TRÙNG TRỊ TỲ NI
SỰ NGHĨA TẬP YẾU
---o0o---
TẬP I
QUYỂN THỨ 1
Toàn văn bộ Luật này chia làm hai phần, đề mục và giải thích bản văn.
PHẦN ĐẦU LÀ ĐỀ MỤC
TỨ PHẦN GIỚI BỔN - Giải thích đề mục của bộ Luật này là phỏng theo giới Phạm võng nghĩa sớ, lược thuật theo ba lớp huyền nghĩa :
– Giải thích tên gọi.
– Trình bày bản thể.
– Định liệu vấn đềgiản đơn.
A.GIẢI THÍCH TÊN GỌI:
Chia làm ba:
-Nói rõ Tứphần giới bổn.
-Rút ra từbộLuật nào.
-Giải thích sựnghĩa tập yếu.
I. TỨPHẦN GIỚI BỔN LÀ GÌ?
-Luật TứPhần Giới Kinh của Tỳ-kheo.
BộLuật này rút ra từbộluật Đàm-vô-đức. Tiếng Phạn gọi là Đàm-vô-đức, Hoa dịch là Pháp Mật.
BộLuật này có 4 phần:
-Phần thứ nhất, thuyết minh việc của Tỳ-kheo.
- Phần thứ hai, thuyết minh việc của Tỳ-kheo-ni và pháp thọgiới, pháp thuyết giới.
-Phần thứ ba, thuyết minh các pháp An cư và
tự tứ...
-Phần thứtư, thuyết minh các pháp phòng xá
và tạp pháp...
Giới bổn này thuộc phần thứnhất. Đức NhưLai nhân sựviệc mà kết thành giới kinh.
II. Rút ra từbộluật nào?
Rút ra từnhiều bộLuật, trong đó có thông và biệt.
Thông nghĩa là tất cảđều gọi là Luật. Biệt chỉcho Tăng kỳ, Ngũphầnv.v... Chúng được rút ra từsựquan hệcủa Kinh sách sốmục mà gọi tên. Tỳ-nihay Tỳ-nại-da, phiên âm từtiếng Phạn, Hoa dịch là Thiệntrịcũng dịch là Điều phục, hay là Diệt, gọi chung là Luật, luật là pháp vậy.
Kinh Giới nhân duyên nói:
Chữ“Tỳ” ngôn ngữnhà Tần gọi là “Khử”, “Nại-da” gọi là “Chơn”, nghĩa là loại bỏbao nhiêu cái sai quấy đểcòn lại cái chơn, cho nên gọi là chơn. Hàng phục tâm này, chấm dứt tâm này, nhẫn nhục không đểtâm này sinh khởi, nên gọi là chơn. Hàng phục là giới, chấm dứt là định, nhẫn là tuệ. Nêu lên một pháp là gồm thâu cảba môn Vô lậu học. Nếu không có giới thiện thì định tuệkhông phát khởi. Giới pháp này có ba loại:
- Luật nghi giới, cũng gọi là Ba-la-đề-mộc-xoa giới.
- Định cộng giới, cũng gọi là Thiền giới.
- Đạo cộng giới, cũng gọi là Vô lậu giới.
1) Luật nghi giới: Luật là ngăn ngừa và đình chỉ; Nghi là hình nghi, nó có khảnăng đình chỉcác việc ác, thểhiện nơi thân gọi là giới, cũng gọi là oai nghi. Oai là thanh bạch trang nghiêm khảkính. Nghi là phép tắc đáng làm mô phạm, cũng gọi là điều ngự, tức là hướng dẫn tâm làm điều lành. Ba-la-đề-mộc-xoa: Hoa dịch là bảo giải thoát, cũng dịch là biệt biệt giải thoát, vì nó có khảnăng bảo đảm hành giảra khỏi biển sanh tử. Hơn nữa, tùy theo sựgiữgìn không phạm giới nào đó thì ởnơi đó có sựgiải thoát, tức chỉcho 250 học xứ, và tùy luật oai nghi.
2) Định cộng giới: Định là vắng lặng, khi vào định tựnhiên điều phục tâm thiện, chận đứng các điều ác.
3) Đạo cộng giới: Đạo có khảnăng thông suốt, sau khi chơn tâm được phát khởi, tựnó không hủy phạm, nhưngười chứng được sơquả, khi cày đất thì loài trùng xa lìa bốn tấc, đó là cái sức của Đạo cộng giới.
Hai pháp giới này chỉcho cái dụng thắng diệu trên bản tâm, chúng có khảnăng phát sanh giới, hơn nữa Đạo, Định và Luật nghi, cảba cùng phát khởi nên gọi là cộng. Tạng Tỳ-ni này chính là nói rõ luật nghi, nhưng nhiếp cảĐịnh và Đạo.
Do công đức trì tịnh giới nên thiền định, trí tuệmới phát sanh. Nhưvậy, Luật nghi là nhân, Định, Đạo là quả. Hoặc do thiền định và sức của Vô lậu mà tánh nghiệp, giá nghiệp đều thanh tịnh, cho nên Mộc-xoa là quả, Định, Đạo là duyên.
Luận Tát-bà-đa nói: Giới Ba-la-đề-mộc-xoa này nếu Phật xuất thếthì có, Phật không xuất thếthì không, nhưng Thiền giới, Vô lậu giới lúc nào cũng có. Giới Ba-la-đề-mộc-xoa từnơi lời dạy mà có được; còn Thiền, Vô lậu giới không từnơi lời dạy mà có được. Cho nên luận ấy nói: Giới Ba-la-đề-mộc-xoa chỉđệtửPhật mới có, còn Thiền giới thì ngoại đạo cũng có.
Luận rằng: khảnăng duy trì Phật pháp, gồm cảbảy chúng ởthếgian, đạo quảba thừa nối tiếp nhau không dứt đoạn, đều dùng Ba-la-đề-mộc-xoa làm căn bản. Thiền và Vô lậu giới thì không vậy. Do đó, trong ba giới nó là hơn hết.
Luận Thiện kiến cũng nói:
Tỳ-ni tạng là mạng sống của Phật pháp. Tỳ-ni tạng có mặt, Phật pháp cũng có mặt. Đó là lược giải nghĩa tên chung.
Kếđến tên riêng chỉcho luật Tăng kỳ, Ngũphần, Tát-bà-đa, Thật tụng, Thiện kiến, kinh Giới nhân duyên, luận Tỳ-ni mẫuv.v... Tại sao lại dùng các bộLuật này? Xét theo kinh Xá-lợi-phất hỏiPhật, Đức Phật tựhuyền ký rằng: Sau khi pháp diệt, cháu Vua Thâu-kha (A-dục) là Phất-sa-mật-đa-la, một vịvua đức tính hiền lương đã chấn hưng Phật pháp2. Khi ấy, các Tỳ-kheo tham đắm theo danh khen, rất ưa tranh luận, sao chép sửa đổi giới luật của NhưLai, thêm bớt gia giảm. Đối với những gì ngài Ca-diếp kiết tập, họchia làm từng phe nhóm riêng, cùng nhau nói phải nói quấy. Họyêu cầu nhà vua phán quyết. Vua tập họp hai bộlại, rút thăm. Sốngười thủcựu nhiều gọi là Ma-ha Tăng kỳ; sốngười theo chủthuyết mới thì ít, mà là bậc Thượng tọa, gọi là Tha-tỳ-la, tức Thượng tọa bộ. Vềsau do sựtranh luận lại chia làm nhiều bộ, trong thời gian ba bốn trăm năm, sau khi Phật diệt độ, lần lượt phân chia thành nhiều giáo phái. Nhưvậy truyền mãi vềsau, phải có, quấy có. Ngoài ra chỉcó 5 bộ, theo sởtrường của mình, dùng sắc phục đểnói lên điều đó.
a) BộMa-ha Tăng kỳ, siêng học kinh điển, truyền giảng chơn nghĩa, theo chỗởcủa mình nên mặc áo màu vàng.
b) BộĐàm-vô-cúc-đa-ca (tức là Đàm-vô-đức) thông suốt ý nghĩa của giáo lý, mởbày hướng dẫn việc lợl ích, nêu lên điểm thù thắng, nên mặc áo màu đỏ.
c) BộTát-bà-đa, rỗng không, mẫn đạt, dùng pháp hướng dẫn đểgiáo hóa, nên mặc áo màu đen.
d) BộCa-diếp-di, siêng năng mạnh mẽ, nhiếp hộchúng sanh, nên mặc áo màu lam.
e) BộDi-sa-tắc, tưduy thiền quán đến chỗvi diệu, cứu xét đến chỗtận cùng u mật, nên mặc áo màu xanh.
Ma-ha Tăng kỳý vịthuần chánh, còn các bộkia cũng nhưtrang bịthêm cam lồ. Nhưchưthiên khi uống thì chỉuống cam lồ, loại bỏnước thường, còn người đời khi uống thì cam lồvà nước đều dùng, có khi tiêu hết bệnh, có khi lại sanh bệnh. Người đọc tụng cũng nhưvậy, người nhiều trí huệcó khảnăng thủxả, còn kẻngu si không thểphân biệt được.
