Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lòng Từ Bi bao quát

24/12/201009:42(Xem: 12532)
Lòng Từ Bi bao quát

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾNHẠNH PHÚC
Bản gốc tiếng Anh: The compassion life - NXB: WisdomPublications, Boston, 2001.
Bản tiếng Pháp: Les voies spirituelles du Bonheur - NXB: Pressesdu Châtelet, Paris, 2002
Hoang Phong Việtdịch

3
LòngTừ Bi bao quát

Tôi tin rằng trong bấtcứ một cấp bậc xã hội nào – gia đình, quốc gia hay quốc tế –, chìa khoá của mộtthế giới hạnh phúc và hài hoà đều liên hệ đến việc thực thi lòng từ bi. Khôngcần phải gia nhập một tôn giáo nào, cũng không cần phải tôn thờ một hệ tư tưởngđặc biệt nào cả, chỉ cần mỗi cá nhân trong chúng ta biết phát huy những phẩmtính con người. Theo quan điểm của tôi, trau dồi hạnh phúc cá nhân có thể gópphần một cách sâu xa và hữu hiệu để biến cải chung cho cả tập thể nhânloại.

Tất cả chúng ta đều cầnđến tình thương, hiểu được điều ấy sẽ giúp ta nhận thấy bất cứ ai ta gặpđượcdù trong hoàn cảnh nào cũng đều là anh em hay chị em với ta. Dù đấy chỉ là mộtngười mà ta mới gặp lần đầu cũng thế, ngoài quần áo đang mặc trên người và tínhtình ra, thì chẳng có một sự khác biệt thật sự nào giữa họ và ta. Vì thếthậthết sức phi lý khi dừng lại trên những khác biệt bên ngoài, trong lúc bản thểcủa mỗi người trong chúng ta đều như nhau.

Những lợi ích khi biếtvượt lên trên sự phân biệt nông cạn đó sẽ càng nổi bật hơn khi ta biết nhìn vàovị trí của ta một cách bao quát hơn trong lãnh vực của hành tinh này. Nhân loạichỉ có một, và hành tinh nhỏ bé này là nơi trú ngụ duy nhất của nhân loại. Đểcó thể bảo vệ môi trường chung, mỗi người trong chúng ta cần phải cảm thấy sứcmạnh của tình yêu thương hướng đến kẻ khác và lòng từ bi toàn cầu. Chỉ có thứxúc cảm duy nhất đó mới có thể xoá bỏ những quyền lợi ích kỷ kích động conngười lường gạt nhau và khai thác lẫn nhau. Một quả tim mở rộng và thànhthậtđương nhiên sẽ giúp cho ta tự tin vào những khả năng của ta, và ta sẽ không còne sợ kẻ khác nữa.

Sự cần thiết phải có mộtkhông khí cởi mở và hợp tác trên bình diện quốc tế ngày càng khẩn cấp. Vào thờiđại của chúng ta, kinh tế không còn giới hạn trong lảnh vực gia đình và kể cảtrên bình diện quốc gia. Từng thành phần quốc gia cho đến toàn thể một lục địađều lệ thuộc chặt chẽ với nhau. Vì thế, nếu muốn phát triển kinh tế của mình,mỗi quốc gia phải quan tâm đến kinh tế của các nước khác. Dù sao đi nữa khichung cuộc, kinh thế của các nước khác cũng sẽ gây tác động đến chính quốc giacủa mình. Để có thể đối đầu với những tình thế đột phát trong thế giới tân tiếnngày nay, bắt buộc ta phải chấp nhận một sự biến cải từ cội rễ cách suy nghĩ vànhững phản ứng quen thuộc của ta. Càng ngày ta càng thấy rõ hơn là một nền kinhtế muốn tồn tại phải dựa vào trách nhiệm toàn cầu, đúng với ý nghĩa trung thựccủa nó. Có lẽ chúng ta đều đồng ý với nhau về những điều trên đây, có đúng thếhay chăng ? Đấy không phải đơn thuần là một lý tưởng tôn giáo mang tính cáchthiêng liêng hay đạo đức, nhưng đó là thực trạng hiện nay về sự hiện hữucủanhân loại.

