Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Kim Cang Ngũ Thập Tam Gia

10/07/201103:30(Xem: 9590)
III. Kim Cang Ngũ Thập Tam Gia

KINH KIM CANG CHƯ GIA

NGŨ THẬP TAM GIA:

1. Bách Trượng Hải Thiền sư.

2. Bàng Uẩn Cư sĩ

3. Bảo Ninh Dõng Thiền sư.

4. Bửu Tích Như Lai.

5. Cổ Đức Thiền sư.

6. Châu Sử Khanh Chơn nhơn.

7. Chơn Tịnh Văn Thiền sư.

8. Đạt Ma Đại sư.

9. Đồng Quan Sát Thiền sư.

10. Hải Giác Nguyên Thiền sư

11. Huyền Tông Hoàng đế.

12. Huỳnh Nghiệt Vận Thiền sư.

13. Kỳ Thiền sư.

14. Kim Hải Quang Như Lai.

15. Kỉnh San Kiểu Thiền sư.

16. Khuê Phong Thiền sư.

17. Lâm Tế Đại sư.

18. Lý Văn Hội Cư sĩ.

19. Lục Tổ Đại sư.

20. Lưu Đẩu Đại sư.

21. Mã Tổ Đại sư.

22. Nam Tuyền Nguyện Thiền sư.

23. Ngũ Tổ Đại sư.

24. Nhan Bính Như Như Cư sĩ.

25. Nhựt Nguyệt Quang Như Lai.

26. Pháp Thường Mãn Như Lai.

27. Phó Đại sĩ.

28. Qui Tông Thiền sư.

29. Tạ Linh Vận.

30. Tăng Nhược Nột Thiền sư.

31. Tăng Liễu Tánh Vân Am Thiền sư.

32. Tăng Triệu Pháp sư.

33. Tăng Tử Vinh Phú Sa Thiền sư.

34. Tăng Vi Từ Am Thiền sư.

35. Tiêu Diêu Ông.

36. Tiên Du Ông.

37. Tổ Ấn Minh Thiền sư.

38. Tông Mật Thiền sư.

39. Tự Tại Lực Vương Như Lai.

40. Tứ Tổ Nhẫn Đại sư

41. Từ Thọ Thâm Thiền sư.

42. Thái Dương Huyền Thiền sư.

43. Thiên Thai Trí Nghĩa Đại sư.

44. Thông Vương Như Lai.

45. Trần Hùng Cư sĩ.

46. Triều Văn Nguyên Cư sĩ.

47. Trương Vô Tận Cư sĩ.

48. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

49. Viên Ngộ Thiền sư.

50. Vĩnh Gia Đại sư.

51. Vô Danh Thị.

52. Vương Nhựt Hưu Cư sĩ.

53. Xuyên Thiền sư (Giả phủ).

*************


KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA

ÂM :

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh.

NGHĨA :

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật.

Giải -Tiên Du Ông Tập Anh giải: Kim Cang là chất cứng bén (thép) trong loại kim. Chất thép sanh trong loại kim dầu nhồi luyện cả trăm phen cũng chẳng hề hao kém. Dùng sức chắc bén ấy mới chặt đứt muôn vật đặng.

Năm loại kim, cũng đều gọi chung là Kim ([61]). Phàm nói riêng một tiếng kim tức là sắc.Kim Cangnói đây là, như gươm đao có thép bén, ví dụ với trí huệ, hay dứt tuyệt cả thảy tà kiến điên đảo của tham, sân, si.

Tiếng Phạm: Bát Nhã, Tàu dịch Trí Huệ([62]) Tánh thể sáng suốt xét soi tự tại; cho nên nói: Bát Nhã.

Ba La Mật: Đáo bỉ ngạn là đến bờ kia (chỗ Phật). Muốn đến bờ kia phải dùng thuyền Bát Nhã.

Bờ này (chỗ chúng sanh) là cảnh của chúng sanh gây nghiệp chịu sự khổ sanh tử luân hồi; còn bờ kia là cảnh của chư Phật cùng Bồ Tát đã ráo rốt ([63]) siêu thoát thanh tịnh an vui. Phàm phu là bờ này. Phật đạo là bờ kia. Một niệm dữ là bờ này, một niệm lành là bờ kia.

