Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 9: Pháp Thân

31/03/201104:31(Xem: 5279)
Chương 9: Pháp Thân

THẮNGMANGIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
TuệSỹdịch và giảng

PHẦNMỘT
GIẢNGLUẬN

CHƯƠNGIX
PHÁPTHÂN

1.NHƯLAI THƯỜNG HAY VÔ THƯỜNG

Đậpvỡ vỏ trứng vô minh, để thấu triệt căn nguyên thế giới,thấu suốt tất cả biên tế tối sơ và tối hậu của sinhtử, bấy giờ Như Lai tạng không còn bao phủ trong vô sốphiền não ô nhiễm, và Thánh thai mà Bồ tát nuôi lớn trongsuốt quá trình tu dưỡng của mình đến đây đã được hiểnlộ. Đó là sự xuất hiện của Pháp thân, bản thân củachân lý.

ThắngMan phu nhân nói:

«BạchThế Tôn, do thành tựu Phật pháp bất tư nghị vượt quásố cát sông Hằng, vốn không ly, không thoát, không dị biệt,do thế mà nói Pháp thân Như Lai.»

Cangợi những phẩm tính siêu việt của Như Lai; ca ngợi trítuệ vô biên, Phật pháp vô biên, cảnh giới bất khả tưnghị nơi đức Phật; đối với một người phàm phu, tấtcả giống như một người nghèo ngồi tính những bảo vậtvô giá đang được cất giữ trong hoàng cung. Tính toán, haytưởng tượng, nhiều lắm thì cũng chỉ thỏa mãn sự hiếukỳ hay thèm khát nhất thời mà thôi. Nhưng nếu người nghèođó biết rằng bản thân là một hoàng thái tử đang lỡ vận.Thế thì sự tính toán không đơn giản chỉ là những tưởngtượng hiếu kỳ. Sự tính toán ấy có thể làm cho một ngàynào đó giang sơn phải thay ngôi đổi chủ. Cũng thế, ca ngợiPháp thân Như Lai đối với những vị đã phát bồ-đề tâmlà nói lên những ước nguyện không cùng tận của mình.

Thếnhưng, các chúng Thanh văn ít khi ca ngợi Phật, và nếu cóthì cũng tán thán vùa phải. Đức Thích Tôn, đối với cácchúng Thanh văn, trước sau như nhất vẫn chỉ là một con ngườisinh ra với tất cả hệ lụy và khổ đau, sợ hãi, như tấtcả những con người khác. Nhưng, đó là một con người phithường. Một người đã chiến thắng khổ đau.

Thếrồi, cho đến một lúc, đức Thích Tôn cũng phải chết. Ngàisẽ đi vào thế giới vĩnh cửu của hư vô, hay đi vào mộtthế giới tịch diệt vô ngôn nào đó? Đối với các vịĐại Thanh văn, đó không phải là những thắc mắc gay cấn.Vì đó là quy luật.»[239] Tuy vậy, đối với các đệ tửchưa chứng Thánh quả, sự vắng bóng vĩnh viễn của đứcThích Tôn cũng như sự vắng bóng của người cha già thânyêu đối với đàn con trẻ dại. Điều đó không phải khôngđể lại trong lòng những ấn tượng tiếc thương vô hạn.Trong tâm tư phàm tục, thương yêu và gần gũi là hai ý niệmkhông thể tách rời. Cho nên, mặc dù Phật đã từng nhắcnhở «Pháp và Luật mà Ta đã giảng dạy và thiết chế, saukhi Ta diệt độ, sẽ là Đạo sư của các ngươi»[240] cácPhật tử Đại thừa tuy cách Phật khá xa về sau vẫn khôngnguôi với hoài vọng về hình ảnh đấng Đạo sư tôn quý.Những lời dạy của Ngài, những pháp môn tu tập mà Ngàiđể lại, vẫn còn rực sáng trong tâm họ, nhưng đồng thờichính bản thân của Ngài cũng từ trong những lời dạy ấycũng phải trở nên sáng ngời và bất diệt.

Vậythì, «có thật sự đức Phật vĩnh viễn biến mất sau khinhập Niết-bàn?»[241] Câu hỏi được gặp rất nhiều lầntrong kinh điển nguyên thủy, nhưng Phật không hề trả lờidứt khoát. Các chúng đệ tử cũng bằng lòng với sự im lặngđó.

Chonên, Thuần-đà trong kinh Niết-bàn nguyên thủy hài lòng vớicông đức bố thí của mình, nhưng Thuần-đà xuất hiện trongkinh Niết-bàn Đại thừa, trước biến cố trọng đại đãdám thách thức trí tuệ của Bồ tát Văn-thù:

«Thưangài Văn-thù, ngài biết mà nói thế, hay không biết mà nóithế, rằng Như Lai cũng đồng với các hành vô thường? NhưLai là bậc Chí tôn… diệt trừ phiền não… chiến thắngMa quân… thành tựu vô lượng công đức chân thật… saolại có tuổi thọ ngắn thế?… Cho nên, không thể nói NhưLai cũng đồng với hết thảy các hành.»[242]

Khibiết chắc sau bữa cúng dường cuối cùng của mình, đứcPhật sẽ nhập Niết-bàn, Thuần-đà bỗng nhiên tự thấyhoang mang, im lặng; rồi cất cao tiếng khóc, kêu gào: «Khổthay, khổ thay! Thế gian này trống rỗng!» Đức Phật giảnggiải: «Các hành là vô thường, là pháp sinh diệt. Sau khisinh, chúng diệt. Sự vắng lặng của chúng là an lạc.»[243]

Tấtcả những ai suy tư trong giới hạn con người đều có thểhiểu tâm trạng Thuần-đà lúc bấy giờ.

Mộtcách thực tế, ý nghĩa Niết-bàn là thế nào?

