Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 1: Ý nghĩa đề kinh Pháp Hoa

21/05/201115:09(Xem: 6563)
Chương 1: Ý nghĩa đề kinh Pháp Hoa

KINH PHÁPHOA TINH YẾU
BhikkhuThích Thái Hòa

CHƯƠNGI
Ý NGHĨA ĐỀKINH PHÁP HOA

Đềkinh Pháp Hoa, tiếng Phạn là: सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम्= Saddharmapuṇḍarīkasūtram.

सद्= Sad, đi từ động từ सत् = Sat, có nghĩa là hiệnthực, đích thực, thực tiễn, chân thực, vi diệu, điềukhông thể diễn tả được,… सद् = Sad, Ngài Pháp Hộ,năm 286 TL, dịch là chánh.1 Ngài La Thập, năm 406, dịch làdiệu.2

धर्म= Dharma, đi từ động từ धृ = DHṚ, có nghĩa là bảo toàn,duy trì, làm cho hiện hữu, sắp xếp, làm cho có trật tự,duy trì để hiện hữu,… Do đi từ động gốc như vậy, nênPháp hay dharma có nghĩa là nguyên tắc hay nguyên lý tồn tại,…Các Hán bản đều dịch là pháp.

पुण्डरीक= Puṇḍarīka, có nghĩa là hoa sen trắng. Ngài Pháp Hộ, năm265TL, phiên âm là Phân đà lỵ và năm 286TL, dịch là hoa. NgàiLa Thập, năm 406 TL, Cấp đa và Xà na khuất đa, năm 601 TL,đều dịch là Liên hoa. Ngài Tăng Duệ là một trong bốn vịđại đệ tử xuất chúng của Ngài La Thập giải thích rằng,hoa sen là loài hoa đặc biệt hơn hết thảy các loài hoa. Vàhoa đúng độ nở, gọi là Phân đà lợi. Hoa sen chưa nở làdụ cho nhị thừa đạo; nở ra mà đã rụng là dụ cho Niếtbàn và hoa đang đúng độ nở là dụ cho kinh nầy.3

TheoKhông Hải, Phân đà lợi là loài hoa sen có trăm lá thuậntheo nhau, mỗi lá sen đều tiếp nối nhau hoàn chỉnh khả ái,lá ngoài cực trắng, dần dần vào phía bên trong có màu vàngnhạt, hương của hoa sen nầy thơm cực kỳ đặc biệt. Xưavua Lưu Ly hại con gái dòng họ Thích, Ngài Đại Ca Diếp lấyhoa sen nầy trong hồ A nậu đạt rẩy nước tám công đứcvào thân tâm người nữ khiến cho họ liền được an lạc,khi sanh mạng kết thúc liền được sanh thiên.

Nhơnrẩy nước hồ lên đầu hoa liền thành chủng tử, hoa ấyngày nay vẫn còn. Hoa đẹp và lớn, thẳng hơn một thước,nên hoa sen loại ấy, gọi là Phân đà lợi.4

Vậy,सद्धर्मपुण्डरीक = Saddharmapuṇḍarīka,có nghĩa là pháp đích thực, pháp hiện thực, pháp thuầnkhiết, pháp nguyên vẹn, pháp không thể diễn tả, pháp vidiệu,… Pháp ấy ví như hoa sen trắng.

KinhPháp hoa là kinh nói về pháp đích thực, pháp hiện thực,pháp chính xác của chư Phật, nên Ngài Pháp Hộ dịch सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम्= Saddharmapuṇḍarīkasūtram là Chánh pháp hoa kinh.5

KinhPháp hoa là kinh nói về pháp chân thực, hiện thực, vi diệu,nguyên vẹn của chư Phật, ví như hoa sen, nên Ngài La thậpdịch là Diệu pháp liên hoa kinh.6

Tạisao, ở kinh nầy, Đức Phật dùng hoa sen để ví dụ cho pháp?Vì đối tượng nghe kinh nầy là hàng Thanh văn, tức là nhữngvị tu tập chưa chứng nhập được Pháp Niết bàn tuyệt đối,nên Đức Phật muốn dẫn dắt những vị nầy đi đến Niếtbàn tuyệt đối ấy, vì vậy ở kinh nầy, Đức Phật đãsử dụng nhiều ví dụ để dụ cho pháp, khiến cho các đốitượng nghe pháp nương vào các ví dụ mà thâm nhập và thểchứng được pháp thân chân thực.

