Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5: Bồ Tát Hành

31/03/201104:31(Xem: 5709)
Chương 5: Bồ Tát Hành

THẮNGMANGIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
TuệSỹdịch và giảng

PHẦNMỘT
GIẢNGLUẬN

CHƯƠNGV:
BỒTÁT HÀNH

TIẾT1:NHIẾP SỰ VÀ NHIẾP THỌ

I.MƯỜIHAI NAN ĐỀ

Độnglực phát tâm cầu Phật thừa là do ở chỗ nhận định nỗikhổ không cùng tận của tất cả thế gian chứ không phảiriêng mình. Cho nên, ngay sau khi vừa phát tâm, để củng cốtâm nguyện ấy, người thực hành Bồ tát đạo luôn luônlấy sự an lạc của chúng sanh làm đối tượng. Trong quátrình thực hành ấy, cho đến khi hành động tự tại và đểthành tựu kết quả ấy, Du-già [87] nêu lên mười hai trườnghợp gian nan như sau:

1.Đối với hạng hữu tình thường vi phạm các luật tắc đạođức, Bồ tát phải hành động như thế nào cho thích hợp,bằng trừng trị hay tha thứ?

2.Đối với hạng ác hữu tình, muốn khắc phục chúng, phảiphương tiện hiện hành các công hạnh tân khổ, chế ngựý chí của mình để không sanh phiền não.

3.Khả năng cung cấp có giới hạn, nhưng nhu cầu của chúngsinh trước những thống khổ bức bách thì vô cùng, làm thếnào để thỏa mãn?

4.Mình chỉ có một thân, nhưng các hạng khốn khổ cần cứugiúp lại vô số, làm thế nào để đồng thời đem lại lợiích cho tất cả?

5.Trong trường hợp phải sống ở giữa những nơi buông lung,những nơi xa hoa, với những dục lạc quyến rũ, làm thếnào để tự khắc phục ý chí?

6.Luôn luôn mong cầu làm lợi ích một cách phổ biến, nhưngtrong trường hợp chưa đủ sức, chưa đủ khả năng, thìlàm thế nào?

7.Đối với các hạng ngu si, siểm trá, phải giáo dục, hay phảibỏ đi, như thế nào?

8.Thấy rõ nỗi khổ sanh tử luôn luôn áp bức nhưng không thểtừ bỏ chúng sanh.

9.Chưa chứng được thanh tịnh tăng thượng ý lạc,[88] cho nênvẫn lo sợ tâm niệm xao lãng khi mạng chung.

10.Chưachứng được thanh tịnh tăng thượng ý lạc mà có nhữngđến cầu xin những thứ yêu quý nhất của mình.

11.Đốivới các hạng có quan điểm dị biệt, có xu hướng dị biệt,làm thế nào để giáo dục, hay bỏ đi?

12.Thựchành sự không buông lung tối đa nhưng không cần phải gấprút diệt tận các phiền não để một mình vào Niết-bàn.

Khắcphục được những gian nan ấy, đòi hỏi phải phát triểntrí tuệ, tình cảm, ý chí. Đấy không phải là những điềumuốn thành tựu tức thì thành tựu ngay. Do đó, trong quá trìnhhành động, kinh luận phân chia hai giai đoạn trọng yếu củaBồ tát.[89] Giai đoạn thứ nhất, kể từ khi mới phát tâmhướng thượng mà trí tuệ, tình cảm và ý chí chưa vượtlên trên hạng phàm phu. Giai đoạn thứ hai, với tín tâm vữngchắc không còn giao động trước mục tiêu hướng thượngcủa mình, là giai đoạn Thánh giả Bồ tát mà tất cả khảnăng đã vượt hẳn thế gian.

Trướckhi là một Thánh giả, đối tượng chính yếu phải phát triểnlà đạo đức và trí tuệ, trong khi đó vẫn không bỏ sótsự tài bồi tâm nguyện vị tha. Để phát triển đạo đứcvà trí tuệ, vị ấy phải thực hành các pháp môn của Thanhvăn, tất nhiên có thể lựa chọn những pháp môn nào thíchhợp và cũng có thể thực hành tất cả vì như vậy mớiđủ khả năng làm mô phạm giáo hóa kẻ khác. Nghĩa là, phảitu tập quán sát để thấy rõ chân tướng của thế gian. Vàđể tài bồi tâm nguyện vị tha, căn bản hành động trongphương diện này là bốn nhiếp sự.

II.NHIẾP SỰ – NHIẾP THỌ – BA-LA-MẬT

Bốnnhiếp sự:[90] bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự, khôngphải là mô thức hành động riêng biệt của Bồ tát đạo,mà chung cho cả nhân thiên thừa. Đó là bốn nguyên tắc củađời sống tập thể, là những mô thức ràng buộc và đoànkết tất cả mọi người trong đời sống cộng đồng bằngtình cảm vị tha cao cả.[91] Như kinh Thiện sanh[92] nói: «Chínhnhững nhiếp sự này, khiến thế giới xoay quanh, như bánhxe quay lăn, vòng theo trục xe chính.» Và kinh cũng nói rằng,nếu không có bốn nhiếp sự này thì cả đến sự hiếu kínhcủa con cái đối với cha mẹ cũng không có, hay cũng thànhvô nghĩa.

