Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

CHƯƠNG III

23/04/201319:11(Xem: 6346)
CHƯƠNG III

BƯỚC VÀO THIỀN CẢNH

Tác giả: Hirosachiya
Dịch giả:Thích Viên Lý

---o0o---

CHƯƠNG III

LÀM SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ”
(ĐANG KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)

VÌ SAO THIỀN SƯ CỰ TUYỆT 3 LẦN

Trước đã giới thiệu về “Bất Sanh Thiền” của Bàng Khuệ thiền sư, sau đây giới thiệu thêm mẫu chuyện vặt nhỏ có liên quan đến đời ngài. Mẩu chuyện lục từ sách “Chánh Nhãn quốc Sư Dật Sự Trạng”, Chánh Nhãn quốc sư tức Bàng Khuệ, sách nầy do đệ tử của ngài tên là Trạm Nhiên biên soạn để ghi lại những gì có liên quan đến sự hành hoạt và ngôn hạnh của Bàng Khuệ thiền sư.
Mẩu chuyện xảy ra ở chùa Địa Tạng, Sơn Khoa.
Một hôm, thiền sư dặn dò thị giả của ngài lên kinh thành mua một số giấy thượng hạng. Vị thị giả nầy xưa nay được khen là có “Tư tài của Tử cống”, như thế đủ thấy vị thị giả này là người tương đối thông minh lanh lợi. Ai cũng biết, Tử Cống là một trong 72 hiền nhân môn hạ của Khổng Tử, không những tài trí thông minh mà còn rất sở trường về tài biện luận. Ông thường qua lại hai nước Lỗ, Vệ và ông đã giành được rất nhiều thắng lợi to lớn trên phương diện ngoại giao. Ngoài ra, Tử Cống còn giỏi về mặt thương mãi, quản trị. Thiền sư đã sai người đệ tử “tái trí so bằng Tử Cống” đi mua giấy cũng vì lý do như đã được dẫn.
Đương nhiên, thị giả không dám khinh thường, trăm chọn ngàn lựa cuối cùng vất vả mang về một số giấy tốt
Không ngờ, sau khi thiền sư xem qua giấy rồi phê rằng:
“Loại nầy không được!” Thiền sư cự tuyệt không chút vị nể
Vì thế, thị giả chỉ còn cách lên kinh tìm mua loại giấy khác.
“Thứ nầy cũng không được!”
Thiền sư xem qua loại giấy vừa được mua về lần này nhưng vẫn lạnh lùng chê trách.
Kết quả, thị giả phải đành cố gắng lặn lội lên kinh lần nữa. Từ Sơn Khoa đến kinh đô cách nhau khá xa, đương thời phương tiện giao thông khó khăn nên mấy lần trở tới trở lui rất là cực nhọc. Chỉ vì vấn đề mua giấy mà hạnh hạ đệ tử phải vất vả ngược xuôi, vả lại người đệ tử đã không biết là ý sư phụ muốn loại giấy gì...Xem đến đây cólẽ có nhiều người không dằn lòng được và đồng tình với hoàn cảnh của vị đệ tử nầy mà liên tưởng đến trường hợp một viên chức nhỏ trong một công ty vì thường mua tính chỉ tư nhân cho thượng cấp khó tính mà p hải bôn ba cực khổ nhiều lần.
Nhưng, tình tiết phát triển của câu chuyện thiền lại thường khi có một kết quả khiến người ta không thể ngờ được, cho nên hãy khoan luận đoán bừa bãi mà cứ tiếp tục đọc tiếp!
Lần thứ ba, sau khi vị thị giả đi mua giấy về, thiền sư vẫn lạnh lùng bảo:
“Không được!”
Người đệ tử suy nghĩ: “Quả thật sự lao khổ của mình không thể lường được.”
Nhưng, sau khi suy nghĩ, người đệ tử đã giật mình vì đã phát giác lỗi lầm của mình nên liền sám hối sư phụ.
“Chà! Bây giờ mới rõ!...thực ra, giấy mua lần đầu đã được rồi”.
Thiền sư dạy thế.

