Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Đạo đế và hợp nhất với an lạc

17/11/201016:36(Xem: 10968)
6. Đạo đế và hợp nhất với an lạc


ĐẠT LAI LẠT MA TẠI HARVARD

& NHẬP TRUNG ĐẠO CƯƠNG YẾU
Chân Nguyên dịch

Chương6. Đạo đế và hợp nhất với an lạc

Vấnđáp

● Hỏi: Có vẻ như là một hảo ý thỉnhthoảng được kết thúc bằng một kết quả không hay — vínhư trong trường hợp ta thương mến một người nào đó vàmuốn giúp người ấy, nhưng thật sự lại thực hiện mộtviệc đối nghịch. Tôi quan niệm đó là cách đơn giản hóaquá mức nếu người ta chỉ quả quyết chung chung là mộtđộng lực thúc đẩy tốt sẽ dẫn đến một kết quả tốt.

● Đáp: Nếu vì thương yêu ai mà thực hiện một hành động,một hành động không giúp mà lại hại thì lỗi không nằmở người thực hiện vì người này mang một hảo ý. Chínhbởi vì động cơ thúc đẩy tốt này mà hậu quả cũng sẽtốt cho người thực hiện. Sự tổn hại tạm thời đượcgây ra cho người bắt nguồn từ việc không nhận biết đượcnhững phương tiện thiện xảo để giúp họ. Đây là lí dovì sao những hành động lợi tha và trí huệ phải đi đôivới nhau. Người ta cho rằng, ngay cả một vị Bồ Tát trênquả vị Gia hạnh đạo cũng chưa có những hành động lợitha thật sự, chỉ thực hiện những hành động có vẻ vịtha. Nhưng khi đạt được quả vị Kiến đạo, Tu tập đạovà năm loại thần thông thì người ta nhận ra được tínhhướng tâm thức và ý nghĩ của những người khác như chúnglà; qua những kiến thức này, khả năng cứu độ người ngàycàng phát triển toàn vẹn.

● Hỏi: Ngài có thể nói cách chữa trịbằng năng lực tinh thần được thực hiện như thế nào?

● Đáp: Tôi không thể nói nhiều về vấn đề này. Có nhiềuphương pháp chữa trị bệnh tật và tương tự trong phạmvi những nghi quó man-tra được thực hiện. Những phương phápnày đạt hiệu nghiệm qua những chất đặc biệt, thần chúvà sự tập trung thiền định. Các phương pháp đơn giảnhơn bao gồm việc tụng niệm một bài nguyện chú mà trongđó, sức mạnh của sự thật được kêu gọi: »Nếu mộtviệc nào đó tôi đã thực hiện khế hợp chân lí, thì cầumong nó trợ giúp.« Cũng có những người có năng lực chữatrị đặc biệt được nghiệp lực của các kiếp trướctạo thành.

● Hỏi: Có phải tự sát sẽ tất nhiênmang đến khổ đau hơn nhiều trong những kiếp sau không?

● Đáp: Tự sát được xem là một hành động cực kì tai hại.Người ta nói rằng, người nào được quán đỉnh và đãtuyên thệ trong phạm vi của Du-già tan-tra hoặc Vô thượngdu-già tan-tra thì trong trường hợp tự sát, người ấy mangtội giết một vị Thiên thần.[1]

● Hỏi: Khoa học tự nhiên và luận líhọc đã cho thấy những chủng loại thức khác nhau của cácgiác quan là những hiện tượng thuộc về bộ não và nếunhững gì Ngài nói hôm qua là đúng, tức là những loại tâmthức thô sơ tùy thuộc vào những chức năng thân thể thìtừ đó kết luận rằng, thức của các giác quan chấm dứthoạt động nếu bộ não ngừng hoạt động trong lúc chết.Nếu cơ sở hoạt động của thức của một giác quan khôngcòn nữa thì thức này không thể nào tồn tại tiếp tụcnhư một thành phần của tâm thức trong quá trình tái sinh.Nhưng ngay lúc xuất sinh thì tất cả thức của những giácquan đều hoạt động bình thường; vì chúng ta thấy, nghe,ngửi và tương tự. Ngoài việc này ra thì tâm thức phảiđược tái sinh với tất cả những tầng cấp thô sơ và vitế của nó, không chỉ là những tầng cấp vi tế hơn. Quađó mà có sự mâu thuẫn trong thuyết tái sinh.

● Đáp: Đương thời chúng ta cảm nhận một tầng cấp nhấtđịnh của tâm thức. Khi chúng ta ngủ thì thức bước vàomột trạng thái thâm sâu hơn. Trạng thái này lại trở nênsâu kín hơn nếu chúng ta rôi vào trạng thái ngủ say khôngmộng. Nếu trở nên bất tỉnh, thậm chí ngừng thở thì ngườita cảm nhận một tầng cấp tâm thức thâm sâu hơn nữa. Ngườita có thể xem nó như một trạng thái nửa tỉnh nửa mê hoặcbất tỉnh hoàn toàn; nhưng theo những hệ thống tan-tra thìtâm thức vẫn còn đó. Tầng cấp vi tế nhất của tâm thứcxuất hiện trong khi chết; tâm thức của lúc chết là loạivi tế nhất trong tất cả các loại. Cách phân chia đẳng cấptrên cho thấy rằng, những tầng cấp vi tế hơn của tâm thứccàng lúc càng cách li thân thể.

Tâmthức vi tế nhất là một cái gì đó có khả năng tạo nhữngtầng cấp tâm thức khác — với một thật thể là trong sángvà nhận thức. Các thí nghiệm khoa học có liên hệ đếnbộ não của con người rất hấp dẫn, và một điểm rấtquan trọng là hiểu biết về những nhận thức được đạtqua đó. Nhưng trong thời điểm này, chúng ta khó có thể luậnbàn về chủ đề này trên cơ sở kiến thức tổng quát vìkhoa học nghiên cứu tâm thức chưa được triển khai. Ngànhnày vẫn còn đang nằm trong giai đoạn phát triển. Như vậy,đối với Phật tử có nghĩa là: Trong trường hợp ngườita có thể chứng minh một cách chính xác với các thí nghiệmkhoa học được là không có não thì tâm không còn, thì chúngta phải chấp nhận. Nhưng chứng minh này phải là một chứngminh chính xác, đích thật; chỉ vì tìm không thấy với nhữngphương tiện sẵn có rồi cho là không có — như vậy chưađủ.

Đểtrở về câu hỏi của ông: Đó là tâm thức vi tế nhất,tâm thức sẽ bước qua một sự tồn tại mới; những tầngcấp thô sơ của tâm thức không thể nào tiếp tục tồn tạisau cái chết. Nhưng trong tâm thức vi tế nhất vẫn còn nhữnghạt mầm và từ những hạt mầm này, các tầng cấp tâm thứcthô sơ lại có thể xuất hiện.

● Hỏi: Người ta có thể làm gì khimột người thực hiện một hành động sát sinh bằng cáchphá thai, nhưng lại không tự rõ được hành động này làthế nào?