Sáu đường([64]) như biển khổ, không thuyền thì không thể qua. Phải dùng trí Bát Nhãcùng pháp "Lục độ"([65]) mà làm thuyền, mới qua khỏi đặng.

Lại nữa, tục ngữ bên Thiên Trước: "Phàm việc chi đã làm đặng rồi, đều gọi là Ba La Mật".

Kinh: nghĩa là "Đường tắt". Kinh này là con đường tắt để học Phật.

Xung Ứng Chơn Nhơn, Châu Sử Khanh làm lời chơn tán ông Dương Á Phu có giải: Sắt là một vật sanh ở trong khoán, khí thành sắt, tánh cứng mà hình thể chẳng biến, dùng lửa thép ra, thì làm nên các món, cho nên Phật lấy Kim Cang mà thí dụ.

Lại nhơn dịp người anh của Ông (Xung Ứng) xem kinh Viên Giác, đưa cho coi mà nói: Cổ nhơn có nói rằng:

"Xanh xanh tre sậm, vốn thiệt Chơn như,"

"Mởn mởn hoa vàng há không Bát Nhã!".

Chơn như, tre sậm một loài, bởi không nhiễm (sắc, thinh, hương, vị).

Bát Nhã, hoa vàng một thể, vì chẳng chấp "kiến, văn, giác, tri".

Trần Hùnggiải: Ba la mậtcó sáu pháp: Hoặc "Bố thí"hoặc "Trì giới", hoặc "Nhẫn nhục", hoặc "Tinh tấn", hoặc "Thiền định" đều chiếm một phần trong Lục độ. Duy có một pháp "Bát Nhã"hay sanh tám muôn bốn ngàn (84.000) "Trí huệ", thì sáu độ gồm đủ, muôn hạnh vẹn toàn. Cho nên Như Lai dùng cái đục Trí huệ xoi núi nhơn ngã, dùng sức Trí huệ khai khoán "phiền não", dùng lửa Trí huệ thép nên vàng trong "Phật tánh".

Vả lại gieo căn lành, trước phải tụng Kinh, sau mới tỏ lý. Đặng sức bền chặt, tức là Kim Cang. Đủ Trí huệ lớn tức là Bát Nhã. Độ khỏi biển sanh tử, đến bờ "Bồ đề", tức là Ba la mật.

Ngũ Tổ Đại sư hằng khuyên kẻ Tăng người tục: "Chỉ nên trì "Kinh Kim Cang", tức đặng "kiến Tánh thành Phật".

Lục Tổ Đại sư, một đêm nghe Ngũ Tổ thuyết pháp, đến câu: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm"(sanh tâm không trụ chấp), vừa dứt lời liền tỏ ngộ.

Như thế mới là bực Thượng thừa đốn giáo cho.

Nhan Bính giải : Duy có một quyển kinh này, chúng sanh sáu đường mỗi mỗi đều có đủ trong tánh. Bởi sau khi có thân rồi, vọng sanh sáu căn([66]),sáu trần[67]), chôn lấp một điểm "Linh quang", trọn ngày mờ mờ, chẳng biết chẳng tỏ. Cho nên Phật ta mới mở lòng "Từ Bi", nguyện cứu vớt cả thảy chúng sanh, đồng qua khỏi biển khổ, đồng chứng đặng quả Bồ đề. (

Nên chi, Phật ở tại nước Xá Vệ thuyết kinh này, đại ý: Chỉ vì người mà phá mê, mở trói; bấy giờ liền tỏ thấy cái tự tánh.

Tự tánh đặng bền chặt, muôn kiếp chẳng hoại, cũng như cái tánh cứng chắc của loại kim vậy.

Lý Văn Hội giải:Kim Canglà vật chắc bén, hay phá nát muôn vật. Bát Nhã: Trí huệ, hay phá đặng cả thảy phiền não, đổi thành diệu dụng.

Ba la mật: Đáo bỉ ngạn. Chẳng chấp các tướng là "bờ kia", bằng chấp các tướng là "bờ này".

Lại nói : Lòng mê là "bờ này", lòng ngộ là "bờ kia".

Kinh"Đường", là con đường tắt để "kiến tánh".

ÂM :

Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập phụng chiếu dịch.

