Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [2.7c]

18/04/201318:00(Xem: 9466)
Phần [2.7c]

Tạng Luật
Vinayapitaka

Phân Tích Giới Tỷ-Kheo - II
(Bhikkhuvibhanga II)

Tỳ kheo Indacanda Nguyệt Thiêndịch
---o0o---

TẠNG LUẬT - BỘ PHÂN TÍCH GIỚI TỶ-KHEO

TẬP HAI

---o0o---

VII. CHƯƠNG ƯNG XẢ (NISSAGGIYAKAṆḌAṂ)(tiếp theo)

PHẦN BÌNH BÁT - ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT:

[117] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư thực hiện việc tích trữ nhiều bình bát. Dân chúng trong khi đi dạo quanh các trú xá nhìn thấy rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các sa-môn Thích tử lại tích trữ nhiều bình bát? Không lẽ các sa-môn Thích tử sẽ làm việc buôn bán bình bát hay sẽ lập nên gian hàng gốm sứ?

Các tỷ-kheo đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư lại cất giữ bình bát phụ trội?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi cất giữ bình bát phụ trội, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại cất giữ bình bát phụ trội vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào cất giữ bình bát phụ trội thì (bình bát ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội ưng đối trị.”Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo như thế.

[118] Vào lúc bấy giờ, có bình bát phụ trội đã phát sanh đến đại đức Ānanda. Đại đức Ānanda có ý định dâng bình bát ấy đến đại đức Sāriputta. Và đại đức Sāriputta ngụ tại Sāketa. Khi ấy, đại đức Ānanda đã khởi ý rằng: “Điều học đã được đức Thế Tôn quy định là: ‘Không được cất giữ bình bát phụ trội,’ và bình bát phụ trội này đã được phát sanh đến ta. Và ta có ý định dâng bình bát này đến đại đức Sāriputta mà đại đức Sāriputta lại đang ngụ ở Sāketa; vậy ta nên thực hành như thế nào?” Sau đó, đại đức Ānanda đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này Ānanda, bao lâu nữa Sāriputta sẽ đi đến đây?

- Bạch Thế Tôn, ngày thứ chín hoặc ngày thứ mười.

Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự việc ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép cất giữ bình bát phụ trội tối đa mười ngày. Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Bình bát phụ trội nên được cất giữ tối đa mười ngày. Vượt quá hạn ấy thì (bình bát ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội ưng đối trị.

[119] Tối đa mười ngày: là được cất giữ (hoặc sử dụng) nhiều nhất mười ngày.

Bình bát phụ trộinghĩa là chưa được chú nguyện để dùng riêng, chưa được chú nguyện để dùng chung.

Bình bátnghĩa là có hai loại bình bát: bình bát sắt và bình bát đất. Bình bát có ba dạng: bình bát cỡ lớn, bình bát cỡ vừa, bình bát cỡ nhỏ. Bình bát cỡ lớn nghĩa là chứa được một nửa āḷhakacơm,[1]một phần tư vật thực là thức ăn tương xứng với phần (cơm) ấy. Bình bát cỡ vừa nghĩa là chứa được một nāḷikacơm, một phần tư vật thực là thức ăn tương xứng với phần (cơm) ấy. Bình bát cỡ nhỏ nghĩa là chứa được một pattha[2]cơm, một phần tư vật thực là thức ăn tương xứng với phần (cơm) ấy. Lớn hơn các cở ấy không phải là bình bát, nhỏ hơn không phải là bình bát.

[120] Vượt quá hạn ấy thì (bình bát ấy) nên được xả bỏ: Khi mặt trời mọc ngày thứ mười một thì phạm vào nissaggiya, (bình bát ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến cá nhân. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy:

[121] Vị tỷ-kheo ấy nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các vị tỷ-kheo trưởng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

- Bạch các ngài, bình bát này của tôi đã quá hạn mười ngày cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ bình bát này đến hội chúng.

Sau khi xả bỏ, nên sám hối tội. Tội nên được ghi nhận bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực và bình bát đã xả bỏ nên được cho lại.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Bình bát này thuộc về vị tỷ-kheo tên (như vầy) là vật phạm vào nissaggiya đã được xả bỏ đến hội chúng. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên cho lại bình bát này đến vị tỷ-kheo tên (như vầy).”

[122] Vị tỷ-kheo ấy nên đi đến nhiều vị tỷ-kheo, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các vị tỷ-kheo trưởng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

- Bạch các ngài, bình bát này của tôi đã quá hạn mười ngày cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến các đại đức.

Sau khi xả bỏ, nên sám hối tội. Tội nên được ghi nhận bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực và bình bát đã xả bỏ nên được cho lại.

Xin chư đại đức hãy lắng nghe tôi. Bình bát này thuộc về vị tỷ-kheo tên (như vầy) là vật phạm vào nissaggiya đã được xả bỏ đến chư đại đức. Nếu là thời điểm thích hợp cho chư đại đức, chư đại đức nên cho lại bình bát này đến vị tỷ-kheo tên (như vầy).

[123] Vị tỷ-kheo ấy nên đi đến một vị tỷ-kheo, đắp thượng y một bên vai, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

- Bạch đại đức, bình bát này của tôi đã quá hạn mười ngày cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ bình bát này đến đại đức.

Sau khi xả bỏ, nên sám hối tội. Tội nên được ghi nhận bởi vị tỷ-kheo ấy và bình bát đã xả bỏ nên được cho lại. Vị ấy nên nói như vầy:

Tôi cho lại đại đức bình bát này.”

[124] Khi quá hạn mười ngày, nhận biết là đã quá hạn, phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Khi quá hạn mười ngày, có sự hoài nghi, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi quá hạn mười ngày, (lầm) tưởng là chưa quá hạn, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi chưa chú nguyện để dùng riêng, (lầm) tưởng là đã chú nguyện để dùng riêng, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi chưa chú nguyện để dùng chung, (lầm) tưởng là đã chú nguyện để dùng chung, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi chưa được phân phát, (lầm) tưởng là đã phân phát, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi không bị mất trộm, (lầm) tưởng là đã bị mất trộm, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi không bị hư hỏng, (lầm) tưởng là đã bị hư hỏng, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi không bị vỡ, (lầm) tưởng là đã bị vỡ, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi không bị cướp, (lầm) tưởng là đã bị cướp, phạm tội ưng xả đối trị.

[125] Bình bát là vật vi phạm nissaggiya, không xả bỏ rồi sử dụng, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi chưa quá hạn mười ngày, (lầm) tưởng là đã quá hạn, phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa quá hạn mười ngày, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa quá hạn mười ngày, nhận biết là chưa quá hạn, thì vô tội.

[126] Trong thời hạn mười ngày, vị chú nguyện để dùng riêng, vị chú nguyện để dùng chung, vị phân phát, (bình bát) bị mất trộm, (bình bát) bị hư hỏng, (bình bát) bị vỡ, (người khác) cướp rồi lấy đi, (vị khác) lấy đi do sự thân thiết, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

[127] Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư không cho lại bình bát đã được xả bỏ. Các tỷ-kheo đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, không nên không cho lại bình bát đã được xả bỏ; vị nào không cho lại thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Dứt điều học thứ nhất.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ:

[128] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự giữa dân chúng dòng Sākya, trong thành Kapilavatthu, tu viện Nigrodha. Vào lúc bấy giờ, có người thợ làm đồ gốm nọ đã thỉnh cầu các vị tỷ-kheo rằng : “Các ngài đại đức nào có nhu cầu về bình bát, tôi sẽ dâng bình bát.” Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỷ-kheo không biết chừng mực đã yêu cầu nhiều bình bát. Những vị có các bình bát nhỏ thì yêu cầu các bình bát lớn. Những vị có các bình bát lớn thì yêu cầu các bình bát nhỏ. Khi ấy, trong lúc làm nhiều bình bát cho các tỷ-kheo, người thợ làm đồ gốm ấy không thể làm hàng khác để bán nên không nuôi nổi bản thân, khiến vợ con phải chịu khổ sở. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử này lại không biết chừng mực và yêu cầu nhiều bình bát? Người này trong lúc làm nhiều bình bát cho các vị này không thể làm hàng khác để bán nên không nuôi nổi bản thân, khiến vợ con phải chịu khổ sở.

Các tỷ-kheo đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo lại không biết chừng mực và yêu cầu nhiều bình bát?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi không biết chừng mực và yêu cầu nhiều bình bát, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao những kẻ rồ dại ấy lại không biết chừng mực và yêu cầu nhiều bình bát vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)…

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại và bảo các vị tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, không nên yêu cầu bình bát, vị nào yêu cầu thì phạm tội tác ác (dukkhaṭa).

[129] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ có bình bát bị bể. Khi ấy, vị tỷ-kheo ấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán yêu cầu bình bát” trong lúc ngần ngại không yêu cầu rồi đi khất thực bằng hai bàn tay. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại đi khất thực bằng hai bàn tay giống như là các ngoại đạo vậy?

Các tỷ-kheo đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự việc ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép vị có bình bát bị hư hỏng hoặc bình bát bị bể được yêu cầu về bình bát.

[130] Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư (nghĩ rằng): “Đức Phật đã cho phép vị có bình bát bị hư hỏng hoặc bình bát bị bể được yêu cầu về bình bát,” các vị ấy với (bình bát) bị bể chỉ chút ít, bị lủng chỉ chút ít, bị nứt chỉ chút ít, bị trầy chỉ chút ít lại không biết chừng mực và yêu cầu nhiều bình bát. Khi ấy, trong lúc làm nhiều bình bát cho các tỷ-kheo, người thợ làm đồ gốm ấy giống như trước đây không thể làm hàng khác để bán nên không nuôi nổi bản thân, khiến vợ con phải chịu khổ sở. Tương tợ y như thế, dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại không biết chừng mực và yêu cầu nhiều bình bát? Người này trong lúc làm nhiều bình bát cho các vị này không thể làm hàng khác để bán nên không nuôi nổi bản thân, khiến vợ con phải chịu khổ sở.

