Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 09 - Từ Cuộc đời tới Cuộc đời: Những Chuyển Tiếp và Trung Hữu

20/07/201114:45(Xem: 3905)
Bài 09 - Từ Cuộc đời tới Cuộc đời: Những Chuyển Tiếp và Trung Hữu

Kalu Rinpoche

TÂM DIỆU MINH THƯỜNG TRỤ [Bài 9]
Từ Cuộc đời tới Cuộc đời: Những Chuyển Tiếp và Trung Hữu
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc


Tôi mong ước nhận định được tất cả những biến hiện
chúng xuất hiện đối với tôi trong trung hữu là những phóng chiếu
của chính tôi; những hiển hiện của chính tâm của tôi.

Liên Hoa Sinh, “Sách Tây Tạng của Người Chết”. (Tử Thư Tây Tạng).

-----------------------

Sẽ không có tái sinh nếu, vào thời điểm chết, chúng ta bị biến mất như một ngọn lửa nến vụt tắt hoặc sự bốc hơi của nước. Nhưng tâm là chân không (emptiness: chân không diệu viên; chân không diệu hữu), và chân không dung thông (the void) không biết cái chết. Vào lúc chết, thân và tâm, chúng được gắn với nhau là những hiện tướng hư huyễn, li biệt; mỗi bên đi đường riêng của nó. Lúc đó, một lần nữa, do bởi năng lực của nghiệp, những căn bản tập khí và phiền não tạo lập bởi nhiều tác nhân dẫn chúng ta tới tái sinh vào một trong sáu cõi (cõi người, trời, a tu la, súc sinh, ngạ qủy, địa ngục).

Trung Hữu

Theo Chính Pháp (Dharma) cũng như theo các truyền thống khác, chết không phải là một chấm dứt. Vượt ngoài chết, có một loạt tương tục của các trải nghiệm trong những trạng thái khác biệt được nhận biết gộp lại là trung hữu (bardo). Thuật ngữ Tây Tạng này nguyên văn nghĩa là “giữa hai” (between two), khoảng ở giữa (interval), hoặc sự thông qua, lối thông qua (passage). Những lối thông qua này là tất cả những trạng thái tâm thức đi thông qua. Những liên hoàn của trung hữu (the series of the bardos) tạo thành hiện hữu lưu chuyển hoặc sinh tử lưu chuyển (cyclic existence or samsara)

Những liên hoàn của trung hữu tương ứng với sự chuyển cư của tâm thức từ cuộc đời tới cuộc đời, nhưng cũng tương ứng với những biến hoá hình dáng xảy ra từng mỗi sát na trong những trạng thái tâm thức của chúng ta.

(The series of bardos corresponds to the transmigration of the consciousness from life to life, but also to the transformations that occur moment by moment in our states of consciousness).

Giáo pháp liên quan đến những trung hữu khác biệt được trình bày đặc biệt trong một văn bản truyền thống rất phổ biến, Bardo Thodrol, nguyên văn nghĩa là, “sự hiểu biết thông suốt giải thoát cách tuyệt các trung hữu” (“the understanding that frees from the bardos”), mà ở Tây phương thường được biết nhiều hơn với tên “Tử Thư Tây Tạng”

(The Tibetan Book of the Dead).

Giáo pháp này đưa ra những chỉ giáo thực dụng về làm thế nào tiến qua các trung hữu và dâng hiến một đạo lộ để thật chứng bản chất của những trung hữu này và tự giải thoát chính chúng ta cách tuyệt với các trung hữu.

(It gives practical instructions on how to proceed through the bardos and offers a path for realizing the nature of those bardos and liberating ourselves from them)

Mặc dầu “khoảng ở giữa chết và tái sinh” (the interval between death and rebirth) là nghĩa được biết đến nhiều nhất, từ ngữ “trung hữu” (bardo) không những chỉ nói đến thời kì giữa chết và tái sinh, nhưng còn nói đến tất cả những trạng thái hiện hữu tâm thức trải nghiệm.

Thế nên, từ ngữ “trung hữu” cũng được dùng để nói đến dòng đời (life), là trung hữu giữa sinh và chết và là, trong đa số trường hợp, cái thời kì dài nhất của các trung hữu.

Cũng có trung hữu giữa hai tâm niệm (the bardo between two thoughts), hoặc giữa hai trạng thái của tâm thức, nó là cái ngắn nhất của các trung hữu.

Thời kì từ thời điểm nhắm mắt ngủ tới khi thức tỉnh thì được gọi là trung hữu chiêm bao, trong khi trải nghiệm chính cái chết thì được gọi là trung hữu của thời điểm chết.

