Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 06: Bất tư nghị

18/09/201006:08(Xem: 9699)
Chương 06: Bất tư nghị

HUYỀNTHOẠI DUY-MA-CẬT

TuệSỹ

CHƯƠNGVI:BẤT TƯ NGHỊ

I. TRỤ VÀ VÔ TRỤ

1.Xá-lợi-phất
Tôn giả Xá-lợi-phất làhình ảnh phản diện của nhừng gì được diễn giải bằng ngôn ngữ trong Duy-ma-cật.Cũng như trong nhiều kinh điển Đại thừa khác, Xá-lợi-phất là hình ảnh phản diệncủa Văn-thù. Trong Pháp hoa, Văn-thù báo hiệu Phật sẽ công bố Nhất thừa. Nhưngchính Xá-lợi-phất thỉnh Phật diễn nói những điều mà từ lâu Phật không nói.Những điều ấy, theo cách nhìn từ Pháp hoa, đã là mối xung đột nội tâm gay gắttrong hàng Đại Thanh văn.

Tất nhiên, bậc Thánh đãchứng bất động tâm giải thoát, không còn một pháp nào có thể làm dao động tâmtư các ngài. Nhưng nếu theo đó mà suy luận các ngài thờ ơ với những gì tốt hayxấu xảy ra cho mọi người chung quanh, có thể trong cung cách nào đó người ta đãnhìn các vị Thanh văn như những Thánh giả vị kỹ, chấp chặt lấy an lạc giảithoát cá nhân, không còn biết đến đau khổ của người đời. Nhưng chính Pháphoa đã cho thấy những gì ẩn kín bên dưới cái phong thái lãnh đạm ấy. Ở đây, Tôngiả thấy rằng Niết-bàn mà ngài đã chứng đắc thất sự không thể là cứu cánh. Còncứu cánh vĩ đại, bao la vô tận nữa, cần đạt đến, cùng với tâm nguyện đại bi vôbiên. Từ chỗ đó, chính Xá-lợi-phất là người gõ cửa để mở ra cánh cửa dẫn vàothế giói bao la của Phật trí. Không ngang qua nhân cách và trí tuệ củaXá-lợi-phất, hạng phàm phu thấp kém còn chìm ngạp trong dục vong ô nhiễm, đừngcó tự hào mình đủ tầm nhìn để nhìn thấy hình ảnh vĩ đại của đức Phật. Có thểmột vài người học Đại thừa, tự thấy mình hiểu Duy-ma-cật, ngang bằng Văn-thù,khi giảng đến Xá-lợi-phất đã tỏ ra ngạo mạn, cho rằng trí tuệ Thanh văn thấpkém, chẳng hiểu gì cả.

Lại nữa, trên hội Hoanghiêm, trong tinh xá Kỳ-hoàn, người phát hiện ra Văn-thù chính là Xá-lợi-phất.Rồi tôn giả dẫn số đông các tỳ kheo trẻ, là những đệ tử cộng hành, nghĩa luônluôn theo gót thầy, đến yết kiến Văn-thù. Các tỳ kheo này sau khi đảnh lễVăn-thù, họ suy nghĩ: “Mong rằng với công đức lễ bái này, chúng ta sẽ hiểu biếtthật tướng của pháp như Hoà thượng Xá-lợi-phất.” Trong cách nhìn của họ, khôngcó sự hơn kém giữa Bồ tát Văn-thù và Hoà thượng bổn sư của họ là Xá-lợi-phất vềmặt trí tuệ, nhận thức thật tương của các pháp. Nhưng họ sẽ theo gót Văn-thù.Dưới sự hướng dẫn của Văn-thù, một thế hệ tỳ kheo trẻ sẽ lên đường, mang ngọnđèn chánh pháp đi cùng khắp thế gian.[1]

Nơi mà các tỳ kheo trẻđược Thầy Xá-lợi-phất giới thiệu đến với Văn-thù là Thiện trụ lâu các.[2] Đó làbiểu tượng cho cảnh giới trong đó tâm hoàn toàn an trụ, đứng vững. Cũng như cáctỳ kheo trẻ này đã hoàn toàn đứng vững trong Thánh đạo. Nhưng rồi sau đó,Văn-thù rời khỏi chỗ này. Bồ tát lên đường, đi vào chỗ vô trụ xứ.[3]

2. Giải thoát
Một điều không thể khôngđề cập đến ở đây. Và cũng có thể được đề cập đến nhiều chỗ nữa. Như đã biết,tên gọi khác của Duy-ma-cật sở thuyết là Giải thoát bất tư nghị. Tựa đề thứ hainày cũng có thể được hiểu, do những sự việc thần kỳ mà Duy-ma-cật làm được kểtrong kinh, nên kinh có tên như vậy. Nhưng có lẽ trên tất cả những thần kỳkhác, đó là sự giải thoát ra khỏi những giới hạn ràng buộc của thân thể.Duy-ma-cật bắt đầu thị hiện phương tiện bằng cách nằm bịnh. Người ta nói đếnnhững ràng buộc của gia đinh, của xã hội. Để giải thoát ràng buộc này cũng dễthôi, đối với một số người. Đi tìm chỗ ẩn dật, xa lánh. Nhưng sự ràng buộc củathân xác, với những ham muốn bất trị của nó; từ ham muốn kiêu xa, phóng dật,cho đến những ham muốn tâm thường nhất, như ăn và ngủ nghỉ. Những ham muốn nhỏnhoi ấy được coi như tự nhiên, như là ràng buộc của định mệnh tất nhiên. Cũngcó khi một vị đại tướng thất trận chỉ vì không khống chế nỗi cơn buồn ngủ, haymột cơn sổ mũi. Những chuyện vặt vãnh thường nhật đó, chỉ khi nào làm sụp đổ cảmột cơ đồ, kéo theo hàng vạn sinh mệnh, khi ấy mới nhận thức được ý nghĩa ràngbuộc và giải thoát của nó. Nhưng thế gian không ai bận tâm đến những chuyện nhỏnhặt đó. Vì cho đến mức đó, chỉ có thể nói đơn giản, đó là thiên mệnh. Vì thiênmệnh đã định như vậy, nên khi bắt đầu hành quân, đại tướng chợt sổ mũi. Nếuthật sự có thiên mệnh, thì thiên mệnh đã sử dụng phưong tiện, sử dụng sợi dâythật vô giá trị, để trói buộc sinh mệnh cả hàng vạn người.

