Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 47: Pháp hội bửu kế Bồ Tát thứ bốn mươi bảy

15/04/201314:08(Xem: 15728)
Phần 47: Pháp hội bửu kế Bồ Tát thứ bốn mươi bảy

Kinh Đại Bảo Tích

Phần 47: Pháp hội bửu kế Bồ Tát thứ bốn mươi bảy

Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Tôi nghe như vầy:

Một thuở, đức Phật ở tại nước La Duyệt Kỳ, núi Linh Thứu, cùng bốn vạn hai ngàn chúng Tỳ Kheo.

Tám vạn bốn ngàn Bồ Tát đều từ thế giới chư Phật mười phương đều đến tập hội. Chư Bồ Tát nầy đều đã thông đạt nhứt sanh bổ xứ, được vô sở trước vô chướng ngại, từ dũng mãnh phục tam muội mà xuất súc sanh, được thượng liên hoa tam muội, kim cương đạo tràng tam muội, thiện kiên trụ tam muội, thuần thục tu tam muội, tràng anh vương tam muội, kim cương tam muội, tịnh đức sự tam muội, phân biệt quyền hành đều được thân cận pháp của chư Phật, ở dưới Phật thọ hàng phục độ các ma giới mà được kiến lập Phật độ, được thành vô tận thuyết pháp tổng trì, được biết căn nguyên của tất cả chúng sanh, dùng biện tài vi diệu làm vui đẹp lòng đại chúng, là bước đi sư tử hùng mãnh vô úy, nếu vào giữa chúng hội thì ứng nghiệm thời nghi tuyên nói văn tự cú, thành tựu các hạnh thì dùng tướng oai đức để tự nghiêm sức, bỏ các sở hữu thế gian, xa rời các ngoại đạo, công đức hiển bày tiếng tăm suốt mười phương. Chư Phật ngợi khen công đức vô lượng, đều từ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến , nhứt tâm, trí huệ mà thành, tu tập đạo nghiệp từ vô số kiếp trăm ngàn na do tha, thấy biết bệnh của tất cả chúng sanh đúng bệnh cho thuốc đều khiến lành bệnh nhập vào pháp duyên khởi để bỏ các sự chấp đoạn diệt và có thường , đức hạnh thanh tịnh chí nguyện không vết nhơ tâm tánh sáng suốt, khai hóa quần sanh và đều nhiếp hộ khiến họ được thành tựu, dạy bảo rõ ràng ý được tự tại, thế lực kiên cường chẳng bỏ tâm từ, đầy đủ bảy thánh tài : tín, giới, văn, thí, tàm, quý và trí huệ, muốn độ chúng sanh nên dùng thiện phương tiện ở vắng vẻ rảnh rang cố sức tu tập thệ nguyện lành tốt, thánh đức vô lượng, tâm như hư không.

Danh hiệu của chư Bồ Tát ấy là :

Quang Quán Bồ Tát, Thường Minh Diệu Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát, Sư Tử Ý Bồ Tát , Sư Tử Bộ Bồ Tát, Sư Tử Lôi Âm Bồ Tát, Tôn Ý Bồ Tát, Kim Cương ý Bồ Tát, Kim Cương Bộ Bồ Tát, Kim Cương Tràng Bồ Tát, Kim Cương Chí Bồ Tát, Bộ Bất Ðộng Tích Bồ Tát, Ðộc Bộ Thế Bồ Tát, Thiện Minh Bồ Tát, Liên Hoa Mục Bồ Tát, Liên Hoa Tịnh Bồ Tát, Bửu Tịnh Bồ Tát, Câu Tỏa Bồ Tát, Bửu Tràng Bồ Tát, Bửu Sự Bồ Tát, Bửu Ấn Thủ Bồ Tát, Ðức Diệu Vương Bồ Tát, Tịnh Vương Bồ Tát, Chấp Ly Ý Vương Bồ Tát, Ðiện Quang Nghiêm Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Nhuyến Âm Bồ Tát,Vũ Âm Bồ Tát, Bất Ly Âm Bồ Tát, Ý Tịnh Bồ Tát, Lôi Âm Bổ Tát, Giải Phược Bồ Tát v.v…Còn có Phổ Thủ Chi v.v …mười sáu vị chánh sĩ, Chúng Hương Thủ v.v…sáu mươi Thánh sĩ, Tử Thị Chi v.v …ba mươi hai thanh tịnh hạnh sĩ, đây đều là chư Bồ Tát trong hiền kiếp vậy.

Còn có hàng ma Thiên Tử, Tịnh Phục Tịnh Thiên Tử, Thiện Diệu Thiên Tử, Hiền Hộ Thiên Tử, Hoạch Thắng Thiên Tử, Ỳ Thắng Thiên Tử, Tịch Hóa Âm Thiên Tử, Ý Tư Thiên Tử v.v … hai vạn Thiên Tử đều chí nguyện Ðại thừa.

Trời Tứ Thiên Vương, Thiên Ðế Thích, Phạm Thiên Vương, Ma Vương, Nhuyến Mỹ Thiên Tử, cùng vô số chư Thiên, Long Thần, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Nhơn và Phi Nhơn đồng câu hội.

Lúc ấy đức Thế Tôn cùng đại chúng vô số trăm ngàn quyến thuộc vây quanh mà vì họ thuyết kinh. Ðức Phật ngồi tòa đại sư tử thanh tịnh dũng mãnh vô úy làm sư tử hống, như mặt nhựt chiếu khắp, như mặt nguyệt tròn sáng, như lửa trừ tối, tòa sư tử ấy sáng chói oai quang hơn hẳn trời Thích Phạm, thân Phật lồ lộ như núi Tu Di hiện giữa đại hải. Kinh điển được đức Phật nói, trước sau lời ý đều diệu thiện, đầy đủ nghĩa hay cứu cánh thanh tịnh. Ðại Từ rộng tuyên bày Bồ Tát hạnh, giảng Bồ Tát pháp. Chỗ nên tuân tu gọi là tịnh hạnh.

Phương Ðông cách cõi nầy chín trăm hai mươi vạn Phật độ, có thế giới tên Thiện Biến, Phật hiệu Tịnh Trụ Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác đương hiện tại thuyết pháp. Bên đức Phật ấy có Bồ Tát hiệu La Ðà Lân Na Châu cùng chung với tám ngàn Bồ Tát, nơi Phật độ ấy bỗng ẩn mất, đến cõi Ta Bà nầy an trụ tại trời Phạm Thiên dùng một bửu cái che trùm cõi Ta Bà khắp mưa hoa trời đủ các màu sắc. Chư Bồ Tát ấy ở tại Phạm Thiên nói kệ rằng :

Chư Thiên nhơn dân được lợi lành
Lòng nguyện thấy Phật Thích Sư Tử
Vì tiêu khổ não các việc tục
Tâm ngưyện kiên cố tu Phật đạo
Vô số Bồ Tát như hằng sa
Ðược thành Phật đạo lìa ưu phiền
Tôi từ phương Ðông mà đến đây
Thế giới tên là Thiện Biến
Phật hiệu Tịnh Trụ hiện giáo hóa
Tôi muốn được lạy Thích Sư Tử
Giả sử có người muốn nghe pháp
Hoặc thấy mười phương chư Bồ Tát
Như muốn đảnh lễ đức Thế Tôn
Phải mau gấp đến núi Linh Thứu
Chư đại Ðạo Sư khó được gặp
Pháp yếu kinh điển gặp cũng khó
Thân người khó được rỗi rảnh khó
Tin chắc cấm giới còn khó hơn
Giả sử hiện thời tạo đức bổn
Thì thấy chúng sanh tối và tà
Có thể khai thị khiến diệt độ
Mau cùng nhau đến chỗ đức Phật
Nếu muốn giải thoát ba ác thú
Ðể được nhơn thiên chỗ an ổn
Sớm chứng vô vi tiêu sanh tử
Phải mau đến chỗ đức Như Lai
Ðấng đại Y Vương thí cam lộ
Ðấng đại Ðạo Sư chỉ đường chánh
Ðấng đại Pháp Vương cầm pháp bửu
Hàng phục tất cả loải chúng sanh.

Bửu kế nói kệ ấy rồi đem tiếng kệ ấy truyền rao khắp cõi Ðại Thiên.

Nghe tiếng kệ ấy, Tôn giả Xá Lợi Phất bạch đức Phật : « Bạch đức Thế Tôn ! Tiếng kệ nghĩa vi diệu ấy tử đâu phát xuất ? ».

Ðức Phật phán dạy : « Nầy Xá Lợi Phất ! Cách đây về phương Ðông chín trăm hai mươi vạn Phật độ, có thế giới tên Thiện Biến, Phật hiệu Tịnh Trụ Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác hiện tại thuyết pháp. Hầu hai bên đức Phật ấy có Bồ Tát tên Bửu Kế cùng chung với tám ngàn Bồ Tát đồng đến cõi Ta Bà nầy muốn thấy ta để thưa hỏi kinh pháp , cũng muốn thấy chư Bồ Tát mười phương tại pháp hội, nên dừng ở Trời Phạm Thiên nói kệ và khiến kệ ấy truyền khắp cõi Ðại Thiên cho vô số chúng sanh gieo trồng cội lành đồng đến chỗ ta, Thích Ca Mâu Ni Phật.

Bấy giờ Bửu kế Bồ Tát cùng tám ngàn Bồ Tát và vô số Thiên Tử vây quanh, trỗi trăm ngàn kỹ nhạc, mưa các thứ diệu hoa, phóng đại quang minh chấn động cõi Ðại Thiên, đến chỗ đức Phật đảnh lễ chưn Phật, nhiễu quanh Phật bảy vòng rổi đứng trước Phật.

Bửu Kế Bồ Tát bạch đức Phật : « Bạch đức Thế Tôn ! Ðức Tịnh Trụ Như Lai kính thăm vô lượng ý chí khương ninh đi đứng khinh tiện thế lực an ổn chăng ?

Ngưỡng mong Thế Tôn ban ân lành vì chư Bồ Tát mà ban dạy điều phải nên làm. Bồ Tát theo đó được đầy đủ cứu cánh thanh tịnh, mặc giáp tất cả công đức, chứa đầy hạnh lành bình đẳng thanh tịnh tu thân. Thấy sở niệm của tất cả quần sanh xem tướng hành của họ rổi theo sờ ưng mà khai hóa. Dùng trí huệ làm dâm nộ si mà giảng thuyết pháp khiến nên diệu hạnh.

Nếu thấy chúng ta ở nơi tà pháp thì vì họ mà diễn bày giáo pháp bình đẳng.

Ðược chư Như Lai hộ niệm giúp đỡ. Tất cả mọi loài chúng sanh đều được nương nhờ. Tất cả chúng ma không thể phá hoại. Ðược thấy chư Phật không hề trở ngại. Chỗ được tuân tu đều thành hạnh thanh tịnh của Như Lai .

Những lợi lành như vậy do nhơn gì mà được ? ».

Ðức Phật phán dạy Bửu Kế Bồ Tát : « Lành thay, lành thay, nầy Tộc Tánh Tử ! Ông hay hỏi đức Như Lai những nghĩa như vậy. Lắng nghe lắng nghe khéo suy nghĩ. Ta sẽ giải nói hạnh thanh tịnh của chư Bồ Tát thật hành''.

Bửu Kế Bồ Tát và đại chúng vâng lời dạy lắng nghe.

Ðức Phật phán dạy : « Nầy Tộc Tánh Tử ! Bồ Tát có bốn pháp, thật hành theo đây thì được thanh tịnh :

Một là hành độ vô cực Ba la mật đa.

Hai là thường phài huân tu đạo phẩm của chư Phật .

Ba là đầy đủ thần thông.

Bốn là khai hóa chúng sanh.

Bồ Tát hành độ vô cực thì chỗ được khuyến trợ không đâu chẳng cùng khắp, vào tất cả cội công đức.

Bồ Tát tu đạo phẩm là sử dụng đại tử biết rõ đúng thời vào đại trí huệ.

Bồ Tát có đủ thần thông là phân biệt tâm niệm hành nghiệp thiện ác của nhơn dân.

Bồ Tát khai hóa chúng sanh là đại bi kiên cố biết rõ chí nguyện căn tánh của tất cả mọi loài.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Sao gọi là Bồ Tát bố thí độ vô cực thật hành thanh tịnh ? Ðó là tâm tập xan tham đều vứt bỏ cả, tâm tập bố thí đã có thể phóng xả, phá mất sự tham ái xấu dơ, khuyên gắng bố thí, tất cả sở hữu ban cho chẳng tiếc. Bồ Tát làm việc bố thí rồi mà ở nơi bốn sự chẳng có quan niệm sai biệt :

Một là các loài chúng sanh không sai biệt.

Hai là tất cả kinh pháp chẳng sai biệt.

Ba là chỗ được khuyến trợ cũng không sai biệt

Bốn là chí tánh bố thí cũng không sai biệt.

Thế nào là ở nơi chúng sanh không có sai biệt ? Bồ Tát chẳng quan niệm : tôi sẽ thí cho người nầy không cho người kia, thí người nầy được phước nhiều, thí người kia được phước ít, hậu thí cho người nầy bạc thí cho người kia, cúng thí đây xong đến thí cho kia, nên thường thí đây đôi lần thí kia, đích thân mang thí đây không cần đích thân đến thí cho kia, thí đây đầy đủ thí kia sơ sài, người nầy giữ giới người kia phá giới, người nầy được đại chúng giúp đỡ người kia ít được giúp đỡ , người nầy hay trọn đức chúng giúp đỡ người kia không được trọn, người nầy tu chánh người kia hành tà, người nầy hay thật hành hạnh bình đẳng người kia đọa lạc nghiệp tà vạy.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Bồ Tát bố thí đều nên vứt bỏ các thứ tâm niệm như vậy mà tu tâm bình đẳng chẳng có sai biệt, thường nhờ đến chúng sanh mả cung ứng với tâm niệm bình đẳng để khai hóa họ, ý chí bình đẳng, từ bi vui vẻ cứu hộ không hề sót quên. Nói bình đẳng là như hư không chẳng có tăng giảm. Ðây gọi là chúng sanh không có sai biệt ».