Lại xét, trong tập Phiên dịch danh nghĩaghi rằng:
Đức ThếTôn thành đạo 38 năm, một hôm đến thành Vương Xá thọtrai, khi thọtrai xong, Ngài bảo La Vân rửa bát (La-vân là La-hầu-la, phiên dịch là phú chướng ‘ngăn che’, ởtrong thai 6 năm là con của Tất-đạt-đa)3rủi tay làm bểcái bát thành 5 mảnh. Phật dạy: Đó là điềm báo sau khi Ta diệt độ, trong khoảng 500 năm đầu, các Tỳ-kheo chia Tạng luật thành năm bộ. Sau quảlà nhưvậy. Năm bộlà:
1) Đàm-vô-đức bộ.
2) Tát-bà-đa bộ, Hoa dịch là Thuyết nhất thếhữu. Tên của luật là Thập Tụng.
3) Ca-diếp-di bộ, Hoa dịch là Trùng không quán.
Chỉcó một quyển kinh Giải thoát giới bổn truyền đến Trung Hoa mà thôi.
4) Di-sa-tắc bộ, Hoa dịch là Bất trước hữu vô quán. Tên luật là Ngũphần.
5) Bà-ta-phú-la bộ. Hoa dịch là Độc tử. Bộnày không truyền đến nước Trung Hoa.
Năm bộlà biệt, Ma-ha Tăng kỳlà tổng. Chung lại là sáu bộ.
Lại xét, Nam hải ký qui truyện4có nói:
Sựlưu truyền của các bộphái, sanh khởi không đồng nhau. Sựtương thừa bên Tây Vức đại cương chỉcó 4:
1) Thánh Đại chúng bộ, chia ra thành bảy bộ.
2) Thánh Thượng tọa bộ, chia ra thành ba bộ.
3) Thánh Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ,
chia ra làm 4 bộ.
4) Thánh Chánh lượng bộ, chia ra làm 4 bộ.
Trong thời gian đó, vấn đềphân chia đã xuất hiện hay còn ẩn khuất, riêng tên gọi từng bộkhông phải là một, nơi đây không phiền đểthuật lại.
Hữu bộchia ra làm ba bộkhác nhau:
1) Pháp hộbộ.
2) Hóa địa bộ.
3) Ca-nhiếp-tì (Ca-diếp-di) bộ.
Thập tụng, Tứphần, phần nhiều gần với kinh, và lấy đó làm đềmục, song Thập tụng chính là Căn bản hữubộ.
Vua Tần-bà-sa-la nằm mộng thấy một thớt lụa bịxé thành 18 miếng, một cây trượng bằng vàng bịchặt thành 18 đoạn. Nhà vua sợ, đến hỏi Phật, Phật dạy: “Hơn 100 năm sau, khi Ta diệt độ, có vua A-thâu-ca, oai lực ởcõi Thiệm-bộ, khi ấy các Bí-sô đem giáo pháp của Ta chia thành 18 bộ. Nhưng pháp môn giải thoát thì chỉcó một. Đây tức là điềm báo trước, việc đó vua chớnên lo.” Những gì vừa trình bày đều khác nhau không đồng bởi cách Phật quá xa, cho nên sựtruyền thừa có thểbịsai lạc. Nay nếu câu nệnơi dấu vết dịđồng thì sựmâu thuẫn nảy sanh, không phải là ít. Nhưng nếu ta nắm lấy ý nghĩa thì sẽcó điều hay tốt tiện dụng. Tuy Thánh tâm khó lường nhưng sựso sánh có thểy cứvào được. Miễn nắm được ý nghĩa thì sựviệc không phải nhọc nhằn đểgiải quyết. Phần nguyên ủy của các Bộđã nói xong.
III. Giải thích vềsựnghĩa tập yếu
Sựlà duyên khởi đểchếgiới.
Nghĩa là tùy theo tội phạm nặng nhẹ, kiết tội sám hối.
Yếu tức là văn của Luật nghi phần nhiều phiền phức nay chỉlấy chỗcốt yếu.
Tập là tuy riêng tôn luậtTứphần, nhưng vẫn tham khảo và dụng lấy nghĩa của các Bộphái. Tại sao chỉriêng tôn luật Tứphần? Vì 250 giới tướng, không thểthêm bớt được và vì đã nhiều đời lưu hành. Tại sao phải tham khảo dùng nghĩa của các bộkhác? Vì “Sư”ïlà khi nói rõ, có khi nói lược. “Nghĩa”là có sởtrường, sởđoản, nên không ngại gì việc làm sáng tỏcho nhau.
Phần giải thích tên gọi xong.
B. TRÌNH BÀY BẢN THEÅ
1) Trước hết biện minh danh từ“Vô tác”:
Ngài Thiên Thai đại sưnói: “Giới thểkhông phát thì thôi, phát khởi thì thuộc vềtánh”. Cũng trong hướng ấy, Khánh Công giải thích “Vô tác giảsắc” nhưsau: “Giới thểnày không phát khởi thì thôi, nếu phát khởi thì hoàn toàn thuộc vềtánh”. Tánh và tu kết hợp với nhau mà thành (giới thể) chắc chắn có vô tác giảsắc. Vô tác một khi phát khởi, tựnó ngăn điều ác và làm điều lành. Cho nên sau khi phát khởi rồi không hềphát khởi lại, nên gọi là vô tác.
Nói vô tác giảsắc, là chỉcho 11 sắc pháp, chúng có giảvà thật nên pháp xứlà nơi dung nhiếp các sắc. Ởđó chỉcó định quảsắc gọi là thật sắc, còn Biểu, vô biểu sắc đều gọi là giảsắc. Hai giới thiện và ác đều có biểu và vô biểu; biểu chỉcho tác, vô biểu chỉcho vô tác.
Nay giải thích thiện giới: Khi quỳgối một cách chí thành gọi là thân biểu. Ba lần nói lên sựxin giới, gọi là ngữbiểu. Chúng Tăng hòa hợp đồng nhóm họp nơi giới trường cũng gọi là thân biểu. Bạch tứyết-ma cũng gọi là ngữbiểu. Do đây, khi tác pháp nhận được giới thểthanh tịnh của Tỳ-kheo thì đó là cảnh sởduyên của ý, tựnó hằng được hai pháp thiện “chỉvà hành”. Cho nên nói sau khi phát khởi rồi không hềphát lại, gọi đó là vô tác giảsắc vậy.
Vô tác giới thểnày, khi Yết-ma lần thứba xong liền được. Khi ấy, đối với tất cảnam nữđược cái sắc thái không dâm. Đối với tất cảhữu tình, phi tình được cái sắc thái không trộm cắp. Đối với tất cảloài hữu tình được cái sắc thái không giết hại. Đối với tất cảloài hữu tình được cái sắc thái không khi cuống. Cho đến đối với tất cảđất đai được cái sắc thái không đào bới. Đối với tất cảcỏcây được sắc thái không phá hoại. Đối với tất cảrượu được cái sắc thái không uống. Nhưvậy 250 giới pháp mỗi mỗi đều hiện hữu khắp cảpháp giới. Cho nên trong kinh Xuất gia công đức, nói rõ công đức trì giới một ngày môt đêm không thểcùng tận. Chính là do thiện vi diệu của giới này biến khắp, và lấy pháp giới làm cảnh sởduyên.
Nhưvậy thì vô tác giới thểlà Pháp xứsắc, là Vô lậu sắc. Thành thật luậngọi là “phi sắc phi tâm hội tụ”, vì nó ngăn tâm không còn có đắc thất, quảkhông còn có bất thiện, mà chúng là hai món nạn vậy.
(BộNghĩa sớnói: Hỏi đềvô tác giảsắc, kinh luận cùng nhau thuyết minh, kẻnói có, người nói không. Một chủthuyết cho rằng chỉthềkhông làm ác, tức gọi là thọgiới hoàn toàn không có cái sắc vô tác. Nếu trong nhân riêng có cái bất thiện, cùng nhau làm cái nhân thành Phật, thì nơi Phật địa cũng phải riêng có cái thiện này cùng làm Phật quả. Ởđây vì cái quảkhông có bất thiện, nên sựtrởngại đối với giới, chính là sắc pháp, vì Tiểu thừa, vọng cho vô tác là thật sắc ởngoài tâm. Một chủthuyết cho rằng: Kinh luận Đại, Tiểu thừa đều có đềcập đến vô tác. Có thểdùng thắng tâm làm giới, thì khi phát tâm liền đắc giới. Nếu vậy thì tại sao có bảy thứngăn ngại, không thểđắc giới? Hơn nữa, nếu hoàn toàn không có vô tác, thì tại sao khi phạm trọng tội liền gọi là mất giới? Do tâm không có đắc thất nên sựtrởngại đối với giới, chính là tâm pháp. Thành thật luận lập “phi sắc phi tâm hội tụ” với mục đích là dùng hai cái này đểngăn hai nạn trên. Xưa nay, các Luật sưđều dựa vào đó mà dụng nghĩa. Nếu Đại thừa thuyết minh giới là giảsắc, nương vào Bổn sư, một khi thọlãnh giới pháp cho đến chứng quảBồ-đề, tùy theo Định cộng giới, Đạo cộng giới mà thềtu các thiện, thệnguyện độhàm thức (hữu tình), cũng dùng cái khảnăng lớn mạnh của tâm này. Riêng phát khởi thiện giới đểlàm cảnh sởduyên cho hành giả, chấm dứt các điều ác.)
