Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tam Bảo Của Tôi: Ba tuyển tập Thiền Thi song ngữ

21/07/201123:52(Xem: 6809)
Tam Bảo Của Tôi: Ba tuyển tập Thiền Thi song ngữ
TAM BẢO CỦA TÔI:
Ba tuyển tập Thiền Thi song ngữ của Cư sĩ Nguyên Giác

Trangđài Glassey-Trần Nguyễn

Tuy lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng ‘nhà Chúa’ và ‘nhà Chùa’ không xa nhau và không tách biệt đối với tôi từ thưở nhỏ. Ở xóm tôi, thuộc huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Chúa chỉ cách nhà Chùa có năm phút đi bộ. Chuông công phu và chuông nhà thờ ngân vang cả vùng, gửi qua bao tầng không gian những thông điệp hòa bình và tin yêu giữa một xã hội túng bấn cả hai.

Tôi luôn nghĩ rằng Phật giáo là một phần huyết mạch của văn hóa và đời sống Việt Nam, nên từ nhỏ, tôi vẫn quan tâm tìm hiểu Phật giáo và đời sống Phật môn. Trong hoàn cảnh sống tại Việt Nam sau 1975, đời sống tôn giáo bị bắt bớ, giáo lý bị cấm giết, nhà tu bị quản thúc, nhà Chúa bị canh chừng, nhà Chùa bị quốc hữu hóa. Chúa và Phật bị giam lỏng, không được đến với con người một cách tự do. Nên tôi buộc phải làm kẻ đứng ngoài, cố nhìn theo ánh điện vàng bên kia rào ngăn cách.

Tại hải ngoại, nếp sống tôn giáo của người Việt nở rộ, đáp ứng nhu cầu cả về tâm linh, tâm lý, văn hóa, xã hội, và tri thức. Những sinh hoạt tôn giáo cho người Việt xa xứ cái không khí quê hương, không gian văn hóa, bầu khí tình thân, và kim chỉ nam cho một cuộc sống an vi. Những chương trình phát thanh tôn giáo tại hải ngoại, nhất là tại Quận Cam, tạo điều kiện cho sự thông cảm và liên đới giữa các tôn giáo. Đêm giao thừa, không chỉ có Phật tử đến viếng Chùa, hái lộc. Lễ vọng Giáng Sinh, không chỉ có Kitô hữu sốt sắng dự lễ, cảm nhận niềm vui giáng trần.

Những giao thoa giữa các cộng đồng tôn giáo Việt tại hải ngoại cũng mở ra những khung trời mới, những tâm lộ mới, những tư duy mới. Tuy nhiên, người Việt hải ngoại – cũng giống như những cộng đồng di dân khác – vẫn đối diện với cái thử thách tất yếu: khả năng sử dụng tiếng Việt ngày càng hạn chế của các thế hệ ngoại biên (chữ mà tôi dùng để diễn tả những thế hệ sinh ra hay/và trưởng thành ngoài biên giới Việt Nam), và sự tách rời với nền văn hóa gốc. Do đó, những nhịp cầu mới cầu được kiến thiết, phục vụ cho việc trao đổi và duy trì văn hóa, và cho phép các thế hệ được gặp nhau.

Trong một cái duyên đẹp, tôi được tặng ba quyển sách Thiền song ngữ của Cư sĩ Nguyên Giác, tức nhà văn Phan Tấn Hải. Ba quyển sách có tựa đề: “Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa” (Teachings From Ancient Vietnamese Zen Masters), “Trần Nhân Tông Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền” (Tran Nhan Tong: The King Who Founded A Zen School), và “The Wisdom Within” (Teachings And Poetry Of The Vietnamese Zen Master Tue Trung Thuong Si). Tôi đọc say mê, tuy rất chậm, vì cả một thế giới Thiền được hóa thân vào cõi thơ, huyền linh, ẩn hiện. Tôi cảm kích nhất ở chỗ đây là những quyển sách song ngữ. Trước nay, ít có tác giả Việt hải ngoại xuất bản các tác phẩm song ngữ. Hiện nay cũng thế. Nếu có, thì tác giả và dịch giả là hai người khác nhau. Thế nhưng, nhà văn Phan Tấn Hải đã toàn vẹn đôi đàng, với mạch văn Anh ngữ thượng đẳng và Thiền ý siêu việt.