● Đáp: Tất cả chúng ta đều là những loài hữu tình, đãcó lần tích lũy ác nghiệp trong quá khứ. Điều này thểhiện rõ bởi vì hiện tại, những ý nghĩ bất thiện thườnghay xuất hiện trong tâm của chúng ta; chúng là một dấu hiệurõ rệt chứng tỏ là chúng ta đã quen với chúng rất lâutrong dĩ vãng. Và trong ý nghĩa này, người ta thường nói:Nếu ta muốn biết về những gì đã làm trong quá khứ thìphải quán sát thân thể này [vì nó là nghiệp quả của cáchành động trước đây], và nếu muốn biết những gì sẽđến trong tương lai thì phải quán sát xem tâm thức đang hoạtđộng như thế nào [vì nó sưu tập nghiệp quyết định tươnglai].

Vìđã phạm lỗi lầm trong quá khứ, chúng ta nên sám hối vàphát nguyện không tái phạm trong tương lai. Thuộc về nhữngphương pháp sám hối thông thường là xả thân quì lạy vàtụng niệm những man-tra nào đó nhất định, ví dụ như man-trabao gồm một trăm âm [của Kim Cương Tát-đóa[2]]. Bố thícho người nghèo và người bệnh là một trong những phươngpháp tốt nhất. Cống hiến, phục vụ cho lĩnh vực giáo dụcđào tạo và y học là một hành động tuyệt hảo; đây làmột trong những cơ hội hay nhất để tích lũy công đức.

● Hỏi: Trên đất nước này có nhiềunhóm và nhiều sách vở chuyên nghiên cứu về tính dục vàtan-tra. Họ xem tính dục là tâm đạo và phương tiện đểđạt niết-bàn. Tính dục đóng vai trò gì cho việc chứngđắc trong các giáo lí tan-tra truyền thống? Phạm dục[3] đóngvai trò gì?

● Đáp: Điểm này rất có thể bị hiểu lầm. Như tôi đã trìnhbày, tâm thức có nhiều tầng cấp vi tế khác nhau. Nếu cóthể sử dụng những tầng cấp vi tế này trên con đườngtu tập thì việc tu tập nói chung sẽ hiệu nghiệm hơn. Nếuchúng ta cảm nhận những tầng cấp vi tế hơn của tâm thứcthì những trường hợp này thường xảy ra một cách khôngđược kiểm soát. Chúng xuất hiện vì những điều kiệntự nhiên với kết quả là sự gián đoạn của những tầngcấp thô sơ. Chúng ta trở nên bất tỉnh, hôn mê, tâm thứctrở nên u mờ, và chúng ta không thể chủ động sử dụngnăng lực của các tầng cấp tâm thức vi tế này. Nhưng khimột hành giả cố ý, chủ động ngăn cản, đẩy lùi nhữngtầng cấp tâm thức thô sơ với phương pháp thích ứng thìnhững tầng cấp khác vi tế hơn sẽ xuất hiện và hoạt động.Tâm thức của các tầng cấp này không những hoạt độngthôi mà còn rất tỉnh giác, rất nhạy bén và rất trong sáng.Tâm thức này có thể được chuyển thành một trí huệ nhậnthức Tính không — là tính vô ngã. Để đạt được điềunày, hành giả đầu tiên phải ngăn cản, chấm dứt nhữngtầng cấp tâm thức thô sơ và để thực hiện việc này,ông ta phải đạt một sự biến chuyển của những hoạt độngtụ hợp và li tán của những yếu tố căn bản sắc trắngvà đỏ.

Ngayở điểm này thì tính dục có thể được cần đến. Tuynhiên, giao hợp ở đây không phải là giao hợp nam nữ bìnhthường. Mối liên hệ chính là như sau: Thân thể con ngườiđược cấu tạo bởi sáu »bảo vật«, ba xuất phát từ thânphụ, ba xuất phát từ thân mẫu. Ba báu vật từ thân phụlà xương, tủy và tinh dịch.[4] Ba báu vật nhận từ thânmẫu là thịt, da và máu. Theo một cách diễn giảng khác thìcó sáu yếu tố cơ bản: địa, thủy, hỏa, phong, đạo quản[5]và tinh trích.[6] Trong mọi trường hợp, biến đổi nơi nhữngyếu tố trong thân thể cũng dẫn khởi một sự biến đổiở những tầng cấp vi tế của tâm thức. Đó là một đặcđiểm của thân thể loài người sống trên địa cầu này.Những biến đổi này xuất hiện rất ngắn hạn, ví dụ nhưkhi hắt hơi, cũng như khi ngáp, thiêm thiếp ngủ và cũng trongthời đoạn nam nữ giao cấu. Vì kết cấu thân thể sẵn cónên trong những trường hợp này, chúng ta có thể cảm nhậnđược một sự biến đổi của tầng cấp tâm thức, và biếnđổi mạnh nhất có thể được một hành giả sử dụng xuấthiện trong lúc giao phối. Vì lí do này mà tính dục đượcxem là phương tiện trên con đường tan-tra.

Mộtdu-già tăng thuộc hệ thống tan-tra trong dục giới chưa xảbỏ tham ái chủ động tạo một tâm trạng tham ái như mộtthành phần tu tập. Trong khi những yếu tố cơ bản đượcbiến chuyển và những tầng cấp tâm thức thô sơ bị đẩylùi bởi những tầng cấp vi tế hơn, du-già tăng này sử dụngtâm thức ở tầng cấp vi tế nhất bằng cách chuyển tiếpnó thành tâm thức nhận biết được Tính không. Qua sự nhậnthức Tính không của tâm thức này, trạng thái tham dục bịtiêu hủy hoàn toàn bởi vì một tâm thức không thể đồngthời có hai cách nhận thức đối nghịch nhau.

Sựxuất hiện của một tâm trạng tham ái — một tâm trạngkhởi dẫn sự biến đổi trong những đạo quản, luồng gióvà tinh trích — được hỗ trợ bởi kiến giải chấp vàotồn tại bởi tự tính. Nhưng khi đã chuyển hóa tâm thứcvi tế — nó được tạo trên cơ sở của một tâm trạngtham dục — trở thành một tâm thức nhận thức Tính khôngthì chính tâm thức này là phương tiện đối trị kiến giảichấp vào tồn tại bởi tự tính, kiến giải hỗ trợ thamdục. Quá trình này được so sánh với câu chuyện của consâu đục thân thường được nhắc đến — một con sâu ănnát gỗ ngay nơi nó xuất sinh.