Thật sựlà do tâm cảm mà được, nên mượn sắc đểtiêu biểu thôi. Cho nên Đại thừa nói: Yết-ma lần thứnhất thành tựu, vì do nghiệp lực của tâm mà diệu thiện giới pháp trong mười phương, thếgiới thảy đều chấn động. Yết-ma lần thứhai thành tựu, thì diệu thiện giới pháp trong mười phương thếgiới, ởgiữa hưkhông nhưmây, nhưbảo cái (lọng báu) bao trùm trên đảnh người thọgiới.Yết-ma lần thứba thành tựu, thì diệu thiện giới pháp trong mười phương thếgiới, từđảnh môn của người thọgiới, trôi chảy vào trong thân tâm, sung mãn chánh báo, bao trùm cảđời vịlai, luôn luôn là hạt giống Phật. Tuy trong Tạng Tỳ-ni không nói vieäc này, nhưng cũng nói rằng: “Yết-ma thành tựu gọi là đắc xứsở”. Nên biết hữu lậu ngũuẩn, sắc thân là chỗnương. Vô lậu ngũuẩn, giới thân là chỗnương. Hữu lậu sắc thân từtinh cha huyết mẹhòa hợp mà thành là sắc xứgiảsắc; còn Vô lậu giới thân từTam sưThất chứng yết-ma mà được, đó là pháp xứgiảsắc.Sởdĩ, Hòa thượng gọi là lực sanh, vì chính từcái khảnăng này sanh ra giới thân, nên dùng nghĩa đó mà gọi tên vậy.
Được giới thân này, liền đồng vớiTăng bảo, thường khiến cho Thiên long tôn phụng, quỷthần khâm phục tuân theo. Nếu tâm không vui sống vớiđạo thì gọi là giới luy (giới yếu kém). Nếu hướng đến người nào nói xảgiới thì gọi là hoàn giới. Nếu không có cái vô tác giới thểnày, thì thiện thần dựa vào đâu mà quý kính, làm sao gọi là yếu kém, làm sao gọi là xảgiới?
Hỏi: - Đã là yếu kém, có xảlại có phá, vậy tại sao gọi là nhậm vận chỉ, hành?
Đáp: - Thí nhưcầu, đò có công năng đưa người qua sông, ao giếng có công năng cho nước dùng. Nếu nhưphá bỏcầu đò, lấp bằng ao giếng thì công năng kia liền mất. Nếu không nhưvậy, thì lúc nào cũng sửdụng được, khỏi đợi phải làm lại, cho nên gọi là vô tác.
2) Thuyết minh chỉvà hành:
Đây là hai pháp hành.
NhưBách luậnnói:
Dứt điều ác không làm gọi là chỉ, tin thọtu tập gọi là hành.
Phật giáo tuy bao la, nhưng hai chữ“chỉvà hành” thâu nhiếp cả.
Nay nói vềgiới thiện, nếu không phát khởi thì thôi, còn phát khởi thì chận đứng ngay các điều ác, đó là nghĩa chữ“chỉ”. Và từđó tiến lên thực hiện điều lành, đó là nghĩa chữ“hành”. Chận đứng điều ác từcăn Tùy phiền não, khởi lên thân, khẩu thất chi là nhân ác, trong ba đường chịu khổkhốc là quảác.
Thập cú nghĩa sẽgiải bày đầy đủởsau.
Mỗi khi các Tỳ-kheo kiết giới, có khảnăng khiến cho người thọtrì, khi nhân ác đã trừ, quảác sẽtiêu hết, đó là “phạt ác”. Tiến lên nhiếp trì các căn, không cho niệm tán loạn, thường nhất tâm tu tập các pháp lành, nhậm vận cảm được hoa báo cõi nhơn thiên, cho đến khi đạt đến thật quảxuất thếgiải thoát, đó là nghĩa “tấn thú”. Phần trình bày vềbản thểđã xong.
C. ĐỊNH LIỆU VẤN ĐỀ GIẢN ĐƠN:
Chia làm hai:
- Đối với Đại thừa thì biện chỗđược (đắc) và bỏ(xả)
- Đứng trên giáo tướng thì biện chỗcạn và sâu.
1) Biện chỗđược và boû:
Đại thừa chú trọng nội nhân, Tiểu thừa chú trọng ngoại duyên. Vì chú trọng nội nhân cho nên cần phải phát tâm Bồ-đềmới có thểthọgiới được. Nếu ởtrong tâm bất thiện, vô ký không phát khởi vô tác, ngàn dặm tìm thầy không có, thì cho phép đối trước Phật tượng tựthọ. Vì chú trọng ngoại duyên nên cần phải có Sư, Tăng, Giới, Pháp, mọi việc hợp lại đểchế. Nếu các duyên có một cái nào không đủthì không đắc giới, còn các duyên đầy đủthì cảba tâm đều đắc giới (thiện, bất thiện, vô ký đều phát khởi).
Hơn nữa, Đại thừa sau khi được giới thẳng đến thành Phật, Tiểu thừa chỉđắc giới trong một đời thôi.
Đại thừa thì thượng phẩm triền, phạm thập trọng, và thối thất tâm đại Bồ-đềthì gọi là mất giới. Tiểu thừa phạm tứtrọng cấm thì gọi là mất giới. Nếu lòng không vui sống với đạo, đến trước một người đeå xảthì gọi là hoàn giới.
Đại thừa sau khi mất giới, nếu thấy được hảo tướng thì cho phép thọgiới lại. Tiểu thừa mất giới rồi, dứt khoát không cho thọgiới lại. Trường hợp tuyệt đối không che giấu thì cũng chỉcó thểcho Yết-ma dữhọc. (Trong pháp trịtội có thuyết minh vấn đềnày). Trường hợp có xảgiới mới cho phép thọlại, còn đủba phen hoàn tục, thì mới không cho thọlại.
Hỏi: - Giải thích giới thểdựa vào Đại thừa để
trình bày chỗđược bỏ, nhưng lại phân ra có đại có tiểu, làm sao cho tông chỉnghĩa lý của nó không trái nhau?
Đáp: - Vì y vào Đại thừa đểgiải thích vô tác nên không trái với thểpháp. Đối với đại tiểu đểtrình bày chỗđược bỏthì không làm hủy hoại pháp tướng, nếu trái với thểpháp, thì tướng không có chỗnương tựa, làm hoại pháp tướng thì thểkhông do đâu hiển hiện. Cho nên sau khi khai hiển của kinh Pháp hoa,thì phần phò trì giới luật thuộc vềkinh Niết-bàn. Phép tắc của Tỳ-ni không hềcó thay đổi một mảy may. Chính biết nghĩa “thường” ởđây nên mới gọi là nhiệm mầu tuyệt đãi, do dó tông chỉnghĩa lý đều thành, nghĩsuy có thểhiểu được.
Lại hỏi: - Đại thừa đã chú trọng nội nhân, thời nay, Luật sưcho người thọBồ-tát giới, vậy có thểbiết nội nhân của họchơn thật không? Giảnhưkhông chơn thật thì có gọi là đắc giới hay không? Nếu không đắc giới, thì dầu có phạm thập trọng đi nữa, lại có thểdùng thập trọng đểđịnh tội kia được sao?
Đáp: - Trong văn Di-lặc bồ-tát yết-ma, có trình bày rõ vấn đềquán sát đương cơ. Nếu không biết cái nội nhân kia, sai quấy tương truyền cho thọthì không tránh khỏi cái tội không hiểu rõ mà làm thầy. Song người thọgiới kia trong tâm bất thiện, vô ký, tuy không phát khởi giới nhưng mà đã lạm nhận cái tên Bồ-tát, tựmình cần phải y theo luật quán xét tội kia, không đồng với không đắc giới. Rốt cuộc xếp vào hạng tặc trú vậy.
2) Biện minh chỗcạn, sâu:
Đây là thuộc vềgiáo pháp của vị“lạc” (sữa đông) trước hết hướng dẫn người phàm phu vào cõi Thánh. Nếu có thểdùng 5 vịđểdung thông, cũng có thểdùng tứgiáo đểgiải thích.
