Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09-Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng

25/10/201015:37(Xem: 7787)
09-Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng

KINH VIÊN GIÁCGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Trúc Lâm 2000

Bồ-tát
Tịnh ChưNghiệp Chướng

thưa hỏi

ÂM:

Ư thị Tịnh Chư Nghiệp ChướngBồ-tát tại đại chúng trung, tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, hữu nhiễu tamtáp, trường quì xoa thủ nhi bạch Phật ngôn:

- Ðại bi Thế Tôn vị ngã đẳng bối quảng thuyết như thị bấttư nghì sự nhất thiết Như Lai nhân địa hành tướng, linh chư đại chúng, đắc vịtằng hữu đổ kiến Ðiều Ngự lịch hằng sa kiếp, cần khổ cảnh giới, nhất thiết côngdụng, do như nhất niệm, ngã đẳng Bồ-tát thâm tự khánh ủy. Thế Tôn, nhược thửGiác tâm, bản tánh thanh tịnh. Nhân hà nhiễm ô sử chư chúng sanh mê muộn bấtnhập? Duy nguyện Như Lai quảng vị ngã đẳng khai ngộ Pháp tánh linh thử đạichúng cập mạt thế chúng sanh tác tương lai nhãn.

Tác thị ngữ dĩ ngũ thể đầu địa, như thị tam thỉnhchung nhi phục thủy.

DỊCH:

Lúc bấy giờ Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng ở trong đại chúng liền từ chỗ ngồi đứngdậy, đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu bên phải ba vòng, quì gối chấp tay bạchPhật rằng:

- Ðấng Thế Tôn đại bi, vì bọnchúng con rộng nói việc bất tư nghì như thế, tất cả hành tướng nhân địa của NhưLai, khiến cho đại chúng được điều chưa từng có, xem thấy đấng Ðiều Ngự� trảiqua cảnh giới siêng năng cần khổ trong hằng sa kiếp, tất cả công dụng giống nhưtrong một niệm, Bồ-tát chúng con thâm tâm tự thích thú. Thưa Thế Tôn, nếu tâmViên giác này tánh vốn thanh tịnh, tại sao bị nhiễm ô, khiến cho chúng sanh mêmuội không vào được? Cúi mong đức Thế Tôn rộng vì bọn chúng con khai ngộ Pháptánh, khiến cho đại chúng này và chúng sanh đời sau (lấy đó) làm mắt trí tuệ.

Thưa lời đây rồi, năm vóc gieoxuống đất, thưa thỉnh như vậy lặp lại ba lần.

GIẢNG:

Tịnh chư nghiệp chướng là làm sạchhết các nghiệp chướng, cho nên câu hỏi của Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng là: Tánhgiác vốn tự thanh tịnh, vậy do nguyên nhân nào bị nhiễm ô? Và vì sao làm chochúng sanh mê muội không thể nhập được Tánh giác?

Phẩm đầu Bồ-tát Văn-thù thưa hỏivề nhân địa tu hành của Phật và chư Bồ-tát, đã được Phật giải đáp một cách rõràng. Từ phẩm thứ hai tới phẩm thứ tám, chư Bồ-tát hỏi về phương tiện tu hànhcũng đã được Phật chỉ dạy một cách tường tận. Ðến phẩm này là giải quyết những điềunghi ngờ: Tại sao có Tánh giác mà không nhập được. Chúng ta tu mà không biếtđược bệnh chướng của mình thì không thể điều phục để tiến. Vì vậy mà Bồ-tátTịnh Chư Nghiệp Chướng nêu lên vấn đề này xin Phật giải đáp cho chúng ta biếtđể điều phục. Ðây là câu hỏi rất thiết yếu.

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn cáo Tịnh ChưNghiệp Chướng Bồ-tát ngôn:

- Thiện tai, thiện tai! Thiện nam tử, nhữ đẳng nãi năng vị chưđại chúng cập mạt thế chúng sanh tư vấn Như Lai như thị phương tiện. Nhữ kim đếthính, đương vị nhữ thuyết.

Thời Tịnh Chư Nghiệp ChướngBồ-tát phụng giáo hoan hỉ cập chư đại chúng mặc nhiên nhi thính.

- Thiện nam tử, nhất thiết chúng sanh tùng vô thủy lai, vọng tưởngchấp hữu ngã nhân chúng sanh cập dữ thọ mạng, nhận tứ điên đảo vi thật Ngã thể,do thử tiện sanh tắng ái nhị cảnh, ư hư vọng thể, trùng chấp hư vọng. Nhị vọngtương y, sanh vọng nghiệp đạo. Hữu vọng nghiệp cố, vọng kiến lưu chuyển. Yểm lưuchuyển giả, vọng kiến Niết-bàn.

DỊCH:

Khi ấy đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Tịnh ChưNghiệp Chướng rằng:

- Lành thay, lành thay! Này thiện nam, các ông hay vì đại chúng vàchúng sanh đời sau thưa hỏi Như Lai phương tiện như thế. Vậy các ông hãy lắngnghe, ta sẽ vì các ông nói.

Khi ấy Bồ-tát Tịnh Chư NghiệpChướng vâng lời dạy hoan hỉ cùng đại chúng lặng lẽ lắng nghe.

- Này thiện nam, tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay do vọngtưởng chấp có ngã, nhân, chúng sanh và thọ mạng, nhận bốn thứ điên đảo làm Ngãthể thật, do đây liền sanh hai cảnh yêu ghét. Ðối với thể hư vọng lại thêm một lớpchấp hư vọng. Hai cái vọng này nương nhau sanh ra nghiệp đạo hư vọng. Vì cónghiệp đạo hư vọng nên vọng thấy lưu chuyển. Do nhàm chán lưu chuyển nên vọngthấy Niết-bàn.

GIẢNG:

Ðây Phật chỉ cái nhân mê lầm sâu xa của chúng sanh là chấp ngã,nhân, chúng sanh, thọ mạng. Mọi người ai cũng có Tánh giác thanh tịnh tròn sángmà không sống được với Tánh giác của mình, cứ khởi vọng niệm chấp ta, chấpngười, chấp cảnh. nên trôi lăn trong luân hồi sanh tử chịu khổ đau không cóngày an ổn. Chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng ở kinh này khác với ngã, nhân,chúng sanh, thọ mạng ở kinh Kim Cang. Kinh Kim Cang nói chấp ngã là chấp tướngdo tứ đại ngũ uẩn hợp lại cho là ta thật, đó là chấp ngã. Chấp nhân là chấptướng do tứ đại ngũ uẩn hợp lại thành chúng sanh ngoài mình gọi là chấp nhân.Thấy chúng sanh chẳng phải một người mà vô số người gọi là chấp chúng sanh.Thấy tất cả chúng sanh có mạng sống kéo dài năm, sáu mươi năm hay bảy, tám mươinăm. đó là chấp thọ mạng. Kinh Kim Cang chỉ bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh,thọ mạng nơi con người, bốn tướng này là vọng chấp cạn cợt của phàm phu; còn bốntướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng của kinh Viên Giác là bốn tướng mà hàngtu hành chấp. Người tu hành đã bước lên hàng Thánh giả cũng vẫn còn chấp tướngđó cho nên mắc kẹt không hoàn toàn nhập tánh Viên giác. Bốn tướng này do tutiến mà chấp chớ không phải bốn tướng thông thường của phàm phu chấp. Quí vịnên lưu ý để hiểu chỗ này mới không thấy lạ ở đoạn sau.