Chínhtrong ý nghĩa đó mà bốn nhiếp sự được đề cao trong Bồtát đạo. Song song với bốn nhiếp sự là sáu ba-la-mật. Nhưngchính bốn nhiếp sự này dẫn công trình thực hành sáu ba-la-mậtđi đến mức thành tựu toàn vẹn, vừa tự phát triển khảnăng của bản thân, và vừa hướng khả năng ấy đến vớimọi cộng đồng khác của thế gian.

Sáuba-la-mật được thực hành giới hạn tùy theo trình độ pháttriển tâm linh. Cho đến khi bước vào địa vị Thánh giảBồ tát, mà địa vị đầu tiên được gọi là Hoan hỉ địa,[93]bấy giờ từng giai đoạn một từng ba-la-mật được thànhtựu trên mức tuyệt đối.[94] Sau khi thành tựu đến ba-la-mậtthứ sáu,[95] trí tuệ ba-la-mật, thấy rõ chân tánh và thựctướng của vạn hữu, bấy giờ là giai đoạn phát triểncác khả năng xảo diệu, thành tựu phương tiện ba-la-mật,đạt địa vị thứ bảy gọi là Viễn hành địa.[96] Bêntrên địa vị này từ điạ vị thứ tám trở lên,[97] Bồtát mới đủ tài năng và trí tuệ để vượt qua những giannan như đã dẫn Du-già ở trên. Cũng chính từ địa vịnày trở đi, Bồ tát phát triển năng lực nhiếp thọ[98] chúngsinh. Nhiếp thọ trong ý nghĩa này tức là đóng vai trò thuyềntrưởng đưa người vượt qua sóng gió, làm tư cách một nhàhướng đạo đưa đoàn lữ hành vượt qua sa mạc.

Nóicách khác, nhiếp thọ[99] có thể được hiểu như là duy trì,bảo vệ hay quan phòng. Trước hết, nhiếp thọ trong trìnhđộ mới phát tâm hướng thượng, được gọi là đốn phổnhiếp thọ, tức sự nhiếp thọ trực tiếp và phổ biến,là thâu nhiếp trọn tất cả thế giới hữu tình vào trongvòng quyến thuộc của mình, với ý niệm rằng: «Tôi sẽlàm mọi lợi ích cho tất cả.» Thứ đến, là tăng thượngnhiếp thọ, tức là, tùy theo môi trường sinh hoạt, tùy theođịa vị xã hội của mình mà phụng sự, giáo dục, cho đếnnhẫn mọi cái xấu xa của mọi người, khích lệ phát triểnkhía cạnh tốt. Đó là nhiếp thọ để tăng thượng, nghĩalà để hỗ trợ sự phát triển đạo đức của mọi người.Thứ ba, nhiếp thủ nhiếp thọ, tức nhiếp thọ bằng sựchechở, trong trường hợp làm bậc thầy của mọi người, cótrách nhiệm giáo dục đối với một học chúng lớn. Thứtư, trường thời nhiếp thọ, với những người cần phảigần gũi lâu dài để giáo hóa. Thứ năm, đoản thời nhiếpthọ, với những hạng trung bình, không đòi hỏi phải giáohoá bằng thời gian lâu dài. Và sau chót, tối hậu nhiếp thọ,theo đuổi để giáo dục cho đến khi nào thành tựu tuyệtđối, không giới hạn thời gian đời này mà cả đến vềđời sau.

TIẾT2: BẤT TƯ NGHỊ NHIẾP THỌ

Đặcsắc của kinh Thắng Man ở đây là sự nhiếp thọ Chánh pháp,mà chúng ta thấy có mặt trong bất tư nghị nhiếp thọ này.Nói là bất tư nghị, vì nó vượt ngoài sự diễn tả thôngthường. Bởi vì đây là hành vi của Thánh giả Bồ tát.

Nhưđã từng định nghĩa, nhiếp thọ Chánh pháp được hiểutrên hai phương diện. Về tự hành, đó là sự học hỏi Chánhpháp không hề xao lãng. Về hóa tha, đó là sự hộ trì Chánhpháp khiến cho được tồn tại. Như vậy, nội dung ý nghĩacủa nhiếp thọ Chánh pháp khá đơn giản, nhưng mức độvi tế và quan trọng của nó tùy theo mức độ phát triểntâm linh trong quá trình thực hành Bồ tát đạo. Nội dung đóchỉ có một ý nghĩa duy nhất, là hộ trì hay bảo vệ Chánhpháp. Nhưng sự bảo vệ được đặt trên một cơ sở cóhai lớp: học và hành.[100] Quá trình diễn tiến của nhiếpthọ Chánh pháp khởi sự từ giới hạn của một phàm phubình thường. Ở khởi điểm trên con đường hướng thượngnày, ý chí bảo vệ Chánh pháp đi liền với ý chí học hỏiChánh pháp. Muốn thành tựu sự học tất nhiên không thểkhông gần gũi thiện tri thức. Cho nên, trong trình độ này,trách nhiệm trọng yếu là thân cận, cung kính, tôn trọng,phụng sự các thiện tri thức để học tập không hề biếtmệt mỏi, ghi nhận không hề xao lãng những điều đã học,luôn luôn phát triển khả năng quan sát sự tướng thế gian.