Điềukiện tiên quyết tối trọng mà người muốn thực hiện nhữngphương pháp trên phải đạt được là đã có một kinh nghiệmtrực chứng Tính không hoặc vô ngã trong một tầng cấp, mộtmức độ tinh thâm nào đó. Điều kiện tiên quyết thứ hailà hành giả phải có một sự hiểu biết và kinh nghiệm vớiviệc quyết tâm đạt bồ-đề vì lợi ích chúng sinh; vì nếukhông đạt hai tư cách nêu trên thì những phương pháp tươngưng không thể nào được áp dụng một cách chân chính. Mộtvài phương pháp thực hành nhất định nào đó trong phạmvi Vô thượng du-già tan-tra cũng có thể nguy hiểm; vì hànhgiả phải dùng những kĩ thuật để hội tụ những luồnggió nội tại vào đạo quản trung tâm. Sự việc này cầnthiết bởi vì những biến chuyển có liên quan đến thân thểmà tôi vừa nhắc đến chính là kết quả của sự tập trungcủa những luồng gió vào đạo quản ở giữa, lưu lại vàtan biến tại đây. Ví dụ như có một phương pháp thô bạođược thực hiện bằng cách bóp chặt những đạo quản nơicổ; và nếu người nào đó nắm vững những kĩ thuật tươngưng thì phương pháp này có thể hiệu nghiệm. Nhưng, nếuthực hiện mà không hiểu biết rõ thì nó có thể dẫn đếncái chết. Nhiều phương pháp được nhắc đến trong nhữnghệ thống tan-tra khác nhau nhưng chúng có thể gây tai hại.Đây là nguyên nhân vì sao toàn bộ hệ thống tan-tra đượcgọi là Mật giáo. Nếu không có một vị thầy có nhiều kinhnghiệm, tài giỏi và về phía môn đệ, nếu người này chưathực hiện tất cả những phương pháp thực hành cơ bảnđể đạt được những điều kiện tiên quyết cần thiết,chứng tỏ là xứng đáng được thụ giáo thì những phươngpháp này không thể nào được thực hiện đích đáng.

● Hỏi: Ngài có thể đưa ý kiến vềsự tồn tại, giá trị và bản chất của khả năng Thấuthị?[7]

● Đáp: Phương pháp tu tập để đạt năng lực thấu thị đượcđược miêu tả trong cả hai hệ thống, kinh điển cũng nhưtan-tra. Theo hệ thống kinh điển thì hành giả trước hếtphải đạt định an chỉ;[i] không có nó thì không thể nàođạt những tri giác siêu nhiên này. Sau khi đạt Chỉ, hànhgiả phải niệm đi niệm lại hình thái của đối tượngmuốn nhận biết và để tâm an trụ tương tục nơi đốitượng này. Qua đó, đối tượng này trình hiện mỗi lúcmỗi rõ hơn. Trên con đường tu tập tan-tra thì những tri giácsiêu nhiên được thành đạt bắt đầu từ một điểm nàođó — ngay trong trường hợp không chủ ý sử dụng nhữngphương pháp để chứng đắc chúng. Nếu đạt được quảvị »trí huệ căn bản của sự bất khả phân li giữa Tínhkhông và an lạc« — một tâm thức vi tế nhận thức trựctiếp tiếp Tính không —, thì qua đó — trong mọi trườnghợp —, những năng lực thấu thị đã được khởi động.Chúng có thể được chứng đắc ngay trước khi đạt nhữngcấp bậc nêu trên trong trường hợp thực hiện du-già vớinhững luồng gió năng lượng. Có năm luồng gió chính và nămluồng gió phụ. Tri giác siêu nhiên cũng có thể đạt đượcqua sự thực hiện tụng niệm những Kim cương kệ và lúcnày, hành giả khai triển năm luồng gió phụ.

● Hỏi: Làm thế nào và qua những dấuhiệu kinh nghiệm nào mà người ta có thể nhận biết mộtnhận thức chính xác?

● Đáp: Chúng ta hãy lấy nhận thức tính vô thường hoặc nhậnthức tính vô ngã làm ví dụ. Một tri giác xác định sựkiện này với xác tín có thể được xem là chính xác vàvì vậy là đáng tin, nếu xác tín này dựa vào những nguyêndo xác nhận tính chính xác của sự kiện được nhận biết— nhìn theo mặt xác định —, và dựa vào những lí do biệnbác trường hợp đối nghịch — nhìn theo mặt phủ định.Tất nhiên là có trường hợp mà người ta có một giả thiếtnào đó về một sự việc nhưng không biết nó đúng hay saikhi sự việc này chưa xảy ra. Nhưng nói chung là kết quảcủa một suy luận trên cơ sở luận lí về một vấn đềnào đó có thể được xem là chính xác nếu kết quả nàykhông có những điểm đối nghịch với những nhận thứcđạt được qua những quá trình suy luận trên cơ sở luậnlí khác biệt về chính sự kiện này.

Cácchủ đề có liên quan đến tâm thức có thể rất phức tạp.Nhưng — nếu người ta không chấp nhận một loại tâm thứcnào đó thì có nhiều nghi vấn không được giải đáp, vídụ như sự xuất hiện của thế giới. Nếu hỏi nó xảyra như thế nào thì có thể có những câu trả lời như cáinày xuất phát từ cái kia và tương tự. Nhưng nếu hỏi vìsao nó xảy ra thì những điểm nan giải xuất hiện ngay lậptức. Nếu tự nhận xét việc từ thiên hà này cho đến thiênhà kia — chúng xuất hiện rồi lại tan biến —, chúng taquả thật phải nói rằng, hiện tượng này chính là bảntính của chúng — chúng phải là như thế. Nhưng, nếu nóisự thành hoại này xảy ra không có nhân duyên nào đặc biệtthì quả là một việc rất thiếu sót. Chúng ta thường sửdụng những chữ như »may« và »xui« trong cuộc sống hằngngày. Một chuyện gì đó xảy ra, và chúng ta vui mừng nói:»Hôm nay may mắn quá!« hoặc là: »Hôm nay sao mà xui ghê!«Chúng ta không biết được nguyên nhân chính của một sựkiện và hài lòng một cách dễ dàng với một lời giải thíchlờ mờ là chỉ vì may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng phải có mộtlí do vì sao người ta gặp may mắn hoặc xui xẻo.

Đóthật là một điều hợp lí, dễ hiểu, là hai trường hợpmay và xui nhìn chung tùy thuộc vào nhân duyên. Người ta khócó thể giữ vững quan điểm cho rằng một vài hoàn cảnhhạnh phúc hoặc đau khổ có nguyên nhân, một vài trườnghợp khác thì lại tùy thuộc vào hên xui may rủi — vì phảinêu rõ lí do vì sao lại phân biệt hai trường hợp vừa nêutrên. Nếu tìm hiểu tường tận sự vật theo cách này thìnhiều nghi vấn được khai mở. Vì thế mà các tôn giáo đưara nhiều giải thích về sự hình thành thế giới và sự hìnhthành của khổ lạc: Một đấng tạo tác, nguyên nhân và hậuquả của nghiệp và nhiều loại tương tự khác.

Đạođế

Chúngta đã nói về niết-bàn. Trong phẩm thứ mười tám của Trungquán luận, Long Thụ nói:[ii]

Nếumột cái »ta« đã không có, thì làm sao có được cái »củata«?

Nếumột tự ngã — cái »ta« — không tồn tại bởi tự tínhthì một ngã sở — cái »của ta« — cũng không thể nàotồn tại bởi tự tính. Sư cũng nói:[iii]

Nếuqui về nội và ngoại tâm mà những ý nghĩ như »ta« và »củata« bị tiêu hủy thì Thủ [những nhóm thân tâm mới khácđược tạo bởi những hành động ô nhiễm và phiền não]chấm dứt. Và vì Thủ chấm dứt nên tái sinh được tậndiệt.