KHÔNG NÊN CƯỠNG CẦU HOÀN MỸ

Câu chuyện đến đây kết thúc.
Nhưng chúng ta giải thích thế nào về mẫu chuyện trên? Trong cốt chuyện tường thuật, sau khi thị giả tam bận trở về mới phát hiện lỗi lầm của mình, cuối cùng thì sự việc đã như thế nào và vị thị giả đã phải làm sao? Nếu ở vào địa vị chúng ta, e rằng chúng ta sẽ bị lên kinh lần nữa! Nếu suy nghĩ, quả thật vấn đề vô cùng nhức óc.
Có thể chúng ta cứ thử mạnh dạn chú giải thêm về câu chuyện nầy. Như bài thứ nhất trong sách đã từng đề cập, công án thiền tôn đã không có bất cứ đáp án tiêu chuẩn nào mà ngược lại, độc giả có thể tuỳ theo tâm ý của mình để giải thích. Khi bắt đầu suy giải, không nên nghĩ rằng đáp án không thể đạt đến 100% thì không được, mà chỉ cần có 50% thôi là đã được rồi. Nếu có thể đạt đến 60% thì lại càng tốt.
Có một số người vì cầu “Hoàn Mỹ” quá đáng nên bất cứ trên chức vị công tác, thậm chí ngay cả ở trên phương diện thỏa mãn chuyên nghiệp cũng yêu cầu đạt đến “Thập toàn thập mỹ”. Loại yêu cầu theo “Chủ nghĩa hoàn mỹ” nầy, tự ngã hãy còn rất nặng, nhưng nếu đối với người khác, nơi nào cũng yêu cầu hoàn mỹ thì không khỏi quá đáng. Thường thường sự việc sẽ không những không như ý nguyện của mình mà ngược lại còn khiến trời hờn người giận.
Thí dụ, có một số người đối với một số phương diện nào đó đã đòi hỏi một cách quá đáng đối với vợ con, rằng muốn có một người vợ toàn bích, con cái ưu tú đó là sự mong mỏi của tất cả mọi người, nhưng trên thế gian đã có được bao nhiêu người vợ có thể vừa đẹp vừa hiền thục, vừa thông minh ôn nhu, trung thành đối với chồng và lại siêng năng quét nhà giặt áo, thậm chí khi chồng về khuya còn ra tận cửa cúc cung cúi mình hầu đón? Điều kiện trên nếu đạt được một nửa thì đã kể là một người vợ tương đối khá rồi. Nếu như là tôi thì chỉ cần 30 điểm cũng đã vừa ý.
Qua đó, đối với sự yêu cầu về con cái cũng vậy: Không những yêu cầu quốc ngữ, số học, lịch sử, địa lý v.v... phải là điểm A, mà các môn như thể dục, âm nhạc, mỹ thuật cũng không thể đứng sau người. Tôi nghĩ, nếu có những người trẻ tuổi như thế thì họ chính là những bậc “Siêu nhân”. Nhưng trên thế gian này vẫn có những hạng cha mẹ như vậy, họ luôn mong muốn con cái của mình là những “siêu nhân”.
Còn nữa, những cấp trên trong các công ty thường hay đối đãi với bộ thuộc, có cùng tâm thái giống thế...
Nhưng, nếu chính bản thân mình cũng không thể nào đạt đến những tiêu chuẩn như vậy thì làm sao lại yêu cầu người khác? Tuy quyết tâm cố gắng tiến lên là việc rất tốt, nhưng hà tất phải dạt đến 100 điểm mới được? Một khi đạt đến 60 điểm thì có thể ngưng lại thở phào nhẹ nhõm, để bước qua một cuộc sống dư dả như thế có phải tốt hơn?
Những lời ngoài đề, mục đích nhờ đó để chỉ chân nghĩa của thiền. Vì thiền vốn không thoát ly cuộc sống thường nhật. Con người vốn không phải vì có thiền mà tồn tại, nhưng thiền chính là pháp môn vì ứng với phương thức sống của con người phát sanh, vì thế, bất cứ lúc nào và nơi đâu, chỉ cần nói đến thiền thì biết rằng đó là những gì tương ứng với cuộc sống hằng ngày của nhân sinh.
Bài thứ 3 trong sách này, tôi chuẩn bị đối với loại “thiền” tương ứng với cuộc sống, nhằm thăm dò thêm bước nữa, đây cũng là dụng ý lấy câu chuyện Bàng Khuệ thiền sư mở đầu cho bài nầy.