Khisở học đã đạt đến một căn bản vững vàng, khả năngquan sát sự tướng thế gian đã tinh luyện, xảo diệu, bấygiờ dẫn đến thực hành. Mục tiêu thực hành ở đây làtự mình chứng nghiệm những điều đã học, mô phạm thựchành là bốn nhiếp sự và sáu ba-la-mật. Đây là giai đoạncủa thánh giả Bồ tát từ địa vị thứ nhất cho đến địavị thứ bảy.

Nhưvậy, Chánh pháp được bảo vệ bằng ý chí học tập khôngmệt mỏi, và bằng ý chí hành động không khiếp nhược.Từ đây trở đi, không những chỉ đủ khả năng bảo tồnChánh pháp làm ngọn hải đăng trong đêm trường sinh tử,mà còn có khả năng thiếp lập Chánh pháp, làm tỏa rộngánh sáng của hải đăng đến biên giới vô tận. Tức làvấn đề chủ yếu của chương này.

TIẾT3:PHÂN TÍCH NỘI DUNG

I.ÝNGHĨA TRỌNG ĐẠI CỦA NHIẾP THỌ

Kểtừ chương này trở đi, Thắng Man phu nhân sẽ lần lượttrình bày những điểm cốt yếu làm cơ sở cho tư tưởngNhất thừa của kinh này. Chương này có nhiệm vụ nối kếtgiữa căn bản hành động được trình bày ở các chươngtrước và căn bản tư tưởng sẽ được trình bày trong cácchương sau.

Toànchương gồm ba phần chính. Phần thứ nhất, nêu lên bốn thídụ để mô tả ý nghĩa trọng đại của sự nhiếp thọ Chánhpháp. Phần thứ hai, giải thích ý nghĩa trọng đại đó. Phầncuối cùng, sự ấn chứng của Phật.

Ýnghĩa trọng đại của sự nhiếp thọ Chánh pháp được Phunhân nói rằng: «Hằng sa các nguyện mà Bồ tát có, thảyđều thâu nhập vào trong một đại nguyện. Đó là nhiếpthọ Chánh pháp. Nhiếp thọ Chánh pháp là chân đại nguyện.»Tính cách trọng đại ấy như thế nào? Phu nhân nêu bốn thídụ để giải thích.

Thídụ 1 : Mây lớn - Ở đây, mây và mưa trong thời kỳ thếgiới sáng thành được nói đến.

ĐứcPhật không hề đưa ra một Thượng đế có khả năng sángtạo và hủy diệt thế gian. Ngài nói, thế gian được thànhtựu hay hủy diệt do bởi hành vi của chính các loại hữutình sống trong đó, bị thúc đẩy bởi tâm thức của chúng.Thế giới bị hủy diệt vì ngọn lửa thù hận chúng sanh.Tai biến thứ nhất là hỏa tai. Thứ đến, sau khi qua thờikỳ hỏa tai, một tai nạn lớn xảy ra: nước lụt. Chính dụcvọng con người dẫn đến thảm họa đó. Sau hết, cơn lốcvũ trụ thổi bay tất cả tro tàn của thế giới đã bị đốtcháy bằng lửa và đã bị cuốn trôi bởi nước. Đám vi trầntrở thành những đám bụi vũ trụ hỗn mang trong cơn lốcvũ trụ. Sự cuồng dại ngu ngốc của các loại hữu tìnhđã gây ra cơn lốc vũ trụ ấy. Rồi qua một thời gian, cũngtừ cơn lốc vũ trụ mà bản chất là sự cuồng dại tốităm của các loại chúng sanh ấy tập hợp các đám vi trầnvơ vẩn trong không gian thành những đám mây lớn. Truyền thuyếtgọi đó là những đám mây sáng thế. Từ đám mây này đổxuống những cơn mưa lớn, gọi là mưa vũ trụ. Những bọtnước mưa từ cơn mưa vũ trụ này dần dần kết chặt lạithành khối đất lớn. Nghĩa là, tình yêu và dục vọng lạimột lần nữa hình thành thế giới, trong đó sẽ tái diễnnhững tấn kịch thảm khốc do bởi tham dục, thù hận vàcuồng dại si ngốc.

Nhữngđám mây vũ trụ được dùng làm thí dụ cho tính chất tolớn của sự nhiếp thọ Chánh pháp. Bởi vì, cũng như thếgian được khởi thủy tạo thành bởi những đám mây ấy,cũng vậy, Thắng Man phu nhân nói: «Sự nhiếp thọ Chánh phápmưa xuống vô lượng phước báo và là những cơn mưa vô lượngthiện căn.» Hạnh phúc của thế gian xuất phát từ khả năngnhiếp thọ Chánh pháp, và công bằng, bình đẳng và kiêm ái,tất cả đều được phát triển và tài bồi bởi sự nhiếpthọ chánh pháp.

