- 1. Lời nói đầu
- 2. Nguồn gốc Kinh Pháp Cú
- 3. Vô thường và Vô ngã
- 4. Nhân quả và Nghiệp báo
- 5. Luân hồi
- 6. Tam độc: Tham, Sân, Si
- 7. Ái dục
- 8. Giới, Định, Tuệ
- 9. Người ngu và Người trí
- 10. Tam quy và Ngũ giới
- 11. Thập thiện
- 12. Lục độ Ba La Mật
- 13. Tứ diệu đế và Bát chánh đạo
- 14. Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả
- 15. Mầu áo cà sa
- 16. Hương vị giải thoát
- 17. Nghệ thuật thuyết pháp
- 18. Đạo Phật là đạo yêu đời
- 19. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
- 20. Tài liệu tham khảo
Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú
2. Nguồn Gốc Kinh Pháp Cú
Nguồn: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Kinh điển của Đạo Phật chia làm ba tạng: Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng mà người ta thường gọi là “Tam Tạng”. “Kinh” là những lời dạy về giáo lý do Đức Phật nói ra để dạy cho các đệ tử tu hành. Kinh bao gồm những bài thuyết pháp của Đức Phật từ buổi thuyết pháp đầu tiên tại Ba La Nại cho đến lúc Phật nhập Niết Bàn. “Luật” là những giới cấm Đức Phật đề ra để cho các đệ tử theo mà từ bỏ điều dữ, tu tập thực hiện điều lành, giữ cho thân và tâm được thanh tịnh. “Luận” là những sách do các đại đệ tử của Đức Phật viết để thảo luận, diễn giải và phát huy lý tưởng mầu nhiệm trong Kinh và Luật. Đối với những tư tưởng gia sâu sắc, uyên thâm, Luận Tạng là phần quan trọng nhất trong Tam Tạng bởi vì nó chứa đựng triết lý uyên thâm nhất của giáo lý Đức Phật, và ngược lại từ những bộ Luận Tạng này, giáo lý của Đức Phật đã được làm sáng tỏ thêm ra.
Kinh, Luật, Luận đều gọi là “Tạng” vì chữ tạng có nghĩa là cất, chứa. Trong ba Tạng kinh điển này chứa đựng đầy đủ toàn bộ giáo lý của Đạo Phật. Kinh điển của Phật giáo được chép lại thành hai thứ văn: văn Pali và văn Phạn (Sanskrit).
“Kinh Pháp Cú” (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của Đạo Phật. “Pháp” (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” (Pada) là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những câu ghi chép lời dạy của Đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, “Pada” còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada cũng thường được dịch là “Con Đường Chân lý” hay “Con Đường Phật Pháp”.
Kinh Pháp Cú là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của Đức Phật Thích Ca trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau. Những câu này do chính Đức Phật khi còn tại thế nói ra trong suốt gần nửa thế kỷ thuyết pháp của Ngài. Ngài giảng dạy bằng lời nói chứ không viết sách. Ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn thời các vị đại đệ tử của Đức Phật mới nhóm họp để đọc lại và ghi chép, kết tập những giáo pháp của Ngài. Các câu Pháp Cú được các vị đại đệ tử sắp xếp thành 423 bài “kệ”, chia ra làm 26 “phẩm” theo như hình thức hiện nay để cho thích hợp với giới độc giả và người nghe. Kinh Pháp Cú cũng được tụng đọc trong Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần đầu tiên này.
Kinh Pháp Cú tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Đọc những bài kệ trong kinh này người đọc cảm thấy như chính mình được trực tiếp nghe lời Phật dạy từ bao năm trước vọng lại. Mỗi bài kệ có thể xem là chứa đựng một cách súc tích và trung thành nhất những lời dạy, những giáo lý căn bản nguyên thủy của Đức Phật. Mỗi phẩm trong Kinh Pháp Cú đặt trọng tâm vào một đề tài chính, thí dụ “Phẩm Tâm”, “Phẩm Đức Phật”, “Phẩm Địa Ngục” v.v… Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú. Nhiều bài tương đối đơn giản và dễ hiểu nhưng nhiều bài không thể nào chỉ đọc một lần mà hiểu ngay hết được. Cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc thêm các tích truyện đi kèm và tra cứu thêm các bản chú giải.
