phật giáo Nguyên Thủy đến Phật giáo Phát Triển cho tới ngày nay, đạo Phật luôn lấy Tâm làm gốc mà tu hành. Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánh là giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
18/06/2012(Xem: 9389)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
02/05/2012(Xem: 5657)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
17/04/2012(Xem: 5922)
Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được tiếng nước người, thích ứng được vào cuộc sống nước người, và đi lại bình thường như một người bình thường trên đất nước người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, vẫn có một cái gì đó không bình thường, một thứ tiếng gì đó không vỡ nghĩa, một nỗi đau nào đó không rõ tên, như những đợt sóng ngầm, bất kỳ lúc nào, có thể bất thần dâng lên như mưa lũ gió cuồng, xô tôi vào thế giới của hụt hẫng và mộng mị.
13/04/2012(Xem: 11490)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
15/03/2012(Xem: 21372)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
04/03/2012(Xem: 7581)
Khi chúng ta đã quán chiếu thông khắp những bước trước, nhận ra tất cả chúng sinh như những thân hữu hay người nuôi dưỡng qua sự tương tục của những kiếp sống và đánh giá đúng những sự ân cần có chủ tâm và vô tư, chúng ta sẽ thật sự thấy rằng chúng ta phải đáp lại sự ân cần tử tế của họ. Nhưng chúng ta hổ trợ họ như thế nào? Bất kể loại phồn vinh nào chúng ta có thể đem lại cho họ trong vòng xoay sinh, già, bệnh, và chết, nó sẽ chỉ là tạm thời và nông cạn.
03/03/2012(Xem: 5164)
Khi quán xét tâm và thân hầu như không có sự can thiệp nào của tưởng (suy nghĩ). Và chúng ta có hai mức độ để quán xét. Mức độ thứ nhất là dùng tư tưởng và lý trí để nhìn sự vật, với cách này bạn chỉ cảm nhận hời hợt bên trên mặt của sự trải nghiệm...
21/02/2012(Xem: 11060)
Các chính quyền bây giờ sử dụng những kỷ thuật phức tạp để truy tầm các kẻ có thể gây ra rắc rối, nhưng những kẻ khủng bố vẫn tiếp diễn. Bất kể kỷ thuật là phức tạp như thế nào, phía đối kháng vẫn đáp ứng được. Sự phòng vệ hiệu quả chỉ có thể là bên trong. Điều này có thể nghe như ngu ngơ, nhưng phương thức duy nhất để chấm dứt khủng bố là lòng vị tha. Vị tha có nghĩa là có một sự quan tâm căn bản đến người khác và hiểu rõ giá trị của người khác, là điều đến từ việc nhận ra lòng ân cần tử tế của họ đối với chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]