Thídụ 2: Nước lớn - Trong truyền thuyết sáng tạo thế gian,về phương diện ý nghĩa tượng trưng, nước được thí dụcho tình yêu, yếu tố kết hợp. Trong truyền thuyết ấy, saucơn mưa vũ trụ, nước dâng tràn dần dần đông thành chấtrắn, thành khối đất lớn, tức nảy sanh «ba ngàn đại thiênthế giới tạng và bốn trăm ức lục địa.» Đó là thànhngữ chỉ cho một hệ thống tinh vân vũ trụ. Cũng vậy, từsự nhiếp thọ Chánh pháp mà nảy sanh các thừa. Kinh nói:«Xuất sanh vô lượng thế giới tạng của Đại thừa.» Tứctừ nhiếp thọ Chánh pháp mà nảy sanh giáo pháp Đại thừa,đủ các địa vị Bồ tát. Nói cách khác, Thánh giả Bồ tátvới vô số địa vị khác nhau đều lấy sự nhiếp thọ Chánhpháp làm nguyên sinh chất để thành tựu. Nói rằng: «Oai lựcthần thông của hết thảy Bồ tát» tức chỉ cho khả nănghóa tha vô tận của Bồ tát cũng lấy sự nhiếp thọ chánhpháp làm yếu tố sơ thủy. Cả hai câu trên đều chỉ Đạithừa Bồ tát trên trình độ xuất thế gian tức các Thánhgiả Bồ tát. Kinh văn lại nói: «Sự an ổn khoái lạc củahết thảy chúng sanh» là nói đến nhân thừa, hạnh phúc đạtđược trong giới hạn vật dục tương đối. Lại nói: «Sựnhư ý tự tại của hết thảy chúng sanh» là nói đến thiênthừa, hạnh phúc vượt trên giới hạn vật dục tương đối.Kinh văn lại nói đến: «Sự an lạc xuất thế gian» là nóiđến Thanh văn và Duyên giác thừa. Và cuối cùng, «sự sángthành thế giới cho những gì mà chư thiên và nhân loại vốnchưa từng có» tức chỉ sự nhiếp thọ Chánh pháp không chỉgiới hạn trong ý nghĩa hộ trì Chánh pháp đơn phương màcòn bao hàm cả ý nghĩa hộ trì tất cả sự thành tựu thếgian.

Thídụ 3: Đất lớn - Chỉ trách nhiệm trọng đại của sự nhiếpthọ Chánh pháp. Trách nhiệm này có bốn. Trước hết, tráchnhiệm thiết lập nhân và thiên thừa, làm nơi trú ngụ anổn cho các hạng chúng sanh không biết đến thiện tri thức,không biết đến đạo lý giải thoát, không có ý chí hướngthượng. Thứ đến, trách nhiệm thiết lập ba thừa xuấtthế gian, gồm Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát thừa, làm môthức phát triển tâm linh cho những hạng có ý chí hướngthượng. Gánh vác trách nhiệm trọng đại ấy, tự mình làngười bạn tốt của tất cả và là người mẹ hiền củatất cả. Với sự hỗ trợ không điều kiện, không cần mờithỉnh, không một mục đích tự lợi nào, mà hoàn toàn bằngtâm nguyện vị tha, đó là tư cách của người bạn khôngcần mời thỉnh. Với tấm lòng từ ái bao dung, nuôi lớn thiệntâm cho tất cả, đó là tư cách của người mẹ hiền trongChánh pháp. Là Pháp mẫu.

Thídụ 4: Kho bảo vật - Tức các hầm mỏ chứa đựng các thứchâu ngọc, gồm mọi tài nguyên vô tận của thiên nhiên, cókhả năng cung cấp đời sống hạnh phúc cho mọi chúng sanhtrên mặt đất. Các loại như ý bảo châu là những bảo tạngvô giá. Các loại châu báu thuộc hải sản như ngọc trai vânvân là thượng giá. Và các loại đồng, thiếc, v.v.., thuộchạ giá. Bốn loại châu báu này chỉ cho bốn thừa: Nhân thiênthừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ tát thừa. Lòngđất là kho tàng vô tận của các tài nguyên châu bảo, cũngvậy, sự nhiếp thọ Chánh pháp là kho tàng vô tận cung cấptất cả chúng sanh chất liệu và phương tiện sống một cáchsung mãn, giàu có với trí tuệ vô biên; sang cả với nhữngphẩm tính đạo đức tuyệt vời.

II.THỰC HÀNH NHIẾP THỌ

Trongý nghĩa thực tiễn, Chánh pháp không phải là sự thực haychân lý riêng biệt cho một cá thể nào trong chừng mực trìnhđộ nào. Đó vừa là bản chất, bao gồm cả chất liệu nuôidưỡng đời sống, và vừa là mục đích hay giá trị hay ýnghĩa của đời sống. Nói cách khác, Chánh pháp tức là chânlý, và những giá trị phổ quát của sự sống; đồng thờicũng là vô vàn hiện thực riêng biệt của từng cá thể sống.

Dùcó tất cả những sai biệt tùy theo căn tính sai biệt ấy,nhưng thực tướng của thế giới vẫn không vì vậy mà thuầnmột mực là thường hay vô thường, thuần biến động haykhông biến động. Thực tướng đó là Chánh pháp, là nhữnggì được chứng ngộ và thành tựu nơi trí tuệ của Phật.