Khi biết suy nghĩ sâu xata sẽ nhận thấy bất cứ nơi nào trên thế giới này cũng đều cần đến thật nhiều từbi và lòng nhân ái. Điều ấy càng nổi bật hơn nữa khi nhìn vào tình trạngkinhtế và an sinh trên toàn thế giới, hoặc nhìn vào sự tương quan về các biến cốchính trị và quân sự hiện nay. Ngoài vô số khủng hoảng về xã hội và chính trị,thế giới này còn gánh chịu những chu kỳ thiên tai ngày càng nặng nề. Chúng tađều chứng kiến trên hành tinh này mỗi năm lại xảy ra càng nhiều những xáo trộntrầm trọng về khí hậu, kéo theo những hậu quả nặng nề về môi sinh. : mưalũ gâyra ngập lụt trong một số quốc gia ; trong khi các quốc gia khác lại thiếu mưa,gây ra hạn hán và hủy hoại mùa màng. Nhưng cũng may, khắp nơi trên thế giớingươờ ta đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của môi sinh. Ta phải hiểu rằngviệc bảo vệ môi sinh liên hệ trực tiếp đến sự sống còn của nhận loại. Với tưcách con người, ta phải tập kính trọng tất cả những thành phần trong giađìnhnhân loại, từ người láng giềng cho đến bạn bè,... Từ bi, thương yêu, vị tha vàvà tình thân hữu không những chỉ là chìa khoá giúp sự nẩy nở của con người, màcòn góp phần để bảo vệ sự tồn vong của hành tinh này.

Sự thành công hay thấtbại của nhân loại trong tương lai tùy thuộc trước hết vào ý chí và quyếttâmcủa thế hệ hôm nay. Nếu chính chúng ta không biết xử dụng ý chí và trí thôngminh của chính mình, thì chẳng còn ai khác hơn nữa đứng ra bảo đảm tươnglaicho thế hệ về sau. Đó là sự thật không tránh né được. Chúng ta không thểnào đổhết lỗi lầm lên những nhà chính trị hay những người trực tiếp chịu tráchnhiệmvề các biến cố xảy ra ; chúng ta phải nhận lảnh một phần trách nhiệm cá nhân.Chỉ khi nào mỗi người đều biết ý thức bổn phận cá nhân của mình thì khi đó hànhđộng mới xảy được. Lên tiếng và phản đối không đủ. Thay đổi thực sự phảixuấtphát từ bên trong, từ mỗi cá nhân, sau đó từng cá nhân sẽ cố gắng góp phần vàosự an vui của cả nhân loại. Nhân ái không phải chỉ là lý tưởng tôn giáo ;đó lànhu cầu không thể thiếu sót của toàn thể nhân loại.

Lịch sử đã chứng minhcho thấy sức mạnh của con tim có thể góp phần để thực hiện những công trình dânluật, những hoạt động xã hội, giúp giải thoát con người trên phương diệnchínhtrị lẫn tôn giáo. Những nghĩa cử và động cơ thúc đẩy chân thật không phải là củariêng của tôn giáo : những thứ ấy nằm trong tầm tay của tất cả mọi người, đó làsự chăm lo cho kẻ khác, cho những người chung quanh, cho kẻ nghèo khó vàthiếuthốn. Tóm lại, những phẩm tính ấy phát xuất từ sự âu lo và mối quan tâm sâu xavề sự an vui của kẻ khác. Nhiều công trình thúc đẩy bởi lòng nhân ái nhưvừa kểđã đi vào lịch sử như những công trình hữu ích góp phần tích cực trong việcphục vụ cho nhân loại. Ngày hôm nay, khi nghĩ đến những công trình lịch sử ấy,ta sẽ cảm thấy trong lòng tràn ngập hân hoan và hạnh phúc, dù cho chúng đãthuộc vào quá khứ và chỉ còn lưu lại những kỷ niệm mà thôi. Khi nhớ đến mộtngười nào đó đã từng thực hiện được một nghĩa cử cao cả, ta cảm thấy kính mếnhọ vô cùng. Nhưng cũng đừng quên là ngay trong thế hệ của chúng ta, vẫn cónhững tấm gương đáng cho ta ngưỡng mộ.