Nếuchấm dứt kiến giải chấp tồn tại trên cơ sở tự tínhcủa một cái »ta« và cái »của ta« qui về những hiện tượngnội và ngoại tâm thì quá trình thủ chấp những nhóm thântâm cấu uế một cách không có chủ ý sẽ chấm dứt, vàtrường hợp tái sinh trong vòng sinh tử cũng không còn. Nóitóm lại: Nếu không còn tích tụ những nghiệp mới và cũngkhông còn những phiền não nào có thể dẫn khởi quả báocủa những nghiệp được tích tụ trước đây thì ngườita đã đạt giải thoát khỏi vòng sinh tử. Hành động ô nhiễmđược hình thành bởi phiền não và phiền não lại xuấtphát từ những khái niệm sai lạc, điên đảo. Khái niệmđiên đảo lại được những hình tượng giả tạo, sảnsinh từ kiến giải chấp vào tồn tại bởi tự tính. Nhữngtrạng thái tâm thức chấp vào tồn tại bởi tự tính đượcchấm dứt bằng [nhận thức] Tính không. Do đó mà Long Thụtrình bày quá trình đạt giải thoát như trên.

Vàsự việc này dẫn chúng ta đến Thánh đế thứ tư — conđường đạt giải thoát. Những gì khởi dẫn chân diệt chínhlà chân đạo và chúng ta trực nhận được Tính không vớisự hỗ trợ của chân đạo này. Theo quan niệm của hệ pháiCụ duyên thì mỗi vị Thánh, bất cứ tu tập theo theo cỗxe nào — Thanh văn, Độc giác hoặc Bồ Tát —, tất nhiênđã đạt được một sự trực nhận Tính không. Vì chỉ sựtrực chứng này mới có thể tổn hại được kiến giảichấp vào tồn tại trên cơ sở tự tính; ngay cả sự trựcnhận được Tứ thánh đế cũng không có khả năng này.

Đểphát triển được một chân đạo trong liên tục thống nhấtthể của tâm thức trong một sơ cấp — một chân đạo xuấtphát từ một nhận thức trực tiếp Tính không, siêu việtmọi hiện tượng đối đãi —, người ta phải phát triểnvà đạt được một trí huệ nhận thức Tính không, mộtloại trí huệ xuất phát từ thiền định nhưng vẫn còn quanhệ với những hiện tượng đối đãi nhị nguyên. Nhưng,để đạt được cấp bậc trí huệ này, đầu tiên, ngườita phải tự rèn luyện một kiến giải chân chính về Tínhkhông; có nghĩa là, phải hiểu được ý nghĩa của Tính khôngqua hai tầng cấp trí huệ, văn huệ [— trí huệ đạt đượcqua lắng nghe —] và tư huệ [— trí huệ đạt được quatư duy chân chính].

Nhữngbước tiến trên Ngũ đạo với tư cách của một Thanh văn,Độc giác hoặc Bồ Tát xảy ra trong phạm vi của cấp bậcthiền định tinh thâm, quán sát Tính không — trong trườnghợp bước từ một cấp thấp lên cấp bậc cao kế tiếp.Vì vậy mà sự phân chia thành Ngũ đạo được thực hiệntheo quan điểm của những phương pháp thực hiện tu tập cànglúc càng tinh thâm — với mục đích nhận thức được Tínhkhông.

Conđường đầu tiên — Tư lương đạo — được miêu họaqua sự thành đạt hai loại trí huệ, văn và tư huệ. Mócnối với Gia hạnh đạo được hình thành bởi sự chứngđắc trí huệ qua thiền định. Kiến đạo bắt đầu vớisự trực nhận Tính không lần đầu. Con đường kế tiếp,Tu tập đạo là thời đoạn tu tập thiền định, thấm nhuầnvà bước sâu vào sự trực nhận Tính không. Đạo thứ nămđược chứng đắc khi đã kết thúc việc tu học trong phạmvi cỗ xe của chính mình; vì thế mà nó được gọi là Vôhọc đạo, là »không còn [gì để] học nữa«. Nó là mụcđích thành đạt. Tuy nhiên, hai đạo vô học của hàng Thanhvăn và Độc giác chỉ là hai mục đích tạm thời; vì saukhi chứng đắc chúng, họ bước vào con đường Đại thừa.

Nhậnthức được Tính không thôi thì chưa đủ — nó phải đượctiếp nối với khía cạnh phương tiện.[8] Những kinh sáchquan trọng nhất của Đại thừa như bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đagiảng dạy rõ ràng về Tính không, nhưng thêm vào đó, kinhnày dạy bằng một cách »ẩn kín«, ám thị các tầng cấpcủa Hiện quán[iv] — »nhận thức rõ ràng« —, có nghĩalà tất cả những khía cạnh của phương tiện trợ giúp nhữngtầng cấp khác nhau của nhận thức Tính không. Các bài kinhnày phần lớn được dạy cho các vị Bồ Tát. Nhưng mộtvị Bồ Tát phải biết nhiều đường tu tập của các vịThanh văn, Độc giác và Bồ Tát cùng với những biến dạngcủa chúng để có thể cứu độ chúng sinh tùy theo căn cơ.Vì vậy mà Bồ Tát phải nắm vững tất cả những con đườngnày và đó cũng là lí do vì sao chúng được trình giảng trongnhững bộ kinh này.

Thếnào là phương pháp thực hiện đạt niết-bàn trên con đườngcủa các vị Thanh văn và Độc giác? Con đường của chư vịlấy Ba mươi bảy thành phần trợ đạo làm cơ sở.[v] Nếutóm gọn chúng theo quan điểm tu tập thực hiện thì trở thànhba môn học — Tam học. Môn học đầu là giới học. Tám giớiluật được dạy để đạt đến giải thoát riêng biệt trongcác kinh sách của hàng Thanh văn, được gọi là Biệt giảithoát.[9][vi] Ba giới đầu dành cho cư sĩ, năm loại sau dànhcho người đã thụ giới đầy đủ, tức là tỉ-khâu và tỉ-khâu-ni.Nhìn sơ qua thì sự đòi hỏi phạm hạnh trong Biệt giải thoátvà sự phối hợp tính dục trong hệ thống Vô thượng du-giàtan-tra có vẻ đối nghịch nhau, nhưng trường hợp này khôngphải như vậy; bởi vì tất cả những phương pháp này đượcgiảng dạy tương ưng với những tầng cấp nhận thức vàkhả năng của mỗi hành giả. Trong giai đoạn đầu thì phạmhạnh rất quan trọng nhưng khi đã đạt được một tầngcấp phát triển và có niềm tin đích đáng là có thể thựchiện những phương pháp khác toàn vẹn thì lại là một trườnghợp khác.