Cho nên, dù vào tận núithẳm, rừng sâu, người cũng không bứt được sợi dây trói ấy. Nó quấn theo cổ nhưbóng với hình. Với một tỳ kheo, điều đó có thể không quan trọng. Vì bất quá ôngkhông thành chánh giác ngay trong đời này thôi. Nhưng với một người thế tục, màđịa vị càng cao, thì sự thắt chặt bất ngờ của sợi dây chuối đó càng trở nênnguy hiểm. Giải thoát được mối nguy hiểm ấy, quả thật là chuyện bất khả tưnghị, không ai nghĩ đến.

Cũng trong ý nghĩa tươngtự, khi A-nan tán thán những điều kỳ diệu, vị tằng hữu, xảy ra trong cuộc đờiđức Thích tôn. Cuối cùng, Phật bảo A-nan, còn có điều kỳ diệu hy hữu hơn nữanơi Phật mà A-an nên biết. Đó là: khi các cảm thọ xuất hiện, Như lai biếtchúng; khi chúng tồn tại, Như lai biết chúng; khi chúng biến mất, Như lai biếtchúng.[4] Các cảm thọ đó đơn giản là những cảm giác thông thường khi nóng haylạnh chợt đến, rồi chợt đi. Trong từng phút giây, chẳng mấy ai ý thức sự xuấthiện hay biến mất của chúng. Chẳng có gì kỳ diệu. Nhưng với Phật, đó là đièu kỳdiệu hơn cả việc thần thông biên hóa mà người đời khi nhìn thấy thì “lông tócdựng ngược.”

Những hành động ly kỳcủa Duy-ma-cật về sau, nếu chưa được nhìn thấy từ phiên bản của ngàiXá-lợi-phất, chỉ là trò ảo thuật của thuật sỹ thượng thặng thôi.

3. Trụ xứ
Bồ tát hành đạo vô trụxứ. Thanh văn tu tập, cần phải an trụ tâm. Vì hướng đi khác nhau; đíchđến đã khác nên chỗ dừng cũng khác. Do đó có ý nghĩa khác nhau liên hệ đến kháiniệm trụ và vô trụ.

Kinh Kim cang mở đầu vớicâu hỏi của Tu-bồ-đề: “Người đã khởi hành trên cỗ xe Bồ tát, làm thế nào để tâmđược đứng vững?”[5] Khi cỗ xe đã lăn bánh khởi hành, người đánh xe cần biếtđích đến, tức biết chỗ phải dừng. Đó là vấn đề trụ xứ của Bồ tát.

Nơi khác, cũng trên hộiBát nhã, Tu-bồ-đề hỏi Phật: “Bồ tát muốn chứng đắc Vô thượng Bồ-đề nên an trụ ởđâu?” Phật đấp: “Nên an trụ tâm bình đẳng nơi hết thảy hữu tình.”[6]

Trong ý nghĩa như vậy,câu hỏi của Xá-lợi-phất mang ý nghĩa hướng đạo rõ rệt. Thành ra, khi mở đầu củachương này, ngài Xá-lợi-phất hỏi một câu hỏi, mà với nhiều người đọc kinh, xemra ngớ ngẩn. Vì ngớ ngẩn cho nên bị Duy-ma-cật chỉ trích: “Các Bồ tát và Thanhvăn sẽ ngồi ở đâu đây?”[7] Duy-ma-cật vấn nạn liền: “Nhân giả đến đây vì pháp,hay đi tìm chỗ ngồi?”[8]

Nhân trả lời củaXá-lợi-phât, “Vì cầu pháp mà đến,” Duy-ma-cật phân tích ý nghĩa cầu và vô vầu.Tự căn bản nhận thức, đó là phân tích ý nghĩa trụ và vô trụ của Bồ tát. Nhưtrong kinh Kam cang, Tu-Bồ-đề hỏi Phật, người đã khởi hành trên cỗ xe Bồ tátthừa, cần phải an trụ tâm, tu tập tâm, và nhiếp hộ tâm như thế nào;[9] Phậtgiảng: “Bồ tát không an trụ nơi vật thể mà hành bố thí. Vô trụ mà hành bố thí.Không trụ sắc mà hành bố thí. Không trụ thanh...”[10]

Trong giảng luận củaDuy-ma-cật, bất đầu từ chỗ vô cầu hay vô trụ đối với phàm phu địa, vượt quagiới hạn của uẩn, xứ, giới, là tổ hợp giả hợp thành thân và tâm này; cùng lúcvô cầu đối với cả ba cõi, là không gian tồn tại của thân và tâm này. Đấy là,khởi điểm, sơ nghiệp Bồ tát tự giải phóng khỏi những ràng buộc của tổ hợp thântâm này cùng với không gian của nó. Trên một phương diện, Bồ tát hành vô trụ.Nhưng trong bản chất, sơ nghiệp Bồ tát tự giải phóng để đặt chân lên cổ xe Đạithừa, hướng đến đích Vô thượng Bồ-đề. Đó là Bồ tát hướng đến an trụ Phật thừa.Đối với tam giới, là vô trụ. Nhưng với Phật thừa, là an trụ. Vì vậy, theo yêucầu của Xá-lợi-phất, trưởng giả Duy-ma-cật sẽ dọn chỗ ngồi không chỉ riêng chocác Thanh văn, mà cho cả các Bồ tát.

II.BẤT TƯ NGHỊ

Những gì siêu việt trithức thường nghiệm, siêu việt khả năng suy lý và tư duy của năng lực trí tuệ,những cái ấy được gán cho phẩm tính “bất khả tư nghị”: không thể nghĩ, khôngthể luận bàn đến. Như Đại trí độ nói: “Ngôn ngữ tận cùng, tâm hành dứt tuyệt; khôngsinh không diệt, pháp như Niết-bàn.”[11] Đó là tả tính chân thật của mọi tồntại, mệnh danh là thật tướng. Thật tướng như vậy siêu việt ngôn ngữ, siêu việttư duy, là thực tại siêu nghiệm, vì không phải là cảnh giới mà tri thức thườngnghiệm có thể vươn đến.

Những điều thần kỳ màDuy-ma-cật thực hiện trong chương này, và trong nhiều chương sau nữa, nói mộtcách chính xác, không phải là bất khả tư nghị, mà chỉ là sự thể hiện năng lựcthần thông biến hóa. Dù rằng ông nói, ông có khả năng nắm gọn thế giới nàytrong tay, rồi liệng nó bay vượt qua nhiều thế giới xa xôi khác. Đó là điều màcác đệ tử Phật, các Thanh văn rất coi thường. Dù rằng năng lực thần thông biếnhóa ấy vượt xa gấp bội phần vị đại đệ tử thần thông đệ nhất trong hàng Thanhvăn là Mục-kiền-liên. Quả thật, những hành động thần kỳ ấy trong cái nhìn củaXá-lợi-phất, cũng như các Thanh văn khác tại hiện trường, không có một chút giátrị gì.

