Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

48 ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ - Thích Trí Tịnh

26/12/201222:36(Xem: 7103)
48 ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ - Thích Trí Tịnh

48 ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ

(Trích Từ Kinh Vô Lượng Thọ)

1.Giả sử khi tôi thànhPhật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánhgiác.

2.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung còn trở lại ba ác đạo thì tôichẳng lấy ngôi chánh giác.

3.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều thân màu vàng ròng thì tôi chẳng lấyngôi chánh giác.

4.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu người đẹp thì tôichẳng lấy ngôi chánh giác.

5.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việctrong trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

6.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối thiểu là thấy trămngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

7.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lờithuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ trì hết, thì tôi chẳnglấy ngôi chánh giác.

8.Giả sư khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâmniệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cõi nước, thì tôi chẳng lấyngôi chánh giác.

9.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng mộtniệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánhgiác.

10.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thìtôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

11.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thìtôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

12.Giả sử khi tôi thànhPhật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do thacõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

13.Giả sử khi tôi thànhPhật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôichẳng lấy ngôi chánh giác.

14.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng Thanh Văn trong nước tôi mà có người tính đếm được, nhẫn đến chúngsanh trong cõi Ðại Thiên đều thành bực Duyên Giác cùng nhau chung tính đếm suốttrăm nghìn kiếp mà biết được số lượng ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

15.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bổnnguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

16.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi mà cón nghe danh từ bất thiện thì tôi chẳng lấyngôi chánh giác.

17.Giả sử khi tôi thànhPhật, mười phương vô lượng chư Phật chẳng đều ngợi khen xưng tụng danh hiệu củatôi thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

18.Giả sử khi tôi thànhPhật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đếnmười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

19.Giả sử khi tôi thànhPhật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phátnguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanhhiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

20.Giả sử khi tôi thànhPhật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi,trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng đượctoại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

21.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn thìtôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

22.Giả sử khi tôi thànhPhật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứtsanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáphoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúngdường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứngnơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiềntu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

23.Giả sử khi tôi thànhPhật, Bồ Tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường chư Phật, khoảngbữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na do tha cõi nước thì tôi chẳnglấy ngôi chánh giác.

24.Giả sử khi tôi thànhPhật, Bồ Tát trong nước tôi ở trước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứdùng để cúng dường không có đủ theo ý muốn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

25.Giả sử khi tôi thànhPhật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhứt thiết trí thì tôi chẳng lấyngôi chánh giác.

26.Giả sử khi tôi thànhPhật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng được thân Kim Cương Na la diên thì tôi chẳnglấy ngôi chánh giác.

27.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn và tất cả vạn vật trong nước tôi trang nghiêm thanh tịnhsáng rỡ hình sắc đặc biệt lạ lùng vi tột diệu không ai lường biết được, dầu làcó thiên nhãn mà biện biệt được danh số ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

28.Giả sử khi tôi thànhPhật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhứt mà chẳng thấy biếtđạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì tôi chẳng lấy ngôichánh giác.

29.Giả sử khi tôi thànhPhật, Bồ Tát trong nước tôi nếu đọc tụng thọ trì diễn thuyết kinh pháp mà chẳngđược trí huệ biện tài thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

30. Giả sử khi tôithành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôichẳng lấy ngôi chánh giác.

31.Giả sử khi tôi thànhPhật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất khả tư nghị thếgiới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình gương mặt, nếu khôngnhư vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

32.Giả sử khi tôi thànhPhật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa,tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hươnghiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vôlượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếukhông như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

33.Giả sử khi tôi thànhPhật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương, đượcquang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn hàng thiên nhơn. Nếukhông như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

34.Giả sử khi tôi thànhPhật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghedanh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn các thâm tổng trì thì tôichẳng lấy ngôi chánh giác.

35.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng nữ nhơn của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệutôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết màhọ còn sanh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

36.Giả sử khi tôi thànhPhật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới mười phương thế giớinghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến thành Phật đạo.Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

37.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danhhiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh BồTát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu không như vậy thì tôi chẳnglấy ngôi chánh giác.

38.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, yphục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợ tự nhiên mặc trên thân. Nếu còn phải maycắt nhuộm giặt thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

39.Giả sử khi tôi thànhPhật, hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng như bực lậu tận TỳKheo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

40.Giả sử khi tôi thànhPhật, Bồ Tát nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm thanhtịnh mười phương thì liền được toại nguyện, đều được soi thấy ở trong những câybáu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. Nếu không như vậy thì tôichẳng lấy ngôi chánh giác.

41.Giả sử khi tôi thànhPhật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúcthành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ thì tôi chẳng lấyngôi chánh giác.

42.Giả sử khi tôi thànhPhật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng đượcthanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ý, cúng dường vô lượng bấtkhả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà không mất tâm chánh định. Nếu không như vậythì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

43.Giả sử khi tôi thànhPhật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chungsanh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

44.Giả sử khi tôi thànhPhật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở tuhạnh Bồ Tát đầy đủ cội công đức. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánhgiác.

