Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Lược chú văn nghĩa

28/12/201115:18(Xem: 6336)
02. Lược chú văn nghĩa

THIỀN VÀ BÁT NHÃ

Daisetz Teitaro Suzuki

Bản dịch Việt: Tuệ Sỹ

---o0o---

DẪNVÀO TÂM KINH BÁT-NHÃ

II. LƯỢC CHÚ VĂN NGHĨA

Căn cứ trên bản dịch của Huyền Trang, nhiều bản chú giải đãxuất hiện, dưới nhiều xu hướng và trường phái khác nhau. Do đó, ở đây chúng tôithấy không cần thiết có thêm một bản chú giải khác nữa.

Tuy nhiên, do sự ngắt câu khi đọc khác nhau giữa các nhà chúgiải cho nên dẫn đến một số chi tiết bất đồng. Ngay cả khi so sánh các bảndịch, giữa các bản dịch từ Quảng bản và Lược bản, chúng ta dễ dàng tìm thấy cácdịch giả ấy cũng đã không thống nhất trong sự ngắt câu khi đọc nguyên bản Phạn.Phần dưới đây chúng tôi nêu một vài điểm dị biệt ấy.

1. Hành thâm Bát-nhã:

Hầu hết các bản dịch Việt đều hiểu “thâm” như là trạng từ, dođó nó có nghĩa là “thực hành (một cách) sâu xa”. Hoặc đơn giản hơn: “đi sâu vàoBát-nhã.” Cách hiểu này được chấp nhận trong phần lớn các chú giải Trung quốc.Sớm nhất trong số này có thể kể là Viên Trắc (A.D. 613-696), người Triều tiên,môn đệ của Huyền Trang được trực tiếp trao truyền Duy thức học. Trong Tâmkinh tán,[11]khigiải thích câu “hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời”, Viên Trắc giải thích từ“thâm” như sau:

“Hành có hai loại. 1. Hành thâm. Trí vô phân biệt nộichứng hai Không, lìa các phân biệt, với hành tướng là không năng hành và sởhành. Đại phẩmnói, ‘Không thấy hành, không thấy không hành, đó làBồ-tát hành thâm Bát-nhã.’[12]2. Cảnh thâm. Hai lý Không lìa tướng hữu vô, dứt tuyệt các hý luận, trívô phân biệt chứng thâm cảnh này.”

Khuy Cơ có vẻ cũng đồng cách giải như Viên Trắc: “… Y theotrước đó mà tu học, không thấy có tướng của hành. Pháp sở hành như vậy vì saođược nói là thâm. Diệu lý huyền vi thăm thẳm, hàng Nhị thừa không thểtỏ, phàm phu không thể suy trắc, do đó nói là thâm.”[13]

Nhưng đoạn tiếp theo sau đó, khi giải thích “chiếu kiến ngũuẩn giai không”, Khuy Cơ lại nói, “Do hành thậm thâm Bát-nhã mà đắc chính huệnhãn.”[14]“Thậm thâm Bát-nhã” là cụm từ xuất hiện rất nhiều lần trong bản dịch ĐạiBát-nhã của Huyền Trang, chỉ cho trí của hàng Bồ-tát do quán chiếu Không, khácvới trí của hàng Thanh văn vốn không được gọi là thậm thâm.

Giải thích của Pháp Tạng, nói diệu hànhcủa Bát-nhã có hai loại: cạn, đó là nhân không Bát-nhã; và hai là sâu (thâm) tứcpháp không Bát-nhã.[15]Giải thích như vậy cho thấy, Bát-nhã quán chiếu pháp khônglà Bát-nhã sâu. Vậy, “thâm” ở đây được hiểu như là tính từ phẩm định ý nghĩaBát-nhã.

Tâm kinh chúgiảicủa Tông Lặc vàNhư Kỷ cũng giải thích như Pháp Tạng, và cũng xác định rõ: “Hành, là tu hành.Thâm Bát-nhã, chỉ thật tướng Bát-nhã.”[16]

Hầu hết các chú giải cổ Nhật bản đều đọctheo cách sau. Trí Quang, Bát-nhã Tâm kinh thuật nghĩa, nói, “Bằng chínhquán mà quán lý, niệm niệm tăng trưởng, gọi là hành. Thâm Bát-nhã là pháp đượctu tập.” Trong các bản dịch Tâm kinh Quảng bản, hầu hết đều dịch là “hành thâmBát-nhã…”; duy bản dịch của Trí Tuệ Luân nói rõ là “hành thậm thâm Bát-nhã…”

Theo ngữ pháp chuẩn của Hán văn, ngườita cũng phân biệt sự khác nhau giữa “thâm hành Bát-nhã” và “hành thâm Bát-nhã.”Trong đó, phẩm định từ thường đi trước từ mà nó phẩm định. Vậy, trong hiện tại,nên đọc như thế nào, “hành thâm/ Bát-nhã…” hay “hành/thâm Bát-nhã…?”