(The period from the moment of falling asleep to waking up is called the dream bardo, while the experience of death itself is the bardo of the moment of death)

Sau khi sự hô hấp ngừng lại hoàn toàn, có một thời kì khi tâm vẫn ở lại trong một trạng thái toàn thể bất thức thì được gọi là trung hữu của tính không (= trung hữu của chân không/ chân không diệu viên/ chân không diệu hữu)

(After respiration stops completely, there is a period when the mind remains in a state of total unconsciousness, called the bardo of emptiness)

Cuối cùng, trung hữu của sinh thành (trung hữu của sinh hữu; trung hữu của tái sinh) là thời kì theo sau trung hữu của tính không, trong thời kì này tâm thức có sự trải nghiệm của một thế giới sau cái chết, nó kéo dài cho tới thời điểm tái sinh.

(Finally, the bardo of becoming is the period that follows the bardo of emptiness, during which the consciousness has the experience of a postmortem world, which lasts up until the moment of rebirth)

Bốn Trung Hữu Quan Trọng

Nói vắn tắt, có bốn trung hữu quan trọng từ tiến trình chết tới tái sinh là:

1. Trung hữu từ sinh tới chết, hoặc, trạng thái chúng ta hiện ngay lúc này.

2. Trung hữu của thời điểm chết, tương ứng với lối thông qua từ sống tới chết.

(tương ứng, có thể tạm hiểu là từ sinh tới chết, lối sống ra sao,tỉ dụ vui với thiện hạnh của người, của mình, và buồn với ác hạnh của người, của mình, thì tâm tình vào thời điểm chết tương ứng với thời từ sinh tới chết. ĐHP)

3. Trung hữu của tính không (= trung hữu của chân không / chân không diệu viên / chân không diệu hữu), thời kì theo sau chết.

4. Trung hữu của tái sinh, giai đoạn giữa trung hữu của tính không và một thời-gian- cuộc-đời khác (another lifetime) là khi chúng ta bắt đầu một trung hữu mới của sinh tới chết.

Sáu trung hữu được nói đến thường xuyên gồm cả hai trung hữu khác ở trong trung hữu của sinh tới chết: trung hữu chiêm bao và trung hữu thiền định. Mỗi một trung hữu này tương ứng với những trạng thái của tâm thức sống trọn vẹn trong suốt thời-gian-cuộc-đời này.

Trong những chương theo sau, chúng ta sẽ miêu tả mỗi một trong bốn trung hữu quan trọng này, chúng cùng nhau tạo thành hiện hữu sinh tử lưu chuyển.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ Lục 1 Đại Sư Tăng Triệu giảng Tính Không

Xin nhớ đến lời Đại sư Tăng Triệu (374 hoặc 378 - 414 ) ( tịch lúc 27 hoặc 31 tuổi) trong Triệu luận , phần Tông Bản Nghĩa:

“Bổn vô, Thật tướng, Pháp tánh, Tánh không, Duyên hội , năm danh từ trên vốn chỉ có một nghĩa.

Để vạch ra tông chỉ chánh pháp là căn bản của bổn Luận, hai chữ BỔN VÔ chỉ ngay tâm tịch diệt vốn không một pháp, lià tất cả tướng, dứt bặt Thánh phàm, nên gọi là BỔN VÔ, chẳng phải có ý làm thành vô (có nghĩa là chẳng phải từ hữu lần biến thành vô, vì BỔN VÔ này nó vượt ngoài cái có và không tương đối).

Vì tất cả pháp đều do vọng tâm tùy duyên biến hiện mà có, tâm vốn vô sanh, chỉ do nhân duyên hội hợp mà sanh nên gọi là DUYÊN HỘI.

Vì duyên sanh ra các pháp, vốn không có thật thể, do nhân duyên sanh ra nên nói không, nên gọi là TÁNH KHÔNG, vì pháp thể là chơn như biến hiện nên gọi là PHÁP TÁNH.

Do chơn như pháp tánh mà thành các pháp, chơn như không có tướng, nên bản thể các pháp tịch diệt, nên gọi là THẬT TƯỚNG.

Vì bổn vô là thể của tâm, duyên hội là dụng của tâm, thật tướng, pháp tánh, tánh không, đều là cái nghĩa do tâm tạo thành vạn pháp nên nói là một nghĩa vậy…

Tại sao vậy ? Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà sanh, duyên hội mà sanh thì khi chưa sanh không có, duyên lìa thì diệt, nếu mà thật có, có thì chẳng diệt. Theo đó mà suy ra thì biết, dù nay hiện ra có, cái có ấy tánh thường tự không, vì tánh thường tự không, nên gọi là TÁNH KHÔNG, bởi vì tánh không nên gọi PHÁP TÁNH, pháp tánh chân thực như thế nên gọi là THẬT TƯỚNG, thật tướng vốn không có tự thể , chẳng phải do suy lường mà cho đó là không, nên gọi là BỔN VÔ.”

