Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Duy thức trong Thắng Pháp

02/02/201111:04(Xem: 11230)
10. Duy thức trong Thắng Pháp

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

Duythức trong Thắng Pháp

BìnhAnson

1.VềThắng Pháp (Abhidhamma)

Tạngthứ ba của Tam Tạng Kinh Ðiển (Tipitaka)AbhidhammaPitaka. Tạng nầy thường được gọi là Luận Tạng vìtheo hệ thống kinh điển Ðại thừa, đây là tập hợp cácbộ luận giải của các vị cao tăng Ðại thừa. Tuy nhiên,trong hệ Nguyên thủy và để sát nghĩa, Abhidhammalàtập hợp các bài giảng sâu xa của Ðức Phật về thể tínhcủa vạn pháp, và thường được sách Tàu phiên âm là A-tỳ-đàm.Dịch đúng nghĩa là Vi Diệu Pháp hay Thắng Pháp. Cũng có sáchdịch là Ðối Pháp, Vô Tỷ Pháp, hay Ðại Pháp.

Theotruyền thống, Thắng Pháp được nhiều Phật tử Nam tôngkính mộ và tin tưởng rằng đó là các bài giảng mỗi đêmcủa Ðức Phật cho chư Thiên và hoàng hậu Ma-Da trong ba thángcủa mùa hạ thứ bảy tại cung trời Ðao Lợi. Vào ban ngày,Ngài tóm tắt lại cho Ðại đức Xá-lợi-phất, và sau đóĐại đức Xá-lợi-phất khai triển rộng ra thành bộ ThắngPháp.

Tuynhiên, theo các nhà nghiên cứu kinh sử Phật giáo, tạng ThắngPháp nầy được khai triển về sau, trong các thế kỷ hoằnghóa đạo Phật trong thời kỳ phân chia bộ phái, và đượcđúc kết lại tại Ðại hội Kết tập Kinh điển lần thứ4 ở Tích Lan vào năm 20 trước Tây lịch. Ðây là kết quảcủa nền văn học A-tỳ-đàm, căn bản chung cho mọi tông phái,kể cả Bắc tông Ðại thừa. Dù rằng về sau nầy, các diễndịch chi tiết của Duy-thức tông Ðại thừa có nhiều khácbiệt, có thể nói là các ý tưởng chính yếu và khái niệmvề duy thức đó đều cùng có chung một nguồn gốc.

Nhìnchung, Thắng Pháp là một cố gắng nhằm tổng hợp các bàigiảng trong Kinh tạng qua một cấu trúc bao quát và liên kết.Thắng Pháp là một hệ thống tâm lý học phức tạp và tinhvi. Ngoài ra, Thắng Pháp cũng nhắm đến các vấn đề vềsiêu hình, thể tính, luận lý, giải thoát nằm ngoài phạmvi của tâm lý học Tây phương hiện thời.

Ðểthông hiểu Thắng Pháp, ngoài việc tra cứu kinh sách, hànhgiả cần phải thực chứng quán niệm nội tâm, trong đó phươngcách hữu hiệu nhất là hành trì các pháp thiền minh sát -chẳng hạn như các phương pháp trong quyển Thanh Tịnh Ðạo(Visudhimagga)của ngài Phật Âm (Buddhaghosa)mà hiện nay vẫn còn đượcáp dụng tại nhiều thiền viện ở Miến Ðiện, Thái Lan vàTích Lan.

ThắngPháp liệt kê rất chi tiết về các phần tử của tâm thứcvà mô tả sự vận hành rất vi tế của tâm thức. Ðể thểnghiệm, hành giả cần phải quán sát nội tâm một cách tinhtường từng thời khắc một, và từ đó sẽ hiểu ThắngPháp rốt ráo hơn. Trong ý nghĩa đó, Thắng Pháp có thể xemnhư là một môn tâm lý học thực nghiệm tinh vi và bao quát.