Pháphoa nói: «Vì mục đích dắt dẫn chúng sinh mà Ta thị hiệnNiết-bàn địa. Ta nói đó là phương tiện. Thật sự Ta khônghề biến mất trong thời gian này. Ta vẫn ở đây thuyết pháp.»[244]

Ýtưởng về một Phật thân biến hóa như vậy không phải làđiều xa lạ trong kinh điển nguyên thủy. Phật có lần nóivới A-nan: Ngài đã nhiều lần xuất hiện trong các hội chúngsát-đế-lị, bà-la-môn, cho đến chư thiên Đao-lị, chư thiêntrên cõi Phạm thiên. Ngài xuất hiện với dung sắc, với yphục, với cử chỉ tập quán y như họ. Trong khi Ngài thuyếtpháp, họ không biết Ngài là ai, từ đâu đến. Sau khi thuyếtpháp xong, Ngài biến mất; họ cũng không biết Ngài là ai,biến mất đi đâu.[245]

Dùsao, đối với một vị Đại Thanh văn, thấy Phật hay khôngthấy Phật, không phải là điều quan trọng. Quan trọng chínhlà có hiểu và có thấy được pháp hay không.[246] Nhưng đốivới một vị Bồ tát sơ phát tâm, ước vọng được gặpmặt đấng mà mình tôn sùng, kính ngưỡng là nguồn khíchlệ vô cùng cần thiết.

2.TÍN TÂM VÀ PHẬT TÍNH

Chúngta nói, Bồ tát khởi đầu sự nghiệp với chí hướng caoxa, với thệ nguyện không cùng tận. Nhưng chúng ta cũng nênbiết rằng Bồ tát bắt đầu phát khởi tâm nguyện Bồ-đềvới tâm tư rất thân và rất gần gũi với người thường.Cho nên, Thắng Man phu nhân khi vừa nghe nói về Phật, vừasinh lòng kính ngưỡng thì ước vọng đầu tiên của Bà làmuốn được chiêm ngưỡng tôn nhan của Phật. Mặc dù kinhKim cang có nói: Những ai thấy Phật qua dung sắc; nghe Phậtqua âm thanh; những người ấy đi theo con đường tà vạy,không thấy Phật.[247] Nhưng, cái mầu nhiệm đầu tiên ngaysau khi Bà vừa mới biết đến Phật chính là hóa thân Phậtvới ánh sáng rạng ngời. Tất nhiên điều đó có thể hiểumột cách hình ảnh, mà cũng có thể hiểu cụ thể. Đó làsắc thân mầu nhiệm, thuần khiết, siêu việt thế gian; khôngphải chỉ «đãy da hôi thối» chứa đầy những hữu lậu,ô nhiễm bất tịnh. Đó là sắc thân mầu nhiệm xuất sinhtừ kho tàng trí tuệ vô biên, là nguồn lưu chuyển thườnghằng của Pháp tính thường trụ.

Nhữngđiều mà Thắng Man phu nhân ca ngợi về sắc thân mầu nhiệmvà trí thân siêu việt của Phật không phải là những điềukhoa đại. Chúng cũng đơn giản như khi người ta ca tụng vầngtrán cao rộng của một nhà thông thái, đôi mắt rực sángtinh anh của một nguời đầy nghị lực.

Từtâm tình ngưỡng mộ rất người thường ấy, Thắng Man phunhân phát Bồ-đề tâm, lập Bồ tát nguyện, bước thẳnglên con đường Bồ tát hành. Sự kiện diễn ra rất đơn giản,nhưng quá trình chuyển đổi tâm tính, từ phong cách tư duycủa một chúng sinh phàm phu cho đến tâm nguyện bao la hoằngvĩ của Bồ tát, quá trình chuyển đổi ấy diễn ra khôngđơn giản. Dù cho ngay sau khi Phu nhân vừa mới phát Bồ-đềtâm Phật thọ ký liền rằng Bà sẽ thành Phật.

Chỉtrong một khoảng thời gian rất ngắn, nhưng theo sự tính toáncủa các nhà luận giải Đại thừa, thì thời gian đó đãtrải dài thành hai vô số kiếp. Thời gian dài hay ngắn tùytheo tâm lượng, nhưng con số cũng cần thiết để hình dungnhững đức tính cao vời, và những công hạnh hoằng vĩ màBồ tát đã thành tựu. Từ khi phát Bồ-đề tâm, cho đếnkhi tin chắc rằng «Ta là con đích thực của Như Lai, kẻ thừatự gia nghiệp của Như Lai», cần phải một vô số kiếp.Thời gian không đủ dài thì tâm tư chưa đủ chín, và côngđức tích lũy không nhiều. Bấy giờ Bồ tát vào Sơ địa,với một niềm hoan hỷ vô biên. Con đường vô lậu của bậcThánh bấy giờ mới thực sự được thấy rõ là đang trảidài ra trước mắt.

Từđó Bồ tát tích cực tu tập, tích lũy công hạnh từ thựchành các ba-la-mật, các nhiếp pháp, cho được thành tựu trọnvẹn. Trải qua một số kiếp nữa, bấy giờ Bồ tát mớithôi hết dao động giữa sinh tử và Niết-bàn; hết nhìn thấynỗi khổ trầm luân mà thỉnh thoảng sợ hãi, có khi cảmthấy chán nãn, bất lực, muốn chứng nhập Niết-bàn cho nhanhchóng. Bằng ý sinh thân, chịu chìm nỗi với chúng sinh trongđại dương sinh tử khốn nạn, nhưng không hề sợ hãi, khônghề có ý tưởng thoát ly, thủ chứng Niết-bàn để yên nghĩ.

Đólà Bồ tát vào Bất động địa. Phật bảo Thắng Man:

«Bằngvào các thiện căn ấy, trải qua vô lượng a-tăng-kỳ kiếpcon sẽ là Tư tại vương ở giữa chư thiên và nhân loại.»[248]

Vậndụng công hạnh một cách thong dong. Thọ sinh một cách tựtại. Và chính từ địa vị này trở lên, Bồ tát mới thựcsự nhìn thấy Pháp thân Phật; nói theo mô tả của Hoa nghiêm:[249]nhận biết được mười thân của Phật.