Một thời, khi Phật dừngchân tại Tỳ-lan-nhã, trên đường từ Xá-vệ đến Tỳ-da-ly. Ở đó, gặp lúc mất mùa,đói kém, các tỳ kheo khất thực không được. Mục-liên thỉnh cầu Phật cho phép tôngiả chuyển ngược hạ phương thế giới này thành thượng phương, để các tỳ kheo cóthức ăn. Vì hạ phương ấy rất sung túc. Nhưng Phật không cho phép.[12] Như ôngphú hộ cho người ăn mày một đấu gạo, chẳng có gì đáng nói là hy hữu. Một ngườicùng khổ giúp cho người đói bát cơm, đấy mới đáng nói là sự thần kỳ của tìnhyêu. Cho nên, Phật không cho phép Mục-kiền-liên dùng thần thông để cứu đói cáchuynh đệ của mình.

Thần thông biến hóa, dùcó ly kỳ đến mức như Duy-ma-cật mô tả, dù có khả năng biến một người hành khấtthành một đại chuyển luân vương, nhưng chắc chắn không thể biến một tướng cướpbàn tay đang đẫm mấu thành một Thánh giả A-la-hán. Cho nên, Phật bác bỏ loạithần thông này. Duy-ma-cật nói rằng Bồ tát có thể hóa thân làm Phật, là Phạmthiên, vv. Hóa thân làm Phật thì Ma vương cũng biến hóa được. Còn về Phạmthiên, cũng đã từng bị một tỳ kheo làm cho phải bẽ mặt, mà tỳ kheo nàylại chưa phải là Thánh giả, vì không trả lời nổi một câu hỏi về chỗ tận cùngcủa tồn tại vật chất.[13] Các luận sư A-tì-đàm nhân đó bình luận: ông Chúa tểTam giới này vô tri nhưng phách lối, “Ta là Brahma, là Mahābrahma, là Chúa tể,là đấng Sáng tạo, Hóa công, Toàn năng, Toàn hiện, Cha của hết thảy sinh loại.”[14]

Vị tỳ kheo không biết rõở đâu bốn đại chủng này diệt tận vô dư, cho nên có thể chưa phải là vịA-la-hán.[15] Chỉ với một tỳ kheo phàm phu như vậy, mà ai hiện thân Phạm thiên,cũng chẳng có gì đáng kinh ngạc. Vậy thì, có gì đáng kinh ngạc nơi những hànhvi Bồ tát mà Duy-ma-cật diễn tả rất ly kỳ, khiến cho Đại Ca-diếp cũng phải khâmphục?

Kinh ngạc, vì đó là sựthể hiện từ thể tính quốc độ của chư Phật.[16] Nói cách khác, đó là sự pháthiện những biến hóa kỳ diệu của mọi sự hữu tồn tại trong thể tính của quốc độPhật. Sự hữu đó, hoặc là một hạt cát, một ngọn núi lớn, hay cả một khối tinhvân. Khi chúng được nhìn từ thể tính quốc độ Phật, nghĩa là khi yếu tính tồntại của chúng được phát hiện, yếu tính cùng với thể và dụng, với những năng lựctương tác, giao hỗ, tương tức, tưong nhập; khi những điều này được phát hiện,như nhà khoa học phát hiện một quy luật vật lý, thì khi ấy Bồ tát có thể đặt cảmười đại thiên thế giới trên đầu một sợi lông; hay chỉ cần làm vỡ một hạt cátlà có thể hủy diệt cả thế giới.

Nói là thể tính quốc độPhật, là nói đên Phật tính, hay bản tính Phật, tồn tại trong tất cả mọi sự hữu.Giả sử nói, Thần linh đã sáng tạo nên thế giới này. Thế giới được tạo thành từmột nguyên vật liệu nào đó; có thể nó là hư vô. Dù là hữu, hay dù là vô, yếu tốnguyên khởi để tạo nên thế giới này được gọi là bản tính.[17] Tất nhiên, cácquan điểm của mọi khuynh hương của Phật giáo đều bác bỏ sự tồn tại của một bảntính như vậy.[18] Nhưng trong một ý nghĩa ước lệ, ý niệm về tự tính như là điểmtựa để tư tưởng y trên đó mà tư duy, chiêm nghiệm về bản chất tồn tại của thếgiới. Khi nó là đối tượng của tư duy, bản tính dù được quan niệm như là bản thểtối sơ, siêu nghiệm, tự hữu, vẫn không tồn tại đọc lập. Nó tồn tại, được nhậnthức, vì tồn tại trong quan hệ tác dụng, quan hệ tương tác, với vô số cái khác.Đó gọi là quan hệ duyên khởi. Hoa nghiêm nói là “trùng trùng duyên khởi.” Pháphoa nói đó là “Phật tính.” A-hàm gọi nó là “Pháp trụ, pháp vị.”

Những điều kỳ diệu màDuy-ma-cật mô tả là những biểu hiện của công năng tồn tại của các pháp, haynhững thế lực tương tác của các sự hữu, trong quan hệ tương tức tương nhập,được thị hiện bằng những thần thông du hý của Phật;[19] được phát hiện từ tựthể quốc độ Phật, hay từ Phật tính.[20]

Chỉ những Bồ tát khi lênhàng thập địa, gọi là Pháp vân địa, mới có năng lực hiển thị những điều nhưvậy.

Bồ tát bước vào Thậpđịa, sau khi trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp, đã tích lũy vô lượng vô biên hànhtrang phước đức và trí tuệ, đã đạt đến tính thể vô hạn của đại bi, có khả năngthiện xảo để phân tích và giải phẩu chủng loại thế giới.[21]

An trụ nơi Pháp vân địa,Bồ tát biết như thật nguyên nhân tập khởi của các cõi, của hư không giới, củaNiết-bàn giới. Biêt rõ trí tuệ mà các Như lai theo đó hội nhập tất cả vô tậnthời gian;[22] như hội nhập một kiếp vào a-tăng-kỳ-kiếp, hội nhập a-tăng-kỳkiếp vào một kiếp, đặt hiện tại vào quá khư-vị lai; đặt quá khứ-vị lai vào hiệntại.