KHÔNG PHẢI LÀ “LẦM LỖI” MÀ LÀ VÌ “MÊ MUỘI”
NÊN BỊ QUỞ TRÁCH

Chúng ta hãy trở lại đề mục nói về Bàng Khuệ thiền sư và thị giả, để tìm hiểu thử xem câu chuyện này muốn dạy chúng ta điều gì?
Trong sách “Chánh Nhãn quốc sư dật sự trạng”, do Trạm Nhiên pháp sư soạn, cuối câu chuyệncó thêm đoạn chú giải như sau:
“...Những học giả vì lấy sự tư lự đề phân biệt, cho nên đã có sự cách biệt, trở ngại ngàn vạn dặm. Dụng ý của thiền sư là như thế. Do vì không phân biệt tư lự nên thoát thể hiện tiền. Xưa có Đại Tổ quốc sư khen ngợi một tiểu tăng lấy rổ hứng mưa, ngàn thánh cùng một dấu tích. Diệu môn của con người điều ở đây, nên phải thường xuyên tham khảo điều này”.
Xem qua đoạn chú giải nầy, vẫn khiến cho người cảm thấy mơ hồ. Nhưng, nếu xem kỹ, suy gẫm cách dụng ngữ, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng ý của ngài là nhắm vào sự lo âu, phân biệt của học giả để cảnh tỉnh. Từ đấy suy đoán, cái gọi là “Học giả”, phải chăng nói hạng người chỉ biết mổ xẻ trên những sự kiện nhỏ nhặt
Ngoài ra, trong bài văn có đề cập đén “Đại tổ quốc sư khen ngợi tiểu tăng lấy rổ hứng mưa” cũng là một trọng điểm khác. Đại tổ quốc sư tức là Quan Sơn Huệ Huyền thiền sư đã đề cập trong bài thứ nhất của quyển sách nầy. Trạm Nhiên pháp sư cho là câu chuyên Quan Sơn thiền sư khen ngợi vị tiểu tăng dùng rổ hứng mưa, dường như đối với câu chuyện Bàng Khuệ thiền sư và thị giả mặc dù có những bài học hay đẹp khác nhau nhưng đã có cùng công dụng như nhau. Như thế, câu chuyện nầy có thể giải thích:
Người thị giả có tài quản lý, nếu căn cứ trên phương diện lợi lạc mà đo lường cân nhắc, nhất là sau khi ở tiệm đã lựa chọn kỹ rồi mới mua giấy mang về. Nhưng trong lòng người đệ tử vẫn không tránh khỏi ái náy rằng: mình đã mua loại A, nhưng không chừng loại C còn tốt hơn...
Bàng Khuê thiền sư vì để phá trừ ý tưởng mê muội trong tâm đệ tử, cho nên cố ý làm mặt lạnh lùng: “Không được!” Nhưng thực ra, đối với một vị thiền sư khai ngộ thì không boa giờ phân biệt tốt xấu về những loại giấy. Có cho ngoài loại giấy rơm cỏ hạng xấu đi nữa ngài cũng không chê. Giống như một đứa con nít nhân ngày sinh nhật của ba nó, dùng tiền lẻ bỏ ống mua một bình rượu hạng thường để làm lễ vật tặng cho ngươi cha nghiện rượu, ắt hẳn người cha cũng xem đó là vật quý báu mà uống ngon lành!
Nhưng, nếu người con bủn xỉn, cố ý mua bình rượu hạng bét để tặng cho xong việc, thì không những tâm tình vui vẻ của người cha suy giảm mà còn có thể là phiền giận là khác.
Đối với Bàng Khuệ thiền sư thì giấy loại nào cũng xong. Điểm nầy chúng ta có thể thấy rọ là khi thị giả sám hối thiền sư sau khi đã đi mua giấy về lần thứ ba và thiền sư đã nói “Kỳ thực mua giấy về lần đầu là được rồi”. Then chốt của vấn đề chính là tâm thái của người thị giả.
Có lẽ lúc đầu, khi lựa giấy tâm người thị giả đã nghĩ: “Mua loại giấy nầy về, không chừng sẽ bị sư phụ khen thưởng...” Có lẽ thiền sư đã tri nhận được mê muội của người đệ tử và vì muốn khai đạo cho học trò nên mấy phen liền ngài đã bắt người đệ tử phải lên kinh thành để tìm mua giấy tốt.