Đối với tất cảcấm giới, kiên cốchấp trì, hằng xalìa hệphược, tức là pháp của “Tạng giáo”. Nếu đạt đến tội nhưbệnh huyễn, giới nhưthuốc huyễn, trì phạm vốn không, thân tâm thanh tịnh, tức là pháp của “Thông giáo”. Nếu tin theo trung đạo, tức dùng giới này, đoạn kiến tưhoặc, kếđến nhập vào đời làm việc lợi ích cho chúng sanh, sau ngộnhập trung đạo, tức là pháp của “Biệt giáo”. Nếu gọi giới là pháp giới thì tất cảpháp đều hướng vềgiới, hướng này là trụnơi bí tàng của giới. Trong mỗi một giới thấy rõ Phật tánh, tức 1à pháp của “Viên giáo”.
Lại nữa, đức NhưLai dùng Tứtất-đàn, đểlập ra giới pháp này. Tùy thuận thếgian, bảo hộchúng sanh, khiến cho họhoan hỷ, tức “Thếgiới tất-đàn”. Sanh thiện tức là “Vịnhơn tất-đàn”. Diệt ác tức là “Đối trịtất-đàn”. Hay khiến cho Chánh pháp cửu trụ, tức là “Đệnhất nghĩa tất-đàn”.
Lại nữa, sau khi lãnh thọ, khai hiển thì giới này chỉlà Nhất thừa, không thuộc ba giáo trước. Cho nên kinh Pháp hoanói: “Sau khi các đức Phật diệt độ, nếu người nào có tâm thiện thành tựu, hạng người nhưvậy đều thành Phật đạo”. Lại nói rằng: “Việc làm của các ngươi là đạo của Bồ-tát vậy”.
Lại nữa, trước khi chưa khai hiển, Tỳ-kheo Đại thừa cũng phải đồng học. Cho nên trong kinh Bồ-tát giới bổnnói: “Nếu Bồ-tát đối với Tạng Ba-la-đề-mộc-xoa của NhưLai mà kiến lập Tỳ-ni thì ngăn được tội. Bồ-tát nên hộtrì chúng sanh khiến người chưa tin thì tin, tin rồi thì tăng trưởng đồng nhưThanh văn học. Tại sao vậy? Thanh văn là tựđộ, nhưng cũng không xa lìa độtha, huống chi Bồ-tát độsanh là đệnhất”.
Lại nói rằng: Nếu Bồ-tát thấy nhưvậy, thuyết nhưvậy, và nói: “Bồ-tát không nghe kinh pháp của Thanh văn, không thọ, không học, nhưng tại sao Bồ-tát dùng pháp của Thanh văn mà làm”. Nhưvậy gọi là phạm, phạm rất nhiều, nhưvậy là phạm tội khởi nhiễm ô.Than ôi!
Luật này toàn văn chia làm hai, phần một giải thích đềmục rồi.
PHẦN HAI CHÁNH VĂN
Chia làm ba:
- Trước hết nói vềtựa của giới.
-Thứhai là liệt kê các giới tướng.
-Thứba là khuyến, kết, hồi hướng.
Phần đầu chia làm bốn:
- Bài kệkhen ngợi.
- Hỏi đáp khải bạch.
-Nói tựa của giới kinh.
-Kết thúc hỏi.
Mục một lại chia làm sáu:
-Quay vềvới Tam Bảo.
-Bảo chúng họp đểnghe.
-Thầy trò truyền thọ.
-Dùng dụkhuyên đừng phá giới.
-Trình bày giới điều đang nói.
-Khen giới là hơn hết đểkết thúc.
A. BÀI KỆ KHEN NGỢI
I. Nay nói vềphần quy kính
Cúi đầu lễchưPhật,
Tôn pháp Tỳ-kheo Tăng.
Trước khi tác pháp, phải lễkính Tam bảo, đểcầu sựgia bị. Cúi đầu là thân nghiệp thành kính, khi “thân” thành kính thì “miệng” xưng danh hiệu công đức, “tâm” chỉcó quán tưởng, tức là ba nghiệp cúng dường.
Phật, Pháp, Tăng gọi là Tam bảo, đáng tôn trọng.
- Phật nghĩa là giác. Tựgiác, giác tha, giác hạnh viên mãn, cho nên gọi là Phật.
- Pháp nghĩa là quỹtrì, là tựnó có tính chất của nó, và khi chúng ta tiếp xúc thì khái niệm vềnó không nhầm cái khác. (Nhậm trì tựtánh, quỹsanh vật giải), cho nên gọi là Pháp.
- Tỳ-kheo gồm có ba nghĩa:
1) Khất sĩ: xa lìa pháp sống tà mạng, với một chiếc bình bát nuôi thân, xảbỏsựnhơnhớp vì ngu si, ba huệtựtrong sáng.
2) Bốma: khi vừa thọgiới Cụtúc, yết-ma thành tựu, chưthần liền nói lớn rằng: Nơi đây, lúc này có người con trai (con gái) lành đã thọgiới Cụtúc, sẽlàm cho chưThiên mạnh thêm, Tu-la (A-tu-la) tổn giảm. Nhưvậy, các thiên thần đi giữa hưkhông nghe được, lần lượt lớn tiếng xướng reo, chỉtrong giây lát, thấu đến Phạm thiên, ma Ba-tuần hoảng sợ. Cho nên gọi là ma sợ(Bốma).
3) Phá ác: là người tu Bồ-đềphần, đoạn kiến tưhoặc.
Trong khi tu hành, đầy đủba nghĩa, cho nên trong quảchứng, theo đó được danh hiệu Ứng cúng, Vô sanh, Sát tặccũng gọi là A-la-hán.
Lại nữa, Tỳ-kheo là Trừcẩn. Làm ruộng phước cho đời, mởđại pháp thí, cho nên gọi là Trừcẩn.
Tăng, gọi đủlà Tăng-già. Trung Hoa dịch là Hòa hiệp chúng. Đó là danh xưng dành cho bốn vịTỳ-kheo trởlên.
Hòa hiệp có hai nghĩa:
1) Lý hòa, là đồng chứng quảTrạch diệt.
2) Sựhòa, có 6 nghĩa:
-Giới hòa đồng tu.
-Kiến hòa đồng giải.
-Thân hòa đồng trụ.
-Lợi hòa đồng quân.
-Khẩu hòa vô tránh.
-Ý hòa đồng duyệt.
Lại nữa, luật Thập tụngnói có 5 loại Tăng:
-Tăng không biết tàm quý, tức là các Tỳ-kheo phá giới.
-Tăng nhụdương5, là các Tỳ-kheo tập hợp ởmột chỗ, không biết Bố-tát, không biết Yết-ma Bố-tát, không biết thuyết giới, không biết pháp hội.
-Tăng biệt chúng, là các Tỳ-kheo trong một cương giới, làm các pháp Yết-ma riêng rẽ.
-Tăng thanh tịnh, là các Tỳ-kheo phàm phu giữgiới và phàm phu thắng giả(thất hiền).
-Tăng chơn thật, là các Tỳ-kheo hữu học và vô học.
Trong đây nói kính lễlà kính lễhai hạng Tăng sau.Vì chơn thật Tăng, có khảnăng làm cho Chánh pháp thắng nghĩa cửu trụ. Vì Tăng thanh tịnh, có khảnăng khiến cho Chánh pháp nơi thếtục cửu trụ.
Ba hạng Tăng trước có khảnăng làm các Yết-ma phi pháp, khiến cho Chánh pháp bịphá hoại, cho nên không phải hạng người đểta lễlạy.
Lại nữa, có Trụtrì Tam bảo, Nhất thiết Tam bảo. Trụtrì, tức là khi Phật tại thế, đắc đạo dưới cây thọvuơng là Phật bảo, pháp Tứđếlà Pháp bảo, năm vịTỳ-kheo là Tăng bảo. Sau khi Phật diệt độ, các tượng bằng kim loại, bằng gỗ, bằng đất, bằng giấy có màu sắc là Phật bảo, kinh sách ba tạng Thánh giáo là Pháp bảo, kẻcạo đầu nhuộm áo kếthừa đạo pháp là Tăng Bảo. Ba món này không chấm dứt ởđời nên gọi là Trụtrì Tam bảo.
Song, tất cảtượng đồng với chơn thân, kinh điển hieän có tức là Pháp thân xá-lợi, phàm Tăng hiện có cũng có thểgánh vác Chánh pháp, làm ruộng phước cho đời, vì thếcũng đều nên kính lễ.
Lại nữa, các đức Phật là chỉcho tất cảcác vịĐại sưhiện tọa đạo tràng trong mười phương. Bởi vì giác thểcủa vịấy biến khắp, tuy ởphương khác, nhưng họcó thểlàm người bạn lành giúp đỡởcõi này, tức chỉchung cho tất cảđức ThếTôn tuần tựxuất hiện trong ba đời. Do giác tánh thường tại, tuy ởđời quá khứ, vịlai mà có thểđối với đời hiện tại cũng dũlòng cảm ứng.Pháp và Tăng cũng thế.