( Trích từ Triệu Luận Lược giải. Thích Duy Lực dịch , in trong CHƯ KINH TẬP YẾU , trang 470 - 471) ..

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ Lục 2. Tâm như hư không vô sở hữu

Nguồn gốc của Phật pháp là tâm ,
Nguồn gốc của vũ trụ cũng là tâm ,
Người học Phật pháp phải biết cái nguồn gốc đó chính là tâm mình chứ chẳng phải ai khác .

…Tổ thứ 14 của Thiền Tông Ấn Độ là ngài Long Thọ dùng “Hư không vô sở hữu” để thí dụ cho tâm. Tâm linh vốn chẳng có hình thể số lượng, do đó dùng bộ óc suy nghĩ chẳng thể tiếp xúc, nên chẳng thể dùng lời nói văn tự để diễn tả.

Phật pháp chỉ có thể miễn cưỡng nói là TÍNH KHÔNG. KHÔNG này tức là để hiển bày sự dụng của tâm. Cũng như hư không vô sở hữu mà dung nạp tất cả vật, tất cả vũ trụ vạn vật từ mặt trăng, mặt trời cho tới núi sông, đất đai, nhà cửa, cây cối,bất cứ cái gì đều phải nhờ cái “VÔ SỞ HỮU” này dung nạp và ứng dụng.

Cuộc sống hằng ngày của con người như ăn cơm, mặc áo, nói năng tiếp khách, làm việc đều phải nhờ cái ‘vô sở hữu’ này mới được hiển bày, chỉ tiếc rằng chúng ta ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết. Nên Phật Thích Ca dạy pháp thiền trực tiếp để mọi người đều được tự hiện toàn vẹn chính tâm mình. Cái giờ phút hiện ra tâm mình gọi là kiến tính thành Phật.

Dù nói thành Phật thực chẳng có Phật để thành, chỉ là ở trong mở mắt chiêm bao tỉnh dậy mà thôi [Cũng như ở trong nhắm mắt chiêm bao tỉnh dậy] thì tự chứng tỏ tất cả sự vật trong chiêm bao (người và thế giới chiêm bao) đều chẳng thật gọi là chứng ngộ.

Bản thể của tâm vô sở hữu tức là trống rỗng, vì trống rỗng nên gọi là TÍNH KHÔNG, vì tính không nên cùng khắp không gian thời gian. Cùng khắp không gian thì chẳng có khứ lai nên gọi là NHƯ LAI, nghĩa là đúng như bản lai; cùng khắp thời gian thì không có gián đoạn sinh diệt nên gọi là NIẾT BÀN.

Vì trống rỗng vô sở hữu chẳng có chỗ để trụ nên gọi là VÔ SỞ TRỤ ; vì trống rỗng vô trụ thì chẳng thể trói buộc nên gọi là GIẢI THOÁT. Nghĩa chữ Phật là giác ngộ, tâm của chúng sinh đều có tính giác ngộ nên gọi là PHẬT TÍNH, cũng gọi là Bồ Đề. Bồ Đề nghĩa là giác ngộ. Nói tóm lại, danh từ thì có muôn ngàn sai biệt khác nhau nhưng nghĩa thì chẳng khác, chỉ là hiển bày thể dụng của tâm mà thôi.

Vì tâm vô sở hữu thì chẳng thể kiến lập, nên Phật nói là VÔ THỦY, chẳng có bắt đầu, cũng gọi là vô sinh. Vì có sinh thì phải có bắt đầu. Vì vô sinh thì không thể kiến lập, nếu có thể kiến lập ắt có sự sinh khởi và bắt đầu, cho nên người chứng quả gọi là NGỘ PHÁP VÔ SINH, cũng gọi là CHỨNG VÔ SINH PHÁP NHẪN. Nói một cách khác, tất cả kinh Phật đều dùng sự hiểu biết của chúng sinh để chứng tỏ tất cả sự vật qua ý thức của bộ não nhận biết đều chẳng phải thật, nên nói VẠN PHÁP DUY TÂM, TẤT CẢ DO TÂM TẠO. Vì tâm có thể tạo là có kiến lập, tức là chẳng thật vậy .

…..