CHỚ NÊN RONG RUỖI TÌM CẦU

Nói đến đây, tất nhiên có đôc giả sẽ đưa ra vấn đề: Tại sao thiền sư có thể thấy được tư tưởng mê lầm trong tâm đệ tử?
Thực ra thì đạo lý đã rất đơn giản. Tư tưởng mê lầm trong tâm người, kẻ bàng quan chỉ nhìn cử chỉ thái độ người ấy cũng có thể thấy được, huống hồ xưa nay thiền sư là những cao thủ tri nhân chí minh (biết người rất rõ), như thế nếu ngay cả tâm sự của đồ đệ mình mà không thấy được thì làm sao thành bậc thiền sư chỉ đạo tu hành?
Nói cách khác, giá như khi thiền sư bảo “Cái nầy không được!” lúc ấy có lẽ thị giả đã không khách sáo thưa rằng: “Nếu vậy xin thầy sai người khác đi mua, chứ theo con thì con cho rằng đã mua giấy tốt mang về”. Hoặc giả nếu, thị giả nầy cũng là thiền sư, không chừng còn cuốn giấy lại, sau đó quăng tới sư phụ! Dường như tất cả thiền sư trong ấn tượng của chúng ta đều là như thế...
Có lẽ có độc giả sẽ cảm thấy thái độ như thế là quá ngang tàng. Nhưng so với người thị giả trước, vì bị sư hụ cự tuyệt mà sợ sệt lên kinh mua giấy nhiều lần thì có vẻ nhu nhược, có tinh thần không hướng thượng.
Nhưng hãy khoan vội vàng chỉ trích người khác, bởi vì trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta phải chăng đã đầy dẫy những tình trạng tương tợ?
“Quyển sách nầy viết hơi kém, viết lại quyển khác đi!”
Được rồi! được rồi, tôi theo lời ông”. Cuối cùng, giống như con chó vô chủ không hơi không sức. Bộ tịch lúc bấy giờ so với thị giả, phải chăng chỉ xê xích nhau 50 và 100 bước? Đương nhiên, nếu chúng ta hạn cuộc trong vòng 100 bước thì sẽ thấy sự vô dụng một cách rõ hơn.
Nhưng, tôi không có ý khích lệ mọi người chống lại cấp trên và hàng trưởng bối. Vì để tránh sự hiểu lầm của độc giả, tôi phải đặc biệt thuyết minh ở đây, ý tôi là mong mọi người không nên cưỡng cầu sự hoàn mỹ quá đáng, khi cần thiết có thể dút khoát nói: “Tôi chỉ có thể làm được những cái nầy thôi!”
Nhưng, câu nói nầy không là đại biểu cho câu trả lời có tiêu chuẩn 100 điểm, nguyên nhân ấy trước đã trình bày. Lời nói của tôi là: đạo lý “Biết là biết, không biết là không biết”. Xem rất đơn giản, nhưng chưa chắc mọi người đều có thể làm được.

DO DỰ, BẤT QUYẾT THẢY ĐỀU VÔ DỤNG

Mãi, cảm thấy phương thức viết lách của tôi cũng biến thành mươi phần thiền vị
Tuy nhiên dùng loại bút pháp nầy để giảng thuật thiền tôn công án thì không thể bảo là không được, nhưng trên lý luận thì lại thấy nát vụn vì đó chỉ là một số lời nói khiến người không hiểu và e rằng sẽ làm độc giả bị phản cảm.
Tóm lại, theo tôi – không nên dành quá nhiều vọng niệm chấp trước
Xin cứ thêm một thí dụ nữa để dẫn chứng!
Trên xe buýt công cộng, bạn thấy một lão bà tay chân run rẩy bước lên xe và đến đứng cạnh chỗ bạn ngồi, tức khắc bạn sẽ đứng lên và nói: “Xin mời ngồi!” Nhiều nhất cũng chỉ là việc nhường chỗ ngồi. Nhưng đã lỡ lịch sự bị mất chỗ ngồi, dù sao bạn cũng cảm thấy trong lòng có điều chi bất ổn vu vơ:
“Nhường đúng hay đừng nhường đúng?”
Vào thời khắc đó trong lòng cảm thấy phân vân bực bội vì thấy người trẻ ngồi cạnh, nên bạn thầm nghĩ: “Anh chàng nầy nhỏ tuổi hơn tôi, hắn nên nhượng ghế mới phải”. Và, nhìn sang hàng ghế đối diện là một đám nữ sinh đang ngồi trò chuyện lăng xăng thì trong lòng hậm hực: “Bà lão nầy đúng ra nên đến chỗ mấy nữ sinh cùng phái kia, đương nhiên những nữ sinh đó nhượng chỗ mới phải..”
“Thiệt tình, đúng cái giờ cao điểm chật chội trên xe công cộng, bà lão nầy lại chen vào náo nhiệt. Nếu muốn có chỗ ngồi, phải chọn lúc khác để đi xe buýt mới phải...” lúc nầy vọng niệm tung bay đầy não.
Muốn nhượng chỗ thì nhượng, không muốn nhường chỗ thì bất tất phải cảm thấy khó chịu, nhưng thông thường con người lại suy nghĩ quá nhiều, những nội dung suy nghĩ không phải vì chính mình, cũng không phải vì người khác, mà chỉ là một số ý tưởng vu vơ tạp nhạp, thiền kỵ nhất là loại vọng tưởng nầy.
-- Chớ vọng tưởng --
Đó là câu nói của Vô Nghiệp hòa thượng, đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất thiền sư
Thật ra, phàm phu chúng ta có quá nhiều vọng tưởng. Nghĩ đông nghĩ tây, kết quả mê mất bản tâm, không tưởng, mộng tưởng, cuối cùng cũng không ra gì. Chi bằng thà sớm dứt khoát: “Tôi chỉ làm được có thế thôi”.
Như vậy thì không đến nổi sa vào tư tưởng mê muội. Nếu không thì cho dù khứ hồi kinh thành mấy mươi lần đi nữa, Bàng Khuệ thiền sư vẫn cứ lập tới lập lui: “Cái nầy không được!”. Cũng vậy, nếu không muốn nhượng, thì cứ ngồi yên!.