Nhất thểlà dùng trí huệthật tướng biết rõ các pháp không phải không, không phải có; cũng có cũng không, cảhai đều mất, cảhai đều chiếu soi. Ba trí viên giác gọi là Phật bảo. Giác huệcùng với lý, sựhòa hiệp gọi là Tăng bảo.
Lại nữa, một niệm hiện tiền, vốn đủBa đế, vì mê không biết, chính đó là Pháp bảo. Dùng cái trí biết được Ba đếlà Phật bảo. Ba đế, ba trí hiệp nhau đó là Tăng bảo. Phật, Pháp, Tăng là nêu rõ nghĩa một thểTam bảo.
Lại nữa, nói lễlà không ngoài một thểmà có trụtrì, cũng không lìa tướng trụtrì mà có một thể. Nếu không rõ cái lý một thểmà hành lễkính, chỉđược sựthiện, không gọi là chơn lễ. Bởi vì lễlà nghĩa của thể.Chưa đạt được cái thểBa luân6là vắng lặng, không phải là nghĩa của thểvậy.
Nếu lìa tướng trụtrì mà bàn nhất thể, thì rơi vào ác thú, không gọi là đạt lý. Đem lý đặt ra ngoài sự, chưa biết toàn sựtức là lý, chẳng phải là nghĩa “một” vậy.
Nói Phật, Pháp, Tăng chính là nêu lên điều chẳng phải một, chẳng phải ba, nhưng là ba, là một. Đó là tôn chỉsựlý, hành bốviên dung.
II. Bảo chúng họp đểnghe
Nay diễn pháp Tỳ-ni
ĐểChánh pháp trường tồn.
Giới nhưbiển không bờ
Nhưbáu cầu không chán.
Muốn hộtài sản Thánh,
Chúng họp nghe tôi tụng.
Muốn trừBốn tội khí,
Và diệt tội Tăng tàn,
Ngăn Ba mươi xảđọa,
Chúng họp nghe tôi tụng.
Diễnlà rao giảng cùng khắp.
Pháp Tỳ-nilà nghĩa nhưphần thích danh (giải tích danh từ) đã nói.
Chánh pháp là Thánh đạo xuất thế. Chánh pháp ởđời thì giáo, hạnh, quảcảba đều đầy đủ. Luật này thì giới thân thành tựu, định, huệphát sinh. Đại Sa-môn quảdo đây được, khiến cho Chánh pháp cửu trụ.
Nửa bài kệnày thuyết minh nghĩa nhiếp chúng sanh.
Nhưbiển không bờ: Trong Thuyết giới Kiền-độnói rằng: Nước biển có tám pháp đặc biệt, cho nên loài A-tu-la thích ở.
-Tất cảsông ngòi đều chảy vềnơi đó.
-Thủy triều lên không mất giới hạn.
-Sông lớn nhỏkhi nhập vào bểthì mất cái tên
cũcủa nó.
-Các sông và mưa lớn đều quy vềbiển mà không thêm bớt.
-Đồng một vịmặn.
-Không chấp nhận thây chết.
-Sản sinh nhiều trân bảo.
-Những vật có thân hình lớn ởnơi đó.
Trong giáo pháp của NhưLai cũng có tám kỳđặc, khiến các đệtửmột khi gặp được rồi, tựmình vui sống trong đó:
- Các đệtửcủa Ta, lần lượt học giới, đều quy vềpháp của Ta, ởnơi đó học các pháp lành.
- Các đệtửcủa Ta, trụởtrong giới, đến chết không phạm.
- Bốn giòng họbỏnhà đến ởvới nhau đều xưng là Sa-môn.
-Ởtrong pháp Ta, với lòng tin kiên cố, bỏnhàhọc đạo, vào trong cương giới Niết-bàn, mà cõi
Niết-bàn không thêm không bớt.
-Đồng một vịlà giải thoát.
- Phạm giới ác pháp, tuy ngồi trong chúng, mà thường xa lìa Tăng chúng. Chúng Tăng cũng xa lìa kẻđó.
-Hiện hữu nhiều Pháp bảo, nhưTứniệm xứ, cho đến tám Thánh đạo.
-Thọhưởng thân lớn nhưTứhướng, Tứquả.
Lại nữa, khi mới thọgiới, tức đối với khắp pháp giới được sắc thái không dâm, không trộm, không sát... Nhưvậy cho đến 250 giới, 3.000 oai nghi, 80.000 tếhạnh, đều thanh tịnh giới sắc, khắp cảpháp giới.
Lại nữa, từđó trong mỗi niệm, nhậm vận thành tựu, giới pháp thiện sắc, khắp cảpháp giới, không cùng tận. Cho nên gọi là nhưbiển không bờvậy.
Nhưbáu cầu không chán: Báu là vua châu Nhưý. Thứbáu này ởtrong mỗi niệm, có khảnăng mưa đầy cõi Diêm-phù-đề, đầy đủtất cảsựvui, mà thểcủa nó trọn không tổn giảm. Giới cũng nhưvậy, ởtrong mỗi niệm, sanh tất cảniệm xứnhư, Chánh cần, Nhưý, Căn lực, Giác đạo, các pháp, cho đến Tam thừa và tất cảThánh quảmà giới thểkhông biến đổi.
Hơn nữa, giới này càng học càng thấy cái tinh ba của nó, càng tu càng được cái thiện lợi. Cho nên nói rằng nhưbáu cầu không chán.
Tài sản Thánh lược có 7 chủng loại: Tín, Giới, Văn, Xả, Huệ, Tàm và Quý.
Nói rộng có: Lục độ, Vạn hạnh, Thập lực, Tứvô sởúy, Bách bát tam-muội, Thập bát bất cộng pháp v.v...Các pháp tài này do giới mà được giữgìn. Giới nhưbinh giỏi tướng mạnh, cũng nhưthành chắc, hào sâu, cũng nhưhiến chương, phép tắc, cũng nhưvua Chuyển luân có đại thần chủkho tàng, gìn giữbiên cương không đểbịxâm lược, đềphòng kẻgian tặc, không đểbịcướp trộm, chỉnh lý một cách an ổn, không cho hủy hoại. Xuất, nạp, thủ, giữ, khiến được tăng trưởng. Nghĩa chữ“hộ” là vậy.
Một bài kệnày thuyết minh nghĩa của nhiếp thiệnpháp. Trừkhí, diệt tàn, ngăn xảđọa, thuyết minh nghĩa của Nhiếp luật nghi. Khí v.v... trình bày ởvăn sau.
Hỏi: - Tên gọi của Ba tụ, không cộng với tiểu giáo, đâu được ước theo nơi đây mà phán định đểgiải thích?
Đáp: - Khi chưa khai hiển thì có thực mà không có danh, khi đã khai hiển thì danh và thực đều có.Ba nghĩa rõ ràng đâu có chuyện ước theo nơi đây mà phán định đểgiải thích.
III. Thầy trò truyền thọ
Tỳ-bà-thi, Thức-khí
Tỳ-xá, Câu-lưu-tôn.
Câu-na-hàm-mâu-ni,
Ca-diếp, Thích-ca-văn7,
Các Đại đức ThếTôn,
Vì tôi dạy sựnày,
Tôi nay muốn nhắc rõ,
Các Ngài thảy cùng nghe.
Tỳ-bà-thi, hoặc gọi là Duy-vệ, Hoa dịch Thắng Quán. Thức-khí, hoặc gọi là Thi-khí, Hoa dịch là Hỏa. Tỳ-xá-phù, hoặc gọi là Tùy-diếp, hoặc gọi là Tùy-diếp-la, Hoa dịch là Biến Nhất Thiết TựTại. Ba đức ThếTôn này xuất hiện ởnơi cuối kiếp trang nghiêm. Câu-lưu-tôn, hoặc gọi là Câu-lâu-tần, Hoa dịch là Kim Tịch, hay dịch là Kim Tiên. Ca-diếp, hoặc gọi là Ca-diếp-ba, Hoa dịch là Ẩm Quang. Thích-ca-vănhoặc gọi là Thích-ca Mâu-ni, Trung Hoa dịch là Năng Nhơn, lại dịch là Năng Nhơn Tịch Mặc. Bốn đức NhưLai này, giai đoạn đầu của Hiền kiếp, thứtựra đời.
Sởdĩchỗnào cũng nói đến bảy đức Phật này vì:
-Một là ởtrong 100 tiểu kiếp, người và trời ởcõi Tịnh Cưđã từng thấy.
-Hai là Bổn sưtu nghiệp hảo tướng, bắt đầu từkhi đức Phật Tỳ-bà-thi.
ThếTôn có 10 hiệu đầy đủ, chín cõi đều tôn ngưỡng. Đại đức là nhân tròn quảđầy, người đời không thểbằng được.
Tỳ-kheo cũng có thểgọi chung là Đại đức, bởi vì có quảng đại đức hạnh vậy.
“Sựnày” là chỉcho 4 trọng tội, 13 Tăng tàn, chođến tùy luật các học xứ.
“Thiện thuyết” là nói rõ, nói đúng nhưpháp, và hòa hiệp.