Việcgiao cấu nam nữ được trình bày trong Vô thượng du-già khôngcó nghĩa người ta tìm sự giao cấu này vì bị mũi nhọn củanhục dục hành hạ. Hoàn toàn tự chủ về những điểm bấtlợi của nhục dục, hành giả biết rõ là một tầng cấpkhác hơn, cao hơn của con đường tu tập có thể đạt đượcqua sự giao cấu. Các phương pháp thực hiện có liên quan đếntính dục đều được giảng giải trong mối liên hệ vớisự hiểu biết rõ ràng về những điểm bất lợi của dụctham và mục đích đặc biệt của sự giao cấu này.

Cơsở của tất cả những giới luật dành cho cư sĩ cũng nhưtăng ni là việc tránh làm mười điều ác. Chúng bao gồm bahành động thuộc về thân (sát sinh, trộm cắp, tà dâm), bốnhành động thuộc khẩu (nói dối, nói chia rẽ, nói xấu, nóiphù phiếm) và ba thuộc về ý (tham, ác ý, tà kiến). Tôi khôngmuốn đi sâu vào chi tiết.

Nếungười ta ngăn cản những hành động bất thiện của thânvà khẩu thì phân tâm dưới dạng thô cũng được giảm bớtvà qua đó, tâm càng được xoay hướng vào trong. Một nhântố tương trợ thứ hai là chính tri tưởng, là tự nhủ liêntục là phải tự tìm hiểu, quán sát thân thể mình trên cơsở chính niệm tưởng[10] với mục đích kiểm soát nhữnghoạt động của thân khẩu, xem những hành động bất thiệncó xuất hiện từ đây hay không. Qua đó mà năng lực củachính niệm tưởng và chính tri tưởng được phát triển.Với việc giữ giới, hành giả gia lực hai nhân tố quan trọngkhông thể thiếu được của thiền định: Một mặt là việchướng tâm vào trong, mặt khác phát triển năng lực của sựtỉnh giác và tự nghiên cứu, quán sát. Đây là mối liênhệ giữa giới và định trong ba môn học.

Nếugiữ giới trong phạm vi Biệt giải thoát thì việc quan trọngnhất là diệt bỏ những hành động tổn hại người. Điểmquan trọng của việc giữ giới Bồ Tát là xa lìa những ýniệm cũng như hành động vị kỉ. Điểm trọng yếu tronggiới luật của hệ thống tan-tra là việc ngăn cản các trìnhhiện tầm thường và những khái niệm cho chúng là nhữngviệc tầm thường.[11]

Trongtất cả những cỗ xe — thấp cũng như cao — thì các phươngpháp thực hiện tam học tương tự như nhau. Một lí do vìsao chỉ có tam học liên hệ đến việc tuần phục tâm: trìgiới giúp tâm giữ tập trung, bất phân tán; tu tập thiềnđịnh trợ giúp chuyển hóa tâm trạng không cân bằng thànhmột trạng thái cân bằng của thiền định tinh thâm; và thựchành phát triển trí huệ trợ giúp giải thoát một tâm thứcđang bị trói buộc. Một lí do khác vì sao chỉ có tam học— không hơn không kém — có liên quan đến hiệu quả củamỗi môn học: Một hiệu quả của giới học là tái sinh trênthiện đạo của dục giới, sinh thành người hoặc chư thiên;một hiệu quả của định học là tái sinh, sống vui sướngtrong các cõi thiên của sắc và vô sắc giới; và một hiệuquả của huệ học là chứng đạt giải thoát.

Mộtlí do khác vì sao lại là tam học có liên hệ đến nhữngphiền não được tiêu trừ qua tam học này: Giới học đànáp phiền não, ngăn cản không để chúng phát triển trở thànhhành động. Nếu phát tâm sân hận một người nào đó vàý niệm hại người ấy sấn khởi, hành động hại ngườitừ ý niệm bất thiện này sẽ được ngăn cản bởi nguyêntắc bất hại được phát nguyện ban sơ. Định học ngăncản trường hợp phiền não xuất hiện tự do tùy tiện trongtâm; và huệ học tận trừ phiền não ngay cội rễ của chúng.

Phậtgiáo thường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự chủ,tự kiểm soát. Nhưng thời nay, nhiều người nói là khôngnên đè ép những tâm trạng tham, sân khi chúng xuất hiệnmà thay vào đó để chúng tung hoành, hiển bày. Tôi nghĩ làtrong trường hợp phiền muộn được gây ra bởi một khủnghoảng tâm linh thì quả thật là hay nếu bệnh nhân bày tỏnhững cảm giác của mình; nhưng khi để những tâm trạngnhư sân, ái tự do hiển bày khi chúng xuất hiện thì ngườita không thể tiêu diệt chúng — chúng sẽ thường xuyên xuấthiện.

Ngườita có thể biết được qua kinh nghiệm bản thân là tâm trạngmình sẽ tiến bộ, thiện hảo dần dần theo năm tháng nếucố gắng tự chủ bằng kỉ luật và chính niệm tưởng. Cũngcó khi người ta rất dễ nổi giận lôi đình ban đầu nhưngvới thời gian, tần số và bạo lực sẽ tự giảm. Nhưngtrường hợp cứ để tâm trạng dễ hận thù tự nó hoànhhành thì cuối cùng, nó chỉ được gia tăng mà thôi. Chúngta có thể chắc chắn là không ai thích phẫn hận. Khi sânhận đã nổi lên thì người ta mất hết lí trí; đập đổngay cả những vật sở hữu thật đẹp. Ngoài ra còn cảmthấy một tâm trạng hối hận sau cơn nổi giận cuồng điênnày — ít nhất là hối tiếc những gì đẹp đẽ đã bịđập nát. Vì vậy mà chẳng ai thú vị gì với một tâm trạngsân hận, và điều hay hơn nhiều là làm chủ, kiểm soát đượcnó. Lúc đầu thì việc này đương nhiên là không đơn giảnnhưng qua sự quyết chí, am hiểu và cương nghị thì tình thếdần dần khả quan hơn. Để được như thế thì người taphải tự học hỏi, tự nghiên cứu và làm việc với chínhmình một cách minh triết; hoàn toàn chẳng đem đến lợi íchgì nếu người ta chỉ ham muốn đạt được một việc bằngmột cách cứng đầu khó dạy. Tâm thức có một đặc tínhlà có khả năng biến đổi nếu người ta kiên trì một nguyệnvọng thật tế — ví dụ như sẽ đạt được cấp bậc pháttriển này, cấp bậc kia trong năm năm kế đến — và cốgắng làm thế nào đó để thực hiện được mục đích này.