TRÂN TIẾC “HIỆN TẠI, NGAY BÂY GIỜ”

Bài thứ nhứt của quyển sách nầy đã từng bàn rằng thiền là “Không nên bó buộc”, nhưng nay lại nói “Không nên vọng tưởng”. Kỳ thực hai điểm này đường đi tuy khác nhưng chỗ về chỉ một. Vậy thì tốt nhất chúng ta nên mang hai điểm nầy hợp lại thành một, tức là đạt đến cực trí (hết mức) của thiền.
Ngoài điều nầy ra, còn một điểm nữa cần nói đến là, phải chăng chúng ta đã thể ngộ điểm khả quý của “Đương hạ, hiện tại”.
Kiên Trị A Khách Mạc Phúc tiên sinh là một nhà vật lý học kiêm bình luận gia khoa học của Hoa Kỳ, trong tác phẩn “1,2,4...lớn đến vô hạn lớn” của ông đã ghi lại một mẫu chuyện cười thế này.
Có một nhóm quý tộc Hung Gia Lợi cùng nhau trèo núi. Khi trèo đến nữa chừng, họ bị lạc đường. Đang khi tiến thoái lưỡng nan, đoàn người liền mang địa đồ ra và bắt đầu thảo luận. Đương nhiên, trước tiên họ cần phải xác định vị trí hiện tại họ đang ở đâu
Không bao lâu, một người trong đoàn đột nhiên la lớn:
“Tôi biết hiện chúng ta ở đâu!”
“Ở đâu?”
“Các vị có thể xem ngọn núi cao kia! Hiện tại chúng ta lại ở đỉnh núi cao nầy”.
Đây chỉ là một câu chuyện khôi hài, nó không phải là một bài học triết lý cao siêu gì cả, nó chỉ gợi sáng trong một chớp nhoáng nhưng thường vẫn có người đặt ra rất nhiều vấn đề gở để phải đau đầu nhức óc.
“Điều đó có ý nghĩa gì? Hiện tại họ đang ở trên đỉnh của một ngọn núi khác!”
Mỗi lần kể xong chuyện tiếu lâm nầy hoặc tới những vấn đề thuộc loại như thế, khiến tôi không biết phải trả lời thế nào mới phải. Bởi vì bất cứ ai ở ngọn núi nầy hay ngọn núi kia, hoặc là ngọn núi khác cũng vậy, chỉ cần bảo ngọn núi mình đang ở: Thế không phải “ngọn núi nầy” sao? Vì thế sau khi các vị nghe hết câu chuyện nầy, ngoại trừ cái cười, không biết có phát hiện được chính mình cũng giống như vị quý tộc Hung Gia Lợi vừa kể vì đã không thể khẳng định đương hạ (lập tức) là như thế nào.
Trong cuộc sống của chúng ta, những trường hợp xảy ra tương tự như thí dụ trên nhiều đến nỗi không sao kể hết.
Ví như một viên chức của đài khí tượng, trong một cơn mưa lớn đã cầm bản đồ khí tượng và la: “Trần mưa nầy đã không chính xác, căn cứ trên bản đồ của tôi thì không có mưa!”
Ví như vào khoảng thượng tuần tháng 10, khí lạnh bắt đầu ập đến nhưng vì lẽ vẫn còn mùa thu nên đã có bao nhiêu người cho rằng thà cứ ngồi co chứ không chịu mang lò sưởi ra để dùng. Ví như đứa trẻ nọ đã dứt hẳn bệnh cảm, tinh thần đã phục hồi, nhưng vì mẹ em đã mua một lượng thuốc dùng trong năm ngày, do vậy, em bé bị bắt buộc phải nằm trong chăn để uống cho hết số thuốc đã mua.
Những trường hợp như thé nếu suy gẫm kỹ phải chăng chúng ta cũng đã từng có những lần về vị trí của mình “Trên đỉnh của ngọn núi ấy” một cách tương tự?
Đây là việc tầm thường trước mắt, hiện tại, đang ngay khi nó xảy ra mà chúng ta còn không thể nhận được nó, như thế thì đủ biết không phải chỉ riêng có đoàn quý tộc Hung Gia Lợi mới là những kẻ đáng cười!