trannhantong-cover-smĐối với tôi, ba quyển sách ấy là một kho tàng, vì chúng lưu giữ những hạt ngọc báu của thi ca Việt Nam, của tư duy Thiền Việt Nam, và của văn hóa Việt Nam. Những người yêu thơ sẽ say mê với tứ thơ đẹp, lời thơ chắt lọc, nhịp thơ bất ngờ. Những người tập Thiền sẽ tìm được những công án, những ý tưởng, những cánh cửa đi vào Thiền giới vô biên. Những ai trân trọng văn hóa Việt Nam sẽ gặp gỡ những hình ảnh, cảm xúc, tư tưởng, và tình cảm đầy Việt tính, tràn quê hương.

Tôi tạ ơn nhà văn, Thiền sĩ Phan Tấn Hải, đã dày công chắt lọc những hạt ngọc thơ từ những vị danh sư của Thiền môn Việt Nam. Có nhiều bài thật ngắn, đọc vào thích ngay, nhưng để cảm nghiệm sâu hơn, tôi phải đọc phần chú giải của soạn giả. Cả về thi pháp và Thiền pháp, cả ba tuyển tập như đại dương sáng lóa, mở rộng, đón nhận nhưng lại không bó buộc, níu giữ. Chồng tôi không phải là người Việt, nên anh đọc tiếng Anh trước, rồi mới ‘dám’ đọc tiếng Việt, rồi lại đọc ngược lại tiếng Anh, để hiểu rõ hơn. Anh cứ khoe với tôi là anh ‘mê’ bộ sách này quá!

Trong Lời Giới Thiệu của tập “Những lời dạy từ các Thiền sư Việt Nam xưa,” Thượng tọa Thích Nguyên Siêu có viết, “Mong rằng các bậc cha mẹ phát tâm khuyến khích con em đọc tác phẩm này để vừa hiểu Phật Pháp, vừa học thêm tiếng Việt.” Tôi xin thêm vào lời của Thượng tọa, qua kinh nghiệm của chồng tôi, rằng những tác phẩm này còn là nhịp cầu, đưa tư tưởng Thiền Việt Nam đến với độc giả sử dụng Anh ngữ là chính. Vậy ba tác phẩm quý này, ngoài việc giúp giữ gìn tư duy Thiền, còn là chất xúc tác, đưa văn hóa Thiền của Việt Nam vào những xa lộ tư tưởng mới của thế giới trong thế kỷ 21.

Trong khi Thiền nghiệm ba quyển sách quý này, tôi lại ‘nhớ’ đến bạn bè, những người có quan tâm đến Thiền, và lại tìm đến Cư sĩ Nguyên Giác, xin món quà quý cho các bạn. Rồi sau đó, tôi lại ‘nhớ’ đến những Trung Tâm, Cơ Sở, Văn Khố có liên quan đến Việt Nam hay Đông Nam Á tại các trường đại học Hoa Kỳ. Tôi lại đến xin lần nữa để chuyển đến các nơi này, để những nghiên cứu sinh hay sinh viên, hay người dân địa phương, có thể đến để tham khảo sách một cách dễ dàng. Tôi có cái bệnh là khi đọc được sách hay, thì giới thiệu với bạn bè ngay, hay gửi tặng hẳn cho thư viện, mong là sẽ có nhiều người được cùng thưởng thức.

thewisdomwithin-cover-smVới bao linh huyết và Thiền tâm để soạn/dịch/bình ba quyển sách ấy, Cư sĩ Nguyên Giác chỉ nhắm vào việc phục vụ cho bá tánh, với ước nguyện “cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an, và giải thoát.” Nên những tác phẩm kinh điển này không để bán. Ấn tống. Một món quà đạo thật quý báu. Quả thật, đây là tam bảo của tôi, trong hành trình tìm hiểu Thiền môn Việt Nam. Ở đây, ba quyển sách biểu đạt cả ba tầng cấp của tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Phật, hay Bậc giác ngộ, chính là những thiền sư Việt Nam. Giáo pháp của Bậc giác ngộ là lời dạy được chọn lọc và bình giải trong sách, những bài thơ tuyệt mỹ (trong ý thức Thiền và thi pháp) và những lời hướng dẫn tận tình của soạn giả. Và Tăng, những người bạn đồng học, chính là mỗi độc giả, những Thiền sinh đang đắm trí trong cõi Thiền của ba tuyển tập.

