Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương mười bốn

10/07/201103:30(Xem: 10118)
Chương mười bốn

KINH KIM CANG CHƯ GIA

KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA

CHƯƠNG MƯỜI BỐN

69.-ÂM:

Nhĩ thời Tu Bồ Đề văn thuyết thị kinh, thâm giải nghĩa thu, thế lụy bi khấp, nhi bạch Phật ngôn:

"Hy hữu Thế Tôn! Phật thuyết như thị thậm thâm kinh điển; ngã tùng tích lai sở đắc huệ nhãn, vị tằng đắc văn như thị chi kinh".

NGHĨA:

Khi ấy, Tu Bồ Đề nghe nói kinh này, tỏ đặng cái nghĩa sâu xa, nên sa nước mắt, than khóc mà bạch Phật rằng: "Như đức Thế Tôn ít có! - Phật nói kinh điển rất sâu xa dường ấy, tôi từ khi đặng huệ nhãn đến nay, chưa từng nghe đặng kinh như vậy".

Giải :Trần Hùng giải: Thâm giải nghĩa thú là ông Tu Bồ Đề đã tỏ cái lý không tướng của chơn không.

Thế lụy bi khấp :là thương phận mình gặp Phật rất muộn nên không tỏ ngộ sớm.

Nhan Bính giải: Thâm giải là rất sáng suốt, tỏ ngộ.

Lý Văn Hội giải: Ông Tu Bồ Đề nghe thuyết kinh này tỏ ngộ nhơn pháp đều không thấu đặng cái lý trung đạo, nên than thở là ít có rồi cảm động mà sa khóc.

Vị tằng đắc văn :làkhi trước đặng huệ nhãn, biết cái có là không, ngày nay nghe kinh này: cái không lại cũng bỏ.

Ấy là tỏ lý Trung đạo, nên muốn đem giáo pháp mà truyền lại đời sau.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Nghe rõ lý kinh giải, Nửa vui nửa lại rầu,

Khách trần đừng có Năng sở cũng không cầu nhiễm,

Tỏ tánh mê cho chóng, Chứng thành Phật chẳng lâu.

Bởi nhờ trí tự tại, Phương tiện dạy người tu.

Xuyên Thiền sư giải: Đáng cười cho; nói dấu trước mặt.

Tụng:

Từ nhỏ từng quen thú bốn phương,

Non Đoài mấy độ với sông Tương.

Một mai gặp đặng đàng hương lý,

Biết đã nhiều năm lạc dặm trường.

70.-ÂM:

Thế Tôn! Nhược phục hữu nhơn đắc văn thị kinh, tín tâm thanh tịnh, tức sanh thiệt tướng; đương tri thị nhơn thành tựu đệ nhứt hy hữu công đức.

NGHĨA:

Bạch đức Thế Tôn! Nếu lại có người đặng nghe kinh này, mà lòng tin thanh tịnh, bèn sanh thiệt tướng, phải biết người ấy thành tựu cái công đức thứ nhứt ít có.

Giải :Lý Văn Hội giải : Tín tâm thanh tịnh là tin đặng cái bổn lai không có pháp chi mà đặng; chẳng khởi vọng niệm, lòng thường vắng lặng, rỗng rang thanh tịnh.

Tức sanh thiệt tướng :là rỗng rang tỏ ngộ, muôn pháp bởi lòng thanh tịnh mà kiến tạo ra mới là thiệt tướng.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Vốn chẳng tâm "vô cảnh", Cảnh "vô tâm" vẫn không.

Cảnh vong tâm phải dứt, Tâm diệt cảnh nào mong.

Thiệt tướng kinh thường Nhiệm mầu lý khó thông nói,

Liễu tri duy có Phật, Tiểu Thánh hẳn không trông.

Trần Hùng giải: Trong cái tánh có đủ Pháp thân của Như Lai, như vậy mới gọi là sanh thiệt tướng.

Kinh Viên Giác có nói: "Cả thảy thiệt tướng đều bởi tánh thanh tịnh, tỏ lý mà chứng đặng thiệt tướng; ta vốn biết cái công đức thành tựu Pháp thân cũng không hơn đặng". Cho nên nói: "Thứ nhứt ít có", thiệt đáng thay!

Trong kinh này, thường thường hễ nói đức thì có nói phước, đây lại nói riêng công đức mà không nói phước, là đến khi công thành quả mãn thì phước không đủ luận.

Cho nên trong Đàn kinh có câu: "Công đức ở trong Pháp thân chẳng phải ở tại phước".

Nhan Bính giải: Tức sanh thiệt tướng: là tỏ đặng tự tánh.

Thành tựu đệ nhứt v.v..là: mê tức Phật là chúng sanh, ngộ tức chúng sanh là Phật. Đạo của chư Phật đồng với nhau, không có pháp chi bằng bực đặng.

71.-ÂM:

Thế Tôn! Thị thiệt tướng giả, tức thị phi tướng; thị cố, Như Lai thuyết danh thiệt tướng.

NGHĨA:

Bạch đức Thế Tôn! Thiệt tướng ấy, nhưng chẳng phải tướng; cho nên Như Lai nói: Cưỡng danh là thiệt tướng.

Giải :Nhan Bính giải: Phật nói: "Thiệt tướng không có tướng". Còn nói cái thiệt tướng ấy, nhưng chẳng phải tướng, là trống rỗng như cõi Thái hư, không có chút hình tướng chi. Nếu tỏ đặng thiệt tướng thì không nên chấp trước lấy nó; như lời tụng của ông Phó Đại Sĩ: "Bỉ ngạn tránh xa đi" thì thiệt tướng chỉ có cái hư danh, vốn không có chi mà đặng.

Lý Văn Hội giải: Tức thị phi tướng :là thiệt tướng không có tướng, nên nói: "Chẳng phải"; nhưng mà chẳng phải là không có thiệt tướng! Ví như: lông rùa, sừng thỏ, thì nói: Rùa không lông, thỏ không sừng, chớ không nói: Không có lông rùa, sừng thỏ. Còn thiệt tướng thì nó thiệt tướng chẳng có tướng, chớ không nói chẳng có thiệt tướng vậy.

Đạt Ma giải: Nếu rõ thiệt tướng thì biết "chẳng phải tướng". Nếu rõ "chẳng phải tướng" thì các sắc tướng cũng vậy. Phải biết ở nơi sắc mà chẳng có sanh sắc, ở nơi tướng mà chẳng có ngại tướng, ví như chất muối trong nước, sắc thanh trong màu, quyết rằng thiệt có, nhưng chẳng thấy hình là vậy.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Chúng sanh với thọ giả,

Ngũ uẩn cưỡng hư danh.

Sừng thỏ không chi thiệt,

Lông rùa chẳng có hình.

Xuyên Thiền sư giải: Sơn hà đại địa chỗ nào mà có?

Tụng:

Lóng nghe nước phẳng Xa thấy núi xanh xanh. lặng.

Xuân hết hoa còn lại, Người gần chim chẳng kinh.

Đầu đầu bày đã lộ, Vật vật thể đều bình.

Sao lại còn chưa rõ, Điều điều thiện rất minh.

72.-ÂM:

Thế Tôn! Ngã kinh đắc văn như thị kinh điển, tín giải thọ trì bất túc vi nan.

NGHĨA:

Bạch đức Thế Tôn! Con nay đặng nghe kinh điển như vậy, tin hiểu mà thọ trì, chẳng đủ là khó.