Từđây trở đi, còn một vô số kiếp nữa thì thành Phật.

Trọncả con đường thời gian thăm thẳm ấy được bắt đầutừ một cái nhìn, một cái thấy. Từ đó khơi lòng kính yêuvô hạn. Từ kính yêu, tâm tư mở rộng cho tin và hiểu. Phậtbảo Thắng Man phu nhân:

«Nếuđệ tử của Ta là hạng tùy tín tăng thượng, sau khi y vàominh tín, bằng tùy thuận pháp trí mà đạt đến cứu cánh.»

Phậtchỉ cho Thắng Man bằng cách nào, bằng tâm tư nào, để cóthể thể hiện tâm tình nguyện vọng của Bồ tát.

Trướchết, căn vào tín tâm. Vì, tín tăng thượng, nghĩa là tâmcó ưu thế hơn hết. Đây cũng là chỗ khác biệt với cácchúng Thanh văn.[250] Trong hàng Thanh văn có vị không có trítuệ nhạy bén nên chỉ y trên tín tâm, nghe và tin những điềuđược Phật giảng giải, rồi cứ theo đó mà tu tập cho đếnkhi thấy được Thánh đế. Nhưng cũng có vị do trí tuệ nhạybén, sau khi nghe, đủ khả năng tự mình quán sát, phân tích,rồi theo đó mà tu tập để thấy được Thánh đế.

Nhữngvị tu tập Bồ tát đạo không phải tất cả đều không cótrí tuệ nhạy bén. Trái lại, trí tuệ còn là yếu tố chủđạo trong sự phát triển Bồ tát đạo. Nhưng vì các giáopháp như Chân như, Thật tính, Tính không, Như Lai tạng, khôngthể chỉ hiểu và chấp nhận bằng tư duy và lý luận suôngmà được. Do đó, để có thể hiểu và thâm nhập các giáolý này, nhân cách Phật và Bồ tát, nói chung là năng lựcgia trì hay hộ trì, thật vô cùng cần thiết. Vì vậy, Đạitrí độ nói biển Phật pháp mênh mông nhưng có thể thâmnhập bằng tín. Hoa nghiêm[251] cũng nói: «Tín là căn nguyêncủa đạo, là mẹ của công đức, nuôi lớn hết thảy thiệnpháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa vượt qua dòng nước áidục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết-bàn.»

ỞThắng Man, để tu tập những giáo lý được thuyết giảngtrong đó, tín tâm cũng rất cần thiết. Vì, như lời ThắngMan phu nhân nói:

«BạchThế Tôn… Tự tính thanh tịnh mà có ô nhiễm, thật là khóthấu triệt. Duy chỉ Phật Thế Tôn, là con mắt của sự thật,là trí tuệ chân thật, là căn bản của Pháp, là bậc thấysuốt Pháp, là nơi nương tựa của Chánh pháp, mới có thểthấy và biết như thực.»

3.TỰ TÍNH THANH TỊNH

Sưkiện thật khó hiểu, vì Như Lai tạng vốn là tính thanh tịnhnhưng làm sao để có thể bị quấn chặt trong các lớp vỏphiền não, vô minh. Đối với phàm phu, để có thể chấpnhận điều đó, rồi nỗ lực tu hành cho tới khi phá vỡvỏ trứng mà tự mình chui ra ngoài, khởi đầu chỉ có thểdựa vào tín tâm mà thôi. Tin vào lời nói của đấng mà mìnhtôn thờ, kính ngưỡng. Thắng Man nói:

«Nếuđối với Như Lai tạng đang bị bọc kín trong vỏ phiền nãomà không nghi hoặc, thì đối với Pháp thân vốn siêu xuấtvô lượng phiền não tạng cũng không nghi hoặc.»

Tinrằng Pháp thân hiện hữu, tức là tin rằng Như Lai tính hayPhật tính cũng thường hằng hiện hữu trong mỗi chúng sinh.Nếu không tin được như thế thì không thể phát Bồ-đềtâm, không có ý hướng mong cầu thành Phật. Như vậy, Bồtát đạo không có ý nghĩa gì cả.

Ởđây, Như Lai tạng chỉ có thể được nhận thức, đượcxác tín là hiện hữu, bằng vào Không trí, là tuệt quán chiếuKhông tính nơi hết thảy các pháp. Bằng trí tuệ quán chiếunày, tuy nói Như Lai tạng bị bọc kín trong vỏ phiền não,nhưng phiền não vốn không có tự tính, không thực hữu. Nhậnthức về sự hiện hữu của Như Lai tạng trong trường hợpnày được gọi là Như Lai tạng không trí, tức nhận thứcvề Không tính nơi tự thể Như Lai tạng.

Nếuphân tích tâm thể, thì tâm vốn không tương ưng với phiềnnão. Tâm là dòng chảy liên tục, lưu chuyển từ đời nàysang đời khác. Tự thể của tâm sinh rồi diệt, diệt rồisinh, trong từng sát-na tiếp nối không gián đoạn. Cũng nhưnhư một đốm lửa được quay rất nhanh sẽ tạo thành mộtvòng lửa liên tục và khép kín. Vòng lửa chỉ là ảo ảnhngoại hiện, không có tự thể. Cũng vậy, tâm thể sinh diệttrong từng sát-na, dòng tương tục của tâm chỉ tồn tạido phân biệt vọng tưởng. Chỉ có dòng tương tục của tâmđược nhận thức là có bị nhiễm ô bởi phiền não, nhưngtự thể của tâm là Không tính, do đó không hề chịu ảnhhưởng tác động gì của phiền não ô nhiễm. Phiền não nhưvậy được gọi một cách rất hình tượng là «khách trần»,hạt bụt trên đường đời, người lữ khách đến rồi đitrong thoáng chốc.