Các tỷ-kheo đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư với (bình bát) bị bể chỉ chút ít, bị lủng chỉ chút ít, bị nứt chỉ chút ít, bị trầy chỉ chút ít lại không biết chừng mực và yêu cầu nhiều bình bát?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi với (bình bát) bị bể chỉ chút ít, bị lủng chỉ chút ít, bị nứt chỉ chút ít, bị trầy chỉ chút ít lại không biết chừng mực và yêu cầu nhiều bình bát, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi với (bình bát) bị bể chỉ chút ít, bị lủng chỉ chút ít, bị nứt chỉ chút ít, bị trầy chỉ chút ít lại không biết chừng mực và yêu cầu nhiều bình bát vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào với bình bát chưa đủ năm miếng vá mà kiếm thêm bình bát mới khác thì (bình bát ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội ưng đối trị. Vị tỷ-kheo ấy nên xả bỏ bình bát ấy đến tập thể các tỷ-kheo. Và cái nào là bình bát cuối cùng của tập thể các tỷ-kheo ấy, cái ấy nên trao đến vị tỷ-kheo ấy: ‘Này tỷ-kheo, đây là bình bát của ngươi, nên giữ lấy cho đến khi bể.’ Đây là điều đúng đắn trong trường hợp ấy.

[131] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Chưa đủ năm miếng vánghĩa là bình bát không có miếng vá, hoặc một miếng vá, hoặc hai miếng vá, hoặc ba miếng vá, hoặc bốn miếng vá. Bình bát không chỗ đắp vánghĩa là bình bát không có lỗ thủng rộng hai ngón tay.[3]Bình bát có chỗ đắp vánghĩa là bình bát có lỗ thủng rộng hai ngón tay.

Bình bát mớinghĩa là có liên quan việc yêu cầu đã được đề cập đến.

Kiếm thêm: vị yêu cầu. Trong khi thực hiện, (vị ấy) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, (bình bát ấy) cần được xả bỏ ở giữa hội chúng. Tất cả các tỷ-kheo nên mang theo bình bát đã chú nguyện và tụ hội lại. Không nên chú nguyện bình bát kém cỏi (nghĩ rằng): “Ta sẽ lấy bình bát cao giá.” Nếu vị chú nguyện bình bát kém cỏi (nghĩ rằng): “Ta sẽ lấy bình bát cao giá” thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy:

[132] Vị tỷ-kheo ấy nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các vị tỷ-kheo trưởng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

- Bạch các ngài, bình bát này của tôi đã được kiếm thêm khi bình bát chưa đủ năm miếng vá, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ bình bát này đến hội chúng.

Sau khi xả bỏ, nên sám hối tội. Tội nên được ghi nhận bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực. Nên chỉ định vị chuyển đổi bình bát là vị tỷ-kheo hội đủ năm điều: là vị không thể bị chi phối bởi sự ưa thích; là vị không thể bị chi phối bởi sự sân hận; là vị không thể bị chi phối bởi sự si mê; là vị không thể bị chi phối bởi sự sợ hãi; là vị biết vật được lấy và không được lấy.

Và này các tỷ-kheo, nên chỉ định như vầy: Trước hết, vị tỷ-kheo nên được yêu cầu; sau khi yêu cầu, hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi.Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên chỉ định vị tỷ-kheo tên (như vầy) là vị chuyển đổi bình bát. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Hội chúng chỉ định vị tỷ-kheo tên (như vầy) là vị chuyển đổi bình bát. Đại đức nào đồng ý việc chỉ định vị tỷ-kheo tên (như vầy) là vị chuyển đổi bình bát, vị ấy nên im lặng; vị nào không đồng ý, có thể nói lên.

Vị tỷ-kheo tên (như vầy) đã được hội chúng chỉ định là vị chuyển đổi bình bát. Sự việc được hội chúng đồng ý nên im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Bình bát nên được chuyển đổi bởi vị tỷ-kheo đã được chỉ định ấy. Nên nói với vị trưởng lão (thera) rằng: “Thưa ngài, xin trưởng lão nhận lấy bình bát.” Nếu vị trưởng lão nhận lấy, bình bát của vị trưởng lão nên được chuyển đổi đến vị thứ nhì. Và không nên vì lòng thương hại vị ấy mà không nhận lấy, vị nào không nhận lấy[4]thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị không có bình bát không được chuyển đổi. Với phương thức như thế, nên được chuyển đổi cho đến vị mới tu của hội chúng.

Và cái nào là bình bát cuối cùng của tập thể các tỷ-kheo ấy, cái ấy nên trao đến vị tỷ-kheo ấy: “Này tỷ-kheo, đây là bình bát của ngươi, nên giữ lấy cho đến khi bể.”Vị tỷ-kheo ấy không nên để xuống bình bát ấy không đúng chỗ, không nên sử dụng không đúng cách dùng,[5]không nên phân phát đi (nghĩ rằng): “Làm thế nào bình bát này bị trộm, hoặc bị hư hỏng, hoặc bị bể?” Nếu để xuống không đúng chỗ, hoặc sử dụng không đúng cách dùng, hoặc phân phát thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Đây là điều đúng đắn trong trường hợp ấy: Đây là điều hợp lý trong trường hợp ấy.

[133] Với bình bát không miếng vá, vị kiếm thêm bình bát không miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).Với bình bát không miếng vá, vị kiếm thêm bình bát một miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát không miếng vá, vị kiếm thêm bình bát hai miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát không miếng vá, vị kiếm thêm bình bát ba miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát không miếng vá, vị kiếm thêm bình bát bốn miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát một miếng vá, vị kiếm thêm bình bát không miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát một miếng vá, vị kiếm thêm bình bát một miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát một miếng vá, vị kiếm thêm bình bát hai miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát một miếng vá, vị kiếm thêm bình bát ba miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát một miếng vá, vị kiếm thêm bình bát bốn miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát hai miếng vá, vị kiếm thêm bình bát không miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát hai miếng vá, vị kiếm thêm bình bát một miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát hai miếng vá, vị kiếm thêm bình bát hai miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát hai miếng vá, vị kiếm thêm bình bát ba miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát hai miếng vá, vị kiếm thêm bình bát bốn miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát ba miếng vá, vị kiếm thêm bình bát không miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát ba miếng vá, vị kiếm thêm bình bát một miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát ba miếng vá, vị kiếm thêm bình bát hai miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát ba miếng vá, vị kiếm thêm bình bát ba miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát ba miếng vá, vị kiếm thêm bình bát bốn miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát bốn miếng vá, vị kiếm thêm bình bát không miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát bốn miếng vá, vị kiếm thêm bình bát một miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát bốn miếng vá, vị kiếm thêm bình bát hai miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát bốn miếng vá, vị kiếm thêm bình bát ba miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị. Với bình bát bốn miếng vá, vị kiếm thêm bình bát bốn miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

[134] Với bình bát không miếng vá, vị kiếm thêm bình bát không chỗ đắp vá ... bình bát một chỗ đắp vá ... bình bát hai chỗ đắp vá ... bình bát ba chỗ đắp vá ... bình bát bốn chỗ đắp vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát một miếng vá, vị kiếm thêm bình bát không chỗ đắp vá ... bình bát một chỗ đắp vá ... bình bát hai chỗ đắp vá ... bình bát ba chỗ đắp vá ... bình bát bốn chỗ đắp vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát hai miếng vá, vị kiếm thêm bình bát không chỗ đắp vá ... bình bát một chỗ đắp vá ... bình bát hai chỗ đắp vá ... bình bát ba chỗ đắp vá ... bình bát bốn chỗ đắp vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát ba miếng vá, vị kiếm thêm bình bát không chỗ đắp vá ... bình bát một chỗ đắp vá ... bình bát hai chỗ đắp vá ... bình bát ba chỗ đắp vá ... bình bát bốn chỗ đắp vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát bốn miếng vá, vị kiếm thêm bình bát không chỗ đắp vá ... bình bát một chỗ đắp vá ... bình bát hai chỗ đắp vá ... bình bát ba chỗ đắp vá ... bình bát bốn chỗ đắp vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

[135] Với bình bát không chỗ đắp vá, vị kiếm thêm bình bát không miếng vá ... bình bát một miếng vá ... bình bát hai miếng vá ... bình bát ba miếng vá ... bình bát bốn miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát một chỗ đắp vá, vị kiếm thêm bình bát không miếng vá ... bình bát một miếng vá ... bình bát hai miếng vá ... bình bát ba miếng vá ... bình bát bốn miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát hai chỗ đắp vá, vị kiếm thêm bình bát không miếng vá ... bình bát một miếng vá ... bình bát hai miếng vá ... bình bát ba miếng vá ... bình bát bốn miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát ba chỗ đắp vá, vị kiếm thêm bình bát không miếng vá ... bình bát một miếng vá ... bình bát hai miếng vá ... bình bát ba miếng vá ... bình bát bốn miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát bốn chỗ đắp vá, vị kiếm thêm bình bát không miếng vá ... bình bát một miếng vá ... bình bát hai miếng vá ... bình bát ba miếng vá ... bình bát bốn miếng vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

[136] Với bình bát không chỗ đắp vá, vị kiếm thêm bình bát không chỗ đắp vá ... bình bát một chỗ đắp vá ... bình bát hai chỗ đắp vá ... bình bát ba chỗ đắp vá ... bình bát bốn chỗ đắp vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát một chỗ đắp vá, vị kiếm thêm bình bát không chỗ đắp vá ... bình bát một chỗ đắp vá ... bình bát hai chỗ đắp vá ... bình bát ba chỗ đắp vá ... bình bát bốn chỗ đắp vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát hai chỗ đắp vá, vị kiếm thêm bình bát không chỗ đắp vá ... bình bát một chỗ đắp vá ... bình bát hai chỗ đắp vá ... bình bát ba chỗ đắp vá ... bình bát bốn chỗ đắp vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát ba chỗ đắp vá, vị kiếm thêm bình bát không chỗ đắp vá ... bình bát một chỗ đắp vá ... bình bát hai chỗ đắp vá ... bình bát ba chỗ đắp vá ... bình bát bốn chỗ đắp vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

Với bình bát bốn chỗ đắp vá, vị kiếm thêm bình bát không chỗ đắp vá ... bình bát một chỗ đắp vá ... bình bát hai chỗ đắp vá ... bình bát ba chỗ đắp vá ... bình bát bốn chỗ đắp vá thì phạm tội ưng xả đối trị.