Bồtát hộ trì chánh pháp, trong bước đầu là học hỏi và tutập để nhìn thấy thấu suốt cái thực tướng ấy. Sau khithành tựu sự nghiệp học hỏi này, không còn bị trở ngạibởi những sự tướng thế gian, Bồ tát hộ trì Chánh phápbằng những sự tướng thế gian; Bồ tát hộ trì Chánh phápbằng sự nhiếp thọ chúng sinh, tùy cơ duyên tự tại mà thihành sáu ba-la-mật. Do đó, Chánh pháp mà Thắng Man phu nhânnói đến ở đây bao gồm cả hai mặt: Hành trì và thực chứng,lý luận và thực tiễn. Do ý nghĩa này, Chánh pháp và nhiếpthọ Chánh pháp là hai mặt của một thực tại duy nhất. Chánhpháp là bản chất mà nhiếp thọ Chánh pháp là công năng.Hành động thích ứng với bản chất, và bản chất đượcbộc lộ, được thực chứng với hành động. Đó là ý nghĩatrong câu nói của Thắng Man phu nhân: «Không khác biệt Chánhpháp, không khác biệt nhiếp thọ Chánh pháp, Chánh pháp tứclà nhiếp thọ Chánh pháp.»

1.TỰ THỂ CỦA NHIẾP THỌ

Chánhpháp mà được định nghĩa rằng: «Chánh pháp tức là nhiếpthọ Chánh pháp», đó là nhấn mạnh tính cách thực tiễncủa Chánh pháp, và tính chất chân thật của sự nhiếp thọChánh pháp. Chánh pháp tức nhiếp thọ Chánh pháp, nhiếp thọChánh pháp tức ba-la-mật: chuỗi quan hệ này xác định mộtcách rõ rệt con đường của Bồ tát. Nếu lần đi từ bộphận thực tiễn, thì sự thành tựu các ba-la-mật chính làthành tựu sự nhiếp thọ Chánh pháp. Và thành tựu sự nhiếpthọ Chánh pháp là chứng đạt được bản thân của Chánhpháp. Phu nhân nói: «Bạch Thế Tôn, ba-la-mật không khác biệtnhiếp thọ Chánh pháp. Nhiếp thọ Chánh pháp tức là ba-la-mật.»Sự xác định này có ý nghĩa rằng: Sự giác ngộ của Bồtát không mang tính chất cá biệt, mà là sự giác ngộ toàndiện, đại đồng, tức sự giải thoát và giác ngộ luônluôn nằm trong quan hệ mật thiết giữa ta và tất cả thếgian.

Sáuba-la-mật được nói trong chương này, trong phần định nghĩavề nhiếp thọ Chánh pháp này, là khả năng hành động tựtại của Thánh giả Bồ tát từ địa vị thứ bảy trở lên,[101]Viễn hành địa, vì đã tu tập viên mãn sáu ba-la-mật quanhiều môi trường, qua nhiều thời gian. Bấy giờ, sự thựchành sáu ba-la-mật là tùy theo cơ duyên, tùy theo tâm niệmcủa mỗi loại chúng sinh riêng biệt. Ba-la-mật như là phươngtiện thiện xảo để Bồ tát hướng dẫn những hạng cócăn duyên thích hợp bước lên Bồ tát đạo.[102]

2.NHÂN CÁCH NHIẾP THỌ

Mụctrên nói về bản thân của nhiếp thọ. Mục này, Thắng Manphu nhân lại thỉnh cầu Phật hứa khả cho nói thêm về nghĩalớn của nhiếp thọ Chánh pháp, là nói về nhân cách nhiếpthọ. Ở đây gồm có hai tiểu mục:

A.Tự lợi. — Nhân cách nhiếp thọ được nói là «thiện nam,thiện nữ nhiếp thọ Chánh pháp.» Nghĩa của câu này là :thiện nam hay thiện nữ nào đã thành tựu được sự nhiếpthọ Chánh pháp. Sự thành tựu ấy đưa đến kết quả gì?Trước hết, đối với bản thân của người nhiếp thọ ấy.Bởi vì để bảo vệ hay hộ trì sự tồn tại của Chánhpháp cho nên người nhiếp thọ Chánh pháp không thể khônghy sinh thân thể, sinh mạng và tài sản. Trong sự hy sinh này,người nhiếp thọ Chánh pháp đã thấy rõ bản chất mong manhhư ảo của thân ngũ uẩn giả hợp này, của sinh mạng vôthường này, và của những tài sản phù vân này. Sở họcvà sở hành trong ý nghĩa hy sinh vì Chánh pháp ấy đưa đếnchỗ chứng ngộ một cách sâu xa, thâm thiết, bản chất đíchthực của tất cả những gì có mặt trên thế gian. Sự hiếndâng vĩ đại này không có giới hạn thời gian. Hư không giớikhông cùng tận, chúng sanh giới không cùng tận, cho đến Phậtpháp cũng không cùng tận, vì thế sự hy sinh thân, mạng vàtài sản cũng không bao giờ cùng tận. Trong hy sinh vô tận,Bồ tát chứng thực ý nghĩa vô tận. Đó là sự thực chứngbằng kinh nghiệm học và hành về pháp tánh thường hằngqua những gì vô thường tạm bợ. Ở đây, người nhiếp thọChánh pháp hy sinh ba phần thuộc bản chất vô thường củachúng sanh mà thành tựu được ba phần của Pháp thân thườngtrú.

