Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Chủ Yếu, Bố Cục Và Nội Dung

21/05/201115:09(Xem: 5256)
Chương 3: Chủ Yếu, Bố Cục Và Nội Dung

KINH PHÁPHOA TINH YẾU
BhikkhuThích Thái Hòa

ChươngIII:
Chủ Yếu,Bố Cục Và Nội Dung

Chủyếu, bố cục và nội dung kinh Pháp Hoa, có rất nhiều nhàPhật học Pháp Hoa đã phân tích và toát yếu.

Tuynhiên, ở đây tôi xin giới thiệu tổng quát như sau:

1.Giáo lý chủ yếu:

KinhPháp Hoa có ba chủ ý chính:

1.1Tuyên bố hết thảy chúng sanh đều có Phật tính và đềucó khả năng thành Phật, dù chúng sanh đó phạm vào các tộicực ác, nhưng Phật tính cũng không mất, hễ có điều kiệnthì họ cũng sẽ thành Phật như thường.

1.2Tuyên bố pháp Nhất Thừa là con đường duy nhất để thànhtựu Phật quả. Và chư Phật xuất thế là chỉ vì mục đíchnày, ngoài mục đích này không có mục đích nào khác.

1.3Tuyên bố pháp Tam Thừa là phương tiện cho bước đầu giáohóa. Phật thừa mới là chủ đích hoằng pháp của Phật.

2.Bố cục:

Hiệnở Đại Chính Tân Tu, ta có ba bản dịch Pháp Hoa:

2.1Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, do Ngài La Thập dịch, gồm có 28 phẩm,7 cuốn.

Nhưng,nguyên bản dịch của Ngài La Thập 406 T.L, chỉ có 27 phẩm.

Năm475 T.L, Pháp Hiển du hành Ấn Độ, đến Khotan, ông tìm thấyphẩm Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) bằng Phạn văn và ông đembản Phạn văn này về nhờ Pháp Ý người Ấn phiên dịchsang Hán, và sau đó bổ sung vào bản Pháp Hoa nguyên dịch củaNgài La Thập, khiến bản dịch này có đủ 28 phẩm như hiệnnay.

Lạinữa, ở phẩm Phổ Môn, bản dịch của Ngài La Thập do thếhệ sau bổ sung phần thi kệ.

Vànhư vậy, Pháp Hoa 28 phẩm, được những thế hệ sau bổ sungđầy đủ được xem là định bản và phần nhiều các nhàPhật học Pháp Hoa căn cứ vào định bản này để chú giảivà phổ biến.

2.2Chánh Pháp Hoa kinh, do Ngài Trúc Pháp Hộ dịch, 286 T.L, gồmcó 10 cuốn, 27 phẩm. Trong đó không có phẩm Đề Bà ĐạtĐa và cũng không có phần thi kệ của phẩm Phổ Môn.

2.3Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, do Ngài Xà Na Quật Đa vàCấp Đa dịch, 601 T.L, gồm có 7 cuốn, 27 phẩm.

Trongđó, không có phẩm Đề Bà Đạt Đa, nhưng phẩm Phổ Môncó phần kệ tụng.

Lạinói thêm, Phạn văn bằng Devanagari hiện có ở Buddhist SanskritTexts No 6, cũng không có phẩm Đề Bà Đạt Đa, nhưng phẩmPhổ Môn có phần thi kệ và chỉ có 27 phẩm.

NgàiTrí Khải (538-597) -Tổ sư Thiên Thai Tông Trung Hoa, đã căncứ Pháp Hoa 28 phẩm của Ngài La Thập để chia bố cục kinhPháp Hoa có hai phần: tích môn và bản môn.

*Tíchmôn là khía cạnh, dấu tích, khía cạnh lịch sử.

Mườibốn phẩm đầu nói về tích môn hay nói về mặt lịch sử.

Bốcục trong phần Tích môn lại có ba:

*Tựphần: phẩm Tựa.

*Chánhtông phần: Từ phẩm Phương Tiện đến một phần hai phẩmPháp Sư.

*Lưuthông phần: Từ nửa phẩm Pháp Sư còn lại đến phẩm AnLạc, tức là phẩm thứ 14.

*PhầnTích môn, phẩm Phương Tiện là chủ yếu.

*Bảnmôn là khía cạnh bản thể, khía cạnh siêu lịch sử:

Mườibốn phẩm sau nói về bản môn.

Mườibốn phẩm sau là nói về báo thân viên mãn của Phật ThíchCa.

Bốcục bản môn cũng có ba phần:

*Tựphần: Nửa phần đầu của phẩm Tùng Địa Dõng Xuất làtựa phần thuộc bản môn.

*Chánhtông phần: Từ nửa phần sau của phẩm Tùng Địa Dõng Xuấtđến nửa phần đầu của phẩm Phân Biệt Công Đức là chánhphần thuộc bản môn.

*Lưuthông phần: Từ nửa phần sau của phẩm Phân Biệt Công Đứccho đến phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát là phần nói vềcông đức lưu thông.

PhẩmNhư Lai Thần Lực và phẩm Chúc Lụy là nói về Pháp lưu thông.

Cácphẩm còn lại là nói về hạnh nguyện lưu thông.

Trongbản môn, phẩm Như Lai Thọ Lượng là chủ yếu.

Ngoàihai bố cục ấy, có vị đề nghị thêm phần hạnh môn PhápHoa.1 Nghĩa là bố cục kinh Pháp Hoa có ba phần gồm: tích môn,bản môn và hạnh môn.

Ngoàinhững phân chia bố cục kinh Pháp Hoa ở trên. Tôi xin đónggóp thêm cho sự phân chia bố cục này như sau:

* PhẩmTựa là phần giới thiệu tổng quát về giáo, hạnh, nguyện,quả và đại nguyện của kinh Pháp Hoa.

* Từphẩm Phương Tiện đến phẩm An Lạc Hạnh, là nói về giáovà hạnh của Pháp Hoa.

GiáoPháp Hoa là từ phẩm Phương Tiện cho đến phẩm Thọ HọcVô Học Nhân Ký.

HạnhPháp Hoa là từ phẩm Pháp Sư đến phẩm An Lạc Hạnh.

* Từphẩm Tùng Địa Dõng Xuất đến phẩm Thường Bất Khinh BồTát là nguyện và quả Pháp Hoa.

- NguyệnPháp Hoa là phẩm Tùng Địa Dõng Xuất.

- QuảPháp Hoa là từ phẩm Như Lai Thọ Lượng đến phẩm ThườngBất Khinh Bồ Tát.

* Nhữngphẩm còn lại là nói về Đại nguyện Pháp Hoa. Nghĩa là nguyệnyểm trợ và hoằng truyền kinh Pháp Hoa trong mọi thời gian,trong mọi không gian và trong mọi hình thức.

3.Nội dung:

KinhPháp Hoa bản dịch của Ngài La Thập có 28 phẩm, ý chính củamỗi phẩm xin tóm lược như sau:

PhẩmTựa:

Giớithiệu tổng quát về giáo, hạnh, nguyện, quả và đại nguyệncủa kinh Pháp Hoa.