Bằng năng lực của trítuệ ấy, Bồ tát có thể làm cho thế giới chật hẹp trở nên rộng lớn; thâu thế giớivĩ đại thành thế giới nhỏ xíu; dựng ngược thế giới đang tồn tại như chúc xuống;lật úp thế giới đang tồn tại như ngữa lên;[23] đặt tất cả Tu-di, núi non, sôngbiển vao một hạt bụi mà hình thể hạt bụi vẫn không thay đổi; đưa tất cả vôlượng chúng sinh trong thế giới này đặt vào một thế giới khác, chúng sinh trongấy không hề cảm thấy bị quấy rầy.

Những năng lực tự tạisiêu nhiên, ly kỳ như vậy, được Duy-ma-cật giới thiệu, được mô tả trong Hoanghiêm, phát xuât từ đâu? Hoa nghiêm[24] nói: “Cũng như từ ao A-nậu-đạt phátxuât bốn con sông lớn. Bốn con sông chảy khắp Diêm-phù-đề, không bao giờ khôcạn, rồi cuối cùng đổ vào biển cả. Với Bồ tát cũng vậy. Phát xuất từ tâm Bồ-đề,tuôn chảy các con nước đại nguyện của thiện căn, bằng bốn nhiếp sự mà sung mãnchúng sinh, cuối cùng đổ vào biển Nhất thiết trí.”

Khi tình yêu và tri thứcdung hợp thành một nhân cách nơi một con người, con người ấy có thể làm nênnhững chuyện phi thường trong thế gian. Cũng vậy, từ bi và trí tuệ, từ nguồnđại nguyện, tuôn chảy vào đại dương Phật tính, Bồ tát thực hiện những thầnthông du hý bất khả tư nghị.

III. TOÀ SƯ TỬ

1. An tọa
Đức Thích tôn sau khirời bỏ khổ hạnh lâm, nhận bát sữa của Sujātā, tắm mát trong dìng sôngNerañjarā, rồi đi đến dưới gốc cây Bồ-đề, nhận bó cỏ cát-tường của người cắt cỏSotthiya và trải ra làm chỗ ngồi. Trong cái nhìn của các mục tử tình cờ đingang qua, đó đơn giản chỉ là một chỗ ngồi lót cỏ, chứ không có ý nghĩa gìkhác. Nhưng trong con mắt của các Đại Bồ tát, đó là Kim cang tòa, hay Sư tử tòamà trên đó một Đại Chúng sinh đang an tọa để chiến đấu và chiến thắng thế gian.Vị tướng quân ngồi trên lưng ngựa, trên bành voi, hay trên cỗ xe, chiến thắngmột vương quốc, thay thế bạo lực thống trị này bằng bạo lực thống trị khác. Vịtướng quân chiến thắng đã oai hùng, thì con ngựa chiến cũng trở thành con chiếnmã anh dũng. Con tuấn mã xích thố, sau khi Quan Vân Trường bị chiến bại, khôngcòn dũng tướng nào tương xứng, thì nó cũng chỉ sống vất vưởng như con ngựathường, để rồi héo mòn mà chết trong hoài niệm quá khứ oai hùng.

Vị Đại sỹ ngồi trên đệmcỏ ấy, khi được hỏi, “Ông là ai mà cốt cách siêu phàm như vây?” Ngài đáp, Takhông là Thượng đế, không là Thần linh, mà chỉ là một con người, nhưng là conngười đã chiến thắng thế gian. Ngài đã chiến thắng thế gian, nhưng không cóngai vàng để ngự trị, không có thần dân để được tôn vinh. Con người ấy, sốngcuộc đời đơn độc, lang thang từ rừng đến chợ chỉ với ba mảnh y, một bình bát.Thế mà, khi Pasenadi đánh tan đại quân hùng mạnh của Magadha, bắt sống ông vuatrẻ Ajātasattu dẫn trước Ngài. Ngay lúc ấy, cả người chiến lẫn kẻ chiến bạinhận ra sự yếu đuối của chính mình trước sức mạnh vô biên của bậc Đại giác, củađấng Đại hùng..

Rồi ba trăm năm sau nữa,một đại hoàng đế trẻ, A-dục đại đế, sau khi thâu tóm trong vòng tay quyền lựccủa mình một đế quốc rộng lớn, chợt nhận thức đấy cũng chỉ là đợt sóng phù du,cho nên đã đến quỳ xuống trước đệm cỏ để mong tìm sự nương tựa nơi chỗ vữngmạnh hơn. Chỗ ngồi đó không chỉ là đệm cỏ nữa, mà là toà kim cang, tòa sư tử.Những từ ngữ thông thường ấy chỉ là ngôn ngữ cách điệu để gợi lên hình ảnh đạihùng đại lực của vị đã ngồi trên đó. Đệm cỏ vẫn là đệm cỏ.

Đệm cỏ, muôn đời vẫn làđệm cỏ. Nhưng người ngồi trên đó đã đi sâu vào Kim cang đại định, thân và tâmbất động, kiên cố như kim cang mà không có bất cứ sức mạnh, quyền lực nào trênthế gian có thể làm dao động; đệm cỏ đột nhiên trở thành tòa kim cang. Ngườingồi trên đó, sau khi chứng nghiệm chân lý sâu xa rồi công bố chân lý ấy chonhững ai có tai để nghe, có mắt để thấy, thì lập tức thế gian phải bị rungchuyển, ngai vàng trở thành đôi dép bỏ; thành quách, cung điện phút chốc tanbiến như ảo ảnh, mong manh như hạt sương móc trên đầu ngọn cỏ ban mai. Như sưtử, sau khi ra khỏi hang, vươn minh cất tiếng rống, thì tất cả thú rừng nghethấy đều hoãng sợ, bỏ chạy tán loạn. Chỗ ngồi của ngài nguyên là đệm cỏ chợttrở thành tòa sư tử.

Duy-ma-cật, chủ nhân củacăn phòng vuông vức một trượng, đã tiếp đón khách từ mười phương, gồm tám nghìnBồ tát, năm trăm Thanh văn, trên chỗ ngồi như vậy.