Trongtất cả các ví dụ ấy, hoa sen trắng là ví dụ rốt ráo,xuyên suốt, nguyên vẹn và thuần khiết cho pháp mà Đức Phậthiển thị ở trong kinh nầy. Hoa sen trắng là dụ cho Nhấtthừa, Pháp thân chân thực hay Phật tính nơi hết thảy chúngsanh vậy.

Lạinữa, hoa sen được sử dụng để ẩn dụ cho kinh nầy, vìnó có những đặc điểm như sau:

1.Có hoa là có gương: Hoa sen, hễ khi có hoa là liền có gương.Đây là dụ cho nhân quả đồng thời của kinh Pháp hoa. ViệcLong nữ hiến châu và liền thành Phật ở phẩm Đề bà đạtđa7 là hiển thị cho đặc điểm nầy.

Lạinữa, nhân quả đồng thời là dụ cho phương tiện và cứucánh, bản môn và tích môn, lý và sự, trí và bi, quyền vàthực, đốn và tiệm, được trình bày ở trong kinh Pháp hoalà bất nhị. Nghĩa là chúng đồng thời có mặt trong nhau,không tách rời nhau.

2.Ở trong bùn không ô nhiễm: Hoa sen có đặc điểm ở trongbùn không ô nhiễm. Kinh Pháp Hoa đã sử dụng đặc tính nầycủa hoa sen để dụ cho Phật tính. Phật tính của hết thảychúng sanh tuy ở trong phiền não, nhưng không bị ô nhiễm.Việc Đề bà đạt đa phạm tội ngũ nghịch, đọa vô giánđịa ngục, nhưng Phật tính nơi ông vẫn không mất, hễ hộiđủ nhân duyên thì Phật tính nơi ông vẫn hiển lộ, nênông đã được Đức Phật thọ ký thành Phật trong tươnglai và ở phẩm Đà la ni, loài quỷ nữ do nhiều đời tạoác nghiệp nên đã đọa vào quỷ đạo, nhưng Phật tính nơihọ không mất, hễ hội đủ nhân duyên thì Phật tính hiểnlộ, vì vậy khi nghe kinh Pháp Hoa, Phật tính nơi họ liềnsinh khởi và họ đã phát tâm hộ trì kinh Pháp Hoa là hiểnthị đặc điểm nầy.

3.Hoa và cọng tách riêng với lá: Hoa sen có đặc tính hoa vàcọng tách riêng với lá. Kinh Pháp Hoa đã sử dụng đặc tínhnầy của hoa sen để ẩn dụ rằng, tam thừa là Thanh văn thừa,Duyên giác thừa, Bồ tát thừa đều từ nơi Nhất thừa màbiểu hiện, nhưng trong đó, Nhất thừa hay Phật thừa là tốithượng. Việc năm ngàn người, vì tâm tăng thượng mạn,bỏ đương hội Pháp Hoa lui về là hiển thị cho đặc điểmnầy.

4.Ong và bướm không thể hút nhụy: Do hoa sen có đặc tính nầy,nên kinh Pháp Hoa đã dùng đặc tính nầy để ẩn dụ rằng,đối với diệu pháp, thì hết thảy chúng sanh đều có, nhưngchúng sanh, vì tâm tăng thượng mạn,8 vì tâm tham dục, vìtâm tà kiến, vì tâm bé nhỏ, nên không tiếp nhận đượcdiệu pháp. Những người đi nửa đường muốn trở quay vềở trong phẩm Hóa thành dụ là hiển thị cho đặc điểm nầy.

5.Không bị sử dụng để trang điểm: Do hoa sen có đặc tínhnầy, nên kinh Pháp Hoa đã dùng đặc tính ấy để ẩn dụrằng, những kẻ tiểu tâm, tà trí, buông lung theo các dụcthì không thể sử dụng được diệu pháp để làm việc phipháp, không thể lợi dụng chánh pháp để hành hoạt tà pháp.Người say quên hạt minh châu trong chéo áo của phẩm Năm trămđệ tử thọ ký là hiển thị cho đặc điểm nầy.