Giải :Vương Nhựt Hưu giải: Tín giải :là tin theo nghĩa ấy mà hiểu rõ. Thọ trì: là vưng theo nghĩa ấy mà trì tụng.

Trần Hùng giải: Không lòng hồ nghi là tín, hiểu thấu ý nghĩa là giải, kính vưng khắn khắn là thọ, bội phục luôn luôn là trì.

Lý Văn Hội giải: Tỏ ngộ nhơn pháp đều không, lòng không chấp bỏ, rỗng rang thanh tịnh, ấy là tín giải thọ trì.

Như Lai dùng pháp từ bi phương tiện đặng hóa độ người mê; mê tức Phật là chúng sanh, ngộ tức chúng sanh là Phật. Nếu hay tỏ ngộ muôn pháp đều không, nhận chứng bịnh mà đầu thang; dùng: mê đối ngộ, lành đối dữ, tịnh đối động, huệ đối ngu. Các thứ tu hành duy có so sánh như thế, việc ác chẳng nên làm, điều lành phải ráng sức.

Cứ do theo đó mà làm, thì thong dong tự tại nào có khó chi!

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Không sanh nghe lý Như cỏ lộn trong vừng nhiệm, (cây).

Kẻ tục xem môn dạy, Tợ sen ở lửa hừng.

E người sanh đoạn diệt, Nên Phật vạch che giăng.

Các tướng đều lìa bỏ, Rõ ràng ứng, hóa thân.

Xuyên Thiền sư giải : Bằng sau không nói, thì lời trước khó thông.

Tụng:

Khó khó!... Khó tợ lên trời quá khó khăn.

Dễ dễ!! Dễ như thức, ngủ, dễ như ăn.

Đi thuyền yếu tại người Ai nói phong ba dậy đất coi lái, bằng.

73.-ÂM:

Nhược đương lai thế, hậu ngũ bá (_1_) tuế, kỳ hữu chúng sanh đắc văn thị kinh, tín giải thọ trì, thị nhơn tức vi đệ nhứt hy hữu.

Hà dĩ cố? - Thử nhơn vô ngã tướng, vô nhơn tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng.

NGHĨA:

Nếu qua đến đời vị lai, sau năm trăm năm sau, có chúng sanh đặng nghe kinh này, tin hiểu mà thọ trì, thì người ấy thiệt là đệ nhứt rất ít có.

Bởi cớ sao? - Bởi người ấy, không ngã tướng, không nhơn tướng, không chúng sanh tướng, không thọ giả tướng.

Giải : Lý Văn Hội giải: Bằng người lòng thường vắng lặng rỗng rang thanh tịnh, chẳng chấp các tướng; ngộ cái tâm không có chỗ trụ, tỏ cái pháp không có "sở đắc", vậy mới là "thứ nhứt ít có".

Xuyên Thiền sư giải: Đi đứng nằm ngồi, ăn cơm mặc áo, lại có việc gì?

Tụng:

Đất thì chắc, Gió thì tan;

Lửa tánh nóng, Nước tánh hàn.

Phật Đà chân đạp đất , Cột phướng ngọn đưa lên.

Muốn tin cho chắc chắn, Bắc đẩu phía Nam xem.

74.-ÂM:

"Sở dĩ giả hà? - Ngã tướng tức thị phi tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức thị phi tướng.

Hà dĩ cố? - Ly nhứt thiết tướng, tức danh chư Phật".

NGHĨA:

"Sở dĩ sao? - Ngã tướng, tức chẳng phải tướng, mà nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng cũng tức là chẳng phải tướng.

Bởi cớ sao? - Lìa cả thảy tướng, tức là chư Phật".

Giải :Lý Văn Hội giải: Tức thị phi tướng:là trước nói "không tướng", ấy là bỏ tướng đặng rõ cái nghĩa "không", rồi lại nói "chẳng phải tướng", ấy là tỏ ngộ bốn tướng bổn lai chẳng sanh, cho rõ cái thiệt tướng.

Ly nhứt thế chư tướng v.v...là tỏ ngộ thiệt tướng thì không có chi bằng bực đặng; nên biết người ấy chẳng chấp hai bên, chẳng chấp Trung đạo; cả thảy không trụ, tức là chư Phật.

Lại nói: Lìa tướng thanh tịnh thì rõ lý Tam không, mới đúng với thiệt tướng, mới ráo rốt viên mãn; trước thì Nhơn không, kế đóPháp không, sau mới Không không. Chư Phật ba đời đồng chứng lý ấy, cho nên nói là:"Phật".

Xuyên Thiền sư giải: Lòng chẳng phụ người, mặt không sắc hổ.

Tụng:

Tre già nứt mụt non,

Nhành cũ đơm hoa mới.

Mưa giục khách vào nhà,

Gió đưa bườm chạy tới.

Trúc rậm không ngăn nước lớn ròng,

Non cao dễ đón mây qua lại.

75.-ÂM:

Phật cáo Tu Bồ Đề: "Như thị, như thị".

NGHĨA:

Phật bảo Tu Bồ Đề: "Như vậy, như vậy".

Giải :Lý Văn Hội giải: Như thị như thị: là Phật nhận cho ông Tu Bồ Đề đã rõ đặng cái nghĩa không, rất hạp theo pháp ý của Như Lai.

Trần Hùng giải: Kinh Hoa Nghiêm có nói: "Lìa các tướng hòa hiệp, ấy là bực Thượng giác".

Phật mà nói là Giác, là: ngoài giác lìa cả thảy tướng có, trong giác lìa cả thảy tướng không; chỗ tướng mà lìa tướng, chỗ không mà lìa không, nên mới đặng cái lý diệu mầu không tướng của chơn không.

Bởi vậy mới gọi là Phật.

76.-ÂM:

Nhược phục hữu nhơn đắc văn thị kinh, bất kinh, bất bố ([118]), bất úy, đương tri thị nhơn, thậm vi hy hữu.

NGHĨA:

Lại như có người đặng nghe kinh này, chẳng ngại, chẳng sợ, chẳng nhút nhát, phải biết người ấy, rất là ít có.

Giải :Triệu Pháp sư giải: Bực Đại thừa văn huệ giải, là một khi nghe kinh không có sắc sợ, nên nói "chẳng ngại".

Bực Đại thừa tư huệ giải :là tin chắc không nghi, nên nói chẳng nhút nhát.

Bực Đại thừa tu huệ giải: là vưng giáo lý mà tu hành, không có khi báng, nên nói chẳng sợ.

Trần Hùng giải: Chẳng ngại thì lòng không nghi, chẳng nhút nhát thì lòng không sợ, chẳng sợ thì lòng không thối.

Lý Văn Hội giải: Bất kinh, bất bố, bất húy:là nếu lòng vắng lặng rỗng rang thanh tịnh sánh tày hư không thì có chi mà kinh sợ! - Thậm vi hy hữu:là những bực thượng căn khí đặng nghe kinh này lòng xét thọ trì, hằng không thối chuyển nên biết người ấy thiệt là có.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Bằng phát tâm hành đạo, Phải tỏ lý hai bên.

Tịch tịnh sao rằng tướng, Bồ đề há gọi duyên.

Không xe không kẻ cỡi, Chẳng pháp chẳng chi nhơn.

Muốn rõ thông chơn đế, Trước tìm lấy bổn nguyên.

Xuyên Thiền sư giải: Bởi tự mình minh.