[137] Vị có bình bát bị hư hỏng, vị có bình bát bị bể, của các thân quyến, của những người đã nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ nhì.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ BA:

[138] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Pilindavaccha có ý muốn làm chỗ trú ngụ nên cho người dọn sạch sẽ hang núi. Khi ấy, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã đi đến gặp đại đức Pilindavaccha, sau khi đến đã đảnh lễ đại đức Pilindavaccha rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã nói với đại đức Pilindavaccha điều này:

- Thưa ngài, ngài trưởng lão cho làm cái gì vậy?

- Tâu đại vương, tôi có ý muốn làm chỗ trú ngụ nên cho người dọn sạch sẽ hang núi.

- Thưa ngài, ngài có nhu cầu về người giúp việc tu viện (ārāmika) không?

- Tâu đại vương, đức Thế Tôn chưa có cho phép về người giúp việc tu viện.

- Thưa ngài, nếu vậy thì ngài hãy hỏi đức Thế Tôn rồi báo cho trẫm biết.

- Tâu đại vương, xin vâng. Đại đức Pilindavaccha đã đáp lời đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha.

Khi ấy, đại đức Pilindavaccha đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha bằng bài Pháp thoại. Sau khi đã được đại đức Pilindavaccha chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đại đức Pilindavaccha, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi. Sau đó, đại đức Pilindavaccha đã phái sứ giả đi đến gặp đức Thế Tôn (thưa rằng):

- Bạch ngài, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha có ý muốn ban cho người giúp việc tu viện. Bạch ngài, vậy nên thực hành như thế nào?

Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự việc ấy, sau khi triệu tập hội chúng tỷ-kheo lại, đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép người giúp việc tu viện.

Lần thứ nhì, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã đi đến gặp đại đức Pilindavaccha, sau khi đến đã đảnh lễ đại đức Pilindavaccha rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã nói với đại đức Pilindavaccha điều này:

- Thưa ngài, người giúp việc tu viện có được đức Thế Tôn cho phép không?

- Tâu đại vương, đã được rồi.

- Thưa ngài, như vậy thì trẫm ban cho ngài người giúp việc tu viện.

Rồi đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha sau khi hứa với đại đức Pilindavaccha về người giúp việc tu viện đã không ghi nhớ. Sau một thời gian dài, đức vua khi phục hồi lại ký ức đã bảo viên quan đại thần nọ là vị tổng quản rằng:

- Này khanh, người giúp việc tu viện đã được trẫm hứa với ngài đại đức, người giúp việc tu viện ấy đã được ban cho chưa?

- Tâu bệ hạ, người giúp việc tu viện chưa được ban đến ngài đại đức.

- Này khanh, tính đến đêm nay là đã bao lâu rồi vậy?

Khi ấy, viên quan đại thần ấy sau khi tính đếm số lượng đêm rồi đã tâu với đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha điều này:

- Tâu bệ hạ, năm trăm đêm.

- Này khanh, như vậy thì hãy ban cho ngài đại đức năm trăm người giúp việc tu viện.

- Tâu bệ hạ, xin vâng.

Rồi vị quan đại thần đã vâng lệnh đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha dâng đến đại đức Pilindavaccha năm trăm người giúp việc tu viện. Một ngôi làng riêng biệt đã được thiết lập. Dân chúng đã gọi ngôi làng ấy là “Ngôi làng của những người giúp việc tu viện.” Dân chúng đã gọi ngôi làng ấy là “Ngôi làng Pilindavaccha.”

[139] Vào lúc bấy giờ, đại đức Pilindavaccha là vị thường hay lui tới trong ngôi làng ấy. Khi ấy vào buổi sáng, đại đức Pilindavaccha đã mặc y, cầm y bát, rồi đi vào ngôi làng Pilindavaccha để khất thực. Vào lúc bấy giờ, trong ngôi làng ấy có lễ hội. Những đứa trẻ nhỏ được trang điểm, đeo vòng hoa, và chơi đùa. Rồi trong khi đi khất thực tuần tự từng nhà ở ngôi làng Pilindavaccha, đại đức Pilindavaccha đã đi đến căn nhà của người giúp việc tu viện nọ, sau khi đến đã ngồi xuống trên chỗ ngồi được sắp đặt sẵn. Vào lúc bấy giờ, cô bé gái con của người đàn bà giúp việc tu viện ấy nhìn thấy những đứa trẻ con khác được trang điểm, đeo vòng hoa, nên đã oà khóc:

- Cho con vòng hoa, cho con đồ trang sức.

Khi ấy, đại đức Pilindavaccha đã nói với người đàn bà giúp việc tu viện ấy điều này:

- Vì sao đứa bé gái này khóc vậy?

- Thưa ngài, đứa bé gái này nhìn thấy những đứa trẻ con khác được trang điểm, đeo vòng hoa, nên đã oà khóc: “Cho con vòng hoa, cho con đồ trang sức.” Chúng tôi lâm cảnh khó khăn, lấy đâu ra vòng hoa, lấy đâu ra đồ trang sức?

Khi ấy, đại đức Pilindavaccha đã nhặt lấy một nắm cỏ nọ rồi nói với người đàn bà giúp việc tu viện ấy điều này:

- Vậy thì hãy đội nắm cỏ này lên đầu của đứa bé gái kia đi.

Khi ấy, người đàn bà giúp việc tu viện ấy đã cầm lấy nắm cỏ ấy rồi đội lên đầu của đứa bé gái ấy. Vòng cỏ ấy đã trở nên một vòng hoa bằng vàng, đẹp đẽ, xinh xắn, duyên dáng; trong nội cung của đức vua cũng không có được vòng hoa bằng vàng như thế ấy. Dân chúng đã trình báo lên đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha rằng:

- Tâu bệ hạ, trong nhà của người giúp việc tu viện kia có vòng hoa bằng vàng đẹp đẽ, xinh xắn, duyên dáng; trong nội cung của đức vua cũng không có được vòng hoa bằng vàng như thế ấy. Đối với kẻ lâm cảnh khó khăn ấy thì lấy đâu ra? Chắc chắn là có được do trộm cắp.

Khi ấy, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã ra lệnh bắt giữ gia đình của người giúp việc tu viện ấy.

Đến lần thứ nhì vào buổi sáng, đại đức Pilindavaccha đã mặc y, cầm y bát, rồi đi vào ngôi làng Pilindavaccha để khất thực. Trong khi đi khất thực tuần tự từng nhà ở ngôi làng Pilindavaccha, đại đức Pilindavaccha đã đi đến căn nhà của người giúp việc tu viện ấy, sau khi đến đã hỏi những người hàng xóm rằng:

- Gia đình của người giúp việc tu viện này đã đi đâu?

- Thưa ngài, bọn họ đã bị đức vua ra lệnh bắt giữ vì nguyên nhân vòng hoa bằng vàng ấy.

Sau đó, đại đức Pilindavaccha đã đi đến ngự viện của đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha, sau khi đến đã ngồi xuống trên chỗ ngồi được sắp đặt sẵn. Khi ấy, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã đi đến gặp đại đức Pilindavaccha, sau khi đến đã đảnh lễ đại đức Pilindavaccha rồi ngồi xuống ở một bên. Đại đức Pilindavaccha đã nói với đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đang ngồi ở một bên điều này:

- Tâu đại vương, vì sao gia đình của người giúp việc tu viện lại bị ra lệnh bắt giữ?

- Thưa ngài, trong nhà của người giúp việc tu viện ấy có vòng hoa bằng vàng đẹp đẽ, xinh xắn, duyên dáng; trong nội cung của trẫm cũng không có được vòng hoa bằng vàng như thế ấy. Đối với kẻ lâm cảnh khó khăn ấy thì lấy đâu ra? Chắc chắn là có được do trộm cắp.

Khi ấy, đại đức Pilindavaccha đã chú nguyện rằng: “Cung điện của đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha là vàng;” cung điện ấy đã trở thành hoàn toàn làm bằng vàng.

- Tâu đại vương, do đâu đại vương lại có nhiều vàng đến thế này?

- Thưa ngài, trẫm đã hiểu rồi. Chính việc ấy là năng lực thần thông của ngài đại đức.

Rồi đức vua đã ra lệnh thả gia đình của người giúp việc tu viện ấy.