“Thảy cùng nghe” là người mới thọgiới cho đến người 100 hạđều tập hợp lại đểnghe, từtựa của giới cho đến kệcủa kinh.
IV. Dùng dụkhuyên đừng phá giới
Ví như người què chân,
Không thể đi đâu được.
Người phá giới cũng vậy,
Không thể sanh trời, người.
Muốn được sanh lên trời,
Hoặc sanh vào cõi người,
Thường phải giữ chân giới,
Đừng để bị thương tổn.
Như xe vào đường hiểm,
Lo hư chốt gãy trục,
Phá giới cũng như vậy
Khi chết lòng sợ hãi.
Hai bài kệtrước khuyên răn vấn đềtrởngại sanh vào cõi lành. Một bài kệsau khuyên răn vấn đềsau khi chết đọa vào đường ác. Sanh tửdụnhưđường hiểm.
Giới pháp dụnhưchốt trục của xe. Hủy giới thì khi chết tướng của đường ác hiện ra, nhưtrong đường hiểm hưchốt gãy trục. Trước sau không nhầm lẫn, sợsệt khủng khiếp.
Phẩm Hạnh nguyện nói:
Đóng chặt tất cảcác cửa của đường ác, mởtoang cửa chính vào cõi nhơn thiên, Niết-bàn. Công năng của giới thật sựlà nhưvậy.
Song, trong luậtCăn bảnnói:
Hoặc an vui nơi thếgian, hoặc cầu vềthiên thượng, cần phải tu phạm hạnh. Được sanh vào cõi người, trời tạm thọkhoái lạc, người đó sau khi mạng chung đọa vào địa ngục, cho nên cần cầu vềNiết-bàn phải tu phạm hạnh. Đừng vui cái vui của nhơn, thiên đểrồi phải chịu khổ.
Luận Nhiếp nói:
Đường hiểm có hai:
-Sanh lên cõi trời.
-Sanh vào đường ác.
Tuy sanh lên cõi trời, thọcác thứvui đẹp, sau khi báo hết, lại đọa vào đường ác. Cho nên cõi trời, người không phải là nơi cần mong cầu.
Bài kệthứhai nói nhưvậy, lược có hai nghĩa:
a) Chân giới cần giữgìn, không nên phá hủy. Phá hủy thì nhơn thiên còn không có phần huống là Niết-bàn.
b) Nhiếp thọhạng người thấp kém, nói Niết-bàn thì sợmà nói cõi trời người thì vui. Cho nên trước cần khuyến dụ, sau mới khiến cho họvào trí Phật.
Hơn nữa, căn cứvào sựđểnói, nếu trì giới không bịphá hủy, dầu không có định huệ, quyết định cũng không mất thọthân nơi cõi nhơn thiên.
Lại nữa, nên biết, dùng cái chân đểdụcho giới thì không nơi nào chẳng đến được. Nếu muốn siêu thoát lên phẩm trên của đài sen, hay muốn thừa sựmười phương các đức Phật, hoặc muốn nghiêm tịnh vô biên cõi Phật, hay muốn nhập vào huyền môn của pháp giới, đâu không dùng giới này làm phương tiện đầu tiên.
V. Trình bày học xứsẽnói
Như người tự soi kiếng
Đẹp xấu sanh vui, buồn.
Thuyết giới cũng như vậy,
Vẹn, hỏng sanh mừng, lo.
Như hai trận xáp chiến,
Gan, nhát có tiến thối.
Thuyết giới cũng như vậy
Tịnh, nhiễm sanh vui, sợ.
Vui buồn thuộc ý, lo sợhiện nơi thân hành. Giới được hoàn toàn sạch thì bên trong không hổvới mình, bên ngoài không thẹn với người, cho nên tâm vui là thân an. Giới bịphá hủy nhơnhớp thì bên trong có tỳvết đối với mình, bên ngoài bịnhớp nhúa đối với Tăng, cho nên ôm lòng lo sợchúng vậy.
VI. Khen giới là hơn hết đểkết thúc
Thế gian vua là lớn,
Sông ngòi bể rộng hơn.
Các sao, trăng sáng nhất,
Các Thánh, Phật trên hết.
Trong tất cả các luật,
Giới kinh là tối thượng.
Như Lai lập cấm giới,
Nửa tháng tụng một lần.
Thọgiới này gọi là Đại Sa-môn. Chữ“đại” tiếng Phạn gọi là Ma-ha, gồm có ba nghĩa:
1) Lớn, lớn hơn hết trong cõi trời, người.
2) Nhiều, có nhiều phước huệ.
3) Hơn, vượt hơn các ngoại đạo.
Câu đầu dùng ngôi vịlớn đểkhen. Câu thứhai dùng sốnhiều đểkhen. Câu thứba dùng vấn đềtrội hơn đểkhen. Câu thứtưdùng ví dụchung đểkhen.
Nửa bài kệdưới, chính dùng pháp đểhiệp. Chỉcó Giới kinhnày là hơn, nên thọGiới này cũng thành hơn hết.
Tất cảcác Luật, nghĩa là thếgian và ngoại đạo cũng đều có luật.
Lại nữa, năm giới, tám giới, mười giới, cũng không bằng giới Tỳ-kheo. Giới Tỳ-kheo là hơn hết.
Hơn nữa, thiền giới, vô tận giới, cũng không bằng Ba-la-đề-mộc-xoa giới. Nó là cương lĩnh của Phật pháp.
Lại nữa, Tam tạng 12 bộcũng chỉcó Giới kinh là hơn hết. Nếu không kiên trì cấm giới, dầu hiện tiền cóthiền định đa trí đi nữa cũng thành nghiệp của ma. Vì vậy nên luật Căn bảnnói: “Phật dạy ba tạng giáo, pháp Tỳ-nại-da là đứng đầu”.
Lại nữa, câu thứnhất dùng dụđểkhen “giáo” của kinh, chỉcó đức NhưLai tựnói. Câu thứhai, dùng dụđểkhen “hạnh”của kinh, tất cảpháp đều hướng vềgiới. Câu thứba, dùng dụđểkhen “lý”của kinh, giới thểvô tác, mát mẻnhưmặt trăng, nhân nơi trì phạm có đầy và khuyết, nhưng sựthật không có tăng giảm. Câu thứtư, dùng dụđểkhen “quả” của kinh, không những chỉthành quảcủa Thanh văn mà còn thành tựu đạo quảcủa NhưLai.
Hỏi: - Vô tác giới thểtừnơi Thầy mà được. Nếu
phạm thiên ban đầu, tuy hoàn toàn không có tâm che giấu, cũng chỉcho “dữhọc” mà thôi, không dùng vào việc của Tăng. Nếu dùng cái thểcủa mặt trăng dụcho thểvô tác, thì cùng với bản tánh có gì phân biệt? Nếu từnơi Thầy thọmà được, gọi là vô tác, nhưvậy có thêm bớt ư?
Đáp: - Vô tác là cái thểcủa đương thể. Bản tánh thanh tịnh là cái thuộc sởy. Vô tác thuộc vềtu, bản tánh thuộc vềtịnh. Vô tác là sự, bản tánh là lý. Thểcủa vô tác là tôn, thểcủa bản tánh là thể. Song, tôn cùng với thểkhông phải một, không phải hai.Thấu triệt nơi tôn mà ngộđược thể. Ngu muội nơi thểmà mê luôn cảtôn. Nay đã dùng mặt trăng đểdụmà khen lý của kinh, chính là chỉcái thểcủa vô tác giới sởy. Nên biết, được haymất là do vấn đềđầy hay khuyết, chứkhông thểgọi tánh có tăng có giảm.
Lại nữa, từcâu: “Ví nhưngười què chân” cho đến câu “Giới kinh là tối thượng”, đầy đủ4 loại Tất-đàn: Mởđường cõi trời người, đóng cửa nẻo thú dữlà “Thếgiới tất-đàn”. Hai ví dụsoi kiếng là “vịnhân” và “đối trị” hai tất-đàn, tùy theo đó đểđược hai món ích lợi sanh thiện, diệt ác. Giới dụcho cái hơn hết, tức “Đệnhất nghĩa tất-đàn”. Thểcủa giới này là tịnh Pháp thân.
NhưLai lập cấm giới: Trong cõi đại thiên, Phật là Pháp chủ. Luật do Phật chế, và chỉcó Phật chếlập, ngoài ra các vịdưới chỉcó thểy thừa. Bởi vì chỉcó hạnh quảviên mãn của đức NhưLai mới thấu triệt được nghiệp tánh nhẹnặng của chúng sanh, còn bậc Đẳng giác trởxuống không thểlàm được.
Hỏi: - Khếkinh có thểdo 5 hạng người nói8. Riêng Tỳ-ni thì chỉcó đức Phật mới đủthẩm quyền nói, cũng giống nhưvấn đềlễnhạc, chinh phạt... chỉcó thiên tửra lệnh chưhầu mới vòng tay cúi đầu nghe theo. Nay Đại minh luật do thiên tửchế, văn võ bá quan đều được xem. Vậy thì, tại sao Pháp của Tỳ-kheo, chỉcho Tỳ-kheo học tập, mà không cho Sa-di, bạch y xem?
