Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Đường Đến Tĩnh Lặng

22/03/201102:43(Xem: 16383)
Con Đường Đến Tĩnh Lặng
con-duong
CON ĐƯỜNG ĐẾN TĨNH LẶNG
TUỆ GIÁC HÀNG NGÀY

Đạt Lai Lạt Ma
Bản tiếng Anh: The Path To Tranquility by Renuka Singh
Dịch: Tuệ Uyển
Nhà xuất bản Phương Đông - 2010



Như tên gọi của tác phẩm, Tuệ Giác Hằng Ngày là một tuyển tậpgồm 365 câu và đoạn trích của đức Dalai Lama trong các tác phẩm và phỏng vấn của ngài đã được xuất bản trong 50 năm qua. Vì là một tuyển tập từ nhiều nguồn sách báo khác nhau, nội dung của tác phẩm đa dạng và phong phú, được phân bổ theo một cấu trúc nhằm giúp độc giả cảm nhận cácminh triết Phật giáo trong đời sống thường nhật.

Hạ tải phiên bản PDF của sách "Conđường đến tĩnh lặng - Tuệ giác hằng ngày"

LỜI GIỚI THIỆU

Như tên gọi của tác phẩm, Tuệ Giác Hằng Ngày làmột tuyển tập gồm 365 câu và đoạn trích của đức Dalai Lama trong các tác phẩm và phỏng vấn của ngài đã được xuất bản trong 50 năm qua. Vì là một tuyển tập từ nhiều nguồn sách báo khác nhau, nội dung của tác phẩm đa dạng và phong phú, được phân bổ theo một cấu trúc nhằm giúp độc giả cảm nhận các minh triết Phật giáo trong đời sống thường nhật.

Mỗi ngày một đoạn trích ngắn để đọc, nghiền ngẫm và ứng dụng, người đọc như có được các trí khôn bỏ túi. Mỗi đoạn trích trong mỗi ngày có khi liên hệ đến một chủ đề độc lập, có khi liên đới trước sau những tư tưởng thâm sâu, tạo sự cuốn hút cho người đọc từ đầu đến cuối. Nếu khôngcó thời gian, quý độc giả có thể chọn lựa theo tháng và theo ngày. Ví dụ, ngày quý vị tiếp nhận tác phẩm này là ngày 22 tháng 02, quý vị có thể khởi sự bằng các đoạn tư tưởng của tháng 02. Quý độc giả cũng có thểchọn lọc các đoạn tư tưởng ứng khớp với các con số quan trọng trong đờimình, chẳng hạn như sinh nhật của mình hay người thân, ngày động thổ, ngày hợp đồng, ngày giao tiếp và ngày đi xa… Phương pháp đọc ngẫu nhiên này có thể giúp độc giả tìm thấy nhiều điều thú vị mà đôi lúc do đọc theo thứ tự và do cố đọc quá nhiều, người đọc không thể tiêu hóa hết cácthông tin trí tuệ đã đọc.

Cuộc đời là một dòng chảy với nhiều biến cố: Khi thuận, khi nghịch; khi tốt, khi xấu; khi hạnh phúc, lúc khổ đau; khi hài lòng, lúc bất mãn;khi được thăng hoa, lúc thì tuyệt vọng v.v... Người thiếu kinh nghiệm làm chủ tâm sẽ bị cuốn hút theo thủy triều của cảm xúc. Những khổ đau, sầu não, buồn chán và tuyệt vọng làm cho cuộc sống trở nên ảm đạm hơn. Thưởng thức các tư tưởng minh triết trong quyển sách này như một sự thaythế tích cực, vốn có khả năng giúp người đọc thoát khỏi bế tắc, chuyển tâm đến các giải pháp khôn ngoan. Đọc và thưởng thức trí tuệ hằng ngày của đức Dalai Lama sẽ giúp người đọc ngộ ra được nhiều điều thú vị và những chân lý bình dị trong đời sống. Các viên ngọc trí tuệ này là ngườibạn đồng hành của ta trong mọi quyết đoán, định hướng nghề nghiệp, tương giao xã hội, điều chỉnh nhận thức, thay đổi hành vi và chuyển hóa nỗi đau.