[140] Dân chúng (đồn rằng): “Nghe nói ngài đại đức Pilindavaccha đã phô bày điều kỳ diệu của thần thông là pháp thượng nhân trước triều thần có cả đức vua nữa!” nên đã hoan hỷ, có niềm tin cao độ, rồi đã đem đến dâng đại đức Pilindavaccha năm loại dược phẩm như là bơ lỏng, bơ đặc, dầu ăn, mật ong, đường mía. Đại đức Pilindavaccha trở thành người thường xuyên thọ lãnh năm loại dược phẩm và phân phát cho hội chúng mỗi khi được thọ lãnh. Rồi tiếp tục được thọ lãnh và hội chúng của vị ấy trở nên dư dã. Sau khi chứa đầy các hũ và các chum, các vị xếp chúng một bên; sau khi chứa đầy các túi lọc nước và các túi xách, các vị treo lên ở các cửa sổ. Các loại dược phẩm ấy đã bị rỉ xuống chảy ra và vẫn ở nguyên chỗ. Các trú xá đã có chuột xuất hiện rải rác rồi tràn ngập. Dân chúng trong khi đi dạo quanh các trú xá nhìn thấy rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Các sa-môn Thích Tử này là những người tích trữ đồ đạc trong nhà giống như là đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha vậy.

Các tỷ-kheo đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo lại chấp nhận sự thặng dư như thế này?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo chấp nhận sự thặng dư như thế ấy, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao những kẻ rồ dại ấy lại chấp nhận sự thặng dư như thế ấy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Các loại dược phẩm nào được dùng cho các tỷ-kheo bị bệnh như là bơ lỏng, bơ đặc, dầu ăn, mật ong, đường mía. Sau khi thọ lãnh các thứ ấy, nên được thọ dụng với sự cất giữ tối đa là bảy ngày. Vượt quá hạn ấy thì nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội ưng đối trị.

[141] Các loại dược phẩm nào được dùng cho các tỷ-kheo bị bệnh: Bơ lỏngnghĩa là bơ lỏng từ loài bò, hoặc là bơ lỏng từ loài dê, hoặc là bơ lỏng từ loài trâu, hoặc bơ lỏng của các loài thú nào có thịt được phép (thọ dụng).[6]Bơ đặcnghĩa là bơ đặc của các loài ấy. Dầu ănnghĩa là dầu mè, dầu hạt mù tạt, dầu có chứa mật ong (madhukatelaṃ), dầu cây eraṇḍa, dầu từ mỡ thú. Mật ongnghĩa là mật của loài ong. Đường míanghĩa là được sản xuất từ cây mía.

Sau khi thọ lãnh các thứ ấy, nên được thọ dụng với sự cất giữ tối đa là bảy ngày: nên được thọ dụng nhiều nhất là bảy ngày.

Vượt quá hạn ấy thì nên được xả bỏ: Khi mặt trời mọc vào ngày thứ tám thì phạm vào nissaggiya, (dược phẩm ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến cá nhân. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch các ngài, dược phẩm này của tôi đã vượt quá hạn bảy ngày, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến hội chúng.” ...(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... chư đại đức nên cho lại...(như trên)... “Tôi cho lại đại đức.”

[142] Khi quá hạn bảy ngày, nhận biết là đã quá hạn, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi quá hạn bảy ngày, có sự hoài nghi, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi quá hạn bảy ngày, (lầm) tưởng là chưa quá hạn, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi chưa quyết định, (lầm) tưởng là đã quyết định, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi chưa được phân phát, (lầm) tưởng là đã phân phát, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi không bị mất trộm, (lầm) tưởng là đã bị mất trộm, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi không bị hư hỏng, (lầm) tưởng là đã bị hư hỏng, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi không bị cháy, (lầm) tưởng là đã bị cháy, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi không bị cướp, (lầm) tưởng là đã bị cướp, phạm tội ưng xả đối trị.

[143] Khi nhận lại vật đã xả bỏ, không nên sử dụng bằng cách dùng ở trên cơ thể, không nên nuốt vào. Nên đổ vào trong đèn hoặc trong màu đen (kāḷavaṇṇe?). Vị tỷ-kheo khác có thể sử dụng bằng cách dùng ở trên cơ thể, không nên nuốt vào.

Khi chưa quá hạn bảy ngày, (lầm) tưởng là đã quá hạn, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi chưa quá hạn bảy ngày, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa quá hạn bảy ngày, nhận biết là chưa quá hạn, thì vô tội.

[144] Trong thời hạn bảy ngày; vị quyết định;[7]vị phân phát; (dược phẩm) bị mất trộm; (dược phẩm) bị hư hỏng; (dược phẩm) bị cháy; (người khác) cướp rồi lấy đi; (vị khác) lấy đi do sự thân thiết; vị không mong mỏi với vật đã được hy sinh, đã được từ bỏ, đã được dứt bỏ đến người chưa tu lên bậc trên, sau khi cho rồi được lại và thọ dụng; vị bị điên; vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ ba.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ TƯ:

[145] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, vải choàng tắm mưa đã được đức Thế Tôn cho phép đến các tỷ-kheo. Các tỷ-kheo nhóm Lục Sư (nghĩ rằng): “Vải choàng tắm mưa đã được đức Thế Tôn cho phép” nên đã tìm kiếm y choàng tắm mưa trước thời hạn, làm trước thời hạn, rồi mặc vào; đến khi vải choàng tắm mưa đã cũ thì (các vị) lõa thể và để mưa làm ướt thân hình.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư lại tìm kiếm y choàng tắm mưa trước thời hạn, làm trước thời hạn, rồi mặc vào; đến khi vải choàng tắm mưa đã cũ thì (các vị) lõa thể và để mưa làm ướt thân hình?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi tìm kiếm y choàng tắm mưa trước thời hạn, làm trước thời hạn, rồi mặc vào; đến khi vải choàng tắm mưa đã cũ thì (các ngươi) lõa thể và để mưa làm ướt thân hình, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại tìm kiếm y choàng tắm mưa trước thời hạn, làm trước thời hạn, rồi mặc vào; đến khi vải choàng tắm mưa đã cũ thì (các ngươi) lại lõa thể và để mưa làm ướt thân hình vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “(Biết rằng): ‘Mùa nóng còn lại là một tháng’ vị tỷ-kheo nên tìm kiếm y choàng tắm mưa. (Biết rằng): ‘Mùa nóng còn lại là nửa tháng’ vị làm xong thì nên mặc. Nếu (thời hạn) chưa đến (lại nghĩ rằng): ‘Mùa nóng còn lại là một tháng’ rồi tìm kiếm y choàng tắm mưa, nếu (thời hạn) chưa đến (lại nghĩ rằng): ‘Mùa nóng còn lại là nửa tháng’ sau khi làm xong rồi mặc vào thì (y ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội ưng đối trị.

[146] (Biết rằng): “Mùa nóng còn lại là một tháng” vị tỷ-kheo nên tìm kiếm y choàng tắm mưa: Nên đi đến gặp những người nào trước đây dâng y choàng tắm mưa và nên nói như vầy: “Là thời điểm của vải choàng tắm mưa, là lúc của vải choàng tắm mưa, những người khác cũng dâng y choàng tắm mưa.” Không nên nói rằng: “Hãy dâng y choàng tắm mưa cho tôi, hãy mang lại y choàng tắm mưa cho tôi, hãy sắm y choàng tắm mưa cho tôi, hãy mua y tắm mưa cho tôi.”

(Biết rằng): “Mùa nóng còn lại là nửa tháng” vị làm xong thì nên mặc: Khi mùa nóng còn lại là nửa tháng, sau khi làm xong thì nên mặc.

Nếu (thời hạn) chưa đến (lại nghĩ rằng): “Mùa nóng còn lại là một tháng”: Khi mùa nóng còn lại là hơn một tháng, vị tìm kiếm y choàng tắm mưa thì phạm vào nissaggiya.

Nếu (thời hạn) chưa đến (lại nghĩ rằng): “Mùa nóng còn lại là nửa tháng”: Khi mùa nóng còn lại là hơn nửa tháng, vị làm xong rồi mặc vào thì phạm vào nissaggiya. (Y ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến cá nhân. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch các ngài, y choàng tắm mưa này của tôi đã được tìm kiếm khi mùa nóng còn lại là hơn một tháng, sau khi làm xong đã được mặc khi mùa nóng còn lại là hơn nửa tháng, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ (y) này đến hội chúng.” ...(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... chư đại đức nên cho lại...(như trên)... “Tôi cho lại đại đức.”

[147] Khi mùa nóng còn lại là hơn một tháng, nhận biết là còn hơn (một tháng), vị tìm kiếm y choàng tắm mưa thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Khi mùa nóng còn lại là hơn một tháng, có sự hoài nghi, vị tìm kiếm y choàng tắm mưa thì phạm tội ưng xả đối trị.

Khi mùa nóng còn lại là hơn một tháng, (lầm) tưởng là ít hơn (một tháng), vị tìm kiếm y choàng tắm mưa thì phạm tội ưng xả đối trị.

Khi mùa nóng còn lại là hơn nửa tháng, nhận biết là còn hơn (nửa tháng), vị làm xong rồi mặc vào thì phạm tội ưng xả đối trị.

Khi mùa nóng còn lại là hơn nửa tháng, có sự hoài nghi, vị làm xong rồi mặc vào thì phạm tội ưng xả đối trị.

Khi mùa nóng còn lại là hơn nửa tháng, (lầm) tưởng là ít hơn (nửa tháng), vị làm xong rồi mặc vào thì phạm tội ưng xả đối trị.