Cư sĩ Nguyên Giác chính là cái gạch nối giữa Phật, Pháp, Tăng, trong vai trò một sứ giả hết tâm hết lực cho việc truyền bá những ánh ngọc gia bảo của Thiền pháp Việt Nam. Ông cho phép nhiều thế hệ mai hậu, trong đó có tôi, được ‘vào dòng,’ cho dù tôi không là một Phật tử chính quy. Ba tác phẩm này chính là những chương trình Tiếp tâm sâu sắc, lan tỏa, thi vị. Và nếu hiểu Tam Bảo theo truyền thống Đại Thừa, thì ba quyển sách hiển lộ cả Nhất thể tam bảo (tính Không, Phật tính, nhân duyên, tương thuộc của vạn vật), Hiện tiền tam bảo (sự giác ngộ của Đức Phật, Phật Pháp, và Phật tử), và Trụ trì tam bảo (hình ảnh và lời dạy của Đức Phật, bá tánh đang tu học và sống Chính pháp).

Xin nhắc lại, đây chỉ là suy nghĩ và cảm nhận của riêng tôi về ba tuyển tập. Nếu sự nhận biết của tôi có khác với những suy nghĩ truyền thống của Phật giáo, thì xin quý độc giả lượng thứ. Xin hãy chấp nhận cái suy nghĩ ấy như lòng biết ơn của tôi đối với một trong những bậc tiền bối mà tuy không chính thức gia nhận, tôi vẫn coi như một người Thầy của mình trong ngôi trường Thiền Tông Việt Nam. “Nhất tự vi sư.” Huống chi ở đây, Cư sĩ Nguyên Giác đã dạy cho tôi cả muôn lượng chữ. Tôi cũng đặc biệt biết ơn Cư sĩ Nguyên Giác đã đưa hương về gần. Nếu Thiền có nguồn gốc ở ngoài Việt Nam, thì với ba tuyển tập này, Thiền đã được Việt hóa, trong những hơi thở rất gần gũi và thân thương cho những tâm hồn Việt.

Với lòng biết ơn đó, tôi mạn phép tác giả, gửi thông tin nhận sách đến quý vị. Kính chúc quý vị, quý Thiền sinh, quý Thiền sĩ có nhiều chuyến đi đẹp với ba tòa Tam Bảo này. Vì Tu viện Pháp Vương đã tặng hết sách, kính mời quý vị đọc trực tuyến ba quyển song ngữ tại /D_1-2_2-44_10-426_12-1/. Trường hợp độc giả thấy cần thiết có bản sách in trên giấy, xin email tới: nguyengiac@yahoo.com.