2. Quán chiếu
Bước vào căn phòng trốngkhông, Xá-lợi-phất chợt có ý nghĩ: Rồi các vị khách quý này ngồi ở đâu? Một câuhỏi mang tính quy ước trong trật tự giao thiệp của xã hội, nhưng khi xuất hiệntrong trường lực tương tác của các trình độ nhận thức sai biệt, nó đột nhiênlàm đảo lộn trật tự của tồn tại và làm bùng vỡ lý tính của nhận thức. 32 nghìnchiếc ghế được vận chuyển từ một thế giới Tu-di tướng xa xăm, có lẽ cách xa đếnmấy vạn Ngân hà vũ trụ, đến bố trí vừa vặn trong căn phòng nhỏ hẹp. Chỉ một cáighế ấy cũng đã lớn hơn toàn cõi Diêm-phù-đề, huống gì đây lại với số lượng lớnnhư vậy mà “không làm chật hẹp thêm thành Tỳ-da-li, cõi Diêm-phù-đề và bốnthiên hạ.” Trong cái nhìn của nhận thức thường nghiệm, hoạt cảnh huyễn hoặc ấythật không thể tưởng tượng. Nhưng trong cảm thức của một nghệ sỹ, mà chỉ vớimột tiếng than dài cũng đủ làm lạnh buốt cả thái hư, thu cả bốn đại dương vàotrong trái tim của Mẹ, thì những gì đang diễn ra ở đây chỉ do sự thay đổi vịtrí chiêm quan thực tại. Bởi vì con cá dưới lòng sông không làm sao hiểu nổichuyển kể đầy tính hoang đường của con rùa sau những chuyến du hành trên đấtliền. Cũng vậy, quả đất hình cầu và xoay tròn là sự thực không cần bàn cãi đốivới cả trẻ nít thế kỷ 20, nhưng là sự dối trá không thể tha thứ đối với nhữngnhà thông thái bậc nhất của Âu châu trung cổ.

Để có thể thâm nhập tựtính mầu nhiệm của tồn tại, ta cần phải thay đổi tập quán nhận thức vốn chỉgiới hạn trong tầm tai mắt. Cho nên, khi Xá-lợi-phất cần chỗ ngồi, cần một vịtrí quan sát thích hợp nhất để thấy và nghe những gì sẽ được hiển thị trongngôn ngữ siêu việt của các bậc Đại sỹ, Duy-ma-cật bèn giới thiệu ngay quá trìnhbiến đổi tư duy trước khi xuất hiện sự bùng vỡ và giao thiệp giữa các vũ trụtinh vân.

Tất nhiên, Xá-lợi-phất,cũng như chúng Bồ tát và các Đại Thanh văn theo Văn-thù đến đây để nghe pháp,vì cầu pháp. Để đáp ứng yêu cầu đó, Duy-ma-cật nêu lên hai nội dung nhận thức:vô cầu và vô trụ. Định hướng bằng vô cầu và đạt thành bằng vô trụ.

Nếu là một người học tậptính Không, người ấy quán chiếu thực tại trong mối quan hệ hỗ tương, thấy rằngkhông có gì tự hữu, mà tự tính vốn Không, vượt qua hành xứ của tâm, vượt qua lýtính của ngôn ngữ. Nếu là một người tập Du-già duy thức, ngưới ấy tiền hànhbằng chuỗi trừ khiển, giảm trừ, loại bỏ những gì là hư dối, bất thực do vọngtưởng gán ghép lên thực tại để quán chiếu Chân như tính.

Quá trình quán chiếu màDuy-ma-cật giới thiệu với Xá-lợi-phất như sau:

a. Quán thân. Dùtheo hệ quán chiếu nào, khởi điểm đều từ thực tế sinh hoạt thường nhật, trongnhận thức thường nghiệm. Những gì đang tồn tại, đang hiện diện đó, thân tâm vàngoại giới, là thực tại kinh nghiệm không thể chối bỏ dễ dàng.

Cho nên, khởi điểm cầnquán chiếu thân mạng. Trưởng giả Duy-ma-cật nói, “Người cầu pháp thì không thamluyến thân mạng.” Ý nghĩa của nó thật đơn giản, không khác hơn một nhà Nho noi“Buổi mai nghe Đạo, chiều chết cũng đành.” Nhưng trong quá trình tu tập để thựcchứng Chân như, sự “không tham luyến thân mạng” không chỉ là một phát biểu, mộtnhận xét, mà là nội dung của của tu tập. Muốn đạt đến chỗ “không tham luyếnthân mạng” thì như Duy-ma-cật đã giảng cho quyến thuộc trước đó, “Các nhân giả,thân này[25] là vô thường, yếu đuối, cũng chẳng bền lâu; là pháp chóng mục nát,không đáng tin cậy. Nó là sự khổ, là sự ưu não, là nơi tập hợp của các loại tậtbịnh. … thân này không phải là chỗ đáng nương tựa cho người minh trí. Thân nàynhư bọt biển, không thể vốc nắm. Thân này như bong bóng nước, không tồn tạilâu. …”[26] Trong thực tế tu tập, đối tượng hiện thực để quán chiếu là 5 uẩn,12 xứ, 18 giới. Đây là các khoa mục phân loại thân tâm và vũ trụ thích hợp chotừng căn cơ. Giai đoạn thứ nhất là con đường siêu xuất thế gian.

b. Quy y Tam bảo.Sự quan sát này chỉ trong giới hạn nhận thức thuần lý. Vì tính mong manh củatồn tại, nên ta cần chỗ tựa an toàn. Phật nói, “Vì sợ hãi nên con người tìm đếnquy y nơi thần núi, thần rừng, thần cây, thần miễu…”[27] Nhưng một vị Thánh giảDự lưu thì đã tìm thấy chỗ nương tựa an toàn, với niềm tịnh tín bất động, bấthoại nơi Phật, Pháp, Tăng. Duy-ma-cật nói, “người cầu Pháp không bám chấp Phậtmà cầu, không bám chấp Pháp mà cầu, không bám chấp Tăng mà cầu.” Đây làgiai đoạn thứ hai, quán sát Thánh đạo.

c. Tu tập Thánh đế.Từ trên bất hoại tín mà tu tập các Thánh đế. Hàng Thanh văn tu tập Thánh đếsinh diệt, vì đối tượng quán chiếu là pháp vô thường, khổ, không, vô ngã trêncác uẩn, xứ, giới. Hàng Bồ tát, được thúc đẩy phát triển tâm đại bi, mà đại biluôn luôn vận chuyển song hành với đại trí, nên quán chiếu Thánh đế bằng Chânnhư tính; tức là quán Thánh đế vô tác.

Tuần tự tu tập trên đâyphù hợp với Tâm kinh Bát nhã, trong đó, nền nhận thức là “tự tính vốn Không”;rối từ đó tiến hành chuỗi phủ định: không tồn tại sắc, v.v., cho đến, khôngtrí, cũng không đắc. Từ vô đắc, Bồ tát y chỉ Bát-nhã ba-la-mật để thâm nhâpthực tướng, cuối cùng chứng đắc Vô thượng Bồ-đề.