ThắngMan nói:

«NhưLai tạng với tự tính thanh tịnh này tuy bị bẩn bởi phiềnnão khách trần và phiền não hiện khởi, nhưng vẫn là cảnhgiới bất tư nghị của Như Lai. Vì sao? Thiện tâm trong từngsát-na không hề bị ô nhiễm bởi phiền não. Bất thiện tâmtrong từng sát-na cũng không hề ô nhiễm bởi phiền não. Phiềnnão không xúc tâm. Tâm không xúc phiền não. Vậy, đâu cóthể pháp không xúc lại có thể nhiễm ô tâm được.»

NhưLai tạng, một mặt là Không, và mặt khác là Bất không. Đólà mặt tích cực của Như Lai tạng, dung chứa và làm xuấtsinh vô lượng phẩm tính, «vô lượng Phật pháp, vượt quasố cát sông Hằng, vốn không ly, không thoát, không dị biệt,bất tư nghị.» Trong đó bao hàm ý niệm tiền tế và hậutế, là biên tế vô tận của thời gian quá khứ và biên tếsuốt vô cùng tận vị lai. Trong quá khứ, Như Lai tạng mặcdù là với tự tính thanh tịnh nhưng bị quấn chặt bởi phiềnnão, không thể nhận ra được. Tự tính ở đây hàm ý nghĩabản hữu, chỉ cho yếu tính vốn có sẵn. Như Lai tạng lúcbấy giờ được ví như hạt minh châu vô giá bị vùi tronghầm xí. Tuy có lấy lên được, nhưng những uế tạp bao ngoàichưa được trừ bỏ, thì ánh sáng của minh châu vẫn chưathể tỏa sáng. Nó cũng giống như viên ngọc Phác trên núi,mà thợ ngọc tầm thường chỉ nhìn thấy nó là viên đáchứ không gì khác. Cho đến khi một thợ ngọc có con mắttinh vi nhận ra giá trị của nó, đem về dâng nạp cho vua.Nhưng vì chưa được mài gọt, với con mắt dung tục, đóchỉ là viên đá tầm thường mà thôi. Người thợ dâng ngọcbị chặt chân vì tội dối gạt vua. Phải đợi đến khi cóngười thợ ngọc khéo léo mang đi mài gọt, lúc bấy giờviên ngọc mới bộc lộ tất cả giá trị tuyệt vời củanó. Cũng vậy, sau khi được nhận biết, và sau quá trình tutập, Như Lai tạng trở nên thuần tịnh, lúc bấy giờ NhưLai tạng cần dược nhận thức bằng Bất không. Đó là mộttự thể vừa được phát hiện như là mới, gọi là thủyhữu. Nhưng cũng không phải là mới, vì tất cả vốn đượctàng ẩn trong tự tính từ tiền tế.

NhưLai tạng như vậy là pháp giới tạng. Vì hàm chứa tất cảmầm giống hiện hữu của pháp giới, là phôi thai sẽ nảysinh thành vô số pháp giới. Nếu thế giới này được nhậnthức như là tồn tại vô nghĩa; dòng tương tục của sựhữu tiếp nối sinh diệt không mục đích; ấy là do bởi mầmgiống của pháp giới chân thực còn đang bị vùi, như hạtgạo còn bị bọc trong vỏ trấu, chưa được chà xát, chonên không thể trở thành thức ăn tối thượng vi diệu được.

NhưLai tạng cũng là Pháp thân tạng, vì đó là kho tàng chân lý.Vì chính từ nơi đó mà tất cả ý nghĩa và giá trị củatồn tại được tìm thấy; và vì đó là thai bào đang cưumang vị Chuyển luân pháp vương, sau này sẽ vận chuyển bánhxe chân lý, chinh phục những vương quốc chí thiện, là thựctế để vô lượng chúng sinh sống trong quốc độ bình anvà phước lạc.

4.TÍN VÀ HÀNH

Cũngnhư một người đàn bà nghèo hèn sống trong một túp lềutồi tàn xiêu vẹo, trên một vùng đất cằn cỗi chỉ thíchhợp cho sỏi đá và gai góc; nếu không thể tin được rằngchính ngay bên dưới nền nhà của vùng đất hoang này là mộtkho tàng bảo vật vô giá, thì sẽ không bao giờ cố công đàoxới để khai quật kho tàng. Cũng vậy, Thắng Man phu nhân nói:

«BạchThế Tôn, nếu không có Như Lai tạng thì không thể có sựnhàm chán khổ lạc mà mong cầu Niết-bàn. Vì sao? Đối vớisáu thức và tâm pháp trí, bảy pháp này không đình trụ trongtừng sát-na, không gieo trồng các khổ, cho nên không thể nhàmchán khổ mà mong cầu Niết-bàn.»

Nhậnthức về sự tồn tại bản hữu của Như Lai tạng là độnglực chính cho nỗ lực mong cầu giải thoát. Cũng như ngườiđàn bà nghèo khốn kia, nếu luôn sống với ý tưởng rằng«Định mệnh của ta là như vậy», không hề nhận biết khảnăng cải thiện đời sống của mình, không tin tưởng khotàng vô giá ngay trong lòng đất của mình, thì suốt đờisẽ sống như vậy, bằng lòng với số phận nghèo hèn nhưvậy.

Đểcó thể khai quật thành công, cần phải nhận định phươnghướng chính xác, và ước lượng bề dày của các tầng đất.Ở đây, Phật chỉ cho Thắng Man phu nhân năm sự quán sátthiện xảo: «quán sát căn thi thiết và cảnh giới ý giải;quán sát nghiệp báo; quán sát giấc ngủ của A-la-hán; quánsát sự an lạc của tâm tự tại và sự an lạc của thiền;quán sát thánh tự tại thông của A-la-hán, Bích-chi-Phật vàĐại lực Bồ tát.»