Tụng:

Mảy lông hút biển cả, Hột cải nhét non Tu.

Chói lói vừng minh nguyệt, Tưng bừng khắp đại châu.

Dò đặng đàng về quê Đông, Tây, Nam, Bắc hết quán cũ, phiêu lưu.

77.-ÂM:

Hà dĩ cố? - Tu Bồ Đề! Như Lai thuyết đệ nhứt Ba la mật, tức phi đệ nhứt Ba la mật, thị danh đệ nhứt Ba la mật.

NGHĨA:

Bởi cớ sao? Này Tu Bồ Đề! Như Lai nói Ba la mật thứ nhứt, (Bát Nhã Ba la mật) nhưng chẳng phải Ba la mật thứ nhứt, chỉ cưỡng danh là Ba la mật thứ nhứt.

Giải :Sớ Sao giải: Hà dĩ cố: là nêu rõ pháp tối thắng trong cái nhân địa.

Đệ nhứt Ba la mật: Ba la mật có mười thứ: 1. Bố thí; 2. Trì giới; 3. Nhẫn nhục; 4.Tinh tấn; 5. Thiền định; 6. Trí huệ; 7. Từ; 8. Bi; 9. Phương tiện và 10. Bất thối.

Nói Ba la mật thứ nhứt tức là Bố thí Ba la mật.

Hỏi: Thế nào là nói pháp bố thí là thứ nhứt?

Đáp: Pháp bố thí gồm đủ cả muôn hạnh thấu đến quả Bồ đề, cũng nhờ hành cái pháp ấy, bởi nó sanh xuất đặng các điều lành.

Nói "chẳng phải" là e người có lòng năng sở.

Trước phải bỏ cái giả danh mà làm pháp Bố thí vô trụ tướng. Cho nên nói "Chỉ cưỡng danh là pháp Ba la mậtthứ nhứt".

Lý Văn Hội giải: Như Lai thuyết đệ nhứt Ba la mật :là nếu tỏ ngộ chẳng phải tướng thì thấu đến bờ kia; thiệt tướng không có hai, nên nói: thứ nhứt.

Phi đệ nhứt Ba la mật: là tỏ ngộ nhơn, phápđều không, thì có sanh tử đâu mà độ, có bờ kia đâu mà đến, rồi có chỗ nào là thứ nhứt! Cho nên nói: "Chẳng phải thứ nhứt".

Thị danh đệ nhứt Ba la mật: là tỏ ngộ cả thảy pháp, thì biết cả thảy pháp đều là giả danh.

Kinh Pháp Hoa có nói:

"Chỉ dùng danh tự giả,

Đặng dắt chúng sanh vào".

Nếu tỏ ngộ đặng lý ấy tức là vào trong pháp môn kiến tánh. Cho nên nói: "Chỉ cưỡng danh là pháp Ba la mật thứ nhứt".

Giả danh ấy cũng như lấy lá cây vàng, giả làm vàng, đặng để dỗ con nít khỏi khóc đó thôi.

Hai bực thừa nghe nói giả danh, tưởng cho rằng thiệt, rồi chấp theo đó mà tu đặng thoát vòng sanh tử; vốn chẳng biết có sanh tử đâu mà lìa.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Đạo pháp Ba la mật, Phân ra cả chục tên.

Vọng chơn chia đẳng cấp, Mê ngộ cách rào phên.

Trong lửa tìm nguồn nước, Trên không kiếm tiếng rền.

Như như nào đặng mất, Vậy mới gọi viên minh.

Xuyên Thiền sư giải: Mở bét rõ ràng, ra tay chỉ vẽ.

Tụng:

Gọi là đệ nhứt Ba la mật,

Từ ấy mới thiên sai vạn biệt

Mặt quỉ, đầu thần đối diện đây,

Lúc này, chớ nói rằng không biết.

78.-ÂM:

Tu Bồ Đề! Nhẫn nhục Ba la mật, Như Lai thuyết, phi nhẫn nhục Ba la mật, thị danh nhẫn nhục Ba la mật.

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Nhẫn nhục Ba la mật, Như Lai nói chẳng phải nhẫn nhục Ba la mật, chỉ cưỡng danh là nhẫn nhục Ba la mật.

Giải : Sớ Sao giải: Nhẫn nhục Ba la mật : Ba la mật thứ ba trong mười Ba la mật.

Vương Nhựt Hưu giải: Phật bảo ông Tu Bồ Đề: "Nếu nhẫn nhục đặng thì không dấy lòng sân, không hỗn loạn chơn tánh, mới đến đặng cái "bờ kia" của Bồ Tát và chư Phật. Cho nên nói: Nhẫn nhục Ba la mật.

Phật khi thì tự xưng Như Lai, khi xưng Phật, khi xưng Ta. Xưng Ta là Ngài xưng riêng, còn xưng Như Lai, Phật là Ngài và chư Phật Như Lai đều có nói. Trọn cả bộ kinh này cũng đều như vậy.

Phật nói: Ta cùng chư Phật nói nhẫn nhục Ba la mật, đó không phải là Ba la mật chơn thiệt, bởi trong chơn tánh không có nhẫn nhục Ba la mật. Cho nên nói: "Chỉ cưỡng danh là nhẫn nhục Ba la mật ".

Lý Văn Hội giải: Nhẫn nhục Ba la mật là nếu có chấp lòng "năng nhẫn" tức còn thấy có chơn tướng, thì không thông lý "chẳng phải tướng": ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả.

Ông Thái Dương Thiền sư giơ đuốc lên hỏi ông Tăng: Biết chăng?

Đáp: Chẳng biết.

Sư nói: Phừng lên sáng lòa sa giới, tắt rồi vốn chẳng có chi !

Ông Bàng Cư sĩ hỏi ông Mã Tổ: Chẳng làm bạn với muôn pháp là người gì?

Đáp : Hồi quang tự chiếu đi, chừng nào người hớp một bụng cho hết nước sông Tây Giang rồi ta sẽ nói cho.

Viên Ngộ Thiền sư giải: Hiểu đặng lý ấy cho thấu đáo thì muôn pháp ở trước mắt đều tiêu trầm, vọng tưởngtừ đời vô thỉ cũng dứt tuyệt.

Lại nói: Cái "không lớn" không còn chi ngoài, cái hình lớn không thấy hình đặng; rút cả thế giới lại bằng hột lúa, thâu hư không lại bằng hột châu nắm trong tay, kéo nước Tân La cùng nước Ba Tư cụm đầu lại; ở Đông Thắng Thần châu bắn mũi tên quá trúng cái gò bên Tây Cù Va Ni - Sở dĩ nói: Sọ khô bằng đại thiên thế giới, suy nghĩ ra thành thói cũ lệ xưa. Bằng chưa ra khỏi ấm giới, còn can thiệp sự kiến tri, nghe lời nói nào cũng như vịt nghe sấm, như gãi ngứa ngoài vảy. Bấy giờ bỏ hết căn trần dứt hết cảnh sạ còn dư lại một cái "tuyết sách" ([119]) không nhiễm hai bên. Chừng ấy rồi nói cho là câu gì? Có hiểu rõ chăng?

Chánh thị:

Sư tử đá ngồi trong Phật điện,

Côn Lôn sắt đứng giữa băng dương.

Như Lai thuyết phi nhẫn nhục Ba la mật: là tỏ ngộ nhơn pháp đều không, không có tướng nhẫn nhục. Ấy mới hiểu cái lý "chẳng phải tướng":Ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Cho nên nói: "Chẳng phải nhẫn nhục ".