(Xin click vào hình bìa ba quyển sách để xem nội dung)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2016(Xem: 11202)
Thiền định dựa vào hơi thở là một kỹ thuật luyện tập giúp người hành thiền phát huy một sự chú tâm cao độ mang lại sự tĩnh lặng và thăng bằng cho tâm thức giúp mình trở về với chính mình hầu tìm hiểu tâm thức và con người của chính mình. Kỹ thuật đặc biệt này được áp dụng trong phép thiền định thật căn bản của Phật giáo Theravada là Vipassana.
08/12/2015(Xem: 39710)
Bạn đang cầm trong tay một cuốn cẩm nang hướng dẫn hành Thiền thật hữu ích và tinh tế, do một vị sư đầy kinh nghiệm tu tập uyên thâm trình bày. Ajahn Brahm là một trong những vị sư thuộc thế hệ mới của những tăng sĩ Tây phương đã tu học, thực hành và nắm vững giáo lý quan trọng của Đức Phật, và nay Sư cống hiến kinh nghiệm ấy cho các hành giả thành tâm trên khắp thế giới hiện đại.
31/10/2015(Xem: 12102)
rang mạng Buddhaline.net, một trang mạng Phật giáo rất uy tín vừa phổ biến lá thư số 139 (tháng 10/2015) với chủ đề "Thiền Định", nhằm đánh dấu 15 năm thành lập trang mạng này, và đồng thời kêu gọi những người Phật tử khắp nơi hãy hưởng ứng chương trình "24 giờ thiền định cho Địa cầu" ("24 heures de méditation pour la Terre") sắp được tổ chức trên toàn thế giới.
02/12/2014(Xem: 24279)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam, và được nhà xuất bản Thanh Văn ấn hành lần đầu tiên vào năm 1991 tại California, Hoa kỳ đã được nhiều độc giả tiếng Việt hâm mộ. Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả quí độc giả và hành giả tu tập thiền nhiệt tình, và nhà xuất bản Thanh Văn.
03/10/2013(Xem: 12193)
Qua đề tài: “Sự tương quan giữa các pháp môn hành trì Thiền – Tịnh – Luật của người tu tập” mà chiều hôm nay sau hai tiếng đồng hồ với 11 ý kiến phát biểu, chia sẻ và cùng nhau thảo luận, chúng tôi hết sức hoan hỷ và trân trọng tinh thần tham gia đóng góp ý kiến của Đại chúng. Qua đó chúng tôi xin rút gọn lại và có mấy ý kiến đóng góp them để cùng nhau chia sẻ với Đại chúng như sau:
11/05/2013(Xem: 9539)
“Zen” là lối phát âm của Nhật Bản của danh từ Ch’an của Trung Hoa, mà từ này lại là lối phát âm theo từ Dhyana của Phạn ngữ có nghĩa là “thiền.” Điểm đặc biệt của công phu tu tập đạt đến giác ngộ của Đức Phật là quán chiếu nội tậm. Vì lý do nầy mà nhiều người tin rằng rằng họ thiền quán để thành Phật. Vâng, họ đúng. Mục tiêu cuối cùng của bất cứ người con Phật nào cũng là thành Phật; tuy nhiên, thiền tự nó không làm cho bất cứ chúng sanh nào thành Phật.
23/04/2013(Xem: 13120)
Trong thời đại của chúng ta hôm nay, thiền không phải chỉ là pháp môn tu tập để kiến tánh thành Phật, vốn được xem như là sắc thái đặc thù của chốn sơn môn, mà đã và đang trở thành những phương thức trị liệu đầy kiến hiệu trong các ngành tâm lý và xã hội. Ở cả Đông và Tây phương, con người càng ngày càng trực nhận ra được khả tính ưu việt và độc đáo của thiền trong việc giải thoát những khổ luỵ, những ưu phiền của đời sống cá nhân và xã hội.
23/04/2013(Xem: 4808)
Sách này được thực hiện để trước là báo tứ trọng ân, sau là giúp người sơ học. Bên cạnh các sách Thiền bằng Việt ngữ do các thiền phái sọan, dịch và xuất bản ở VN tương đối đã nhiều và đầy đủ, tuyển tập này hy vọng sẽ trình bày thêm một số thông tin khác, được nhìn từ nhiều hứơng khác nhau. Ba truyền thống chính trình bày trong sách này chỉ là vì tiện lợi. Mỗi bài đều tự hòan tất, và độc giả có thể đọc thẳng từ bất kỳ bài nào, không cần thứ tự.
23/04/2013(Xem: 8846)
Người ta không thể diễn tả vẻ tráng lệ của hoàng hôn cho một người mù bẩm sinh. Cũng thế, bậc thánh không thể mô tả trí tuệ thân chứng cho phàm phu tục tử. Nếu Ðạo nằm trong giáo lý, thì bất cứ ai cũng thành thánh được, sau khi đọc Chí Tôn Ca hay Ba Tạng Kinh điển. Nhưng sự thực là, người ta có thể suốt đời nghiên cứu kinh điển mà không minh triết hơn chút nào.
23/04/2013(Xem: 7703)
Ðây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc đời qua con đường tâm linh. Con đường đạo của Ðức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người. Bất cứ ai với lòng quyết tâm và thiện ý đều có thể đi trên con đường này để đạt được tự do, giải thoát cho thân tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567