Nếu có y choàng tắm mưa mà lõa thể và để mưa làm ướt thân hình thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi mùa nóng còn lại là ít hơn một tháng, (lầm) tưởng là nhiều hơn (một tháng), phạm tội dukkaṭa.

Khi mùa nóng còn lại là ít hơn một tháng, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa.

Khi mùa nóng còn lại là ít hơn một tháng, nhận biết là ít hơn (một tháng), thì vô tội.

Khi mùa nóng còn lại là ít hơn nửa tháng, (lầm) tưởng là nhiều hơn (nửa tháng), phạm tội dukkaṭa.

Khi mùa nóng còn lại là ít hơn nửa tháng, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa.

Khi mùa nóng còn lại là ít hơn nửa tháng, nhận biết là ít hơn (nửa tháng), thì vô tội.

[148] Vị tìm kiếm y choàng tắm mưa khi (biết rằng): “Mùa nóng còn lại là một tháng;” vị làm xong và mặc vào khi (biết rằng): “Mùa nóng còn lại là nửa tháng;” vị tìm kiếm y choàng tắm mưa khi (biết rằng): “Mùa nóng còn lại là ít hơn một tháng;” vị làm xong và mặc vào khi (biết rằng): “Mùa nóng còn lại là ít hơn nửa tháng;” khi y choàng tắm mưa đã được tìm kiếm thì mùa mưa bị trễ, khi y choàng tắm mưa đã được mặc vào thì mùa mưa bị trễ, nên giặt rồi cất lại và nên mặc lúc đúng thời; vị có y bị cướp đoạt; vị có y bị mất trộm; khi có sự cố;[8]vị bị điên; vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ tư.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ NĂM:

[149] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Upananda con trai dòng Sākya nói với vị tỷ-kheo là đệ tử của người anh điều này:

- Này đại đức, hãy đến. Chúng ta sẽ ra đi du hành trong xứ sở.

- Thưa ngài, tôi sẽ không đi. Y của tôi thì mảnh mai.

- Này đại đức, hãy đến. Ta sẽ cho ngươi y. Rồi đã cho y đến vị ấy.

Vị tỷ-kheo ấy đã nghe được rằng: “Nghe nói đức Thế Tôn sẽ ra đi du hành trong xứ sở.” Khi ấy, vị tỷ-kheo ấy đã khởi ý rằng: “Giờ đây ta sẽ không ra đi du hành trong xứ sở với đại đức Upananda con trai dòng Sākya nữa, ta sẽ ra đi du hành trong xứ sở với đức Thế Tôn.”

Sau đó, đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã nói với vị tỷ-kheo ấy điều này:

- Này đại đức, hãy đến. Giờ đây, chúng ta sẽ ra đi du hành trong xứ sở.

- Thưa ngài, tôi sẽ không ra đi du hành trong xứ sở với ngài. Tôi sẽ ra đi du hành trong xứ sở với đức Thế Tôn.

- Này đại đức, y mà ta đã cho ngươi là sẽ ra đi du hành trong xứ sở với ta. Rồi nổi giận, bất bình, đã giật lấy y.

Sau đó, vị tỷ-kheo ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Upananda con trai dòng Sākya sau khi tự mình cho y đến vị tỷ-kheo lại nổi giận, bất bình rồi giật lấy?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này Upananda, nghe nói ngươi sau khi tự mình cho y đến vị tỷ-kheo lại nổi giận, bất bình rồi giật lấy, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi sau khi tự mình cho y đến vị tỷ-kheo lại nổi giận, bất bình rồi giật lấy vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào sau khi tự mình cho y đến vị tỷ-kheo lại nổi giận, bất bình, rồi giật lấy, hoặc bảo giật lấy thì (y ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội ưng đối trị.

[150] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Đến vị tỷ-kheo: là đến vị tỷ-kheo khác.

Tự mình: sau khi đích thân cho.

Y nghĩa là bất cứ loại y nào thuộc về sáu loại y (có kích thước) tối thiểu cần phải chú nguyện để dùng chung.

Nổi giận, bất bình: không được hài lòng, có tâm bực bội, sanh khởi lòng cay cú.

Giật lấy: tự mình giật lấy thì phạm vào nissaggiya.

Bảo giật lấy: ra lệnh người khác thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Được ra lệnh một lần lại giật lấy nhiều lần thì phạm vào nissaggiya. (Y ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến cá nhân. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch các ngài, y này của tôi sau khi tự mình cho đến vị tỷ-kheo đã giật lấy lại, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ (y) này đến hội chúng.” ...(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... chư đại đức nên cho lại...(như trên)... “Tôi cho lại đại đức.”

[151] Người đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, sau khi tự mình cho y lại nổi giận, bất bình rồi giật lấy hoặc bảo giật lấy thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Người đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, sau khi tự mình cho y lại nổi giận, bất bình rồi giật lấy hoặc bảo giật lấy thì phạm tội ưng xả đối trị.

Người đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, sau khi tự mình cho y lại nổi giận, bất bình rồi giật lấy hoặc bảo giật lấy thì phạm tội ưng xả đối trị.

Sau khi cho vật dụng khác lại nổi giận, bất bình rồi giật lấy hoặc bảo giật lấy thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Sau khi cho y hoặc vật dụng khác đến người chưa tu lên bậc trên lại nổi giận, bất bình rồi giật lấy hoặc bảo giật lấy thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.

Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa.

Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.

[152] Vị kia cho lại, hoặc vị ấy lấy trong khi thân thiết với vị kia, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ năm.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ SÁU:

[153] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha , Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư trong thời hạn làm y đã yêu cầu nhiều chỉ sợi. Ngay cả khi y đã làm xong vẫn còn lại nhiều chỉ sợi. Khi ấy, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư đã khởi ý rằng: “Này các đại đức, chúng ta hãy yêu cầu chỉ sợi khác nữa rồi bảo các thợ dệt dệt thành y.” Sau đó, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư đã yêu cầu chỉ sợi khác nữa rồi bảo các thợ dệt dệt thành y. Ngay cả khi y đã được dệt, vẫn còn lại nhiều chỉ sợi.

Đến lần thứ nhì, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư đã yêu cầu chỉ sợi khác nữa rồi bảo các thợ dệt dệt thành y. Ngay cả khi y đã được dệt, vẫn còn lại nhiều chỉ sợi.

Đến lần thứ ba, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư đã yêu cầu chỉ sợi khác nữa rồi bảo các thợ dệt dệt thành y. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại tự mình yêu cầu chỉ sợi rồi bảo các thợ dệt dệt thành y?

Các tỷ-kheo đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư lại tự mình yêu cầu chỉ sợi rồi bảo các thợ dệt dệt thành y?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi tự mình yêu cầu chỉ sợi rồi bảo các thợ dệt dệt thành y, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại tự mình yêu cầu chỉ sợi rồi bảo các thợ dệt dệt thành y vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào tự mình yêu cầu chỉ sợi rồi bảo các thợ dệt dệt thành ythì (y ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội ưng đối trị.

[154] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Tự mình: sau khi đích thân đích cầu.

Chỉ sợinghĩa là sáu loại chỉ sợi: loại bằng sợi lanh (khomaṃ), loại bằng bông vải (kappāsikaṃ), loại bằng tơ lụa (koseyyaṃ), loại bằng sợi len (kambalaṃ), loại bằng gai thô (sāṇam), loại bằng chỉ bố (bhaṅgaṃ).

(Bởi) các thợ dệt: vị bảo các người làm công việc dệt vải, trong lúc thực hiện, (vị ấy) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, (y ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến cá nhân. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch các ngài, y này của tôi sau khi tự mình yêu cầu chỉ sợi rồi đã bảo các thợ dệt dệt thành, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ (y) này đến hội chúng.” ...(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... chư đại đức nên cho lại...(như trên)... “Tôi cho lại đại đức.”

[155] Khi đã bảo dệt, nhận biết là đã bảo dệt, phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Khi đã bảo dệt, có sự hoài nghi, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi đã bảo dệt, (lầm) tưởng là chưa bảo dệt, phạm tội ưng xả đối trị.

Khi chưa bảo dệt, (lầm) tưởng là đã bảo dệt, phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa bảo dệt, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa bảo dệt, nhận biết là chưa bảo dệt, thì vô tội.

[156] (Yêu cầu chỉ sợi) để may y, trong trường hợp mạng vá, trường hợp dây thắt lưng, dây buộc ở vai, túi mang bình bát, đồ lược nước, của các thân quyến, của những người đã nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ sáu.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ BẢY:

[157] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có người đàn ông nọ sắp sửa đi vắng nhà đã nói với người vợ điều này:

- Hãy cân chỉ sợi rồi giao cho người thợ dệt kia, bảo dệt y rồi cất lấy, khi nào về tôi sẽ dâng y đến ngài đại đức Upananda.

Trong khi người đàn ông ấy đang nói lời này, có vị tỷ-kheo nọ là vị hành khất thực đã nghe được. Sau đó, vị tỷ-kheo ấy đã đi đến gặp đại đức Upananda con trai dòng Sākya, sau khi đến đã nói với đại đức Upananda con trai dòng Sākya điều này:

- Này đại đức Upananda, ngài có được nhiều phước báu. Ở chỗ kia, có người đàn ông nọ sắp sửa đi vắng nhà đã nói với người vợ điều này: “Hãy cân chỉ sợi rồi giao cho người thợ dệt kia, bảo dệt y rồi cất lấy, khi nào về tôi sẽ dâng y đến ngài đại đức Upananda.”

- Này đại đức, đúng vậy. Người ấy là người hộ độ cho tôi.