Trong bản phiênâm Phạn Hán được nói là bản chính truyền của ngài Huyền Trang, câu này đượcphiên âm như sau: nghiễm-tỉ-ram bát-ra-nga-nhương bá-ra-nhị-đá tả-rị-diệm tả-ra-ma-nô.[17]Nếu đọc theo văn Sanskrit với phiên âmLa-tin chuẩn, ta có: gambīrām prajñāpāramitācaryām caramāṇo. Đây là loạimệnh đề phân từ hiện tại, trong đó phân từ hiện tại caramāṇaḥ(hành) đồngcách với chủ từ của nó là Avalokiteśvara­bodhisattvaḥ(Bồ-tát Quán Tự Tại).Phân từ này có túc từ trực tiếp của nó ở biến cách thứ hai là nghiệp cách, caryām(hành). Danh từ này có tính từ phẩm định của nó là gambīrām(sâu). Cụm từpāramitācaryā(ba-la-mật hạnh) chỉ sự nghiệp cứu cánh vượt bờ bên kia củaBồ-tát. Sự nghiệp ấy được thể hiện và đạt cứu cánh bằng Bát-nhã và trongBát-nhã, do đó nói là prajñā­pāramitācaryā, Bát-nhã ba-la-mật hạnh. Có lẽdo ý nghĩa này mà giải thích của Khuy Cơ như đã thấy vừa nói rằng sự nghiệp tuhành của Bồ-tát trong Bát-nhã hay về Bát-nhã, hành ấy là sâu thẳm, tức thâmhành. Nhưng cũng hàm ý, Bát-nhã ấy vốn sâu thẳm, tức thậm thâm Bát-nhã. Hiểutheo nghĩa “thâm hành“ thì Bát-nhã không phải là đối tượng mà là sở y. Bồ-tátthể hiện sự nghiệp Bồ-tát đạo của mình bằng sự đi sâu vào trong Bát-nhã, y chỉtrên Bát-nhã. Hiểu như vậy phù hợp với cách đọc từ bản hiệu đính trong Mahāyāna-saṃgraha-sūtra:[18]gambīrā-yāṃ prajñāpāramitāyāṃ car-yāṃcaramāṇo, Bồ-tát thể hiện sự nghiệp trong Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm. Đoạnsau của Kinh cho thấy rõ điều này: bodhisattvasya prajñāpāramitām āśrityaviha-rato’ cittāvarāṇaḥ, do y chỉ trên hay trong Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tátmà (vị ấy) an trú với tâm không bị trùm kín, hay sống đời sống mà tâm khôngchút vướng mắc.

2. Chiếu kiến ngũ uẩn giaikhông:

Văn nghĩa Hán của câu này rất rõ. Đối tượngquán chiếu ở đây là năm uẩn. Tuy nhiên, trong Phạn bản có điểm cần lưu ý. Lượcbản nói: …caryāṃ caramāṇo vyavalo­kayati sma/ pañca skandhāḥ tāṃś casvabhāva-śūnyān paśyati/ “(Bồ-tát) trong khi thể hiện sự nghiệp (hành Bồ-táthạnh hay Ba-la-mật hạnh), vị ấy đã chiêm nghiệm: Đây là năm uẩn; và vị ấy thấychúng là Không trong tự tính.” Tố từ smatheo ngay sau vyalokayati(chiêmnghiệm, chiếu, thì hiện tại, trực thuyết cách), để chỉhành động diễn ra liên tục từ quá khứ suốt đến vị lai. Điều này có nghĩa làhành vi chiêm nghiệm diễn ra liên tục trong suốt thời gian hành Bồ-tát hạnh,cho đến khi đạt cứu cánh.

Pañca skandhāḥlà cụm từ độc lập, chủ cách (nomina­tive),không thể làm túc từ cho bất cứ động từ nào. Cụm từ này ở đây có chức năng nhưmột mệnh đề độc lập xác nhận sự tồn tại của năm uẩn. Do đó, ở đây năm uẩn khôngphải là đối tượng của chiếu hay kiến; mà đó là thực tại đang hiện hữu. Ý nghĩacủa điều này có thể được minh giải bằng một đoạn văn trong Đại Bát-nhã, “Bồ-tátMa-ha-tát trong khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, hãy quán như vậy: thực có Bồ-tát;(nhưng) không thấy có Bồ-tát, không thấy danh từ Bồ-tát, không thấy Bát-nhãba-la-mật-đa, không thấy danh từ Bát-nhã ba-la-mật-đa, không thấy hành, khôngthấy không hành…”[19]

Trong Phạn văn Quảng bản, đoạn này đượcđọc là: kaścic chāriputra kulaputro vā kuladuhitā vā [asyāṃ] gambīrāyāṃprajñāpāramitāyāṃ caryāṃ cartukāmaḥ, tenaivaṃ vyavalokitavyam – pañca skandhāśtāṃś ca svabhāvaśūnyān samanupaśyati sma, “Này Śāriputra, thiện nam tử haythiện nữ nhân nào muốn thể hiện sự nghiệp trong Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmnày, người ấy hãy nên chiêm nghiệm như vậy: đây là năm uẩn, và người ấy luônluôn quán sát chân chính chúng như là Không trong tự tính.”

Trên nhận thức từ cơ cấu ngữ pháp trongcác Phạn bản như vậy, đoạn dịch trong các bản Hán có thể được ngắt câu, tuy cóvẻ gượng ép, như sau: hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời chiếu/ kiến ngũ uẩn/giai Không.

Điều cũng nênlưu ý thêm, là trong hai bản dịch từ Lược bản của Cưu-ma-la-thập và Huyền Trangđều nói “chiếu kiến ngũ uẩn giai không“; nhưng trong các bản dịch từ Quảng bảnđều nói “chiếu kiến ngũ uẩn tự tính giai Không”[20] hay “ưng quán ngũ uẩn tính Không”[21]. Bản phiên âm Phạn-Hán cũng đọc tương tự:bạn-tả tắc-kiến-đà-sa đát-thất-tả sa-phạ-bà thú-nhĩ-diệm bả-thất-dã-để sa-ma[22](pañca skandhās tāṃścasvabhāvaśūnyām paśyati sma).

Svabhāva, tự tính hay tự thể; đó là thể tính tựhữu của tồn tại. Nhưng vì, tất cả tồn tại đều tồn tại bởi tương quan tức quan hệduyên khởi. Đại trí độnói, “Thảy đều do nhân duyên hòa hiệp mà sinh khởi,nên (chúng) không có tự tính. Vì không tự tính, nên rốt ráo là Không.”[23]

3. Độ nhất thiết khổ ách:

Câu này có trong cả hai bản dịch từ Lượcbản, nhưng không thấy có trong các Phạn bản hiện hành, Quảng cũng như Lược, kểcả bản phiên âm Phạn-Hán. Trong các bản dịch từ Quảng bản, các bản sớm hơn nhưcủa Pháp Nguyệt, Bát-nhã, Trí Tuệ Luân thì có chứa nó; còn các bản tương đối muộnhơn của Pháp Thành và Thi Hộ thì không. Chi tiết này là dấu hiệu ảnh hưởng củaMật giáo trong hệ thống tư tưởng Bát-nhã. Chúng ta sẽ có dịp trở lại vấn đề nàysau.

4. Thị chư pháp không tướng bấtsinh bất diệt:

Một cách tổngquát, câu này thường được hiểu là “tướng Không của các pháp ấy bất sinh, bất diệt.”Nghĩa là, tướng Không là bất sinh, bất diệt. Đây là giải thích của Tâm kinhtán: “Từ đây trở xuống, y theo sáu ý nghĩa để hiển thị Không tướng.”[24]Sáu nghĩa, hay sáu tướng hay sáu đặctính của Không, như kinh liệt kê. Giải thích của Khuy Cơ cũng tương tự: “Pháptính, mà thể của sắc (rūpa) vân vân chính là Không lý (śūnyatā),nên thảy đều không tồn tại, như các hàng Nhị thừa kia chấp phần vị sai biệt nhưsinh, vân vân, do đó nói Không tướng bất sinh diệt.”[25]Pháp Tạng hiểu Không tướng là tướng trạngcủa Không,[26]và Không tướng chính là Chân Không:“Chân Không ấy tuy tức thị sắc; nhưng khi sắc theo duyên mà khởi, Chân Khôngkhông sinh; khi sắc theo duyên mà rụng, Chân Không không diệt. Tùy lưu mà khôngnhiễm, xuất chướng mà không là tịnh, Lại, chướng đã sạch mà không giảm; đức đầymà không tăng. Tóm lại, đây hiển thị tướng của Chân Không.”[27]

Điểm thú vị đánglưu ý ở đây là cách đọc khác của Trí Quang (Nhật bản, A.D. 752). Bát-nhã Tâmkinh thuậtnghĩanói, “Thị chư pháp Không tướng… Tướng tức là thể.Vì hết thảy các pháp lấy lý Như Như tuyệt đối Không làm thể tính.”[28]Tiếp đó giải thích nghĩa bất sinh bất diệt,“…Các pháp, sắc vân vân, như vậy là tuyệt đối Không, vì tự tính sinh diệt củachúng là bất khả đắc.”[29]Giải thích này hiểu rằng các pháp có đặctướng là Không, và các pháp ấy, tức sắc, vân vân, là bất sinh, bất diệt; chứkhông nói cái Không tướng ấy bất sinh bất diệt. Về mặt văn nghĩa, cách hiểu nàyphù hợp vơi cấu trúc ngữ pháp Phạn. Cụm từ sarvadharmāḥ śūnyatā-lakṣaṇāḥ,trong đó śūnyatālakṣaṇāḥlà một phức hợp từ (samāsa) thành lậptheo quy tắc hữu tài (bahuvrīhi), mà chức năng của nó như là tính từ phẩmđịnh cho sarvadharmāḥ. Cụm từ này được hiểu là “tất cả các pháp mà đặctướng là tính Không, hay có đặc tướng là tính Không.” Nhận thức từ trên cơ sởngữ pháp như vậy, đoạn Tâm kinh này có thể được hiểu rằng, hết thảy các pháp đềubất sinh, bất dịệt, v.v., vì các pháp ấy có đặc tướng là tính Không.

5. Dĩ vô sở đắc cố:

Có hai cách đọc khác nhau về cụm từ này.Khuy Cơ đọc nó liền với đoạn văn phủ định trên, trong khi đó Viên Trắc đọc nónhư là mở đầu của đoạn mạch tiếp theo.

Khuy Cơ giảithích: “Đoạn trên nói trong Không không tồn tại sắc vân vân, tuy đã kết thànhđoạn văn nói sắc không dị biệt Không, không sinh diệt các thứ, nhưng chưa giảithích do bởi đâu mà sắc vân vân không tồn tại. Nay nêu rõ lý do trong Không khôngcó pháp.”[30]

Viên Trắc giảithích: “Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa…” Từ đây trở xuống là phần thứ ba, nêurõ quả sở đắc.”[31]

Pháp Tạng cũng đọcnhư Viên Trắc: “Dĩ vô sở đắc cố, phần thứ tư, thuyết minh sở đắc…Do vô sở đắctrước đó làm nhân, nay đạt được sở đắc. Đại phẩm nói: Do vô sở đắc mà chứng đắc.”[32]

Trong bản phiênâm Phạn Hán, đoạn kinh này đọc như sau: Nẵng nhương-nẫm, nẵng bát-ra-tỉ-để,nẵng-tỉ-sa-ma đá-sa-mỗi na bát-ra-tỉ-để-đát-phạ.[33]Đoạn văn tương đương trong Phạn văn Lượcbản: na jñānaṃ na prāpti, nābhisamayas tasmādaprāptitvāt,“khôngcó trí, không có đắc, không có chứng (hiện quán). Bởi vì vô đắc.”

Đoạn tương đương trong Phạn văn Quảng bảnđược đọc như sau: na jñānaṃ na prāptir aprāptiḥ/ tasmāc chāri-putraaprāptitvena…, “không trí, không đắc và vô đắc. Vì vậy, này Xá-lợi-phất, dotính vô đắc…” Theo đó, “dĩ vô sở đắc cố” được đọc xuống đoạn dưới, như Viên Trắcvà Pháp Tạng đã đọc.

6. Viễn ly điên đảo mộng tưởng,cứu cánh Niết-bàn:

Bản dịch của Cưu-ma-la-thập: viễn lynhất thiết điên đảo mộng tưởng khổ não, cứu cánh Niết-bàn.

Các bản dịch khác, từ Quảng bản của PhápNguyệt, Bát-nhã, Trí Tuệ Luân, đều như Huyền Trang.