Thực tướng đó,Duy-ma-cật mô tả: pháp vốn tịch diệt, vô nhiễm, không hành xứ, không thủ xả,không xứ sở, vô tướng. Vô tướng cho nên vô trụ. Vô trụ cho nên siêu việt nhậnthức.

Kinh nói, sau pháp thoạingắn của Duy-ma-cật, năm trăm chư thiên đạt được sự thanh tịnh của con mắt phápở trong các pháp. Trong hàng Thanh văn, đó là chứng quả Dự lưu. Trong hàng Bồtát, đó là nhập sơ địa. Trong cả hai trường hợp, đó là sự thay đổi nhãn quan,thấy những điều mà trước đây chưa hề thấy, vượt ngoài tập quán nhận thức tựnghìn đời.

Khi nhận thức từ thếgiới thường nghiệm bùng vỡ, trật tự vũ trụ bị đảo lộn, và sụp đổ. Nhưng khôngphải là sụp đổ để đi đến huỷ diệt; mà là sự biến mất của những ảo tưởng để thấynhững gì chưa từng thấy, nghe những gì chưa từng nghe. Trên cơ sở ấy mà thếgiới Ta-bà này cùng với thế giới Tu-di tướng xa xôi kia được thấy có mối quanhệ giao thiệp.

IV. TỰ TẠI

Sau khi giới thiệu kháchquý các toà sư tử, và hướng dẫn khách an tọa, Duy-ma-cật giới thiệu thính chúngvề môn giải thoát bất tư nghị. Nội dung của môn giải thoát này trước đó đã thểhiện thực tướng của nó. Thực tướng được hiển thị ở đây là sự giao thiệp của haithế giới. Một thế giới bé nhỏ chỉ bằng hạt cải so với thế giới kia to lớn nhưnúi chúa Tu-di. Một thế giới vận hành trong trường lực hấp dẫn của Newton, vàthế giới kia là vũ trụ bốn chiều di chuyển theo tốc độ ánh sáng. Thực tướng ấysiêu việt tâm hành, ngôn ngữ. Nhưng, như Tăng Triệu nói trong lời tựa, chúngsinh mê ngủ, phi ngôn ngữ thì không sao tỏ ngộ. Vì vậy, cần có sự minh giải. Sựminh giải áy được thể hiện thành ba phương diện của thực tại, mà nói theo CátTạng,[28] đó là bất tư nghị cảnh, bất tư nghi trí và bất tư nghị giáo; hoặc nóitheo tông Thiên thai: chân tính, thực huệ, phương tiện.[29]

Những thị hiện củaDuy-ma-cật ở đây nêu rõ cảnh giới bất khả tư nghị. Thị hiện ấy thực chất khôngphải là phép lạ, mặc dù được nói là thần thông biên hóa. Nó chỉ là sự biểu hiệncủa chân tính, của thể tính chân thực của tất cả tồn tại, chỉ có thể được nhậnthức bằng thực huệ hay trí tuệ siêu việt, vượt ngoại vô hạn tính của không gianvà vô tận tính của thời gian. Kinh nói, “Bồ tát trụ nơi giải thoát này có thểđặt ngọn Tu-di hùng vĩ trong một hạt cải mà không hề thay đổi kích thước củahạt cải. Tướng trạng nguyên thủy của núi chúa Tu-di vẫn như cũ. Bốn vị Thiênvương cùng với chư thiên Đao-lị cũng không biết mình đã được đặt trong một hạtcải. Chỉ những ai cần được độ mới thấy Tu-di lọt vào trong hạt cải.”

Hoặc, lại nữa, “có chúngsinh chỉ có thể độ được nếu vui sướng với sự tồn tại lâu dài trong thế giannày, Bồ tát này có thể dùng thần lực của ngài kéo dài bảy ngày thành một kiếpkhiến cho họ thấy là một kiếp. Hoặc có chúng không thích ở lâu trong thế giớinày để được độ, Bồ tát có thể rút ngắn một kiếp thành bảy ngày khiến cho chúngsinh ấy thấy chỉ là bảy ngày.”

Vậy thì, không gian bấygiờ không còn như là khoảng hư không giữa hai sự vật, không còn là khoảng cáchcủa một vật di chuyển từ điểm này đến điểm khác. Thời gian cũng không còn làchuỗi sinh diệt tiếp nối trước sau. Bởi vì không còn bị hạn chế bởi các giớihạn vô hạn và vô cùng của không gian và thời gian mà sở hành của Bồ tát trở nêntự tại vô ngại. Sở hành đó là phương tiện, là sự thực hành, thực chứng giáopháp. Từ những gì được thực chứng rồi đem phô diễn, tuyên thuyết.

Từ thực chứng đên tuyênthuyết; và từ tuyên thuyết mà đạt đến thực chứng, như vậy là mối quan hệ của Bồtát với thế giới, và môi trường hành đạo. Y trên tông chỉ của Kinh mà nói, tấtcả thị hiện và thuyết minh của Duy-ma-cật ở đây đều là những thể hiện từ bảnthể thanh tịnh của cõi Phật.

V. NHÂN CÁCH CA-DIẾP

1. Trên ngọn cỏ úa
Đại Ca-diếp, nhân cáchkhắc kỹ, mà đời sống khi được nhìn đến chỉ là chuỗi ngày im lặng, một thế giớihéo úa của những chiếc lá vàng. Những ai đang sống buông mình trong tham đắmvật dục, khi đối diện với Đại Ca-diếp có lẽ không tránh khỏi rùng mình kinhhãi, hoặc kinh ngạc. Hình ảnh cuộc đời ấy tương phản với những gì mà Duy-ma-cậtthị hiện. Bằng nhận thức thường nghiệm trong thế giới Saha này, mà ở đó trithức bị bao trùm bởi giới hạn khắc nghiệt, trơ cứng của thời gian và khônggian, thì Duy-ma-cật và Đại Ca-diếp là hai nhân cách mâu thuẫn, biểu tượng chosự lôi kéo của hai thế lực khó điều hòa giữa tính cách tại thế và xuất thế,giữa chấp nhận và khước từ; giữa hai giá trị mà cao hay thấp trở thành nhữngthế lực xung đột xã hội. Ông trưởng giả ấy hình như sống cuộc đời phóng đãng,chen chúc trong các phòng trà, quán rượu, dù được thuyết minh là đến để đưangười lầm lạc về chỗ thanh cao. Nhưng trong con mắt nhìn khắc kỹ, đó không hơnlà những lời biện hộ. Và kia là vị Sa-môn, đơn độc trong rừng sâu, lang thangvới ba mãnh y lam lũ, xạc xài; tuy là hình ảnh của đạo đức thanh cao nhưngkhông khỏi bị chỉ trích là trốn đời, ích kỹ với sự an lạc cá nhân, nhắm mắt làmngơ trước mọi thống khổ của nhân sinh. Cho nên, sau khi nghe pháp môn giảithoát bất tư nghị của Bồ tát mà Duy-ma-cật vừa thị hiện và thuyết minh, độtnhiên cất tiếng khóc than, âm thanh chấn động cả ba nghìn đại thiên thế giới.Ai là bậc đủ tầm vóc trí tuệ để nghe ra đó không phải là tiếng khóc than củanhững tâm hồn tuyệt vọng, mà tiếng rống sư tử đang làm khiếp đảm đám thú rừngkhiếp nhược?