HIỆN TẠI KHÔNG THỂ NHẪN NẠI
VỊ LAI CHẮC CHẮN THỌ BÁO

Sau cùng xin kể thêm một mẫu chuyện nữa để chia xẻ cùng quý vị.
Trước kia, trong thành Xá Vệ, thủ đô nước Kiều Tát La (Kosa Là) Ấn Độ, có một người trẻ tuổi tên là Ương Quật Ma La là con ruột của một đại thần, không những thông minh lanh lợi mà còn là người đẹp trai tuấn tú. Đối với người Ấn, “Đẹp trai” còn có hàm ý là “tạo nghiệp”, “phạm tội”. Quả nhiên chàng thanh niên nầy “tội nghiệp” đầy mình. Lúc bấy giờ anh theo một vị Bà La Môn để tu, nhưng vợ của vị này cứ mãi tìm cách để khêu gợi anh.
Vì Ương Quật Ma La là một người tuổi trẻ có tinh thần cầu tiến nên đối với sự khêu gợi của sư mẫu anh đã đáp lại bằng một thái độ lãnh đạm. Dụ dỗ đủ cách nhưng vẫn không thành, do vậy, từ sự hổ thẹn bà đã trở thành giận dữ nên bà cáo buộc với chồng bà rằng Ương Quật Ma La đã tìm cách xâm phạm đến bà.
Để trừng phạt Ương Quật Ma La, Bà La Môn thượng sư đã ra lệnh cho hắn đến Xá Vệ thành giết 100 nam nữ và chặt hết ngón tay Út mang về để làm dây chuyền đeo cổ. Ương Quật Ma La không dám trái lệnh. Cuối cùng từ một người trẻ tuổi có tâm địa lương thiện anh đã biến thành một ma vương giết người không gớm tay.
Lúc Ương Quật Ma La giết xong người thứ 99 và chuẩn bị giết người cuối cùng thì gặp đúc Thích Tôn. Anh ta cũng định giết đức Thích Tôn, nhưng sau cùng vì nghe sự giáo huấn của đức Thích Tôn mà buôn đao và cạo đầu làm đệ tử ngài.
Vấn đề là ở chỗ.
Sau khi Ương Quật Ma La đã thành đệ tử của Phật, một hôm đang ôm bình bát đến Xá Vệ để khất thực, vì mối cừu hận của những người trong thành đối với ông vẫn còn do vậy mọi người khi trông thấy ông đã ra tay ném đá công kích, dĩ nhiên đã không một ai đem vật thực để cúng dường. Ngay qua ngày, Ương Quật Ma La đành ôm bát không trở về và toàn thân lại mang đầy thương tích
Đức Thích Tôn chỉ im lặng thương hại nhìn ông. Mãi đến một hôm, đức Thích Tôn đã bảo với ông rằng:
“Này Uơng Quật Ma La! Hãy nhẫn nại thêm nữa! Đây là nghiệp báo mà lẽ ra kiếp sau con phải gánh chiu nhưng nó đã ứng nghiệm trong kiếp này!”
Đây là một lời dạy của một bậc đại giác! Khiến tôi phải thương hại cho Ương Quật. Ương Quật Ma La không nhẫn nại thì không còn cách nào khác. Nếu không nhẫn nại được cái khổ hiện tại mà chỉ muốn tránh thì cho dù có trốn được một lúc nhưng tương lai không bao lâu chắc chắn vẫn chịu sự báo ứng. Nếu muốn tương lai khỏi bị quả báo thì hiện tại nhất định phải hoàn tâm nhẫn nại.
Nhưng, thông thường người ta cứ muốn trốn tránh những hiện thực vì không chịu đựng được những khổ nạn trước mắt. Đa phần chỉ một mực ảo tưởng về một vị lai không thực tế, hoặc cứ đắm chìm trong quá khứ một cách vô vọng. Đây là hành vi vô minh nhưng chúng ta lại thường không tự biết.
Chỉ có sống với “Đang là, hiện tại”, đó mới là cuộc sống chân chính của chúng ta. Tuy ôm ấp lý tưởng tương lai là một điều không thể không có, nhưng chúng ta phải nhận thức rõ một điểm: Con người không thể sống trong cuộc sống của người khác. Căn cứ vào nhận thức nầy, chúng ta càng phải tích cực thể nhập và sống trọn vẹn ngay trong “Lập tức, hiện tai bây giờ và ở đây”.
Đó chính là sự sinh hoạt trí tuệ của thiền.