ĐứcPhật đã giới thiệu trực tiếp kinh Pháp Hoa cho hội chúngtại đỉnh Linh Sơn bằng ánh sáng của thiền định.

Sauđó, Ngài Di Lặc phát khởi nhận thức bằng ngôn ngữ quyước của con người. Và Ngài Văn Thù Sư Lợi đã giới thiệutổng quát Pháp Hoa cho hội chúng bằng ngôn ngữ trải nghiệmcủa chính mình.

PhẩmPhương Tiện:

ĐứcPhật Thích Ca chính thức nói kinh Pháp Hoa, có bốn điểm chủyếu như sau:

a.Đức Phật Thích Ca khẳng định sự có mặt của chư Phậttrong cuộc đời là chỉ làm một việc duy nhất là: “Vìmuốn khai mở sự hiểu biết của Phật cho chúng sanh, khiếncho họ thành tựu sự thanh tịnh mà có mặt trong đời; vìmuốn chỉ bày sự hiểu biết của Phật cho chúng sanh mà hiệnra trong đời; vì muốn chúng sanh chứng ngộ sự hiểu biếtcủa Phật mà hiện ra trong đời và vì muốn chúng sanh thểnhập con đường hiểu biết của Phật mà hiện ra trong đời”.

b.Đức Phật nói với Tôn giả Xá Lợi Phất rằng: “Chỉ cómột việc thường làm của các Đức Như Lai là giáo hóa BồTát; và chỉ sử dụng sự thấy biết của Phật để chỉbày cho chúng sanh giác ngộ mà thôi; và cũng chỉ có sử dụngduy nhất Phật Thừa để thuyết pháp cho chúng sanh, nên ngoàiPhật Thừa không có một Thừa nào khác. Chư Phật mười phươngcũng đều là như vậy”.

c.Đức Phật lại nói với Tôn giả Xá Lợi Phất rằng: “Nếuai là đệ tử của Như Lai, tự cho mình là A La Hán, là ĐộcGiác mà không nghe, không biết rằng, các Đức Như Lai, ĐấngGiác Ngộ chỉ có một việc là giáo hóa Bồ Tát, thì nhữngvị ấy không phải là A La Hán, không phải là Độc Giác,không phải là đệ tử của Đức Như Lai”.

d.Đức Phật nói với Tôn giả Xá Lợi Phất rằng: “Pháp củaNhư Lai thành tựu, pháp ấy khó hiểu và hiếm có bậc nhất,chỉ có Như Lai và Như Lai mới có khả năng thấu triệt thựctướng của các pháp. Nghĩa là tướng các pháp là như vậy;tính là như vậy; thể là như vậy; năng lực là như vậy;tác dụng là như vậy; nhân là như vậy; duyên là như vậy;quả là như vậy; báo là như vậy; gốc rễ ngọn ngành tuyệtđối bình đẳng là như vậy”.2

Bốnđiểm này là chủ yếu của phẩm Phương Tiện mà cũng làchủ yếu của kinh Pháp Hoa.

Nên,khi Đức Phật nói xong bốn điểm này là Ngài đã nói xongkinh Pháp Hoa cho những đối tượng đương cơ.

Nhữngphẩm tiếp theo là diễn giảng rộng rãi mà không phải làthen chốt.

PhẩmThí Dụ:

Phẩmnày có ba điểm chủ yếu như sau:

a.Nói về sự tin hiểu của Tôn giả Xá Lợi Phất với phápNhất Thừa.

Tôngiả Xá Lợi Phất đã phát biểu sự tin hiểu đối với phápNhất Thừa qua hai ý như sau:

*Ýthứ nhất:

Tôngiả Xá Lợi Phất đã bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Contừ trước đến nay, suốt từ ngày liền đêm luôn luôn tựkhắc trách. Nhưng hôm nay, từ Đức Thế Tôn con lại đượcnghe giáo pháp mà trước đó chưa từng nghe và chưa từng có,mọi nghi ngờ trong lòng con giờ đây dứt sạch, thân tâm đượcthư thái ổn định.

Ngàynay, con mới biết mình là Phật tử chân thật, sinh ra từgiáo huấn của Ngài, hóa sanh từ chánh pháp của Ngài và đượcdự phần vào chánh pháp của Phật”.3

*Ýthứ hai:

Tôngiả bạch với Đức Thế Tôn trong bài kệ tụng như sau:

“Con quyết định làm Phật

Được trời, người cung kính

Chuyển pháp luân vô thượng

Giáo hóa các Bồ Tát”.4

Phátbiểu hai ý này, chứng tỏ Tôn giả Xá Lợi Phất đã lãnhhội được pháp Nhất Thừa mà Đức Phật đã dạy trựctiếp cho Tôn giả ở phẩm Phương Tiện.

b.Do lãnh hội được pháp Nhất Thừa, nên Tôn giả đã đượcĐức Phật thọ ký thành Phật trong tương lai.

Vàtrước khi thọ ký, Đức Phật đã nhắc lại bản nguyệnbồ đề của Tôn giả vốn đã từng phát nguyện và đã tuhọc dưới sự dìu dắt của Ngài từ vô lượng kiếp trước.

Saukhi Đức Phật đã nhắc cho Tôn giả Xá Lợi Phất nhớ lạibản nguyện Bồ Tát của mình và liền thọ ký cho Tôn giảthành Phật trong tương lai.

ViệcĐức Phật thọ ký cho Tôn giả Xá Lợi Phất, là chủ ý chínhcủa phẩm này.

c. Đức Phật tiếp tục hiển thị giáo lý Nhất Thừa quathí dụ nhà lửa và ba xe cho các vị Đại A La Hán như ĐạiMục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, Tu Bồ Đề và Ca Chiên Diêncũng như nhiều vị Thanh Văn A La Hán khác trong hội chúng.

Đâychỉ phần minh họa.

PhẩmTín Giải:

Chủyếu của phẩm này là nói hàng Thanh Văn tin và hiểu phápNhất Thừa của Đức Phật dạy qua pháp dụ nhà lửa và baxe.

Dođó, họ nhận ra Tam Thừa là phương tiện và những gì họchứng đắc bấy lâu nay đều là do Phật phương tiện đểdạy pháp Nhất Thừa, khiến họ phải đạt tới Niết Bàncủa Phật.

Họrất cảm kính ơn đức giáo hóa của Phật.

LàmPhật là việc họ không bao giờ dám nghĩ tới mà nay họ lạiđược. Họ được là nhờ phương tiện khéo léo của Phật.

Vàđể chứng minh cho sự tin hiểu của họ đối với pháp NhấtThừa là cứu cánh, Tam Thừa là phương tiện, họ đã đưara ví dụ trưởng giả và gã cùng tử.

PhẩmDược Thảo:

Chủyếu của phẩm này, Đức Phật dùng thí dụ “cỏ thuốc”để dụ cho Tam Thừa là từ Nhất Thừa mà biểu hiện.

Vàngay từ buổi đầu, Đức Phật đã thuyết pháp Nhất Thừamột cách bình đẳng, nhưng do căn cơ của người nghe khôngđồng, nhân duyên tu học khác nhau, thành ra có sự sai biệt.