[Lược trích từ “Vũ Trụ Quan thế kỷ 21, Yếu Chỉ Phật Pháp, Yếu Chỉ Trung Quán Luận” của HT Duy Lực ]

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ Lục 3. Chủ nghĩa Hư vô

Phật Quang Đại Từ Điển, Thích Quảng Độ dịch , in 2000, 6 quyển 7374 trang + quyển Mục lục.

Chân như:Sanskrit: bhuta-tathata; tathata. Chỉ cho bản thể chân thực tràn khắp vũ trụ; là nguồn gốc của hết thảy muôn vật .
Còn gọi Như như, Như thực, Pháp giới, Pháp tính, Thực tế, Thực tướng, Như lai tạng, Pháp thân, Phật tính, Tự tính thanh tịnh thân, Nhất tâm, Bất tư nghị giới….
Trong sách Phật Hán thời kì đầu dịch là:
Bản Vô. Chân, chân thật không hư dối; Như, tính của sự chân thật ấy không thay đổi….

Hư Vô chủ Nghĩa(Nihilism)
Chủ nghĩa phủ định tất cả đạo đức,tập quán, chế độ, tôn giáo, hoặc chân lí, giá trị của bất cứ sự vật gì.

Theo “Patrul Rinpoche. Lời vàng của Thầy tôi”. Bản dịch 2008, http:/vietnalanda.org. thì
“Những người theo chủ nghĩa thường hằng (eternalism) tin là có một cái ngã thường hằng và một đấng tạo hoá (tạo lập thế giới) hiện hữu vĩnh cửu bên ngoài ta, chẳng hạn như các vị thần Isvara và Vishnu.
“những người theo thuyết hư vô tin rằng tất cả sự vật hoàn toàn tự phát, không có đời quá khứ hay đời vị lai, không có nghiệp quả, không có tự do và giải thoát ”
“ Có 360 biểu từ vọng kiến (false view) và 62 biểu từ tà kiến (wrong view)

(biểu từ = statement), có thể gộp chung thành hai nhóm : chủ nghĩa thường hằng và chủ nghĩa hư vô (=đoạn diệt; chấm dứt, không có gì cả).
Theo quan điểm hành động không tạo nghiệp quả thì thiện hạnh không đem lại lợi ích, và ác hạnh không đem lại tổn hại.”

Nếu bạn có một thoáng chút ý niệm về danh từ chân như, bạn sẽ biết bản chất của bạn là tính Bản Phật Phổ Hiền (Nature of Primordial Buddha Samantabhadra)

(Phổ Hiền= All-around Goodness).
Như vậy bạn chấp thuận, tùy thuận, và hỗ trợ (blessing) cho chính cuộc đời bạn, cuộc đời của kẻ khác, hiện hữu tồn sinh, và bạn chung vui xẻ buồn với mọi người, với vạn hữu, chung lưng đấu cật với mọi người để chống lại các thảm họa do con người và thiên nhiên gây ra (do vô minh, do duyên khởi) và bạn đem lại an-ổn-không-sợ-hãi cho mình, cho người (benediction: vô uý thí)

Một thoáng ý niệm về chân như, giúp bạn nhận thức bạn vốn là đấng phúc đức, tốt lành, thiện hảo, bạn đã gặp chính mình (encounter yourself), gặp bản lai diện mục, “ta về gặp lại tình ta, dấu chân viễn mộng chỉ là phù vân” (Thiền sư Viên Minh).

Ngài Long Thọ và ngài Phật Hộ (Buddhapalita) đều giảng Chân như là thật chứng tuệ tri chính minh bằng tuệ quán không bị nhơ nhuốm. Chân như không phải là do người khác chỉ dạy hoặc do người khác trao cho bạn.

Từ ngữ Phật học ngài Vô Trước ( Asanga 375-430) giảng:

Si, Ngu si, Vô minh, Vô trí, Vô kiến, Phi hiện quán, Hôn muội, Hắc ám… là đồng nghĩa

------------------------------------

Chú thích thuật ngữ

1.Viết theo “The Tibetan Book of the Dead”, translated by A. F. R. Thurman,

Bantam Books,1994

“Trung hữu” được dùng tối thiểu theo 3 nghĩa:

(a) nghĩa căn bản thông dụng để nói về toàn thể thời kì giữa chết và tái sinh;

(b) nghĩa kĩ thuật để nói về sáu trung hữu: trung hữu đời sống, trung hữu chiêm bao, trung hữu thiền định, trung hữu điểm chết, trung hữu thật tại (=pháp tánh), và trung hữu tái sinh ;

(c) và theo nghĩa “ một giai đoạn tiến triển của một trung hữu”, thì chính nó cũng được gọi là một trung hữu, tuy nó ở trong sự trải nghiệm của một giai đoạn riêng biệt trong một trong sáu trung hữu (= một giai đoạn phát triển nhỏ -- của một trong sáu trung hữu--, thì cũng gọi là một trung hữu )

“Between” is used in at least thre e senses: its basic colloquial sense of the whole period between death and rebirth; its technical sense in the set of the six betweens, the life, dream, meditation, death-point, reality, and existence betweens;and in the sense of “phase of a between”, where the experience of a particular period in one of the six betweens is itself called a between.