Bamươi bảy thành phần trợ đạo

Tứniệm xứ[12]— Ba mươi bảy thành phần trợ đạo là nhữngthành phần cơ bản của con đường tu tập. Chúng được phânthành bảy nhóm và nhóm đầu tiên là Tứ niệm xứ, bốn cáchquán sát sự vật một cách tỉnh giác. Tứ niệm xứ bao gồmquán thân,[13] quán thụ,[14] quán tâm[15] và quán pháp.[16]Ngườita quán sát thân thể, các thụ tưởng, tâm thức và hiệntượng, tìm hiểu những đặc tính riêng cũng như những đặctính chung của chúng để rồi ngộ được bản tính đíchthật của chúng. Có nhiều ý niệm qui về thân giúp hành giảkhắc phục lòng tham ái bám chặt vào nó, ví dụ như ý niệmvề những điểm thiếu sót, bản chất của thân. Tôi khôngmuốn nêu rõ những lỗi lầm, thiếu sót của thân nơi đây;ai muốn thiền quán chúng có thể sử dụng nhiều cách trìnhbày của Long Thụ trong Bảo hành vương chính luận[vii] vàTịch Thiên trong Nhập bồ-đề hành luận.[viii]

Tronglúc quán thân, hành giả hình dung thân thể như một vật nàođó có bản chất bất tịnh để rồi nhận thức được bảnchất khổ của nó. Đây là một phương tiện phá vỡ ý nghĩchấp trước vào thân thể vì tham ái và tạo nguyện vọnggiải thoát ra khỏi thân thể bất tịnh này. [Quán thân cóliên hệ trực tiếp với Khổ đế.]

Tronglúc quán thụ, hành giả suy nghĩ về bản tính của thụ tưởngdễ chịu, khó chịu và trung tính. Trong lúc này, người tanên chú ý đến sự thật là thụ tưởng là một duyên vàchính trên cơ sở của duyên này mà tham ái xuất hiện; vìqua những thụ tưởng khó chịu nên lòng ham muốn li biệtxuất phát, và qua thụ tưởng dễ chịu mà lòng ham muốn khôngli biệt hiện hành. Nếu suy nghĩ kĩ về việc này thì có thểhiểu rõ hơn những điểm bất lợi của tham ái, nhân tốcăn bản trong phạm vi Tập đế.

Trongphạm vi quán tâm, người ta nghiên cứu những đặc tính riêngbiệt của tâm thức. Một tính rất đặc thù của tâm thứclà biến chuyển từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác,nhưng đồng thời vẫn có một đặc tính là liên tục khôngbao giờ bị gián đoạn và chấm dứt. Trong phạm vi nhữngsuy luận này, người ta có thể nhận biết không có một tựngã nào cá biệt, nằm ngoài tâm. Nhận thức này dẫn đếnsự xác định vô ngã, nghĩa là không có một cái »ta« độclập, thường hằng nào tồn tại. Với việc thiền quán sựkiện này, người ta sẽ thông hiểu [Thánh đế thứ ba —Diệt đế — là:] thái bình của vô ngã chính là niết-bàn.

Quánpháp có nghĩa là nghiên cứu những đặc tính của các hiệntượng để xác định hiện tượng nào phải được xả bỏvà hiện tượng nào không. Nếu tiếp tục suy nghĩ như thếthì sẽ đạt được sự hiểu biết về Đạo đế.

Saukhi chú tâm vào những đặc tính riêng biệt của thân thể,thụ tưởng, tâm thức và hiện tượng, hành giả suy nghĩvề những đặc tính tổng quát của chúng. Chúng được trìnhbày qua Tứ pháp ấn, một cách xác định tông chỉ của Phậtgiáo. Tôi đã nói về Tứ pháp ấn trong ngày đầu [Trong mốiquan hệ với những tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữaPhật tử và không phải Phật tử]:

1. Các hành vô thường;

2. Những gì ô nhiễm là khổ;

3. Các pháp vô ngã;

4. Niết-bàn tịch tĩnh.

Nếuthấy được tính vô thường của tất cả những gì hữuvi thì chúng ta sẽ nhận thức được là chúng xuất hiệnqua động lực của những nhân tố khác — vì chúng lệ thuộcvào nhân duyên. Từ đó mà người ta có thể tin chắc là vớinhững nhân duyên thích hợp, ta có thể chấm dứt được khổvà thực hiện an lạc. Như vậy, người ta có thể tìm đượcniềm tin và hi vọng với nhận thức là khổ có thể đượcchấm dứt và an lạc có thể được chứng đạt.

Quasự tìm hiểu pháp ấn thứ hai — những gì ô nhiễm là khổ—, người ta phát hiện được căn cơ của khổ. Người tahiểu rằng, các pháp trong vòng sinh tử bị ô nhiễm trong ýnghĩa chúng chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác, ảnhhưởng của các nhân tố ô nhiễm — những hành động ônhiễm và phiền não — và vì vậy, bản chất của chúng khôngnằm ngoài phạm vi khổ. Từ nhận thức này mà người ta sảnsinh nguyện vọng không chỉ tiêu diệt những dạng khổ tạmthời, mà còn khắc phục được căn cơ chính của khổ. Nếunói về những »hiện tượng ô nhiễm«[17][ix] thì những hiệntượng này là những gì được hình thành bởi ô nhiễm vàô nhiễm chính là những hành động — là nghiệp — và phiềnnão. Có nhiều cách giải thích về những gì »bị ô nhiễm«[18]và »không bị ô nhiễm«[19] tùy trường hợp.

Trongkhi tìm hiểu về pháp ấn thứ ba với nội dung là các hiệntượng đều vô ngã, người ta sẽ nhận ra cội nguồn củakhổ là một tâm thức điên đảo, một tâm thức ôm ấp kiếngiải sai lầm là có một sự tồn tại trên cơ sở tự tính,một »tự ngã«; và người ta sẽ hiểu là kiến giải sailầm về tồn tại này có thể được tận diệt; và qua đó,giải thoát có thể được thực hiện. Và nếu đã hiểu đượclà kiến giải chấp vào tồn tại bởi tự tính — nhân tốduy trì vòng sinh tử — có thể được an tịnh thì ngườita cũng thông suốt được pháp ấn thứ tư: Niết-bàn là anbình tuyệt đối, trường tồn — là mục đích phải đạtđược.

Quasự chú tâm tỉnh giác vào những đặc tính riêng biệt củathân thể, thụ tưởng, tâm thức và các pháp, người ta sẽnhận ra bản tính vô thường, tạo khổ của chúng. Qua đómà người ta không còn lưu ý gì đến những đặc điểm hiểnhiện của cuộc sống này, và cũng từ khước quan điểm chorằng khối lạc an vui của những cõi sống cao cấp trong vòngsinh tử là mục đích phải đạt được trong những cuộcsống kế đến. Cùng với việc khắc phục sự đề cao quámức cuộc sống này và những cuộc sống trong tương lai, ngườita phát triển một tâm thức hướng về sự giải thoát hoàntoàn ra khỏi phạm vi của vòng sinh tử với tất cả nhữngbiến hình của nó.

Vìlí do gì mà phải tọa thiền quán khổ? Thánh Thiên nêu rõtrong tác phẩm Tứ bách luận:[x]

Làmsao trong tâm của một người không nhàm chán [luân hồi sinhtử] có thể xuất phát được nguyện vọng tinh thâm chấmdứt nó?

Làmsao mà có được sự phát triển tâm thức cầu đạt giảithoát ra khỏi luân hồi sinh tử nếu một tâm trạng thấtvọng về nó không xuất hiện trước đó? Vòng sinh tử cóbản chất là khổ, và một điều chắc chắn là chúng ta khôngmuốn khổ; vì vậy mà điểm quan trọng đầu tiên là nhậnthức được những nỗi khổ là khổ, và phát triển mộttâm trạng nhàm chán, từ khước mà từ đó, nguyện vọngcầu đạt giải thoát có thể được sinh thành.