Vàdù có sai biệt thế nào đi nữa, thì Đức Như Lai vẫn sửdụng mọi phương tiện để thuyết pháp thích hợp, khiếncho tất cả sự tu học rốt cùng đều thành tựu Phật đạo.

Nên,ví dụ “cây cỏ” là để minh họa cho chủ ý này.

PhẩmThọ Ký:

Chủyếu của phẩm này là Đức Phật thọ ký cho bốn vị ĐạiA La Hán đứng đầu chúng Thanh Văn, để xác quyết Niết BànA La Hán mà những vị này chứng đắc từ trước đến giờchưa phải là chân thật, chỉ là phương tiện đối cơ giáohóa của Ngài.

NiếtBàn của Phật mới là chân thật. Và Niết Bàn ấy, chỉ đạtđược bằng con đường Bồ Tát hạnh mà không phải là ThanhVăn hạnh.

Nên,ở phẩm này Đức Phật nói pháp Nhất Thừa bằng chính hànhđộng thọ ký của Ngài, và những vị được thọ ký này,tin và hiểu pháp Nhất Thừa một cách vững chãi bằng chínhhành động tiếp nhận sự thọ ký ấy từ Đức Thế Tônmột cách thành khẩn.

PhẩmHóa Thành Dụ:

Chủyếu của phẩm này là Đức Phật trình bày giáo lý NhấtThừa cho hàng Thanh Văn qua nhân duyên.

Nghĩalà nhân duyên thầy-trò, thân hữu liên hệ với nhau đốivới pháp Nhất Thừa từ Đức Phật Đại Thông Trí Thắngđã trải qua cách đây “tam thiên trần điểm kiếp”.

Vàtừ đó, Đức Phật đã sử dụng phương tiện của NhấtThừa để dìu dắt hàng đệ tử, khiến cho tất cả đềuchứng nhập Nhất Thừa, hiện nay phương tiện ấy vẫn đangcòn tiếp tục sử dụng.

Thídụ, Hóa thành là minh họa chủ ý này. Và qua thí dụ này,Đức Phật chính thức xác định, Niết Bàn của A La Hán làdo Ngài phương tiện thiết lập, nay đã đúng lúc cần phảiphế bỏ để tiến tới Niết Bàn đích thực của Phật.

PhẩmNgũ Bách Đệ Tử Thọ Ký:

Chủyếu của phẩm này là Đức Phật tiếp tục dạy pháp NhấtThừa cho 500 đệ tử Thanh Văn bằng chính hành động thọký của Ngài.

VàĐức Phật xác định rằng, những đệ tử Thanh Văn đượcthọ ký này, họ là “nội bí Bồ tát, ngoại hiện Thanh văn”.Họ cũng đã từng phát khởi đại nguyện Bồ Tát, họ đãtừng làm các Phật sự với tâm nguyện Bồ Tát, nhưng đếnnay họ quên mất, tưởng hạnh Thanh Văn là thật.

Dođó, Đức Phật đã nhắc nhở cho họ nhớ lại bản nguyệnBồ Tát của họ. Và khi họ nhớ lại đại nguyện Bồ Tátcủa họ là họ liền được Phật thọ ký thành Phật trongtương lai.

Nên,phẩm này Đức Phật thuyết pháp Nhất Thừa cho Thanh Văn bằngcách nhắc nhở họ nhớ lại đại nguyện Bồ Tát của họ.

Vàquý vị này đã nhớ lại bản nguyện của mình, bằng cáchđưa ra ví dụ “hạt ngọc minh châu nằm sẵn trong chéo áo”để ví rằng, tu tập mà quên mất đại nguyện Bồ Tát thìnghèo, nhớ lại bản nguyện Bồ Tát là tức khắc trở thànhgiàu có.

Vínhư gã nghèo do quên mất “hạt minh châu trong chéo áo” đãtrở nên nghèo cùng, có người chỉ cho liền nhớ lại vàđem ra tiêu dùng thì trở thành kẻ giàu có.

PhẩmThọ Học Vô Học Nhân Ký:

Chủyếu phẩm này, Đức Phật tiếp tục giảng pháp Nhất Thừabằng chính hành động thọ ký cho những vị đã hoàn tấthay chưa hoàn tất pháp học Thanh Văn.

Ngàithọ ký bằng cách nêu rõ bản hạnh và gọi tên từng vịđể thọ ký tương lai thành Phật, như trường hợp Tôn giảA Nan và La Hầu La.

Tôngiả A Nan đã từng duy trì kho tàng chánh pháp của chư Phậtquá khứ, hiện đang tiếp tục và sẽ tiếp diễn đến chưPhật trong tương lai.

Tôngiả La Hầu La bản hạnh đã từng làm trưởng tử của cácĐức Như Lai, khi chưa xuất gia trong quá khứ, hiện tại cũngđang như vậy và tương lai cũng sẽ tiếp tục như vậy.

Nên,phẩm này Đức Phật lại tiếp tục nêu rõ bản hạnh, bảnnguyện của các vị Thanh Văn để thọ ký, bằng cách biệtký hay tổng ký.

Haingàn vị còn lại Đức Phật cũng đã tổng thọ ký cho họđều thành Phật tương lai.

Nhưvậy, ta thấy từ phẩm 2 đến phẩm 9 của kinh Pháp Hoa, ĐứcPhật đã có ba cách trình bày pháp Nhất Thừa.

*Cáchmột: Nói thẳng về giáo pháp Nhất Thừa cho hàng Thanh Vănthượng căn, tiêu biểu là Tôn giả Xá Lợi Phất.

*Cáchhai: Nói pháp Nhất Thừa cho Thanh Văn trung căn qua thí dụ,như các Tôn giả Đại Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Đại CaDiếp, Ca Chiên Diên.

*Cáchba: Nói pháp Nhất Thừa cho Thanh Văn hạ căn qua nhân duyên,như Tôn giả Phú Lâu Na, Kiều Trần Như,… cho đến bao gồmcả những vị đã hoàn tất hay chưa hoàn tất pháp học ThanhVăn.

Támphẩm này, đã nói lên việc sử dụng phương tiện của NhấtThừa để giáo hóa hàng Thanh Văn thừa, khiến tất cả đềuquy về Nhất Thừa của Phật đã thành công.

PhẩmPháp Sư:

Chủyếu của phẩm này là nói về phẩm hạnh hay là căn bảnGiới Định Tuệ của một vị Pháp sư Pháp Hoa.

Đốivới phẩm hạnh, vị Pháp sư phải có khả năng thọ trì,đọc tụng, diễn giảng kinh Pháp Hoa.

Đốivới căn bản Giới Định Tuệ, vị Pháp sư phải có đầyđủ ba chất liệu:

1.Giới căn bản của Pháp Hoa là bản nguyện đại bi.

2.Định căn bản của Pháp Hoa là tâm nhu hòa nhẫn nhục.

3.Tuệ căn bản của Pháp Hoa là phải thấy rõ Tánh Không ởnơi hết thảy pháp.

Đólà những nội dung chủ yếu của phẩm này.