2.Các nguyên tắc cơ bản

Mộtcách tóm tắt, Thắng Pháp được dựa chặt chẽ theo Ba ÐặcTính - Tam Pháp Ấn - của mọi hiện tượng hữu vi: Khổ(dukkha), Vô thường (anicca), Vô ngã (anatta).Thêm vào đó, Thắng Pháp cũng dựa theo luật Duyên khởi, nhưlà một nguyên tắc tổng quát và một sự vận hành có điềukiện tính. Tất cả mọi sự cố trên đời đều vận hànhtheo luật nhân quả, không có gì ngẫu nhiên hoặc áp đặtbởi một vị thần tạo hóa. Ðiều kiện tính là sự diễntả của một chuỗi nhân-và-quả, nhất là 12 nhân duyên thườngđược thấy trong nhiều bài kinh, bắt đầu bằng: "do vôminh duyên sinh các nghiệp hành, do hành duyên sinh thức, v.v.",và đưa đến các hoạn khổ. Từ đó, Thắng Pháp đưa ra cáctiên đề sau:

-Không có gì sinh ra mà không có nguyên nhân.
-Không có gì sinh ra mà chỉ do một nguyên nhân.
-Không có gì sinh ra mà không có tác động.
-Không có gì tồn tại hơn một thời khắc.
3.Bốn phân hạng chính

ThắngPhápđề cập đến hai loại sự thật: sự thật thông thường(tụcđế, sammutisacca), và sự thật tuyệt đối (chân đế,paramatthasacca). Theo chân đế, tất cả mọi sự vật trênđời, mọi pháp (dhamma), có thể được xếp theo bốnphân hạng chính: Sắc (Rupa), Tâm hay Tâm vương (Citta),Sởhữu tâm hay Tâm sở (Cetasika), và Niết Bàn (Nibbana).

Ðểđối chiếu với Kinh tạng, trong cặp Danh-Sắc thì ở đây,Thắng pháp chia Danh (nama)làm 2 loại: Tâm và Tâm sở.Trong khái niệm về ngũ uẩn - sắc, thọ, tưởng, hành, thức- thì thức (vinnana)được Thắng Pháp xem như là Tâm(hay tâm vương), còn thọ, tưởng, hành thì được xem là Tâmsở (riêng Hành thì được chia chẻ ra làm nhiều phần tửkhác).

4.Sắc Pháp

Sắclà thể chất vô tri giác hằng biến hoại đổi thay. Có tấtcả 28 sắc pháp, phân thành 2 nhóm: (1) Nhóm Tứ đại (Ðạichủng), gồm đất, nước, lửa, gió; và (2) Nhóm Y đại sinh(Tứ đại sở tạo), gồm 24 sắc pháp.

Trongnhóm tứ đại, Ðất là đặc tính cứng mềm, choán khônggian; Nước là đặc tính dẻo nhờn, quến tụ; Lửa là đặctính nóng lạnh, năng lượng; và Gió là đặc tính di động,đàn hồi.

NhómY đại sinh là do bốn Ðại chủng sắc kết hợp tác thành,gồm có 24 sắc pháp: 5 Tịnh sắc, 4 Hành cảnh sắc, 2 Bảntánh sắc, 1 Sắc ý vật, 1 Mạng sắc, 1 Thực sắc, 1 Hạngiới sắc, 2 Biểu sắc, 3 Biến hóa sắc, và 4 Tướng sắc.

5.Tâm Pháp (Tâm Vương Pháp)

Tâm,theo Thắng Pháp, là sự nhận thức sự hiện hữu của đốitượng, sự biết, sinh khởi trong một thời khắc khi có trầncảnh. Có nhiều cách phân chia Tâm. Thông thường là phân chialàm 6 tâm (thức), theo sáu cửa tiếp xúc: mắt, tai, mũi, lưỡi,thân, và ý.

Theocách phân giải chi tiết của Thắng Pháp thì tâm tổng thểđược chia làm 89 tâm vương. Có nhiều cách kết nhóm cáctâm vương nầy, trong đó có thể kết nhóm theo cõi giới:

1)Dục giới có 54 tâm: 23 dị thục tâm, 11 duy tác tâm, 12 bấtthiện tâm, và 8 thiện tâm.

2)Sắc giới có 15 tâm: 5 thiện tâm, 5 dị thục tâm, và 5 duytác tâm, tùy theo các cấp độ thiền-na hữu sắc (rupajhana).

3)Vô sắc giới có 12 tâm: 4 thiện tâm, 4 dị thục tâm, và 4duy tác tâm, tùy theo các cấp độ thiền-na vô sắc (arupajhana).

4)Siêu thế giới (lokuttaram)có 8 tâm siêu thế: tâm đạovà tâm quả của mỗi quả vị thánh (Dự lưu, Nhất lai, Bấtlai, A-la-hán).

Cũngcó khi tâm được chia làm 121 tâm vương. Sự khác biệt làdo cách phân chia của tâm siêu thế: thay vì chia làm 8 loạitâm siêu thế thì tâm tại 5 tầng thiền-na (jhana)củamỗi đạo quả được đưa vào, tạo thành 40 tâm siêu thế(8 x 5).

Mộtcách kết hợp khác là kết theo 4 nhóm: 12 bất thiện tâm,21 thiện tâm, 36 dị thục tâm và 20 duy tác tâm. Bất thiệntâm là tâm phát sinh từ tham, sân, si; còn Thiện tâm là tâmphát sinh từ vô tham, vô sân, vô si. Các tâm nầy đều tạonghiệp (kamma)mà kết quả là các tâm Dị thục. TâmDuy tác là tâm tuy có hành động nhưng không tạo nghiệp, khôngcó kết quả dị thục.

6.Tâm sở (Sở hữu tâm)

Tâmsở là các phần cấu thành Tâm vương, là phần sở hữu củaÝ hoặc Thức, phụ trợ cho sự biết cảnh. Có tất cả 52tâm sở: Thọ, Tưởng, và 50 tâm sở trong nhóm Hành. Bốn đặctính quan trọng của tâm sở là:

-đồng sinh với Tâm,
-đồng diệt với Tâm,
-đồng nương một vật với Tâm, và
-đồng biết một cảnh với Tâm.
Chúngta cần biết rõ các đặc tính quan trọng nầy, bởi vì khiphân tích từng thành phần, có khi ta lầm tưởng rằng cómột sự tách biệt giữa tâm và tâm sở.

Mỗikhimột loại tâm sinh ra thì kèm theo với một tập hợp cáctâm sở tương ứng. Mỗi loại tâm có một nhóm tâm sở riêngbiệt theo các qui luật nhất định. Tuy nhiên có nhóm tâmsở biến hành (sabbacittasadharana)kết hợp trong mọi loạitâm, trong đó có 7 tâm sở: xúc, thọ, tưởng, tư, nhất tâm(định), mạng quyền, và tác ý.

Nhómtâmsở biệt cảnh (pakinnaka)là các tâm sở có thể thiện,có thể bất thiện, tùy theo đối tượng tâm, gồm có 6 tâmsở: tầm, tứ, thắng giải (quyết định), tinh tấn (cần),hỷ, và dục.

Nhómtâmsở bất thiện (akusala)gồm có 14 tâm sở: si, vô tàm (khônghổ thẹn), vô quý (không sợ tội lỗi), trạo cử, tham, tàkiến, mạn, sân, tật (ganh ghét), lận (bỏn xẻn), hối quá(hối hận), hôn trầm, thụy miên, và hoài nghi.