Vàqua sự suy nghĩ về những nỗi khổ phải kham chịu, ngườita phát triển một thái độ cố gắng chứng đắc giải thoát,đạt niết-bàn. Ta suy nghĩ: »Giá mà đạt được giải thoát!«Nếu thái độ này đủ mạnh, quyết chí đạt giải thoátthì người ta sẽ đạt Tư lương đạo của Thanh văn hoặcBồ tát thừa.

Vànhân đây tôi cũng muốn chấm dứt cách trình bày Tứ niệmxứ.

Tứchính cần[20] — Nhóm thứ hai của Ba mươi bảy thành phầntrợ đạo là Tứ chính cần. Bốn điểm này chính là bốnhành động tinh tiến: tinh tiến đạt những đức hạnh chưađạt được; tinh tiến trau dồi những đức hạnh đã sẵncó trong một phạm vi nào đó; tinh tiến không để những điềuác chưa được thực hiện xuất hiện; và tinh tiến vượtqua những điều ác đã xuất hiện.

Tứnhư ý túc[21] — Nhóm này bao gồm bốn thành phần hỗ trợcác thắng trí siêu nhiên. Với những thắng trí này — đượchình thành trong quá trình thiền định thâm sâu —, ngườita có thể đi đến những tịnh độ của chư Phật và tươngtự; vì vậy mà những nhân tố trợ giúp việc này đượcgọi là sự hỗ trợ (túc) để đạt những diều như ý. Chúngđược gọi chung là Tứ như ý túc.

Tưlương đạo được chia thành ba cấp: sơ, trung và cao. Khi ngườita đã phát triển ý nguyện giải thoát khỏi vòng sinh tửmột cách tuyệt đối trong một phạm vi như tôi đã đề cậpđến thì đã bước vào sơ cấp của Tư lương đạo. Đểđạt đến cấp bậc trung và cao thì người ta phải thựchiện thiền định vì không có nó thì không thể nào đạtnhững tiến bộ nêu trên. Tinh tiến không thôi cũng chưa đủ.Đó là lí do vì sao Tứ như ý túc được trình bày ở đây.

Trongtrường hợp này tôi muốn trình bày một cách ngắn gọn vềviệc thực hiện cấp bậc »Chỉ« của thiền định. Thiềnrất được phổ biến thời nay và vì vậy chúng ta cũng nênxem xét chủ đề này kĩ một chút. Nhìn chung thì có hai loạithiền. Một loại mang tính chất tập trung lắng đọng vàloại thứ hai có đặc điểm là phân tích. Loại thiền thứnhất cũng được gọi là Chỉ và loại thứ hai là Quán.[22]Chúnglà căn cơ của tất cả những thiện pháp thế gian cũng nhưxuất thế gian và chỉ được phát triển trong các cỗ xe củaPhật giáo.

Chỉvà Quán thật chất là gì? Nếu lấy kinh Giải thâm mật[xi]làm điểm y cứ thì chúng ta có thể nói rằng Chỉ xuất hiệnkhi tâm không còn hôn trầm hoặc hồi hộp không yên, tậptrung chuyên nhất vào một đối tượng và an trụ tại đây,và khi năng lực của sự tập trung này dẫn đến một tâmtrạng an lạc được tạo bởi một trạng thái khinh an củatâm tư và thân thể. Quán được thực hiện qua sự cảm nhậnan lạc được tạo bởi thân tâm khinh an vững chắc, xuấtphát từ một sự tập trung phân tích đối tượng.

Đểđạt an lạc trên một cơ sở thân tâm khinh an vững chắc,xuất phát một sự tập trung phân tích đối tượng nhậnthức, trước hết người ta phải đạt tâm trạng an lạcđược tạo bởi một trạng thái khinh an của tâm tư và thânthể xuất phát từ sự tập trung lắng đọng và kiên cốcủa tâm thức. Một trình tự khác không thể có được. Vìlí do này nên Tịch Thiên trình bày trong luận Nhập bồ-đềhành là Quán — với khả năng diệt trừ phiền não — hoàntoàn tùy thuộc vào Chỉ:[xii]

Saukhi nhận thức được là phiền não có thể khắc phục đượcbằng Quán — và Quán vững chắc kiên cố được bởi vìChỉ —, trước hết, ta nên tu tập Chỉ.

Aiđã đạt Chỉ vững chắc thì hãy cố gắng phát triển Quán.

Chỉcó bản tính thiền tập trung lắng đọng, trong khi Quán lạicó tính chất thiền phân tích, nhưng như thế không có nghĩalà mỗi loại thiền tập trung đã là Chỉ và mỗi loại thiềnphân tích tương đồng với Quán. Và cũng không phải mỗiphương pháp thiền có thể nhận thức được cách tồn tạituyệt đối của các hiện tượng — Tính không của chúng— đều là Quán. Ngược lại, Chỉ không tất nhiên là mộtphương pháp thiền hướng đến một đối tượng của cáchiện tượng đa dạng; nó cũng có thể hướng về một đốitượng nhận thức như là cách tồn tại tuyệt đối củahiện hữu. Chỉ và Quán là những loại thiền định khácnhau, được phân biệt trên quan điểm phương pháp thực hiện,không phải trên quan điểm chủng loại của đối tượng nhậnthức.

Vìlí do gì mà phải phối hợp Chỉ và Quán? Như tôi vừa nóixong, năng lực phân tích, nghĩa là năng lực của Quán chỉcó thể đạt được bằng cách phát triển thêm vào một tâmtrạng kiên cố đã được hình thành trước đó. Để so sánh:Nếu muốn thấy vật gì trong bóng tối, người ta phải cầnđến một ngọn đèn. Và ngọn đèn này hơn nữa phải sángvà không được chao động vì gió. Cũng như vậy, người tacần một tâm thức không »chao động«, không bị quấy nhiễubởi những ý niệm hoặc các trạng thái hôn trầm, trạo cử.Tâm thức phải đạt cả hai, phải kiên cố vững chắc vàthêm vào đó là khả năng phân tích.

Giáolí của Vô thượng du-già tan-tra cho rằng Chỉ và Quán cóthể được thực hiện cùng lúc qua một phương pháp đặcbiệt. Hệ thống này cũng bảo rằng, Quán cũng có thể đượcthực hiện bằng một phương pháp không cần đến cách thiềnphân tích như thường lệ mà thực hiện loại thiền có tínhcách tập trung. Nguyên nhân là những phương pháp tu tập đặcbiệt của Vô thượng du-già mà tôi đã đề cập đến. Nếuđược áp dụng một cách đúng đắn thì chúng có thể mauchóng dẫn đến một sự thành đạt Chỉ và Quán cùng lúc.