Nămsự quán sát này là năm giai đoạn diệt trừ chín nhóm phiềnnão, tương ứng với chín thí dụ về Như Lai tạng đượcnêu lên trong Vô thượng y và được hệ thống hóa bởi Phậttính luận.

5.CHÍN THÍ DỤ VỀ NHƯ LAI TẠNG

Chínnhóm «khách trần phiền não» được hệ thống hóa bởi Phậttính luận tương ứng với chín thí dụ của Như Lai tạngkinh như sau:

1.Hoá Phật ngự trên hoa héo,[252] thí dụ tương ứng với phiềnnão tham dục,[253] cũng nói là tham sử[254] phiền não. Trongthí dụ này, hoa sen đang nở rộ và thơm ngát, bỗng nhiênhéo úa và hôi thối. Nhưng hóa Phật xuất hiện ngự trênhoa sen vẫn thanh tịnh ngời sáng, không thay đổi. Tham dụcphiền não như hoa sen. Khi nở, thì hương sắc rất khả ái.Nhưng khi héo uá thì rất đang nhàm tởm. Tham dục, với côngnăng mang lại một chút hạnh phúc, rồi đau khổ, và mộtchút hạnh phúc khác rồi đau khổ tiếp, đã bao phủ khôngđể cho Pháp thân được hiển lộ.

Phápthân là lý tính chân thật, là thể đồng nhất của ta vàthế giới. Lý tính đó từ trước bị các phiền não che lấpnhư mặt gương bị đóng bụi. Nhưng phiền não không có bảnchất chân thật. Chúng là những đóa hoa của ảo ảnh xuấthiện trong hư không che phủ cặp mắt không cho nhìn thấy sựthực của thế giới. Tính chất của các phiền não ô nhiễmnhư vậy là tinh không, hay không nghĩa. Như Lai tạng khi cònbị che phủ bởi các phiền não thì được gọi là Không NhưLai tạng. Đó là Như Lai tạng xét về mặt nhiễm. Nhưng vìbản chất các phiền não vốn không cho nên Như Lai tạng trongý nghĩa bị che lấp ấy được gọi là Không Như Lai tạng.Về mặt tịnh, nó được gọi là Bất không Như Lai tạng,cũng chỉ cho Pháp thân. Hoạt động hay tác dụng của cácphiền não ô nhiễm là những tác dụng bất thực, những đaukhổ vô biên do chúng chỉ là những đau khổ của một ngườinằm mộng. Trái lại, hoạt dụng của Pháp thân là nhữngtác dụng thực tiễn. An lạc đạt được với Pháp thân lànguồn an lạc cụ thể do chứng nghiệm bốn Thánh đế vôtác. Như vậy, với Thắng Man, đau khổ là những ảo ảnhkhông thực chất, chỉ có an lạc mới là sự thật tuyệtđối.

2.Đàn ong và tổ ong mật,[255] thí dụ tương ứng sân phiềnnão hay sân sử phiền não. Như đàn ong mật bu quanh tổ ong.Bên trong tổ ong là khối mật ngạt ngào. Muốn lấy đượctổ mật ong thì trước phải diệt trừ đàn ong bu quanh.

3.Võ trấu và hạt gạo,[256] tương ứng si phiền não hay vôminh hoặc, bao phủ Như Lai tạng như vỏ trấu bao bọc hạtgạo quý. Cần phải chà xát kỹ, bỏ đi vỏ trấu để cóđược hạt gạo thơm ngon.

Baloại phiền não này có mặt trong tất cả chúng sinh phàm phu.Với những chúng sinh tuy còn bị chi phối bởi chúng nhưngdo sự phát triển của thiền và định, làm tăng trưởng hạtnhân gọi là nghiệp bất động,[257] sẽ từ Dục giới táisinh vào các cõi Sắc và Vô sắc giới bên trên. Nếu tu tậpphát triển giới, định, tuệ cho đến khi thành tựu xuấtthế gian vô phân biệt trí,[258] thì bằng trí này mà diệttrừ chúng. Đó là quá trình tu tập bằng quán sát nghiệpbáo mà diệt trừ ba độc tố tham, sân, si, làm hiển lộ mộtphần Như Lai tạng.

4.Thỏi vàng trong hầm xí.[259]Thượng tâm phiền não,[260] baogồm ba độc tố vừa kể nhưng ở mức độ độc hại hơn,tồn tại trong dòng tương tục của chúng sinh hoàn toàn bịtác động bởi những khát vọng thuộc Dục giới, chịu sựlôi cuốn của nghiệp báo thiện và bất thiện tội và phước,để sinh và chết trong phạm vi dục giới. Loại phiền nãonày cần được đối trị bằng các phương pháp tu như quánbất tịnh chẳng hạn. Đây là quá trình tu tập bằng cáchquán sát tính chất và hoạt động của căn, cảnh, và nhữngyếu tố chức năng tâm lý. Nói rộng ra, quán sát mười támgiới.

Trườnghợp này được ví dụ với thoi vàng bị rơi vào hầm xí.

5.Kho báu trong nhà nghèo.[261] Vô minh trụ địa, yếu tố duytrì sinh tử biến dịch. Là vi tế phiền não còn tàn dư nơiA-la-hán, khiến tạo các nghiệp vô lậu, dẫn đến quả báolà ý sinh thân. Thí dụ ở đây là kho báu trong nhà của mộtngười nghèo khó. Cũng như các hàng Nhò thừa, do bị che lấpbởi vô minh trụ địa nên không thấy khả năng thành tựuPhật quả của mình, chấp nhận một cách vô tri bốn loạisinh tử. Đây là trường hợp quán sát Niết-bàn của A-la-hán.Khi thành tựu Bồ-đề trí của Như Lai, bằng kim cang dụ địnhmà vô minh trụ địa bị đoạn trừ.