45.Giả sử khi tôi thànhPhật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng đượcphổ đẳng tam muội, an trụ trong tam muội nầy đến lúc thành Phật thường thấy vôlượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôichánh giác.

46.Giả sử khi tôi thànhPhật, chúng Bồ Tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghepháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánhgiác.

47.Giả sử khi tôi thànhPhật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền đượcđến bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

48.Giả sử khi tôi thànhPhật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền đượcđệ nhứt nhẫn, đệ nhị nhẫn và đệ tam pháp nhẫn, nơi các Phật pháp chẳng liềnđược bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2011(Xem: 6417)
Tây phương Cực lạc là cảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnh là vô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
30/04/2011(Xem: 7888)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chất và tinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
23/03/2011(Xem: 4303)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
18/03/2011(Xem: 8588)
Khi một hành giả tu Tịnh độ chuyển hoá tận gốc rễ tham ái, hận thù và si mê, gieo trồng vạn thiện công đức: phụng sự xã hội và con người trên tinh thần vô ngã vị tha thì việc sanh về Tây phương không cònquan trọng nữa. Lúc ấy, hành giả đang sống trong cõi Ta Bà với chất lượng cuộc sống của Tịnh độ. Nói cách khác, với chất liệu và chất lượng cuộc sống như vừa nêu, hành giả có mặt ở đâu thì nơi đó được xem là Tịnhđộ trần thế. Sau khi phân tích kinh, tác giả đã khẳng định không có yếu tố tha lực trong kinh A-di-đà, dầu chỉ là nghĩa ám chỉ
18/01/2011(Xem: 2966)
Sáng nay trên những con đường còn băng giá Tôi chợt thấy mùa xuân trên vạn cánh sen hồng tía… Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trứơc mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại. Cả cảnh vật như chìm trong mầu sáng tinh khôi của mùa đông băng giá. Trong giây phút đó mọi vât dường như ngừng lại, như từ vô thủy chưa bao giờ thay đổi. Dù thực hay mộng ảo, giửa cỏi này hay cỏi kia có gì khác không? Giòng tâm tư tôi không ngừng tại đó, vẩn cuồn cuộn, vẩn trôi chẩy như từ kiếp nào, giửa bờ thực hư đó, theo thói quen của cuộc sống hiện tại tôi đưa tay nhấn nút, bổng lời đối đáp giữa Jhon Blofeld và thiền sư Hư Vân vang lên
17/01/2011(Xem: 2855)
Chúng ta thấu hiều Tịnh Độ này như thế nào hiện nay? Có phải thật sự có một nơi chốn đặc biệt khác hơn thế giới này mà chúng ta đi đến sau khi chết, một cõi Tịnh Độ của hòa bình và an lạc? Có phải những người thông thường, phần lớn tin rằng sự tín thành trì danh Niệm Phật sẽ bảo đảm cho sự thâm nhập vào một loại Tịnh Độ nào đấy sau khi chết – bất cứ nơi nào có thể là? Có lẻ những người Phật tử thông minh, theo sự hướng dẫn của Thân Loan Thánh Nhân thấu hiểu rằng Tịnh Độ hoàn toàn không phải là một nơi chốn thật sự, mà căn bản là một biểu tượng cho một thể trạng khác biệt của tâm thức, nhưng một khái niệm như thế có gây sự chú ý và có thể được chấp nhận bởi những hành giả thông thường của Tịnh Độ Chân Tông hay không?
31/12/2010(Xem: 2463)
1/ Tịnh Độ tông là Đại thừa. Ngoài ba kinh chuyên dạy về Tịnh độ của Phật A Di Đà (Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật và Kinh A Di Đà tiểu bản)thì nhiều kinh của Đại thừa như Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Bi Hoa….và các luận Đại thừa Khởi Tín, Luận Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí giả….và các Bồ tát khởi xướng các tông chính của Đại thừa như Trung Đạo, Duy thức và Mật giáo đều có chỉ dạy và hâm mộ Tịnh Độ.
04/12/2010(Xem: 2549)
Đại thừa Phật giáo đối với việc tự cầu giác ngộ của Tiểu thừa Phật giáo mà nói, thì chẳng những tự độ mà còn chuyên chở hết thảy chúng sinh đến Niết Bàn giác ngạn.
11/11/2010(Xem: 4188)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới. Đây là một vấn đề trọng đại, là “một đại sự nhân duyên” mà Phật nói trong kinh Pháp Hoa; đức Thế tôn trong rất nhiều kinh luận Đại thừa không kể là trên lý luận hoặc phương pháp không có chỗ nào không lấy đó làm mục tiêu tối hậu. Nhưng Phật pháp truyền đến ngày nay, y cứ theo cách ghi chép của người Trung quốc đã trải qua ba ngàn năm, và theo cách tính của các nước khác thì cũng trên hai ngàn năm trăm năm. Pháp truyền qua thời gian dài như thế sẽ không tránh khỏi sanh ra tệ đoan.
02/11/2010(Xem: 8532)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567