79.-ÂM:

Hà dĩ cố? - Tu Bồ Đề! Như ngã tích vi Ca Lợi Vương cát triệt thân thể, ngã ư nhĩ thời, vô ngã tướng, vô nhơn tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Hà dĩ cố? - Ngã ư vãng tích tiết tiết chi giải thời; nhược hữu ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, ưng sanh sân([120]) hận.

Tu Bồ Đề! Hựu niệm quá khứ, ư ngũ bá thế tác nhẫn nhục Tiên nhơn, ư nhĩ sở thế, vô ngã tướng, vô nhơn tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng.

NGHĨA:

Bởi cớ sao? - Này Tu Bồ Đề! Như Ta thuở trước bị vua Ca Lợi cắt đứt thân thể, trong khi ấy, Ta không ngã tướng, không nhơn tướng, không chúng sanh tướng, không thọ giả tướng. Bởi cớ sao? - Hồi thuở trước, khi Ta bị rã rời xương thịt, nếu Ta có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phải sanh lòng hờn giận.

Tu Bồ Đề! Lại nhớ đến năm trăm đời về trước, Ta làm vị Tiên nhẫn nhục, trong cái đời ấy, không ngã tướng, không nhơn tướng, không chúng sanh tướng, không thọ giả tướng.

Giải :Triệu Pháp sư giải: Ca Lợi Vương :là cái việc trong nhân duyên của Như Lai. Lúc ấy Bồ Tát đã rõ đặng cái lý "không ta"cho nên hay nhẫn nhục.

Tụng:

Uẩn thân đâu phải có,

Tứ đại vẫn là không.

Đưa cổ vào gươm bạc,

Dường như chém gió Đông.

Nếu lấy theo các vị đại Tông sư mà luận, thì trước nói pháp Quyền giáo hữu vi, sau mới nói rõ cái thiệt tướng vô vi. Còn lấy theo "Bảo Pháp"mà luận thì: Ca là biệt danh của huệ; Lợi là đao; mà chẳng phải đao của thế gian. Vương là tâm. Ấy là dụng đao trí huệ đặng cắt đứt cái thân thể "vô minh phiền não".

Ưng sanh sân hận là nói Sắc thân với Pháp thân chẳng đồng nhau; phải biết trong lúc cắt đứt thân thể đó chẳng thấy có thân tướng, cũng chẳng thấy có bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, thì có chỗ chi mà sân hận?

Kinh Hoa Nghiêm có nói: "Ví như cõi hư không, ở trong mười phương không thể cầu đặng", nhưng mà chẳng phải là không hư không; lòng của Bồ Tát cũng in như thế.

Lục Tổ giải: Ca Lợi Vương là Vua vô đạo cực ác. Thế: là đời.

Trong nhân duyên năm trăm đời của Như Lai tu hành pháp Nhẫn nhục Ba la mật, mới đặng bốn tướng chẳng sanh.

Lý Văn Hội giải:Như ngã tích vị v.v... là Như Lai lập giáo, pháp môn phương tiện rất nhiều; bằng lấy theo cái tướng của giáo pháp mà nói, thì trong kinh văn nói "Bị vua Ca Lợi cắt đứt đến nỗi xương thịt rã rời", không hề phát tâm sân hận.

Xuyên Thiền sư giải: Người trí chẳng trách kẻ ngu.

Tụng:

Như dùng đao chặt nước,

Thổi ánh sáng lửa hường.

Có sáng thì không tối,

Việc này cũng chẳng can.

Ca Lợi Vương! Ca Lợi Vương!

Nào hay điều quấy quá,

Gây đặng sự vinh quang.

Lý Văn Hội giải: Nhẫn nhục Tiên nhơn là Như Lai đã năm trăm đời tu cái hạnh Nhẫn nhục Ba la mật, nên muốn khiến cho cả thảy chúng sanh đều thành tựu cái pháp Nhẫn nhục Ba la mật; chẳng chấp các tướng.

Thấy cả thảy những người mê ngộ, hiền ngu, giàu nghèo, quí tiện, đều bình đẳng cung kỉnh không sanh lòng khinh bỉ, nhẫn đến kẻ hung cùng đánh đập thảy đều nhẫn nhục mà lại đem lòng vui vẻ không có giận hờn.

Viên Ngộ Thiền sư giải: Đại phàm làm bực Thiện tri thức thì:

1. Giao tiếp với người phải lấy lòng từ bi, nhu hòa, thừa thuận,

2. Xử thân phải lấy lòng bình đẳng không tranh.

Nếu người dùng những điều hung ác mà gia hại ta, dùng những việc phi lý mà can phạm ta, chê bai nhục mạ ta, thì ta nên thối bộ tự xét lấy mình, không so đo hơn thiệt, cũng chẳng giận hờn; bây giờ bỏ hết cũng như trước khi chưa có gây ra việc chi vậy, thì tự nhiên cái ma nghiệt nó sẽ tự tiêu; bằng so đo hơn thiệt, tiếng lại lời qua, thì biết bao giờ là cùng, mà lại cũng chẳng hiển dương đặng cái lực lượng của mình. Như vậy với hạng thường nhơn nào có khác, cho nên cần phải thực hành như thế thì tự nhiên có lo chi là người không kỉnh phục!

Vả chăng người thấy tánh, nghe người khi báng([121]) như uống cam lồ, trong lòng mát mẻ, không có sự chi phiền não thì cái sức định huệ mới thành tựu đặng, nên chẳng bị sáu giặc nó cướp giựt của báu trong nhà, công đức pháp tài sẽ từ ấy mà đặng sung mãn tăng tiến.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Kẻ bạo ngược vô đạo, Tức là Ca Lợi Vương.

Thiệt lòng sao quá độc, Hại Phật bị nhiều thương.

Kinh quá năm trăm thế, Thời gian mấy vạn ngươn.

Chỉ nhờ môn nhẫn nhục, Mới chứng đặng chơn thường

.

Xuyên Thiền sư giải: Không phép chi trước mắt, mặc dầu liễu lục hoa hồng; chẳng lóng chút bên tai, tự ý oanh kêu yến hót.

Tụng:

Tứ đại nguyên "vô ngã", Sắc thân tức thị không.

Lý hư vô rộng lớn, Vòng vũ trụ bao dung,

Tu Di như cũ thường trơ trọi,

Ai kể nói xàm "cắt địa phong"?

80.-ÂM:

Thị cố, Tu Bồ Đề! - Bồ Tát ưng ly nhứt thiết tướng, phát A nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm.

NGHĨA:

Bởi vậy, Tu Bồ Đề này! Bồ Tát nên lìa cả thảy tướng, mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Giải :Trần Hùng giải: Lìa cả thảy tướng tức là chư Phật, mà Bồ Tát mà chịu cái giáo pháp không tướng của Như Lai. Nếu muốn chứng quả Phật phải phát lòng Vô thượng Bồ đề, bởi vì lòng Bồ đề Vô thượng tức là lòng thanh tịnh không tướng.

Vậy thì Bồ Tát nên lìa cả thảy tướng mà phát lòng ấy mới chứng quả Phật đặng.

Lý Văn Hội giải: Ly nhứt thế tướng là lòng thường vắng lặng, chẳng sanh chẳng diệt, rỗng rang thanh tịnh. Ấy là lìa cả thảy tướng.