Song, dù bốn tướng của phàm phu chấp hay bốn tướng của người tubước lên hàng Thánh chấp cũng đều gốc ở chấp ngã mà ra. Thế nên Phật nói dođiên đảo lầm chấp bốn món đất, nước, gió, lửa cho là ta. Bốn món này khôngthuận hợp nhau, nước thì không ưa lửa, lửa nhiều nước khô cạn, lửa thì khôngchịu nước, nước nhiều lửa tắt, đất với gió cũng vậy. Bốn món này luôn luôn tráinghịch, ở chung một chỗ thì chống đối nhau khiến cho chúng ta đau khổ. Giốngnhư bốn tên giặc ở chung một nhà, mỗi tên có một hướng khác, lúc nào cũng sẵnsàng chống cự nhau, nếu trong bốn đứa mà có một đứa thua thì chúng ta khổ. Donhận lầm nó là ta cho nên chúng ta khổ dài dài không lúc nào an ổn, mãi sốngtrong hồi hộp lo âu. Trời chuyển mưa cũng sợ, vì mưa thêm nước lạnh, lửa trongthân không đủ ấm thì phát run. Nắng gắt quá cũng sợ, vì thêm lửa nóng quá nênđau đầu. Chúng ta đang mang một cái tổng hợp mâu thuẫn tột độ nơi cơ thể mà lạinhận là ta, lúc nào cũng bảo vệ chìu chuộng nó đủ cách, rồi cũng vì nó tạokhông biết bao nhiêu nghiệp tội. Vì vậy mà đức Phật nói chúng ta nhận giặc làmcon nên gia sản bị nó phá sạch. Kiểm lại xem có người nào không lầm nhận nhưvậy không?

Trước hết Phật chỉ cho thấy những cái lầm. Cái lầm thứ nhất làbốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng không thật mà cho là thật. Cái lầmthứ hai là thuận theo ngã thì ta yêu, nghịch với ngã là ta ghét. Cái lầm thứ balà do yêu ghét nên tạo nghiệp: yêu thì tạo nghiệp ái, ghét thì tạo nghiệp tắng.Thứ tư là tạo nghiệp rồi theo nghiệp đi trong luân hồi chịu khổ đau.

Ðức Phật chỉ cho chúng ta biết gốc của mê lầm là chấp ngã. Ðốivới bốn tướng hư vọng không thật lại chấp là thật là cái hư vọng thứ nhất. Khichấp bốn tướng, ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng rồi sanh yêu ghét là cái hưvọng thứ hai. Hai cái vọng này làm nhân duyên cho nhau mà sanh ra vọng nghiệpđạo. Bởi có vọng nghiệp nên mới vọng thấy sanh tử lưu chuyển. Tất cả những lớpđó đều là những lớp vọng; thân mạng vọng, nghiệp vọng, luân hồi cũng vọng. Ðólà chiều thuận của phàm phu. Bây giờ có người chán những cái vọng đó, nhất làchán luân hồi nên vọng thấy có Niết-bàn thì Niết-bàn cũng vọng.

Hàng Nhị thừa tu hành thấy mình chứng được Niết-bàn thì Niết-bànlà cái bị chứng, mình là cái hay chứng. Như vậy ngã chấp vẫn còn, nó còn tiềmẩn chưa hết. Thế nên nói vọng thấy Niết-bàn chớ chưa phải là Niết-bàn thật.Tánh Viên giác không có bốn tướng, nếu còn thấy bốn tướng thì chưa nhập đượctánh Viên giác. Ðức Phật chỉ thật là thấu đáo, chúng ta không còn ngờ vực nữa.Nếu xét thấy bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng là hư vọng, thì trước khimình ra đời là cái gì? Biết mình là cái gì không? Mờ mờ mịt mịt không biết mìnhlà cái gì! Bây giờ do các duyên hợp lại thành thân này, rồi mai kia ta ngừngthở sẽ đi đâu? Cũng mờ mờ mịt mịt không biết đi đâu. Trước khi sanh không biếtmình là gì, sau khi chết không biết mình ra sao. Không biết mình ở giai đoạntrước, không biết mình ở giai đoạn sau, giai đoạn giữa chợt có thân liền chấp làmình, thật vô lý làm sao! Nếu mình thật thì trước phải có sau phải còn. Nhưngtrước không biết ra sao hết, chợt có một lúc rồi mất. Như vậy đâu phải thật.Giả sử chúng ta nhìn mặt hồ thấy mặt hồ đang phẳng lặng, chợt có một con cátrồi lên đớp bọt nổi trên mặt hồ. Mặt hồ vốn phẳng lặng, bỗng có hòn bọt nổilên một lát mất. Vậy hòn bọt đó sánh với mặt hồ có nghĩa lý gì không? Trước chỉlà mặt hồ phẳng lặng, không bọt không sóng, chợt có hòn bọt nhỏ nổi lên lăn tănmột lát rồi mất. Thân này cũng vậy, trước khi chưa sanh chúng ta không biết làgì, rồi sau khi mất cũng không biết ra sao. Chỉ biết trong giai đoạn mấy chụcnăm khi cha mẹ sanh ra, lớn lên, ăn nói, vui buồn, lăng xăng một lúc rồi mất,vậy mà chấp khoảng thời gian lăng xăng lộn xộn đó là ta thật. Thật sao được màthật, nếu thật phải có mãi về trước và mãi về sau mới được!

Tuổi thọ cũng vậy, nhiều người sống tới sáu bảy chục tuổi, hãnhdiện cho rằng mình có tuổi thọ dài lâu. Nhưng đến sáu bảy mươi tuổi là lúc thângià bệnh hoạn sắp chết, thân rã tan thì có gì mà hãnh diện? Nế�u nhìn lui ônlại quãng đời đã qua thì trống rỗng, nếu có còn thì còn những cái vụn vặt li tichẳng có nghĩa gì hết. Rồi tới ngày mai thân này sẽ ra sao? Ðiều này không thểbiết. Vậy thọ mạng có dài lâu thật không? Nếu dài lâu thật thì phải sống hoàikhông chết, vì chết nên thọ mạng không thật.

Ðức Phật nói chúng sanh điên đảo nhận bốn tướng đó là thật, rồitùy theo thương ghét mà tạo nghiệp thiện hay ác, đã tạo nghiệp rồi thì nghiệpnó không tha, cứ lôi đi chẳng khác nào người tự tử, tự cột dây trên cây để sẵnvòng, rồi thò đầu vô, buông thõng tay chân, vòng dây xiết cổ, giẫy giụa rồi tắtthở. Ðó là tự mình tạo rồi tự mình chịu lấy, không ai tạo cho mình mà cũngkhông ai chịu thế cho mình. Chính vì cái bệnh trầm kha ấy thúc đẩy, khiến chúngta tạo nghiệp lưu chuyển trong vòng luân hồi không bao giờ dừng, nên Phật gọilà vọng kiến lưu chuyển. Vọng kiến là cái thấy sai lầm chấp thân này thật. Vìchấp thân là mình thật nên nó vừa mất là vội tìm thân khác, hoặc vì chấp tachấp người nên có thương có oán rồi tìm nhau gặp nhau. Nếu trên đường lưuchuyển mà tu, tuy có chán sự lưu chuyển, nhưng còn quí cái thân nên vọng thấycó Niết-bàn để cho ta an trú. Ða số người thấy cõi Ta-bà khổ, chán quá muốn tìmcõi khác sướng hơn, đó cũng là vọng kiến. Vì đã mang cái bệnh chấp ngã nên lúcnào cũng nghĩ đến cái ngã, tu cũng vì cái ngã mà tu. Chúng ta muốn tu hành cho đạtđạo thì phải phá vỡ bản ngã. Nếu bệnh chấp ngã không giảm thì tu ngàn đời cũngkhông giải thoát, nếu gắng tu có phước thì đời sau cái ngã tốt hơn đời này một chút,đó là chuyện thật của sự tu hành. Cho nên ở đây Phật nói, từ cái vọng kiến lưuchuyển rồi chán cái lưu chuyển thì được cái vọng kiến Niết-bàn. Nói cảnhNiết-bàn thì họ nghĩ tu để được Niết-bàn và có chỗ để mình ở. Từ bệnh đó màhiểu lệch lạc ý nghĩa lời Phật dạy.

ÂM:

- Do thử bất năng nhập Thanh tịnh giác, phi giác vi cự chư năngnhập giả, hữu chư năng nhập, phi giác nhập cố, thị cố động niệm cập dữ tức niệmgiai qui mê muộn.

DỊCH:

- Do bệnh này nên không nhập tánh Viên giác thanh tịnh, chẳng phảitánh Viên giác chống cự không cho người thể nhập. Và người thể nhập được, khôngphải tánh Viên giác cho nhập. Thế nên khởi niệm và dừng niệm đều là mê muội.

GIẢNG:

Do chấp ngã nên không thể nhập tánh Viên giác thanh tịnh được, chớkhông phải tánh Viên giác ngăn cản chống cự không cho vào. Thí dụ trưa nắngchúng ta đang ở trong nhà, nhưng có người ở ngoài đường khiêu khích, chúng tatức quá chạy ra cự với họ. Vì cái tức nên chạy ra nắng. Ðó là về mặt tắng. Cònái cũng vậy. Có người mình ưa đứng ngoài nắng, muốn nói chuyện với họ mình cũngphải ra nắng đứng. Cái nhà đâu cấm chúng ta vô, nó mở sẵn cửa nhưng vì ưa vàghét mà chúng ta không chịu vô.

Và người nhập được tánh Viên giác cũng không phải do tánh Viêngiác chấp thuận cho vào, mà do không chấp ngã, nhân. mới thể nhập được. Thế nênnói khởi vọng niệm và dứt vọng niệm đều là mê muội. Ðộng niệm là niệm chạy theocảnh, dứt niệm là đè cho hết niệm để được Niết-bàn, đó là mê rồi. Tánh giáckhông có động không có dừng.

Nếu còn thấy có cái hay nhập thì không phải là nhập tánh Viên giác,vì tánh Viên giác chính là mình thì ai hay nhập nữa? Nếu có cái hay nhập thìtánh Viên giác là cái bị nhập sao? Mà bị nhập là có người có cảnh. Hễ còn ngườitức là còn ngã, còn ngã thì làm sao nhập được tánh Viên giác? Ðộng niệm là mê,vì ngã mà dứt niệm thì cũng còn mê chớ chưa phải thật là giác.

ÂM:

- Hà dĩ cố? Do hữu vô thủy bản khởi vô minh vị kỷ chủ tể. Nhấtthiết chúng sanh, sanh vô tuệ mục, thân tâm đẳng tánh giai thị vô minh. Thí nhưhữu nhân bất tự đoạn mệnh, thị cố đương tri hữu ái ngã giả, ngã dữ tùy thuận,phi tùy thuận giả tiện sanh tắng oán. Vị tắng ái tâm dưỡng vô minh cố, tươngtục cầu đạo giai bất thành tựu.

DỊCH:

- Vì cớ sao? Vì gốc vô minh khởi từ vô thủy làm chủ tể mình. Tấtcả chúng sanh sanh ra không có mắt tuệ, thân tâm bản tánh nó đều là vô minhv.v. Thí như có người không thể tự giết mình, thế nên phải biết có cái ái ngã,ngã cùng tùy thuận; nếu chẳng tùy thuận liền sanh oán ghét. Vì tâm yêu ghétnuôi lớn vô minh, nên tiếp tục cầu đạo đều không thành tựu.

GIẢNG:

Ở đây Phật dùng thí dụ như mình không thể tự chặt đầu mình được,vì vô minh sẵn từ vô thủy, nó làm chủ mình nên thân tâm này mang nặng chất vôminh. Ðã coi vô minh là mình thì mình đâu dám giết mình. Không dám dứt vô minhchỉ vì vô minh làm chủ mình. Ðức Phật lặp lại để cho thấy rõ thêm, vì không trítuệ và vô minh chấp ngã yêu ngã nên cái gì hợp với ngã thì yêu, cái gì khôngthích hợp với ngã thì oán ghét, đó là bệnh chung của chúng sanh. Nếu còn mangbệnh đó mà cầu đạo thì không bao giờ thành tựu, nghĩa là cầu đạo bằng bản ngãthì không bao giờ thành đạo.

Một số người có thiện chí tu, họ có thể nhịn đói, ăn rau ăn quả,sống hết sức kham khổ. Khi họ loé thấy được một cái gì là họ tự xưng ta chứngđạo, ta có thần thông., thấy có sở chứng như vậy là bệnh rồi! Cũng chịu khổ nhọcđể tu hành, nhưng tu vì cái ngã nên càng tu càng xa đạo. Xa đạo là vì bản ngãthấy ta đây có sở chứng sở đắc, ta là Bồ-tát là Phật. Tu như vậy là rơi vàođường tà, thế nên người tu hành chân chánh là phải phá cho được cái ngã. Ai tumà cái ngã cao thì dầu cho người đó một ngày ngồi thiền mười hai tiếng đồng hồcũng chưa phải là cao. Còn người trọn ngày đi làm việc mà ai khen cũng được, chêcũng cười, ăn ngon cũng được, ăn dở cũng chẳng chê, người đó mới là người gầnvới đạo vì cái ngã của họ thấp. Người cố gắng tu cho thật nhiều, tu cho hơnngười, hễ có niệm hơn người là đã xa đạo rồi.

ÂM:

- Thiện nam tử, vân hà ngã tướng? Vị chư chúng sanh tâm sở chứnggiả. Thiện nam tử, thí như hữu nhân bá hài điều thích, hốt vong ngã thân, tứchi huyền hoãn, nhiếp dưỡng quai phương vi gia châm ngải, tức tri hữu ngã, thịcố chứng thủ phương hiện ngã thể.

DỊCH:

- Này thiện nam tử, thế nào gọi là ngã tướng? Nghĩa là các chúngsanh tâm còn có sở chứng. Này thiện nam, như có người toàn thân điều hòa an ổnchợt như quên mình, tay chân thư thả, nhưng khi điều dưỡng trái nghịch, có sựchâm đốt nhỏ liền thấy có ngã. Vì thế mà chứng biết có cái Ta.

GIẢNG:

Ví dụ khi làm mệt chúng ta nằm dài ra nhắm mắt lại, thân thể điềuhòa, lúc đó coi như quên bản ngã, nhưng bất thần có sự châm chích rất nhỏ nhiệmthì bản ngã trồi dậy liền. Nghĩa là khi an ổn thì dường như quên bản ngã, nhưngđộng tới thì bản ngã trồi dậy ngay. Như bây giờ quí vị ngồi nghe tôi giảng thânthể điều hòa, lúc ấy bản ngã dường như không có, nhưng nếu ra đường gặp sựkhông vừa ý, hoặc vô cớ bị người ta mắng chửi mạ nhục thì bản ngã trỗi dậy ynguyên. Ðó là cái ngã thô. Còn cái ngã tế là người dụng công tu, khi tâm hơiyên, thấy có những tướng lành hiện ra, bèn cho là mình đã chứng đắc, thế làbệnh. Tu khó ở chỗ đó. Người không hiểu tưởng tu ăn chay là khó, tưởng tụngkinh ngồi thiền là khó. Thật sự những cái đó không khó mà phá ngã mới là khó.Vì đó là cái chấp muôn đời của chúng sanh chớ không phải một đời, phá được bảnngã thật là cay đắng. Nếu không phá được bản ngã thì dầu có tu cũng lẩn quẩntrong vòng luân hồi, lên cao một chút hưởng hết phước rồi cũng tuột xuống. Lênxuống lẩn quẩn chớ không bao giờ giải thoát sanh tử. Vì vậy nên nói còn cái tâmsở chứng là còn ngã tướng.

ÂM:

- Thiện nam tử, kỳ tâm nãi chí chứng ư Như Lai, tất cảnh liễutri thanh tịnh Niết-bàn, giai thị ngã tướng.

DỊCH:

- Này thiện nam, cho đến tâm kia chứng quả Như Lai hoặc biết rõNiết-bàn thanh tịnh rốt ráo đều là tướng ngã.

GIẢNG:

Tâm kialà tâm còn thấy có ngã, hoặc nói tôi đắc quả Phật, hoặcnói tôi thấy có tướng Niết-bàn thanh tịnh. cũng là tâm thấy có ngã. Do đâychúng ta mới thấy rõ ý nghĩa thâm sâu của lời Phật nói: "Không thấy cópháp A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề để đắc nên Phật Nhiên Ðăng mới thọ ký ta thànhPhật." Vậy ai tu hành mà cứ khoe tôi chứng cái này đắc cái kia, sự chứngđắc đó là hiện thân của bản ngã, mà hiện thân của bản ngã là vô minh chớ� khôngphải chứng đắc. Người thế gian thì hay nghe, hễ ai khoe chứng khoe đắc thì lễbái, cho rằng vị đó là Bồ-tát là Phật. Người biết đạo nghe nói chứng đắc là bỏđi liền, vì đó là cái tướng của ma quái chớ không phải của người tu chân chánh.Nhưng rất tiếc một số Phật tử thuần thành cũng bị lầm, hễ nghe ai nói chứng đắchay nói chuyện quá khứ vị lai là bái phục, và cũng thích tìm thầy để hỏi chuyệnquá khứ vị lai nữa. Như vậy mới biết không phải người thế gian lầm mà ngườitrong đạo cũng lầm. Nếu người học đạo, nghiên cứu kinh Phật kỹ và có tập tu chútchút, nghe người nào nói quá khứ vị lai nói chứng đắc là bái lui, không ở đó mànghe cho hết chuyện. Khi nghe một vị thầy dạy tu, chúng ta phải dùng trí tuệnhận xét xem vị đó dạy có đúng với tinh thần của Phật dạy trong kinh hay không,đem áp dụng vào đời sống có được lợi ích hay không, chớ chúng ta nghe đâu tinđó là càng học càng mê. Phật dạy, tu mà còn thấy chứng là còn chấp ngã, dù cho chứngđược quả Như Lai, hay thấy được Niết-bàn thanh tịnh, đó là hiện tướng của bảnngã chớ không phải tu cao. Như vậy để thấy bệnh chấp ngã là một căn bệnh nặng khótrị nhất. Thế nên người ngồi tu mà cứ mong chứng cái này đắc cái kia là bệnh,tu chỉ mong hết vô minh vọng tưởng, đừng mong cái gì khác hơn. Như lau gươngkhông phải mong gương phát sáng mà chỉ mong hết bụi, vì biết gương tự nó đãsáng, lau hết bụi thì gương sáng. Cũng vậy mỗi người đều có Tánh giác, hễ tuhết vô minh vọng tưởng thì Tánh giác hiện bày, chớ còn cầu chứng đắc là còn tướngngã.

ÂM:

- Thiện nam tử, vân hà nhân tướng? Vị chư chúng sanh tâm ngộ chứnggiả. Thiện nam tử, ngộ hữu ngã giả bất phục nhận ngã, sở ngộ phi ngã, ngộ diệcnhư thị. Ngộ di siêu quá nhất thiết chứng giả, tất vi nhân tướng. Thiện nam tử,kỳ tâm nãi chí viên ngộ Niết-bàn câu thị ngã giả. Tâm tồn thiểu ngộ bị đànchứng lý, giai danh nhân tướng.

DỊCH:

- Này thiện nam, thế nào là tướng nhân? Nghĩa là trong tâm chúngsanh ngộ cái chứng đó. Này thiện nam, ngộ có ngã, lại chẳng nhận là ngã, chỗngộ chẳng phải ngã, ngộ cũng như thế. Ngộ này vượt hơn tất cả cái chứng, đều lànhân tướng. Này thiện nam, cho đến tâm kia viên ngộ Niết-bàn cũng đều là ngã.Tâm còn một chút ngộ cho rằng chứng lý đầy đủ đều gọi là nhân tướng.

GIẢNG:

Ở đây tế nhị hơn trước một chút, trước thấy mình có sởchứng là ngã tướng, giờ đến nhân tướng thì thấy mình có ngộ. Tại sao vậy? Bởivì nếu thấy có ngộ thì cũng còn có ngã. Thông thường nói ngộ rồi mới chứng, tạisao ở đây nói ngộ vượt hơn chứng? Vì chứng ở đây không phải thật chứng mà khởiniệm cho rằng mình chứng quả này quả kia. Tu mà mong được kết quả, vì bản ngãmà mong, đó là ngã tướng. Ngộ là mong thấy lý, siêu hơn chứng một chút, vì lýcho nên vượt hơn cái chứng ở trên. Khi thấy lý thì tâm còn nghĩ viên ngộNiết-bàn. Nghĩ như vậy là vẫn còn có ngã vì phải ngộ được Niết-bàn tròn đầy, chonên nói trong tâm còn một chút biết mình ngộ gọi là đầy đủ cái chứng lý thìngười đó còn nhân tướng. Tại sao vậy? Bởi vì ngộ là khai ngộ, khai ngộ là đạtlý, chứng là kết quả, mà có kết quả là được cái này được cái kia cho nên thuộcvề ngã, ngộ thuộc về lý thuộc về tâm, nên nói còn một tí xíu biết mình ngộ thìcũng là đầy đủ cái chứng lý đó là người còn nhân tướng. Tại sao vậy? Hỏi aingộ? Tangộ. Ngộ khác hơn chứng một chút, chứng thì thực tế ở nơi người,còn ngộ thì nó hơi thiên về lý nên thuộc về trí. Bởi thuộc về trí cho nên nóilà nhân, cũng như mình thì thiết thực nơi bản thân, còn người thì nó rời rangoài, cái ngã thì nó thuộc về bản chất thực tế, còn lý tức là trí thì nó cócái vẻ trừu tượng nên nó vượt hơn cái chứng ở trước. Tu hành mà còn thấy có mộtchút ngộ cũng là bệnh. Ðối với người tu theo Phật hay người tu theo Thiền thìthường nói ngộ rồi cũng đồng chưa ngo�, không thêm không bớt gì. Bởi vìngộ là thấy được cái thật có sẵn nơi mình mà trước kia chưa thấy. Ngộ chỉ làdanh từ tạm thôi, nếu chấp ngộ là thật đó là nhân tướng.

ÂM:

- Thiện nam tử, vân hà chúng sanh tướng? Vị chư chúng sanh tâmtự chứng ngộ sở bất cập giả. Thiện nam tử, thí như hữu nhân, tác như thị ngônngã thị chúng sanh, tắc tri bỉ nhân thuyết chúng sanh giả, phi ngã phi bỉ. Vânhà phi ngã? Ngã thị chúng sanh, tắc phi thị ngã. Vân hà phi bỉ? Ngã thị chúngsanh phi bỉ ngã cố. Thiện nam tử, đản chư chúng sanh liễu chứng liễu ngộ giaivi ngã nhân phi ngã nhân tướng sở bất cập giả, tồn hữu sở liễu danh chúng sanh tướng.

DỊCH:

- Này thiện nam, thế nào là tướng chúng sanh? Nghĩa là các chúngsanh chỗ tâm tự chứng ngộ không đến kịp. Này thiện nam, ví như có người nói nhưthế này: ta là chúng sanh, ắt biết người nói chúng sanh đó chẳng phải ngã chẳngphải bỉ (nhân). Thế nào chẳng phải ngã? Vì ta là chúng sanh ắt không phải ngã.Thế nào chẳng phải bỉ? Vì ta là chúng sanh nên chẳng phải ngã của người khác(bỉ). Này thiện nam, nhưng các chúng sanh liễu chứng liễu ngộ đều là ngã nhân, màtướng ngã nhân người khác không đến kịp, còn có sở liễu gọi là chúng sanhtướng.

GIẢNG:

Chứng là tướng ngã, ngộ là tướngnhân và liễu là tướng chúng sanh, đối với tướng chúng sanh vi tế hơn tướng ngãtướng nhân. Liễu là dùng trí liễu tri không chứng không ngộ. Nếu còn liễu trichứng và ngộ không thật là còn ngã. Vì mình còn dụng công tu mới liễu tri chứngvà ngộ không thật, vậy thì liễu tri cũng là dụng của ngã. Song liễu tri vi tế hơnchứng và ngộ, nên nói chứng và ngộ không đến kịp. Ðây gọi liễu tri là tướngchúng sanh. Ðể cho dễ hiểu Phật mới ví dụ: Tôi không phải là ngã, vì tôi làchúng sanh nên không phải ngã. Tôi không phải là nhân, vì tôi là chúng sanh nênkhông phải nhân. Ngã là chỉ cho mình, nhân là chỉ cho người khác, chúng sanhthì trùm hết. Gọi chúng sanh thì thoát ra khỏi tên ngãtên nhân,nhưng chúng sanh cũng là trá hình của ngã, ngã vi tế hơn. Vì quá vi tế nênngười tu thiền dễ bị lầm lẫn. Chẳng hạn như người tu thể nhập tánh Viên giácthì tâm hoàn toàn lặng lẽ sáng suốt, không một niệm dấy khởi dù là niệm vi tếrằng mình đang lặng lẽ, mình chẳng phải chứng, mình chẳng phải ngộ. Còn khởiniệm là bệnh.

ÂM:

- Thiện nam tử, vân hà thọ mạng tướng? Vị chư chúng sanh tâmchiếu thanh tịnh giác sở liễu giả nhất thiết nghiệp trí sở bất tự kiến, do nhưmạng căn.

DỊCH:

- Này thiện nam, thế nào là tướng thọ mạng? Nghĩa là các chúngsanh tâm chiếu thanh tịnh đã giác được cái sở liễu, tất cả nghiệp trí không thểtự thấy ví như là mạng căn.

GIẢNG:

Thọ mạng là giác chiếu, giác chiếu là còn có một cáisáng soi. Tức là dùng trí tuệ giác chiếu cái liễu tri là không thật, vì ngãchấp vẫn còn. Song còn giác chiếu cũng thuộc về tướng thọ mạng. Tướng thọ mạngvi tế hơn tướng chúng sanh, tướng này khó biết, như thọ mạng trong con ngườichúng ta, chúng ta thấy được không? Tướng ngã, tướng nhân ai cũng thấy, tướngchúng sanh cũng thấy được, nhưng thọ mạng là khi người đó còn đi còn đứng cònnói thì biết người đó sống, còn mạng sống ngầm ngầm trong đó chúng ta đâu thấy.Vì vậy mạng sống là cái tế nhị không có tướng trạng. Ở đây nói chỉ là một cáichiếu soi, cái tâm chiếu này là cái mà tất cả trí nghiệp không thể thấy được.Những trí nghiệp thường không thể thấy được bệnh đó nên gọi là mạng căn. Còn cócái chiếu Tánh giác thanh tịnh thì mạng căn chưa dứt, nên nói rằng có tướng thọmạng. Tôi ví dụ như ngồi thiền, lúc đầu vọng tưởng dấy khởi nhiều và mạnh, lúcđó chúng ta phá vọng tưởng bằng cách nhìn và nói vọng tưởng không thật,nhìn và nói một hai lần như vậy vọng tưởng mới lặng. Sau đó vọng tưởng dấy lênchúng ta không nhìn và nói vọng tưởng không thậtnữa, mà chỉ dùng tríquán vọng tưởng không thậtthì vọng tưởng lặng. Sau đó nữa, vọng tưởng dấykhởi, chúng ta không còn quán vọng tưởng không thật, chỉ nhìn nó mộtcách nhẹ nhàng thì vọng tưởng lặng. Như vậy đối trị vọng tưởng từ thô đến tếqua những giai đoạn khác nhau. Lúc đầu phải nhìn và nói vọng tưởng khôngthật để phá vọng tưởng, giai đoạn này có năng có sở rõ ràng. Sau đó dùngtrí quán vọng tưởng không thật, giai đoạn này cũng còn năng còn sở. Lầnlần không còn nhìn, không còn nói, không còn quán, chỉ giác biết là nó tan.Chúng ta thấy dường như không còn năng sở nữa, nhưng kỳ thật vẫn còn, chỉ khinào không còn quán, không còn chiếu, chỉ một tâm lặng lẽ sáng suốt như như mớithuần là Bản giác thanh tịnh không sanh không diệt, đây là chỗ cứu kính thành Phật.

Những bệnh chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng ở đâykhông phải là bệnh của phàm phu mà là bệnh của người tu chứng. Vì Phật muốn chochúng ta thể nhập được tánh Viên giác nên mới chỉ tế nhị như thế. Chúng ta tulà phải biết thấu đáo để khi tu, giả sử chúng ta thấy có tướng lạ gì, không lấyđó làm sở chứng sở đắc khoe khoang thành bệnh.

ÂM:

- Thiện nam tử, nhược tâm chiếu kiến nhất thiết giác giả giai vitrần cấu, giác sở giác giả bất ly trần cố, như thang tiêu băng, vô biệt hữubăng tri băng tiêu giả, tồn ngã giác ngã diệc phục như thị.

DỊCH:

- Này thiện nam, nếu tâm soi thấy tất cả cái giác đều là trầncấu thì cái giác sở giác chẳng lìa trần, như nước nóng làm tan băng, khôngriêng có băng biết băng tan, còn ngã để giác cái ngã cũng lại như thế.

GIẢNG:

Chính mình tu để mình giác cũng chưa phải, vì còn cócái sở giác để mình năng giác, năng sở là đối đãi, mà còn đối đãi là còn haibên cho nên không nhập tánh Viên giác được. Tới chỗ cuối cùng thì năng sở đềubặt, năng sở không còn mới đi tới chỗ cứu kính. Mục thứ tám của mười bức tranhchăn trâu chỉ là một vòng tròn không còn người chăn không còn trâu, người chănvà trâu phải tiêu vong mới đi tới chỗ chim bay về tổ, nước chảy về nguồn. Saucùng mới buông thõng tay vào chợ, chớ còn người chăn còn trâu là chưa xong. Vừathấy mình có cái để chứng để ngộ để liễu để giác là có lỗi. Phật mới ví nhưnước nóng mà chế trên băng. Nếu chúng ta cứ chế nước nóng trên khối nước đá thìnước đá sẽ tan. Khi tan ra nó có biết nó đang tan ra không? Không. Khi tan rathì nước nóng và nước đá có thành hai thứ hay không? Không. Như vậy, là năng sởkhông có, chính khi năng sở bặt dứt ấy mới nhập được tánh Viên giác.

Quí vị thấy Thiền sư không bao giờ chấp nhận hai bên,vì còn hai bên là còn năng sở, mà còn năng sở thì không bao giờ vào được biểnViên giác thanh tịnh. Như vậy là các Thiền sư đi vào chỗ không năng chứng sởchứng, năng ngộ sở ngộ, năng liễu sở liễu, năng giác sở giác, nên mới nhập vàođược thể Viên giác thanh tịnh. Các Thiền sư nói thấy được chỗ này rồi như ngườicâm nằm mộng. Nằm mộng thấy đủ thứ, sáng ra muốn kể cho người khác nghe, không biếtlàm sao mà kể. Chỗ này cũng vậy, nói ra là nằm trong năng sở. Nên Tô Ðông Phanói rằng: "Ban đêm thấy được tám muôn bốn ngàn bài kệ, sáng ra không biếttrình cái gì với người đây." Thiền sư Việt Nam thì nói: "Bất tương hàngữ dĩ truyền tâm (Không biết đem lời gì để truyền tâm cho được)."

ÂM:

- Thiện nam tử, mạt thế chúng sanh bất liễu tứ tướng, tuy kinhđa kiếp cần khổ tu đạo, đản danh hữu vi, chung bất năng thành nhất thiết Thánhquả. Thị cố danh vi chánh pháp mạt thế.

DỊCH:

- Này thiện nam, chúng sanh đời sau không rõ bốn tướng, tuy trảiqua nhiều kiếp cần khổ tu hành chỉ gọi là hữu vi, trọn không thể thành tựu đượctất cả Thánh quả. Cho nên gọi là chánh pháp mạt thế.

GIẢNG:

Ðức Phật nóinhững chúng sanh sau này tu hành không rõ bốn tướng, dù siêng năng tu hành màrốt cuộc chỉ thuộc về pháp hữu vi chớ không được thành Thánh quả. Tu như vậy làmạt pháp ở trong thời chánh pháp. Nếu chúng ta ở trong thời mạt pháp mà tu hànhphá được bốn tướng thì nói ngược lại là chánh pháp ở trong thời mạt pháp. Nhưvậy, chánh pháp hay mạt pháp là do chúng ta tu theo pháp hữu vi hay vô vi. Nếutu theo pháp hữu vi để thụ hưởng, đó là chánh pháp trở thành mạt pháp. Nay nếutu theo pháp vô vi để giải thoát sanh tử thì mạt pháp trở thành chánh pháp. Nhưvậy, chỗ chí yếu là phải đạt đạo chớ không phải đời này hay đời kia.

ÂM:

- Hà dĩ cố? Nhận nhất thiết ngã vi Niết-bàn cố, hữu chứng hữungộ danh thành tựu cố. Thí như hữu nhân nhận tặc vi tử, kỳ gia tài bảo, chungbất thành tựu.

DỊCH:

- Vì cớ sao? Vì nhận tất cả ngã làm Niết-bàn, có chứng có ngộgọi là thành tựu. Giống như người nhận giặc làm con thì gia bảo của họ trọnchẳng thành tựu.

GIẢNG:

Vừa nhận ngãtướng là nhận giặc làm con rồi vì ngã tướng là vô minh, mà nhận ngã tướng để tuthì cũng như ôm vô minh mà tu làm sao thành Thánh quả? Khác nào chứa giặc trongnhà, làm sao bảo trì được của báu? Cho nên muốn tu thành Thánh quả phải phá tanbản ngã, phải sống với chánh pháp. Nên trong nhà thiền thường nói "Phảitới chỗ đoạn mạng căn đó thì mới thể nhập được". Chớ còn thấy mình cần cócái để sống để chứng để đắc thì chưa qua nổi, nhà thiền gọi là lao quan, cáicửa chắc nhất, cứng nhất. Thoát qua cửa đó rồi mới nhập được tánh Viêngiác.

Ðức Phật đã hếtlời chỉ dạy chỗ cốt yếu, vậy chúng ta ráng nhận cho ra và nắm lấy yếu chỉ đó màtu hành, để khỏi phụ lòng Ngài và phụ chí xuất gia của mình.

ÂM:

- Hà dĩ cố? Hữu ngã ái giả diệc ái Niết-bàn phục ngã ái căn viNiết-bàn tướng.

DỊCH:

- Vì cớ sao? Vì ái ngã thì cũng ái Niết-bàn, dẹp được gốc ái ngãlà tướng Niết-bàn.

GIẢNG:

Vì còn ái ngã nênkhi tu chúng ta mong có được cảnh an vui như Niết-bàn. Vì thế Niết-bàn do lòngyêu thích của mình muốn được, rốt cuộc rồi cũng là gốc sanh tử, chưa phảiNiết-bàn cứu kính. Thường người Việt Nam khi đề cập đến cái sướng thì hay nóisướng như tiên, cảnh nào đẹp đẽ thì nói đẹp như cảnh tiên. Có nhiều người tu,được hỏi: muốn thành cái gì, họ trả lời: thành tiên. Tu mà muốn sướng như tiên,đó cũng là vì bản ngã mà tu. Còn chấp ngã là còn vô minh chớ chưa thật tỉnh,chưa thật giải thoát sanh tử. Chính vì vậy tôi thường nói, nếu ai tu theo đạoPhật mà quan niệm mình tu thiền nhưng Phật không dạy cách tu để cho thân khoẻmạnh sống lâu như đạo Tiên, thôi bây giờ mình lợi dụng pháp tu tiên để sống lâukhoẻ mạnh để có nhiều thời gian tu cho đạt đạo. Nghĩ như thế có lỗi không? Cóniệm muốn kéo dài mạng sống là còn ái ngã, còn ái ngã là còn vô minh, ôm vôminh để tu thì không bao giờ đạt được Thánh quả! Ðó là bệnh chớ không phải làÐạo, cũng không phải là Thiền. Chủ yếu của đạo Phật tu là phá ngã, vừa khởiniệm lập ngã là bệnh rồi. Sở dĩ chúng ta thích Niết-bàn vì biết Niết-bàn làcảnh an vui, và muốn chứng nhập để hưởng thụ, đó là lối tu hữu lậu chớ khôngphải vô lậu giải thoát.

ÂM:

- Hữu tắng ngã giả diệc tắng sanh tử, bất tri ái giả, chân sanhtử cố, biệt tắng sanh tử, danh bất giải thoát.

DỊCH:

- Có ghét ngã cũng ghét sanh tử, vì không biết ái chính là sanhtử, riêng ghét sanh tử gọi là không giải thoát.

GIẢNG:

Có người nóichúng ta khổ vì sanh tử nên chán ghét sanh tử, phải làm sao tu để ra khỏi sanhtử. Tôi xin hỏi: Ai ra khỏi sanh tử? Có phải ngã không? Thế nên ghét sanh tửkhông phải là giải thoát, vì còn ngã tướng. Người tu chân chánh thì không yêukhông ghét không cầu không mong, cứ nhậm vận mà tiêu mòn nghiệp cũ, và khôngtạo nghiệp đi trong sanh tử nữa mới là giải thoát. Ở thế gian có nhiều ngườithoạt nhìn thấy như họ hay lắm, nhưng đi sâu mới biết họ bệnh. Chẳng hạn nhưngười nam thấy nữ sắc thích lắm, đó là người bệnh đành rồi; nhưng có người namđối với nữ sắc, họ chê bai mạt sát, tránh né không dám nhìn, người ấy có bệnhkhông? Cũng bệnh luôn. Người tham đắm danh lợi không rời, đó là bệnh; cònngười luôn luôn chửi bới danh lợi, người ấy cũng bệnh luôn. Ngày xưa mấy ông đồNho thi rớt làm thơ, chúng ta đọc bài nào cũng thấy họ chửi bới danh lợi. Tạisao? Vì đi thi muốn đậu mà không đậu, nên tức mới chửi bới công danh. Nhữngngười chửi nhiều là ham danh lợi nhiều, bệnh cũng nhiều. Chính những ngườikhông yêu không ghét mới là người không bệnh. Khi hiểu kỹ rồi chúng ta thấy cõiđời này không có gì đáng yêu hay đáng chán, thế gian là như vậy, biết đúng lẽthật của nó thì có gì ưa chán nữa đâu. Phật, Bồ-tát đâu có chán ghét thế gian,các ngài còn tìm phương tiện đi vào thế gian này độ chúng sanh cho hết khổ kiamà!

ÂM:

- Vân hà đương tri pháp bất giải thoát? Thiện nam tử, bỉ mạt thếchúng sanh tập Bồ-đề giả, dĩ dĩ vi chứng vi tự thanh tịnh, do vị năng tận ngãtướng căn bản. Nhược phục hữu nhân tán thán bỉ pháp, tức sanh hoan hỉ, tiện dụctế độ. Nhược phục phỉ báng bỉ sở đắc giả, tiện sanh sân hận. Tắc tri ngã tướngkiên cố chấp trì, tiềm phục tạng thức, du hí chư căn tằng bất gián đoạn. Thiệnnam tử, bỉ tu đạo giả, bất trừ ngã tướng, thị cố bất năng nhập thanh tịnhgiác.

DỊCH:

- Làm sao biết được pháp không giải thoát? Này thiện nam, nhữngchúng sanh đời sau tu đạo Bồ-đề, do đã chứng chút ít mà tự cho thanh tịnh nhưngvẫn chưa đoạn tận gốc ngã tướng. Nếu lại có người khen ngợi pháp của họ, họliền sanh hoan hỉ, muốn độ người đó. Nếu lại chê bai chỗ sở đắc của họ, họ liềnsanh sân hận, tức biết ngã tướng kiên cố chấp trì vẫn còn ẩn núp nơi tạng thức vàluôn lai vãng ở các căn không gián đoạn. Này thiện nam, người tu kia không đoạntrừ được ngã tướng nên không nhập được tánh Viên giác thanh tịnh.

GIẢNG:

Ðức Phật chỉtướng ngã còn thầm thầm tế nhị vô cùng, chúng ta tu tập hạnh Bồ-đề giải thoát vàđược niềm vui vi diệu nho nhỏ cho là tâm được thanh tịnh, nhưng sự thật chưadứt được cội gốc bản ngã. Vì nếu có người tới khen pháp mình tu thì vui vẻ hàilòng, tới chê pháp mình tu tà vạy thì nổi giận hầm hầm. Vậy rõ ràng bản ngã cònkiên cố, còn chấp trì bền vững chưa mất, còn đang ẩn trong tàng thức, đang dạochơi nơi các căn nên vừa gặp cảnh liền phát ra. Biết vậy rồi chúng ta nên nỗlực tu, nỗ lực dè dặt đề phòng mình. Ðược yên ổn chút ít đừng cho là rồi, chờgặp cảnh mới biết.

Ở đây đức Phậtchỉ thêm cho chúng ta thấy một bệnh nữa là bệnh ái pháp. Ví dụ như ở đây, tôidạy quí vị tu thiền, quí vị tu một thời gian tâm được yên yên, có người tớikhen pháp tu thiền là đốn giáo thích hợp với người lý trí mạnh, quí vị sanh tâmvui mừng, muốn làm thầy tế độ người đó. Ngược lại có người tu Tịnh độ đến chêtu thiền là bậy, tu riết rồi điên, quí vị liền nổi giận cự với họ. Vì chúng tacòn chấp ngã nên khen pháp của ta thì ta vui mừng, chê pháp của ta thì ta liềnnổi giận. Pháp Phật dạy là để chúng ta tu cho tâm được an ổn, được lợi ích,nhưng chúng ta vì pháp mà tranh hơn thua thì mất lợi ích rồi. Ðối với người, aicần tu thì chúng ta sẵn sàng chỉ cho, ai không cần thì thôi. Người cho pháp tucủa chúng ta sai là cái thấy của họ, họ có quyền phê phán, chúng ta cự lại làmgì cho mất mình? Họ nói pháp tu thiền điên mà chúng ta tu không điên thì có hạigì đâu? Chúng ta nổi sân cự lại họ thì hóa ra tu thiền điên thật rồi! Mình tumình biết, ai khen ai chê cũng được. Học pháp để tu chớ không phải học pháp đểtranh hơn thua. Còn tranh hơn thua thì không phải là người chân chánh tu hành,vì sự tranh hơn thua gốc từ bản ngã. Người còn chấp ngã, dù là vi tế, vẫn cònvô minh thì làm sao nhập được tánh Viên giác thanh tịnh?

ÂM:

- Thiện nam tử, nhược tri ngã không, vô hủy ngã giả, hữu ngãthuyết pháp, ngã vị đoạn cố, chúng sanh thọ mạng diệc phục như thị.

DỊCH:

- Này thiện nam, nếu biết ngã không, không phá hoại ngã. Còn thấycó ta nói pháp, là chưa đoạn sạch ngã tướng, chúng sanh, thọ mạng cũng nhưthế.

GIẢNG:

Ðức Phật nói: Tuybiết ngã tướng là không, nhưng cũng không nên tìm mọi cách để miệt thị hủy hoạingã tướng. Nếu còn thấy ta là người thuyết pháp thì ngã tướng cũng chưa đoạn hết.Quí vị còn nhớ kinh Kim Cang định nghĩa: Thuyết pháp là không có người haythuyết, ấy gọi là thuyết pháp.

ÂM:

- Thiện nam tử, mạt thế chúng sanh, thuyết bệnh vi pháp, thị cốdanh vi khả lân mẫn giả. Tuy cần tinh tiến, tăng ích chư bệnh, thị cố bất năngnhập thanh tịnh giác.

DỊCH:

- Này thiện nam, những chúng sanh đời sau nói bệnh làm pháp, thếnên gọi là người đáng thương xót. Tuy cần mẫn siêng năng, nhưng tăng thêm cácbệnh. Thế nên không nhập được tánh Viên giác thanh tịnh.

GIẢNG:

Chúngta bây giờ nói pháp lànói bệnh làm pháp. Quí vị ráng nhớ cho kỹ chỗnày: Người nói pháp, nói một hồi thì đề cập đến nhóm của ta, đoàn thể của ta.ta và của ta là hơn hết, rồi đả kích người này nhóm kia. Người học đạo chânchánh phải hiểu cho thấu đáo, đừng nghe những vị hướng dẫn sai lầm rồi mắc kẹttrong đó. Chúng ta không khéo tu thì cái ngã này chưa phá vỡ lại chồng thêm cáingã khác, tu mãi ngàn đời cũng không giải thoát. Nói pháp của Phật mà nói khôngđúng nên thành bệnh. Lẽ ra đức Phật quở, nhưng Ngài đầy lòng từ bi, nên chỉ nóinhững người này đáng thương xót vậy, và nói chúng sanh đời sau nói bệnh làmpháp. Tuy có siêng năng tinh tấn nhưng chỉ làm thêm lớn bệnh của họ thôi, chớkhông thể vào được tánh Viên giác thanh tịnh.

ÂM:

- Thiện nam tử, mạt thế chúng sanh, bất liễu tứ tướng, dĩ Như Laigiải cập sở hành xứ vi tự tu hành, chung bất thành tựu.

DỊCH:

- Này thiện nam, những chúng sanh đời sau chẳng rõ bốn tướng, lấychỗ hiểu và hành của Như Lai làm chỗ tu hành của mình, trọn không thể thànhtựu.

GIẢNG:

Khuyếtđiểm lớn của chúng ta là chưa phá được bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giảmà lấy chỗ hiểu và hành của Như Lai làm chỗ tu hành của mình nên không thểthành Thánh đạo. Vì chưa phá chấp bốn tướng nên tu theo bản ngã, bởi chấp lờidạy và sở hành của Phật, không hiểu nghĩa lý Phật dạy, tu hành theo cái chấpriêng tư của mình nên không có kết quả.

ÂM:

- Hoặc hữu chúng sanh vị đắc vị đắc, vị chứng vị chứng, kiếnthắng tiến giả, tâm sanh tật đố. Do bỉ chúng sanh vị đoạn ngã ái, thị cố bấtnăng nhập thanh tịnh giác.

DỊCH:

- Hoặc có chúng sanh chưa được nói được, chưa chứng nói chứng,thấy người hơn mình tâm sanh tật đố. Bởi chúng sanh ấy chưa đoạn được ngã ái,cho nên chẳng nhập được tánh Viên giác thanh tịnh.

GIẢNG:

Ngườichưa được nói được, chưa chứng nói chứng, Phật gọi là tăng thượng mạn trongkinh Pháp Hoa. Thấy ai tu hơn mình, ai thuyết pháp hướng dẫn bổn đạo tu hànhchân chánh, Phật tử theo đông, sanh lòng đố kỵ, nên biết người này chưa đoạndứt ngã ái, bởi chưa dứt được ngã ái, nên họ không vào được tánh Viên giác.

ÂM:

- Thiện nam tử, mạt thế chúng sanh hi vọng thành đạo, vô linhcầu ngộ, duy ích đa văn, tăng trưởng ngã kiến. Ðản đương tinh cần hàng phụcphiền não, khởi đại dõng mãnh, vị đắc linh đắc, vị đoạn linh đoạn, tham, sân,ái, mạn, siểm khúc, tật đố, đối cảnh bất sanh, bỉ ngã ân ái, nhất thiết tịchdiệt. Phật thuyết thị nhân, tiệm thứ thành tựu, cầu thiện tri thức, bất đọa tàkiến. Nhược ư sở cầu, biệt sanh tắng ái, tắc bất năng nhập thanh tịnh giáchải.

DỊCH:

- Này thiện nam, chúng sanh đời sau mong được thành đạo, chẳng cầugiác ngộ chỉ cốt học nhiều, khiến cho tăng trưởng ngã kiến. Phải tinh tấn hàngphục phiền não, khởi đại dõng mãnh, những pháp chưa được khiến cho được, những cáichưa đoạn khiến phải đoạn, tham, sân, ái, mạn, siểm khúc, tật đố đối cảnh khôngsanh, ta người ân ái, tất cả đều vắng lặng. Phật nói người này thứ lớp thành tựu,cầu thiện tri thức chẳng rơi vào tà kiến. Còn nếu đối với sở cầu, riêng sanhyêu ghét, chắc chắn không thể vào biển Viên giác thanh tịnh được.

GIẢNG:

Tớiđây đức Phật chỉ cho chúng ta thêm một bệnh nữa là: Người tu chân chánh tuythành tâm cầu đạo, tham học nhiều mà không tu, chỉ tăng trưởng thêm đa văn, tứclà thêm ngã kiến.

Muốntiến đạo phải cố gắng hàng phục phiền não, khởi tâm đại dõng mãnh, những pháplành chưa được phải thực hiện cho được, pháp ác chưa đoạn phải đoạn dứt, đưatất cả những phiền não tham, sân, tắng, ái. vào chỗ tịch diệt. Khi gặp cảnhđáng sân không sân, gặp cảnh đáng tham không tham. Làm sao khi gặp cảnh nhữngthứ đó không khởi, được vậy thì Phật ấn chứng người đó thứ lớp được thành tựuđạo quả.

Phậtcòn dạy người tu phải cầu thầy sáng bạn tốt chỉ giáo để khỏi rơi vào tà kiến.Thêm nữa Phật bảo phải dè dặt, đối với thiện tri thức chớ sanh lòng yêu hayghét riêng, nếu sanh lòng yêu ghét không thể vào biển Viên giác được. Nghĩa làdù với bậc thầy dạy mình mà có niệm yêu ghét cũng khó vào biển Viên giác.

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa nhi thuyết kệngôn:

Tịnh Nghiệp nhữ đương tri

Nhất thiết chư chúng sanh

Giai do chấp ngã ái

Vô thủy vọng lưu chuyển

Vị trừ tứ chủng tướng

Bất đắc thành Bồ-đề

Ái tắng sanh ư tâm

Siểm khúc tồn chư niệm

Thị cố đa mê muộn

Bất năng nhập Giác thành

Nhược năng qui ngộ sát

Tiên khử tham sân si

Pháp ái bất tồn tâm

Tiệm thứ khả thành tựu

Ngã thân bản bất hữu

Tắng ái hà do sanh

Thử nhân cầu thiện hữu

Chung bất đọa tà kiến

Sở cầu biệt sanh tâm

Cứu kính phi thành tựu.

DỊCH:

Bấy giờ Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà nói kệ rằng:

Tịnh Nghiệp ông nên biết

Tất cả các chúng sanh

Ðều do chấp ngã ái

Luân hồi từ vô thủy

Chưa trừ được bốn tướng

Chẳng được thành Bồ-đề

Yêu ghét sanh nơi tâm

Siểm khúc còn các niệm

Cho nên nhiều mê muội

Không vào được thành Giác

Nếu hay về cõi ngộ

Trước dẹp tham sân si

Ái chẳng còn nơi tâm

Dần dần sẽ thành tựu

Thân ta vốn chẳng có

Yêu ghét từ đâu sanh

Người này cầu thiện hữu

Trọn chẳng rơi tà kiến

Chỗ cầu riêng sanh tâm

Cứu kính chẳng thành tựu.

GIẢNG:

Quívị thấy đức Phật trị hết tất cả bệnh cho chúng ta, thật là một bậc Ðại y vương.Nào là bệnh chấp ngã, ái ngã, ái pháp, ái sư. chúng ta phải dẹp hết những bệnhđó thì mới mong vào được biển Viên giác thanh tịnh, nếu không thì chúng ta trôilăn mãi trong vòng luân hồi. Ngài chỉ rất rõ người tu mà còn kẹt trong bốntướng, dù vi tế cũng không thành tựu đạo Bồ-đề, tâm còn niệm yêu ghét là còn mêmuội không vào được tánh Viên giác. Muốn vào cảnh giới giác ngộ thì phải bỏnhững bệnh tham, sân, si, ái ngã, ái pháp. mới thành tựu đạo Bồ-đề. Phật lạidạy: Sở dĩ chúng ta có yêu ghét là do chấp thân này thật, nếu chúng ta thấy rõthân này không thật có thì yêu ghét không từ đâu mà sanh. Người hiểu được lý vôngã và áp dụng tu hành thì tiến vào biển Viên giác không khó. Thêm nữa, chúngta tìm thầy học đạo đừng để rơi vào tà kiến và khi gặp thầy học đạo cũng đừngsanh tâm yêu ghét, nếu có yêu ghét thì chướng ngại trên đường tu. Bỏ yêu ghét ởthế gian mà sanh yêu ghét ở trong đạo cũng là bệnh. Hiểu cho thật kỹ tu hànhmới tiến được, hiểu không thật kỹ thì vừa mới hết bệnh này lại sanh bệnh khác.Người tu dùng pháp của Phật dạy cũng như người bệnh dùng thuốc vậy, biết bệnhbiết thuốc thì hết bệnh, nếu không thì lầm lẫn có hại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]