NGHĨA :

Đời Dao Tần, Thầy Tam Tạng Pháp Sư, là Cưu Ma La Thập, vưng chiếu, phiên dịch.

Giải : - Xét trong sử Tấn: "Cưu Ma La Thập"là người Thiên Trước.

Khi xưa, vua nước Cưu Tư nghe danh cha Ngài, là Cưu Ma La Diêm, bèn thỉnh về làm Quốc sư, rồi ép gả em gái cho.

Lúc Ngài còn trong thai thì bà mẹ sáng suốt bội thường. Mà cũng trong lúc ấy, bà xuất gia. Ngài đến mười hai tuổi thì bà dắt qua xứ Sa Lạc mà ở.

Đời Hậu Tần (383 - 416) vua Dao Hưng rước Ngài về vườn Tiêu Diêu mà dịch kinh.

Sau Ngài hóa thân tại Trường An. Khi thiêu, xác và củi đều cháy tiêu hết, mà lưỡi Ngài vẫn còn.

Dịch là phiên dịch chữ Thiên Trước ra chữ Trung Quốc.

1.-ÂM :

Như thị ngã văn :

NGHĨA :

Ta nghe như vầy:

Giải : Vương Nhựt Hưu giải: Thị là chỉ các chỗ nói trong kinh này.

Ngã: là người viết kinh này tự xưng, tức là A Nan.

Như thị ngã văn là các chỗ nói trong kinh này tự ta nghe những lời của Phật nói.

Đệ tử (A Nan) thường hỏi Phật: "Đến sau viết kinh khởi đầu làm sao?".

Phật bảo: "Dùng "Như thị ngã văn"mà khởi đầu".

Lý Văn Hội giải: Như thị ngã văn Như Laiđến ngày nhập "Niết Bàn", A Nan có hỏi Phật: "Sau khi Phật diệt độ, cả thảy đầu bài kinh để chữ chi?".

Đáp: Trước để "Như thị ngã văn", sau chỉ rõ các chỗ. Cho nên ông Phó Đại Sĩ tụng:

Ở giữa Cụm Ta La, Là nơi Phật diệt độ.

A Nan ([68]) lúc bấy giờ, Bi thảm không qua đó.

Hỏi sẵn có Ưu Ba ([69]), Kinh, làm sau khởi thủ.

Rằng "Như thị ngã văn" Truyền bá hoài thiên cơ.

Bằng theo các bực đại Tông sư giải nghĩa, thì "Như" là cái tánh của chúng sanh, muôn khác ngàn sai, động tịnh không chừng, không ngang hàng đặng, không bằng bực đặng.

"Thị"là biệt danh cái tánh của chúng sanh. Lìa ra ngoài cái tánh, lại không có pháp chi khác nữa.

Lại nói: Pháp, chẳng phải không, gọi là Như. Đều là Phật Pháp gọi là"Thị".

Xuyên Thiền sư giải: Như thị, người xưa đạo kêu là "Như", nói Như thị là đã biến rồi.

Nói thử coi: Biến đổi đi đến chỗ nào?

Ôi! Chẳng đặng chạy đi bậy.

Rốt lại nói chi vậy.

Ngoài ngôn luận lửa không hề cháy!

Như như:

Đài gương muôn tượng thảy đều thâu,

Vậy vậy:

Nước sóng nguyên đồng tánh chất nhau.

Gương nước lúc chưa vương gió bụi,

Đất trời toàn thể hiện làu làu.

Lại nói :

Ngã là "Tự tánh tự tại", chỉ cưỡng danh vậy thôi.

Thân không phải có ta,

Cũng chẳng phải không ta,

Hai lẽ không ngần ngại,

Mới cho là thiệt ta.

Sạch sạch bóng,

Đỏ đỏ thắm.

Không phương rờ nắm.

Lại nữa :

Ta, ta...........................

Phân biệt Thánh hai cái khác xa.

Chẳng động hào ly huờn bổn tánh,

Tri âm tự có gió tòng, hòa.

Văn là lóng nghe.

Nghe không chấp có nghe.

Cũng chẳng chấp không nghe.

Chẳng "có chấp", "không chấp",

Mới cho là "thiệt nghe".