6.Mầm giống và hột xoài.[262] Kiến đế hoặc, các phiền nãogần với nhóm kiến sở đoạn hoặc được nói đến trongCâu-xá.[263] Nhóm này được ví với hột của quả yêm-la.[264]Hột của quả yêm-la khi nảy mầm, nó làm vỡ lớp vỏ ngoài,để hạt nhân bên trong lộ ra. Phàm phu đã qua quá trình tutập, mà trong Thanh văn thừa, cho đến lúc bắt đầu bướcvào Thánh đạo vô lậu, thấy cái chưa hề thấy từ trước.Đây là nhóm phiền não mà khi diệt trừ chúng thì Bồ tátbước vào Sơ địa, vượt ngoài tam giới.

7.Bảo vật bọc trong giẻ rách.[265] Tư duy hoặc phiền não,hay nhóm phiền não thuộc tu sở đoạn hoặc.[266] Ví dụ ởđây là bảo vật được bọc kín trong tấm vải xấu. Đâylà nhóm phiền não mà Bồ tát tu tập viên mãn sáu ba-la-mậtđể đối trị sau khi đã nhập Sơ địa, tiếp tục phát triểnnhận thức về Chân như cho đến địa thứ sáu. Tức loạiphiền não còn tàn dư nơi Bồ tát từ Sơ địa cho đến Thấtđịa.

8.Người đàn bà xấu xí mang thai vua.[267] Bất tịnh địa hoặc,là những phiền não thuộc sở tri chướng từ địa thứ bảytrở xuống. Ví dụ như người đàn bà nghèo hèn và xấu xínhưng lại đang mang thai một vị Chuyển luân vương tươnglai. Thánh thai mà Bồ tát gieo phôi cho đến nay đã thành hình,nhưng vẫn còn nguy hiểm dọa trụ thai. Nghĩa là, nhóm phiềnnão chi phối từ phàm phu cho Bồ tát địa thứ bảy, nếuđể cho tự do phát triển, thì Bồ tát vẫn là phàm ngu chúngsinh. Nếu đọan trừ hết, Bồ tát sẽ nhập Niết-bàn, bỏrơi sinh tử, không còn cơ duyên thành Phật.

Cảba nhóm phiền não chi phối từ Bồ tát địa thứ bảy xuốngđến phàm phu thấp kém nhất tồn tại trong giai đoạn đượcnói là quán sát sự an lạc của tâm tự tại và sự an lạccủa thiền. Vì đấy là giai đoạn Bồ tát phát triển tăngthượng giới, tăng thượng tâm và tăng thượng tuệ. Tứccàng lúc càng đạt được trình độ cao của tâm tự tại,và những những lạc thọ phát sinh do chứng được các thiềnđịnh, tam muội.

9.Pho tượng trong khuôn đúc.[268] Tịnh địa hoặc, nhóm phiềnnão còn tàn dư nơi Bồ tát từ địa thứ tám trở lên. NhưLai tạng ở đây được ví dụ như pho tượng vàng đang ởtrong khuôn, đã được đúc thành hình, chỉ chờ ngày dởkhuôn thì xuất hiện. Vào giai đoạn chót, bằng kim cang tâm,Bồ tát đoạn trừ nhóm phiền não này, chứng thành Phậtquả. Như Lai tạng hoàn toàn hiển lộ. Đây là giai đoạntu tập mà Thắng Man nói là quán sát Thánh tự tại thông củaA-la-hán, Bích-chi-Phật và Đại Lực Bồ tát.

6.BỐN ĐỨC CỦA PHÁP THÂN

NhưLai tạng bấy giờ hoàn toàn được phôi mở, Pháp thân xuấthiện đồng thời với bốn ba-la-mật: chân thường, chân lạc,chân ngã, chân tịnh. Thắng Man nói:

«Chúngsinh điên đảo. Đối với năm thủ uẩn vốn là vô thườngmà tưởng là thường; vốn khổ mà tưởng là lạc; vốn vôngã mà tưởng là ngã; bất tịnh mà tưởng là tịnh. Tịnhtrí của hết thảy A-la-hán, Bích-chi-Phật, hoặc có chúngsinh do tin lời Phật, đối với cảnh giới của Nhất thiếttrí và Pháp thân của Như Lai vốn chưa từng được thấy,mà khởi lên ý tưởng về thường, lạc, ngã, tịnh; đấykhông phải là kiến chấp điên đảo, cho nên gọi là chínhkiến. Vì sao? Pháp thân của Như Lai là thường ba-la-mật,ngã ba-la-mật, tịnh ba-la-mật và lạc ba-la-mật.»[269]

Nghĩalà, chúng sinh do nhận thức sai lầm về bản chất tồn tại,nên y trên năm thủ uẩn này, trên tập hợp thêm tâm giảhợp này, mà tìm cho mình những thứ được vọng tưởng tưởnglà vĩnh hằng, là tồn tại một bản ngã hay một linh hồnbất diệt, những lạc thú và những cái được gọi gọilà đẹp. Nhưng bản chất của năm thủ uẩn vốn là ô nhiễm,cho nên những cái săn tìm thực sự là vô thường, khổ, vôngã và bất tịnh. Khi nhìn thấy được bốn dấu ấn nàycủa sự tồn tại, vị Thanh văn trở nên bình thản, tâm tưvắng lặng. Và quyết định vĩnh viễn an trụ trong cõi vắnglặng, tịch nhiên ấy. Nơi các Thanh văn, nhận thức như vậycũng là điên đảo. Như vậy, có tất cả tám nhận thứcđiên đảo. Bốn nhận thức thuộc phàm phu chưa hề thấydấu vết của Thánh đạo. Bốn nhận thức điên đảo kháccủa các Thánh giả Thanh văn. Siêu việt tất cả tám điênđảo, là nhận thức chân chính về hiện hữu của Pháp thân.