Bằng giải thoát bất tưnghị mà Bồ tát nhét cả núi Tu-di vào lòng hạt cải; gom nước cả bốn đại dươnglại mà chứa trong một lỗ chân lông. Cũng bằng giải thoất bất tư nghị ấy, là saođể thấy tính thể huy hoàng của thế giới trên đầu ngọn cỏ úa?

Một thiền sư nói: Cungđiện Ma có gì mà bận tâm? Đấy cũng là cõi Phật với mùa xuân bất tuyêt.

2. Ma giới và Phậtgiới
Có hai vị Cao tăng luậnđạo. Một vị hỏi: “Đề-bà-đạt-đa về sau có thành Phật không?” Vị kia đáp: “Saothành được? Vĩnh viễn thọ khổ báo trong ngục A-tì.” Người hỏi im lặng.

Sau đó, một mình ngàivới thị giả; nhân vắng khách, đệ tử thị giả hỏi sư phụ: “Ngài ấy hình như thiếutừ tâm?” Sư phụ vẫn im lặng.

Đề-bà-đạ-đa vốn là thânthích của Phật, do tham vọng mà quyết tâm tu tập đến đỗi Xá-lợi-phất rất khâmphục và ca ngợi. Nhưng Đê-đà-đạt-đa không tu tập để giải thoát như các đệ tửPhật khác, mà bằng tất cả ý chí phi thường của một vương tử đã tự huấn luyệncho mình thành một bản lãnh siêu phàm để thể hiện quyền lực thông trị thế gianbằng bạo lực. Đề-bà-đạt-đa là biểu tượng nhân cách của một đệ tử Phật quyết tâmdựng thế giới này thành Ma cung, chứ không phải là Phật quốc. Những ai chống cựMa quân, muốn làm sụp đổ cung điện của Ma, huỷ diệt vương quốc của Ma, những vịấy thấy rằng Đề-bà-đạt-đạt không có chút hy vọng gì thoát khỏi ngọn lửa dữ củangục A-tỳ, dù chỉ trong một thoáng sát-na. Ma vương là nỗi ám ảnh đầy kinh sợcủa những người tu Phật.

Tuy vậy, từ một góc nhìnkhác, những người trì tụng Pháp hoa thấy rằng, cho đến một thời gian nào đó,Đề-bà-đạt-đa cũng thành Phật. Vì sao vậy? Đức Phật đại từ đại bi; Ngài khôngnhẫn tâm nhìn một chúng sinh vĩnh viễn chìm đắm mà không tìm phương tiện cứuđộ. Đề-bà-đạt-đa là nhân cách biểu tượng cho nghịch hành Bồ tát đạo. Bồ tátnhìn những ai đến xúc nhiễu mình, cản trở chí hướng hành đạo của mình như là ânnhân, như là chướng ngại thử thách cho mình vượt qua, để thành tựu nhẫnba-la-mật, và tinh tiến ba-la-mật.

Vì vậy, Duy-ma-cật nóivới Tôn giả Đại Ca-diếp:

“Lại nữa, Đại Ca-diếp,vô lượng Bồ tát khắp mười phương có khi có người đến xin cho tay, chân, tai,mũi, đầu, mắt, tủy, não, máu, thịt, da, xương, chòm xóm, thành ấp, nàng hầu hayvợ con, nô tỳ, voi, ngựa, xe cộ, vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, hổphách, chân châu, võ sò, quần áo, đồ ăn thức uống; những người đến xin như vậyphần lớn đều là Bồ tát đã trụ giải thoát bất khả tư nghị; dùng phương tiện lựcđể thử khiến cho chí nguyện được kiên cố. Vì Bồ tát đã trụ giải thoát bất khảtư nghị có đại uy lực để thúc ép Bồ tát và cho chúng sinh thấy những việc khólàm như vậy. Phàm căn trí thấp kém không có uy lực đó để thúc ếp Bồ tát làm nhưvậy. Cũng như cái đạp của voi chúa không phải là điều mà con lừa có thể kham.Đó chính là cánh cửa dẫn vào phương tiện của trí tuệ của Bồ tát đã trụ giảithoát bất khả tư nghị.”

Vậy thì, trong cách nhìncủa Đại Ca-diếp, trong vị thế Thanh văn mà một số các nhà Đại thừa thiên lệchchỉ trích là “hôi thân diệt trí”, là cho thân mình như tro tàn, trí mình rỗngtuếch; hoặc “tiêu nha bại chủng”, là hạng làm cho mầm non thành Phật bị đứt,hạt giông Phật bị mục rã; trong cáhc nhìn của đại Thanh văn ấy, những thị hiệncủa Duy-ma-cật vừa xảy ra có vẻ như thách thức cả bậc đại trí như Xá-lợi-phất,đấy chỉ là trò ảo thuật không đáng quan tâm. Nhưng điều kỳ diệu khiến ĐạiCa-diếp cất tiếng rống sư tử, mà những kẻ mà thính giác khiếm khuyết nghe nhưtiếng kêu gào than khóc; điều kỳ diệu ấy là, trong mảnh xiêm y rách nát trùmbọc thân hình khô héo của thê gian này, là biểu tượng của một thế giới siêuviệt, chỉ nhỏ bằng đầu sợ lông nhưng chợt được phát hiện là dung chứa cả đạithiên thế giới; qua đó là nhân cách siêu việt mà Duy-ma-cật đã cúi đầu vì sựthị hiện nghịch hành duy chỉ hàng Bồ tát đại sỹ mới có thể kham nổi.

[1] Hoa nghiêm bản 60(T9n278, tr. 686c10).