PhẩmHiện Bảo Tháp:

Việchiện bảo tháp và xuất hiện toàn thân xá lợi của PhậtĐa Bảo là chủ yếu nói lên hạnh nguyện Pháp Hoa.

Hạnhnguyện ấy là bất diệt giữa các pháp đang sinh diệt.

Vàbảo tháp cũng như toàn thân xá lợi của Đức Phật Đa Bảoxuất hiện để làm chứng cứ, pháp Nhất Thừa do Đức PhậtThích Ca tuyên thuyết là đúng bản hạnh và nguyện của chưPhật. Pháp ấy là chân thật bất diệt, khuyến khích thínhchúng phát tâm tu tập, giữ gìn và truyền bá khắp nơi.

Đólà chủ yếu của phẩm này.

PhẩmĐề Bà Đạt Đa:

Phẩmnày trình bày pháp Nhất Thừa là bình đẳng. Không nhữngbình đẳng giữa người thiện và người ác, giữa ngườithân và người thù, giữa nam và nữ mà còn bình đẳng giữacác chủng loại khác nhau.

Nên,Đức Phật thọ ký cho Đề Bà Đạt Đa thành Phật, mặc dùhiện tại Đề Bà Đạt Đa là người gây nhiều độc ácvà chống đối Đức Phật kịch liệt.

Tuyvậy, Đức Phật biết Phật tính nơi Đề Bà Đạt Đa vẫnnguyên vẹn, bản hạnh Pháp Hoa nơi Đề Bà Đạt Đa khôngmất, nếu hội đủ nhân duyên thì tất cả đều được phụchồi nguyên vẹn. Nên đây là điểm chủ yếu mà Đức Phậtthọ ký cho Đề Bà Đạt Đa thành Phật trong tương lai.

Trướckhi thọ ký cho Đề Bà Đạt Đa thành Phật, Đức Phật cònnói: “Đề Bà Đạt Đa là người bạn tốt của Ngài, nhờngười bạn này mà Ngài đã thành tựu sáu pháp ba la mật,bốn tâm vô lượng, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻđẹp,…”.5

Vàsau khi thọ ký cho Đề Bà Đạt Đa xong, Đức Phật còn nóicho đại chúng biết: “Nếu ai nghe được phẩm Đề Bà ĐạtĐa trong kinh Pháp Hoa này mà tâm thanh tịnh, tin tưởng kínhtrọng, không nghi ngờ, không lầm lẫn, thì người ấy sẽkhông sa vào các ác đạo mà thường sinh ra trước mặt chưPhật mười phương. Và sinh ở đâu cũng thường được nghekinh Pháp Hoa. Sinh trong nhân loại hay chư thiên thì được hưởngsự yên vui vi diệu, và nếu sinh trước mặt chư Phật thìhóa sinh từ hoa sen”.6

Thọký cho Đề Bà Đạt Đa và nói lời khuyến khích xong, ĐứcPhật lại chứng minh việc Long nữ thành Phật là do hạnhnguyện hoằng truyền kinh Pháp Hoa của Bồ Tát Văn Thù SưLợi tại cung rồng Diêm Hải.

Dùlà kẻ cực ác, nhưng đã từng có bản hạnh Nhất Thừa,thì vẫn có đầy đủ điều kiện căn bản để thành Phật.Và cho dù loài súc sanh nữ, nhưng đã có căn duyên với PhápHoa và đã nỗ lực thực hành cũng như hoằng truyền kinh ấy,thì việc thành Phật không phải là chuyện xa lạ mà nó sẽxảy ra ngay trước mặt.

Đólà những chủ ý của phẩm này.

PhẩmKhuyến Trì:

Chủyếu của phẩm này là khuyến khích duy trì và phát khởi hạnhnguyện hoằng truyền kinh Pháp Hoa.

BồTát Dược Vương và tùy thuộc đã phát khởi hạnh nguyệnhoằng truyền Pháp Hoa vào thời đại chúng sanh xấu ác.

Cácvị Đại A La Hán và tất cả Thanh Văn đã được thọ kývà phát khởi hạnh nguyện hoằng truyền kinh Pháp Hoa ở cõinước khác.

CácTỷ khưu ni được Phật thọ ký ở phẩm này cũng phát nguyệnhoằng truyền kinh Pháp Hoa ở cõi khác.

Trướckhi thọ ký cho tất cả Tỷ khưu ni, Đức Phật gọi bà KiềuĐàm Di (bà Ma Ha Bà Xà Bà Đề) mà nói rằng:

“NàyKiều Đàm Di! Trước đó Như Lai đã nói tổng quát rằng,hết thảy Thanh Văn đều đã thọ ký”.7

Vớisự thọ ký này, gọi là “tổng ký”, tức là thọ ký hếtthảy hàng Thanh Văn đều được thành Phật tương lai, kểcả năm ngàn người Thanh Văn tăng thượng mạn bỏ hội chúngra về từ buổi đầu.

Đếnphẩm này họ cũng được Đức Phật “tổng ký” và đềukhuyến khích phát khởi hạnh nguyện Bồ Tát bằng cách hoằngtruyền kinh Pháp Hoa.

Vàquan trọng nhất của phẩm này là các Bậc Đại sĩ phátnguyện hoằng truyền kinh Pháp Hoa vào thời đại xấu ác,với sứ mệnh đầy đủ ba tính chất gồm: từ bi, nhẫn nhụcvà không tiếc thân mạng.

PhẩmAn Lạc Hạnh:

Chủyếu phẩm này là nói hạnh Pháp Hoa phải có mặt trong đờisống của người hoằng truyền.

Phảihoằng truyền Pháp Hoa chính bằng đời sống mà không phảilà một mớ lý thuyết suông.

Vàđời sống ấy phải thể hiện qua bốn mặt gồm:

- Thânhành Pháp Hoa.

- Khẩuhành Pháp Hoa.

- Ýhành Pháp Hoa.

- Nguyệnhành Pháp Hoa.

Sốngđời Pháp Hoa như thế sẽ đạt tới thành quả lớn, sẽđược hiến tặng tuệ giác như Đấng Pháp Vương, giốngnhư Vua ở đời hiến tặng hạt minh châu trên búi tóc chonhững quân sĩ chiến thắng.

Dođó, phẩm này chủ ý là nói người nào đã phát nguyện hoằngtruyền kinh Pháp Hoa thì người đó phải có đời sống ấy.

PhẩmTùng Địa Dõng Xuất:

Nộidung của phẩm này có những điểm như sau:

1.Đức Phật Thích Ca từ chối sự phát nguyện nhiệt tình hoằngtruyền kinh Pháp Hoa ở thế giới này của những vị Bồ Táttừ thế giới khác.

ĐứcPhật từ chối sự phát nguyện của các vị Bồ Tát ấy làtại bởi các vị Bồ Tát ấy chưa có kinh nghiệm đối vớichúng sanh nơi thế giới này để hoằng truyền kinh Pháp Hoacó hiệu quả.

Chúngsanh ở thế giới này được hình thành từ năm sự dơ bẩnvà họ thường biểu hiện những sự dơ bẩn ấy trong đờisống của họ, bởi vậy những vị Bồ Tát từ thế giớikhác không đủ năng lực kham nhẫn để hoằng truyền kinhPháp Hoa ở thế giới này.