Nhất định, lịch sữ cũngtràn ngập những kẻ vi phạm vào những hành hành vi hung bạo tệ hại nhất :chémgiết và tra tấn đồng loại, tạo ra cảnh đày đọa và những nỗi thống khổ không thểtả cho vô số con người. Những thảm trạng đó phản ảnh khía cạnh tối tăm của giatài nhân loại. Những thứ đó chỉ có thể bộc phát từ hận thù, hung dữ, ganh ghétvà sự tàn nhẫn thúc đẩy bởi lợi lộc. Thực ra, lịch sử thế giới là những gìtượng trưng cho trí nhớ tập thể, ghi chép lại những hậu quả phát sinh từnhữngchủ tâm mang tính cách tiêu cực hay tích cực của con người. Tôi nghĩ rằng nhữngđiều trình bày trên đây đã đủ minh bạch. Khi nhìn vào lịch sử, ta sẽ nhận rarằng nếu muốn đem đến một tương lai tốt đẹp và hạnh phúc hơn, ta phải quan sátchính tâm thức ta đang trong lúc này và tự đặt câu hỏi xem một thể dạng tâmthức như thế sẽ đem đến cho ta một cuộc sống ra sao trong tương lai. Không nênkhinh thường tác động ngấm ngầm của những thái độ tiêu cực.

Từ bi là giải pháp hoágiải sự xung đột

Vì chủ trương toàn cầuhoá, nên sự hợp tác trở nên thật hệ trọng, nhất là trong các lãnh vực kinh tếvà giáo dục. Phong trào thống nhất Âu châu đã giới hạn ảnh hưởng của quan niệmcho rằng những dị biệt giữa các quốc gia là những gì không thể giải quyết được.Tôi cho điều ấy hết sức tuyệt vời và đúng lúc. Tuy nhiên, sự hợp tác chặt chẽnhư vừa kể giữa các quốc gia không phải do lòng từ bi hay đức tin tôn giáo ápđặt, mà chỉ đơn giản phát xuất từ nhu cầu. Xu hướng nghiêng về một thứ lương tâmtập thể ngày càng phát hiện rõ rệt hơn trong thế giới ngày nay, và dưới áp lựccủa các biến cố xảy ra, sự tương quan chặt chẽ kéo mọi người đến gần vớinhauđã trở thành một yếu tố không thể thiếu sót cho sự tồn vong của tất cả chúngta. Khái niệm về trách nhiệm toàn cầu dựa trên lòng từ bi và tình huynh đệ cũngvậy, có phải đấy là những gì hết sức khẩn thiết hay chăng ? Thế giới nàylà mộtsân khấu phơi bày những xung đột mang tính cách ý thức hệ, tôn giáo và cả tronglãnh vực gia đình. Xung đột dựa vào sự kiện người này thích điều này nhưngngười bên cạnh lại thích thứ kia. Nhưng nếu ta thử tìm kiếm nguyên nhân sinh ravô số những xung đột, thì ta cũng sẽ thấy có vô số nguyên nhân, và hầu hếtnhững nguyên nhân ấy lại nằm nội tâm của mỗi con người chúng ta.

Nếu muốn tìm hiểu nguồngốc của những nguyên nhân gây ra xung đột, thì hãy nên xét đoán khả nănghợptác của ta đem đến sự hài hoà trước đạ. Tất cả mọi nguyên nhân đều tươngđối.Nếu có vô số mầm móng gây ra xung đột, thì cũng có vô số mầm móng giúp cho sựhợp tác và hài hoà. Đã đến lúc phải quan tâm nhiều hơn nữa đến sự hợp nhất. Vềđiểm này, cần phải kêu gọi đến tình thương yêu giữa con người và sự phântíchkiên nhẫn dựa vào lòng từ bi.

Các quan điểm thuộc về ýthức hệ hoặc về tôn giáo của ta có thể không giống với kẻ khác. Nhưng nếu tabiết kính trọng quyền của kẻ khác và biết bày tỏ lòng từ bi của ta đối với họmột cách chân thật, thì những quan điểm giữa ta và họ dù không giống nhau cũngchẳng hề gì. Đấy chỉ là những điều thứ yếu. Nếu như họ tự tin vào quan điểm củachính họ và rút tỉa được lợi ích, thì đấy là hoàn toàn trong quyền hạn của họ.Ta phải biết kính trọng và chấp nhận trường hợp có thể có những quan điểm khônggiống nhau trong cuộc sống. Trong lãnh vực kinh tế cũng vậy, những kẻ cạnh tranhvới ta cũng cần phải thu hoạch lợi nhuận trên thi trường, vì họ cũng nhưta,tất cả đều muốn sống còn. Khi biết nhờ vào lòng từ bi, tầm nhìn của ta cũngtheo đó mà mở rộng, tôi nghĩ rằng sự sống nói chung cũng vì thế mà trở nên dễdàng hơn. Vậy trong trường hợp này, chìa khoá vẫn là lòng từ bi.

Giải trừ vũ khí

Trên một quan điểm nàođó, tình trạng toàn cầu có phần nào cải thiện. Chiến tranh lạnh giữa haikhốiXô viết và Hoa kỳ đã chấm dứt, giờ đây thay vì đi tìm những kẻ thù mới, tốt hơnchúng ta nên nghĩ đến việc giải trừ chiến tranh trên hành tinh này, hay ít racũng nên suy tư về một ý niệm nào đó trong việc giải trừ vũ khí, và ngồilạivới nhau để thương thảo một cách nghiêm túc. Tôi vẫn luôn luôn nhắc nhở nhữngngười bạn Mỹ của tôi : « Sức mạnh của các bạn không phải là do các thứ vũ khíhạch nhân, mà phát xuất từ những tư tưởng vĩ đại của tổ tiên các bạn trong lãnhvực tự do và dân chủ ».

Trong dịp tôi đến Hoa kỳvào năm 1991, tôi có gặp cựu tổng thống George Bush. Vào thời kỳ đó, chúng tôicó bàn thảo với nhau rất nhiều về trật tự thế giới và tôi có nói với ôngta nhưsau : « Một trật tự mới trên thế giới thấm đượm từ bi sẽ là một thứ trậttựtuyệt vời. Nhưng trái lại, tôi không thể hình dung được bất cứ một thứ gì lợiích trong một trật tự mới cho thế giới này khi mà lòng từ bi không có ».

Tôi nghĩ đã đến lúc cầnphải giải trừ vũ khí và phải nêu lên việc này. Sự đổ vỡ của cựu Liên bang Xôviết đã mở ra một con đường đưa đến đến việc giải trừ vũ khí và lần đầu tiên đãcho thấy các khí giới hạch nhân được ngưng sản xuất. Theo tôi, mục đích củachúng ta là giải phóng cho thế giới này – tức hành tinh nhỏ bé của chúngta –tránh khỏi bàn tay chi phối của vũ khí. Điều đó không có nghĩa là loại trừ tấtcả vũ khí. Cần phải giữ lại một số tối thiểu, vì trong số chúng ta lúc nào cũngcó những nhóm người mang ý đồ tăm tối. Nếu muốn cẩn thận và tránh rủi ro, chúngta có thể thành lập một đạo quân cảnh sát quốc tế với sự chỉ huy địa phương, dùcho đạo quân ấy không bắt buộc trực thuộc vào một chính quyền nào cả, nhưngphải đặt dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc, hoặc bất cứ một tổ chức quốc tếnào khác. Làm được như vậy, sẽ không còn một nước nào có vũ khí trong tay,những xung đột vũ trang giữa các quốc gia có thể tránh được, và cũng sẽ khôngcòn nội chiến.

Buồn thay, chiến tranhvẫn còn chiếm giữ một vị thế lớn lao trong lịch sử con người. Tôi nghĩ rằng đãđến thời điểm cần phải thay đổi quan niệm về sự can thiệp. Đối với một sốngười, chiến tranh có nghĩa là vinh quang và cũng là một phương cách để tạo racác vị anh hùng. Quan niệm chiến tranh như thế là một sự lệch lạc. Gần đây,trong một cuộc phỏng vấn, một nhà báo có nêu lên với tôi như sau : « Nhữngngười Tây phương rất sợ chết ; hình như những người Á châu ít e sợ hơn nhiều».