[2] Skt. Pratiṣṭhānakūṭāgāra, nghĩa là, ngôi nhà có cơ sở vững chắc.Cơ sở vững chắc cho sinh hoạt của Thanh văn là bốn niệm trụ (Pali: cattārosatipaṭṭhānā), mà Phật nói là“con đường độc đạo khiến chúng sinh thanh tịnh,vượt qua các ưu bi, diệt trừ khổnão, đạt đến chính trí, chứng nghiệm niết-bàn.” ekāyano ayaṃ bhikkhave maggo sattānaṃ visuddhiyā sokapariddavāraṃ samatikkanāya dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya ñāyassa adhi-gamāya nibbānassa sacchikiriyāya.D.ii. 290.

[3] Gaṇḍa: ... bhikṣūn anuttarāyāṃ samyaksaṃbodhau pratiṣṭhāpya anupūrveṇa janapada-caryāṃ caran, “Văn-thù Vương tử sau khi đã đặt cáctỳ kheo an trụ trong Vô thượng bồ đề, lần hồi du hành trong nhân gian.”

[4] Trung A-hàm 8(kinh 32. Vị tằng hữu pháp, T01n0026, tr. 471c20). Cf. Accharya-abbhuta-sutta,M.iii. 124.

[5] Vajracchedikā:tatkathaṃ bodhisattvayānasaṃprasthitena kulaputrena vā kuladuhitrā vāsthātavyaṃ... cittam ?

[6] Đại bát nhã 313(T6n220, tr. 597a29).

[7] Cát Tạng(T38n1781, tr. 962a14) bình giải: “Nói theo hành tích, với pháp thân đại sỹ,thân tâm không hề mệt mỏi. Thanh văn mang hình hài do kết quả của nghiệp, tâmtuy không kết phược, nhưng thân có nhọc nhằn. Nói theo bản nguyện, cả hai vịtheo đại tiểu khác nhau nhưng cùng trợ nhau hoá vật. Tịnh Danh dọn trống cănnhà để đãi khách. Xá-lợi-phất nghĩ đên chỗ ngồi để phát động giáo thuyết.”

[8] Bình giải của CátTạng, đã dẫn: “Hình hài có an trụ, thì diệu pháp mới nhập thần. Cho nên, nghĩđến chỗ ngồi, cũng chỉ vì pháp mà thôi.”

[9]Vajracchedikā: tatkathaṃ...sthātavyaṃ kathaṃ pratpattavyaṃ kathaṃ cittaṃ pragra-hītavyam?

[10]Vajracchedikā: na bodhisattvena vastupratiṣṭhitena dānaṃ dātavyaṃ...bodhisattvo’ pratiṣṭhito dānaṃ dādati.

[11] Quyển 1 (T25n1509,tr.61b11).

[12] Luật Pali,Vin.iii. 7.

[13] Kevaṭṭa-sutta, D.i. 215: kattha nu kho ime cattāromahābhūtā aparisesā nirujjhanti. Phân tích ý nghĩa câu hỏi, xem Tỳ-bà-sa 129(T27n1545, tr. 670b13).

[14] Xem Câu-xá 4(T29n1558, tr. 020c28).

[15] Tì-bà-sa 129(T27n1545, tr. 670b26): tỳ kheo này tên là Mã Thắng (Aśvajit), một vị A-la-hán.Pali không nói tên. Chỉ kể: thủa xưa, trong chúng tỳ kheo này, có một tỳkheo... (đã dẫn).

[16] Hoa nghiêm bản 60(T10n279, tr. 207c22). Daśabhūmika (Vaidya, tr,62): có một tam-muội mà khi Bồtát nhập vào đó thì thể tính của quốc độ Phật được thị hiện cho thấy(sarvabuddhakṣetrasaṃdarśaṇa).

[17]Skt. prakṛti, Hán thường dịch là “tính” hay “tự tính.”Từ triết học căn bản của Saṃkhyā;được quan niệm như là nguyên chất, bản chất hay bản thể nguyên thủy từ đó sinhra tất cả (Kim thất thập luận, T54n2137, tr. 1245c11).

[18] Visuddhimagga(Mya. 2. 156; Nanamoli xvii.38): các nhà chủ trương Pakati (Skt. prakṛti: tự tính; chỉ các nhà Số luân Samkhyā) nóitác nhân tối sơ của thế giới không có tác nhân (akāraṇaṃ mūlakāraṇam lokassa). Trung luận xv.8; Madhy. xv.8-9,trong đó coi prakṛti như là từ đồngnghĩa với svabhāva (Hán dịch: tự tính).

[19] Daśabhūmika (nt.,tr.57): tathāgatavikurvitāni saṃdarśya.Đại trí độ 7 (T25n1509, tr.110c8): “Bồ tát tự tại xuất nhập các tam muội, gọilà hí. Không phải do ái kết mà gọi là hí. Hí ở đây có nghĩa là tự tại.

[20] Pháp hoa, bảnSkt., k.ii. 102: sthitikā hi eṣāsada dharmanetrī prakṛtiś ca dharmāṇa sadā prabhāsate, “pháp nhãn này thường trú,luôn luôn rọi sáng tự tính bằng pháp.” Bản Hán, La-thập hiểu prakṛti (tự tính) ở đây là Phật tính, nên dịch:“Phật chủng tùng duyên khởi.”

[21]Hoa nghiêm, đã dẫn(T10n279, tr, 205a23). Daśabhūmika, tr. 55: suparigṛhītamahā-puṇyajñānasaṃbhāraḥ, mahākaruṇavaipulyādhigatḥ loka-dhātuvibhaktivaimātryakovi-daḥ.

[22] Hoa nghiêm, bản80: chư Phật sở hữu nhập kiếp trí. Daśa (nt., tr. 59): tathāgatānaṃ kalpapraveśasamavasaraṇa-jñānāni.

[23] Các dạng thế giớitồn tại nhìn từ chỗ người quan sát; Daśabhūmika (nt., tr.61):vyatyastāvamūrdhamatalādīnāṃ...Hoa nghiêm bản 80 (T10n279, tr. 207b9): loạn trụ, thứ trụ, đảo trụ, chính trụ.

[24] Bản 80 (T10n279,tr. 208c12).

[25] VCX.: “Thân đượccấu thành bởi bốn đại chủng này.”

[26] Phẩm ii, “Phươngtiện”

[27] Pháp cú 188-191.

[28] Duy-ma kinh nghĩasớ. Do cảnh phát trí. Nhân trí mà thuyết giáo. Rồi từ giáo mag ngộ lý. Nhân lýmà phát trí. Quá trình tu chứng này tạo thành vòng tròn hoàn chỉnh.

[29] Trạm Nhiên,Duy-ma kinh lược sớ (tr.667c05).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]