Xuyên Thiền sư giải: Phải! Đồng cũng dùng nó, khác cũng dùng nó.


Tụng:

Hễ có trong tâm, Thì phát ra bộ,

Tuyết nguyệt phong hoa, Trời xưa đất cũ.

Gà mỗi tàn canh gáy nhặt khoan,

Chào xuân xứ xứ hoa đua nở.

81.-ÂM:

Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng sanh vô sở trụ tâm; nhược tâm hữu trụ, tức vi phi trụ.

NGHĨA:

Chẳng nên sanh tâm trụ sắc, chẳng nên sanh tâm trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp, nên sanh tâm không có chỗ trụ. Bằng tâm có trụ, tức là chẳng phải trụ.

Giải :Triều Thái Phó giải: Chuyên tu pháp Thiền định thì cả thảy trong mỗi giờ, tùy việc chi luận biện hoặc quán tưởng, chỉ làm cho đặng trụ chỗ không trụ thì đã đủ.

Quyển Tăng Triệu Ngũ Luận có nói: "Lòng của Thánh nhơn, trụ chỗ không trụ".

Quyển Nội Giải Chú có nói: "Trụ chỗ vô vi, ấy là có trụ; còn trụ không phương hướng, mới là không trụ".

Lục Tổ Đàn Kinh có nói: "Pháp môncủa ta không trụ làm gốc".

Quyển Tọa Vong Luận Dực của ông Tư Mã Tử Vi có nói : "Chẳng nương theo một vật mà lòng thường trụ". Lại nói: "Phép xuất thế gian, dùng không chấp làm gốc".

Kinh Hoa Nghiêm có nói: "Cả thảy cảnh giới không sanh lòng chấp trước, thân, khẩu, ý thanh tịnh, trụ nơi hạnh "Vô ngại", mới diệt trừ cả thảy tội chướng".

Thế gian chịu cái kiếp sanh, đều bởi chấp trước "ta"nếu lìa sự chấp trướcấy thì không có cái kiếp sanh vậy". Kinh Niết bàn có nói: "Phàm phu chấp "sắc""thức". Bởi chấp thức nên sanh lòng tham nhiễm, mà phải bị cái sắc nó buộc trói, rồi cái "thức"nó cũng buộc trói nữa. Bởi nó buộc trói đó, cho nên chẳng khỏi bị đại khổ: sanh, lão, bịnh, tử, ưu bi và cả thảy phiền não đặng".lại, cũng chấp

Vương Nhựt Hưu giải: Ưng :là nên. Bất ưng trụ sắc sanh tâm: là chẳng nên sanh tâm trụ trước những chỗ có hình sắc: như ưa lầu đài rộng lớn, đồ đạc tốt đẹp v.v...

Bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc sanh tâm: là chẳng nên sanh tâm trụ trước nơi thinh âm, hơi hám, mùi vị và chỗ cảm xúc; như ưa âm nhạc, ca hát, long não, đàn hương, xạ hương, món ngon vật lạ, gái tốt hầu xinh, đều là sanh tâm trụ trước nơi thinh, hương, vị, xúc cả.

Bất ưng trụ sắc sanh tâm :là Phật pháp vốn tùy cái căn khícủa chúng sanh mà lập giáo, nếu trụ trước là còn chấp pháp, thì không do đâu mà thấy chơn tánh đặng. Cho nên chẳng nên sanh tâm trụ trước nơi pháp .

Ưng sanh vô sở trụ tâm: là hễ có trụ trước thì chẳng sanh tâm niệm.

Nhược tâm hữu trụ v.v... là tâm còn trụ trước thì chẳng phải chỗ trụ.

Phải làm sao cho một niệm vắng lặng ví như hư không, thì mới rõ chơn tánh đặng.

Phần này đại lược đồng với phần thứ mười, mà đây còn nói lại nữa là muốn nói thêm cho rõ nghĩa; cũng bởi e có đệ tử nào nghe chưa thấu và kẻ đến sau chưa nghe, cho nên mới nói lại.

Phàm trong kinh này, chỗ nào nói điệp lại nghĩa cũng đều như vậy cả.

Lý Văn Hội giải: Bất ưng trụ sắc, thinh v.v.. là lòng chấp sáu trần, tức còn chấp các tướng; chấp bỏ thương ghét, không có thuở nào mà thôi đặng.

Ưng sanh vô sở trụ tâm là lòng không có trụ, tùy chỗ mà giải thoát, trong ngoài căn trần thảy đều trừ diệt; bằng cả thảy đều vô tâm, tức là không trụ.

Ông Triệu Châu có nói: "Ta thấy muôn triệu người đều là người muốn tìm cái chỗ làm Phật, nhưng trong số ấy kiếm lấy một người vô tâm cũng không đặng!...".

Tăng Nhược Nột giải: Lòng vốn không hình bởi khách trần mà có tướng; trần diệt tâm diệt, chơn tâm rỗng rang.

Ông Sát Thiền sư giải:

Tụng:

Hỏi ngươi tâm ấn, ấn làm sao?

Thầy dạy là ai, dạy cách nào?

Lịch kiếp sờ sờ còn giả hiệu,

Lâu đời đạm đạm há phai màu!

Sen trong lò lửa làm thân tướng,

Thể tợ hư không chẳng thấp cao.

Chớ nói vô tâm rằng trúng đạo.

Vô tâm, nhưng cách mấy giang rào.

Viên Ngộ Thiền sư giải: Bồ Tát tại gia, tu theo hạnh xuất gia cũng như sen sanh trong lửa, vì bởi sự danh vị, quyền thế, nên ý khí khó mà điều phục đặng. Huống chi lại thêm lấy cái tâm hỏa thường thường ung đốt, trăm mối ngổn ngang; trừ ra những hạng tự mình bấy giờ tỏ ngộ; bổn tánh diệu viên đến an nghỉ nơi cái trường "đại tịch", "đại định", mới làm đặng. Rỗng rang cái tánh bình thường, thấu chứng cái lý vô tâm, xem cả thảy pháp như mộng huyễn, bọt bèo, tâm địa thênh thang tùy thời ứng tiết, tiêu khiển đều dứt trừ, rồi tùy cái lực lượng của tự mình mà hóa độ người chưa ngộ, đồng vào trong biển "Pháp tánh"vô vi vô sự. Vậy thì một phen ra khỏi cõi Nam Diêm Phù Đềnày cũng chưa có chi là mệt sức.

Huỳnh Nghiệt Thiền sư giải: Cúng dường chư Phật mười phương, không bằng cúng dường một người đạo nhơn vô tâm. Thế nào là vô tâm? - Vô tâm là cái thể như như: trong thì như cây đá chẳng động chẳng lay, ngoài thì như hư không không ngăn không ngại.

Vả lại Phật thường nói cát sông Hằng, chư Phật, Bồ Tát, Đế Thích, Phạm Thiên đi ngang qua cát cũng chẳng mừng, trâu dê trùng kiến đi ngang qua cát cũng chẳng giận, trân báu thơm tho cát cũng chẳng tham, cứt đái nhơ uế cát cũng không gớm. Như vậy mới là vô tâm.

Lìa cả thảy tướng thì chúng sanh với chư Phật vốn không sai khác. Nên phải làm thế nào cho đặng vô tâm thì mới là rốt ráo.