Trong Kinh Pháp Cú người đọc sẽ thấy những lời dạy về triết lý và luân lý cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Những lời dạy cho hàng xuất gia tất nhiên không bao hàm hàng tại gia, nhưng những lời dạy cho hàng tại gia đương nhiên có thể áp dụng cho cả hàng xuất gia. Do đó dù ở cương vị nào người đọc cuốn kinh này cũng thu nhập được nhiều lợi ích thanh cao. Hơn nữa những người muốn đi tìm chân lý, dầu theo tín ngưỡng nào chăng nữa, đều có thể thấy hứng thú và bổ ích khi đọc bộ Kinh Pháp Cú này. Giới học giả và người có trình độ học thức Tây phương, không phân biệt niềm tin tôn giáo, đã nghiên cứu bộ Kinh Pháp Cú nhằm giúp họ phát triển về tâm linh để mà tự bản thân họ có thể thanh tịnh hóa tâm thức của mình khiến cho không còn bị nhiễm ô bởi đám mây vô minh che khuất. Ngày nay, nhiều người Âu Châu bắt đầu theo Đạo Phật và tìm hiểu kinh điển Phật Giáo. Họ nhận ra rằng kinh điển Phật Giáo thường chỉ nêu ra chân lý cho toàn thể nhân loại chứ không mang tính chất giáo điều.
Kinh Pháp Cú có những bài kệ được kết hợp với những ví dụ cụ thể rất sinh động, súc tích, và cảm hứng đến nỗi cuốn kinh có thể được xem như là bộ tuyển tập thánh điển cổ xưa nhất trên thế giới và là một trong những bộ thánh điển thiêng liêng nhất của Đông phương. Nhiều học giả quốc tế chuyên về tôn giáo và thần học đã từng nói đại ý rằng: “Kinh điển của Phật Giáo thật quả là nhiều, nhưng nếu giả dụ một ngày nào đó tất cả các kinh điển này bị thất lạc hay bị thiêu hủy đi hết mà chỉ còn lưu giữ lại được một cuốn Kinh Pháp Cú này thôi thì chúng ta cũng tạm coi như có đủ những gì cần thiết để noi theo giáo lý của Đức Phật”.
Tại các nước theo Phật Giáo Nam Tông các Sa di phải học thuộc lòng Kinh Pháp Cú. Riêng tại Việt Nam ta kinh này không được xếp vào danh sách các kinh để tụng niệm hàng ngày nên kinh ít được biết đến.
Kinh điển của Đạo Phật chia làm ba tạng: Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng mà người ta thường gọi là “Tam Tạng”. “Kinh” là những lời dạy về giáo lý do Đức Phật nói ra để dạy cho các đệ tử tu hành. Kinh bao gồm những bài thuyết pháp của Đức Phật từ buổi thuyết pháp đầu tiên tại Ba La Nại cho đến lúc Phật nhập Niết Bàn. “Luật” là những giới cấm Đức Phật đề ra để cho các đệ tử theo mà từ bỏ điều dữ, tu tập thực hiện điều lành, giữ cho thân và tâm được thanh tịnh. “Luận” là những sách do các đại đệ tử của Đức Phật viết để thảo luận, diễn giải và phát huy lý tưởng mầu nhiệm trong Kinh và Luật. Đối với những tư tưởng gia sâu sắc, uyên thâm, Luận Tạng là phần quan trọng nhất trong Tam Tạng bởi vì nó chứa đựng triết lý uyên thâm nhất của giáo lý Đức Phật, và ngược lại từ những bộ Luận Tạng này, giáo lý của Đức Phật đã được làm sáng tỏ thêm ra.
Kinh, Luật, Luận đều gọi là “Tạng” vì chữ tạng có nghĩa là cất, chứa. Trong ba Tạng kinh điển này chứa đựng đầy đủ toàn bộ giáo lý của Đạo Phật. Kinh điển của Phật giáo được chép lại thành hai thứ văn: văn Pali và văn Phạn (Sanskrit).