Nămsự dơ bẩn ấy gồm:

- Kiếptrược: Thời đại vẩn đục, nghĩa là thời đại của sựhoại diệt.

- Kiếntrược: Sự hiểu biết của họ rất thấp kém và vẩn đục.

- Phiềnnão trược: Tâm lý vẩn đục và thấp kém.

- Chúngsanh trược: Đời sống và hành xử với nhau hết sức thấpkém, vẩn đục.

- Mạngtrược: Đời sống của họ rất ngắn ngủi, nhưng họ lạinuôi dưỡng và bảo vệ đời sống ấy bằng những hành độnghết sức kém cỏi.

2.Các vị Bồ Tát từ lòng đất của thế giới này vọt lên,là những vị Bồ Tát đã từng trải nghiệm với những khổđau của thế giới này, đã từng lăn lộn với năm sự vẩnđục ấy, và từ đó họ tôi luyện hạnh nguyện để vượtra. Họ vượt ra từ những trải nghiệm khổ đau của chínhhọ và từ những tác động khổ đau ở nơi thế giới này.

Cácvị Bồ Tát ấy gồm có bốn chúng:

Chúngthứ nhất là do Bồ Tát Thượng Hạnh dẫn đầu.

Chúngnày đã vượt lên đỉnh cao của tuệ giác từ sự quán chiếukhổ đau của chính mình và của chúng sanh ở nơi thế giớimà mình đang cộng trú để phát khởi hạnh nguyện rộng lớnlà: “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành = Phật đạokhông gì hơn, thề nguyện đều viên thành”, nên chúng BồTát này, gọi là chúng Bồ Tát do Thượng Hạnh dẫn đầu.

Chúngthứ hai là do Bồ Tát Vô Biên Hạnh dẫn đầu.

Chúngnày đã vượt ra khỏi sự khổ đau do ngu dốt của chính mình,và sự khổ đau cũng như sự ngu dốt của thế giới mà mìnhđang cộng trú, để thành tựu tuệ giác vô thượng bằngsự phát khởi hạnh nguyện rộng lớn là: “Pháp môn vô lượngthệ nguyện học = pháp môn không kể xiết, thề nguyện đềutu học”, nên chúng Bồ Tát này, gọi là chúng Bồ Tát doVô Biên Hạnh dẫn đầu.

Chúngthứ ba là do Bồ Tát Tịnh Hạnh dẫn đầu.

Chúngnày vượt ra khỏi khổ đau của cá nhân và cộng đồng từnhững tập khởi ô nhiễm của môi trường tâm thức cá nhânvà xã hội, để thành tựu tuệ giác vô thượng, bằng sựphát khởi hạnh nguyện rộng lớn là: “Phiền não vô tậnthệ nguyện đoạn = phiền não không cùng tận, thệ nguyệnđều dứt sạch”, nên chúng Bồ Tát này, gọi là chúng BồTát do Tịnh Hạnh dẫn đầu.

Vàchúng Bồ Tát thứ tư do Bồ Tát An Lập Hạnh dẫn đầu.

Chúngnày thiết lập hạnh an lạc một cách vững chãi từ sự chấmdứt khổ đau, do sự phát khởi hạnh nguyện rộng lớn là:“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ = chúng sanh không sốlượng, thệ nguyện đều độ khắp”, nên chúng Bồ Tátnày gọi là chúng Bồ Tát do An Lập Hạnh dẫn đầu.

Bốnchúng Bồ Tát này do Đức Phật Thích Ca huấn luyện từ tronglò lửa khổ đau của thế giới này, nên họ mới đủ mọinăng lực để phát nguyện hoằng truyền kinh Pháp Hoa cho chúngsanh ở nơi thế giới này, nhằm chuyển hóa Khổ đế củathế giới này thành An Lập Hạnh, chuyển hóa Tập đế củathế giới này thành Tịnh Hạnh, chuyển hóa Đạo đế ởnơi thế giới này thành Vô Biên Hạnh và Diệt đế ở nơithế giới này thành Thượng Hạnh.

Đólà chủ ý của phẩm này, và do chủ ý thâm sâu, vi diệu vàsiêu việt như vậy, làm cho hội chúng kinh ngạc, khiến BồTát Di Lặc phát khởi thỉnh vấn, làm duyên khởi để ĐứcPhật dạy phẩm Như Lai Thọ Lượng.

PhẩmNhư Lai Thọ Lượng:

Phẩmnày nói về báo thân viên mãn của Đức Phật Thích Ca MâuNi. Báo thân ấy không bị sinh diệt chi phối, bởi vì đólà kết quả từ hạnh nguyện Pháp Hoa tạo thành, đã từvô lượng kiếp.

ĐứcPhật Thích Ca lịch sử đang nói Pháp Hoa bằng trực tiếp,bằng thí dụ, bằng nhân duyên và thọ ký cho hết thảy hàngThanh Văn thành Phật trong tương lai ấy, là từ nơi Phật báothân viên mãn này mà biểu hiện.

Cácvị Bồ Tát từ lòng đất vọt lên cũng do từ báo thân viênmãn vô lượng thời gian này giáo hóa mà tạo nên.

Dođó, báo thân của Phật Thích Ca không hề nhập diệt, vẫnluôn luôn thường trú. Và làm căn bản cho mọi ứng hóa thâncủa Phật Thích Ca biểu hiện cùng một lúc mà có mặt khắpmọi không gian để thuyết giảng Pháp Hoa cho hết thảy chúngsanh khắp cả vô biên thế giới.

Đâylà điểm chủ yếu của phẩm này, nên phẩm này là điểmsâu thẳm, là bản thể thâm diệu của các phẩm Pháp Hoa đượcĐức Phật diễn nói từ trước và là căn bản tạo nên cácthành quả của Pháp Hoa và đại nguyện của Pháp Hoa ở cácphẩm về sau.

PhẩmPhân Biệt Công Đức:

Chủyếu của phẩm này là nói về thành quả tốt đẹp do tinvà hiểu đối với báo thân viên mãn không sinh diệt củaPhật từ hạnh nguyện Pháp Hoa đem lại.

Nên,phẩm này đặc biệt nhấn mạnh đến đức tin Pháp Hoa.

PhẩmTùy Hỷ Công Đức:

Phẩmnày chủ yếu là nói thành quả hay phước báo tốt đẹp củangười tùy hỷ đối với kinh Pháp Hoa.

Thànhquả ấy là thành quả tốt đẹp đối với tất cả tướnghảo của loài người. Người ấy có đầy đủ tiện nghiđi lại, có vị trí cao đẹp trong cõi nhân thiên và đờisống sinh ra trong môi trường của các vị Bồ Tát có phápTổng Trì tối thượng.

PhẩmPháp Sư Công Đức:

Chủyếu phẩm này là nói những thành quả tốt đẹp đối vớisáu căn của vị Pháp sư Pháp Hoa, do công phu tu tập, thọtrì, đọc tụng, diễn giảng, ấn hành kinh Pháp Hoa mà đemlại.