B.Lợi tha. - Sự nhiếp thọ Chánh pháp của Thắng Man phu nhânlà sự hộ trì chánh pháp trong thời đại mà Chánh pháp đượccông bố của đức Thích Tôn gần đi đến chỗ biến mất.Thực trạng của sự biến mất đó được mô tả rõ: lúcbấy giờ các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, nghĩalà tất cả bốn chúng đệ tử của Phật, không tha thiếtgì đến những sự kiện học hỏi và hành trì Phật pháp,mà chỉ bận tâm đến những tranh chấp, phe nhóm, bè đảng.Chính trong bối cảnh ấy, trách nhiệm nhiếp thọ Chánh phápphải là sự nêu cao đức tính không gian xảo. Đức tính nàyđược đề cao ở đây quả thực có một ý nghĩa quan trọngmà chúng ta không thể lơ đãng để lướt qua. Đó là sựtiên đoán gián tiếp rằng Phật pháp sẽ không được tônsùng trong thời đại mà tính gian xảo như là bản chất chủđộng của con người được bộc lộ phổ biến, cho đếnđệ tử Phật cũng không ngoài công ước chung của thời đại.Lấy tính gian xảo làm bản chất chủ động để điều hànhnhững mâu thuẫn xã hội, thì thực trạng của thời đạiđương nhiên là đấu tranh thù nghịch, chia rẽ phe nhóm. Giữanhững làn sóng đục thô bạo đó, trách nhiệm hộ trì chánhpháp là phải củng cố cộng đồng Chánh pháp, lấy trựctâm, lấy đức tính không gian xảo, đức tính nhiệt thànhvới chánh pháp làm nền tảng. Thắng Man phu nhân nói: «Nhữngai tham dự trong những cộng đồng Chánh pháp sẽ được cácđức Phật thọ ký.» Cộng đồng chánh pháp với cơ sở đạođức vững chắc là thành trì bảo vệ chánh pháp trước nhữngcơn lốc và ma quỷ của thời đại.

III.PHẬT ẤN CHỨNG

Trongmỗi phân đoạn và mỗi tiết mục trên đây, trước khi trìnhbày một khía cạnh của nhiếp thọ Chánh pháp, Thắng Man phunhân đều có thỉnh cầu hứa khả. Bởi vì những điều Phunhân trình bày không phải chỉ là những phát biểu quan niệmriêng tư căn cứ trên sự hiểu biết cá biệt của mình, màđấy còn là những điểm then chốt, những điểm trọng yếutrong giáo pháp của đức Thích Tôn. Cho nên cần được hứakhả và ấn chứng, để chúng trở thành những điểm giáopháp mà ai đã phát tâm dũng mãnh hướng thượng có thể lấyđó làm tiêu chí cho sở học và sở hành của mình, khôngchỉ giới hạn trong thời đức Thích Tôn còn tại thế màcòn trong tất cả mọi thời đại về sau.

Trongphần ấn chứng của Phật, có ba thí dụ được nêu lên đểmô tả những tính chất ưu thắng của nhiếp thọ Chánh pháp.

Thídụ thứ nhất về nhược điểm, hay tử huyệt của lực sỹ.Một lực sỹ dù có sức mạnh vô địch thế nào đi nữa,vẫn tồn tại trong cơ thể một điểm yếu gọi là tử huyệt.Cũng vậy, quyền lực ma quỷ và thế gian dù hung bạo và dùcó to lớn đến mức nào, vẫn chứa đựng trong bản thânnó một yếu tố tự hủy diệt. Nhiếp thọ Chánh pháp nhưlà cơ sở tất yếu để chiến thắng ma quỷ, những quyềnlực cuồng bạo của thế gian ngự trị thế gian bằng sựgian xảo, đẩy lui sự thật của đời sống con người vàobóng tối.

Thídụ thứ hai, về trâu chúa. Nhiếp thọ Chánh pháp là điểmtập họp tất cả mọi hành vi thiện, và là khả năng hướngdẫn mọi hành vi hướng thiện; là khả năng hướng thượngvượt lên trên tầm mức hướng thượng có giới hạn củaTiểu thừa.

Thídụ thứ ba, về núi Tu-di. Uy nghiêm và bất động trước mọithứ giông bão, nhiếp thọ Chánh pháp là điểm tựa vữngchắc cho Bồ tát hành đạo, là nơi xuất phát tinh thần hysinh vô úy.

Ởđây cũng nên nói thêm một đôi điều về nét đặc sắccủa ý nghĩa nhiếp thọ Chánh pháp mà Thắng Man phu nhân trìnhbày và Phật ấn chứng.

Nhiếpthọ Chánh pháp, nghĩa thấy, cũng có nghĩa là hộ trì Chánhpháp. Và đây mới chính là tinh nghĩa của ý niệm này. Tinhnghĩa đó không chỉ đơn thuần về mặt học thuyết, mà cònchứa đựng những khía cạnh xã hội của nó. Tức là, chođến một giai đọan lịch sử nhất định, vấn đề họcPhật và tu Phật không chỉ có nghĩa đơn thuần là tu và học,với Tam tạng kinh điển, với các pháp môn tham thiền, quántưởng, trong các tự viện, tại các tòng lâm. Tất nhiên,nội dung của tu và học vẫn là giớí-định-tuệ; và Phậttử vẫn hành đạo bằng các nhiếp sự, các ba-la-mật. Nhưngtất cả sinh hoạt ấy đều quy tụ vào một điểm: hộ trìhay bảo vệ Chánh pháp.