Người thợ dệt ấy cũng là người hộ độ cho đại đức Upananda con trai dòng Sākya. Sau đó, đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã đi đến gặp người thợ dệt ấy, sau khi đến đã nói với người thợ dệt ấy điều này:

- Này đạo hữu, y này được dệt dành riêng cho tôi. Hãy làm (y ấy) dài, rộng, chặt chẽ, dệt cho khéo, dệt cho đều đặn, khéo cào, khéo chải.

- Thưa ngài, những người này đã cân chỉ sợi rồi giao cho tôi (nói rằng): “Hãy dệt y với số chỉ sợi này.” Thưa ngài, tôi không thể làm dài, hay rộng, hay chặt chẽ. Thưa ngài, tôi có thể làm là dệt cho khéo, dệt cho đều đặn, khéo cào, khéo chải.

- Này đạo hữu, ngươi hãy làm dài, rộng, và chặt chẽ. Với số chỉ ấy thì sẽ không thiếu.

Sau đó, người thợ dệt ấy khi đã đưa vào máy dệt số chỉ sợi đã được mang lại rồi đã đi đến gặp người đàn bà ấy, sau khi đến đã nói với người đàn bà ấy điều này:

- Thưa bà, có nhu cầu về chỉ sợi.

- Này ông, không phải tôi đã nói với ông rằng: “Hãy dệt y với số chỉ sợi này.”

- Thưa bà, sự thật là tôi đã được bà nói rằng: “Hãy dệt y với số chỉ sợi này;” tuy nhiên, ngài đại đức Upananda đã nói với tôi như vầy: “Này đạo hữu, ngươi hãy làm dài, rộng, và chặt chẽ. Với số chỉ ấy thì sẽ không thiếu.”

Khi ấy, người đàn bà ấy đã cho số lượng chỉ sợi lần sau y như số lượng lần thứ nhất.

Rồi đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã nghe được rằng: “Nghe nói người đàn ông ấy đi vắng nhà đã trở về.” Sau đó, đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã đi đến tư gia của người đàn ông ấy, sau khi đến đã ngồi xuống trên chỗ ngồi được sắp đặt sẵn. Khi ấy, người đàn ông ấy đã đi đến gặp đại đức Upananda con trai dòng Sākya, sau khi đến đã đảnh lễ đại đức Upananda con trai dòng Sākya rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, người đàn ông ấy đã nói với người vợ điều này:

- Y đã được dệt chưa?

- Ông à, xong rồi. Y đã được dệt.

- Hãy đem lại. Tôi sẽ dâng y cho ngài đại đức Upananda.

Sau đó, người đàn bà ấy đã đem y ấy lại đưa cho chồng và kể lại sự việc ấy. Khi ấy, người đàn ông ấy sau khi dâng y ấy đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Các sa-môn Thích tử này thật ham muốn quá độ, không tự biết đủ. Các người này không dễ dàng để dâng y. Vì sao ngài đại đức Upananda khi chưa được tôi thỉnh cầu trước lại đi đến các thợ dệt và đưa ra sự căn dặn về y?

Các tỷ-kheo đã nghe được người đàn ông ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Upananda con trai dòng Sākya khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến các thợ dệt của gia chủ và đưa ra sự căn dặn về y?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này Upananda, nghe nói ngươi khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến gặp các thợ dệt của gia chủ và đưa ra sự căn dặn về y, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

- Này Upananda, là thân quyến của ngươi hay không phải là thân quyến?

- Bạch Thế Tôn, không phải là thân quyến.

- Này kẻ rồ dại, người không phải là thân quyến lại không biết điều gì thích hợp hay không thích hợp, điều gì tốt đẹp hay không tốt đẹp đối với người không phải là thân quyến. Này kẻ rồ dại, trong trường hợp ấy sao ngươi khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến gặp các thợ dệt của gia chủ không phải là thân quyến và đưa ra sự căn dặn về y? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Trường hợp có nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến bảo các thợ dệt dệt thành y dành riêng cho vị tỷ-kheo. Trong trường hợp ấy, nếu vị tỷ-kheo ấy khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến gặp các thợ dệt và đưa ra sự căn dặn về y: ‘Này đạo hữu, y này được dệt dành riêng cho tôi. Hãy làm (y ấy) dài, rộng, chắc chắn, dệt cho khéo, dệt cho đều đặn, khéo cào, khéo chải. Có lẽ chúng tôi có thể biếu xén các ông vật gì đó.’ Và sau khi nói như vậy, nếu vị tỷ-kheo ấy biếu xén vật gì dó dầu chỉ là đồ ăn khất thực thì(y ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội ưng đối trị.

[158] Dành riêng cho vị tỷ-kheo: vì nhu cầu của vị tỷ-kheo, lấy vị tỷ-kheo làm đối tượng rồi có ý định dâng đến vị tỷ-kheo

Không phải là thân quyếnnghĩa là người không có sự liên hệ họ hàng cho đến bảy thế hệ tổ tiên từ dòng bên mẹ hoặc từ dòng bên cha.

Nam gia chủnghĩa là bất cứ người nam nào sống trong căn nhà.

Nữ gia chủnghĩa là bất cứ người nữ nào sống trong căn nhà.

(Bởi) các thợ dệt: (bởi) các người làm công việc dệt vải.

Y nghĩa là bất cứ loại y nào thuộc về sáu loại y (có kích thước) tối thiểu cần phải chú nguyện để dùng chung.

Bảo dệt: bảo đan lại.

Trong trường hợp ấy, nếu vị tỷ-kheo ấy: vị tỷ-kheo ấy là vị tỷ-kheo mà y được dệt dành riêng cho.

Khi chưa được thỉnh cầu trước: Chưa được nói trước rằng: “’Thưa ngài, ngài có nhu cầu với loại y như thế nào?” “Tôi sẽ dệt y của ngài như thế nào?”

Đi đến gặp các thợ dệt: sau khi đi đến nhà, sau khi đi đến gặp ở bất cứ nơi nào.

Đưa ra sự căn dặn về y: (Nói rằng): “Này đạo hữu, y này được dệt dành riêng cho tôi. Hãy làm (y ấy) dài, rộng, dày, dệt cho khéo, dệt cho đều đặn, khéo cào, khéo chải. Có lẽ chúng tôi có thể biếu xén các ông vật gì đó.”

Và sau khi nói như vậy, nếu vị tỷ-kheo ấy biếu xén vật gì dó dầu chỉ là đồ ăn khất thực: Đồ ăn khất thực nghĩa là cháo, bữa ăn, vật thực cứng, cục bột tắm, gỗ chà răng, nắm chỉ rời, ngay cả trường hợp nói Pháp. (Người thợ dệt) làm (y) dài, hoặc rộng, hoặc chặt chẽ, theo lời nói của vị ấy. Trong khi thực hiện, (vị ấy) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, (y ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến cá nhân. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch các ngài, y này của tôi khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến các thợ dệt của gia chủ không phải là thân quyến và đã đưa ra sự căn dặn về y, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ y này đến hội chúng.” ...(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... chư đại đức nên cho lại...(như trên)... “Tôi cho lại đại đức.”

[159] Không phải là thân quyến, nhận biết không phải là thân quyến, vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến các thợ dệt của gia chủ và đưa ra sự căn dặn về y thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Không phải là thân quyến, có sự hoài nghi, vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến các thợ dệt của gia chủ và đưa ra sự căn dặn về y thì phạm tội ưng xả đối trị.

Không phải là thân quyến, (lầm) tưởng là thân quyến, vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến các thợ dệt của gia chủ và đưa ra sự căn dặn về y thì phạm tội ưng xả đối trị.

Là thân quyến, (lầm) tưởng không phải là thân quyến, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là thân quyến, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là thân quyến, nhận biết là thân quyến, thì vô tội.

[160] Của các thân quyến, của những người đã nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị bảo dệt (y) có giá trị thấp đối với người có ý định dệt (y) có giá trị cao, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ bảy.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ TÁM:

[161] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có vị quan đại thần nọ sắp sửa đi xa đã phái sứ giả đi đến gặp các tỷ-kheo (nhắn rằng):

- Các đại đức hãy đi đến. Tôi sẽ dâng y của mùa (an cư) mưa (vassāvāsikaṃ).

Các vị tỷ-kheo (nghĩ rằng): “Y của mùa (an cư) mưa đã được đức Thế Tôn cho phép vào cuối mùa mưa,” rồi trong lúc ngần ngại đã không đi đến. Khi ấy, vị quan đại thần ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các đại đức khi được tôi phái sứ giả đến mời lại không đi? Bởi vì tôi đi việc quân đội, sống còn khó biết, chết chóc khó biết.

Các tỷ-kheo đã nghe được vị quan đại thần ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự việc ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép thọ lãnh y đặc biệt rồi để riêng.

Vào lúc bấy giờ, các vị tỷ-kheo (nghĩ rằng): “Y đặc biệt đã được đức Thế Tôn cho phép thọ lãnh rồi để riêng.” Các vị ấy sau khi thọ lãnh y đặc biệt rồi đã để vượt quá thời hạn về y. Các y ấy được buộc thành đống ở sào máng y và còn y nguyên. Đại đức Ānanda trong khi đi dạo quanh các chỗ trú ngụ đã thấy các y ấy được buộc thành đống ở sào máng y và còn y nguyên, sau khi thấy đã nói với các tỷ-kheo rằng:

- Này các đại đức, các y này được chất thành đống ở sào máng y và còn y nguyên là của vị nào vậy?

- Này đại đức, là các y đặc biệt của chúng tôi.

- Này các đại đức, vậy các y này đã được để riêng bao lâu rồi?