Ðức Phật phán dạy Bửu Kế Bồ Tát : « Thế nào là các pháp chẳng sai biệt ? Giả sử Bồ Tát thuyết pháp mà tuyên bình đẳng, cũng chẳng quan niệm người phụng tu thì tôi sẽ cho kinh kẻ chẳng thuận pháp sẽ không cho, nếu đủ tất cả pháp tôi sẽ cho còn người không đủ sẽ không cho, người muốn hưng đạo giáo thật hành pháp thí mà bố thí cho phàm phu chẳng gọi là tổn hao bố thí cho hiền thánh chẳng gọi là trưởng ích, lại biết pháp vốn thanh tịnh bình đẳng không sai biệt vì lẽ ấy mà chỗ bố thí nên bình đẳng. Ðây là ở nơi các pháp chẳng sai biệt.

Thế nào là chỗ được khuyến trợ cũng không sai biệt ?

Những vật bố thí cùng đồ cúng dường có được khuyến trợ Bồ Tát cũng không quan niệm sai biệt. Nếu lúc bố thí, Bồ Tát chẳng quan niệm tôi sẽ được phước mong ngôi vị Ðế Thích, Phạm Vương, chư Thiên, chẳng ham chỗ năm loài sanh tử xoay vần, chẳng cầu thừa Thanh Văn, Duyên Giác. Chỗ bố thí chỉ dùng chí nguyện cầu đạo vô thượng chánh nhơn. Ðây gọi là khuyến trợ mà chẳng sai biệt.

Thế nào là chí tánh bố thí chẳng sai biệt ? Những gì được phóng xả ? Bổ Tát chí tánh ở nơi đạo, không có lòng sai biệt, hiệp hội cùng biệt ly tâm Bồ Tát không hề tăng giảm, chẳng cần đền đáp chỉ mong khai hóa tế độ kẻ chẳng bằng vượt đến bờ kia, tâm Bồ Tát nầy chất phác không có dua siểm, hoài bão đốc biến đổi, khi bố thí vật trân ái lòng rất vui mừng, có ai đến cầu xin mà có thể thí cho được thì Bồ Tát nầy càng vui mừng hơn. Ðây gọi là Bồ Tát chí tánh bố thí cũng chẳng sai biệt.

Trên đây là Bồ Tát thí độ vô cực không có sai biệt vậy ».

Ðức Phật phán tiếp : « Còn có tám sự vứt bỏ đương lúc thật hành việc bố thí :

Một là chẳng thấy ngô ngã, hai là chẳng thấy có người, ba là chẳng thấy có thọ mạng, bốn là chẳng thấy có đoạn diệt, năm là chẳng thấy có thường, sáu là chằng an trụ ba chỗ, bảy là chẳng thấy chỗ không có, tám là nếu bố thí phài nghiêm tịnh bố thí.

Bồ Tát bố thí trừ bỏ bốn trụ nghiệp :

Một là bỏ phi pháp thì dùng kinh điển khai hóa phàm phu. Hai là bỏ tâm Thanh Văn chí cầu đại đạo. Ba là bỏ pháp Duyên Giác mà tu pháp bình đẳng. Bốn là xa lìa những chỗ y ỷ chấp trước.

Bồ Tát còn rời lìa bốn điều tư tưởng : thường tưởng, an tưởng, tịnh tưởng và ngã tưởng.

Còn có bốn sự là bố thí thanh tịnh : thân tịnh, ngôn tịnh, tâm tịnh và tánh tịnh.

Còn cò ba sự bố thí vượt khỏi các trở ngại : bỏ lòng hy vọng, bỏ lòng hờn giận và lìa Tiểu thừa.

Còn có ba sự xa lìa thì bố thí rời khỏi các sợ sệt : bỏ cống cao, lìa khinh mạng và xa ma nghiệp.

Còn có bốn bố thí dùng pháp được ấn chứng : nội không, ngoại không, nhơn không và đạo không.

Còn có bốn bố thí chỉ chuyên tinh tiến : Cho chúng sanh no đủ, đầy đủ Phật pháp, thành tựu đủ tướng hảo nghiêm dung và sửa sang thanh tịnh Phật độ.

Còn có bốn bố thí lòng thường chẳng quên bỏ : Ý thường nhớ đạo pháp, thường muốn thấy Phật, tu tâm đại từ và diệt trừ uế cấu trần lao của chúng sanh.

Còn có ba bố thí nghiêm tịnh đạo tràng : Thanh tịnh mình, thanh tịnh người và đến đạo tràng thanh tịnh.

Còn có bốn bố thí chỗ đem cho thanh tịnh : Dùng trí huệ bố thí, hay làm vui đẹp lòng chúng sanh, rành rẽ khuyến trợ và hiểu rõ quan sát kinh điển.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Ðó là pháp nên được tu của Bồ Tát bố thí độ vô cực thành hạnh thanh tịnh ».

Ðức Phật phán bảo Bửu Kế Bồ Tát : « Nầy Tộc Tánh Tử ! Bồ Tát hành giới độ vô cực có một sự thành hạnh thanh tịnh : Ðó là hiểu tâm Bồ Tát không ngang sánh, tâm ấy siêu quá tất cả thế gian tối tôn vô tỉ, vượt trên tâm các Thanh Văn, Duyên Giác, tâm ấy hay hàng phục tất cả các ma, vào trong chúng sanh, đến chỗ nào đều thành danh đức làm vô lượng bửu, các pháp được tuân tập khắp hộ trì lòng chưa hề quên. Ðây là một sự thành hạnh thanh tịnh.

Còn có hai sự giới độ vô cực thành hạnh thanh tịnh : Thường có lòng từ mẫn không hại chúng sanh và tâm chí ở nơi đạo điều như tánh hạnh.

Còn có ba sự giới độ vô cực thanh tịnh :

Một là thân thanh tịnh ba điều thì giới không thiếu sót rốt ráo trọn đủ.

Hai là ngôn thanh tịnh tất cả lời được nói ra không có dua gièm.

Ba là ý thanh tịnh trừ bỏ các tham dục sân hại cấu uế.

Còn có bốn sự giới độ vô cực thanh tịnh : Ðủ giới thanh tịnh, giữ giới cấm chẳng phạm, dùng giới pháp ấy giáo hóa chúng sanh và thấy người trì giới thì kính họ như kính Phật.

Còn có năm sự giới độ vô cực thanh tịnh : Chẳng tự khen mình, chẳng chê người, bỏ chí Thanh Văn, lìa ý Duyên Giác và không hề tham trước.

Còn có sáu sự giới dộ vô cực thanh tịnh : Thường niệm Phật chẳng phạm cấm giới, thường niệm kinh Pháp thuận tu chánh hạnh, thường niệm Thánh chúng chẳng trái Phật giáo, thường niệm bố thí bỏ hết trần dục, thường niệm cấm giới chẳng còn tham mộ tất cả ngũ thú và thường niệm chư Thiên tuyên những đức lành.Còn có bảy sự giới độ vô cực thanh tịnh : Ðốc tin ưa thích pháp chư Phật, thường nhớ tàm tu làm trọng nhiệm của chúng, thường nhớ quý thẹn suy nghĩ pháp đạo phẩm mà chẳng tự cao đại, luôn hòa ái chẳng não phiền hình người, không tàn hại sợ tội họa đời sau, chẳng làm phiền nhiễu người ngăn lòng lo buồn và thấy chúng sanh tại khổ não thì xót thương họ.

Còn có tám sự giới độ vô cực thanh tịnh : Không dua gièm, không lòng mong cầu, chẳng tham lợi dưỡng, bỏ tham lam, không ỳ lại, biết vừa đủ nơi sở hữu của mình, hành hiền thánh thiền định đủ lòng đạm bạc, ở chỗ rảnh vắng không tiếc thân mạng và thích ở một mình xa lìa chúng hội, ưa đạo pháp sợ ba cõi chẳng lấy vô vi.

Còn có chín sự giới độ vô cực thanh tịnh : Y luật giáo hóa chúng sanh cho họ đắc độ, lần lần tập chánh định để tu sửa tâm họ, khiến tâm cứu cánh chẳng có lòng nóng giận, tìm cầu sự tịch mịch ngăn tâm động niệm, tập làm oai nghi lễ tiết nghiêm chánh, vượt qua cấm giới chằng thấy thân mình, chưa hề khi hoặc xót thương quần sanh có đủ Ðại thừa, cứu cánh thành tựu giới hạnh chẳng còn thiếu kém và lòng thường hoài niệm siêng tu đức lành.

Còn có mười sự giới độ vô cực thanh tịnh : Thanh tịnh thân ba việc, thanh tịnh khẩu bốn việc, thanh tịnh ý ba việc, nhớ bỏ dua gièm chí tánh chất trực chẳng nhỏ nhen, tâm tánh vào khắp tất cả không ai chẳng nhờ tế độ, tất cả cảm giác đều biết tiết hạn lấy lòng thương làm gốc đều cởi mở các kiết sử, tâm không cứng rắn giáo hóa chúng sanh đều dùng hạnh điều hòa, thường tu thân mình thấy kẻ đồng hàng thì khép nép cung kính, với chúng giúp đỡ thì khuyên dạy pháp sự và cung cấp áo cơm khiến lìa bỏ nghiệp thế gian.

Còn có hai sự giới độ vô cực thanh tịnh : Bị người hủy nhục thà chết chớ chẳng phạm cấm giới chẳng khởi tưởng niệm chẳng mộ của cải và không xoay quanh tham cầu tất cả các pháp giới hạnh rỗng không vô tướng.

Còn có hai sự : Nội tịnh trừ các cảm xúc và ngoại tịnh bỏ các cảnh giới .

Còn có hai sự : Thanh tịnh đạo tâm của mình vì hiểu tướng tự nhiên và giới phẩm thanh tịnh vì không có các tướng vậy.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Ðó là Bồ Tát giới độ vô cực hạnh thanh tịnh ».

Ðức Phật phán dạy Bửu Kế Bồ Tát : « Nầy Tộc Tánh Tử ! Thế nào là Bồ Tát nhẫn độ vô cực hạnh thanh tịnh ?

Nếu bị người mắng nhiếc Bồ Tát nín nhịn không mắng lại là khẩu thanh tịnh , bị đánh chịu đau không đánh trả là thân thanh tịnh, bị giận thì thương mà không hận là ý thanh tịnh, bị hủy nhục mà không oán hờn là tánh thanh tịnh.

Lại nữa, Bồ Tát nếu nghe có kẻ phát lời thô lỗ vì hộ chúng sanh mà chẳng khởi giận hờn, dầu có bị đao gậy chém đập, bị ngói đá ném đánh, vì hộ đời sau nên chẳng có lòng giận hại. Dầu bị rã rởi chi thể, Bồ Tát chẳng vì đó mà lo buổn bởi thuận theo đạo vậy. Bị người đòi cầu chẳng hề hờn giân bởi tế độ bốn ơn vậy. Phát tâm đại từ mà chẳng sân giận bởi gần Phật đạo vậy. Sanh tâm đại bi bởi đầy đủ đại nguyện vậy. Công huân bủa rộng không ai chẳng phụng mạng bởi nhiều lòng thương vậy. Lòng nhơn từ nói lời ca ngợi công đức chỗ đem bố thí đều vì đạo pháp bởi xa bỏ thiên ma vậy. Lại nữa, Bồ Tát niệm Phật đạo mà hành nhẫn nhục vì thành tựu thân Phật vậy. Nếu niệm giác ý mà hành nhẫn nhục vì đủ thập lực vậy ? Nếu niệm trí huệ mà hành nhẫn nhục vì để đủ tam đạt vô chướng ngại vậy. Niệm thương xót mà hành nhẫn nhục vì thành lòng đại từ vậy.Niệm độ hư vọng mà hành nhẫn nhục vì trọn lòng đại bi vậy. Niệm không kinh sợ như sư tử chứa vì vô sở úy vậy. Niệm vô kiến đảnh tướng mà hành nhẫn nhục vì ở giữa chúng sanh mà không tự cao đại vậy. Niệm đủ tướng hảo mà hành nhẫn nhục vì muốn cứu tế khắp các thế gian vậy. Ðủ các Phật pháp mà hành nhẫn nhục vì thành tựu thông tuệ vậy !

Nầy Tộc Tánh Tử ! Có hai sự pháp mà sức nhẫn nhục thanh tịnh : Chuyên ròng tu đạo nghiệp và hiệp họp nghĩa lực. Bị người nặng lời mà hay nhẫn nhịn thân tâm an lạc, đó là hiệp họp nghĩa lực. Nơi tất cả pháp không hề chấp trước mà hành nhẫn nhục đó là tu đạo nghiệp.

Người có tâm nhẫn thanh tịnh thì hay nhẫn nhịn chúng sanh biết rõ không có người, nhẫn được các pháp thảy đều đạm bạc, đây là tịnh nhẫn. Tại sao ? Vì ở nơi ấy không có gì là đáng nhẫn và chẳng phải nhẫn. Nơi tất cả pháp không có gì để được mới gọi là nhẫn. Nơi ngưởi nhẫn cũng chẳng thấy có, nơi tất cả pháp không chỗ chấp trước mới gọi là nhẫn. Không chỗ nương, không chỗ nhẫn chẳng thọ các pháp đây gọi là nhẫn, chẳng lấy sở thủ cho là nhẫn nhục vậy.