[87]Đại 30, tr. 564b16.

[88]Nhiếp luận thích (huyền), Đại 31, tr. 354c28: «Thanh tịnhtăng thượng ý lạc có những đặc tính gì? … Sự mong cầuvà tin hiểu đều thanh tịnh, nói là thanh tịnh ý lạc.» Skt.śuddhādhyāśaya, Du-già, tr. 565a 2: Bồ Tát từ sơ phát tâmcho đến thành Phật, trải qua 7 địa vị khác nhau: 1. Chủngtính địa (Skt. gotra-bhūmi), 2. Thắng giải hành địa (Skt.adhimukti-caryā-bhūmi), 3. Tịnh thắng ý lạc địa (Skt. śuddhādhyāśaya),4. Hành chính hành địa (Skt. caryāpratipatti-bhūmi), 5. Quyếtđịnh địa (Skt. niyatā-bhūmi), 6. Đáo cứu cánh địa (Skt.niṣṭhagamana-bhūmi), 7. Tạp địa (Skt. vỳmiśrà-bhūmi). TiếngPhạn, adhyāśaya (tăng thượng ý lạc, hay thắng ý lạc) thườngxuyên gặp trong các luận của Đại thừa, chỉ tâm nguyệnvà ý chí của Bồ Tát. Có nơi dịch là thâm tâm, chánh trựctâm, hay cao chí. Xem thêm, Du-già, tr. 551c8 ff.

[89]Giai đoạn «địa tiền» (Skt. pṛthgjanabhūmi: phàm phu địahay dị sinh địa) trước khi chứng nhập mười địa (daśabhūmikā)khi đó còn gọi là Bồ Tát phàm phu; và «địa thượng» (Skt.Āryabhūmi: Thánh địa) từ đây trở đi được gọi là BồTát Thánh giả.

[90]Sūtrālaṅ, tr. 1138 dānaṃ samaṃ priyākhyānam arthacaryā samārthatā/tad deśanā samādāya svānuvṛttibhir iṣyate, «bố thí cùng vớiái ngữ, lợi hành, đồng sự; sau khi thọ lãnh giáo pháp ấy,tích cực tự mình thục hành.»

[91]Sūtrālaṅ, 11410: parṣatkarṣaṇaprayuktairvidhireṣasamāśritaḥsarvārtha­sid­dhau sarveṣāṃ sukhopāyaś ca śasyate, Bồ Tátmuốn duy trì đoàn thể, dựa vào bốn nhiếp sự, vì đó làphương tiện tốt đẹp được ca ngợi trong tất cả sự thànhtựu mục đích.

[92]Cf. Trường «16. Thiện sanh kinh», Đại 1, tr. 72. Cf. Phật thuyếtThi-ca-la-việt lục phương lễ bái kinh, An Thế Cao dịch, Đại1, tr. 250. Phật thuyết Thiện sinh tử kinh, Chi Pháp Độ dịch,Đại 1, tr. 252. Pāli: Singālovāda, D. iii. tr. 192: dānañ ca peyye-vajjañca, attha-cariyā ca yā idha, samānattatā ca dhammesu, tattha tatthayathā 'rahaṃ, ete kho saṅgahā loke rathass'āṇīva yāyato. Thamkhảo thêm, Du-già, Đại 30, tr. 529c.ff; Trang nghiêm kinh, Đại31, tr. 633c.ff; Sūtrālaṅ, tr. 113ff.

[93]Daśā, tr. 823: pṛthagjanabhūmimavakrānto bhavati (…) tathāgata-kule'navadyobhavati (…) lokottarāṃ gatiư sthito bhavati (…); evaṃ-rūpadharmavyavasthitobhavanto jinaputrā bodhisattvaḥ prāmu-ditāyāṃ bodhisattvabhūmauvyavasthito bhavaty acalanayogena: «Siêu việt địa vị phàm phu,… sinh vào trong gia tộc Như Lai, … trụ vững trên hướngđi siêu xuất thế gian; khi an trụ trong các pháp như vậy,Bồ Tát chứng nhập Bồ Tát địa gọi là Hoan hỷ địa, vìlà không còn bị dao động nữa.»

[94]Nhiếp luận thích (Huyền), tr. 425b11: «Trong tất cả các địakhông phải không tu tất cả ba-la-mật, (…) nhưng ở đâynói về ý nghĩa đặc thắng của sự tu tập.»

[95]Sūtrālaṅ, tr. 174 20 : sā hi prajñāpāramitāśrayeṇa nirvāṇa-saṃsārayor apratiṣṭhānāt saṃsāranirvāṇayor abhimukhì: «BồTát ở địa thứ sáu, do y trên bát-nhã ba-la-mật, có thểkhông trụ sinh tử cũng không trụ Niết-bàn, do đó hướngđến cả hai (nên gọi là hiện tiền).» Cf. Trang nghiêm kinh,tr. 659b3.