Khi ấy, các vị tỷ-kheo ấy đã kể lại cho đại đức Ānanda sự việc đã được để riêng như thế nào. Đại đức Ānanda phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo sau khi thọ lãnh y đặc biệt lại để vượt quá thời hạn về y?

Sau đó, đại đức Ānanda đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo sau khi thọ lãnh y đặc biệt lại để vượt quá thời hạn về y, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao những kẻ rồ dại ấy sau khi thọ lãnh y đặc biệt lại để vượt quá thời hạn về y vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Khi còn mười ngày là đến ngày rằm Kattika của ba tháng,[9]trường hợp vị tỷ-kheo có y đặc biệt phát sanh, vị tỷ-kheo nghĩ rằng là (y) đặc biệt rồi nên thọ lãnh, sau khi thọ lãnh nên để riêng cho đến hết thời hạn về y. Nếu để riêng vượt quá hạn ấy thì (y ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội ưng đối trị.

[162] Khi còn mười ngày là đến: mười ngày là sẽ đến lễ Tự Tứ (Pavāraṇā).

Ngày rằm Kattika của ba tháng: lễ Pavāraṇā là Kattikā được nói đến.

Y đặc biệtnghĩa là người có ý định đi vào quân đội, hoặc có ý định đi xa, hoặc là bị bệnh, hoặc là mang thai, hoặc là người không có niềm tin đã được sanh khởi niềm tin, hoặc là người không mộ đạo đã được sanh khởi lòng mộ đạo. Nếu người ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỷ-kheo (nói rằng): “Các đại đức hãy đi đến. Tôi sẽ dâng y của mùa (an cư) mưa.” Việc ấy gọi là y đặc biệt.

Vị tỷ-kheo nghĩ rằng là (y) đặc biệt rồi nên thọ lãnh, sau khi thọ lãnh nên để riêng cho đến hết thời hạn về y: sau khi ghi nhận rằng: “Đây là y đặc biệt.” rồi nên để riêng.

Thời hạn về y nghĩa là khi Kaṭhina không được thành tựu thì một tháng cuối của mùa mưa.[10]Khi Kaṭhina được thành tựu thì năm tháng.

Nếu để riêng vượt quá hạn ấy: khi Kaṭhina không được thành tựu, vị vượt qua ngày cuối cùng của mùa mưa thì phạm vào nissaggiya. Khi Kaṭhina được thành tựu, vị vượt qua ngày hết hiệu lực Kaṭhina thì phạm vào nissaggiya, (y ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến cá nhân. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch các ngài, y đặc biệt này của tôi đã vượt quá thời hạn về y, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ y này đến hội chúng.” ...(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... chư đại đức nên cho lại...(như trên)... “Tôi cho lại đại đức.”

[163] Y đặc biệt, nhận biết là y đặc biệt, vượt quá thời hạn về y thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Y đặc biệt, có sự hoài nghi, vượt quá thời hạn về y thì phạm tội ưng xả đối trị.

Y đặc biệt, (lầm) tưởng không phải là y đặc biệt, vượt quá thời hạn về y thì phạm tội ưng xả đối trị.

Khi chưa chú nguyện để dùng riêng, (lầm) tưởng là đã chú nguyện để dùng riêng, ... Khi chưa chú nguyện để dùng chung, (lầm) tưởng là đã chú nguyện để dùng chung, ... Khi chưa được phân phát, (lầm) tưởng là đã phân phát, ... Khi không bị mất trộm, (lầm) tưởng là đã bị mất trộm, ... Khi không bị hư hỏng, (lầm) tưởng là đã bị hư hỏng, ... Khi không bị cháy, (lầm) tưởng là đã bị cháy, ... Khi không bị cướp, (lầm) tưởng là đã bị cướp, vượt quá thời hạn về y thì phạm tội ưng xả đối trị.

Y là vật vi phạm nissaggiya,không xả bỏ rồi sử dụng, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không phải là y đặc biệt, (lầm) tưởng là y đặc biệt, phạm tội dukkaṭa.

Không phải là y đặc biệt, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa.

Không phải là y đặc biệt, nhận biết không phải là y đặc biệt, thì vô tội.

[164] Trong thời hạn (về y), vị chú nguyện để dùng riêng, vị chú nguyện để dùng chung, vị phân phát, (y) bị mất trộm, (y) bị hư hỏng, (y) bị cháy, (người khác) cướp rồi lấy đi, (vị khác) lấy đi do sự thân thiết, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ tám.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ CHÍN:

[165] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các vị tỷ-kheo đã trải qua mùa (an cư) mưa sống trong những chỗ trú ngụ ở trong các khu rừng. Bọn trộm cướp tháng Kattika (nghĩ rằng): “Các tỷ-kheo đã đạt được lợi lộc” nên đã tấn công. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự việc ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép vị sống ở các chỗ trú ngụ trong các khu rừng được để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà.

Vào lúc bấy giờ, các vị tỷ-kheo (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cho phép vị sống trong các chỗ trú ngụ ở trong các khu rừng được để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà.” Các vị ấy sau khi để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà và xa lìa hơn sáu đêm. Các y ấy bị mất, bị hư hỏng, bị cháy, bị các con chuột gặm nhấm. Các vị tỷ-kheo trở thành ăn mặc bê bối và có y luộm thuộm. Các tỷ-kheo đã nói như vầy:

- Này các đại đức, vì sao các vị lại ăn mặc bê bối và có y luộm thuộm?

Khi ấy, các vị tỷ-kheo ấy đã kể lại sự việc cho các tỷ-kheo. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo sau khi để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà lại xa lìa hơn sáu đêm?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo sau khi để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà lại xa lìa hơn sáu đêm, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao những kẻ rồ dại ấy sau khi để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà lại xa lìa hơn sáu đêm vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Khi mùa (an cư) mưa đã qua ngày rằm Kattika, trường hợp có những chỗ trú ngụ ở trong rừng được xác định là có sự nguy hiểm, có sự kinh hoàng, và vị tỷ-kheo đang sống ở các chỗ trú ngụ có hình thức như thế, khi mong mỏi có thể để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà. Nếu vị tỷ-kheo ấy có lý do nào đó đưa đến việc xa lìa y ấy, vị tỷ-kheo ấy nên xa lìa y ấy tối đa là sáu đêm. Nếu xa lìa vượt quá hạn ấy, ngoại trừ có sự đồng ý của các tỷ-kheo, thì (y ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội ưng đối trị.

[166] Khi mùa (an cư) mưa đã qua: là mùa mưa đã đuợc trải qua.

Ngày rằm Kattika: ngày rằm Kattika của bốn tháng được đề cập đến.

Những chỗ trú ngụ ở trong rừngnghĩa là chỗ trú ngụ ở trong rừng cách (căn nhà) cuối cùng khoảng cách 500 cây cung.[11]

Có sự nguy hiểmnghĩa là trong tu viện hoặc trong vùng phụ cận tu viện, chỗ cắm trại của bọn cướp được thấy, chỗ ăn được thấy, chỗ đứng được thấy, chỗ ngồi được thấy, chỗ nằm được thấy.

Có sự kinh hoàngnghĩa là trong tu viện hoặc trong vùng phụ cận tu viện, dân chúng bị giết bởi bọn cướp được thấy, bị cướp giật được thấy, bị đánh đập được thấy.

Vị tỷ-kheo đang sống ở các chỗ trú ngụ có hình thức như thế: là vị tỷ-kheo đang sống ở các chỗ trú ngụ như vậy.

Khi mong mỏi: khi ước muốn.

Một y nào đó của ba y: hoặc là y hai lớp, hoặc là thượng y, hoặc là y nội.

Có thể để lại ở trong xóm nhà: có thể để lại ở vùng xung quanh ngôi là khu vực đi khất thực.

Nếu vị tỷ-kheo ấy có lý do nào đó đưa đến việc xa lìa y ấy: nếu có lý do, nếu có nguyên nhân.

Vị tỷ-kheo ấy nên xa lìa y ấy tối đa là sáu đêm: nên xa lìa nhiều nhất là sáu đêm.

Ngoại trừ có sự đồng ý của các tỷ-kheo: Trừ ra có sự đồng ý của các tỷ-kheo

Nếu xa lìa vượt quá hạn ấy: Khi mặt trời ngày thứ bảy mọc thì phạm vào nissaggiya, (y ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến cá nhân. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch các ngài, y này của tôi đã bị xa lìa quá sáu đêm, giờ cần được xả bỏ, ngoại trừ có sự đồng ý của các tỷ-kheo. Tôi xả bỏ y này đến hội chúng.” ...(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... chư đại đức nên cho lại...(như trên)... “Tôi cho lại đại đức.”

[167] Khi quá hạn sáu đêm, nhận biết là đã quá hạn, vị xa lìa ngoại trừ có sự đồng ý của các tỷ-kheo thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Khi quá hạn sáu đêm, có sự hoài nghi, vị xa lìa ngoại trừ có sự đồng ý của các tỷ-kheo thì phạm tội ưng xả đối trị.

Khi quá hạn sáu đêm, (lầm) tưởng là chưa quá hạn, vị xa lìa ngoại trừ có sự đồng ý của các tỷ-kheo thì phạm tội ưng xả đối trị.

Khi chưa nguyện xả, (lầm) tưởng là đã nguyện xả, ... Khi chưa phân phát, (lầm) tưởng là đã phân phát, ... Khi không bị mất trộm, (lầm) tưởng là đã bị mất trộm, ... Khi không bị hư hỏng, (lầm) tưởng là đã bị hư hỏng, ... Khi không bị cháy, (lầm) tưởng là đã bị cháy, ... Khi không bị cướp, (lầm) tưởng là đã bị cướp, vị xa lìa ngoại trừ có sự đồng ý của các tỷ-kheo thì phạm tội ưng xả đối trị.