Người chẳng chấp ngã nhơn thọ mạng các pháp đây gọi là nhẫn nhục. Người chẳng chấp có thân mạng xem như loại tường vách ngói đá mới gọi là nhẫn vậy.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Bồ Tát có hai nhẫn : một là hiểu rõ thân thể chi phần ly tán, hai là biết rõ các pháp đều bổn vô, như vậy mới thành nhẫn nhục.

Ðây là Bồ Tát nhẫn độ vô cực hạnh thanh tịnh".

Ðức Phật phán dạy Bửu Kế Bồ Tát : " Nầy Tộc Tánh Tử ! Thế nào là Bồ Tát tinh tiến độ vô cực thành hạnh thanh tịnh ?

Bồ Tát chẳng bỏ đạo tâm, nơi công nghiệp được làm chẳng hề khiếp nhược, thường siêng tu tập mà chẳng ngủ nghỉ, chẳng rời cội công đức, chứa họp công dức, nơi độ vô cực chẳng thối chẳng lui, nếu đến nhà tu hành thì phương tiện cầu pháp, có thể vì người mà giảng thuyết kinh pháp, bảo hộ chánh pháp độ thoát nhiều người, chẳng nhàm đại huệ khai hóa chúng sanh, nghiêm tịnh Phật độ độ hàng Tiểu thừa, đầy đủ bổn nguyện cứu cánh thánh huệ, chưa từng trái mất thí giới đa văn, thân cận quyền huệ đã đến nhà phước đức, nên dùng ý nào để cứu tế chúng sanh cho họ không kiêu mạn. Trên đây gọi là tinh tiến.

Những gì là tịnh ?

Nếu hiểu rõ thân như bóng như vang, nói lời nhu nhuyến, ý niệm chẳng mỏi, trí huệ cứu cánh mà tâm tịch tĩnh, sáng suốt nơi việc làm trọn chẳng cùng tận, phân biệt các diệt huệ không có sở khởi, đây là tịnh vậy.

Bồ Tát ấy có ba sự rời lìa tinh tiến : Nương chấp nhơn duyên, hành điên đảo sự và vọng tưởng nơi diệt pháp. Nếu ở nơi tam giới mà không sở trước chấp nương gá thì là tinh tiến.

Còn có ba sự : Mắt không sờ trước, chẳng nương gá nơi sắc trần và chẳng tham nơi thức phân biệt. Như nơi mắt, nơi tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng vậy, đều không sở trước, không gá nhân và không ham phân biệt, đây gọi là tinh tiến.

Không bố thí mà chẳng xan tham, không trì giới mà chẳng phạm, không nhẫn nhục mà chẳng tranh cãi, không tinh tiến mà chẳng giải đãi, chẳng thiền định mà chẳng tán loạn, không trí huệ mà chẳng ngu si, không tạo đức bổn mà không gì là chẳng lành, không cầu Phật đạo cũng chẳng lấy bực Thanh Văn Duyên Giác, không sở hành mà không chẳng làm, đây thì thành hai tinh tiến thanh tịnh hạnh : Một là nội tâm vô sở trụ mà hưng khởi các nhơn duyên, hai là bỏ ngoại kiến các tưởng các thức, đây là hai tinh tiến.

Còn có hai hạnh thanh tịnh : Nội tâm tịch định và chẳng duyên ngoại cảnh cũng chẳng phóng dật. Ðây là hai hạnh thanh tịnh, căn tánh tinh tiến, nơi càc sở hành vẫn không có sở hành cũng không có khinh rẻ đùa bỡn. Ðây là Bồ Tát tinh tiến độ vô cực hạnh thanh tịnh ».

Ðức Phật phán bảo Bửu Kế Bồ Tát : « Thế nào là Bồ Tát tịch độ vô cực hạnh thanh tịnh ?

Nầy Tộc Tánh Tử ! Bồ Tát ân cần nơi sự hiệp họp nhứt tâm quán chỗ nên quan sát mà dùng chánh thọ. Bồ Tát nầy nếu được nhứt tâm thì trong thiền định chẳng chấp trước nơi sắc cảnh, vứt bỏ các thức phân biệt đau ngứa tư tưởng sanh tử. Thiền giả như vậy chẳng chấp trước các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, chẳng chấp trước các trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, chẳng chấp trước các đại dịa, thủy, hỏa, phong, không, chẳng chấp trước các ngôi vị Ðế Thích, Phạm Thiên, tôn hào, chẳng chấp trước các cõi Dục, Sắc, Vô Sắc, chẳng nương đời nay đời sau, chẳng an trụ nơi thân thể cũng không có chỗ ở, chẳng nương ngôn từ, tâm chẳng mỏi lười, đều không có sở trụ, chẳng sốt chẳng bạo, chẳng an trụ biên tế, được không có sở niệm. Thiền giả như vậy chẳng thấy có thân thể, chẳng hưng khởi các kiến chấp, chẳng tham ngã, nhơn, thọ, mạng, chẳng thấy những sự vi diệu khả bất khả, chẳng thấy đoạn diệt, chẳng thấy vô thường, chẳng thấy sanh diệt hữu xứ vô xứ. Thiền giả như vậy cũng chẳng dứt hẳn nguồn các lậu, chẳng tham trước chư Phật, chẳng nhập vào vị quả chứng tịch diệt, cũng chẳng ở mãi nơi không có sở hành.

Người hành thiền như vậy nhứt tâm thấu hiểu nơi không mà không lấy không làm chỗ chứng nhập, cầu nơi vô tướng vô nguyện mà không chứng nhập vô tướng vô nguyện.

Ngưởi hành thiền nầy mặc giáp đại đức, hành từ vô cực trụ ở đại bi, tất cả đầy đủ phụng hành không sự.

Thế nào là đầy đủ phụng hành không sự ?

Hảnh giả nầy chẳng tưởng bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, nhứt tâm, trí huệ, chẳng tưởng thiện quyền các sự khai hóa, chẳng tưởng từ bi hỉ nộ, cũng chẳng hy vọng nhập vào thánh huệ, chẳng tưởng đạo tâm có chỗ quán sát, chẳng tưởng chí tánh có chỗ sở ứng, chẳng tưởng tứ ân các lợi ích huệ thí nhơn ái lợi ích cho người và tất cả sự cứu tế, chẳng tưởng tâm ý an tường mà có sở tồn, chẳng tưởng ý chỉ ý đoạn thần túc, căn lực, giác ý và bát chánh đạo, chẳng tưởng tịch mặc mà quán sát các pháp, chẳng tưởng các hạnh điều định nhu nhuyến, chẳng tưởng tàm quý có chỗ hổ thẹn, thường an trụ Phật đạo chưa hề đoạn tuyệt, theo chánh giáo pháp nhãn cầm đuốc sáng lớn, tùng Thánh chúng thường tu giới đức sạch bóng, an lập chúng sanh thành tựu thân Phật, dùng đức trang nghiêm mà theo đấng Thế Hùng nghe âm thanh cụ túc, phụng Phật tam muội được biện tài chánh giác thần túc, thọ mười tám Phật pháp bất cộng vi diệu, chẳng hiệp đồng với Thanh Văn, Duyên Giác, nhổ bỏ chỗ ở các dục trần ô uế, chẳng rời thần thông dùng bốn biện tài khai đạo chúng sanh, sáng tỏ các pháp hiện đời độ đởi, giáo hóa chúng sanh siêu dị quần chúng , chất trực xuất gia qua khỏi dòng chảy xiết dứt các sở hữu, nơi được ở tự nhiên tĩnh mịch pháp giáo đạm bạc, quán nơi thân và pháp đều không tham ái kiên chí nơi Phật pháp, trọn xong trí tự nhiên vượt khỏi các trụ hành , nin lặng lời nói, nếu có nói thì thường tuyên Phật ngữ, dùng sự chí thành ấy tiêu diệt thường niên khai hóa chúng sanh. Ðây gọi là đầy đủ hành không vậy.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Ví như trong cõi Ðại Thiên tất cả nhơn dân đều làm họa sư có sở tập riêng khéo giỏi chẳng đồng nhau, có kẻ chuyên họa nhà cửa mà chẳng thạo vẽ thân hình, có kẻ giỏi mô hình mà chẳng giỏi tô màu, có những người khéo vẽ chưn tay, người khéo vẽ mắt mũi, người vẽ đầu mặt chẳng ngay mà thân hình đẹp đẽ, có ngưởi vẽ làm vừa lòng kẻ khác, hoặc không vừa lòng, mỗi mỗi thợ vẽ đều tài năng khác nhau.

Nhà vua triệu tập tất cả họa sư khiến họa các hình tượng tam giới mà truyền rằng : Mỗi người tự họa tượng đều đem trình lên ta.

Các họa sư họp ở một chỗ đều riêng họa hình tam giới. Trong số ấy có một họa sư tối thượng vẽ được trọn vẹn.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Ý ông thế nào? Họa sư tối thượng ấy có thể đủ khắp các sở năng hội họa chăng?".

Bửu Kế Bồ Tát bạch đức Phật : " Bạch đức Thế Tôn ! Có thể đủ sở năng".

Ðức Phật phán dạy : "Mượn ví dụ được dẫn ra ấy để hiểu nghĩa nầy. Như một họa sư vẽ đủ các hình tượng đều được đắc thể chẳng sai sót. Cũng vậy, người học pháp nầy ân cần tinh tiến tịnh tu phạm hạnh đến thành tựu Phật pháp dùng một chánh hạnh trọn đủ các sự, do đó mà đầy đủ không hạnh không gi chẳng thông đạt bèn được thành tựu tất cả Phật đạo, trừ hết trần dục các tưởng điên đảo cống cao tự đại, chẳng thích phóng dật, dầu ở trong các uế àc mà chẳng cùng hiệp đồng. Ðây gọi là Bồ Tát đầy đủ không hạnh".

Lúc đức Phật nói lời trên, có tám ngàn Bồ Tát khắp đủ không hạnh được pháp nhẫn.

Ðây là Phật nói tịch độ vô cực hạnh thanh tịnh.

Ðức Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát: " Nầy thiện nam tử ! Thế nào là Bồ Tát trí độ vô cực hạnh thanh tịnh ?

Có mười hai sự làm hạnh thanh tịnh : Thấy quá khứ huệ không chướng ngại, thấy đương lai huệ không chướng ngại, thấy hiện tại huệ không chướng ngại, các pháp hữu vi vô vi đều hay hiểu rõ, tất cả nghệ thuật thế gian đáng được tạo nghiệp đều hiểu rõ để độ đời, phân biệt nói nghĩa chơn đế biết sở tập của chúng mà tuyên rõ bổn mạt, tất cả chúng sanh căn tánh đến đâu người ngu liệt, người minh đạt và người trung dung trí huệ biết quá khứ vị lai không có chướng ngại, thánh trí nguy nguy vượt hơn thế trí. Thấy rõ trí tánh sở hành của chúng sanh hình sắc biến dị, nghĩa thâm áo khó hiểu khó đến tiêu hóa các kiến chấp rời lìa các sự tà các chỗ ở chướng ngại vào nơi thánh huệ, cùng khắp chúng sanh vào nơi pháp huệ, hiểu rõ nghĩa thú trong thánh tạng rõ thấu chơn tế, trí sáng soi rõ không sai loạn cũng không chướng ngại, quan sát thời tiết vô lượng thích đáng, sự được thấy đều rành rẽ không hề sót mất, hiểu biết chắc thiệt chẳng diệt tận, trí này quan sát tất cả vô ngại, bởi dùng một hành duy nhứt mà không có sở hành thấy hết chỗ phụng hành oai nghi lễ tiết của chúng sanh, tâm chí sở thu của nhơn dân thế gian Bồ Tát nầy đều thấy rõ, chẳng rời thế gian mà tập siêu độ cảnh giới các thế gian, còn chưa thành tựu Phật quốc độ mà đều vượt khỏi tất cả nhơn duyên sở tác khai hóa chúng sanh, hơn các hạnh mà khắp cứu cánh các đức hạnh , rộng độ tất cả nhơn duyên tâm hành, đều thấy tâm niệm của chúng sanh hộ pháp thế gian không đâu chẳng khắp, chẳng bỏ thế tục chỗ làm được chúng sanh tín nhiệm, xét trí huệ ấy không có gấp vội, chẳng phạm hí luận, các căn tịch định chưa hề mỏi lười tán loạn, tương ưng thánh huệ thường hiệp thánh đức, đến Bồ đề thọ ngồi đạo tràng hàng phục chúng ma trừ bỏ ngoại đạo, hành đại lợi ích, thánh trí suốt khắp cũng không có sở thủ, đại thánh kiến lập được an trụ chư Phật làm an vui chúng sanh, thấy hết định huệ vào khắp các nghĩa thú tất cả các pháp đều đồng một vị, nắm quyền phương tiện trí độ vô cực vượt đến bờ kia chẳng hạn lượng được.

Ðây mới gọi là trí độ vô cực, đều có thể rõ hiểu tất cả nhơn duyên, ý tưởng phát ra thoại ứng liền hiện cảnh lạ liền biến , tâm hành niệm khởi đều được cứu cánh. Ðây gọi là đến bờ kia.

Lại trí huệ nầy có hai điều thanh tịnh.

Một là hạnh vô ngại huệ tưởng thanh tịnh.

Hai là nghiêm tịnh, chẳng thể có ai đương nổi tướng trí huệ ấy.

Còn có hai thanh tịnh : Một là trừ sạch phiền não, hai là bỏ hết các kiến chấp.

Lại nữa Bồ Tát ấy hiện hành trí huệ không đâu là chẳng vào khắp. Ðầy đủ thánh minh hiểu rõ chúng sanh biết thấu kinh điển.