Đaukhổ là ảo ảnh. Mà hạnh phúc ước mơ cũng chỉ là ảoảnh. Cũng như một người trong đêm tối đạp nhằm sợidây tưởng mình dẫm lên rắn độc mà nổi lên sợ hãi. Đólà đau khổ. Nhưng khi nhìn kỷ lại, thấy rõ đó chỉ làsợi dây. Người ấy có cảm giác thoát nạn, vô cùng mừngrỡ. Thực chất hạnh phúc là thế. Từ ảo ảnh này xoay chuyểnthành ảo ảnh khác. Vẫn chỉ một con người ấy, và cũngvẫn chỉ một thực tại ấy. Điên đảo và chân thật; NhưLai tạng và phiền não tạng; một tâm thể duy nhất, thườnghằng bất biến. Nhưng người đã đánh mất một cái gì đórất quý giá, rất cần thiết, để khiến cho không nhận rađâu là điên đảo, Đâu là chân thật. Người đã mất đichỗ dựa, mất đi chỗ quy y tối thượng an ổn. Phật nói:«Hãy tự mình là nơi nương tựa của chính mình.» Nhưng conngười đâu đã thực sự biết «mình là cái gì?» Nào đãbiết «Ta là ai?» Cho nên, vẫn cảm thấy mình bơ vơ, nhưtrẻ nhỏ lạc loài mất mẹ hay mất cha.

Pháphoa[270] kể chuyện: Một y sĩ đi xa, để lại đàn con thơdại. Nhưng ông là một y sỹ giỏi. Ông đã hiểu tất cảtâm tư và thể chất của các con mình, nên khi ra đi, đã đểlại những phương thuốc cần thiết. Trong khi vắng bóng cha,đàn con không nơi nương tựa; tinh thần sa sút, buồn rầu,bịnh hoạn. Chúng muốn tìm một cái gì đó của người chađể lại, như là kỹ vật làm chỗ dựa cho tình cảm bơ vơấy. Chúng tìm thấy các thang thuốc. Chúng hiểu sự hiệndiện của người cha, luôn luôn bên cạnh mình, dù nay đangở một nơi xa xôi nào đó. Chúng uống các thang thuốc. Tinhthần sung mãn, thể lực khôi phục.

Cũngvậy, làm sao để nhận ra Pháp thân thường trụ; là Như Laitạng tồn tại ngay trong mỗi chúng sinh; tồn tại như là bàothai che chở và nuôi dưỡng cho phôi thai sống còn và pháttriển một cách tự nhiên. Thắng Man nói: «Đối với Phápthân của Phật mà thấy như vậy thì gọi là chính kiến.Ai có chính kiến tức là con chân thật của Phật, từ miệngPhật sinh, từ Chánh pháp sinh, được hóa sinh bởi Pháp, thừahưởng di sản pháp.»

Pháthiện ra mình là ai có nghĩa là phát hiện ra ta là con củaai; cha mẹ đích thực của ta là ai. Với con trẻ bơ vơ thìsự phát hiện ấy nhất định làm thay đổi định hướngcả một đời người.

[239]Mahāparinibbānasutta, D.ii. tr 157: khi đức Thế Tôn vừa nhậpdiệt, các tỳ-kheo chưa diệt trừ tham ái thì vật vã khóclóc; còn các tỳ-kheo đã ly dục thì với chánh niệm, chánhtrí, bình thản chấp nhận: anicca vata saṅkhārā, taṃ kutetthalabbhā, «Ôi, các hành là vô thường; ở đâu trong đời nàycó thể tránh?»

[240]Mahāparinibbānasutta, D..ii., tr. 154: Yo vo, Ananda, mayā dhammo cavinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā.

[241]Câu hỏi định hình theo văn chuẩn Pāli: kiṃ nu kho hoti tathāgatoparam maraṇā…, «Như Lai có tồn tại sau khi chết?» vớibốn trường hợp.

[242]Niết-bàn 2, lược dẫn, Đại 12, tr. 373b-375a.

[243]Pāli: aniccā vata saṅkhārā, uppādavayadhammino, uppajjitvā nirujjhanti,tesaṃ vūpasamo sukho ti. Cf. D.ii.157; S.i. tr. 6, 158.

[244]Saddh., tr. 193.1: nirvāṇabhumiṃ cupadarśayāmi vinayārtha sattvānavadāmy upāyam/ na cāpi nirvāmy ahu tasmi kāle ihaiva co dharmu prakāśayāmi.Cf. Pháp hoa, Đại 9, tr. 43b16.

[245]Trường «2. Du hành kinh» phần 2; Pāli: Mahāparinibbāna-sutta,D.ii.109.

[246]Vakkali-sutta, S.iii. 119 ff: tỳ-kheo Vakkali bịnh nặng, rất muốnnhìn thấy Phật. Phật xuất hiện, nói với Vakkali: alaṃ Vakkalikiṃ te pūtikāyena diṭṭhena. Yo kho Vakkali dhammaṃ passati somaṃ passati. Yo maṃ passati so dhammaṃ passati, «Ích lợi gìcho ngươi, này Vakkali, với thân hư hoại này của Ta? Ai thấyPháp, này Vakkali, người ấy thấy Ta. Ai thấy Ta, người ấythấy Pháp.»

[247]Vajra. tr. 88.22 : Ye maṃ rūpeṇa cadrākṣur ye māṃ ghoṣeṇacānvaguh/ mithyā­prahā­ṇaprasṛtā na māṃ drakṣyanti te janāḥ.

[248]Daśa, tr. 48.7, Hoa nghiêm (Phật) 26, tr. 566b6; Hoa nghiêm (Thật)38, tr. 201a6: «Bồ Tát an trụ trong địa này, phần nhiều thọsinh làm Đại phạm thiên, Thiên chúa của nghìn thế giới,tối thắng tự tại (bhūyastvena Mahābrahmā bhavati sāhasrādhipati,abhibhur…)».