Lại nói:Rất kỵ nhứt, là nghe theo nó.

Lời tụng rằng:

Hạc kêu chín nội,

Vượn hót đầu ngàn;

Mây ùn gió cuốn,

Nước chạt giòng tràng.

Sương đượm màu thu khoe vẻ đẹp;

Nhạn inh ỏi giọng tiết trời hàn.

2.- ÂM :

Nhứt thời, Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên .

NGHĨA :

Một thuở nọ, Phật ở nước Xá Vệ nơi nhà Tịnh xá của ông Cấp Cô Độc cất trong vườn cây ông Kỳ Đà .

Giải : Triệu Pháp Sư giải: Nhứt thời là thuở Phật pháp "Bát Nhã".

Lý Văn Hội giải: Nhứt thời là khi Phật thuyết pháp hiệp giới lý đạo mà cảm với lòng người.

Phật là Giác. Giác trong tâm không các vọng niệm, giác ngoài cảnh chẳng nhiễm lục trần.

Lại nói: Phật là vị "Giáo chủ". Chẳng phải tướng mà hiện tướng, là "Ứng thân Phật". Tướng, mà chẳng phải tướng, là "Báo thân Phật"- Chẳng phải tướng, chẳng phải không tướng, là "Pháp thân Phật".

Tại :là chỗ ở.

Sớ Saogiải: Phật, tiếng Phạm kêu: Bà Dà Bà cũng kêu Phật Đà.

Phật: là Giác. Trước giác cho mình, sau giác cho người (tự giác, giác tha), là bởi "giác tánh"đã viên mãn. Cả thảy các loại "hữu tình" đều có tánh giác ấy. Ngộ là Phật, mê là chúng sanh.

Trong Kinh có nói: "Nước Xá Vệ có một ông Trưởng giả, tên là Tu Đạt Noa, thường bố thí cho kẻ nghèo hèn cô độc, cho nên người đời gọi ông là "Cấp Cô Độc Trưởng giả".

Lục Tổ giải: Xá Vệ :là tên một nước của vua Ba Tư Nặc.

Kỳ :Kỳ Đà Thái tử, con vua Ba Tư Nặc.

Thọ :là vườn cây của ông Kỳ Đà dưng cúng, cho nên nói: Kỳ thọ.

Xuyên Thiền sư giải: Theo nhau mà đến.

Tụng:

Một một...........

Hai, ba, năm, bảy, không cùng tột;

Kiền khôn hỗn độn lúc chưa phân,

Vốn đã nhứt sanh thông ráo rốt.

Lại nói :

Như người uống nước, lạnh nóng tự mình biết lấy.

Tụng:

Thì thì.......................

Trăng trong, gió mát thảy đều tùy.

Đào hồng, lý trắng, tường vi tía,

Hỏi thử chủ nhơn có hiểu gì?

Lại nói :

Không có diện mục gì, mà nói việc thị phi.

Tụng:

Nhỏ kêu Tất Đạt;

Lớn hiệu Thích Ca.

Tế độ các loại;

Thâu phục lũ tà,

Bằng nói Ngài là Phật,

Thế thì ta tức ma.

Dùng sáo tự nhiên không trổ lỗ,

Nhỏ to thổi điệu thái bình ca.

Lại nói :

Lục tặc đến, phải coi chừng đánh chận lại, đừng cho đi tuốt.

Tụng:

Ngồi thiền một nén hương;

Kinh nghĩa tụng hai hàng.

Thương bấy khách xe ngựa,

Bề ngoài luống nhộn nhàn.

3.- ÂM :

Dữ đại Tỳ Khưu chúng, thiên nhị bá ngũ thập nhơn cu.

NGHĨA :

Cùng một ngàn hai trăm năm mươi thầy đại Tỳ Khưu đều ở tại đó .

Giải : Tăng Tử Vinh dẫn trong bộ Trí Độ Luận, quyển thứ ba có nói: khi "Như Laisắp nhập Niết Bàn, kêu A Nan mà dạy rằng: "Mười hai bộ kinh ngươi phải truyền bá ra cho đời sau".

Lại dạyƯu Ba Ly rằng: "Cả thảy Giới luật, ngươi nên thọ trì". A Nan nghe Phật dặn bảo, lòng rất lo rầu".