Bồ Tát nầy dủng trí huệ ấy hiểu vô sở hữu mà đều vào trần lao hóa hiện ái dục sanh trong các loài ở trong các cõi, kiến lập trí huệ đi khắp quốc độ đều hiểu rõ cảnh giới, trí huệ chắc thiệt chẳng vượt kia đây cũng ở trung gian. Huệ ấy khắp vào thấy cả mười phương vô ngại. Dụng thì không che khuất, đến không biên tế, huệ thấy chắc thiệt hiểu rõ tất cả các pháp : gốc, ngọn, bộ, đảng, thời tiết. Ðã có thể biết rành chơn đế trí huệ ý nghĩa đến đâu, không ứng chẳng ứng, không đồng không khác, chẳng lười chẳng lui, chẳng đôi chẳng lẻ, thấy các pháp cũng không ứng hiệp.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Nếu Bồ Tát thật hành những sự trí huệ, dùng trí huệ làm nhà thì thành phước đường đốc tín danh đức, tột đến đạo pháp an trụ tổng trì, đầy đủ tất cả phân biệt trí biện, đầy đủ sự nghiệp trí huệ.

Ðây là Bồ Tát phụng tu trí độ vô cực hạnh thanh tịnh vậy".

Ðức Phật giảng dạy lời trên xong, trong pháp hội có hai vạn hai ngàn người đều phát tâm Vô thượng Bồ đề, tám ngàn Bồ Tát được Vô sanh pháp nhẫn, năm ngàn Tỳ Kheo lậu tận ý giải, một vạn Thiên Tử xa trần lìa cấu đắc pháp nhãn tịnh.

Lúc ấy chư Thiên lên tiếng khen rằng : Nếu có chúng sanh nào được nghe pháp môn các độ vô cực đạo hạnh thanh tịnh nầy thì được chư Phật thọ ký. Huống là người được nghe rồi thọ trì đọc tụng thật hành như lời".

Ðức Phật phán dạy Bửu Kế Bồ Tát : "Sao gọi là Phật đạo phẩm pháp hạnh thanh tịnh của Bồ Tát :

Bồ Tát tự quán thân mình biết vốn không có thân đây là ý chỉ. Do hai sự mà lập chí mình : Một là xét sự hoang uế, hai là quán hạnh thanh tịnh.

Sao gọi là hoang uế ? Bồ Tát xét thấy thân thể vô thường chứa đầy vật bất tịnh, thân nầy sức mỏng kém yếu, không thế lực, thân nầy chống đứng như nhà nghiêng xẹo.

Sao gọi là quán tịnh ? Bồ Tát suy nghĩ rằng : Tôi phải dùng thân bất tịnh nầy siêng cần hiểu pháp không được thân pháp thân Như Lai. Pháp thân đồ sộ, đức thân vô hạn vì các chúng sanh mà thị hiện sắc tượng làm lợi vui cho tất cả.

Bồ Tát quán thân hai sự như vậy để lập ý chí mình.

Lại nầy Tộc Tánh Tử ! Bồ Tát quán thân thấy không có thân rồi thì được hai pháp thanh tịnh : Một là thấy vô thường, hai là xét vô thường thân nầy vô thường chẳng còn lâu già bịnh hội họp tất sẽ phải chết. Ðã thấu nghĩa ấy nên chẳng đem thân tạo các tà nghiệp. Vì không tham thân thì tu pháp yếu vững bền, thật hành ba pháp vững bền là thân yếu, mạng yếu và tài yếu.

Thân nầy vô thường mà chúng sanh quí trọng có lợi ích gì thật đáng thương xót.

Sao gọi là thân yếu ? Thân chẳng phạm ác, khiêm ti cung thuận cúi lạy bực đại trí.

Sao gọi là mạng yếu ? Quên mình bố thí cung cấp nguời nghèo thiếu.

Thân nầy chẳng phải sở hữu của ta, miệng thốt ra lời phần nhiều có lỗi, dua nịnh gièm pha thô tục bất chánh, bỏ hết hành vi ấy chẳng còn phạm quấy nữa.

Ðã thấy không có thân nên chẳng bảo trì thọ mạng, dầu bị hại cũng chẳng gây tội ác. Hiểu thân nầy vô thường là thứ chia lìa nên chẳng phạm lỗi. Tất cả sở hữu đem bố thí không tham tiếc. Ðã biết không có thân nên đưọc đức lành công huân hiểu rõ chẳng thể hạn lượng được.

Sao gọi là hữu thường ? Nếu Bồ Tát quán thân thấy không có thân phải thời nhiếp lấy giữ gìn, huệ tâm quán chiếu Nhứt thiết trí, chẳng trái lời Phật dạy, chẳng mất Pháp ngôn, chẳng hư Thánh chúng, khuyến hóa lê thứ ngự trị nhơn dân, đây gọi là hữu thường. Nói là thường vì là vô tận vậy. Nói là vô tận chính là vô vi vậy. Cùng đạo hiệp đồng vô chung vô thỉ huyền diệu hằng còn, đây gọi là vô vi. Vô vi ấy là thường vậy.

Bồ Tát an trụ nơi ấy, dùng các cội công đức quán sát thông huệ đến nơi vô vi, đây gọi là hữu thường. Gọi là thường, do vì là không, vô tướng, vô nguyện. Tu đạo Bồ Tát thường phụng hành không, quán vô tướng, chẳng chấp vô nguyện, khắp có đủ hạnh tinh tiến, đây gọi là hữu thường.

Nói là thường, nghĩa là như hư không. tâm Bồ Tát bình đẳng như hư không vậy, không có tư tưởng . Phụng hành như thế mới là Bồ Tát. Ðây gọi là hữu thường vô thượng chánh chơn ».

Ðức Phật phán dạy Bửu Kế Bồ Tát : « Bồ Tát quán thân lấy vốn không có thân thì gọi là ý chỉ. Tất cả thân người đều vốn không có. Bởi biết thân không có nên ý không chấp trước. Bồ Tát quán chúng sanh thân đứng tại Phật thân. Nên quán như vầy : Nếu thân Như Lai không có các lậu thì thân tôi cũng vậy. Xét nơi các pháp mà phụng hành đạo nghĩa chẳng sai lời Phật dạy. Ðược thân vô lậu mà quán chúng sanh phân biệt các tướng, dùng thân vô lậu thanh tịnh vô lậu, bổn tế cũng thanh tịnh, như cội đức ấy kiến lập các công hạnh khuyến trợ cội đức cũng không có các lậu. Bởi hay kiến lập nên pháp vô lậu nên có thể an trụ các lậu.

Sao gọi là các lậu ? Ðó là dục lậu, hữu lậu và kiến lậu.

Bồ Tát dứt hết dục lậu dầu có sanh nơi Dục giới mà khai hóa chúng sanh. Ðã dứt hữu lậu dạo đi trong sanh tử , ở nơi các cảnh thọ mà giáo thọ nhơn dân.

Lại kiến lậu là lậu vô minh mê tối. Nơi đây, Bồ Tát tinh tiến chằng lười, cứu cánh tinh tiến nhổ sạch gốc nguồn nó.

Bồ Tát nầy nếu quán thân phụng tu ý chỉ vượt khỏi các hạnh nghiệp chẳng nên làm từ thuở xa xưa, rời lìa những uế ác mà an trụ tịch tĩnh, đây mới là quán thân .



Bồ Tát nầy không có sở độ cũng không có sở sanh không có sở vị, đây mới là quán thân.

Bồ Tát nầy quán thân rồi chẳng thấy có thân cũng không có đối tượng quán sát, bỏ niệm tham thân chẳng chấp ngô ngã. Ðã không có ngô ngã thì không có sở tham. Ðã không có sở tham thì không có sở tránh. Ðã không có sở tránh thì không có hận thù. Ðã không có hận thù thì được pháp nhẫn. Ðã được pháp nhẫn thì không có sở qui. Ðã không có sở qui thì không có sốt bạo. Ðã không có sốt bạo thì chẳng tự tại mà an trụ nơi pháp. Ðã ở nơi pháp thì chẳng hành phi pháp. Người thuận pháp hành thì thường cùng chung với pháp.Người tu đạo pháp thì được pháp từ. Ðã thọ pháp từ thì nghe pháp âm. Ðã hành pháp âm thì chẳng nghe âm thanh thế giới. Ðã vắng bặt âm thanh thế giới thì được tam muội. Ðã được chánh thọ thì trí quán sát thiệt. Ðã quán sát thiệt thì không có sở tưởng. Ðã không có sở tưởng thì không có sở tác. Ðã không có sở tác thì không có phi tác. Ðã ở nơi các sở tác không có tác không có phi tác đến pháp chánh chơn thì các pháp bình đẳng. Ðã bình đẳng các pháp thì đến nhứt thiết trí.

Ðây là Bồ Tát quán thân biết vốn không có thân ý chỉ hạnh thanh tịnh ».

Ðức Phật phán dạy Bửu Kế Bồ Tát : « Sao gọi là Bồ Tát thống dượng ý chỉ ? Bồ Tát quán thống dượng vốn không có thống dượng mới là ý chỉ. Quán các thống khổ đều thấy chúng sanh, những kẻ đang bị hoạn nạn, vì họ mà rơi lệ thành tựu đại bi. Bồ Tát nghĩ rằng chúng sanh bị khổ não nếu được an ổn thì không có thống dượng, vì họ mà dứt trừ tất cả sự nguy hại. Dẫn đến quán sát thống dượng biết vốn không có thống dượng, hiện hành ý chỉ. Ðã diệt trừ thống dượng rồi vì các quần sanh mà mặc giáp đại đức, trước tự tiêu sạch các hạnh nghiệp phi pháp nơi thân, cũng chẳng tưởng niệm diệt trừ thống dượng của mình. Nếu có gặp sự đau khổ, thì khắp vì tất cả chúng sanh mà sanh lòng đại bi, vì họ thị hiện thường an lạc tiêu trừ hẳn các hoạn nạn. Vì người tham dục khởì lòng đại bi, trước tự trừ tham dục chẳng bị dục tham trói buộc, dầu thân bị khổ cũng chẳng lấy làm khó khăn. Vì người sân giận mà phát khởi đại bi tự trừ lòng sân giận, quan sát thấy sự thống dượng không khổ không vui vậy. Vì người ngu si mà khởi đại bi diệt trừ dây ngu si của mình, quan sát thống lạc không chấp trước tiêu trừ các kiết sử mà tự do an ổn, nếu bị khổ thống chẳng lấy đó làm lo buồn, bỏ các hữu vi thì có thể phụng tu khiến không có chỗ vui để phá trừ ngu si, nếu gặp lạc thống thì không tích tụ, nếu gặp hoạn nạn thì rõ thân vô thường quan sát khổ thống vốn không có ngã. Bồ Tát quan sát lạc thống tu hành an ổn, quan sát khổ thống thì bị hoạn nạn, vì thế nên gọi là chẳng vui chẳng khổ. Dầu có thấy sự an lạc đều qui về vô thường, còn các sự khổ cũng đều vô ngã.

Bồ Tát quán lạc thống tu hành an ổn, quán khổ thống là bịnh hoạn, vì thế nên gọi là chẳng lạc chẳng khổ. Giả sử xem thấy những sự an lạc thì đều qui về vô thường, có những sự khổ thì quán nơi người khổ, là chẳng khổ chẳng lạc cũng là vô ngã.

Bồ Tát nếu thấy các sự an lạc thì biết rõ tất cả vốn là không an ; quan sát thống dượng biết thống dượng không có gốc nó vừa sanh khởi thì liền dứt diệt ; biết rõ các pháp không thể lâu dài, xét nơi vạn vật như ngọn lửa sanh rồi bỗng tắt ; xem tất cả các pháp sanh ra như bóng : nó từ đâu đến mà liền tan mất ; quán nguồn gốc các pháp như nhìn bàn tay từ đâu đến rồi đi đến đâu, liền biết nó không từ đâu lại, đi không chỗ đến. Do quán các pháp như vậy nên chẳng bị câu phược mà thấy khắp tất cả chơn thiệt tịch diệt, nhơn đây mà thành đạo, cũng không có sở đắc chẳng còn thối thất. Tại sao ? Bởi có thể thấy được tất cả chúng sanh căn bổn sanh khởi mà cầu tịch diệt chớ chẳng vì thân mình mà cầu tịch diệt vậy.

Ðây là đại Bồ Tát thiện quyền phương tiện dùng đại bi quán thống dượng biết rõ không có thống dượng, hành ý chỉ tiêu trừ các kiến chấp biết rõ nơi đây, chẳng lấy sự diệt trừ các thống dượng siêu quá tam giới mà thủ chứng chơn tế vậy.

Bồ Tát nầy ở nơi các thống dượng quan sát nơi đức Phật tán thán căn bổn hiểu thấu các thống dượng tịch mặc điềm đạm vốn không có sở hữu cũng không bị khổ hoạn. Vĩnh viễn không bị khổ hoạn các pháp đều không rời lìa ngô ngã, luống thấy các pháp hiệp hội đều nương nhơn duyên đều không có chủ cũng không ngô ngã, bỏ các sở kiến không có trưởng dục. Bồ Tát quán sát như vậy thì thấy chơn đế, nhơn duyên hội hiệp đều vô sở đắc, đã bất khả đắc thì quan sát như vầy : như nhơn duyên không từ nơi ấy kiến lập các pháp cũng không. Ðã đạt nghĩa không rồi mới là quán thống dượng vốn không có thống dượng là hành ý chỉ vậy. Ðó là tịch mịch thân đạm bạc tuyển trạch các nghĩa đạo thánh trí huệ.

Ðây là đại Bồ Tát quán thân thống dượng rõ thấu vốn không có thống dượng thành ý chỉ tịnh hạnh ».