6.Hoa nở sen hiện: Do hoa sen có đặc tính nầy, nên kinh PhápHoa đã sử dụng đặc tính nầy để ẩn dụ rằng, ở trongdiệu pháp có thực pháp và quyền pháp, ở trong Đức Phậtlịch sử có Đức Phật siêu lịch sử, ở trong thiên báchức hóa thân của Phật Thích Ca đều có pháp thân không sanhdiệt cũng như báo thân thanh tịnh và thường trú của Ngài.

Quyềnpháp là pháp phương tiện. Đức Phật đã sử dụng pháp nầy,tùy theo căn cơ, hoàn cảnh, trình độ của chúng sanh, mà Ngàivận dụng để thuyết pháp thích ứng, nhằm khai, thị, ngộ,nhập phật tri kiến cho chúng sanh, khiến cho hết thảy chúngsanh, dù đang ở vào vị trí nào, hoàn cảnh nào, trình độnào cũng đều có thể ngộ, nhập được phật tri kiến.

Thựcpháp là thực pháp của pháp hoa, là đệ nhất nghĩa chân thực.Pháp ấy là mục tiêu của Phật ra đời giáo hóa chúng sanh.Và là điểm đồng qui từ mọi phương tiện giáo hóa củaPhật.

ĐứcPhật lịch sử là Đức Phật ra đời cách đây hơn hai mươisáu thế kỷ ở Népal Ấn Độ giáo hóa chúng sanh và đã nóikinh Pháp Hoa trên đỉnh Linh Sơn như ở phẩm Phương tiệncủa kinh nầy đã trình bày. Đức Phật siêu lịch sử làĐức Phật siêu việt thời gian như phẩm Hiện Bảo Tháp vàphẩm Như Lai Thọ Lượng của kinh nầy đã mô tả.

Donhững đặc điểm thâm diệu của kinh như vậy, nên đặcđiểm hoa nở sen hiện của hoa sen được sử dụng để nóilên những điểm thâm diệu mà thực tiễn của kinh nầy.

7.Hoa rụng sen thành: Với đặc điểm nầy của hoa sen, đượcsử dụng để ví dụ cho thời kỳ giáo hóa hàng đệ tửThanh văn của Phật đã đến chỗ thuần thục rồi, nên Ngàikhông giảng dạy cho họ những kinh điển dưới mức PhápHoa mà phải giảng dạy kinh Pháp Hoa và thọ ký cho họ thànhPhật trong tương lai. Đây gọi là thời kỳ Đức Phật thuyếtpháp có nội dung phế quyền hiển thực, nghĩa là phế bỏpháp phương tiện mà chỉ thẳng pháp cứu cánh cho hàng thínhchúng Thanh văn. Ví như hoa rụng thì sen thành. Việc các vịBồ tát từ lòng đất vọt lên ở phẩm Tòng địa dõng xuấtvà việc Long nữ hiến châu ở phẩm Đề bà đạt đa là hiểnthị cho đặc điểm nầy.

Đềkinh Pháp Hoa bao gồm cả Pháp và dụ một cách thực tiễnvà sâu xa như vậy, nên Ngài Nhật Liên Đại Sư (1222 – 1282),Tổ sư của Pháp Hoa Tông Nhật bản dạy rằng: “Chỉ cầnthọ trì, đọc tụng đề kinh Pháp Hoa là có đủ nhân duyênđể thành Phật”.

TheoHám Sơn – Đức Thanh Đại Sư (1546 – 1623), đời Minh, đềkinh Pháp Hoa là chỉ thẳng Nhất chơn pháp giới của kho tàngtâm Như Lai. Và dùng ý nghĩa ấy mà lập tên vậy. Đại Sưcòn giải thích, tâm cảnh không hai, thuần là nhất chơn, nêngọi là diệu pháp. Nhưng, hết thảy chúng sanh ở trong diệupháp mà mê, nên gọi là “tạng thức”. Ở nơi “tạng thức”mà chư Phật giác ngộ, gọi là “Như Như lai tạng”. Y vàonhất tâm mà kiến lập “Pháp giới liên hoa tạng”.

Dođó, chơn vọng xuyên suốt, nhiễm tịnh dung thông, nhân quảđồng thời, thỉ chung đồng một ngằn mé.

Vìvậy, nếu ước theo dụ, thì lấy hoa sen làm biểu tượng,nhưng nếu ước theo pháp, thì chỉ thẳng bản thể giác ngộcủa tâm (Pháp Hoa Kinh Thông Nghĩa).