PhẩmThường Bất Khinh Bồ Tát:

Chủý của phẩm này là nói về thành quả tốt đẹp do thựchành hạnh nguyện Pháp Hoa đem lại của Đức Phật Thích Ca.

Tiềnthân của Đức Phật Thích Ca là Bồ Tát Thường Bất Khinh.

VịBồ Tát ấy, đã phát nguyện thọ trì kinh Pháp Hoa từ ĐứcPhật Oai Âm Vương đã trải qua vô lượng kiếp cho đến ngàynay chưa hề gián đoạn.

Bởivậy, báo thân bất hoại, siêu việt thời gian của Phật ThíchCa là do từ hạnh nguyện Pháp Hoa này mà tạo thành, và hiệnthân Đức Phật Thích Ca có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt,tám mươi vẻ đẹp đang thuyết Pháp Hoa cho hội chúng tạiđỉnh Linh Sơn, đang đưa Tam Thừa trở về với Nhất Thừavà đang thọ ký cho hết thảy Thanh Văn thành Phật, đó làthành quả từ hạnh nguyện Pháp Hoa của Bồ Tát Thường BấtKhinh này.

Dođó, phẩm này là nói hạnh nguyện lâu nhất, nhẫn nhục vàkiên trì nhất của Pháp Hoa và là thành quả cao nhất củahạnh nguyện ấy.

PhẩmNhư Lai Thần Lực:

Chủyếu của phẩm này là nói về sự yểm trợ cho những ai thựchành đời sống Pháp Hoa và phát khởi đại nguyện hoằngtruyền đời sống ấy của Như Lai bằng năng lực thần thông.

NhưLai thần lực là thần lực được biểu hiện từ nơi NhưLai thọ lượng, nghĩa là từ nơi báo thân bất hoại siêuviệt thời gian và không gian mà biểu hiện thần lực.

Thầnlực ấy có bốn điểm như sau:

1.Thần lực đưa ra tướng lưỡi rộng dài đến Phạm thiên:

ĐứcThế Tôn biểu hiện thần lực này là để hiển thị cho đạichúng biết rằng: Những gì Đức Như Lai thuyết giáo từ khichuyển pháp luân tại Vườn Nai cho đến bây giờ là xuyênsuốt chân thật – chỉ nói một lời.

Lạinữa, những gì mà Như Lai trình bày trong kinh Pháp Hoa này,từ phẩm Phương Tiện đến phẩm Như Lai Thần Lực này làpháp Nhất Thừa xuyên suốt thống nhất.

Vàlại nữa, pháp Nhất Thừa mà Như Lai vừa trình bày cho hộichúng đó cũng chỉ là một lưỡi, một lời, đúng như mộtlưỡi, một lời của chư Phật mười phương và ba đời.

ChưPhật phân thân, từ báo thân không sinh diệt đang hoằng truyềnPháp Hoa khắp cả mười phương cũng chỉ nói một lưỡi,nói một lời, Nhất Thừa là chân thật, Tam Thừa là phươngtiện.

Vàchỉ có lời nói chân thật ấy, mới là sức mạnh phi thườngđể yểm trợ cho những ai phát nguyện sống đời sống PhápHoa và hoằng truyền đời sống ấy.

2.Hết thảy lỗ chân lông của Như Lai đều phóng ra vô lượng,vô biên ánh sáng có màu sắc và chiếu soi khắp các thế giớitrong mười phương:

ĐứcThế Tôn biểu hiện thần lực này để hiển thị rằng, chânlý là tỏa sáng cùng khắp mọi nơi và bất diệt.

Vàchỉ có chân lý mới có sức mạnh phi thường xóa tan ảovọng, để yểm trợ cho những ai nguyện sống đời sốngPháp Hoa và hoằng truyền đời sống ấy.

3.Chư Phật phân thân, đằng hắng cùng một lúc:

Thầnlực này của chư Phật, nhằm hiển thị rằng: Phật báo thânvà chư Phật phân thân bất cứ thời gian nào và không giannào, cũng cùng một phát nguyện thống nhất. Sống bằng đờisống kinh Pháp Hoa và phát nguyện hoằng truyền kinh ấy.

Vàđồng thời phát nguyện yểm trợ cho những ai đang hành PhápHoa và hoằng truyền pháp ấy.

Vànhư vậy, chỉ có nguyện lực thống nhất mới có sức mạnhphi thường để yểm trợ người có đời sống Pháp Hoa vàhoằng truyền pháp ấy.

4.Chư Phật búng tay cùng lúc:

Thầnlực này của chư Phật, nhằm hiển thị rằng, mọi hoạtdụng của Phật báo thân và chư Phật phân thân là thốngnhất với nhau, đối với pháp Nhất Thừa.

Vànhư vậy, chỉ có hoạt dụng thống nhất đối với PhậtThừa, mới có năng lực phi thường để bảo chứng cho nhữngai sống đời Pháp Hoa và hoằng truyền đời sống ấy.

ĐứcNhư Lai đã sử dụng những thần lực như vậy để yểm trợcho những vị thực hành đại nguyện Pháp Hoa.

Yểmtrợ đại nguyện Pháp Hoa bằng thần lực là chủ yếu củaphẩm này.

PhẩmChúc Lụy:

Chúclụy hay phó chúc hoặc ký thác, phẩm nầy có bốn điểm chủyếu sau:

1.Trực tiếp phó chúc:

ĐứcPhật đứng dậy từ pháp tòa, bằng tất cả thần lực, đưatay xoa đỉnh đầu của các Bồ Tát Đại Sĩ và nói lời phóchúc:

“PhápTuệ giác Vô thượng này rất khó được, Như Lai đã trảiqua vô số thời gian tu tập mới có được, ngày nay đem giaophó cho quý vị. Quý vị hãy hết lòng truyền bá pháp ấy,làm cho sự lợi ích của pháp ấy tăng lên một cách rộnglớn”.8

Đâylà lời phó chúc chính thức của Đức Như Lai đến các vịBồ Tát Đại Sĩ.

2.Lời căn dặn:

ĐứcNhư Lai căn dặn lời hết sức quan trọng như sau:

“Nếutrong tương lai có người nào tin tưởng được tuệ giác NhưLai, thì quý vị hãy giảng kinh Pháp Hoa này cho họ, khiếncho họ đều đạt được tuệ giác của Như Lai.

Vànếu ai chưa tin tưởng kinh này, thì quý vị nên đem giáo lýsâu xa khác của Như Lai mà trình bày cho họ bằng nhiều cách.

Nếulàm được như vậy là quý vị đã báo đáp được ân đứcchư Phật”.

3.Tiếp nhận và phụng hành:

Saulời phó chúc của Đức Thế Tôn, các vị Bồ Tát Đại Sĩvui mừng không kể xiết, liền cúi đầu hướng đến ĐứcThế Tôn nói lời tín kính và phụng hành như sau:

“BạchĐức Thế Tôn! Chúng con nguyện xin cùng nhau phụng hành, đúngnhư lời huấn dụ của Đức Thế Tôn. Xin Đức Thế Tôn đừnglo nghĩ”.