Phươngpháp tu Chỉ

Bâygiờ chúng ta hãy nói đến phương pháp thực hiện Chỉ. Đầutiên, chúng ta phải quan tâm đến chủ đề những việc cầnphải được chuẩn bị trước. Giới học được xem là cănbản. Thêm vào đó người ta cần một nơi hoàn toàn vắngvẻ, không huyên náo.[23]Chỗ ngồi thiền không được quáồn ào bởi những âm thanh phát từ những yếu tố [như đất,nước, gió, lửa], ví như gần một thác nước. Vì ngườiđời dạy rằng, huyên náo là gai đâm của sự tập trung.Thế nên người ta không nên chọn một chỗ tu tập dướiđường bay lên xuống của phi cô! Về chính bản thân thìbiết đủ[24] và ít ham muốn[25] là những điều quan trọng.Tất cả những công việc thế tục đều phải được gácqua một bên hoàn toàn.[26]Việc ăn uống cũng đóng một vaitrò quan trọng; không nên ăn quá nhiều. Nếu ăn nhiều quátâm sẽ lờ mờ không tinh tiến và thậm chí người ta sẽkhó ngồi thẳng đứng được. Vì vậy mà nên ăn ít hơn mộtchút. Cũng nên ngủ có tiết độ và đương nhiên là khôngđược uống rượu trong thời gian này.[27]

Nếuđã đạt những điều kiện tiên quyết trên thì phải chúý đến tư thế ngồi thiền. Nên ngồi theo thế »Kim cươngtọa«,[28] hai chân tréo và nhau. Thế ngồi này có thể làmđau trong vài trường hợp và nhiều người chỉ tập trungvào hai bắp chân trong suốt thời gian ngồi thiền vì quá đau.Trong trường hợp này thì thật là không phải lỗi lầm gìnếu thay vì vậy ngồi trên một cái ghế. Hai bàn tay ngửalên trên và nằm dưới rốn khoảng bốn ngón tay chặp lại,tay trái nằm dưới tay phải và hai đầu ngón cái chạm nhau.Nếu ngồi theo kiểu kim cương tọa thì nên để một vậtgì thêm phía sau mông để phía sau cao hơn một ít. Lưng thẳngđứng như một mũi tên, hai vai ở trong thế tự nhiên và cánhtay không áp sát quá vào thân vì có thể làm nóng. Đầu hơinghiêng về phía trước. Đầu lưỡi chạm vào phía sau củahàm răng trên và qua đó, người ta ngăn cản được hơi thởmạnh và triệu chứng khát nước. Răng và môi ở trong tưthế bình thường. Ai không còn răng thì có thể ngậm miệngép môi lại! Cặp mắt nhìn xuôi theo sống mũi. Nếu mũi nhỏquá thì cũng có thể có nhiều vấn đề. Nếu như thế thìkhông cần phải nhìn thấy chóp mũi; cặp mắt nhìn vượtqua chóp mũi cũng đủ. Là người phương Tây với mũi to nêncó lẽ quí vị chẳng có vấn đề gì trong trường hợp này!

Mộtcâu hỏi khác là nên nhắm hoặc mở mắt. Đối với nhữngngười nào chưa có nhiều kinh nghiệm thì nhắm mắt có thểthích hợp hơn, nhưng cũng nên biết là thiền định thậtsự không xuất phát từ nhãn thức, mà từ tâm thức. Có nghĩalà, nếu đã quen ngồi thiền thì nhắm hay mở mắt không thànhvấn đề; không cần phải nhắm mắt nữa. Đối với nhữngngười đeo kính thì tâm thức có thể trong sáng hơn nếu họmang kính, nhưng có thể qua đó mà giảm bớt kiên cố; trongkhi mang kính thì có một tâm thức kiên cố, nhưng lại khôngtrong sáng lắm. Nguyên nhân nằm ở mối liên hệ mật thiếtgiữa tâm thức và nhãn thức. Ngồi thiền trước một bứctường như Thiền tông thường khuyên dạy cũng là một việchữu ích.

Ngàymai tôi sẽ nói về những đối tượng thiền quán.

Ghichú

[1]iṣṭadevatā, sādhita, skrt.; yidam, tibet.

[2]vajrasattva, skrt.

[3]celibacy, engl.; Zölibat, ger.

[4]精液; tinh dịch ở đây không chỉ là tinh dịch bình thường,mà là chất lỏng tinh túy lưu chuyểntrong thân thể nói chung.

[5]導管; là những kênh mạch chân khí trong cơ thể.

[6]精滴; là những giọt năng lượng.

[7]透視; clairvoyance, engl.; là khả năng nhìn xuyên suốt sự vật,quá khứ, vị lai; cũng có thể hiểu là thiên nhãn thông trongPhật giáo nhưng chưa đạt đến mức trọn vẹn.

[8]方便; upāya, skrt.

[9]cũng được gọi theo âm tiếng Phạn là Ba-la-đề-mộc-xoa.

[10]念; smṛti, skrt.; là tâm thức tỉnh giác, tỉnh nhớ.

[11]có nghĩa là: phải có một cách nhìn tổng quát, bình đẳngbất nhị; không nên phân biệt giữa tầm thường và đặcbiệt, giữa phàm và thánh. Một lời dạy thường được thấytrong hệ thống tan-tra: »Hãy xem tất cả mọi nơi là niết-bàn,tất cả mọi âm thanh là chân âm, tất cả sắc tướng làsắc thân Phật.«

[12]catuḥsmṛtyupasthāna, skrt.

[13]kāya-smṛtyupasthāna, skrt.

[14]vedanā-smṛtyupasthāna, skrt.

[15]citta-smṛtyupasthāna, skrt.

[16]dharma-smṛtyupasthāna, skrt.

[17]hữu lậu pháp.

[18]hữu lậu.

[19]vô lậu.

[20]catuḥsamyakprahānāṇi, skrt.

[21]catvāra ṛddhipādāḥ, skrt.

[22]Chỉ và Quán được dùng ở đây với hai nghĩa, nghĩa thứnhất là mục đích, kết quả đạt được và với nghĩa thứhai, chúng được hiểu là phương pháp, con đường để đạtđược.

[23]順 境; thuận cảnh.

[24]知 足; tri túc.

[25]少 欲; thiểu dục.

[26]離 多 所 作; li đa sở tác.

[27]清 淨 律 儀; thanh tịnh luật nghi; Đạt-lại Lạt-ma dựavào quan điểm của Tông-khách-ba trong Bồ-đề đạo thứ đệđể giảng giải cách tu Chỉ-Quán. Ngoài những điểm này,Tông-khách-ba còn nhắc đến điểm tư lương thứ sáu trongtác phẩm Bồ-đề đạo thứ đệ của mình là Li dục đẳngphân biệt, nghĩa là tư duy về lỗi lầm của dục vọng vànguyên lí vô thường... Như vậy thì có sáu loại tư lươngcủa cách tu Chỉ.

[28]cũng tương tự như liên hoa tọa, kiểu ngồi kết già nhưnghai chân tréo chặt vào nhau hơn một ít.

[i]zhi gnas, śamatha, 止.

[ii]XVIII. 2.

[iii]XVIII. 4.

[iv]mngon rtogs, abhisamaya, 現 觀, 現 證.

[v]byang phyogs so bdun, saptatriṃśaḍbodhipakṣadharma, 三 十 七助 道 品.

[vi]so sor thar pa, prātimokṣa, 波 羅 提 木 叉, 別 解 脫.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]