Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Phẩm Phân Biệt Định

17/04/201312:33(Xem: 5815)
8. Phẩm Phân Biệt Định

Đại cương về Luận Câu Xá

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế,
PL. 2543 - TL. 1999

-ooOoo-

VIII. PHẨM PHÂN BIỆT ĐỊNH

Đã giảng về phẩm Trí là thân nhân của sự giác ngộ, đây phẩm Phân biệt định nói về sơ duyên của sự giác ngộ. Phẩm này có 39 bài tụng, 38 bài đầu nói công đức của các định, một bài 39 nói vềì chánh pháp trụ thế. Chánh pháp của Phật có giáo và chứng. Giáo pháp thì do có người thụ trì và giảng nói đúng đắn mà được trụ thế. Còn chứng pháp thì do có người nương giáo như thật tu hành mà được trụ thế.

Trong các công đức thiền định, phần đầu nói về các định làm chỗ nương, phần sau nói về các công đức nương tựa Thiền định như khoa biểu dưới đây:

Khoa mục phẩm Định

Công đức các Định

Các Định làm chỗ nương

4 tịnh lự
4 vô sắc
8 đẳng chí
Các đẳng chí

Công đức nương tựa

4 vô lượng
8 giải thoát
8 thắng xứ
10 biến xứ
Đắc nương nơi thân
Duyên khởi định

Chánh pháp trụ thế

ĐOẠN I. CÁC ĐỊNH LÀM CHỖ NƯƠNG

Có bốn tiết:

* TIẾT I: BỐN TỊNH LỰ

Định có hai là sanh sắc định và tu sắc định. Sanh sắc định là định do đã tu tập từ trước, khi sanh tự nhiên được định. Tu đắc định là do tu tập dần dần mà chứng đắc. Sanh sắc định có tám là bốn tịnh lự và bốn vô sắc. Tịnh lự nói đủ là tịch tịnh thẩm lự. Do định tịch tịnh mà phát sinh tuệ có khả năng suy xét. Danh từ tịnh lự không phải hạn chỉ định sắc giới, định vô sắc giới cũng là tịnh lự, song chỉ và quán cân bằng có khả năng suy xét mạnh thì chỉ có định sắc giới, nên gọi định sắc giới là bốn tịnh lự Tịnh lự này gồm có năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc (khinh an), nhất tâm. Căn cứ năm chi này để phân chia bốn tịnh lự. Đủ cả năm chi là Sơ thiền. Lìa tầm tứ chỉ có hỷ lạc nhất tâm là Nhị thiền. Lìa tầm tứ hỷ chỉ có lạc nhất tâm là Tam thiền. Lìa tầm tứ hỷ lạc chỉ có nhất tâm là Tứ thiền.

* TIẾT II: BỐN ĐỊNH VÔ SẮC

Bốn định vô sắc cốt khiến tâm chuyên chú nơi cảnh tánh làm chính yếu. Do sự xa lìa ô nhiễm ở dưới mà dần bước lên trên có bốn bậc: Trong khi tu gia hạnh muốn xa lìa sắc và tâm chuyên nghĩ tới không vô biên, khi gia hạnh thành tựu thì bước vào không vô biên, cho đến khi tu gia hạnh muốn xa lìa Vô sở hữu mà nghĩ tới Phi tưởng phi phi tưởng, khi gia hạnh thành tựu thì bước vào phi tưởng phi tưởng. Ở đây vì không có tưởng rõ ràng, thù thắng nên gọi là phi tưởng, nhưng còn có tưởng lờ mờ yếu ớt nên gọi là phi phi tưởng, ở tại Hữu đỉnh địa.

* TIẾT III: TÁM ĐẲNG CHÍ

Bốn tịnh lự và bốn định vô sắc cũng còn gọi là tám đẳng chí. Vì định có bảy tên: Đẳng dẫn (Tam-ma-hê-đa: Sammahedha); Đẳng trì (Tam-ma-địa, Sammad-hi); Đẳng chí (Tam-ma-bát-đề, Sammabadhi); Tịnh lự (Đà-diễn-na: Dhyana); Tâm nhất cảng tánh (Chất-đa-y-ca A-kiết-la-đa, Citta-ekayrata); Chỉ (Xa-ma-tha: Samatha); Hiện pháp lạc trú. Trong đây đẳng dẫn đẳng chí tịnh lự thông cả hữu tâm định và vô tâm định. Bốn thứ còn lại chỉ có ở hữu tâm định. Lại đẳng trì và nhất tâm cảnh tánh thì thông cả định địa và tán địa, còn năm thứ kia chỉ có ở định địa. Đẳng chí dùng trong tiết này là một trong bảy tâm định. Nó có ba thứ: Vị đẳng chí, là khi tâm tương ưng với tham, sân, đắm say nơi cảnh mà có định tâm. Tịnh đẳng chí là khi tâm tương ưng với vô tham khởi lên tánh định là thiện hữu lậu. Vô lậu đẳng chí là tâm đã thoát khỏi mọi phiền não ố cấu phát sinh định thiện rất cao và khi được định này tâm không còn bị lay động tán loạn, có khả năng phát sinh trí lực chơn chánh.