Ðức Phật phán dạy Bửu Kế Bồ Tát : « Bồ Tát quán tâm rõ thấu vốn không có tâm thành ý chỉ hạnh, lập đạo tâm. Ðã được lập tâm liền dùng ý huệ của mình mà tìm tâm bổn : chẳng thấy nội tâm chẳng thấy ngoại tâm. Xét tâm bổn ấy chẳng thấy ngũ ấm, không có các đại chủng, không có các nhập, tâm Bồ Tát liền tịch định tìm nơi chỗ tịch định từ đâu khởi lên ? Bồ Tát lại suy nghĩ : hễ tâm khởi thì duyên khởi. Rồi lại suy nghĩ : tâm ấy khác hay nhơn duyên khác ? Liền tự hiểu rằng giả sử nhơn duyên khác tâm ấy thì có hai tâm. Giả sử nhơn duyên là tâm và tâm là nhơn duyên, nếu như vậy thì tâm chẳng thấy được tâm, người chấp nơi tâm chẳng phải là chẳng thấy tâm. Như các bụi trần hư giả không thiệt, đứng nơi hư không bị dao bén đứt ngón tay thành vết thương, ngón tay đã lành không còn đau khổ. Cũng vậy, tâm chẳng thấy tâm, cái mà tâm thấy ấy là không chỗ bị thấy.Nên quán như vầy : chỗ tâm an trụ cũng chẳng sanh tội, chẳng thấy đoạn diệt cũng chẳng nghĩ là thường còn. Cũng không có thân, thân thể như tường vách nhơn duyên chẳng sai loạn chẳng rời chẳng một chẳng khác, đây là tâm vậy.Gìn tâm như vầy : do pháp mà tâm động, tâm không có sở trụ cũng không có sở hành, tâm chẳng thể thấy, tâm tướng tự nhiên. Hiểu rõ như vậy thì chằng rời sở kiến mà tâm vắng bặt biết rõ không có bổn tánh.

Ðây là Bồ Tát quán tâm không có tâm làm ý chỉ vậy.

Lại nầy Tộc Tánh Tử ! Nếu tâm chẳng khởi lên mà chẳng thể thấy thì không có tưởng không có ứng không có chẳng ứng cũng không khinh mạn thì chẳng phóng dật. Ðây là quán tâm biết vốn không có tâm làm ý chỉ vậy.

Lại như tâm không có sắc, nhân duyên hòa hiệp ấy và các biện tài cũng đồng như vậy, đức vốn không có sắc.

Như tâm vô vi, đức cũng không có sắc, đạo tâm được quan sát cũng không có sắc. Nếu đạo tâm và trợ đạo không có hình sắc thì đạo cũng như vậy đều không chỗ có. Vì thế nên nói rằng : như tâm ấy các hành cũng như đó.

Nếu trợ và đạo tâm đều như, như đạo tâm ấy, nhân tâm vốn thanh tịnh cũng như đạo. Ðạo tâm vốn thanh tịnh, tất cả các pháp cũng như vậy. Như tâm ấy mà hiểu rõ khắp vào, đây là Bồ Tát quán tâm không có tâm làm ý chỉ vậy.

Các khổ hoạn não hại chưa hề dừng nghỉ, như khỉ vượn, như dòng sông chảy xiết, cũng như ngọn đèn dầu ánh sáng tỏa ra bỗng chiếu đến chỗ xa, không có thân hình mà dễ thối chuyển, tham lẫn các cõi, bị sáu căn làm hại dùng làm nhà cửa, giây lát biến hoại thì đều tan đi. Tâm không có nơi chỗ mà riêng mình du hành, không có vững thiệt cũng không chẳng thiệt, vắng lặng riêng mình quán sát.

Ðây gọi là quán tâm không có tâm ý thanh tịnh vậy.

Tâm được trí huệ, pháp giới của tâm là chỗ ở của trí huệ, sáng ấy vốn thanh tịnh sạch sẽ không ô uế, biết tâm chơn thiệt, tâm rõ hiện tại, mắt chỗ được thấy, tâm pháp bình đẳng, trí huệ cũng như tâm, tâm bình đẳng tam thế. Ðã được bình đẳng thì biết chơn thiệt tâm huệ tự nhiên không hộ không trì không thể thấy được. Ðây gọi là quán tâm không có tâm làm ý chỉ vậy.

Nếu tâm vốn thanh tịnh thì là tự nhiên. Tâm vốn thanh tịnh thì rõ tâm chúng sanh vì tâm thanh tịnh vậy. Khai hóa nhân dân vì họ thuyết pháp để họ hiểu biết.

Tâm đã tự nhiên, tất cả chúng sanh cũng đều tự nhiên. Nếu hay phân biệt tâm như vậy thì thấy tâm tướng họ mà vì họ thuyết pháp.

Như tâm tướng tự nhiên, chúng sanh tâm tướng tự nhiên như vậy, nếu hay đạt tâm tướng ấy thì hay vì họ mà thuyết pháp. Tâm mình không thì tâm chúng sanh cũng không, mình hiểu không mà vì họ thuyết pháp.

Chế ngự tâm mình bình đẳng thì có thể bình đẳng chế ngự họ mà vì họ thuyết pháp.

Thân mình bình đẳng, tâm mình đã bình đẳng thì bình đẳng chúng sanh. Ðã bình đẳng chúng sanh thì bình đẳng các pháp. Ðã bình đẳng các pháp thì bình đẳng chư Phật. Hiểu chơn đế nầy thì chẳng khiến tâm mình rời lìa tham dục mà chẳng ở nơi dục. Tâm đã dừng dứt rồi thì vào pháp giới đến nơi tự nhiên, tâm vô sở trụ ở nơi pháp không động.

Ðây gọi là Bồ Tát quán tâm không có tâm ý chỉ thanh tịnh vậy ».

Ðức Phật phán dạy Bửu Kế Bồ Tát : « Nầy Tộc Tánh Tử ! Bồ Tát quán pháp biết vốn không có pháp là ý chỉ hạnh.

Bồ Tát nghĩ rằng : Pháp khởi thì khởi, pháp diệt thì diệt, xét nơi gốc ngọn cũng không có thân ta, không có nhơn, thọ mạng, chúng sanh, sanh lão bịnh tử, chết mất đến kia. Trong các pháp ấy, các pháp hiệp hội, nhơn nó hiệp hội mà làm tập tục, nếu không có duyên hiệp hội thì không có pháp ấy. Từ nơi quen thích ấy làm nhân mà có duyên hội hiệp thì sanh khởi gốc lành cùng gốc dữ để rồi quy về vô thường không có duyên hội hiệp. Chẳng từ không có quen ưa mà khởi các pháp.

Bồ Tát quán như vậy hiểu rõ các pháp, thấy chỗ quy về cũng không chỗ có, là không, vô tướng, vô nguyện. Chỗ làm công đức và không công đức, các việc làm ấy đều như ảo huyễn vô thường, phải hành tinh tiến.

Nếu hưng khởi nhơn duyên có mười điều tuân hành cứu cánh vô ngại từ bỏ nhơn duyên chí vững đại pháp. Những gì là mười ?

Thân thanh tịnh không có cấu uế đủ các tướng hảo, vô kiến đảnh kiến siêu độ tất cả những sự xâm hại, chí tánh thanh tịnh đủ có mười sự, nội tâm thanh tịnh đầy đủ chánh hạnh ; sáu mươi ức âm thanh từ miệng nói ra làm vui đẹp các chúng sanh ; tâm thường nhơn từ thường xót tất cả không hề làm tổn hại ; ý thường tại định không hề tán loạn ; biện tài thanh tịnh phàm có giảng thuyết đều đúng pháp đúng nghĩa biện tài vô tận ; đại từ thanh tịnh khuyến hóa chúng sanh tất cả đều khuyến khích cảnh Niết

bàn ; đại bi thanh tịnh vô ương số kiếp chẳng chán sanh tử ; thanh tịnh mười trí lực hiểu rõ căn tánh ý niệm của chúng sanh đều riêng biệt chẳng đồng ; thanh tịnh vô úy phân biệt chấp trì vô ương số pháp, chúng sanh tích tụ muốn đủ pháp bất cộng của chư Phật ; trí huệ biết tam thế quá vị hiện tại vô ngại ; pháp thanh tịnh của chư Phật có thể ứng dụng tự tại vì quy hướng thánh huệ vậy. Ðây là mười điều.

Bồ Tát đã được mười hạnh đại pháp vi diệu cứu cánh vô ngại rồi xứng lượng tư duy chẳng hề mỏi nhàm tích tập công huân mà chẳng hư mất sa vào hạnh vô đức, luôn ân cần tinh tiến.

Sao gọi là các pháp căn nguyên bổn lai kiến không có xứ sở ?

Vượt khỏi sở trụ các tích tập trần lao, đã hiểu rõ vạn vật tất cả vô thường thì có thể thành vô thường tam muội. Người được chánh định nầy chẳng rời tam muội, theo bổn nguyện của mình thị hiện thọ sanh, đến có chỗ sở nhập mà lại xuất sanh, dùng các hạnh công đức tuyên thuyết khai hóa các chúng sanh.

Ðây là đại Bồ Tát thiện quyền phương tiện khắp diễn thuyết kinh điển, quán nơi các pháp thấu biết không có pháp làm ý chỉ vậy.

Có người nào đến đạo tuân tu đúng như kinh điển. Nếu hay hiểu rõ các pháp đạo phẩm, chẳng làm các sự lành, chẳng thấy có thường cũng không chấp trước, chẳng trừ các pháp ác, đạo tâm hiển rõ chẳng dứt, cũng chẳng chấp có thường chẳng đọa đoạn diệt. Nếu có Bồ Tát dứt bỏ các sự chấp thường chấp đoạn, giữ lòng bình đẳng vô sở trụ mà ở trung gian. Sao gọi là trung gian ? không khởi niệm, trừ hết vô minh, đây gọi là trung gian. Không có giáo hóa không có dạy truyền, không có ngôn không có thuyết, đây gọi là trung gian. Tóm lại mà nói, vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thống ái, thủ, hữu, sanh lão, bịnh tử, ưu bi khổ hoạn đều đã trừ hết, đây gọi là trung gian.

người an trụ trung gian, không bị sai khiến cũng không kẻ khiến, xét sờ hữu thì không có giáo lịnh không có dạy truyền, xét bổn mạt thì không thể biết được không có xứ sở, chẳng nắm bắt được thì không chỗ chấp lấy, tịch mịch đạm bạc bỗng nhiên đã dứt diệt, đây gọi là trung gian.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Ví như tiếng vang không có xứ sở, người thấy chơn đế thì sa vào nơi chơn ngụy. Trung gian đây không có ngôn không có thuyết, không có thấy cũng không có xứ sở.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Nhơn do hưng phát là việc của thức và sắc cùng giáo lịnh, nhơn do hiệp thành là từ hai duyên đối đãi. Trung gian ấy là không có giáo lịnh không có ngôn thuyết, đây gọi là trung gian.

Nhơn duyên hiệp thành chẳng cần nghĩa lý. Nghĩa lý ấy là bất khả đắc ấy là chẳng trùng lai. Chẳng trùng lai ấy gọi là trung gian.

Lại người quán ngã thì rõ vô ngã, nơi đây tịch diệt, đối với ngã và vô ngã tự nhiên thanh tịnh, đây gọi là trung gian.

Quán nhơn thọ mạng, đối với nhơn thọ mạng mà không có sở kiến thanh tịnh tự nhiên, đây gọi là trung gian.

Ðối với tưởng và vô tưởng mà không có tưởng vui, đây gọi là trung gian.

Những sự sở đắc điên đảo được hưng khởi mà không có sở hữu, đây gọi là trung gian.

Hư vọng ngu si cùng giáo thuyết chí thành đều chẳng có được, đây gọi là trung gian.

Bờ đây bờ kia tiêu hóa thân mình không để có chỗ dính mắc, hữu vi vô vi chẳng hành chẳng tập, đây gọi là trung gian.

Bỏ trừ sanh tử mà đến Niết bàn, đều không có ngôn giào, đây là ở trung gian.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Người quán sát nơi pháp biết pháp vốn không có làm y chỉ, chẳng hoại pháp giới tâm ý tự nhiên mà được ý chỉ, nhập vào pháp giới hiểu rõ các pháp, quán pháp giới ấy cùng với nhơn giới, nơi pháp giới kia cũng không hư hoại chẳng hư nhơn giới. Pháp giới và nhơn giới, hai sự ấy đồng như hư không giới. Bồ Tát nầy dùng một giới mà thấy khắp các pháp. Dùng huệ nhãn thấy thì dùng pháp giới quán sở hành của Phật.

Giả sử có người chẳng tuyển trạch pháp, Bồ Tát nầy không thấy, do cớ đây nên các pháp bao nhiêu đều thấy không có bổn pháp chẳng thấy có bao nhiêu.

Nếu do quán pháp mà thấy vốn không có, thì chẳng nhục nhãn thấy, chẳng thiên nhãn thấy, chẳng huệ nhãn thấy. Tại sao? Vì nhãn ấy rời lìa phân biệt vậy.

Chẳng nhục nhãn thấy thì nhãn ấy chẳng sa vào hành sanh tử. Chẳng thiên nhãn thấy thì chẳng dùng nhãn ấy hành nơi phóng dật. Chẳng huệ nhãn thấy thì quán pháp rõ pháp vốn không có. Khắp thấy các pháp không có xứ sở, pháp không có sở trụ. Ðã thấy các pháp không có sở trụ thì hành pháp ý, thì chẳng trái mất thệ nguyện xa xưa. Ðây là Bồ Tát tùy thuận lời Phật dạy mà tự lập ý quán sát các pháp thâm diệu chẳng bỏ Vô thượng Bồ đề vậy.

Ðây là Bồ Tát quán không có pháp ý chỉ hạnh thanh tịnh".

Ðức Phật phán dạy Bửu Kế Bồ Tát : Bốn ý chỉ hành bốn tinh tiến. Những gì là bốn ?

Quán thân không có thân, trừ bỏ chấp kiến điên đảo thấy có thiệt, bất tịnh cho là tịnh.

Quán thống không có thống, trứ bỏ tưởng điên đảo cho khổ là vui.

Quán tâm không có tâm, trừ tưởng chấp vô thường cho là thường.

Quán pháp không có pháp, trừ tưởng không ngã cho là có ngã.

Nơi bốn điên đảo nầy mà tu bình đẳng thì không có chấp trước.

Bồ Tát nếu có thể tu hành bình đẳng thì có thể thanh tịnh tất cả cộng hạnh

Bồ Tát phụng hành công hạnh bình đẳng thanh tịnh vi diệu nầy thì đến pháp nhẫn tên là bốn ý đoạn pháp nhẫn.

Sao gọi là ý đoạn ?

Hành giả thanh tịnh giảng thuyết đạo pháp, do đây tự nhiên tùy thuận thiện bổn, chẳng theo ác bổn, chẳng phát sanh lỗi lầm. Những mầm mống ác bổn chưa sanh thì chẳng cho sanh khởi. Vì tu tinh tiến nên những ác ngôn phàt khởi sự phi pháp liền dứt diệt. Vì tu tinh tiến nên các sự thiện đúng pháp được khuyến khích phát sanh. Những pháp lành đã khởi thì càng thêm tinh tiến làm cho tròn đủ chẳng để quên mất.

Lại nữa, Bồ Tát vốn tu tịnh nghiệp, hay tự kiềm chế giữ gìn chẳng để mất pháp lành được an trụ tự tại lần lần tăng trưởng hiển dương thiện pháp. Thiện pháp đã hưng thạnh rồi thì chằng còn quên mất.

Bồ Tát nầy tu hành thanh tịnh bốn ý đoạn ấy đầy đủ Bồ Tát hạnh tâm được tự tại tinh tiến chẳng loạn, thanh tịnh vô cấu chẳng trái với trí huệ Phật, thuận theo đạo giáo thật hành đại bi, tâm tâm thấy nhau, xem nơi sờ niệm chẳng mất tinh tiến đã hiện hành bình đẳng, đây gọi là được ý đoạn.

Tại sao vậy ?

Vì từ nơi bình đẳng an lành chẳng cần trái bỏ ác tà. Do nơi an lành chẳng theo ác tà bèn được ý đoạn bình đẳng tam muội, Ðã được tam muội rồi thì gọi là bốn ý đoạn bình đẳng vậy".

Ðức Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát : " Nếu hay tu hành bốn ý đoạn ấy thì hay phụng hành đầy đủ bốn thần túc :

Dứt trừ tham dục, phụng hành tinh tiến thì làm cho đạo tâm tịch tĩnh không nhiễm uế ít suy tư. Ðã bỏ phí pháp rồi thì được khinh an thành tựu đại bi. Tinh tiến khinh an được quyền phương tiện, nhơn đây thành bốn thần túc thăng lên nhà đạo được bốn tự tại.

Những gì là bốn tự tại?

Một là thọ mạng tự tại, Bồ Tát nầy đã được trường mạng. Vì thọ đã vô hạn nên ở trong đoản mạng mà đầy đủ vô lượng thọ khuyến hóa chúng sanh nghe pháp quán sát. Hoặc với người nhàm mỏi thì hiện đoản mạng cho nó khát ngưỡng chánh pháp ân cần cầu học. Bồ Tát nầy sanh chỗ nào, hoặc trên trời nhân gian đều được tự tại nơi thọ mạng của mình.

Hai là thân khẩu tự tại. Bồ Tát nầy thân khẩu như ý, tâm chẳng dựa nơi thân tùy ý hiện hình dung mạo sắc tượng, nhơn nơi chúng sanh oai nghi lễ tiết, thân nó xấu tốt, dài ngắn lành dữ. Bồ Tát nầy nhập chánh định tư duy dùng luật nghi nào có thể khai hóa, họ ? Theo đó Bồ Tát hiển hiện hình mạo mình ngồi đứng tới lui. Trong khoảnh khắc tác ý, Bồ Tát nầy hóa hiện đủ tất cả nhân sĩ thân hình nhan sắc đổng loại với họ, rồi vì họ mà thuyết pháp.

Ba là thuyết pháp tự tại. Bồ Tát nầy ở trong tam giới nắm giữ chánh pháp độ thế, chẳng làm pháp thế tục. Dầu tùy theo tập tục hiển hiện các sự cảnh mà chẳng xa rời trí huệ độ thế , cũng không lầm lỗi, thường hiệp với đạo thâm áo trí huệ vô ngại . Hoặc tại thiên thượng, hoặc tại nhơn gian. Bồ Tát nầy tùy theo ngữ ngôn của mọi loài làm cho vô số chúng sanh đều thuận luật giáo ; đều được quả toại nơi chỗ nguyện cầu.

Bốn là quốc độ tự tại. Bồ Tát nầy tâm đã được tự tại rồi, nhiếp bao nhiêu đại hải trong cõi Ðại Thiên hiệp vào một đại hải, cũng không có qua lại để biến hóa. Ðem bao nhiêu núi Tu Di lập lập làm một núi, mà tất cả trời Tứ Thiên Vương, Trời Ðao Lợi đều chẳng hay biết sự hiệp tan qua lại ấy. Hoăc hiện rừng cây, hoặc hiện cả hư không, hoặc hiện các thứ châu báu, tùy ý kiến lập phương tiện cứu độ chúng sanh. Công việc xong rồi thoạt nhiên hoàn lại như cũ.

Nầy Bửu Kế ! Bồ Tát ấy dùng bốn hạnh thần túc để tự tu tập, cùng chư Phật mười phương chung đàm công luận, ngồi đứng kinh hành không rời bên Phật. Ðồng thời cùng Phạm Vương, Ðế Thích, Tứ Thiên Vương, các Thiên, Long, Quỷ, Thần, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Nhơn và Phi Nhơn, tất cả mọi loài chúng sanh luận đàm thuyết pháp đứng ngồi đến đi.

Tại sao vậy ?

Vì Bồ Tát nầy thần túc vi diệu tự tại quảng đại vô lượng.Do nơi Bồ Tát từ xa xưa tu hành pháp hành không hề kém khuyết nên được như vậy.

Sao gọi là tu thần túc ?

Bồ Tát ấy từ xa xưa tu hành pháp lành, coi nhẹ thân mình, cung kính bực tôn trưởng, phụng thờ hầu hạ chẳng biết mỏi nhàm, khiêm ty hạ ý, chẳng có lòng tự đại tự cao, miệng luôn nói lời lành làm vui dẹp mọi người, kính yêu tất cả, cúi đầu tự quy, đầy đủ lễ tiết, ngôn hạnh tương xứng, lòng dạ mềm mỏng không kiêu không tự, không có ác ý, luôn luôn khiêm cung điều phục tâm ý, nghe nhận lời tôn trường, thuận giáo quỳ lạy, giữ lòng mềm dịu chế ngự ý chí tinh tiến tu hành chưa hề rời bỏ. Bồ Tát nầy đầy đủ lễ tiết oai nghi đúng chánh giới, cử động khác người, lòng chẳng biến lười khinh mạn, cũng chẳng phóng dật thuận theo tâm niệm tham dục, sân khuể, ngu si. Dứt trừ đây rồi thì không có tham lam tật đố, tham của tham ăn tự hết, tịch tĩnh vô sanh, bịnh tật tiêu lành, các cái chướng năm ấm gánh nặng đều dứt khỏi. Ðem ơn huệ ban bố cho chúng sanh. Làm cầu làm đò, dùng thuyền đò đưa tất cả chúng sanh qua khỏi dòng nước sâu rộng. Theo cơ khai hóa chúng sanh : kẻ loạn làm cho chánh, kẻ rối lảm cho định, kẻ vạy làm cho ngay, kẻ hủy báng thì cười, chẳng ngại nghịch cảnh, giải quyết hồ nghi, nói điều, hay lạ, trấn an động điêu, thương cứu mọi loài, giác ngộ kẻ mê, của quí đem bố thi về sau không hối tiếc, giúp đỡ chúng sanh khuyến khích đạo tâm.

Bồ Tát nầy nếu thấy người tích lũy cội công đức thì thay họ mà vui mừng, chưa hề tự khen tự an, thấy người được an thì mừng rỡ khen ngợi.

Bồ Tát nầy dễ nuôi, hay biết đủ chẳng mong lợi lộc của người khác.

Bồ Tát nầy ưa thích xuất gia, khuyên người khác xuất gia tu học đại từ đại dũng, đạo tâm kiên cố, oan thân bình đẳng như hư không. Thấy người nhọc mệt thì sắp đặt xe cộ, thường đem vô úy ban cho chúng sanh.

Bồ Tát nầy thấy bực học vấn thì kính như Ph ật, thấy người chưa học thì chẳng khinh mạn, thấy người thiếu thốn thì ban cho của cải nghề nghiệp, với người tật bịnh thì cấp cho thuốc men để cứu mạng họ, với người cứu hộ thì hiếu thuận để báo ơn, thấy người giữ giới tự tu thì cúng dường phụng sự chẳng để trái ý, thấy kẻ không cung cách thì khuyến hóa họ vượt qua thế tục.

Bồ Tát nầy đi đến đâu đều chẳng phạm lỗi ác, không hề nhiễm thế sự, thường phụng hành các công đức.

Bồ Tát nầy tu các thần túc vi diệu quảng đại chẳng lui chẳng mất mãi đến thành Phật.

Ðây là Bồ Tát thần túc hạnh thanh tịnh".

Ðức Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát : "Thế nào là Bồ Tát đủ căn hạnh thanh tịnh?

Bồ Tát chẳng thọ các pháp mà tu đạo nghĩa đó là tín căn vậy. Bồ Tát nguyện vượt qua bỉ ngạn chẳng cầu mong người đó là tinh tiến căn vậy. Bồ Tát vì tất cả chúng sanh mà chẳng rời bỏ đạo tâm đó là niệm căn vậy. Bồ Tát nắm giữ đại bi muốn cứu tế nguy ách đó là định căn vậy. Bồ Tát hay phụng thọ tất cả các pháp mà tu tịch diệt đó là huệ căn vậy.

Lại nữa, nầy Bửu Kế ! Nếu Bồ Tát tin tất cả Phật pháp thuận tùng Phật đạo đó là tín căn vậy.Bồ Tát phụng trì pháp của chư Phật chưa hề lười mỏi đó lả tinh tiến căn vậy. Bồ Tát nhớ tất cả pháp của chư Phật lòng ghi thánh nghĩa chưa hề quên sót đó là niệm căn vậy. Bồ Tát tu Phật định không hề lười bỏ đó là định căn vậy. Bồ Tát hay giải trừ nghi kiết cho tất cả chúng sanh mà không mong cầu đó là huệ căn vậy.

Lại nữa, Bồ Tát hâm mộ Phật đạo chẳng do dự đó là tín căn vậy. Bồ Tát chí tánh điều nhu thuận tu tinh tiến không hề lùi sụt đó là tinh tiến căn vậy. Bồ Tát khuyến trợ cội công đức làm cho tăng trưởng không tổn giảm là niệm căn vậy.Bồ Tát bình đẳng phóng quang minh soi khắp chúng sanh cứu thoát rối loạn đó là định căn vậy. Bồ Tát phân biệt căn tánh của tất cả mọi người để vì họ mà thuyết pháp đó là huệ căn vậy.

Lại nữa, Bồ Tàt tin pháp siêng tu bỏ các giải đãi, ý không mong cầu không quên mất gìn giữ định ý khiến chẳng mê lầm phụng hành trí huệ khai hóa ngu si đó là Bồ Tát ngũ căn vậy.

Lại nữa, Bồ Tát hành tín căn thì trừ bỏ pháp tà, hành tinh tiến thì buông bỏ ngô ngã, tâm ý chuyên nhất trừ hết tham thân, hay hành chánh định phá vỡ lưới sáu mươi hai kiến chấp, trí huệ phá trừ tất cả chấp trước ái ân, đó là Bồ Tát tu ngũ căn hạnh thanh tịnh".

Ðức Phật bảo Bửu kế Bồ Tát : "Thế nào là Bồ Tát hành ngũ lực hạnh thanh tịnh ?

Nếu Bồ Tát ở nơi ngũ căn đây phụng hành chẳng bỏ, hàng phục tứ ma, chẳng theo Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, chỉ theo Ðại thừa chưa hề thối lui, tiêu trừ các cấu uế ái dục trần lao, trí nguyện kiên cố, tâm được tự tại dũng mãnh , thân thể khương ninh mạnh mẽ có oai thế , các căn đạm bạc,lòng tin chẳng hư, đây gọi là tín lực.

Ðiều chẳng nên làm thì chẳng làm, chế ngự tâm mình khiến luôn quân điều, đây là tinh tiến lực.

Ðiều nên tu tập thì đều thật hành ý niệm có thế lực mạnh, đây là ý lực.

Ðạo nghiệp được kiến tạo chưa hề quên mất để độ tất cả chúng sanh, đây là định lực.

Chẳng bị năm trần sắc thanh hương vị xúc chi phối, vượt khỏi tất cả kiết phược chướng ngại, ý chí an trụ chẳng dao động, đây là huệ lực.

Lại nữa, tín lực là chẳng theo lời người khác mà có chỗ thọ nhận tinh tiến lực là chỗ nên nắm giữ thì chẳng mất đạo ý, định lực là thuyết pháp bình đẳng chẳng thiên lệch chẳng theo phe, huệ lực là giải quyết các sự hồ nghi giải tán lưới kiết phược của chúng sanh.