Khi ấy, Ưu Ba Ly nói với A Nanrằng: "Ông là người gìn giữ "Pháp Tạng"của Phật, phải bạch hỏi Phật những điều yếu lý về đời sau".

Ưu Ba Ly cùng A Nan có đến hỏi Phật bốn điều:

1.- "Cả thảy trước đầu kinh nên để chữ chi?".

- "Cả thảy trước đầu kinh nên để chữ Như thị".

2.- "Lấy ai mà làm thầy?".

- "Lấy giớiBa la đề mộc xoa làm Thầy cả của các ngươi".

3.- "Nương nơi đâu mà trụ?".

- "Đều nương theo pháp "Tứ Niệm"mà trụ".

Tứ niệm:

Một là : Quán tưởng lòng chẳng sạch;

Hai là : Quán tưởng chịu những sự khổ;

Ba là : Quán tưởng Pháp tánh vốn không;

Bốn là: Quán tưởng "Tâm" không có "ta".

4.- "Thầy Tỳ Khưu có tánh ác, làm sao mà ở chung?".

- "Thầy Tỳ Khưu có tánh ác, thì dùng pháp "Phạm đàn"mà sửa trị".

Phạm đàn "Mặc tấn": là nín nhịn.

Thiệt như lời Huỳnh Lỗ Trực nói:

Muôn nói muôn nhằm, chẳng bằng một nín (mặc).

Trăm trận trăm hơn, chẳng bằng một nhịn (tấn).

Tấn là kỉnh mà xa lánh.

Pháp này để xử thầy Tỳ Khưu có tánh ác.

Như Lai, khi dặn dò xong rồi, vào Đại thành Cu Thi La, nơi hai cây Ta Lamà thị hiện pháp Niết Bàn. A Nan nghe Phật sắp nhập Niết Bàn, trong lòng buồn rầu lo lắng nên chẳng đến trước Phật mà hỏi lại bốn điều đó nữa.

Vương Nhựt Hưu giải: Tỳ Khưu: Khất sĩ. Trên xin pháp cùng chư Phật, đặng tỏ cái chơn tánh mình, dưới xin ăn của người thế, đặng cầu phước cho đời, cho nên nói: Khất sĩ.

Đại Tỳ Khưu :là đắc đạo đã thâm, tức là bực Bồ Tát cùng A La Hán.

Cu :là ở chung. Là nói Phật cùng một ngàn hai trăm năm mươi người ở chung trong vườn ông Cấp Cô Độc.

Trần Hùng : Tỳ Khưu, tức đời nay kêu là Thầy tu.

Lý Văn Hộigiải: Tỳ Khưu, bỏ dữ làm lành là "Tiểu Tỳ Khưu", lành dữ đều bỏ là "Đại Tỳ Khưu". Bằng người tỏ thấu lý ấy, tức là chứng quả vị A La Hán. Phá đặng lục tặc (lục trần) là người trong bốn quả "Tiểu thừa".

Xuyên Thiền sư giải: Một tay vỗ chẳng nên kêu.

Tụng:

Nghiêm nghị đàng hoàng,

Muôn pháp chủ trương.

Băm hai tướng hảo?

Muôn ngàn chủng quang.

Thánh, phàm chiêm ngưỡng,

Ngoại đạo qui hàng.

Chớ rằng Phật Tổ không trông thấy,

Ở tại Kỳ Viên đại đạo tràng.

4.-ÂM :

Nhĩ thời, Thế Tôn thực thời chước([70]) y trì bát.

NGHĨA :

Khi ấy, gần đến giờ ăn của đức Thế Tôn, Ngài bèn mặc y, mang bát.

Giải : Vương Nhựt Hưugiải: Nhĩ thời :là thuở ấy.

Phật là bực tôn trọng trong ba cõi, nên xưng là Thế Tôn.

Ba cõi là: "Dục giới", "Sắc giới", "Vô Sắc giới".

Lý Văn Hội giải: Nhĩ thời: là thuở Phật ra đời.

Thế Tôn: Trong ba cõi, bốn loài không có trí huệ, phước đức nào sánh bì cho kịp. Thiệt là đáng tôn trọng của cả thảy thế gian.

Thực thời :là chánh lúc sắp sửa bữa ăn ngọ.

Chước y: là đắp cái y Nhu hòa nhẫn nhục.

Tăng Nhược Nộtgiải: Trong Kinh "Tỳ La Tam Muội" có nói: "Buổi sáng là bữa ăn của chư Thiên; chánh giờ ngọ là bữa ăn của chư Phật; chiều và tối là bữa ăn của các dị loại cùng quỉ thần".

Nay nói Thực thời là chánh thức trước giờ ngọ, trong buổi đi xin ăn.

Sớ Saogiải: Chước là đắp cái y "Tăng già lê", tức là Đại y hai mươi lăm điều ([71]).

Trì bát là bưng cái bát của Tứ Thiên Vương dưng cúng.

Kinh Di Giáogiải: Mặc đồ đáng hổ thẹn, đối với sự trang nghiêm là đúng bực nhứt.

5.- ÂM :

Nhập Xá Vệ đại thành khất thực.

NGHĨA :

Vào đại thành nước Xá Vệ xin ăn.

Giải : Tăng Nhược Nộtgiải: Chùa ở ngoài thành, cho nên nói: Vào.

Lý Văn Hộigiải: Khất thực là muốn khiến các thầy Tỳ Khưu đời sau chẳng tích tụ tiền của châu báu.

6.- ÂM :

Ư kỳ thành, trung, thứ đệ khất dĩ.

NGHĨA :

Ở trong thành, cứ theo thứ lớp mà xin.

Giải - Tăng Nhược Nột giải: Chẳng bỏ nghèo theo giàu không chê hèn tìm sang, lòng Đại từ bình đẳng, không có chọn lựa, cho nên nói: Thứ lớp.

Lý Văn Hội giải: Thứ đệ là lòng từ bi của Như Lai, chẳng lựa nghèo giàu, bình đẳng khắp độ.

7.-ÂM :

Huờn chí bổn xứ, phản tự cật ([72]) thâu y bát, tẩy túc dĩ.

NGHĨA :

Về đến chỗ ở; dùng cơm xong, đoạn cất y bát, rửa chơn rồi .

Giải : Vương Nhựt Hưugiải: Đi xin ăn rồi trở về, cho nên nói: Về chỗ ở.

Ăn cơm xong, cất y bát là cất áo Ca sa cùng bình bát rồi sau mới rửa chơn, là bởi Phật đi chơn không (Không đi giày).

Lý Văn Hộigiải: Tẩy túc dĩ"Tịnh thân nghiệp".

8.- ÂM :

Phu tòa nhi tọa.

NGHĨA :

Lên pháp tọa mà ngồi .

Giải : Nhan Bính giải: Phu là sắp đặt, sắp đặt "Pháp tọa" mà ngồi.

Trí Giả Thiền sư giải :

Tụng:

Pháp, Ứng, Hóa ba thân,

Chẳng ăn uống tự nhiên.

Thường từ bi, bác ái,

Vì lợi ích Nhơn, Thiên.

Cất áo ngơi lao lự,

Rửa chơn sạch bụi duyên.

Lý "Tam không" muốn chứng,

Ngồi kiết già tham thiền.

Sớ Saogiải: "Tam không"là ba thể luân chuyển đều không.

Người thí, người thọ thí và vật thí là ba cái thể luân chuyển.

Người thí hồi tưởng cái chơn như bổn thể vốn không, chẳng có một vật chi, cho nên nói: Lý không.

Người thọ trí hồi tưởng cái sắc thân không phải chơn tướng, cái phương pháp không tên lâu dài; thân còn chẳng có, vật đâu mà thọ lãnh; cho nên nói: Thọ không.

Kẻ thí, người thọ thí đã là không - Hai bên đều không lòng vọng thí, vật thí cũng tự không, cho nên nói: Vật không.

Ấy là: Tam luân thể không.

Lý Văn Hộigiải: Phu tọa nhi tọa là cả thảy pháp đều không.

Xuyên Thiền Sư giải: Cho rành nó.

Tụng:

Ăn cơm xong xả, rửa chơn rồi,

Nghiêm nghị ra nói Pháp tọa ngồi.

Có biết những văn sau đó tả?

Đất bằng gây nổi trận phong lôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]