Đáp: - Luật chỉdo Phật chế, là đểtrình bày cái pháp tôn quý của đạo. Song không phải chỉcó pháp của Tăng mới gọi là luật, mà năm giới, mười giới, Bồ-tát giới đều gọi là luật cả. Những thứluật đó, phổbiến cho cả7 chúng, cũng nhưđại luật, ban hành chung cho thiên hạ. Còn đối với giới pháp của Tỳ-kheo, cũng nhưsách bí mật trong nội phủ, chỉdành các quan có trọng trách mới được xem.Chẳng phải thứdân được phép dựvào đểnghe.
Câu “nửa tháng tụng một lần” là chỉcho hai phần của tháng có trăng và không trăng, tiêu biểu cho hai nghiệp thiện và ác. Bạch là muốn cho trắng trong, hắc là muốn cho hết tội.
Lại nữa, bạch là tiêu biểu cho Trí đức, hắc là tiêu biểu cho Đoạn đức. Trong khi thuyết giới tựmỗi người xét lấy.
Cho nên luật Thập tụngnói rằng:
Pháp Bố-tát vào nửa tháng, nửa tháng các Tỳ-kheo hòa hợp một chỗ, tựcân nhắc lấy mình, ngày làm tội gì, đêm làm tội gì, từngày thuyết giới trước đeán nay, có làm tội gì không? Nếu có tội phải đến người đồng tâm, Tỳ-kheo tịnh giới, nhưpháp sám hối. Nếu không gặp được Tỳ-kheo tịnh giới, nên nghĩ, sau này ta gặp, sẽnhưpháp sám hối. Nhờvậy an trụtrong thiện pháp, xa lìa pháp bất thiện.
Căn bản tạp sựnói:
Ta bảo các thầy mỗi nửa tháng, nói Ba-la-đề-mộc-xoa. Nên biết đây là Đại sưcủa các thầy, là chỗnương tựa của các thầy. Nếu Ta ởđời, không có khác vậy.
PHU:
Phần thứtư9nói có 5 pháp gọi là trì luật:
1) Biết phạm. 2) Biết không phạm.
3) Biết tội nhẹ4) Biết tội nặng.
5) Rộng tụng 2 bộluật.
Lại có 5 pháp, 4 pháp trước nhưtrên, pháp thứ
5 là: trụnơi Tỳ-ni, không bịlay động.
Lại có 5 pháp, 4 pháp trước nhưtrên, pháp thứ
5 là: Sựtranh cải khởi lên có thểdiệt trừ.
Người trì Luật có 5 công đức:
1) Giới phần bền vững.
2) Nhiếp phục được oán thù.
3) Ởtrong chúng, quyết đoán không sợsệt.
4) Nếu có nghi hối, có thểkhai giải.
5) Khiến Chánh pháp bền vững.
Lại nói rằng có 5 pháp khiến Chánh pháp mau hoại diệt:
1) Không lắng nghe thọtụng, ưa quên nhầm lẫn. Văn không đầy đủmà dạy người khác. Văn đã không đủnghĩa lý phải khuyết.
2) Là người hơn hết, bậc Thượng tọa trong Tăng, cảnước tôn trọng, mà không trì giới, chỉtu các pháp không lành, buông lung xảbỏgiới hạnh, không siêng năng tinh tấn. Khiến cho các Tỳ-kheo niên thiếu hậu sanh, bắt chước cái hạnh đó.
3) Đa văn trì pháp, trì luật, trì ma-di, mà không dùng những gì mình biết đểdạy cho chúng, đểrồi ôm nó qua đời.
(Trì pháp là biết Tu-đa-la-tạng, nhưA-nan... Trì Luật là biết tạng Tỳ-ni, nhưƯu-ba-ly... Trì-ma-di nghĩa là khéo léo vấn đềdạy dỗ, đứng đầu vềtrách nhiệm huyền cơ, nhưMa-ha Ca-diếp...).10
4) Có hạng Tỳ-kheo khó có thểgiáo dục, không nhận lời hay, không thểnhẫn nhục, các thiện Tỳ-kheo khác liền bỏkhông dạy họ.
5) Ưa đấu tranh, mắng chửi lẫn nhau, hai bên tranh nhau bằng lời nói, buông lời ra nhưgươm nhưkiếm, tranh cãi hơn thua.
Nếu ngược lại 5 điều trên thì khiến cho Chánh pháp được lâu bền.
Lại nữa, sau khi NhưLai diệt độ, nếu Tỳ-kheo không kính Phật, Pháp, Tăng và giới định thì Chánh pháp mau tiêu diệt. Hoặc xuất gia trong pháp luật, không hết lòng vì người nói pháp, không hết lòng vì người nghe pháp nhớgiữ. Dù có kiên trì, không hay tưduy nghĩa thú, không biết nghĩa, cũng không thểtu hành nhưpháp.Không tựlợi, cũng không lợi cho ai. Vì nhân duyên nhưvậy, khiến Chánh pháp mau tiêu diệt.
Ngược lại những điều trên, Chánh pháp được lâu bền.
Luật Ma-ha Tăng kỳnói:
Nếu có kẻThiện nam tửnào giàu lòng tin, muốn được 5 việc lợi ích, nên tận tâm thọtrì luật này. Năm điều lợi ích là:
1) Kiến lập Phật pháp.
2) Khiến Chánh pháp lâu bền.
3) Không có nghi hối, thỉnh vấn người khác.
4) Có các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni phạm tội sợsệt,
làm chỗnương tựa an ủi cho họ.
5) Đi du hóa khắp nơi không hềbịtrởngại.
Tất cảđều phải hết mình thọtrì luật này.
Lại nữa, ngài Đại Ca-diếp bảo các Tỳ-kheo rằng: “Vấn đềphân chia xá-lợi của ThếTôn chẳng phải việc làm của chúng ta. Quốc vương, Trưởng giả, Bà-la-môn, chúng cưsĩ, người cầu phước tựhọsẽlo việc phân chia xá-lợi đểcúng dường. Việc của chúng ta là kiết tập Pháp tạng, đừng đểcho pháp của Phật mau tiêu diệt”.
Luật Thập tụng nói:
Nếu Tỳ-kheo nào biết Bố-tát, biết Yết-ma Bố-tát, biết thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa, biết nhóm họp, thì nên cung cấp cúng dường cho họ. Tại sao vậy? Vì khi không có Phật, người này thay thếvậy.
Lại nói, tùy theo các Tỳ-kheo thanh tịnh không phá hoại Chánh pháp, khi thuyết giới, gọi là pháp trụthế.
Lại nói: Trì luật có 5 điều lợi:
1) Biết pháp xuất gia.
2) Biết Yết-ma.
3) Biết oai nghi.
4) Biết y chỉ.
5) Biết trởngại đạo hay không.
Căn bản ni-đà-na nói:
Có Bỉnh pháp Yết-ma, có nhưpháp thi hành thì gọi là Chánh pháp trụthế. Không nhưvậy, thì gọi là Chánh pháp hoại diệt.
Phật Bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy nếu dùng lòng tin, xuất gia, tinh cầu Niết-bàn, tu tịnh hạnh, các Bí-sô nhưvậy mặc y phục đáng giá ức kim tiền, phòng xá nghỉngơi, giá đáng 500 kim tiền, ăn uống đầy đủ100 món mỹvị, các việc nhưvậy NhưLai đều cho phép thọdụng, các vịấy đều kham năng thọdụng được.
Nếu có Bí-sô phá hủy trọng giới, ởtrong trú xứcủa Tăng cho đến một miếng ăn cũng không tiêu được. Trong đất Già-lam không có một chỗđểbước một bàn chân, cho một Tỳ-kheo phá giới.
Các ông nên biết người phá giới có 10 điều mất mát tội lỗi:
1) Tựbiết mình là người ác phá giới.
2) Người khác cũng biết mình nhưvậy.
3) Thiên thần không lui tới giúp đỡ.
4) Bậc đồng phạm hạnh, người lành biết pháp đều khinh rẻ.
5) Tiếng vang tội ác nghe khắp bốn phương.
6) Điều chưa chứng không chứng được.
7) Pháp đã chứng, thảy đều thối thất.
8) Những gì đã nghe đều bịquên hết.
9) Sau khi mạng chung tâm sanh hối hận vì không yên tâm, hoang mang lo sợ.
10) Sau khi boû mạng sống này sanh vào địa ngục.
Lại các Bí-sô, nên biết có 5 loại thọdụng:
1) Nhưchủthọdụng, tức là vịA-la-hán, trừhết ba độc.
2) Nhưthọdụng của cha mẹ, tức là các học nhơn, còn có các hoặc nghiệp.
3) Được phép thọdụng, tức là bậc thuần thiện dịsanh, thanh tịnh giới, siêng tu thiền tụng, không hềbiếng nhác.