* TIẾT IV: BỐN THỨ TỊNH ĐỊNH

Chia tịnh đẳng chí ở trên ra làm bốn phần: Thuận thối phần định, là thuận với phiền não dễ bị thối thất; thuận trú phần định là thuận với tự địa mà an trú, không thối không tiến; thuận thắng tấn định là thuận theo đị trên mà tiến lên; thuận quyết trạch phần định là thuận với vô lậu tiến đến kiến đạo, cho nên thuận quyết trạch phần định này là cái duyên rất tốt giúp cho vô lậu đẳng chí nói trên, phát khởi chơn trí vô lậu dứt hết phiền não.

Khi sắp sửa vào tám căn bản định (bốn thiền, bốn không) lại có tám cận phần định, thành ra tám căn bản định và tám cận phần định. Và cận phần định của Sơ thiền còn được gọi là vị chí định.

Đoạn II. CÁC CÔNG ĐỨC NƯƠNG TỰA ĐỊNH

* TIẾT I: BỐN TÂM VÔ LƯƠ ώG

Từ vô lượng, tâm cho vui đến chúng sanh, lấy vô sân làm thể, đối trị tâm sân hận. Bi vô lượng, tâm cứu khổ cho chúng sanh, lấy vô sân, bất hại làm thể đối trị tâm làm hại. Hỷ vô lượng, tâm hoan hỷ khi thấy chúng sanh lìa khổ được vui, lấy hỷ thọ làm thể đối trị tâm buồn phiền, ganh tị. Xả vô lượng, tâm bình đẳng không phân biệt oán thuận đối với chúng sanh, lấy vô tham vô sân làm thể đối trị tâm tham sân cõi Dục.

Bốn tâm này sở dĩ gọi vô lượng vì ba lẽ: Vì đối vô lượng chúng sanh, vì dẫn sanh ra vô lượng phước, vì đến quả báo tốt đẹp vô lượng.

Thử bàn đến Từ vô lượng, người muốn tu từ tâm, trước hết suy nghĩ về cái vui mình có, hoặc nghe nói cái vui tuyệt diệu của chư Phật, Bồ-tát, liền nghĩ rằng mong sao tất cả chúng sanh đều có được sự vui này. Nếu chưa đủ sức vận tâm bình đẳng như vậy thì có thể chia chúng sanh ra làm ba hạng là người thân, người không thân không oán, người oán. Đối với người thân lại chia làm ba bậc, thân nhất như cha mẹ, thân vừa như bạn bè giao hảo vừa tiền tài vừa đạo nghĩa, người thân ít như bạn bè giao hảo tiền của. Hạng người không thân không oán chỉ một bậc. Hạng người oán cũng chia ba bậc, oán ít như kẻ cướp của bạn mình, oán vừa như kẻ cướp của mình, oán nhiều như kẻ xâm phạm tánh mạng mình và thân hữu mình. Vận dụng tư tưởng thâu hẹp dần dần sự cách biệt giữa người thân và người oán, cho đến khi phát khởi tâm bình đẳng, mất đi tướng người rất thân và người rất oán, chỉ còn lại tướng chúng sanh không sai biệt, cần đem tâm cho vui đồng nhất phổ cập đến mọi chúng sanh, từ một thôn đến một quận, một nước, cuối cùng khắp cả thế giới chúng sanh. Đó là sự tu tập về Từ vô lượng tâm. Tu tập về ba vô lượng tâm Bi, Hỷ, Xả cũng giống như vậy. Song khi tu Xả vô lượng tâm thì đối trong bảy bậc chúng sanh, trước hết xả đối hữu tình bậc hạ, rồi xả đối hữu tình bậc giữa, rồi đến bậc thượng, cuối cùng là xả đối với người thân nhất. Vì đối với người oán dễ xả, còn đối

* TIẾT II: TÁM GIẢI THOÁT

1. Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát, nghĩa là có lòng tham sắc tướng đối với nội thân. Muốn trừ lòng tham đó, quán sát sắc bất tịnh ở bên ngoài như thây chết bầm xanh v.v... thì lòng tham sắc về tướng ở nội thân không khởi lên được, đấy gọi là giải thoát.

2. Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát, nghĩa là không còn lòng tham về sắc tướng đối với nội thân, vì lòng tham ấy đã trừ, song muốn cho vững chắc, nên vẫn tiếp tục quán sát bất tịnh bên ngoài, lòng tham kia không khởi lên được nữa.

3. Tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trú, nghĩa là bây giờ dù nhìn tịnh sắc, lòng tham vẫn không khởi lên, đấy là tịnh giải thoát và chứng đắc tính cách tịnh giải thoát ngay trong thân đầy đủ viên mãn, an trụ nơi định đó gọi là thân tác chứng cụ túc trú.

4. Không vô biên xứ giải thoát.

5. Thức vô biên xứ giải thoát.

6. Vô sở hữu xứ giải thoát.

7. Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát.

Bốn giải thoát này đều xả bỏ lòng tham của các địa dưới gọi là giải thoát.

8. Diệt thọ tưởng định giải thoát, thân tác chứng cụ túc nói tắc là Diệt tận định, định này chủ yếu chán bỏ hai tâm thọ và tưởng, vĩnh viễn an trú vô tâm nên gọi là giải thoát.

Trong tám giải thoát, ba thứ đầu lấy vô tham làm thể, và trong ba thứ này, hai thứ đầu nương tựa vào sơ nhị tịnh lự lấy cảnh sắc đáng ghét ở cõi Dục làm đối tượng. Cái thứ ba nương tựa vào tịnh lự thứ tư, duyên lấy cảnh sắc đáng ưa ở cõi Dục làm đối tượng. Còn bốn vô sắc giải thoát kia thì lấy bốn thiền định cõi Vô sắc làm thể, và tự duyên lấy Khổ, Tập, Diệt, Đạo ở tự địa và địa trên, cùng duyên đạo loại trí của chín địa làm đối tượng.

Lại trong tám giải thoát này, chỉ cái thứ ba, thứ tám còn kèm theo chữ thân tác chứng là vì sao? Vì hai lẽ: Vì thù thắng nghĩa là cái giải thoát thứ ba chỉ quán về tịnh tướng vẫn không khởi tâm tham ái. Còn cái giải thoát thứ tám là vô tâm, còn bảy cái giải thoát kia là hữu tâm. Vì nó ở vào cuối cùng của cõi Sắc và cõi Vô sắc, nghĩa là cái giải thoát thứ ba thì nương tựa tịnh lự thứ tư cõi Sắc, còn cái giải thoát thứ tám thì nương tựa Hữu đỉnh địa của Vô sắc giới.

* TIẾT III: TÁM THẮNG XỨ VÀ MƯỜI BIẾN XỨ

Tám thắng xứ là trong có sắc tưởng quán sắc ngoài ít, trong có sắc tưởng quán sắc ngoài nhiều, trong không sắc tưởng quán sắc ngoài ít, trong không sắc tưởng quán sắc ngoài nhiều, trong không sắc tưởng quán sắc ngoài xanh, trong không sắc tưởng quán sắc ngoài vàng, trong không sắc tưởng quán sắc ngoài đỏ, trong không sắc tưởng quán s?c ngoài trắng. Trong đây hai cái 1, 2 giống cái giải thoát thứ nhất trên kia, hai cái 3, 4 giống cái giải thoát thứ hai trên kia, bốn cái sau giống cái giải thoát thứ ba tên kia. Sao gọi thắng xứ? Là chế phục được cảnh sở duyên, tâm ở vào cảnh thù thắng vậy.

Mười biến xứ là quán sát mười pháp sau đây biến khắp tất cả mọi nơi. Từ quán đại địa biến khắp mọi nơi cho đến quán thủy đại, hỏa đại, phong đại, sắc xanh, sắc vàng, sắc đỏ, sắc trắng, không vô tận, thức vô tận mỗi mỗi đều biến khắp mọi nơi, nên gọi biến xứ.

*
* *

PHẦN LƯU THÔNG

Phần này trình bày bằng bốn bài tụng:

Ca-Thấp-di-la Nghị lý thành
Ngã đa y bỉ thích đối pháp,
Thiểu hữu biếm lượng vi ngã thất,
Phán pháp chánh lý tại Mâu-ni.

Đại sư thế nhãn cửu dĩ bế,
Kham vị chứng giả đa tán diệt.
Bất kiến chơn lý vô chế nhơn,
Do bỉ tầm tư loạn thánh giáo.

Tự giác dĩ quy thắng tịch tịnh,
Trì bỉ giáo giả đa tùy diệt.
Thế vô y hộ tán chúng đức,
Vô câu chế hoặc tùy ý chuyển.

Ký tri Như Lai chánh pháp thọ,
Tiệm thứ luân vong như chí hầu.
Thị chư phiền não lực tăng thời,
Ưng cầu giải thoát vật phóng dật. (XX)

*
* *

- Hết -


---o0o---



Chân thành cảm ơn Đạo Hữu Bình An Sơn đã gởi tặng tập sách này

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]