Bản dịch của Pháp Thành: siêu quáđiên đảo, cứu cánh Niết-bàn.

Cả hai bản Phạn, Lược và Quảng, đều giốngnhau: viparyāsātikrānto niṣṭhanirvāṇaḥ, “vượt qua sự điên đảo, đạt đếnNiết-bàn cứu cánh.”

Khuy Cơ giảithích, trong giai đoạn tu đạo vị, Bồ-tát do y chỉ Bát-nhã ba-lật-đa mà dứt trừmộng tưởng sinh tử. Cho đến, giai đoạn vô học đạo, Bồ-tát đạt được Niết-bàn cứucánh.[34]

Viên Trắc giải,“cứu cánh Niết-bàn“ là chứng đắc Niết-bàn quả.[35]

Pháp Tạng cũng giải thích tương tự: “cứucánh Niết-bàn” chỉ sự đắc quả.

Qua các giải thích như vậy, cụm từ nàykhông có vấn đề. Nhưng có một lần, có người nêu một giải thích đặc biệt với tôirằng, lâu nay chúng ta hiểu câu này theo như các giải thích dẫn trên là sai. Bởivì, hai từ viễn lyở trên phải đọc xuống luôn cụm từ dưới, nghĩa là,không chỉ viễn ly điên đảo mộng tưởng, mà viễn ly luôn cả cứu cánh Niết-bàn. Giảithích này rất hay. Nhưng hình như không thực tiễn, nếu hiểu theo trình tự tu tậpBát-nhã, như các luận giải bậc thầy dẫn trên đã cho thấy.

Mặt khác, Phạn văn của cụm từ, theo Lượcbản cũng như Quảng bản, nói, niṣṭha-nirvāṇaḥ. Cụm từ này là một phức hợptừ được thành lập theo quy tắc hữu tài (bahuvrīhi). Luật này có thể nêubằng thí dụ như: citragur devadattaḥ, trong đó, phức hợp từ citra-gurđược phân tích thành mệnh đề liên hệ: citrā gāvo yasya, “Davadatta làngười có những con bò đốm.”[36]Nghĩa là, phức hợp từ được thành lập nhưvậy là một tính từ có chức năng của mệnh đề liên hệ (relative clause).

Căn cứ theo quy tắc về phức hợp ngữ nhưvậy, hai cụm từ dẫn trên chính xác được hiểu như sau: “(vị Bồ-tát mà) … mộngtưởng điên đảo đã viễn ly, Niết-bàn đã được cứu cánh.”

---o0o---

Tựa tái bản

Tp sách Thin và Bát-nhã này là phn trích Lun Năm và Lun Sáu, trong bn lun, tp h, ca D. T. Suzuki. Tp này gm các thiên lun vđược xut bn lnđầu do An tiêm, năm 1972. Sĩn toàn b, vì người dch thy cn phiđọc li bn dch trướcđó,đểa cha và bng sai lm và thiếu sót nhtđịnh phi có; mà công vic này chưa gpđược thun duyênđểc hin. Vì vy, chúng tôi sa cha tng phn, tng thiên lun, và sn dn.Thi Hoa nghiêm và Bát-nhã. Toàn bd không tái b s túc nh th s tái b

Nhân dpđọc li và sa cha, chúng tôi cũng thêm vào khá nhiu văn bn, tưu liên quan đến Tâm kinh Bát-nhã. Các văn bn tưu này giúp các độc giơđểưm nhng ý nghĩa timn ca Tâm kinh Bát-nhã mà các bn lun gii không thếđển thcđược. Các tưuđược cung cp trongđây cũng chng mc có tính cách gi ý. Vì nn văn hc Bát-nhã, riêng trong Hán tng, gm các bn dch và chú gii, qut vô cùng đồ, mà trong điu kin hin ti ca trình độu Pht hc Vit nam thì công trình phiên dch khó có thc hin chođầyđủươngđối chính xácđược. Dođó, người dch mong độc giếu cm thy cóđôi chút hng thú vi các tưuđược cung cpđây, thì cũng chng thú trong chng mc va phi vi nhn thc văn t, ngoài ra thì tưếu,đểượt qua gii hn ngôn ng,đạtđược cho mình nhngđiu ý ti ngôn ngoi.li li có thêm c st mình t duy và chiêm nghi thay thnh lich th s nghiên c th và t n linên h mình t duy quán chi v

Pht lch 2547

Qung Hương Già-lam

TuS

cn chí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]