Nhược tâm hữu trụ v.v... là cái lòng chơn như vốn không chỗ trụ; nếu không trụ cả thảy pháp tướng thì mới đúng với lý đạo, còn trụ vào pháp thì sai với chánh giáo. Đã sai chánh giáo tức là chẳng phải chỗ trụ.

82.-ÂM:

Thị cố, Phật thuyết Bồ Tát tâm, bất ưng trụ sắc bố thí.

NGHĨA:

Cho nên, Phật nói tâm của Bồ Tát chẳng nên trụ sắc mà bố thí.

Giải :Tạ Linh Vận giải: Bất trụ sắc :là không chấp lấy tiền của mà bố thí.

Trần Hùng giải: Lòng Bồ Tátlà lòng gì? Là lòng không trụ Bồ Tát sáu căn thanh tịnh không có chỗ trụ, chớ có phải là bố thíđặng mà cầu các sự muốn cho mãn ý đâu?

Các sự khổ, gốc bởi mấy căn không tịnh mà ra. Cho nên Phật đoán ngay rằng: "Không nên trụ sắc mà bố thí ".

Lý Văn Hội giải: Bất ưng trụ sắc bố thí Bồ Tát có thấy có thân tướng đâu mà bỏ?

Hoặc ở trong nhà, hoặc ở ngoài đường, gặp cả thảy những người ngu mê nghèo khổ, mắng nhiếc đánh đập, lục soát tài vật, mà hay chìu thuận theo ý chúng nó, khiến sanh lòng hoan hỷ, không trở ngại giận hờn. Ấy là cái nghĩa bố thí.

Còn để tranh biện phải quấy, tiếc tiền của làm cho nghịch ý sanh ra hờn giận. Ấy là chẳng phải bố thí.

Huỳnh Nghiệt Thiền sư giải: Phàm phu chẳng chịu không tâm, e lạc vào không, chớ chẳng biết từ tâm vốn là không.

Người ngu trừ việc chẳng trừ tâm, kẻ trí trừ tâm chẳng trừ việc. Còn lòng Bồ Tátví như hư không, cả thảy đều bỏ, có làm phước đức chi cũng đều không chấp trước.

Nhưng sự bỏ có ba bực:

1. Trong ngoài thân tâm cả thảy trừ bỏ, ví như hư không không chỗ chấp trước, tùy sức giúp người: năng sở đều quên. Ấy là bực "Đại xả".

2. Một phần lo hành đạo bố đức, một phần lo trừ bỏ, không lòng hy vọng. Ấy là bực "Trung xả".

3. Làm nhiều việc lành, có lòng hy vọng, nghe pháp biết cái lý "không" rồi lại không chấp. Ấy là bực "Tiểu xả".

Đại xả như đuốc trước mặt, không còn chi là mê ngộ. Trung xả như đuốc ở một bên, hoặc có sáng có tối. Tiểu xả như đuốc ở sau lưng, không thấy những hầm hố mà tránh.

Phó Đại sĩ giải:

Tụng:

Bồ Tát nên cao trí, Từ bi chẳng dám vong.

Hiến thân hùm đỡ dạ, Cắt thịt ó no lòng.

Tinh tấn ba kỳ kiếp, Biếng lười một phút không.

Hạnh này như tỏ ngộ, Sa giới thảy đều tôn.

83.-ÂM:

Tu Bồ Đề! Bồ Tát vị lợi ích nhứt thiết chúng sanh, cố ưng như thị bố thí.

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Bồ Tát vì lợi ích cho cả thảy chúng sanh, nên phải bố thí như vậy.

Giải :Lục Tổ giải: Bồ Tát chẳng phải vì tự mình vọng cầu chỗ ngũ dục đặng khoái lạc mà bố thí, chỉ vì trong thì phá lòngkiên tham, ngoài thì lợi ích cho cả thảy chúng sanh màbố thí.

Trần Hùng giải: Bảy báu tuy đầy đại thiên thế giới, bằng núi Tu Di, cũng có khi phải hết, bố thí dùng của ấy làm sao cho đủ khắp cả mọi phương đặng.

Các vị Bồ Tát không cầu các sự tham muốn, không có lòng "năng thí", không có vật "sở thí". Phàm có lợi ích cho chúng sanh, thì việc chi cũng làm. Vậy thì, những loại hàm linh bảo thức, cả thảy đều gội ơn nhuần.

Cái lòng bố thí thì phải như thế.

Kinh Hoa Nghiêm có nói:

"Chẳng phải tự mình cầu khoái lạc,

Quyết vì cứu độ cả quần sanh.

Lý Văn Hội giải: Ưng như thị bố thí là kiệm tiện với mình mà hời hợt với người, ấy là lợi ích cho cả thảy chúng sanh. Còn lòng miệng in nhau, sự hiểu sự làm một cách, là lợi ích cho tự mình.

Học hiểu Phật pháp, tự nhiên, rỗng rang đều đủ kiến văn, rõ thấu muôn cảnh, không có chấp trước tức là ngườigiải thoáttỏ ngộ. Như thế thì há không lợi ích hay sao?

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Phát tâm vì tự tánh, Công đức mới tu hành.

Không trông làm đại Phật, Có ý giúp quần sanh.

Từ bi bi lộng lộng, Trí huệ, huệ rành rành.

Tự lợi gồm tha lợi, Tam thừa há rấp ranh.

Xuyên Thiền sư giải: Chỗ có Phật không đặng ở, chỗ không Phật mau chạy qua; đời sau chớ nói ta chẳng nói!

Tụng:

Sớm chơi Nam nhạc, Tối dạo Thiên Thai.

Rượt theo theo chẳng kịp, Phúc vẳng vẳng bên tai.

Tự đứng tự đi nào quái ngại, Đặng khoan khoái thế cũng khoan hoài.

84.-ÂM:

Như Lai thuyết nhứt thiết chư tướng, tức thị phi tướng; hựu thuyết: Nhứt thiết chúng sanh, tức phi chúng sanh.

NGHĨA:

Như Lai nói cả thảy tướng, tức là chẳng phải tướng; lại nói: Cả thảy chúng sanh, tức là chẳng phải chúng sanh.

Giải :Lục Tổ giải: Như Lai nói những tướngNgã nhơn, rốt lại rồi cũng phải phá hoại, là bởi chẳng phải tướng chơn thiệt. Cả thảy chúng sanh đều là giả danh, nếu lìa vọng tâmthì chúng sanh cũng không có. Cho nên nói chẳng phải chúng sanh.

Trần Hùng giải: Trong kinh có nói: "Phàm chỗ có tướng đều là hư vọng"; người đều nói Như Lai không chỗ chi thuyết, thì Như Lai thuyết cả thảy tướng hư vọng hay sao? Vốn chẳng biết Như Lai có chỗ thuyết chơn thiệt, mà chỗ thuyết ấy là cái tướng không tướng của chơn không, rồi kế đó thì thuyết cái "chẳng phải tướng".

Kinh Niết bàn có nói: "Thấy đặng tánh Phật thì chẳng phải là chúng sanh, chẳng thấy tánh Phật, mới là chúng sanh".

Như Lai nói cả thảy các tướng là bởi có lòng thương xót chúng sanh; bằng tỏ ngộ đặng cái lý không tướng của chơn không, thấy đặng tự tánh Phật, thì tức là "chẳng phải chúng sanh".

Nhan Bính giải: Bổn tánh vẫn không, không có chi mà đặng; há lại có cả thảy các tướng cùng cả thảy chúng sanh hay sao?