Lại nữa, tín lực là đầy đủ thế mạnh thành tín, tinh tiến lực là vững mạnh giải thoát độ người chưa được độ, ý lực là đầy đủ giải huệ tri kiến, định lực là đầy đủ sức chí nguyện cứu cánh, huệ lực là đầy đủ nguyên bổn tất cả công hạnh.

Lại nữa, tín lực là hay chế ngự nạn xan tham cấu uế, tinh tiến lực là hay buông bỏ tất cả sở hữu, ý lực là hiển bày cội công đức khuyến trợ đạo tâm, định lực là tâm bình đẳng tuân hành xả bỏ mong cầu , huệ lực là chỗ đáng tu hành chưa hề mong quả báo.

Lại nữa, tín lực là giải trừ tất cả khối hủy giới, tinh tiến lực là ân cần tu cấm giới chưa hề sai trái, ý lực là đầy đủ đạo tâm chẳng để thiếu sót, định lực là liền được đến bực nhơn hòa, huệ lực là chỗ tu hành đều dứt sanh tử .

Lại nữa, tín lực là rời lìa gốc tránh tụng sân giận, tinh tiến lực là chánh niệm tu hành tuân tu nhẫn nhục, ý lực là đầy đủ đạo hạnh chẳng hề hủy hoại chánh pháp, định lực là trước tiên chế phục tâm ý chẳng để phóng dật ủng hộ tất cả mọi loài chúng sanh, huệ lực là chẳng chấp ngô ngã cũng không nhơn tưởng.

Lại nữa, tín lực là trừ bỏ giải đãi uế ác trần cấu, tinh tiến lực là siêu độ được tất cả nhơn duyên chẳng bị ác sự làm mê lầm, ý lực là tu hành đạo hạnh làm cho đầy đủ, định lực là thân thể khinh an hay hàng phục các ma, huệ lực là ở nơi chỗ làm không có làm không chẳng làm.

Lại nữa, tín lực là tiêu hóa các hạnh tà cấu, tinh tiến lực là hiệp hội chúng sanh để khai hóa họ ý lục là thường nhứt ý chí để khuyến trợ chúng sanh, định lực là thường hành tịch tĩnh chưa hề rối loạn, huệ lực là hiểu rõ các pháp hành của mọi người.

Lại nữa, tín lực là bỏ các kiến chấp hiểu biết các cấu uế, tinh tìến lực là thường siêng tu hành cầu hiểu biết rộng, ý lực là nghiêm tịnh suy tư ý niệm chỗ làm đều đúng, định lực là tâm không chỗ sanh khởi để đến cứu cánh, huệ lực là chuyên học chuyên hành để được thành tựu.

Lại nữa, tín lực là thường được chí thành đủ thất thánh tài, tinh tiến lực là phân biệt hiểu rõ thành thất giác chi, ý lực là tâm thường chỉnh tề chưa hề rối loạn, định lực là vượt qua chỗ ở của bảy thức, huệ lực là qua khỏi bát tà không có chấp trước.

Lại nữa, tín lực là tâm thường thanh tịnh không ai phá hoại được, tinh tiến lực là phụng hành thanh tịnh không lui sụt, không tịnh không chẳng tịnh, không đúng không chẳng đúng , ý lực là ý thanh tịnh hội họp các pháp đạo phẩm không có ý không có niệm, định lực là tâm tinh tiến tu tịch tĩnh thường chánh thọ, huệ lực là hay thanh tịnh không bị các kiến chấp lám mê hoặc phụng hành các công đức.

Ðây là Bồ Tát ngũ lực hạnh thanh tịnh vậy".

Ðức Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát : "Thế nào là Bồ Tát thất giác phẩm thanh tịnh ?

Bồ Tát niệm giác phẩm là được tự tại chẳng mất đạo huệ, trạch pháp giác phẩm là quan sát đạo hạnh đúng thời không có chấp trước, tinh tiến giác phẩm là siêng tu hành không chướng ngại, hỉ giác phẩm là thân ý hưu tức được đến cứu cánh, khinh an giác phẩm là rời tâm không có sở trụ, định giác phẩm là rời lìa thiền vị mà được thấu đáo, xả giác phẩm lả công nghiệp gây tạo đều được thành tựu .

Lại nữa, niệm giác phần là tâm cầu đạo không sở đắc không sở thất, trạch pháp giác phẩm là hộ pháp ngày thêm mới, tinh tiến giác phẩm là khai hóa chúng sanh không hề mỏi chán, hỉ giác phẩm là vui pháp lạc siêng cần suy luận, khinh an giác phẩm là hóa độ nhơn dân dứt trứ trần lao kiến lập thánh đạo, định giác phẩm an trụ đẳng trì tâm chẳng tạp loạn, xả giác phẩm là hay xét làm hạnh thánh hiền gầy dựng mọi người.

Lại nữa, không lo chẳng nghĩ như sư tử hơn hẳn Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa là niệm giác phầm, tất cả các pháp đều thanh tịnh hiểu rõ nơi đây là trạch pháp giác phầm, hạnh nghiệp thanh tịnh gìn thân khầu ý không hề sai phạm là tinh tiến giác phẩm, thanh tịnh vô trước rời lìa nguy hại là hỉ giác phẩm, nghiêm trì công hạnh việc làm đều xong là khinh an giác phẩm, chưa hề thuận theo thế tục đối cảnh bình đẳng là định giác phẩm, chưa hề an trụ nơi nhị pháp rời lìa đoạn thường hai kiến chấp cứu tế gìn giup chúng sanh là xả giác phẩm.



Nầy Bửu Kế ! Sở dĩ gọi là giàc phẩm vì biết rõ các pháp không gì chẳng thấu suốt, phân biệt đúng đắn hiểu rành chỗ đến, biết đúng oai nghi lễ tiết khai hóa chúng sanh, tùy họ ở chỗ nào thân mình siêng tu rộng thì hành đạo nghĩa trừ bỏ kiết phược kiến chấp. Giác phẩm nầy là công hạnh của thánh hiền chẳng phải chỗ tu tập của ngu phu. Nói là thánh hạnh chẳng phải chỗ làm của ma, chẳng phải chỗ làm của kẻ cống cao tự đại, chẳng phải hàng ngoại đạo dị học đến được. Thánh hạnh là chẳng hành nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Thánh hạnh là không dính mắc các tướng nhơn duyên. Thánh hạnh là không lựa chọn xứ sở phương diện có quên có mất. Thánh hạnh là công hạnh không có tâm ý thức niệm tưởng ngôn ngữ. Thánh hạnh là rời lìa kiến văn trí thức. Thánh hạnh là không có tạo tác ý niệm tư tưởng Niết bàn.

Lại nữa, nơi tất cả pháp đều không có sở hành là hiền thánh hạnh.Tu theo kinh điển không có tất cả đúng chẳng đúng, niệm chẳng niệm, cũng không có ý tưởng khác là hiền thánh hạnh. Nơi tất cả pháp trọn không có sở trụ chẳng mộ tôn xứ sở là hiền thánh hạnh. Nơi tất cả pháp trọn chẳng lầm loạn thuận hành chánh nghĩa đều riêng được thành tựu là hiền thánh hạnh. Nơi tất cả pháp chưa hề tránh tụng hòa đồng cùng ở là hiền thánh hạnh. Phụng hành các pháp không có pháp tưởng chẳng mất đạo ý là hiền thánh hạnh.

Ðây là Bồ Tát tu bảy giác phẩm hạnh thanh tịnh của hiền thánh vậy".

Ðức Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát: "Thế nào là Bồ Tát tu tám chánh đạo thanh tịnh ?

Một là chánh kiến. Sao gọi là chánh kiến ?

Bồ Tát nếu hay phụng hành tất cả pháp, nơi ngã chẳng phải ngã chẳng an trụ không quán. Tại sao ? Vì xét thân ngô ngã bình đẳng không có sai biệt. Cũng chẳng an trụ quán thân nhơn không. Tại sao? Vì thân nhơn và không cũng là bình đẳng. Cũng chẳng an trụ quán thân thọ mạng cùng với không sai khác nhau. Tại sao ? Vì nhơn thọ mạng với không vẫn bình đẳng. Cũng chẳng thấy những sanh tử rời lìa nghĩa thỉ chung không vô. Tại sao ? Vì các sanh tử thỉ chung họa hoạn cùng sở kiến không vô đều bình đẳng vậy. Chẳng an trụ quán không đoan diệt thường kiến có ngô có ngã. Tại sao? Vì đoạn diệt với thường kiến đều bình đẳng vậy. Cũng chẳng chấp lấy thân và sở quán không cũng chẳng an trụ nơi đó. Tại sao ? Vì thân ngô ngã và không đều bình đẳng vậy. Cũng chẳng an trụ nơi công hạnh thấy Phật Pháp Tăng quán sát không. Tại sao ?Vì thấy Phật Pháp Tăng và sở quán không đều bình đẳng vậy.

Bồ Tát có thử kiến bỉ kiến quán sát đến tịch diệt bình đẳng, đây là chánh kiến thấy Phật Pháp Tăng. Còn tà kiến kia chẳng rời lìa điên đảo vậy.

Nếu ở nơi các chỗ thấy mà không có tưởng niệm thượng hạ trung gian thì là chánh kiến. Tại sao ? Vì nơi sở kiến đều quán sát bình đẳng vậy.

Nếu thấy pháp phàm phu cho là ti tiện, còn pháp mình tu học cho là tôn cao, quan niệm như vậy cho là tà kiến.

Thấy pháp phàm phu cho là ô uế, thấy pháp Bồ Tát là thanh tịnh, quan niệm như vậy là tà kiến.

Thấy pháp phàm phu là hữu lậu, thấy pháp vô học là vô lậu, quan niệm như vậy là tà kiến.

Thấy pháp phàm phu có cầu ăn mặc, thấy pháp Duyên Giác không mong cúng dường, quan niệm như đây là tà kiến.

Thấy ý Tiểu thừa có hi vọng, ý Bồ Tát không hy vọng, quan niệm như đây là tà kiến.

Thấy pháp phàm phu là phóng dật, thấy pháp Bồ Tát là vô dục , quan niệm như đây là tà kiến.

Thấy pháp phàm phu là sự hữu vi, thấy chánh pháp Phật là đạo vô vi, quan niệm như đây là tà kiến.

Nầy Bửu Kế ! Nếu Bồ Tát hay quan niệm pháp phàm phu cho đến tất cả pháp đều bồn lai thanh tịnh, các học pháp cũng bổn tịnh, quán các pháp đều tự nhiên mới là chánh kiến vậy.

Pháp phàm phu là không, pháp được học cũng là không, rõ pháp sở học là không mới là chánh kiến.

Pháp phàm phu bình đẳng với nhơn duyên, hiểu rõ như đây thì pháp Duyên Giác, nhơn duyên cũng bình đẳng, đây mới là chánh kiến.

Pháp phàm phu vốn là tịch tĩnh, pháp Bồ Tát cũng là tịch tĩnh, đây mới là chánh kiến.

Pháp phàm phu không chỗ thành tựu, pháp chư Phật cũng không cứu cánh, đây mới là chánh kiến.

Người chánh kiến thì tâm chẳng nhập vào hai pháp, chẳng thấy hai pháp, nhơn cũng không có hai, chẳng thấy ngô ngã, đây là chánh kiến.

Không có bao nhiêu thứ thấy, chẳng lấy bao nhiêu thứ làm có thấy sai khác là thấy bình đẳng, thì chẳng tưởng niệm tất cả các pháp có thượng trung hạ, nơi tất cả pháp mà không có tưởng niệm mới là chánh kiến.

Người chánh kiến không có bao nhiêu sự thấy cũng không sở kiến, không có sở kiến mới là chánh kiến.

Chỗ quan sát được ấy không có hình sắc, do thấy các pháp không có hình sắc mới là chánh kiến.

Bồ Tát nầy quán sát tất cả các pháp như thế ấy mới gọi là người ban tuyên pháp luật vậy".

Ðức Phật nói lời trên đây xong, trong pháp hội có năm trăm Tỳ Kheo được lậu tận ý giải.

Ðức Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát : " Hai là chánh niệm. Sao gọi là chánh niệm ?

Gọi rằng chánh niệm là trừ bỏ các niệm cùng chẳng niệm đồng hiệp hội tịch tĩnh mà quán tỏ trí đức đến pháp tịch diệt, hiểu rõ sở quán thấy rành các pháp, gì là pháp gì là phi pháp, biết các pháp đều riêng sai khác chẳng thân cận nhau. Do hiểu rõ như vậy nên bình đằng còn chẳng niệm huống là niệm sai biệt ư ! Nơi tất cả niệm không có niệm không có chẳng niệm, không còn tư lự không đúng không chẳng đúng, đây gọi là chánh niệm.

Ba là chánh ngữ. Sao gọi là chánh ngữ ?

Bồ Tát lúc nói chẳng tự thấy thân mình, chẳng thấy người khác, chẳng thấy kia đây, chẳng phạm thân mình cũng chẳng hại nơi người, đây là chánh ngữ.

Lại nữa, Bồ Tát lúc nói, bình đẳng hiểu các pháp, biết tất cả các pháp đến nơi diệt tận, biết tất cả pháp về nơi pháp hiền thánh và giải thoát, đây là chánh ngữ.

Lại nữa, chánh ngữ là phụng hành từ tâm bi mẫn tất cả, thân và thù không có khác, chánh ngữ ấy cũng là không vô tướng vô nguyện đều vô tác vô sanh vô khởi, bình đẳng diễn nói các pháp vô thượng khổ không chẳng phải thân tất cả các pháp không có ngã nhơn thọ mạng. Bình đẳng diễn nói các pháp theo ý duyên khởi, trồng giống nào thì được quả ấy. Bồ Tát bình đẳng chỉ dạy chúng sanh tuyên giảng kinh pháp khiến nó hành Phật đạo. Ðược chánh ngữ thanh tịnh thì được tất cả chư Phật mười phương ủng hộ. Ðây là chánh ngữ.