TheoThanh Đàm Đại Sư triều Gia Long, thì Diệu pháp là chỉ chothực pháp. Pháp là tâm xưa nay thanh tịnh. Tâm ấy xưa naykhông sinh, không diệt, không nhớp, không sạch, không thêm,không bớt, tại phiền não không loạn động, tại trần laokhông ô nhiễm, nên gọi là tâm xưa nay thanh tịnh vậy.

Lạinữa, tâm ấy là bản nguyên của chư Phật, là phật tánhcủa chúng sanh. Tròn đồng thái hư, rộng lớn không ngằnmé. Linh linh, lặng lặng, suốt xưa, suốt nay, yên yên, lắnglắng, chính là không, chính là sắc, không thể dùng tâm thứcsuy lường, phân biệt mà có thể biết được.

ĐứcThế Tôn, vì muốn đem một việc lớn là “đại tâm” nầy,mà trao phó cho hàng bồ tát, tạo thành nhân địa của tâm,làm gốc tu nhân, sau đó mới thành tựu quả địa tu chứng,nên gọi là diệu pháp.

Lạinữa, diệu pháp là tùy theo tác dụng mà thiết lập vô lượngtên gọi khác nhau như: Đại sự nhân duyên; Phật tri kiếnđạo; Cứu cánh Phật tuệ; Nhất thiết chủng trí.

Liênhoa là thí dụ. Lấy trong sạch không ô nhiễm làm nghĩa. Tấtcả thế gian không kham nhận tâm thanh tịnh ấy, nên kinh lấyhoa sen mà dụ cho tâm ấy. Hoa sen sinh ra ở trong bùn nước,nhưng không bị bùn nước làm cho ô nhiễm, cũng như tâm ởtrong trần lao mà không bị trần lao làm mê hoặc.

Tuynhiên, tâm không có hình tướng, nhưng hoa lại có xanh vàng.Do nhân nơi hoa mà rõ được cái thấy. Nhân nơi cái thấymà biết hoa. Sắc tướng của hoa là vô tình. Cái thấy, cáibiết thuộc về tâm chân thực. Chỉ cần không vọng khởiphân biệt, thì vạn vật và ta vốn là như như.9

Tómlại, đề kinh đã dùng hoa sen để ví dụ cho diệu pháp. Diệupháp chính là nhất thừa và nhất thừa là Phật tính. Phậttính là tính giác ngộ vốn có nơi hết thảy chúng sanh. Tuy,chúng sanh đang bị trôi lăn trong bùn lầy sanh tử, nhưng Phậttính nơi họ không những không mất, mà còn không bị ô nhiễm,hễ đủ duyên thì Phật tính ấy sẽ khởi sinh và tựu thànhquả vị giác ngộ. Cũng vậy, ví như hoa sen, tuy bị chìm ngậpở trong nước bùn, nhưng đủ duyên và đúng thời, nó sẽnở ra hương thơm thanh khiết, vô nhiễm.

Dođó, đề kinh đã dùng hoa sen để ví dụ cho đạo lý nhấtthừa hay Phật tính vậy.

Lạinữa, theo Pháp Hoa Kinh Khai Đề, Diệu Pháp Liên Hoa là mậthiệu của Quán Tự Tại Vương, danh hiệu Phật nầy cũng còngọi là Vô Lượng Thọ, hiện đã thành Phật ở nơi quốcđộ Tịnh Diệu. Nhưng, khi lưu lại ở thế giới tạp nhiễmđầy năm sự dơ bẩn, làm vị Bồ tát Quán Tự Tại vớitên Nhất thiết pháp bình đẳng Quán tự tại trí ấn.

Nếucó những ai nghe được lý thú nầy, mà thọ trì, đọc tụng,tác ý, tư duy, thì cho dù người ấy đang ở trong thế giớicủa các dục, nhưng ví như hoa sen, ở trong trần cấu mà khôngbị khách trần làm cho ô nhiễm, người ấy có thể nhanh chóngthành tựu quả vị Vô thượng bồ đề.

Vàlại nữa, Diệu Pháp Liên Hoa là bản thể của thế giớiLiên Hoa Đài Tạng, là Thuờng Tâm Bản Địa của đức PhậtTỳ Lô Giá Na.10

Nhưvậy, đề kinh không những chỉ dùng hoa sen dụ cho pháp màcòn dùng hoa sen để dụ cho tên gọi của hạnh tu và bảnthể của pháp chứng ngộ nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]