Lý Văn Hội giải: Hay giữ gìn giới luật, tu hành pháp lành, dùng mà bố thí lợi ích cho chúng sanh, không trụ các tướng, thì các tướng vốn không. Cho nên nói: "Chẳng phải tướng".

Còn chúng sanh là ngũ ấm hòa hiệp mà có. Cho nên cưỡng danh là chúng sanh.

Xuyên Thiền sư giải: Có sở trường riêng, chẳng cần đem ra.

Tụng:

Không phải tướng, không phải chúng sanh,

Mừng xuân cụm liễu, liễu lo oanh.

Núi sông trăng biển rành rành nói,

Mà cũng chưa thông luống tức mình...

Chớ tức mình!

Mây vẹt da trời muôn dặm xanh...

85.-ÂM:

Tu Bồ Đề! Như Lai thị chơn ngữ giả, thiệt ngữ giả, như ngữ giả bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả.

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Như Lai nói chơn chánh, nói chắc thiệt, nói đúng lý, chẳng nói giả dối, chẳng nói lạ kỳ.

Giải :Tạ Linh Vận giải: "Chơn" thì chẳng dối, thiệt thì chẳng hư. "Như" ắt trúng lý, "chẳng dối" là chẳng phải vọng ngữ, chẳng khác trước sau như một. Lời Thánh không lầm, rất đáng tu hành theo.

Trần Hùng giải: Ấy là nói chơn thiệt không vọng không hư. Ấy là nói như như hạp theo cái lý chơn như; chẳng phải lời hư dối, chẳng phải lời quái lạ. Vậy nên mới phá đặng cái lòng hồ nghi của chúng sanh.

Nhan Bính giải: Chơn mà không giả, gọi là nói: "Chơn". Thiệt mà không hư, gọi là nói "thiệt". Như nhưchẳng động gọi là nói "như", cho đến "chẳng nói dối", là Phật chẳng dối gạt người. Chẳng nói lạ là Phật không làm điều quái lạ.

Vậy thì năm lời nói ấy, là muốn cho người sanh lòng tin thiệt, mà chẳng muốn sanh lòng nghi hoặc.

Lý Văn Hội giải: Mê thì cả thảy đều là vọng, nên chẳng chơn, chẳng thiệt, chẳng như, có dối, có lạ, còn ngộ thì cả thảy chơn, cả thảy thiệt, cả thảy như, chẳng dối, chẳng lạ.

Lại nói: Chơn ngữ :là cả thảy loại hàm linh đều có tánh Phật - Thiệt ngữ :là cả thảy pháp vốn không có chi mà có. Như ngữ :là cả thảy muôn pháp bổn lai không động - Bất cuống ngữ: là nghe cái pháp ấy đều đặng giải thoát - Bất dị ngữ :là cả thảy muôn pháp vốn là vắng lặng thì có chi mà "lạ"!

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Chúng sanh cùng uẩn giới, Danh khác thể không hai.

Mê tưởng tâm là có, Ngộ rồi lý chẳng ngoài.

Lời chơn lời há vọng, Nói thiệt nói đâu sai.

Sau trước nào dời đổi, Như như tướng bổn lai.

Xuyên Thiền sưgiải: Biết ơn thì ít, phụ ơn thì nhiều.

Tụng:

Hai cái năm tiền vốn một quan,

Chú trai, ông lão cũng là chàng.

Rành rành đối diện phân cho nó,

Chờ có xuân phong giá mới tan.

Nói chơn dạ! Nói thiệt dạ!

Hỳ hỳ hỳ! Hả hả hả!

86.-ÂM:

Tu Bồ Đề! Như Lai sở đắc pháp, thử pháp vô thiệt vô hư.

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Pháp của Như Lai đặng, pháp ấy không thiệt không hư.

Giải : Lục Tổgiải: Vô thiệt : là pháp thể vắng lặng không tướng chi mà đặng, vô hư :là trong ấy có hà sa tánh đức dùng không hết.

Vương Nhựt Hưugiải: Pháp này là bởi chúng sanh mà lập ra, chớ chẳng phải bởi trong chơn tánh, cho nên nói: "Chẳng phải chơn thiệt"; nhưng mà chẳng nên chẳng mượn pháp mà tỏ ngộ chơn tánh và chẳng phải luống không có chỗ dùng, cho nên nói: "Chẳng phải hư vọng".

Trần Hùnggiải: Pháp là lấy tâm mà truyền tâm thì pháp nào chẳng phải bởi tâm mà lập ra? Như Lai dùng cái tâm không có sở đắc mà đặng cái pháp không tướng của chơn không. Pháp ấy là tâm ấy; chơn thể thường còn.

Một lý cho là thiệt, nhưng mà thiệt cũng như hư; không biết sở dĩ sao là thiệt mà diệu dụng vô phương; một lý cho là hư, nhưng mà hư cũng như thiệt, không biết sở dĩ sao là hư.

Thiệt mà không thiệt, hư mà không hư. Ấy là sự diệu lý của chơn không vậy.

Lý Văn Hộigiải: Thử pháp vô thiệt :là tâm thể vắng lặng, không có tướng chi mà đặng - Vô hư: là trong có hà sa công đức, dùng hoài không hết, muốn nói là thiệt thì có hình đâu mà xem, có tướng đâu mà thấy; muốn nói là hư thì làm sao mà có tác dụng đặng? Cho nên, chẳng nên nói có, cũng chẳng nên nói không; có mà chẳng có, không mà chẳng không, cũng chẳng dùng ngôn từ chi mà cho đặng cả. Thấu đặng lý ấy, duy có hạng Thánh nhơn vậy chăng?

Nếu không lìa tướng mà tu hành, thì quyết không có do đâu mà tỏ ngộ cái pháp ấy đặng.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Bỏ chấp mới là thiệt, Bằng còn chấp tức là hư.

Chẳng không cũng chẳng Chi thiếu lại chi thừa?

có,

Đau, thuốc thang điều trị, Mạnh phương pháp diệt trừ.

Lý tam không tỏ đặn Xuất chúng nhập Vô dư.

Xuyên Thiền sưgiải: Chất mối trong nước,

Sắc thanh trong màu.

Tụng:

Mềm lụn quá tơ,

Cứng khư hơn sắt.

Thấy đó sậm sờ,

Tìm theo vắng bặt.

Nằm ngồi đi đứng vẫn loanh quanh,

Ai nấy cũng chưa hề biết mặt.

Hả hả!!

87.-ÂM:

Tu Bồ Đề! Nhược Bồ Tát tâm trụ ư pháp nhi hành bố thí, như nhơn nhập ám, tức vô sở kiến. Nhược Bồ Tát tâm, bất trụ pháp nhi hành bố thí, như nhơn hữu mục, nhựt quang minh chiếu kiến chủng chủng sắc.

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Nếu lòng của Bồ Tát còn chấp pháp mà làm việc bố thí, thì cũng như người vào chỗ tối, không thấy chi cả. Còn như lòng của Bồ Tát chẳng chấp pháp mà làm việc bố thí, thì cũng như người đã có con mắt mà lại được ánh sáng chói rõ của mặt trời thấy tất cả mọi việc.

Giải : Vương Nhựt Hưu giải: Bố thí :là pháp thí, là pháp để hóa độ chúng sanh.

Bằng Bồ Tát chấp pháp mà bố thí, là dạy chúng sanh chấp pháp, thì do đâu mà rõ đặng chơn tánh? Cho nên nói: Như người vào chỗ tối thì không thấy chi cả.

Còn chẳng chấp pháp mà hóa độ chúng sanh, thì chúng sanh bởi ấy mà khai ngộ, rõ đặng chơntánh, cho nên nói: "Như người đã có con mắt mà lại đặng cái chói sáng của mặt nhựt thì thấy tất cả mọi vật".

Tăng Nhược Nột giải: Bố thí không tướng lòng chẳng chấp pháp, thì rõ đặng chơn như, cũng như người có mắt lại có ánh sáng thì thấy rõ cả thảy các cảnh.

Trần Hùng giải: Bồ Tát là xưng chung các người tu hành.

Nếu Bồ Tát còn chấp tâm pháp, còn chỗ trụ mà bố thí, có sự hy cầu, thì màn vô minhche áng lòng tham ái đẩy xô, có thế nào tỏ ngộ cái diệu lý không tướng của chơn không đặng. Ví như người ở trong nhà tối, mờ mờ mịt mịt, nào thấy đặng một vật chi.

Còn Bồ Tát đã diệt trừ, tâm pháp, không chỗ trụ mà bố thí, không có hy cầu, thì mở bừng nhãn lực Kim Cang, đốt tỏtâm đặng Bát Nhã, tỏ ngộ đặng cái pháp Vô thượng Tri kiến của Như Lai. Ví như người có mắt ở chỗ ánh sáng mặt trời, thì hắc bạch phân minh, không mảy may nào ẩn khuất đặng.

Một bổn chú giải không để tên tác giả nói: Có chấp trước thì bị màn vô minh che áng, ắt chẳng tỏ ngộ đặng cái diệu lý của chơn như, ví như tự mình mịt mờ mà biểu người tỏ rõ. Còn không chấp trước thì rỗng rang không ngăn ngại, tỏ ngộ đặng cái pháp Vô thượng Tri kiến của Như Lai.

Tự giác đã viên mãn rồi giác tha mới đặng.

Lý Văn Hội giải: "Như nhơn nhập ám tức vô sở kiến": là lòng của chúng sanh vốn không có trụ; mà lòng không trụ, hẳn thấy đặng cái thiệt tướng của các pháp, tức là Bồ Tát.

Hai bực thừa lòng còn chấp pháp, nên chẳng thấy cái thiệt tướng của các pháp.

Nếu bỏ nẻo Bồ đề, thì nào có khác chi những kẻ phàm phu, ví như người bỏ chỗ sáng mà vào nơi tối vậy.

Như nhơn hữu mục v.v... là hai bực thừa chẳng thấy sắc mà trụ sắc, ví như chẳng thấy hầm hố mà sụp vào hầm hố. Còn bực Bồ Tát thấy sắc mà chẳng trụ sắc, ví như thấy hầm hố mà không sụp vào hầm hố vậy.

Cả thảy các pháp chỉ có cái tánh giả danh, hai bực thừa chưa có huệ nhãn, nên chẳng phân chơn giả đặng. Còn bực Bồ Tát đã có huệ nhãn, nên thấy cả thảy sắc đều là không tướng.

Đạt Ma giải: Chẳng thấy sắc tức thị là sắc.

Tiêu Diêu Ônggiải: Sự thấy: có phải, có chẳng phải, là vọng nhãn của thế gian; còn không phải, không chẳng phải, là chơn nhãn của xuất thế gian.

Sự biết: có đặng, có chẳng đặng, là vọng tâm của thế gian, còn không đặng, không chẳng đặng là chơn tâm của xuất thế gian.

88.-ÂM:

Tu Bồ Đề! Đương lai chi thế, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn năng ư thử kinh thọ trì đọc tụng, tức vi Như Lai dĩ Phật trí huệ; tất tri thị nhơn, tất kiến thị nhơn, giai đắc thành tựu vô lượng vô biên công đức.

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Qua đến đời sau, nếu có trai lành gái, tín nào giữ theo kinh này mà thọ trì đọc tụng, tức là Như Lai dùng trí huệ của Phật; biết chắc người ấy, thấy chắc người ấy, đều thành tựu đặng, cái công đức vô lượng vô biên.

Giải : Trần Hùng giải: Đương lai chi thế: là đời tượng pháp mạt pháp, sau khi Như Lai diệt độ - Thử kinh là kinh chép cái pháp không tướng của chơn không.

Kinh này, đương đời chẳng phải người đã có gieo căn lành, thì khó mà gặp đặng; bằng hay thọ trì đọc tụng, thì chẳng những là học ở tại miệng mà thôi, mà lại là một cái lý hay về sự học nghiên cứu trong tâm trí vậy. Vậy nên mới nói là hay.

Đặng như vậy, thì Như Lai há nỡ bỏ ta, mà dùng không dùng cái linh tánh Vô thượng kiến tri đặng soi xét ta sao? Vậy thì cái công đức vô lượng vô biên thảy đều thành tựu cả.

Chẳng phải là riêng lợi cho một mình mình, mà cũng lợi khắp cả quần sanh; chẳng phải là lợi ở một đời mà cũng lợi khắp cho cả ngàn muôn ức kiếp nữa.

Sở dĩ nói công đức vô lượng vô biên là vậy đó.

Nhan Bínhgiải: Như Lai đặng cái pháp kiến tánh chẳng thuộc về hai cảnh có, không cho nên nói: "Không thiệt không hư".

Nếu Bồ Tát lòng còn chấp trước bố thí, ấy là trước tướng, mà đã nói là trước tướng, thì không có trí huệ, cũng như người vào trong nhà tối, không thấy vật chi vậy. Còn lòng không chấp trước bố thí, là hạng rỗng rang tỏ ngộ chẳng bị người lừa dối, ví như người có mắt, lại thêm ánh sáng mặt nhựt vọi vào, thì thấy cả thảy hình sắc rõ ràng không ẩn khuất.

Bằng đời sau có trai lành, gái tín, hay thọ trì đọc tụng kinh này, bấy giờ đốn ngộ, gọi là thọ, làm không ngưng nghỉ gọi là trì; ấy là tự tánh Như Lai.

là dùng, là hay dùng trí huệ của Phật.

Sở dĩ nói trí huệ đó là kiến tánh sáng suốt không phải là thông minh ngoại đạo; biết cả người ấy, thấy cả người ấy, đều đặng thành tựu cái công đức kiến tánh vô lượng vô biên.

Lý Văn Hội giải: Đương lai chi thế là đời ngũ trược ác thế, sau năm trăm năm sau, sau khi Như Lai diệt độ.

Tức vi Như Lai dĩ Phật trí huệ là như lòng người thường thường tinh tấn, đọc tụng kinh này, thì cái tánh giác huệ sẽ sáng suốt.

Nên phải tỏ ngộnhơn pháp, đều không, chẳng bị cả thảy các cảnh: lành dữ, phàm Thánh nó hoặc loạn, thì đồng với cái tánh của trí huệ của Như Lai.

Tất tri tất kiến v.v...là chư Phật ba đời không có chi mà chẳng tri kiến.

Những người tỏ ngộ hay thành tựu đặng cái công đức vô lượng vô biên.

Xuyên Thiền sư giải: Té cũng nơi đất, mà dậy cũng nơi đất; đất có nói với ông cái chi đâu?

Tụng:

Muôn việc như thường trên thế giới,

Không chi lực lượng nhưng không hoại,

Như thường ví tợ trận thư phong,

Không ý lạnh người, người lạnh lấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]