Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khaí Niệm Về Tính Không Nghịch Biện Như Thế

13/11/201022:58(Xem: 4189)
Khaí Niệm Về Tính Không Nghịch Biện Như Thế
KHAÍ NIỆM VỀ TÍNH KHÔNG NGHỊCH BIỆN NHƯ THẾ
Nguyên tác: The concept of emptiness is such a paradox
Tác giả: Sonam Tsomo, Times of India, 28 October 2009
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 04-11-2009

Tân Đề Ly, Ấn Độ - Tính không là khái niệm chìa khóa của triết lý Phật Giáo, một cách đặc biệt hơn trong giáo lý Đại Thừa: “Sắc chính thực là không, và không chính thực là sắc.” Đây là một nghịch biện của khái niệm.

Tính không không nên bị lầm lẫn với không có gì cả (hư vô luận). Tính không là không tự tính nhưng không phải là không có gì cả (tính không là không hiện hữu nhưng không phải là không có gì cả - tính không là không tồn tại nhưng không phải là không có gì cả). Cũng thế, nó không phải là không thực tại. Tính không có nghĩa là một đối tượng, có sinh khí hay không có sinh khí, không có sự hiện hữu một cách độc lập. Nó có ý nghĩa và sự hiện hữu chỉ khi tất cả những yếu tố hay thành phần mà nó được tạo nên hình thành sự vận động và chúng ta có thể hiểu cùng quy cho sự hiện hữu của nó một cách rõ ràng.

Bằng sự giải thích, chúng ta được yêu cầu quán sát một cái tách hay bất cứ một vật chứa nào khác. Có phải cái tách là trống không khi nó không chứa đựng bất cứ chất lõng hay chất rắn nào bên trong nó? Chúng ta nói vâng, nó trỗng rỗng. Nhưng nó thật sự là trỗng rỗng chứ? Không, nó không phải thế, nó đấy không khí. Ngay cả khi chiếc ly ở trong trạng thái chân không, nó không trỗng rỗng. Nó vẫn chứa đựng một khoãng không, sự bức xạ, và có thể là ánh sáng.

Thế cho nên, quan điểm của Đạo Phật khác với thế gian. Chiếc ly luôn luôn đầy ấp điều gì đấy hay thứ khác. Để diễn tả một cách triết lý, chiếc ly là trống không sự tồn tại cố hữu (không có tự tính). Nó đã hình thành sự tồn tại do bởi nhiều điều kiện khác hình thành nên sự vận hành.

Đấy là do bởi những sự phức tạp này mà khái niệm về tính không của Đạo Phật thường bị gán cho là như chủ nghĩa hư vô (không có gì cả). Những nhà học giả cho rằng triết học phương Tây chắc chắn đã đóng một vai trò trong việc tạo nên khái niệm sai lầm này. Chủ nghĩa hư vô như một khái niệm có nghĩa rằng thực tại là không biết và không thể biết, và rằng không có gì tồn tại. Trái lại, khái niệm của Đạo Phật về tính không nói rằng căn bản của thực tại là có thể biết được, và rằng không có trường hợp nào mà khái niệm tính không nên được gán cho ý nghĩa là không có gì cả.

Plato đã có quan niệm rằng có một ý tưởng mẫu mực căn bản trong mọi thứ mà chúng ta có chung quanh chúng ta, cho dù nó là có sinh khí hay không có sinh khí. Cuối cùng, “bản chất của chiếc ly tồn tại một cách thiết yếu trong thế giới của tâm thức.” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, Tính Không là sự vắng bóng của thực tế tuyệt đối hay sự tồn tại độc lập. Nếu một vật tồn tại, đấy là do bởi vài nhân tố khác.

Người ta cũng có thể hỏi: có thể có một hiện tượng nào không có phần tử không? Theo tư tưởng trường pháiTrung Quán, không thể có một hiện tượng nào mà không có phần tử (hay không có hiện tượng nào không có sự cấu tạo) để hình thành sự hiện hữu.

Quyển sách ‘Nghệ Thuật Sống’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma làm cho sự hiểu biết của chúng ta về nhận thức thực tại rõ ràng hơn. Ngài nói rằng, “khi tuệ giác nội quán của chúng ta đi vào bản chất của thực tại sâu sắc và gia tăng, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại là điều mà chúng ta sẽ nhận thức những hiện tượng và những sự kiện như một loại vọng tưởng (hão huyền). Và cung cách nhận thức thực tại ấy sẽ thẩm thấu tất cả những tác động hổ tương của chúng ta với thực tại.

Thậm chí chính tự tính không, điều mà được thấy như tính tự nhiên căn bản của thực tại, thì không tuyệt đối cũng không tồn tại một cách độc lập. Chúng ta không thể nhận thức tính không như là một hiện tượng độc lập về căn bản, bởi vì khi chúng ta thể nghiệm tính tự nhiên của thực tại, chúng ta thấy rằng chính tự tính không là một đối tượng. Hãy tìm bản chất của nó và chúng ta sẽ thấy rằng sự tồn tại cố hữu của nó là trống rỗng. Do thế, Đức Phật dạy về tính không của tính không (không không).”

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=6,8650,0,0,1,0
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]