[249]Hoa nghiêm (Phật) 26, TR. 565b17: «Bồ Tát nhận biết chúng sinhthân, quốc độ thân, nghiệp báo thân, Thanh văn thăn, Bích-chi-Phậtthân, Bồ Tát thân, Như Lai thân, Trí thân, Pháp thân, hư khôngthân.» Cf. Hoa nghiêm (Thật) 38, tr. 200a 20. Cf. Daśa, tr. 45.17:sa sattvakāyaṃ ca prajānāti, kṣetrakāyaṃ ca…, karmavipākakāyaṃ…śrāvakakāyaṃ… pratyeka- buddha-kāyaṃ…bodhisattvakāyaṃ…tathāgatakāyaṃ…jñānakayaṃ…dharmakāyaṃ… ākāśa­kāyaṃ…

[250]Câu-xá 23, tr. 122b15: (lược dẫn) «Trong kiến đạo (darśanamārga),có hai hạng Thánh giả: 1. Tuỳ tín hành (śraddhānusārin), nhữngvị có căn tính chậm lụt, do tùy theo tin mà thực hành. 2.Tùy pháp hành (dharmānusārin), những vị có căn tính nhạybén, trước đó tự mình tìm tòi, nghiên cứu trong các kinhđiển, rồi y theo pháp mà tu hành.» Kośa, tr. 354.16.

[251]Hoa nghiêm (Phật) 6, tr. 433a; Hoa nghiêm (Thật) 14, tr. 72b.

[252]Như Lai tạng, Đại 16, tr. 457b, 461b.

[253]Bảo tính luận, Đại 31, tr. 837b20.

[254]Sử, nghĩa là sai sử, một từ khác để chỉ phiền não. 5lợi sử (nhạy bén): hữu thân kiến (sat-kāya-dṛṣṭi), biênchấp kiến (anta-grāha-dṛṣṭi), tà kiến (mithyā-dṛṣṭi),kiến thủ (dṛṣṭi-parāmarśa), giới cấn thủ (śīla-vrata-parāmarśa).Có 5 độn sử (chậm lụt): tham (rāga), sân (pratigha), si (mùđha),mạn (māna), nghi (vicikitsā).

[255]Đại 16, tr. 462a.

[256]Đại 16, 462b.

[257]Câu-xá 15, Đại 29, tr. 81a.5: «Thuộc về Dục giới, nghiệpthiện được gọi là phước nghiệp (puṇya-karma)…, nghiệpbất thiện được gọi là phi phước (apuṇya). Nghiệp thiệnthuộc hai giới trên gọi là bất động (āniñjya).»

[258]Đây chỉ căn bản vô phân biệt trí, hay nói gọn, căn bảntrí (mūla-jñāna). Về vô phân biệt trí (nir-vikalpa-jñāna),Nhiếp luận thích (Huyền) 6, tr. 351c29: «Lúc bấy giờ vô phânbiệt trí của Bồ Tát khởi lên, đối với sở duyên và năngduyên đều bình đẳng, bình đẳng. Sở duyên ở đây là Chânnhư. Năng duyên là Chân trí.» Vô phân biệt trí có ba: giahành vô phân biệt trí, căn bản vô phân biệt trí và hậuđắc vô phân biệt trí. Về căn bản vô phân biệt trí, Nhiếpluận thích (Huyền) 8, tr. 366a.22: «Vô phân biệt trí như hưkhông, phổ biến, vô nhiễm, không phải năng phân biệt cũngkhông phải sở phân biệt.»

[259]Đại 16, 462b.

[260]Bảo tính luận, tr. 837b: tăng thượng tham sân si kết sử phiềnnão, chỉ hành các nghiệp phước và phi phước, chỉ dẫnđến quả báo ở Dục giới.

[261]Đại 16, tr. 462c. Niết-bàn 7, Đại 12, tr. 407b12, thí dụ làmột người đàn bà nghèo khốn.

[262]Đại 16, tr. 463a.

[263]Xem cht. 150, Ch.vi, tr. 120 đoạn trên.

[264]Yêm-la (Skt. āmra), hoặc amra, amalaphala, amarapuspa, amarapuṣpaka,cũng phiên âm là yêm-ma-la, yêm một la. Chú Duy ma kinh 1 nói:«Yêm-la, trên quả một loại cây. Hình dáng như quả đào,nhưng không phải đào.» Tên khoa học, Mangifera indica, thườnggọi là Mango, tức quả xoài. Mochiyuki.

[265]Đại 16, tr. 463b.

[266]Xem cht. 150, Ch. vi, tr. 120 đoạn trên.

[267]Đại 16, tr. 463c.

[268]Đại 16, tr. 464a.

[269]Về ý nghĩa đối trị của bốn ba-la-mật này, Phật tínhluận 2, tr. 797a ff: Tu hành bốn nhân, đối trị bốn chướng,thành tựu bốn đức Pháp thân. 1. Tín lạc Đại thừa, đốitrị hạng nhất-xiển-đề (icchantika) tức hạng chúng sinhthuộc nhóm tà định chủng tính không bao giờ chấp nhậncó Niết-bàn, thành tựu tịnh ba-la-mật (śuci-pāramitā); 2.Tu vô phân biệt bát-nhã, đối trị ngoại đạo chấp ngã(ātmagrāha), thành tựu ngã ba-la-mật (ātma-pāramitā); 3. Pháhư không tam-muội, đối trị tâm trạng sợ sinh tử của Thanhvăn muốn chứng Niết-bàn nhanh chóng, thành tựu lạc ba-la-mật(sukha-pāramitā); 4. Tu đại bi của Bồ Tát, đối trị tâmtrạng ưa tịch tĩnh cô độc của Bích-chi Phật không quantâm đến lợi ích của chúng sinh, thành tựu thường ba-la-mật.

[270]«Phẩm 16.Như Lai thọ lượng», Đại 9, tr. 42a ff.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567