Saulời thưa tiếp nhận phó chúc của các Bồ Tát Đại Sĩ, việcphó chúc của Đức Thế Tôn đã hoàn thành.

Vànhững gì Đức Như Lai dạy về giáo, hạnh, nguyện và quảcủa pháp Nhất Thừa đã thành tựu viên mãn.

4.Thỉnh mời trở về quốc độ:

Saukhi đã hoàn thành mọi thủ tục phó chúc, Đức Thế Tôn thỉnhmời các Đức Phật phân thân trở về quốc độ của mìnhvà cũng thỉnh mời tháp Đức Phật Đa Bảo về chốn cũ.

Tronghội chúng bấy giờ, ai cũng cảm thấy hoan hỷ, vui sướng.

Nhưvậy, chủ yếu của phẩm này là vừa phó chúc kinh Pháp Hoacho các vị Bồ Tát Đại Sĩ tiếp tục hoằng truyền và đồngthời cũng tổng kết thuyết pháp hoàn tất pháp Nhất Thừacủa Đức Thế Tôn về bốn mặt giáo, hạnh, nguyện và quả.

Còncác phẩm sau của phẩm này là nói về đại nguyện Pháp Hoacủa các Đại Bồ Tát.

PhẩmDược Vương Bồ Tát Bổn Sự:

Chủý phẩm này là nói Bồ Tát Dược Vương tu tập đạt được“hiện nhất thiết sắc thân tam muội”, là nhờ nghe kinhPháp Hoa từ Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, và đãtinh cần thực hành Pháp Hoa không biết mỏi mệt.

Dotu tập Pháp Hoa mà thành đạt thiền định “hiện nhất thiếtsắc thân”, nên Bồ Tát Dược Vương đã đốt thân từ sựthành đạt ấy, để cúng dường chư Phật và kinh Pháp Hoa.

Việcđốt thân cúng dường của Bồ Tát Dược Vương có một ýnghĩa hết sức thâm diệu, đó là dâng hiến toàn vẹn phápdo Bồ Tát chứng ngộ từ đời sống Pháp Hoa lên cúng dườngchư Phật, để biểu lộ lòng biết ơn sâu xa đức giáo hóabằng Pháp Hoa của các Ngài và pháp thâm diệu được chứađựng trong kinh.

Vàmột lần khác, Bồ Tát Dược Vương trong quá khứ cũng lạiđốt hai cánh tay để cúng dường như vậy.

BồTát đốt thân cúng dường là để khẳng định tự thân thựcchứng Pháp Hoa và lại một lần nữa đốt cánh tay cúng dườngđể khẳng định khả năng hoằng truyền chánh pháp, khiếncho tất cả Thánh giả trong Tam Thừa đều hội nhập NhấtThừa.

Nênchủ ý của phẩm này là nói lên đại nguyện hoằng truyềnkinh Pháp Hoa của Bồ Tát Dược Vương bằng năng lực khổhạnh qua sự “thiêu thân cúng dường”.

Vàchính do sự “thiêu thân cúng dường” ấy là khẳng định,việc do tu tập Pháp Hoa mà thành tựu định “hiện nhấtthiết sắc thân” của Ngài là chân thật.

Định“hiện nhất thiết sắc thân” là thứ thiền định có khảnăng biểu hiện sắc thân một cách tự tại.

Docó khả năng ấy, nên Bồ Tát mới có khả năng biểu hiệnnhiều hình thức, nhiều thân tướng thích hợp để hoằngtruyền kinh Pháp Hoa đến với hết thảy mọi hình sắc vàmọi giới loại trong mọi không gian mà không lẫn tiếc thânmạng. Sẵn sàng đem thân mạng để phụng sự chánh pháp.

Đólà chủ ý cao nhất của phẩm này.

PhẩmDiệu Âm Bồ Tát:

Chủyếu phẩm này là nói Bồ Tát Diệu Âm hoằng truyền kinh PhápHoa qua năng lực của thiền định hiện nhất thiết sắc thân.

Dođạt được thiền định này, nên Bồ Tát Diệu Âm có thểsử dụng mọi thân tướng thích hợp với mọi đối tượngđể hoằng truyền kinh Pháp Hoa.

Vàdo chứng đắc năng lực thiền định này mà Bồ Tát DiệuÂm có thể biểu hiện từ thế giới của Pháp Hoa lý tưởngtrở thành thế giới của Pháp Hoa hiện thực, bằng tất cảnhững năng lực hoạt dụng của đại nguyện qua thiền định.

PhẩmQuán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn:

Chủyếu của phẩm này là nói Bồ Tát Quán Thế Âm hoằng truyềnkinh Pháp Hoa bằng tâm đại bi toàn diện.

Toàndiện đối với Pháp: Đối với Pháp, Bồ Tát Quán Thế Âmhoằng truyền Pháp Hoa bằng cách chỉ bày cho hết thảy chúngsanh đều đi vào được cửa “thực tướng của hết thảypháp”.

Toàndiện đối với Tâm: Đối với Tâm, Bồ Tát Quán Thế Âmhoằng truyền kinh Pháp Hoa bằng cách phát Bồ đề tâm, tutập Bồ tát hạnh, không còn bất cứ sợ hãi nào đối vớicác ách nạn.

Toàndiện đối với chủng loại: Bồ Tát Quán Thế Âm hoằng truyềnkinh Pháp Hoa sử dụng hết thảy thân, cùng một lúc có thểbiến thể cùng khắp để thuyết pháp với thân thể thíchứng với hết thảy chủng loại chúng sanh.

Toàndiện đối với thời gian: Bồ Tát Quán Thế Âm có mặt cùngmột lúc khắp mọi thời gian để tuyên dương diệu pháp.

Toàndiện đối với không gian: Bồ Tát Quán Thế Âm cùng mộtlúc mà Ngài có mặt khắp mọi không gian để giáo hóa chúngsanh bằng tâm Đại bi của Ngài.

Dođó, chủ yếu của phẩm này là nói Bồ Tát Quán Thế Âmhoằng truyền kinh Pháp Hoa bằng tâm Đại bi một cách toàndiện.

PhẩmĐà La Ni:

Chủyếu phẩm này là yểm trợ các vị Pháp sư Pháp Hoa bằngnăm thần chú.

Trongnăm thần chú yểm trợ ấy, thần chú yểm trợ đáng chúý nhất là thần chú của quý vị quỷ La sát.

Lasát là loài quỷ độc ác ăn thịt người và tàn bạo nhấtcủa thế gian, nhưng khi tất cả họ nghe Đức Phật thuyếtgiảng kinh Pháp Hoa và năng lực của kinh Pháp Hoa đã đánhthức Phật tính nơi loài quỷ dữ này, khiến Phật tính tronghọ sinh khởi và họ đã phát khởi đại nguyện hộ trì vịPháp sư hoằng truyền kinh Pháp Hoa.

Điềunày mới là điểm chủ yếu của phẩm này.