HẬU KÝ
VỊ LAI CHẮC CHẮN THỌ BÁO

Thiền là gì? Nếu có người hỏi tôi như thế, tôi sẽ trả lời rằng thiền là:
-- Cách mạng tư tưởng --
Hoặc giả cũng có thể nói là “Cách mạng ý thức”. Có thể sửa đổi cách quán sát chủ quan của sự vật hoặc tâm thức, ý thức hình thái của chúng ta thì đó chính là thiền.
Ví dụ, thiền sư dẫn thị giả tản bộ ở sân đình. Vào trời mùa thu, lá khô rơi rụng khắp nơi. Thiền sư nhặt từng lá một bỏ vào ống tay áo. Thị giả thấy vậy liền bảo:
“Bạch thầy, xin thầy chớ nên nhặt nữa, đợi một lát nữa sẽ có người đến để quét dọn...”
“Đồ ngốc! cứ mãi nói “đợi một lát, đợi một lát” như thế sân đình còn sạch sẽ được sao? Chỉ có hiện tại nhặt lá tức khắc, sân đình mới xác thực được sạch sẽ”. Thiền sư quở trách thị giả của ông.
Câu chuyện nầy là một ví von tốt nhất về “Cách mạng ý thức”. Đối với người thông thường thì khi gió thổi lá rụng đầy sân, tất nhiên ôm một tâm thái “Cho dù hiện tại nhặt lên năm, bảy lá rơi cũng chẳng ích gì, đợi một lá quét dọn luôn thể”. Nhưng nghĩ chỉ là nghĩ,thực tế vẫn trì trệ chậm chạp và không chịu hành động. Những sự lệ như thế đích thật xảy ra thường xuyên trong sinh hoạt thường nhật của chúng ta.
Thiền muốn chỉ dạy chúng ta rằng là:
-- Lập tức, hiện tại --
Đạo lý nầy đã được thuyết minh và nhấn mạnh một cách liên tục trong sách nầy. Thi hành ngay lập tức, ngay hiện tại, khi lá rụng nhặt lên ngay, cho dù 2,3 lá, sân đình đích thật sẽ lần lần biến thành sạch sẽ. Thiền chính là muốn kêu gọi loại hành động lực thực tế nầy.
Nhưng, thông thường loại sách thiền xuất bản trên thị trường dù có nói mấy đi nữa thì chẳng qua đến đây là cùng. Kể cả một số sách thiền do những thiền sư viết ra cũng chỉ nhằm “thuyết giáo” mà thôi. Cá nhân tôi thì cho rằng nội dung sách thiền như thế vẫn không đầy đủ.
Không sai, thiền đích xác là “cách mạng tư tưởng”, là giống như hành động lập tức nhặt lên lá rụng để triệt để sửa đổi tâm thái “đợi một lát mới làm” thường ngày đã bị tiêm nhiễm của chúng ta. Nhưng nếu sự chỉ dạy của thiền chỉ là một môn “Đạo đức giáo dục” như quý độc giả đã thấy qua những sách thiền do phường gian xuất bản giống hệt như giáo khoa thư “Công dân và đạo đức” của bộ giáo dục ban hành, tôi nghĩ, không riêng chỉ một mình tôi? Nói thực, những loại sách như thế đã khiến cho mọi người không dám phụng thừa.
Tôi cảm thấy tinh thần chân chính của thiền là ở chỗ:
-- Không chấp trước phân biệt đối với tất cả sự vật --
Cho dù là rác rến, xác lá rụng.
Thấy lá rụng tức khắc nhặt lên cũng vậy, để mặc nó rơi cũng vậy, tất cả đều không có gì trở ngại.
Đã từng có lần, tôi đứng xem mặt trời lặn ở bờ sông Hô Cố Lý của Gia Nhĩ Cát Đáp Ấn Độ. Dù đang lúc mắt nhìn cảnh đẹp, nhưng không cách nào không để ý đến vỏ trái cây, giấy vụng đang trôi bập bềnh theo hai bên bờ sông. Tôi đã nghĩ thầm: “Tại sao chỗ đẹp đẽ thế nầy mà thải rác rến?” Thật tình đối với sự thiếu vệ sinh của người Ấn Độ đã khiến lòng tôi cảm thấy bực tức. Kết quả là không còn lòng dạ nào có thể đứng ngắm mặt trời lặn một cách an lạc. Lúc bấy giờ có một ông lão đồng hành đứng cạnh bờ sông khen rằng:
“Ồ! Cảnh đẹp vô cùng!”
Lúc ấy tôi nghĩ: “Chẳng lẽ ông ta cố ý mai mỉa mình?” sau nầy khi xe qua những bức ảnh, tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của ông lão.
Vì lẽ lòng tôi cứ chấp trước vào số rác rến trên sông.
Thiền cũng dạy chúng ta loại “chấp trước” nhặt lá nầy.
Thanh trừ rác rưởi là việc nên làm, nhưng không chấp trước rác rến là điều trọng yếu hơn. Ý chính mà quyển sách nầy muốn biểu đạt đó là “Thiền” là như thế đó.