[96]Sūtrālaṅ, tr. 174.21: ekāyanapathaśleṣād bhūmir dūraṅgamàmatā: do đã tiếp cận nhất thừa đạo, nên địa vị nàyđược nói là viễn hành. Cf. Trang nghiêm kinh, tr. 659b6.

[97]Sūtrālankā, tr. 17423 dvayasaṃjñāvicalanād acalā ca nirucyate:«do không còn bị dao động bởi các ấn tượng (hữu tướnghay vô tướng) nên được gọi là Bất động (acalā).» Cf.Trang nghiêm kinh, tr. 659b9.

[98]Du-già 48 (Đại 30, tr. 563b.29): Bồ Tát đối với chúng sanhcó sáu trường hợp thi hành ân huệ chiếu cố chính đánglàm lợi ích cho chúng sinh, gọi là «hữu tình vô đảo nhiếpthọ» (Skt. samyak-sattva-parigraha), Bồ Tát địa trì kinh, quyển10, (Đại 30, tr. 953b), gọi là «đẳng nhiếp thọ.» Sáu nhiếpthọ kể theo Du-già: 1. Đốn phổ nhiếp thọ (Skt. sakṛt-sarvasattva-parigraha),2. Tăng thượng nhiếp thọ (Skt. adhipatya-parigraha), 3. Nhiếpthủ nhiếp thọ (Skt. upādāna-parigraha), 4. Trường thời nhiếpthọ (Skt. dīrgha-kālika-parigraha), 5. Đoản thời nhiếp thọ(Skt. adīrgha-kālika-parigraha), 6.Tối hậu nhiếp thọ (Skt. varama-parigraha).

[99]Từ Skt. parigraha, do gốc động từ pari+GRAH, nghĩa đen là nắmbắt (hay nắm giữ) hoàn toàn (hay toàn diện). Hán cũng cókhi dịch là «hộ niệm.» Xem, Saddh., tr. 1185: sad­dharma­puṇḍarīkaṃnāma dharmaparyāyaṃ sūtrāntaṃ (…) sarvabuddhaparigrahaṃ (…),bản dịch Hán tương đương đoạn này, «Đại thừa kinh danhDiệu Pháp liên hoa, giáo Bồ Tát pháp, Phật sở hộ niệm.»(Pháp hoa, Đại 9, tr. 25a 28). Trong dẫn chứng của Śikṣ (tr.27.2), từ Skt. của Nhiếp thọ Chánh pháp là saddharma-parigraha.Hán dịch, Tập học, đoạn tương đương, Đại 32, tr. 82b.ff,dịch là «hộ trì chánh pháp.»

[100]Śikṣa tr, 26.20: ye te dharmabhāịakā eṣām evaṃrūpāṇāṃsūtrāntānāṃ deśayitāraḥ pratipattisārāś ca, teṣām api dharma-bhāịakānāṃ yat sevanaṃ(…) parigrahaścīvarapiṇḍapātra-śayanāsanaglāna pratyayabhai-ṣajyapariṣkāradānaṃ (…), ayamapi saddharmaparigrahaḥ. (…) tasya yā nivāraṇā parirakṣā ekāgrìbhāvodamaḥ śama upaśamo vinayaḥ, ayam uccyate saddharmaparigrahaḥ. «Nhữngpháp sư diễn giảng các kinh điển như thế và kiên cố thựchành; với những vị ấy, ai thân cận, (…) hộ trì, cung cấpcác thứ nhu dụng…., người ấy như vậy là hộ trì Chánhpháp. Những ai loại trừ các chướng ngại, tâm chuyên nhất,thuần hóa, an tĩnh, tịch tĩnh, tự điều phục, người ấycũng được nói là hộ trì Chánh pháp.»

[101]Bảo khốt, tr. 27b19: «Về địa vị của Nhiếp thọ, ở Giangnam có ba thuyết. 1. Bân Pháp sư: khởi từ phàm phu ngoài Phậtpháp, tu hành bao quát cả vạn hạnh, giáo hóa chúng sanh, làmxuất sinh thiện căn của năm thừa. Đó là nhiếp thọ Chánhpháp; 2. Tông Pháp sư: khi bước vào Bồ Tát địa, mới thậtsự thành tựu vạn hạnh, thâu nhiếp và xuất sinh năm thừa…;3. Đàm Đạt sư: từ Bát địa trở lên, chỉ trong một tâmmà đủ cả vạn hạnh, giáo hóa chúng sanh…»

[102]Daśa, tr. 40.7: evameva…asyāṃ saptamyāṃ bodhisattvabhūmau pratiṣṭhitobodhisattvaḥ sarvajñajñānamahāsāgarāvatīrịaḥ pāra-mitāmahāyānapātrābhirūḍho bhūtakoṭivihāreṇa ca viharati, na ca nirodhaṃ sākṣātkaroti,«cũng vậy, Bồ Tát đã đứng vững trong địa thứ bảy này,bằng con thuyền lớn ba-la-mật mà vào đại dương Nhất thiếttrí trí, phân định rõ giới hạn thực tế, nhưng không chứngnhập tịch diệt.» Cf. Hoa nghiêm (Phật), tr. 562b18.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]