Y là vật vi phạm nissaggiya,không xả bỏ rồi sử dụng, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi chưa quá hạn sáu đêm, (lầm) tưởng là đã quá hạn, phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa quá hạn sáu đêm, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa quá hạn sáu đêm, nhận biết là chưa quá hạn, thì vô tội.

[168] Vị xa lìa sáu đêm; vị xa lìa kém sáu đêm; sau khi xa lìa sáu đêm vị ấy đi vào lại trong ranh giới của làng, sau khi cư ngụ, rồi ra đi; trong đêm sáu thứ sáu; vị nguyện xả; vị phân phát; (y) bị mất trộm; (y) bị hư hỏng; (y) bị cháy; (người khác) cướp rồi lấy đi; (vị khác) lấy đi do sự thân thiết; với sự đồng ý của các tỷ-kheo; vị bị điên; vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ chín.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI:

[169] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, trong thành Sāvatthi có một bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng của một hội đoàn nọ được chuẩn bị (thông báo rằng): “Sau khi mời thọ thực, chúng tôi sẽ dâng y.” Khi ấy, các tỷ-kheo nhóm Lục sư đã đi đến gặp hội đoàn ấy, sau khi đến đã nói với hội đoàn ấy điều này:

- Này các đạo hữu, hãy dâng các y này cho chúng tôi.

- Thưa các ngài, chúng tôi sẽ không dâng, bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng hàng năm của chúng tôi đã được thông báo.

- Này các đạo hữu, hội chúng có nhiều thí chủ, hội chúng có nhiều bữa trai phạn, chúng tôi sống ở đây nương nhờ vào quý vị, trông ngóng nơi quý vị. Nếu quý vị sẽ không bố thí đến chúng tôi, giờ còn ai sẽ bố thí cho chúng tôi? Này các đạo hữu, hãy dâng các y này cho chúng tôi.

Khi ấy, hội đoàn ấy trong lúc bị các tỷ-kheo nhóm Lục Sư ép buộc đã dâng y được chuẩn bị như thế đến các tỷ-kheo nhóm Lục Sư rồi dâng vật thực đến hội chúng. Những vị tỷ-kheo biết được bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng đã được chuẩn bị mà không biết được rằng: “(Y) đã được dâng đến các tỷ-kheo nhóm Lục Sư,” những vị ấy đã nói như vầy:

- Này các đạo hữu, hãy dâng y đến hội chúng.

- Thưa các ngài, không có y như đã chuẩn bị, các ngài đại đức nhóm Lục Sư đã thuyết phục dâng cho bản thân.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng cho hội chúng lại thuyết phục dâng cho bản thân?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng cho hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho bản thân, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng cho hội chúngvậy lại thuyết phục dâng cho bản thân? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng cho hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho bản thân thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội ưng đối trị.”

[170] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Biếtnghĩa là tự mình biết, hoặc những người khác nói cho vị ấy, hoặc người ấy nói.

Dâng cho hội chúngnghĩa là đã được dứt bỏ, đã được dâng đến hội chúng.

Lợi lộcnghĩa là các vật dụng như là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh ngay cả cục bột tắm, gỗ chà răng, nắm chỉ rời.

Đã được khẳng định là dângnghĩa là lời nói đã được phát ra rằng: “Chúng tôi sẽ dâng, chúng tôi sẽ làm.”

Thuyết phục dâng cho bản thânTrong khi thực hiện, (vị ấy) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Do sự đạt được thì phạm vào nissaggiya, (vật ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến cá nhân. Và này các tỷ-kheo, nên được xả bỏ như vầy: ...(như trên)... “Bạch các ngài, vật này của tôi đã được thuyết phục dâng cho bản thân dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng cho hội chúng, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ vật này đến hội chúng.” ...(như trên)... hội chúng nên cho lại...(như trên)... chư đại đức nên cho lại...(như trên)... “Tôi cho lại đại đức.”

Khi đã được khẳng định, nhận biết là đã được khẳng định, vị thuyết phục dâng cho bản thân thì phạm tội ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ).

Khi đã được khẳng định, có sự hoài nghi, vị thuyết phục dâng cho bản thân thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã được khẳng định, (lầm) tưởng là chưa được khẳng định, vị thuyết phục dâng cho bản thân, thì vô tội.

Khi đã được khẳng định là dâng cho hội chúng, vị thuyết phục dâng cho hội chúng khác hoặc bảo tháp thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã được khẳng định là dâng cho bảo tháp, vị thuyết phục dâng cho bảo tháp khác, hoặc hội chúng, hoặc nhóm, hoặc cá nhân thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã được khẳng định là dâng cho cá nhân, vị thuyết phục dâng cho cá nhân khác, hoặc hội chúng, hoặc nhóm, hoặc bảo tháp thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi chưa được khẳng định, (lầm) tưởng là đã được khẳng định, phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa được khẳng định, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa được khẳng định, nhận biết là chưa được khẳng định, thì vô tội.

[171] Khi được hỏi rằng: “Chúng tôi dâng nơi nào?” vị nói rằng: “Nơi nào mà pháp bố thí của quý vị có thể đạt được sự hữu dụng, có thể được làm vật sửa chữa, có thể tồn tại lâu dài, hoặc nơi nào tâm của quý vị được hoan hỷ thì hãy dâng nơi đó,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ mười.

Phần Bình bát là phần thứ ba.

*******

Tóm lược phần này:

Hai điều về bình bát,
dược phẩm, thuộc mùa mưa,
cho (y) là thứ năm,
tự mình, bảo thợ dệt,
y đặc biệt, nguy hiểm,
và dâng cho hội chúng.

*******

[172] Bạch chư đại đức, ba mươi điều ưng xả đối trị (nissaggiyaṃ pācittiyaṃ)đã được đọc tụng xong. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Các đại đức được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Dứt chương Ưng xả (Nissaggiyaṃ Niṭṭhitaṃ).

********


[1]Aḍḍhāḷhakodanaṃ = Aḍḍha- āḷhaka-odanaṃ. Aḍḍha là một nửa, āḷhaka là đơn vị đo thể tích, odanaṃ là cơm đã được nấu. Theo phương diện ngôn ngữ, học giả I.B. Horner hiểu “lượng cơm là ½ āḷhaka.” Ngài Mahā Samaṇa Chao cho rằng “cơm được nấu từ ½ āḷhaka gạo;” phù hợp với lời giải thích của ngài Buddhaghosa. Cũng như chúng ta thường nói ăn hết 1 lon là ăn hết 1 lon gạo chứ không phải lon cơm.

[2]Theo ngài Mahā Samaṇa Chao giải thích ở Vinayamukha thì 1 āḷhaka = 4 nāḷi (nāḷika?)= 8 pattha (1 pattha là hai tay bụm lại). Khi dùng các lượng ½ āḷhaka, 1 nāḷi, 1 pattha gạo rồi nấu lên thành cơm thì các lượng cơm ấy là sức chứa đựng của ba loại bình bát nói trên.

[3]Aṅgula: là chiều dài của ngón tay có độ dài của 7 hạt gạo (I.B. Horner trích dẫn lời giải thích Pāli ở Vibhaṅga Aṭṭhakathā tr. 343). Tài liệu The Buddhist Monastic Codecho biết độ dài của hai ngón tay dvaṅgula khoảng 2 inches = 5,08 cm.

[4]Vị nào vì lòng thương hại mà không nhận lấy thì mới phạm tội dukkaṭa, còn vị tự biết đủ (nghĩ rằng): “Bình bát khác cho tôi làm gì?” rồi không nhận lấy thì vô tội (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[5]Ví dụ như nấu cơm, cháo, thuốc nhuộm, v.v... Tuy nhiên, khi đi đường xa nếu bị bệnh và không có vật gì để nấu thì nên bôi đất sét ở bên ngo��i rồi nấu cháo hoặc nấu nước (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[6]Thịt của mười loài thú vị tỷ-kheo không được dùng được đề cập Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VI, [59, 60] gồm có: thịt người, thịt voi, thịt ngựa, thịt chó, thịt rắn, thịt sư tử, thịt hổ, thịt beo, thịt gấu, thịt chó sói.

[7]Ví dụ như khi được phát sanh dầu thì trong thời hạn bảy ngày, vị quyết định làm thuốc thoa tay chân thay vì dùng để ăn thì không phạm tội.

[8]Chú giải cho một ví dụ là vị mặc y choàng tắm trị giá cao trong khi tắm sẽ có sự nguy hiểm về trộm cướp.

[9]Kattikatemāsipuṇṇamā (ngày rằm Kattika của ba tháng): Tương đương rằm tháng 9 âm lịch Việt Nam là ngày cuối cùng của mùa (an cư) mưa thời kỳ đầu, ngày này còn là ngày làm lễ Pavāraṇā của các vị tỷ-kheo đã trải qua mùa (an cư) mưa. Còn Kattikacatumāsipuṇṇamā (ngày rằm Kattika của bốn tháng) tương đương rằm tháng 10 âm lịch.

[10]Tương đương 16 tháng chín âm lịch đến hết rằm tháng mười âm lịch. Thời gian này còn là thời kỳ dâng y Kaṭhina. Nếu Kaṭhina được thành tựu thì thời hạn về y được kéo dài đến khi nào Kaṭhina còn hiệu lực, hoặc đến hết rằm tháng 2 năm sau tức là thời hạn 5 tháng.

[11]Tài liệu The Buddhist Monastic Codecho biết khoảng cách của 500 cây cung độ chừng 1 km.

---o0o---

Nguồn: www.budsas.org

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]