Nhómtâm sở tịnh quang (sobhana)là các tâm sở tốt đẹp, trongsạch, thanh tịnh, và gồm có 25 tâm sở, được chia làm 4loại:

1)19 tâm sở tịnh quang biến hành: tín, niệm, tàm, quý, vô tham,vô sân, hành xả, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm,nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuầntâm, chánh thân, và chánh tâm.
2)3tâm sở tiết chế: chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng.
3)2tâm sở vô lượng: bi và tùy hỷ.
4)1tâm sở tuệ quyền (pannindriya): hiểu biết sự vậtđúng như thật, qua 3 đặc tướng khổ, vô thường, và vôngã.
7.Lộ trình tâm (Tâm lộ)

Mộttrongnhững ý niệm chính yếu trong Thắng Pháp là sự vậnhành của tâm, gọi là Tâm Lộ hay Lộ trình Tâm (cittavithi).Một tâm khởi sinh, trụ và diệt trong một thời gian rấtngắn, thường gọi là một sát-na tâm (cittakkhana). Mỗikhi tiếp xúc với đối tượng, các loại tâm xảy ra theo mộtlộ trình rất phức tạp, tùy theo các hoàn cảnh riêng biệt.Thông thường, các vị giảng sư dùng một thí dụ đơn giảnkhi mắt thấy một đối tượng để diễn tả một lộ trìnhtiêu biểu gồm 17 sát-na như sau:

1)Hộ kiếp (bhavanga, hữu phần)vừa qua
2)Hộkiếp rúng động
3)Hộkiếp dứt dòng
4)Ngũmôn hướng tâm (ở đây là nhãn môn)
5)Nhãnthức
6)Tiếpthu
7)Xácđịnh
8)Phánđoán
9- 15) Bảy sát-na tâm tốc hành (javana)
16-17) Hai sát-na tâm đồng sở duyên (thập di)
Sát-natâmđầu tiên gọi là "hộ kiếp vừa qua" vì lúc đó, cảnhchưa có tác động qua mắt, và luồng hộ kiếp còn liên hệvới cảnh quá khứ. Hai sát-na kế tiếp là khi hộ kiếp rúngđộng và tan vỡ, và tâm trở về thực tại, và hướng vềđối tượng qua con mắt (nhãn môn hướng tâm), và nhãn thứcsinh khởi. Ba sát-na kế tiếp là tâm bắt đầu tiếp nhậnvà suy xét, phán đoán. Bảy sát-na tâm tốc hành là quan trọngnhất vì đây là lúc tâm có thể tạo nghiệp hành mới. Nghiệpnầy có thể tạo quả tức thời trong lộ trình kế tiếp,hay sẽ tạo quả trong một tương lai về sau hoặc kiếp sau.Hai sát-na cuối cùng là tâm ghi nhận, tùy theo bản chất củađối tượng mà cường độ ghi nhận có thể thay đổi. Cuốicùng, tâm lại rơi vào luồng hộ kiếp (bhavanga), vàtiến vào lộ trình kế tiếp. Trên một bình diện nào đó,nhiều học giả cho rằng quan niệm về luồng bhavangalà căn bản cho việc khai triển các quan niệm về Tàng thức(A-lại-dathức)của Duy thức tông về sau nầy.

Cầnnênbiết rằng toàn thể một lộ trình như thế xảy ra rấtnhanh, và có hàng vạn lộ trình xảy ra chỉ trong một chớpmắt. Ngoài ra còn có các tâm lộ khác, tùy theo hoàn cảnh,chủ thể và đối tượng. Thắng Pháp còn đề cập các tâmlộ đặc biệt như lúc cận tử, lúc nhập thai, khi hành giảđắc các tầng thiền-na, và khi đạt các đạo quả thánh.

8.Niết Bàn

Phânhạng cuối cùng là Niết Bàn. Ðây là pháp duy nhất khôngcó đặc tướng vô thường và phiền khổ. Ðây là pháp duynhất không có điều kiện tính (pháp vô vi) hoặc phụ thuộcvào các pháp khác. Về tự tánh (sabhavato)thì Niết Bànlà an tịnh, vắng lặng (santi)và chỉ có một. Theo sựviệc thì Niết Bàn có hai: hữu dư y Niết Bàn và vô dư yNiết Bàn. Thật ra, chúng ta không thể nào diễn tả hoặcphân tích Niết Bàn bằng ngôn từ đối đãi của hiệp thế.

(Viếttheo bài "Some Introductory Notes on Abhidhamma"
củaTỳ khưu Punnadhammo, Canada)

Tháng5-2003

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]