2. Trung hữu tính không (emptiness between)= trung hữu pháp tánh (dharmata between) = trung hữu thật tại (reality between)

3. Ngài Long Thọ : Duyên khởi = Tính không = Trung đạo = Như huyễn

4. Ngài Tăng Triệu : Bổn Vô= Thật Tướng = Pháp Tánh = Tánh Không = Duyên Hội

5. “Thanh Tịnh Đạo” của Ngài Phật Minh / Phật Âm (Buddhaghosa), Thích Nữ Trí Hải dịch, có giảng (trang 960 , quyển 2 , đoạn 250:

“Ở đây, trở thành gọi là hữu…
Chính tiến trình nghiệp là hữu, thì gọi là nghiệp hữu.
Cũng vậy, chính tiến trình tái sanh là hữu thì gọi là sanh hữu.
Và ở đây tái sanh là hữu vì nó hiện hữu…
Nghiệp cần được hiểu là hữu vì nó đem lại hữu hay sự tái sanh…
Tất cả nghiệp đưa đến tái sanh đều là nghiệp hữu…
Sanh hữu là nói vắn tắt các uẩn do nghiệp sanh.”

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kalu Rinpoche

From Life to Life: Transitions and the Bardo

May I recognize all the manifestations that appear to me in the bardo as being my own projections; emanations of my own mind.

Padmasambhava. The Tibetan Book of the Dead.

--------------------

There would be no rebirth if, at the moment of death, we disappeared like a candle flame going out or water evaporating. But mind is emptiness, and the void does not know death. At death , body and mind, attached as they are to illusory appearances, separate; each goes its own way. Then once again, by the power of karma, basic tendencies and afflictions caused by various agents lead us to be reborn in one of the six realms.

Bardo

According to Dharma as well as other traditions, death is not an end. Beyond death, there is a continuous series of experiences in different states known collectively as the bardo. This Tibetan term literally means “ between two” , “interval”, or “passage”. These passages are all the states that the consciousness passes through. The series of bardos makes up cyclic existence, or samsara.

The series of bardos corresponds to the transmigrationof the consciousness from life to life, but also to the transformations that occur moment by moment in our states of consciousness. The teachings relating to the different bardos are presented in particular in the well-known tradition text, the Bardo Thodroll, literally , “ the understanding that frees from the bardos”, better known in the West as “ The Tibetan Book of the Dead”. It gives practical instructions on how to proceed through the bardos and offers a path for realizing the nature of those bardos and liberating ourselves from them.

Even though “the intrval between death and rebirth” is its best-known meaning, the word “bardo” refers not only to that period between death and rebirth, but to all the existential states the consciousness goes through.Therefore, the word is also used to refer to life, which is the bardo between birth and death and is, in most cases, the longest life of the bardos. There is also the bardo between two thoughts, or between two states of consciousness, which is the shortest of the bardos. The period from the moment of falling asleep to waking up is called the dream bardo, while the experience of death itself is the bardo of the moment of death. After respiration stops completely, there is a period when the mind remains in a state of total unconsciousness, called the bardo of emptiness. Finally, the bardo of becoming is the period that follows the bardo of emptiness, during which the consciousness has the experience of a postmortem world, which lasts up until the moment of rebirth.

The Four Great Bardos

Briefly, the four great bardos from the process of dying to being reborn are:

1. The bardo of birth to death, or, the state we are in right now.

2. The bardo of the moment of death, corresponding to the passage from life to death.

3. The bardo of emptiness, the period following death.

4. The bardo of becoming, the stage between the bardo of emptiness and another lifetime in which we begin a new bardo of birth to death.

The six bardos frequently referred to include two others in the bardo of birth to death: the dream bardo and the meditation bardo. They each correspond to states of consciousness lived out during this lifetime.

In the following chapters we will describe each of the four great bardos, which together make up cyclic or samsaric existence.

---------------------------------------------

Source: Kalu Rinpoche. Luminous Mind. The Way of The Buddha. Wisdom, 1997.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]