NHẮN CÙNG NGƯỜI VÔ DỤNG
XIN HÃY ĐỌC NHIỀU LẦN
VÀ ĐỌC THẬT NHIỀU LẦN

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 8799)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
02/10/2011(Xem: 6931)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
13/09/2011(Xem: 8216)
Thiền - dù trải qua bao thế hệ thời đại theo thời gian và không gian, với quan niệm tu tập trong mọi tôn giáo có khác nhau - cũng chỉ là phương pháp thực hành để đến đích của đạo mình, nên gọi đồng tên thiền kèm theo đạo hoặc môn phái riêng và có nhiều tên đặt không giống nhau, ngay cả trong Phật giáo cũng có nhiều loại thiền. Tổ Sư Thiền có lẽ bắt đầu từ thời Trừng Quán (738-839), Tứ tổ Hoa nghiêm tông của Phật giáo Trung Hoa, sư Khuê Phong Mật Tông (780-842).
25/07/2011(Xem: 3527)
Người học về thiền này không nghỉ, không ngưng lại, luôn luôn quán sát hơi thở ra vào thì hộ trì được ba nghiệp thân, miệng, ý, gọi là giới học và định, tuệ.
25/07/2011(Xem: 4901)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
23/07/2011(Xem: 3934)
Thiền Tiệm Ngộ là pháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
23/07/2011(Xem: 5957)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
22/07/2011(Xem: 5084)
Ngày nay, Thiền tông đang phát triển nhanh ở nước Mỹ; ở những quốc gia phương Tây khác, thiền cũng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dù có nhiều người cảm thấy thích thú đối với thiền ngay từ lúc đầu, nhưng chỉ có một số ít người theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng. Tại sao như vậy? Tại vì sự quan tâm của họ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, nhiều người đã từ bỏ sự theo đuổi đối với thiền giữa chừng. Sự quan tâm của họ chỉ đơn thuần là sự tò mò, đến rồi đi, vào rồi lại ra một cách dễ dàng như là sự thay đổi áo quần vậy. Để kiên trì theo con đường của thiền, thì ngay từ đầu cần phải biết và rèn luyện ba nhân tố cốt lõi của thiền tập.
21/07/2011(Xem: 9355)
Tuy lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng ‘nhà Chúa’ và ‘nhà Chùa’ không xa nhau và không tách biệt đối với tôi từ thưở nhỏ. Ở xóm tôi, thuộc huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Chúa chỉ cách nhà Chùa có năm phút đi bộ. Chuông công phu và chuông nhà thờ ngân vang cả vùng, gửi qua bao tầng không gian những thông điệp hòa bình và tin yêu giữa một xã hội túng bấn cả hai.
17/07/2011(Xem: 3715)
Khuôn mặt chính của tông phái tiên phong nầy là Thiên Thai Trí Khải (538-597), người đã được nhìn nhận như một triết gia vĩ đại trong những triết gia Phật giáo ở Trung Hoa, có một chỗ đứng ngang hàng với Thomas Aquinas và Al-Ghazali, là những người đã lập thành hệ thống lề lối tư tưởng và phương pháp hành trì tôn giáo trong lịch sử thế giới. (Tiến sĩ David W. Chappell – Đại học Hawaii, Manoa)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]