Mỗi khi có điều gì hạnh phúc hay gặp phải các hoàn cảnh bất an, dỏi mắt đọc bất chợt vài câu tư tưởng trong sách này, biết đâu bạn sẽ tìm ragiải pháp. Đó chính là những túi khôn của đức Phật được trình bày bằng kinh nghiệm của đức Dalai Lama, bậc thầy tâm linh trong thời hiện đại.

Giác Ngộ, ngày 15 tháng 10 năm 2010

Thích Nhật Từ
Phó viện trưởng HVPGVN tại TP. HCM


LỜI TỰA

Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển và duy trì một tình trạng tích cực của tâm thức. Trong truyền thống Phật giáo mà chúng tôi là một thành viên, một trong những ý nghĩa ảnh hưởng để làm điều nàylà việc gắn liền với thiền định. Mặc dù thiền định có thể đôi khi có nghĩa ngồi trong một vị thế đặc biệt và tĩnh lặng tâm tư, nó có thể cũngbao gồm việc tiếp tục thực tập tâm thức chính chúng ta quen với những tư tưởng tích cực. Điều này là ý nghĩa tại sao chúng ta thường xuyên đọcvà tụng những kinh điển và nguyện cầu. Chúng tôi đã tìm thấy một sự cảmhứng trải qua hàng năm từ một tác phẩm ngắn gọi là “Tám đề mục luyệntâm”.Trong ấy chứa đựng nhiều lời hướng dẫn hữu ích, cố vấn chúng ta luôn luôn quan tâm đến những người khác như quan trọng hơn chính chúng ta, để đối diện và đối lập với những cảm xúc phiền não quấy rầy gây nguy hiểm cho sự hòa bình của tâm thức chúng ta, và để

ban tặng bất cứ lợi ích nào phát sinh đến những người khác trong khi gánh lên vai bất cứ những khó khăn nào xảy ra trên chính chúng ta.

Quyển sách này chứa đựng những đoạn trích dẫn hàng ngày lựa chọn từ những bài viết và phát hành của chính chúng tôi. Chúng tôi khiêm tốn nguyện cầu rằng những độc giả có thể tìm thấy một ít sự cảm hứng trong những từ ngữ này để phát triển, cải thiện sự an bình nồng ấm trong tâm đấy là chìa khóa đến hạnh phúc bền lâu.

Dalai Lama

26-02-1998

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 4985)
Tinh Yếu Lâm Tế Lục bình giảng
11/10/2010(Xem: 9208)
Ngày nay người ta đi hàng trăm ngàn dặm để được trông thấy các thiền sư, trực tiếp gặp họ để tham vấn. Nhưng rất ít người có dịp để đặt câu hỏi: tôi phải làm sao với những nỗi giận dữ, ghen tuông, thù ghét, sợ hãi, buồn sầu, tham vọng, si mê trong tôi - tất cả những rắc rối thường xâm chiếm tâm tư con người? Tôi phải cư xử với công việc, cha mẹ, con cái, vợ hoặc chồng, tôi tớ, xếp của tôi như thế nào, tất cả những tương giao làm nên đời sống ấy? Thiền có cách nào giúp tôi không?
08/10/2010(Xem: 14928)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
30/09/2010(Xem: 4690)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
29/09/2010(Xem: 7409)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp môn có mục đích và phương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
28/09/2010(Xem: 5559)
Theo Thiền sư Tôn Mật, đời Đường, thì có thể phân chia Thiền làm 5 loại, trong đó có 3 loại thực sự theo đúng đường lối tu hành của đạo Phật là : Thiền Nguyên thủy (Tiểu thừa ), Thiền Đại thừa, và Thiền Như Lai tối thượng. Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí" (trích: Đại thừa Phật giáo Tư tưởng luận).
28/09/2010(Xem: 7302)
Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn.
23/09/2010(Xem: 15534)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cực và tích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực và phát triển, tăng trưởng điều tích cực. Những giáo lý trong quyển sách này là để chuyển hóa tâm thức; chỉ đọc hay nghe mỗi một đoạn thôi cũng có thể đem lại lợi lạc to lớn.
22/09/2010(Xem: 8700)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]