4) Thọdụng nhưngười mắc nợ. Nghĩa là tuy có phòng cấm giới mà không siêng tu giác phẩm thiện pháp.
5) Thọdụng nhưkẻtrộm. Nghĩa là đối với 4 trọng cấm, tùy phạm một tội nào.
Cho nên các thầy nên tu học.
Thiện kiến tỳ-bà-sa nói:
Thiện nam tửhảo tâm xuất gia, Luật tạng là cha mẹ. Tại sao vậy? Bởi Luật tạng cho người xuất gia được giới Cụtúc, dạy học oai nghi, y chỉnơi Luật tạng.
Tựthân trì giới có khảnăng đoạn nghi hoặc cho người, nếu vào trong Tăng không có sợsệt. Nếu có phạm tội y luật quán xét, khiến cho Chánh pháp cửu trụ.
Người trì giới luật tức là nguồn gốc của công đức. Nhân nơi cội gốc cho nên nhiếp lãnh các pháp lành.
BộNam hải ký qui nói:
Luật Đại thừa, Tiểu thừa không khác11, đều chếNăm thiên, thông tu Bốn đế. Nếu lễBố-tát, đọc kinh Đại thừa gọi là đại. Không thực hành điều này gọi là tiểu. Có chỗnói: Đại thừa không ra ngoài hai thứ: Trung quán, Du-già.
Trung quán thì Tục đếcó, Chơn đếkhông, thểcủa nó nhưhuyễn.
Du-già thì bên ngoài không, bên trong có, mọi việc đều Duy thức. Đây đều tuân theo Phật chế, phải, quấy đều hợp với Niết-bàn, đâu có chơn, đâu có ngụy. Chủý là ởchỗđoạn hết các phiền não, tếđộchúng sanh. Đâu phải muốn rộng đểđến nỗi phân vân, lại thêm nhũng tạp vềvấn đềkiết chế. Y theo đó mà tu hành thì đủđiều kiện đến bờbên kia. Ngược lại đều phải đắm chìm nơi bến sanh tử.
Bên Tây Trúc đều song hành, lý không chống trái... Lại nói: Phao nổi không bịlủng là bổn tâm của Bồ-tát. Đừng khinh cái lỗi nhỏ, đểrồi lại phải có tiếng kêu cứu sau cùng. Lý hiệp cảđại lẫn tiểu đểtu, mới thuận theo lời dạy của đức TừTôn.
Ngừa cái lỗi nhỏ, quán đại không, nhiếp vật, lắng lòng, nhưvậy làm gì có lỗi. Chỉsợtựmình mê, rồi lại mê người, theo giaùo lý tạm trình bày ởmột khía cạnh đối với pháp Không rồi tin Luật điển quá ưtrống rỗng (cho là không có) thì sao thấy được sựphóng túng, biếng nhác của mình!
Tri môn cảnh huấn nói:
Luật chếTỳ-kheo, năm hạvềtrước, chuyên tinh Luật bộ, nếu đạt được vấn đềtrì phạm, biện bạch được việc của Tỳ-kheo, thì sau đó mới học tập kinh luận.
Thời nay, vượt thứlớp mà học, việc làm đã mất thứtựlàm sao vào đạo được? Đại Thánh quởtrách, trọn không phải là đệtửcủa Phật vậy.
Vảlại, vừa mớithấm nhuần giới phẩm, liền cho nghe Thánh giáo, tham thiền. Nếp sống của Tỳ-kheo không hềhiểu biết. Huống chi khinh khi giới luật, hủy báng Tỳ-ni, biếm nhẻkẻhọc luật cho là Tiểu thừa, nói người trì giới là chấp tướng. Cứmãi buông lung theo trần tục, phóng túng theo thói ngu ác ham ăn ngon mặc đẹp, tựgọi là thức thời, hành dâm nộkhí lại xưng là đạt đạo, chưa hiểu được tôn chỉcủa Thánh, ngộnhập chơn thừa.
Vảlại, nếu giới đã khinh, tại sao ông đăng đàn thọgiới? Luật ắt hủy báng, tại sao lại cạo tóc nhuộm y? Nhưvậy, khinh giới tức là tựkhinh, hủy luật lại thành tựhủy. Vọng tình dễquen, chí đạo khó học. Vấn đềbạt tục siêu quần, vạn phần không có một. Xin rõ lời Thánh dạy, sao lại không theo?
Lại nói: Phật pháp - Hai bảo đều nhờTăng hoằng, Tăng bảo tồn tại là nương vào giới, ngoài giới ra không biết lấy gì đểthành lập. Cho nên trong kinh Hoa nghiêm nói: “Thọtrì đầy đủoai nghi, giáo pháp, khiến cho ngôi Tam bảo không bịđứt đoạn”.
Qui Sơncảnh sáchnói:
Pháp tịch Tỳ-ni chưa từng bước đến, liễu nghĩa Thượng thừa đâu hay phân biệt.
BIỆN MINH:
Hỏi: - Hạng người ham thịt rượu, hành dâm nộ
khí, không đủđểbàn đến, nếu nhưkhông phạm trọng cấm, căn bản không sứt mẻ. Từđây nghe giáo pháp, tham thiền, chuyên cầu Thượng thừa lại có lỗi gì? Đâu cần phải đợi đến sựtướng vụn vặt mới hiệp với lời dạy của Phật? Hạng người bỏđại hướng tiểu, không tập học Phật cùng các giới điều của Phật, vậy thông ởchỗnào?
Đáp: - Nếu là kẻthượng căn lợi trí có khảnăng đạt được pháp nghĩa thì Luật nghi là giáo là thiền, đâu thểcoi là sựtướng vụn vặt mà riêng tìm cầu Thượng thừa. Nếu là hạng trung và hạ, sựtướng còn chưa biết, làm sao có khảnăng xa cầu thiền giáo? “Củi không thấy mà mong tìm sợi lông tơ”12là đây vậy.
Kẻbỏđại theo tiểu, lòng mong cầu tựlợi, không tập học theo Phật, gọi là kẻthối mất tâm Bồ-đề; năm đức của Sa-di còn nói: “Chỉcầu Đại thừa vì độngười vậy”, huống là giới pháp của Tỳ-kheo đâu phải là Tiểu thừa mà cho là không tập học theo Phật ư?
Phần đầu trình bày vềbài kệkhen ngợi xong.
TRÙNG TRỊTỲ-NI SỰNGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ NHẤT
1CổNgô: là huyện Ngô xưa, nay là thành phốTô Châu tỉnh Giang Tô.
2Đoạn này ngài Trí Húc viết gọn lại theo ý riêng (Trùng trịtỳ-ni sựnghĩa tập yếu 1, tr. 351b01, Vạn ‘Tục tạng’ 40n719). Trong nguyên văn có chút sai khác, xem “Xá-lợi-phất vấn kinh”, tr. 900a15, Đại (Đại Chánh) 24n1465.
3Phiên dịch danh nghĩa tập 1, tr. 1064a05, Đại 54n2131.
4Nam hải ký qui nội pháp truyện 1, tr.205a25, Đại 54n2125.
5Nhụdương 羺..羊?: Kẻphàm phu độn căn, không có trí tuệ, nhưloài dê câm.
6Ba luân: người lễ, đối tượng được lễ, và sựlễ.
7Thích-ca-văn: tên gọi tắt nhưng không đúng của Thích-ca Mâu-ni.
85 hạng người nói: Phật pháp có thểcó 5 hạng người nói được: 1. Từmiệng Phật nói; 2. Đệtửcủa Phật nói; 3. Tiên nhơn nói; 4. Chưthiên nói; 5. Hóa người nói.
9Tứphần luật 59, phần thứtưTỳ-ni tăng nhất (phần năm pháp), tr. 1004b17, Đại 22n1428.
10Đoạn trong ngoặc này nguyên chánh văn Tứphần luật không có, ngài Trí Húc phụchú thêm. Tứphần luật 59, phần thứtưTỳ-ni tăng nhất, tr. 1006b26, Đại 22n1428.
11Đoạn này ngài Trí Húc lược bớt (Trùng trịtỳ-ni sựnghĩa tập yếu 1, tr. 356c28, Vạn 40n719). Nam hải ký qui nội pháp truyện 1, tr. 205c10, Đại 54n2125: Nguyên văn “Đại tiểu thừa tạp hành, khảo kỳtrí dã tắc luật kiểm bất thù 大i小乘雜行,考其致渎也則律撿不殊瞖2...” pháp hành của Đại thừa và tiểu thừa xen lại, nhưng khảo xét hai bộphái đó thì vềluật kiểm chứng không khác...
12Hán: Tân bất kiến nhi dục sát thu hào 薪不見而欲婝察秋毫. “Thu hào”:Có một loài chim lông cánh của chúng đến mùa thu mới mọc, do lông nhỏvà mịn nên gọi là thu hào. Nghĩa bóng câu này: Việc dễchưa làm được sao làm được việc khó.
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường