Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nakulapita-Sutta: Kinh về Tuổi già và sự Sáng suốt

18/11/201117:11(Xem: 4291)
Nakulapita-Sutta: Kinh về Tuổi già và sự Sáng suốt

NAKULAPITA-SUTTA

Kinh về Tuổi già và sự Sáng suốt
Hoang Phong

Nakulapita là mộtngười chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổi và thường hay đauyếu. Ông rất kính mến Đức Phật và Đức Phật cũng xem ông như một người con của mình.Mỗi khi Đức Phật đến vùng Bhagga thì thường hay ghé thăm ông, hoặc mỗi khi Nakulapitanghe tin Đức Phật sắp đi ngang vùng mình ở thì đều tìm đủ cách để gặp Ngài. Cáccuộc gặp gỡ giữa Đức Phật và Nakulapita đã lưu lại cho chúng ta nhiều bản kinh.Sau đây là một trong số các kinh ấy, với những lời dạy của Đức Phật về tuổi giàvà sự sáng suốt tâm thần.

Phần chuyển ngữ được dựa vào bản dịchtrực tiếp từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna (Les Entretiens du Bouddha, nxb Seuil,2001) và hai bản dịch khác từ tiếng Pa-li sang tiếng Anh: một của ThanissaroBhikkhu và BhikkhuÑanananda (Samyutta Nikaya An Anthology,Sn 22.1, 2007-2011), và một của Pya Tan (Samyutta Nikaya, The Connected Sayings of the Buddha, by Piya Tan, 2006).

*****

"Tôi từng được nghe như thế này:Có một lần Đấng Thế Tôn ngụ với các người dân vùng Bhagga, tại hang Bhesakala nơirừng Lộc Uyển, gần một nơi gọi là Samsumaragiri.

Trong dịp này và vào một hôm, ngườichủ gia đình Nakulapita thân hành tìm Đấng Thế Tôn để viếng thăm. Nakulapita tiếnđến gần Đấng Thế Tôn, đảnh lễ rồi ngồi sang một bên. Sau khi đã ngồi sang một bênliền cất lời như sau:

- "Bạch Thế Tôn, con quả là một người đã kiệt quệ, già nua, một ngườiđã trọng tuổi; thân xác bệnh tật, lắm khi thật đau đớn. Hơn nữa, không mấy khicon được dịp gặp Đấng Thế Tôn hoặc các đồ đệ của Ngài đã từng tu tập về cácphương pháp thăng tiến tâm linh (có nghĩa là không có mấydịp để được học hỏi). Con xin Ngài ban cho con những lời khuyên bảo, bancho con những lời chỉ dạy cần thiết giúp con tìm thấy an vui lâu dài".

Đức Phật bèn cất lời như sau:

- Thật thế, này người chủ gia đình, quả đúng như thế. Thân xác của con đãyếu, lưng đã còng. Khi đã mang một thân xác như thế mà cứ muốn có một sức khoẻtốt dù chỉ tạm thời thì đấy quả thật là một ước vọng điên rồ. Vì thế, này ngườichủ gia đình, con phải luyện tập [bằng cách nhắc nhở mình] như thế này: 'Dùthân xác tôi yếu đau, thế nhưng tâm thần tôi không bệnh tật gì'. Đấy là cách màcon phải cố gắng luyện tập".

Người chủ gia đình hân hoan đón nhậnlời chỉ dạy của Đấng Thế Tôn, tạ ơn Đấng Thế Tôn, sau đó kính cẩn đi một vòng chungquanh nơi Ngài đang ngồi rồi ra đi. Sau đó Nakulapita tìm gặp Vị Tôn Kính Xá LợiPhất (trong nguyên bản là AyasmantaSariputta, chữ Ayasmantacó thể tạm dịch là Vị Tôn Kínhhay Vị Đáng Kính, và đặc biệt chữ này trongkinh sách Pa-li chỉ được dùng để chỉ các vị đệ tử trực tiếp của Đức Phật).Nakulapita tiến đến gần rồi ngồi sang một bên. Vị Tôn Kính Xá Lợi Phất bèn hỏiNakulapita :

- "Này người chủ gia đình, sao [tôi thấy]các giác cảm của ông hômnay lại có vẻ an bình và tinh khiết đến thế. Dung nhan của ông thật sáng lạn. Cólẽ ông vừa mới được Đấng Thế Tôn giảng cho giáo lý, có phải thế không?".

Người chủ gia đình Nakulapita đáp lạinhư sau:

- "Thưa Vị Tôn Kính, quả đúng là như thế. Tôi được Đấng Thế Tôn rướixuống cho tôi tinh hoa của giáo lý".

- Này người chủ gia đình, hãy nói cho tôi biết tại sao ông lại được ĐấngThế Tôn rưới xuống cho ông tinh hoa của giáo lý như thế?

- Thưa Vị Tôn Kính, hôm nay tôi đến viếng Đấng Thế Tôn. Tôi tiến đến gầnNgài, đảnh lễ rồi ngồi sang một bên. Sau khi đã ngồi sang một bên, tôi cất lờinhư sau: "Bạch Thế Tôn, con quả là một người đã kiệt quệ [...], lắm khi thậtđau đớn, [...], và Đấng Thế Tôn bảo rằng:'Thật thế, này người chủ gia đình, quảđúng như thế. Thân xác của con đã yếu lắm.[...] Vì thế, này người chủ gia đình, con phải luyện tập như thế này: 'Dùthân xác tôi yếu đau, thế nhưng tâm thần tôi không bệnh tật gì. Đấy là cách màcon phải luyện tập'. Ngài nói với tôi như thế.

- Này người chủ gia đình, thế sao ông lại không nghĩ đến là cần phải hỏithêm Đấng Thế Tôn như thế này: 'Bạch Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy thêm là bằng cáchthức như thế nào để tâm thần không bị bệnh tật, trong khi thân xác phải gánh chịuốm đau?'

- Thật thế, Thưa Vị Tôn Kính, tôi từ xa đến đây để gặp ngài chính là đểđược nghe ngài giảng giải cho về ý nghĩa thật sự trong lời dạy của Đấng ThếTôn. Thật không gì bằng được chính ngài Xá Lợi Phất giải thích cho tôi ý nghĩatrong lời chỉ dạy mà Đấng Thế Tôn đã ban cho tôi.

- Vậy thì, này người chủ gia đình, hãy cố gắng chú tâm và lắng nghe nhé.Tôi sẽ giải thích cho ông điều ấy.

Vị Tôn Kính Xá Lợi Phất cất lời nhưsau:

- Trước hết này người chủ gia đình, [cần phải hiểu] tại sao thân xác vàtâm thần lại bị mọi thứ bị bệnh tật. Một người thường tình(tiếng Pa-li là puthujjana, có nghĩa là một người không hiểubiết gì về Đạo Pháp, M. Wijayaratna dùng nguyên chữ này và không dịch) tứckhông được hưởng sự giáo huấn nào (trong nguyên bản làassutava puthujjano, có nghĩa là những người chất phác, vì vào thời bấy giờ khôngmấy người được học hành và có cái may mắn được tu tập), không đủ sức nhậnra những gì khác thường nơi những bậc cao quý, không đủ khả năng hấp thụ nhữnglời giáo huấn của các bậc cao quý, không đủ sức nhận ra những gì khác thường nơicác vị hiền nhân, không hề bị thu hút bởi sự giáo huấn của những bậc hiền nhân,người này xem hình tướng vật chất(rûpa) là cái Ngã, hoặc xem cái Ngã chính là hình tướng vật chất. [Để rồi] tự nghĩ rằng: 'Tôi chính là hình tướng vật chất'hoặc tự nghĩ rằng: 'Hình tướng vật chất chính là của tôi',và cứ yên trí là như thế. Đến lúc cái hìnhtướng vật chấtấy biến đổi vì nguyên nhân của bản chất vô thường, tức là lúcmà hình tướng vật chấttrở thành khácđi, thì nơi hắn sẽ sinh ra sự ta thán, khổ nhọc, đau buồn, phiền muộn và bực dọc.

"Và hơn thế nữa, này người chủgia đình, con người thường tình (puthujjana) ấy không hề được hưởng sự giáo huấn,hắn không đủ sức nhận ra những gì khác thường nơi những bậc cao quý, [...] xem giác cảmvedanâ) là cái Ngã, hoặc làxem cái Ngã hàm chứa giác cảm, hoặc cáiNgã chính là giác cảm, hoặc cái Ngã nằmbên trong giác cảm. [Để rồi] hắn tựnghĩ rằng: 'Tôi chính là giác cảm'hoặctự nghĩ rằng: 'Giác cảm chính là của tôi',và cứ yên trí như thế. Đến lúc các giác cảmấy biến đổi vì nguyên nhân của bản chất vô thường, tức là lúc mà các giác cảmtrở thành khác đi, thì nơi conngười hắn sẽ sinh ra sự ta thán, khổ nhọc, đau buồn, phiền muộn và bực dọc.

"Và hơn thế nữa, này người chủgia đình, con người thường tình ấy không hề được hưởng sự giáo huấn, hắn không đủsức nhận ra những gì khác thường nơi những bậc cao quý, [...] xem sự nhận thức(sanna) là cái Ngã, hoặcxem cái Ngã hàm chứa sự nhận thức, hoặccái Ngã chính là sự nhận thức, hoặc cáiNgã nằm bên trong sự nhận thức. [Để rồi]hắn tự nghĩ rằng: 'Tôi chính là sự nhậnthức', hoặc tự nghĩ rằng: 'Sự nhận thứcchính là của tôi', và cứ yên trí như thế. Đến lúc sự nhận thức ấy biến đổivì nguyên nhân của bản chất vô thường, tức là lúc mà sự nhận thứctrở thành khác đi, thì từ nơi con người hắn sẽ sinh rasự ta thán, khổ nhọc, đau buồn, phiền muộn và bực dọc.

"Và hơn thế nữa, này người chủgia đình, con người thường tình ấy không hề được hưởng sự giáo huấn, hắn không đủsức nhận ra những gì khác thường nơi những bậc cao quý, [...] xem các thành phần cấu hợp duy ý(sự chủ tâm hay các tácý- sankhâra - còn gọi là hành uẩn)là cái Ngã, hoặc xem cái Ngã hàm chứa sự các thành phần cấu hợp duy ý, hoặc cái Ngã chính là các thành phần cấu hợp duy ý, hoặc cáiNgã nằm bên trong các thành phần cấu hợpduy ý. [Để rồi] hắn tự nghĩ rằng: 'Tôichính là các thành phần cấu hợp duy ý', hoặc tự nghĩ rằng: 'Các thành phần cấu hợp duy ý là của tôi',và cứ yên trí như thế. Đến lúc các thànhphần cấu hợp duy ýbiến đổi vì nguyên nhân của bản chất vô thường, tức là lúcmà các thành phần cấu hợp duy ý trởthành khác đi, thì nơi con người hắn sẽ sinh ra sự ta thán, khổ nhọc, đau buồn,phiền muộn và bực dọc.

"Và hơn thế nữa, này người chủ gia đình, con ngườithường tình ấy không hề được hưởng sự giáo huấn, hắn không đủ sức nhận ra nhữnggì khác thường nơi những bậc cao quý, [...] xem tri thức(vinnâna - consciousness) là cái Ngã, hoặc xem cái Ngã hàmchứa tri thức, hoặc cái Ngã chính là tri thức, hoặc cái Ngã nằm bên trong tri thức. [Để rồi] hắn tự nghĩ rằng: 'Tôi chính là tri thức', hoặc tự nghĩ rằng:'Tri thức chính là của tôi', và cứ yêntrí như thế. Đến lúc cái tri thứcấybiến đổi vì nguyên nhân của bản chất vô thường, tức là lúc mà cái tri thứcấy trở thành khác đi, thì nơicon người hắn sẽ sinh ra sự ta thán, khổ nhọc, đau buồn, phiền muộn và bực dọc.

"Này người chủ gia đình, chínhđấy là cách mà thân xác và tâm thần trở nên bệnh hoạn. Vậy đến đây chúng ta thửxét xem phải làm thế nào để giúp cho tâm thần tránh khỏi không bị bệnh hoạn,trong khi thân xác phải chịu mọi ốm đau. Một người đệ tử cao quý được hưởng sựgiáo huấn (sutavâ arya-savâko) quý trọng những bậc cao quý, noi theo giáo huấncủa những bậc cao quý, được giáo huấn bởi những bậc cao quý, ngưỡng mộ các vị hiềnnhân, noi theo sự giáo huấn của các vị hiền nhân, được giáo huấn bởi các vị hiềnnhân, hắn sẽ không xem hình tướng vật chấtlà cái Ngã, hoặc không xem cái Ngã chính là hình tướng vật chất. Hắn sẽ không tự nghĩrằng: 'Tôi chính là hình tướng vật chất'hay là 'hình tướng vật chất là của tôi',và hắn không hề bám vào cái ý nghĩ ấy. Đến lúc cái hình tướng vật chất ấy biếnđổi vì nguyên nhân của bản chất vô thường, tức là lúc mà cái hình tướng vật chấtấy trở thành khác đi,thì nơi con người hắn sẽ không xảy ra sự ta thán, [...], và bực dọc.

"Này người chủ gia đình, ngườiđệ tử cao quý ấy được hưởng sự giáo huấn, biết quý trọng những bậc cao quý,[...], sẽ không xem giác cảmlà cái Ngã, hoặc không xem cái Ngã chính là giáccảm. Hắn sẽ không tự nghĩ rằng: 'Tôichính là giác cảm'hay là 'giác cảmchính là của tôi',và hắn không hề bám vào cái ý nghĩ ấy. Đến lúc các giác cảmbiến đổi vì nguyên nhân củabản chất vô thường, tức là lúc mà cácgiác cảmtrở thành khác đi, thì nơi con người hắn không hề xảy ra sự ta thán,[...], và bực dọc.

"Này người chủ gia đình, ngườiđệ tử cao quý được hưởng sự giáo huấn, biết quý trọng những bậc cao quý, [...],sẽ không xem sự nhận thức là cái Ngã,hoặc không xem cái Ngã chính là sự nhậnthức. Hắn sẽ không tự nghĩ rằng: 'Tôichính là sự nhận thức'hay là 'sự nhậnthức chính là của tôi', và hắn không hề bám vào các ý nghĩ ấy. Đến lúc sự nhận thứcấy biến đổi vì nguyên nhâncủa bản chất vô thường, tức là lúc mà sựnhận thứcấy trở thành khác đi, thì nơi con người hắn không hề xảy ra sự tathán, [...], và bực dọc.

"Này người chủ gia đình, ngườiđệ tử cao quý ấy được hưởng sự giáo huấn, biết quý trọng những bậc cao quý, [...],sẽ không xem các cấu hợp duy ý là cái Ngã,hoặc không xem cái Ngã chính là các cấu hợpduy ý. Hắn sẽ không tự nghĩ rằng: 'Tôichính là các cấu hợp duy ý'hay là 'cáccấu hợp duy ý chính là của tôi', và hắn không hề bám vào cái ý nghĩ ấy. Đếnlúc các cấu hợp duy ý ấy biến đổi vì nguyên nhân của bản chất vô thường, tức làlúc mà các cấu hợp duy ýtrở thành khácđi, thì nơi con người hắn không hề xảy ra sự ta thán, [...], và bực dọc.

"Này người chủ gia đình, ngườiđệ tử cao quý ấy được hưởng sự giáo huấn, biết quý trọng những bậc cao quý, [...],sẽ không xem tri thức là cái Ngã, hoặckhông xem cái Ngã chính là tri thức.Hắn sẽ không tự nghĩ rằng: 'Tôi chính là trithức'hay là 'tri thứcchính là củatôi', và hắn không hề bám vào cái ý nghĩ ấy. Đến lúc cái tri thứcấy biến đổi vì nguyên nhâncủa bản chất vô thường, tức là lúc mà cáitri thứcấy trở thành khác đi, thì nơi con người hắn không hề xảy ra sự tathán, [...], và bực dọc.

"Này người chủ gia đình, đấy chínhlà cách giữ cho tâm thần không bệnh hoạn, trong khi thân xác phải chịu mọi thứ ốmđau".

Vị Tôn Kính Xá Lợi Phất đã giảng nhưthế. Người chủ gia đình Nakulapita thật sung sướng và cảm thấy hân hoan trướcnhững lời giải thích của Vị Tôn Kính Xá Lợi Phất.

*****

Vài lờigóp ý

Trên phương diện hình thức thì đây làmột bản kinh trọn vẹn và đầy đủ, tức gồm phần mở đầu và cả phần chấm dứt: phầnmở đầu cho biết về bối cảnh hình thành của bài kinh và phần chấm dứt là hiệu quảcủa bài kinh đối với người được nghe. Tương tự như hầu hết các bản kinh Tạng khác,mỗi câu kinh được lập đi lập lại nhiều lần và chỉ thay đổi một hay hai chữ, cóthể đấy là cách giúp để dễ nhớ, dễ học thuộc lòng và nhất là giữ cho câu kinh ítbị sai lạc. Nhờ vào cách lập đi lập lại bất tận đó mà các câu kinh được lưutruyền sau hàng nhiều trăm năm bằng cách truyền khẩu và sau đó là hàng ngàn nămbằng cách ghi chép, thế mà vẫn giữ được sự mạch lạc và chính xác một cách thậttuyệt vời, bởi vì nếu có một câu nào nhớ lầm (trong giai đoạn truyền khẩu) hay cómột chữ viết sai (trong giai đoạn ghi chép) thì đã có một câu khác tương tự để chỉnhlại.

Nakulapita là tên gọi thân mật của mộtngười lớn tuổi. Một số học giả, trong số này có Pya Tan và Môhan Wijayaratna, đãviết chữ này rời ra thành hai chữ là Nakula-pitâ. Chữ pitâ có nghĩa là "bố"(cha) và Nakula-pitâ thì có nghĩa "bốNakula",và vợ của người này mang tên là Nakulamata (Nakula-matâ) cónghĩa là "mẹ Nakula". Trongcác bản kinh Nakulapita, Đức Phật cũng đã gọi các nhân vật vừa kể bằng các tênthân mật của họ. Chi tiết này chứng tỏ cho thấy một vài nét thật "chân tình","nhân bản" và thật gần gũi với con người trong các kinh sách Phật GiáoNguyên Thủy. Trong khi đó thì Đại Thừa Phật Giáo phát triển sau đó có xu hướng chủtrương Phật Giáo là một tôn giáo như những tôn giáo khác vào thời bấy giờ, và nângĐức Phật lên một cấp bậc tối thượng và thiêng liêng, đồng thời khai triển thêm mộtsố khía cạnh trong giáo lý, nêu lên khái niệm về người bồ-tát và hình dung ra vôsố các vị thần linh và các vị Phật khác.

Ngoài ra còn một chi tiết khác cũng đángđể chú ý là Đức Phật đã giải đáp thắc mắc của Nakulapita bằng một câu giảng thậttrực tiếp nhưng rất bao quát và sau đó thì Xá Lợi Phất mới giảng giải thêm cho ôngta một cách chi tiết hơn, cả về nội dung cũng như về phép thực hành. Đây cũng làmột hình thức trình bày thường thấy trong kinh sách, tức là Đức Phật chỉ nêu lênchủ đề và các đệ tử của Ngài đứng ra thuyết giảng. Thí dụ như trường hợp của KinhBát-nhã Ba-la-mật-đa, trong kinh này Đức Phật ngồi một bên, lắng sâu vào thiền địnhvà đã cảm ứng cho Quán thế Âm thuyết giảng bản Tâm Kinh cho Xá Lợi Phất.

Trên phương diện nội dung thì kinh Nakulapitatrên đây sử dụng hai khái niệm căn bản của giáo lý là Ngũ UẩnVô Ngãđể phântích và chữa trị tâm thức bệnh hoạn của những người lớn tuổi. Thật vậy bệnh tậtvà các dấu hiệu già nua trên thân xác đôi khi có thể nhận biết khá dễ dàng, khôngcần phải khám nghiệm y khoa, thế nhưng khi bệnh tật và các dấu hiệu già nua xuấthiện trong tâm thức thì rất khó để nhận biết hơn.

Thí dụ như nếu bị lãng tai, ta nóichuyện oang oang mà không ý thức được là ta nói quá lớn tiếng, hoặc ta mở máytruyền hình quá to làm phiền người khác mà không hay biết. Đấy là trường hợp giác cảmbị suy thoái (bệnh tật) vì giànua, tiêu biểu cho uẩn thứ nhất gọi là Thụ(vedanâ).

Trời vừa nhá nhem tối là ta đã lo cài cửa, tronglòng lo sợ, đem đặt bên cạnh giường một cái gậy hay một con dao, khi nghe thấy mộttiếng động là tưởng tượng ra có ma hay một tên trộm lẻn vào nhà... Đấy là sự vậnhành của uẩn thứ ba gọi là Tưởng(sanna), tức có nghĩa là sự cảm nhậnhay nhận biếtxuyên qua trung gian củamột giác quan về một xúc cảmhay một khái niệmnào đó hiển hiện ra trong đầu,tức là một sự kiện nào đó mà ta đã có kinh nghiệm từ trước (tác động của nghiệp).Đấy là một thứ bệnh hoạn của người già nua gây ra bởi uẩn thứ ba.

Khi hình ảnh con ma hay tên trộm hiệnra trong đầu, ta vừa run bần bật vừa với cây gậy để sẵn sàng tự vệ, ấy là sự vậnhành của uẩn thứ tư gọi là Hành(sankhâra).Hành là "các nhân tố kết hợp"hay "sức mạnh thúc đẩy"đểtạo ra nghiệp. Tuy rằng ta chưa kịp khua chiếc gậy để đuổi ma hay đập lên đầu têntrộm, thế nhưng nghiệp cũng đã hình thành, bởi vì nghiệp là một ý định, một chủđính, một tác ý... phát sinh trong đầu. Bản kinh Nakulapita trên đây gọi "sức mạnh thúc đẩy"ấy là "các cấu hợp duy ý". Nghiệp phátsinh từ các tác ýhay các cấu hợp duy ý đó sẽ tác động ngay tứckhắc và tạo ra một bầu không khí lo âu, căng thẳng, sợ sệt và bệnh hoạn nơi ngườigià nua không hề biết tu tập (assutava puthujjano).

Đối với uẩn thứ năm gọi là Thức(vinnâna) tức là tri thức, thì xin đưa ra một thí dụ"vui vẻ" hơn. Ta chuẩn bị đi ra ngoài, thay quần áo, đội mũ lên đầu, tìm đôi giày, ngồi vàoghế và cúi xuống loay hoay buộc dây giày..., sau đó thì cầm chìa khóa và mở cửađịnh bước ra ngoài. Tuy nhiên chưa kịp bước ra ngoài thì lại thấy trời có gió vàkhá rét, ta vội quay vào đi tìm cái mũ để đội. Tìm mãi không thấy cái mũ đâu cả,ta bực bội, khó chịu, tự hỏi không biết có bỏ quên cái mũ ở nhà ai không, hay cóai dọn dẹp nhà cửa đem cất nó vào xó nào mà ta tìm không thấy. May mà không cóai ở nhà lúc ấy nếu không thì ta đã mắng cho một trận. Đấy là sự vận hành củatri thức đã suy thoái với tuổi tác và của nghiệp tạo ra bởi sự suy thoái đó (cóý định mắng một trận). Tri thức (consciousness) hay uẩn thứ năm tượng trưng chosự kết hợp tất cả các "thông tin" phát sinh từ các uẩn khác (thân xác,giác cảm, nhận thức, diễn đạt) để phối kiểm và tạo ra một sự hiểu biết mạch lạc.Thế nhưng trong trường hợp của một người lớn tuổi thì sự phối kiểm ấy lại trở nênthiếu mạch lạc và chính xác (đi tìm cái mũ mà không biết là chính mình đang độitrên đầu).

Bài kinh trên đây dạy rằng "lãngtai" (giác cảm) không phải là cáiNgãhay là cái của tôi, "nhận biết một tiếng động và ngỡ đấy là con mahay tên trộm" (sự nhận thức hay diễnđạt) không phải là cái Ngãhay cái của tôi, "sẵn sàng vung gậy để đuổima hay để đập lên đầu tên trộm" (tácý) không phải là cái Ngã, cũng khôngphải là cái của tôi, đi "tìm cáimũ đang đội trên đầu (tâm thứcxao lãng) và phát lộ sự bực dọc" khôngphải là cái Ngã, cũng không phải là cái của tôi. Đấy chỉ là sự vận hành củabốn uẩn thuộc tâm thức làm phát sinh ra các thứ xúc cảm và các tác ý trong tâmthức, chúng có thể phát hiện thành ngôn từ hay hành động trên thân xác. Nếu chúngta xem chúng là cái Ngã hay những biểu hiện của cái Ngã thì đấy là cách tạo ramọi thứ bệnh hoạn cho tâm thần.

Tóm lại, rất dễđể nhìn thấy sự suy thoái của cơ thể và bệnh tật trên thân xácphát sinh khi tuổi già đã đến, thế nhưng lại rất khócho ta để chận đứng quá trình ấy của sự già nua trên thân xác.Trái lại đối với tâm thức thì lại rất khóđể nhìn thấy những thứ bệnh tật tâm thần, bởi vì vô minh hiển hiện qua bóng dángcủa cái Ngã luôn tìm cách che đậy chúng để đánh lừa ta, thế nhưng những thứ bệnhtật tâm thần ấy lại có thể chữa khỏi được bằng những liều thuốc của giác ngộ.

Thân xác và tâm thức tương tác vớinhau một cách thật chặt chẽ, một thân xác khoẻ mạnh là một trong các điều kiện thuậnlợi giúp mang lại một tâm thức an vui, và một tâm thức lành mạnh luôn góp phầnkhông nhỏ để tạo ra một thân xác đủ sức đứng thẳng trên đôi chân của nó. Tuy thế,tâm thức và thân xác hàm chứa một số đặc tính và khả năng rất khác biệt nhau.Thí dụ một lực sĩ phải luôn luôn luyện tập mới giữ được các thành tích mà mình đãđạt được, sau đó vì tuổi tác hay kém luyện tập thì các thành tích ấy không còngiữ được nữa. Thế nhưng sự hiểu biết, ngoại trừ những sự hiểu biết sai lầm, sẽkhông bao giờ thụt lùi, tuy rằng sự hiểu biết đó vẫn phải lệ thuộc vào thân xácnhư một cơ sở chuyển tải. Khi nào cơ sở đó bị thoái hóa nặng nề hay hoàn toànsuy sụp thì khi đó sự hiểu biết đã đạt được từ trước mới bị lôi kéo theo.

Bài kinh trên đây dạy cho chúng taphải làm thế nào để duy trì được một thể dạng tâm thần lành mạnh, sáng suốt, khôngbệnh hoạn cho đến lúc thân xác hoàn toàn bị hư hoại. Thế nhưng muốn đạt được mộtthể dạng tâm thần tinh khiết và an vui thì phải luyện tập trước khi tuổi già kéođến, tức phải lấy đà khi thân xác còn đứng vững. Không nên chờ đến lúc tuổicao, khi mà lo sợ, hận thù, hoang mang, hối tiếc, oán hờn... đã tràn ngập trongtâm thức, thì khi đó mới nghĩ đến các phương pháp luyện tập trí nhớ, chú ý đếnviệc ăn uống dưỡng sinh, lo tập thể dục, múa tài chi, khí công..., và mỗi đêm uốngthuốc an thần trước khi lên giường.

Bài kinh trên đây là một liều thuốccực mạnh, không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những aimuốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bình và trong sáng. Thiếtnghĩ bài kinh là một liều thuốc thật triệt để, giúp loại bỏ vô minh để quán thấybản chất Vô Ngã của một cá thể. Thế nhưng tiếc thay liều thuốc cũng thật là khónuốt, bởi vì các khái niệm về vô ngã và ngũ uẩn không dễ để thấu triệt và đemra áp dụng. Dầu sao đi nữa nếu chỉ loại được một phần nào ý nghĩ sai lầm về sựhiện hữu của cái Ngã thì biết đâu việc này cũng đủ để giúp cho chúng ta giữ đượcsự thanh thản trong lúc ốm đau đang hành hạ thân xác, và tìm thấy một niềm anvui trong lúc tuổi già.

Bures-Sur-Yvette,16.11.11
Hoang Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]