Ởphẩm 12, Đức Phật đã thọ ký cho Đề Bà Đạt Đa làm Phậtlà xác nhận Phật tính ở nơi người tạo tội ngũ nghịch,dù đọa địa ngục vô gián, nhưng vẫn không mất, hễ códuyên thì sinh khởi. Cũng ở phẩm này, Đức Phật đã chứngminh cho Long nữ thành Phật, là xác nhận rằng, dù nhân xấubị đọa làm loài súc sinh, nhưng Phật tính không mất, hễđủ duyên thì sinh khởi làm Phật. Ở phẩm Đà La Ni này,các quỷ La sát nữ đã phát tâm hộ trì vị Pháp sư hoằngtruyền Pháp Hoa bằng thần chú, được Phật ấn chứng. Điềunày là minh chứng rằng, dù gieo nhân ác, bị đọa làm loàiquỷ dữ, nhưng Phật tính không mất, hễ có đủ cơ duyênthì Phật tính biểu hiện, phát khởi đại nguyện và đềucó thể thành Phật trong tương lai.

Vậy,kinh Pháp Hoa không phải chỉ có thần lực chuyển hóa hàngThanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát thành Phật, mà còn có thầnlực cực kỳ phi thường là chuyển hóa và dìu dắt các loạichúng sanh ở nơi ba ác đạo là địa ngục, ngạ quỷ và súcsanh cũng đều làm Phật nữa.

Đâylà điểm độc đáo của kinh Pháp Hoa và là điểm sâu thẳmvi diệu của phẩm này.

PhẩmDiệu Trang Nghiêm Bổn Sự:

Chủyếu của phẩm này là nói kinh Pháp Hoa có năng lực Phậthóa gia đình và Phật hóa xã hội qua nhà nắm quyền lực,bằng đại nguyện Pháp Hoa qua sự tác chứng của bản thân.

VuaDiệu Trang Nghiêm ở trong thân tộc là cha của hai hoàng tửTịnh Tạng, Tịnh Nhãn và ở mặt xã hội là vua, tức làvị nắm quyền lực cao nhất, nhưng lại là người tôn thờchủ thuyết sai lầm.

TịnhTạng và Tịnh Nhãn biết rõ vai trò của vua cha hết sức quantrọng đối với hạnh phúc của hoàng tộc và xã hội, nếuvua cha tiếp tục đi theo chủ thuyết sai lầm, thì không nhữngbản thân vua cha thiệt hại, mà còn gây thiệt hại lớn laocho hoàng tộc và xã hội.

Mặcdù hai hoàng tử hết sức thương cha, thương hoàng tộc vànhân dân, nhưng đứng trước tình trạng ấy hết sức khóxử.

Khóxử vì con không thể nào nói đạo đức cho cha, dân khôngthể nào nói đạo đức cho vua, mà nhất là trong một xã hộigia trưởng và vương quyền, điều ấy lại càng khôngthể.

Ngônngữ điêu luyện và luận lý sắc bén không còn là phươngtiện xử lý có hiệu quả trong trường hợp này, biết vậynên Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn đã sử dụng phương tiện thầnthông bằng chính bản thân mình đã dày công tu tập và chứngđạt từ Pháp Hoa tam muội và các thiền định khác của BồTát để chuyển hóa tà kiến của vua cha.

Vàđiều ấy đã thực sự xảy ra.

VuaDiệu Trang Nghiêm nhìn sự biểu hiện phép lạ của hai hoàngtử như vậy, lòng rất hoan hỷ, hướng lên hai vị hoàng tửvà hỏi Thầy của hai con là ai. Hai vị hoàng tử trả lời,Thầy của chúng con là Đức Phật Vân Lôi Âm Tú Vương HoaTrí Như Lai, hiện đang giảng dạy kinh Pháp Hoa. Vua nói, chamuốn yết kiến Ngài, chúng ta nên cùng đi.

VuaDiệu Trang Nghiêm đã đến yết kiến Đức Vân Lôi Âm TúVương Hoa Trí Như Lai, được Ngài dạy cho kinh Pháp Hoa, khiếnvua vui mừng, phát tâm vô thượng và đã được Đức Phậtấy thọ ký thành Phật trong tương lai.

Vuatu tập Pháp Hoa rất tinh cần và thưa với Đức Vân Lôi ÂmTú Vương Hoa Trí Như Lai rằng: “Hai người con này là Thiệntri thức của con, đã giúp con làm sống dậy những gốc rễtốt đẹp của con từ đời trước”.

Nhưvậy, chủ ý của phẩm này là Phật hóa gia đình, Phật hóanhà nắm quyền lực và xã hội bằng đại nguyện Pháp Hoa,qua phong cách của bậc Thiện tri thức (người bạn tốt vàchân tình), có nội dung của tuệ giác Pháp Hoa, mà phươngtiện sử dụng không nhất định là thần thông, mà chínhlà phương tiện trí lực. Ấy là sức mạnh của tuệ giácvận dụng, để thích ứng, làm thay đổi tình trạng tà kiếnnơi đối tượng.

PhẩmPhổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát:

BồTát Phổ Hiền và vô số Bồ Tát khác từ phương Đông đếnđỉnh Linh Sơn để nghe Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinhPháp Hoa.

BồTát Phổ Hiền đã thưa với Đức Thế Tôn rằng, sau khi Ngàinhập diệt làm thế nào để được kinh Pháp Hoa?

ĐứcPhật dạy cho Phổ Hiền Bồ Tát có bốn yếu tố để đượcPháp Hoa sau này:

1.Được chư Phật hộ niệm.

2.Gieo trồng gốc rễ công đức.

3.Ở trong đoàn thể kiên định theo chánh pháp.

4.Phát nguyện cứu độ chúng sanh.

Saukhi nghe bốn điểm này từ Đức Thế Tôn, Bồ Tát Phổ Hiềnphát nguyện hộ trì người thọ trì, đọc tụng, diễn giảngkinh Pháp Hoa, không những bằng đại nguyện, bằng thần chúmà còn bằng trực tiếp, khiến cho người ấy không bị quênbởi bất cứ câu chữ nào.

Ởphẩm Tựa của kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Văn Thù có mặt đểtrả lời cho Bồ Tát Di Lặc về ánh sáng thiền định PhápHoa của Đức Thế Tôn phóng ra từ chặng giữa mày, là tiêubiểu cho vị Bồ Tát có khả năng thâm nhập chân lý bằngtrí tuệ Pháp Hoa hay trí tuệ toàn giác bằng chính sự trảinghiệm.

Ởphẩm cuối của kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Phổ Hiền xuất hiệntừ phương Đông, có mặt trong phần bế mạc Pháp Hoa, làtiêu biểu cho vị Bồ Tát có khả năng hay tuệ giác thựchiện, giữ gìn và chuyển vận Pháp Hoa đến khắp mọi nơi,tạo thành chất liệu và sức mạnh của sự sống, mà khôngcòn có bất cứ một sức mạnh nào có thể địch nổi.

Nên,phẩm này cũng là phẩm lưu thông của kinh Pháp Hoa.

Dođó, chủ ý của phẩm này nói cho ta biết, Pháp Hoa không cònlà pháp thoại mà pháp thoại đã biến thành hành động củasự sống cùng khắp trong mọi không gian và trong mọi thờigian và là Pháp bất diệt, không cùng tận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567