Tôi đã trả lời nữa thậtnữa đùa như sau : « Tôi nhận thấy quan điểm của người Tây phương đặt mộttầmquan trọng quá lớn vào chiến tranh và sức mạnh quân sự. Nhưng một khi đãđề cậpđến « chiến tranh » tức là đã nói đến « cái chết » – không phải những cái chếttự nhiên, mà là những cái chết bằng khí giới. Theo tôi, những người Tây phươngthích chiến tranh đến độ mà chính họ trở thành những người không sợ chết. Đốivới những người Á châu nói chung, và những người Tây tạng nói riêng, thìý nghĩvề bổn phận phải đánh nhau là một thứ gì không thể chấp nhận được ; chúng tôikhông thể nào hình dung nổi chiến tranh, bởi vì chiến tranh sẽ chắc chắnđemđến thảm họa, chết chóc, những vết thương đau đớn và những cảnh cơ hàn. Trongtâm thức chúng tôi, ý niệm về chiến tranh mang tính cách vô cùng tiêu cực. Điềuđó chứng minh cho thấy chúng tôi đây, chúng tôi sợ chết hơn quý vị nhiều».

Tiếc thay, vì một số lýdo nào đó, nhiều người vẫn duy trì những ý nghĩ sai lầm về vấn đề chiến tranh.Những ý niệm đó tượng trưng cho một mối nguy hiểm ngày càng trở nên trầmtrọnghơn cho cả cộng đồng thế giới, vì thế chúng ta cần phải nghĩ đến việc giải trừkhí giới một cách nghiêm túc. Tôi cảm nhận được điều ấy trong lúc đang xảy rachiến tranh vùng Vịnh và cả thời gian sau đó. Nhất định, không có ai lạikhôngbất mãn với Saddam Hussein vì ông ta đã phạm vào quá nhiều sai lầm và đãhànhđộng một cách hết sức là tai hại. Quả đúng như thế, nhưng khi đã biết SaddamHussein là một con người độc tài, thì cũng sẽ hiểu rằng một con người độc tàiđương nhiên là một kẻ gây ra tai hại. Tuy nhiên, nếu không có sức mạnh quân sựvà không có khí giới, làm thế nào ông ta có thể đóng vai trò của một kẻ độctài. Ai giúp khí giới cho ông ta ? Chính là một số quốc gia Tây phương, cácquốc gia ấy không hề quan tâm đến hậu quả sẽ xảy ra. Những con buôn khí giớicũng phải nhận lảnh một phần trách nhiệm trong đó.

Chỉ biết nghĩ đến tiềnbạc và lợi lộc do việc buôn bán khí giới đem đến quả thật là những ý nghĩ vôcùng khủng khiếp. Tôi có gặp một phụ nữ người Pháp đã từng sống nhiều năm ởBeyrouth. Bà hết sức đau buồn kể rằng bà đã thấy tận mắt nhiều người trong túinhét đầy khí giới đứng bán trong một khu phố, và đồng thời mỗi ngày lại cónhững kẻ vô tội bị thảm sát trong một khu phố khác bằng những thứ vũ khíấy.Song song với những thảm trạng đó, phía bên kia của địa cầu, một số người tậnhưởng một một cách phè phởn trên số tiền lợi nhuận do việc buộn bán vũ khí đemđến, trong lúc những kẻ vô tội phải chịu chết bằng những vũ khí tối tân ởnhữngnơi khác. Vậy biện pháp trước tiên phải đem ra thực hiện là chấm dứt việc buônbán vũ khí. Thỉnh thoảng tôi vẫn chế nhạo các bạn hữu Thụy điển của tôi như sau: « Các bạn là một dân tộc tuyệt vời ! Trong cuộc chiến tranh thế giới vừa qua,các bạn giữ thế trung lập và các bạn luôn luôn chủ trương nhân quyền và hoàbình trên thế giới. Thật hết sức cao đẹp ! Nhưng này hãy cẩn thận đấy, các bạnvẫn cứ tiếp tục bán khí giới cho kẻ khác. Các bạn không thấy điều ấy có vẻ hơiđạo đức giả một tí hay sao ? »

Trong khi xảy ra chiếntranh vùng Vịnh, tôi tự hứa rằng tôi sẽ góp sức để phổ biến những ý niệmvề sựgiải trừ vũ khi cho đến cái ngày cuối cùng của cuộc đời tôi. Tôi quyết địnhtrong tương lai, quê hương Tây tạng của tôi sẽ là một vùng hoàn toàn phiquânsự. Và để chuẩn bị cho một vùng phi quân sự, yếu tố chính yếu nhất vẫn là lòngtừ bi của con người.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]