“Kinh Pháp Cú” (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của Đạo Phật. “Pháp” (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” (Pada) là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những câu ghi chép lời dạy của Đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, “Pada” còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada cũng thường được dịch là “Con Đường Chân lý” hay “Con Đường Phật Pháp”.
Kinh Pháp Cú là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của Đức Phật Thích Ca trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau. Những câu này do chính Đức Phật khi còn tại thế nói ra trong suốt gần nửa thế kỷ thuyết pháp của Ngài. Ngài giảng dạy bằng lời nói chứ không viết sách. Ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn thời các vị đại đệ tử của Đức Phật mới nhóm họp để đọc lại và ghi chép, kết tập những giáo pháp của Ngài. Các câu Pháp Cú được các vị đại đệ tử sắp xếp thành 423 bài “kệ”, chia ra làm 26 “phẩm” theo như hình thức hiện nay để cho thích hợp với giới độc giả và người nghe. Kinh Pháp Cú cũng được tụng đọc trong Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần đầu tiên này.
Kinh Pháp Cú tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Đọc những bài kệ trong kinh này người đọc cảm thấy như chính mình được trực tiếp nghe lời Phật dạy từ bao năm trước vọng lại. Mỗi bài kệ có thể xem là chứa đựng một cách súc tích và trung thành nhất những lời dạy, những giáo lý căn bản nguyên thủy của Đức Phật. Mỗi phẩm trong Kinh Pháp Cú đặt trọng tâm vào một đề tài chính, thí dụ “Phẩm Tâm”, “Phẩm Đức Phật”, “Phẩm Địa Ngục” v.v… Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú. Nhiều bài tương đối đơn giản và dễ hiểu nhưng nhiều bài không thể nào chỉ đọc một lần mà hiểu ngay hết được. Cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc thêm các tích truyện đi kèm và tra cứu thêm các bản chú giải.
Trong Kinh Pháp Cú người đọc sẽ thấy những lời dạy về triết lý và luân lý cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Những lời dạy cho hàng xuất gia tất nhiên không bao hàm hàng tại gia, nhưng những lời dạy cho hàng tại gia đương nhiên có thể áp dụng cho cả hàng xuất gia. Do đó dù ở cương vị nào người đọc cuốn kinh này cũng thu nhập được nhiều lợi ích thanh cao. Hơn nữa những người muốn đi tìm chân lý, dầu theo tín ngưỡng nào chăng nữa, đều có thể thấy hứng thú và bổ ích khi đọc bộ Kinh Pháp Cú này. Giới học giả và người có trình độ học thức Tây phương, không phân biệt niềm tin tôn giáo, đã nghiên cứu bộ Kinh Pháp Cú nhằm giúp họ phát triển về tâm linh để mà tự bản thân họ có thể thanh tịnh hóa tâm thức của mình khiến cho không còn bị nhiễm ô bởi đám mây vô minh che khuất. Ngày nay, nhiều người Âu Châu bắt đầu theo Đạo Phật và tìm hiểu kinh điển Phật Giáo. Họ nhận ra rằng kinh điển Phật Giáo thường chỉ nêu ra chân lý cho toàn thể nhân loại chứ không mang tính chất giáo điều.
Kinh Pháp Cú có những bài kệ được kết hợp với những ví dụ cụ thể rất sinh động, súc tích, và cảm hứng đến nỗi cuốn kinh có thể được xem như là bộ tuyển tập thánh điển cổ xưa nhất trên thế giới và là một trong những bộ thánh điển thiêng liêng nhất của Đông phương. Nhiều học giả quốc tế chuyên về tôn giáo và thần học đã từng nói đại ý rằng: “Kinh điển của Phật Giáo thật quả là nhiều, nhưng nếu giả dụ một ngày nào đó tất cả các kinh điển này bị thất lạc hay bị thiêu hủy đi hết mà chỉ còn lưu giữ lại được một cuốn Kinh Pháp Cú này thôi thì chúng ta cũng tạm coi như có đủ những gì cần thiết để noi theo giáo lý của Đức Phật”.
Tại các nước theo Phật Giáo Nam Tông các Sa di phải học thuộc lòng Kinh Pháp Cú. Riêng tại Việt Nam ta kinh này không được xếp vào danh sách các kinh để tụng niệm hàng ngày nên kinh ít được biết đến.