Bốn là chánh nghiệp. Thế nào là chánh nghiệp ?

Bồ Tát tiêu hóa tất cả nghiệp đã gây tạo chưa hề làm lại cơ bổn nghiệp hoặc. Công nghiệp được tu là diệt trừ khổ não. Việc làm thường ngày đều thấy hư giả. Chẳng hưng tạo tà nghiệp, rời lìa trần lao, không có uế trược. Bồ Tát hiểu rõ chánh nghiệp và các pháp, nơi các cội công đức không có tạo tác để tu đức hạnh thì gọi là vô tác là không hư. Ðây gọi là Bồ Tát hành vô thượng làm chánh nghiệp vậy.

Năm là chánh mạng. Thế nào là chánh mạng ?

Bồ Tát chẳng thấy có ngã chẳng thấy có nhơn, đây là chánh mạng. Người có chánh mạng thì chẳng tích tụ tất cả trần lao. Bồ Tát chánh mạng thì hay thanh tịnh tu tập chí nguyện chúng sanh, chí nguyện đã thanh tịnh thì chẳng tự chấp thân chấp nhơn cũng không có thọ mạng, mình người bình đẳng, tất cả pháp cũng bình đẳng, thật hành pháp nghĩa thanh tịnh. Ðây là chánh mạng.

Sáu là chánh phương tiện. Thế nào là chánh phương tiên ?

Bồ Tát chẳng làm sự phi pháp, lòng chẳng bỏ công đức. Phương tiện được làm đúng như lời đã nói, chẳng thấy các pháp đồng cùng dị, không có tác không có chẳng tác. Ðúng như pháp tánh mà thật hành, pháp của chư Phật cũng như vậy, đều là tịch tĩnh, nhơn đó làm phương tiện. Các pháp đều bình đẳng không có sai biệt, chỗ làm cũng bình đẳng. Vì các chúng sanh mà trừ tà phương tiện, khuyến trợ họ đến nơi trí huệ. Ðây là chánh phương tiện vậy.

Bảy là chánh ý. Thế nào là chánh ý ?

Bồ Tát nhớ Phật đạo, nhớ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, nhứt tâm, trí huệ, từ bi,hỉ hộ. Ân cần gìn ý chẳng cho có uế ác trần lao, chẳng theo ma nghiệp.

Bồ Tát ý niệm chỗ nào đều chẳng sa vào tà kiến chế ngự ỳ niệm của mình như người gác cửa biết rành lúc nên mở nên đóng, trừ bỏ tất cả ý niệm xấu ác, không hề có tư tưởng, chẳng cho có tà niệm, đây là chánh ý.

Bồ Tát đã ở nơi chánh ý nầy thì chẳng ở trong đạo tánh tịch diệt mà lấy quả chứng. Ðây là Bồ Tát chánh ý hạnh thanh tịnh.

Tám là chánh định. Thế nào là chánh định ?

Bồ Tát tùy thuận hiền thánh hạnh, biết khổ đế đoạn dứt tập đế chủng, chứng tận đế chủng, phụng đạo đế chủng, đây là chánh định.

Bồ Tát chánh định, tự thân bình đẳng các pháp cũng đều bình đẳng, tự thân thanh tịnh các pháp cũng đều thanh tịnh, tự thân không hư càc pháp cũng đều không, chánh ý chánh thọ, được như đây thì nhập vào bình đẳng chẳng sa vào diệt tận. Trong khoảng phát tâm chỗ sở hành đều bình đẳng đầy đủ trí huệ và tất cả thánh phước, tỏ rành các pháp. Ðây là Bồ Tát chánh định hạnh thanh tịnh ».

Lúc đức Phật nói chánh định giác phẩm, một ngàn sáu trăm chư Thiên và Nhơn từng ưa thích Tiểu thừa đã được ngộ nhập pháp nầy nên đều phát tâm vô thượng chánh chơn.

Ðức Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát : « Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát thủ hộ giác ý nuôi nấng tâm mình chẳng để sanh khởi,trừ dâm nộ si, bỏ đấm trước nơi sắc, thọ, tưởng, hành và thức không dính mắc ba chỗ, độc hộ trong tam giới, qua ba cửa giải thoát, đến ba đạt trí, thấy quá khứ vị lai hiện tại không chướng ngại. Khai độ chúng sanh trừ sạch cấu uế, như mặt nhựt sáng không chỗ nào chẳng được soi tỏ, thiện quyền phương tiện trí huệ tùy thời nghi mà thị hiện đi khắp ba đời khai hóa tất cả chúng sanh làm cho họ phát đạo tâm, như hoa sen trong nước. Ðây là Bồ Tát hộ trì giác đạo ý hạnh thanh tịnh ».

Ðức Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát : « Thế nào là Bồ Tát thành tựu thần thông làm hạnh thanh tịnh ?

Bồ Tát lại do năm sự thấy suốt đầy đủ chứng được quang minh gọi là thiên nhãn : soi khắp mười phương chỗ rất kính tối không đâu chẳng thấy rõ, thấy tất cả Phật khai hóa độ thoát nhiều loài, xa thấy chúng sanh sau trước hướng đến trang nghiêm ý chí. Thấy hết mười phương có tất cả hình sắc tượng mạo chủng loại tốt xấu, dài ngắn, lớn nhỏ, thiên nhãn ấy không hề bị chướng ngại, ý niệm tịch diệt vô vi hơn cả hàng Bát Bộ Thiên Long, Thanh Văn, Duyên Giác và cũng thấy suốt bổn mạt của họ. Ðây là thiên nhãn thanh tịnh của Bồ Tát.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Lại do năm sự Bồ Tát thành tựu nghe biết suốt hết tất cả gọi là thiên nhĩ. Nghe biết âm thanh của tất cả loài người, nghe suốt âm thanh của tất cả phi nhơn, cũng nghe tất cả âm thanh đau khổ của địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, cũng nghe âm thanh thuyết pháp của tất cả Phật mười phương, tất cả ngôn ngữ âm từ sai khác chẳng đồng, vạn ức thứ âm thanh khắp tất cả mười phương đều nghe rõ được hết. Ðây lả thiên nhĩ thanh tịnh của Bồ Tát.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Bồ Tát biết các tâm niệm có năm sự : đều biết rõ được gốc ngọn của nghiệp nhơn các loài trời, người, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục, tâm niệm thiện ác của họ, đến đời sau hoặc thấy họ thọ thân, biết tâm niệm họ hướng về đâu suốt quá khứ vị lai hiện tại quyết định chỗ đến về nơi tà nghiệp, tâm niệm của tất cả chúng sanh và nghiệp hành thiện ác đều biết rõ, xét tâm ý của chúng sanh hoặc có tham dâm, sân hận, ngu si tùy theo bổn hạnh của họ mà thuyết pháp. Ðây là hạnh thanh tịnh biết các tâm niệm của Bồ Tát.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Thế nào là Bồ Tát biết đời quá khứ có năm sự : Biết rõ đời trước ai có thọ những dâm nộ si thì đều tự nhiên, thọ mà chẳng chú ý suy nghĩ gây ra sự việc ấy, lại biết rõ thân mình từ vô số đời chuyên suy gẫm về bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, nhứt tâm, trí huệ, từ bi, hỉ xả, do nơi định ý ấy mà được thân nầy, cũng là từ nơi mình gây nên, những ai chấp ngô ngã tâm niệm nhơn duyên quán sát các tướng, tướng nhơn duyên ấy cũng tự mình làm mà tự nhiên thọ, nhớ biết như vậy rồi tùy theo thân hình quyến thuộc thế lực danh xưng hào quý hay bần tiện khổ vui cũng tự mình tạo, đều tự nhiên làm mà thọ lấy họa hoạn ấy. Ðây là thần thông thanh tịnh biết rõ thân tâm đời quá khứ của Bồ Tát.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Cũng có năm sự Bồ Tát đầy đủ thần túc : Thị hiện mọi sắc thân thần thông tự tại, thị hiện mọi thanh âm thần thông tự tại, thấu suốt tâm ý và hành nghiệp của các loài thần thông tự tại, thần túc cùng khắp làm cho tất cả chúng sanh vui sướng, thần túc đều riêng biệt người gần gũi được thấy, thần túc đến khắp mọi nơi, ngồi một chỗ mà thấy vô số quốc độ mười phương, đi khắp cảnh giới của tất cả Phật, tùy theo tập tục của tất cả chúng sanh mà hiện thân hình khắp mười phương thuyết pháp cho họ làm cho họ được thông hiểu phát tâm Bồ đề. Ðây là thần túc thanh tịnh của Bồ Tát.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Bồ Tát huệ nhãn có đủ thiên nhãn thanh tịnh không hề chấp trước, cũng đủ thiên nhĩ trước sau thanh tịnh không hề chướng ngại, liền biết rõ tất cả tâm niệm của mọi loài chúng sanh, biết rõ cả đời quá khứ hiện tại vị lai, an trụ hạnh vô vi vô tác hết hẳn nghiệp hữu lậu sanh tử bèn đủ thần túc thanh tịnh thần thông tự tại, đây là cửa thánh huệ lậu tận. Ở đây Bồ Tát dùng năm thần thông ấy mà tự vui thích, tâm Bồ Tát chẳng an trụ nơi huệ lậu tận.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Ví như đường sá cách xa cư ấp trăm ngàn do tuần có quốc thành lớn. Con đường ấy gian hiểm nhiều nạn khó kể hết, nào có dốc cao hố sâu quanh co chật hẹp, nào là giặc cướp, sư tử, cọp sói, chúng ác thú trở lại ăn giết nhau. Nếu ra khỏi con đường dữ ấy thì đến được quốc thành. Người vào thành thì thoát khỏi các họa nạn an ổn vô lượng. Bấy giờ có một người nghe quốc thành kia, người nầy liền bỏ đứa con trai yêu quí lại mà đi, hết sức siêng năng chịu đựng các sự gian nguy khổ nạn ngày đêm chẳng biếng trễ, được gặp bóng mát, thân đủ sáu nghề, tay cầm năm món binh khí vượt khỏi đường hiểm đến bên cửa thành, đứng trên ngạch cửa rồi lần bước lên đến từng cửa thứ hai mở cửa thành ra rồi đứng lại đó, thoạt nhớ đến đứa con trai yêu quí chưa được đến quốc thành, vì ân tình cha con nên người nầy chẳng vào thành, mà vội trở lại cư ấp mang đứa con trai cùng đến quốc thành an lạc ấy.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Cũng vậy, Bồ Tát mặc giáp vô cực, dùng chí ý tinh tiến vững chắc thuần thành hiển phát đại đạo trừ sạch tâm nghiệp , công hạnh thuần thục lành tốt, hết các lậu khởi đại bi, vì chúng sanh mà thuyết pháp khai hóa cho họ. Bồ Tát nầy có trí huệ dứt trừ các lậu hết hẳn sanh tử thành tựu cứu cánh, vì lòng từ bi muốn cứu vớt chúng sanh nên lại vào sanh tử hiện thân ở hạng phàm phu.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Quốc thành ấy dụ cho thánh huệ vô thượng hết hẳn các lậu. Con đường hiểm nạn xa trăm ngàn do tuần là nói trải qua vô lượng sanh tử họa nạn độ thoát chúng sanh chẳng lấy làm khổ. Trộm cướp cọp sói là nói các ma tà kiến những nạn phi pháp. Ăn giết lẫn nhau là nói họa hoạn, thân ngữ ấm suy hư trong tam giới. Gặp được bóng mát là nói công hạnh bình đẳng. Sáu nghề và năm món binh khí là nói sáu Ba la mật và năm thần thông. Người nầy đến thành đứng trên ngạch cửa, từ cửa ngoài lần bước đến cửa trong rồi đứng lại mà chẳng tiến vào, là nói Bồ Tát từ hữu vi đến vô vi các lậu đã hết, tâm sáng suốt chẳng bỏ bổn nguyện muốn độ chúng sanh mười phương như nhớ đến đứa con trai duy nhứt vậy. Chẳng vảo thành mà trở lại cư ấp, là nói Bồ Tát thương xót tất cả chúng sanh trong lòng nhớ mến họ như người cha nhớ con một. Bồ Tát đã diệt trừ họa nạn các lậu sanh tử siêu việt an trụ nơi pháp đảnh,, dầu đã ra khỏi sanh tử mà chẳng dứt hết các lậu, liền trở lại ở tại lục đạo để khai hóa chúng sanh. Ðây là hạnh đại bi thiện quyền phương tiện của Bồ Tát vậy ».

Bấy giờ Bửu Kế Bồ Tát bạch rằng : « Ðấng Thiên Trung Thiên chưa từng có ! Bồ Tát đại sĩ lòng chứa đại bi muốn độ chúng sanh chẳng thích giải thoát xem như tay mình trở lại sanh tử mà chẳng chán ghét.

Bạch đức Thế Tôn ! Bồ Tát tuân tu pháp gì mà chẳng chán ghét sanh tử ? ».

Ðức Phật dạy : « Nầy Tộc Tánh Tử ! Bồ Tát có hai mươi sự chẳng chán ghét sanh tử.

Những gì là hai mươi sự ?

Nầy Tộc Tánh Tử ! Bồ Tát phụng hành đức bồn đến được đại từ vô thượng, chấp trì để nhiếp nguy nạn lớn. Hoài bảo đại bi nhiếp kẻ mê ác, khai hóa chúng sanh cứu độ tất cả. Thường dùng tinh tiến nhiếp kẻ khiếp liệt. Dùng tánh hòa nhẫn nhiếp người hận thù. Dùng quyền phương tiện nhiếp kẻ chẳng biết tiết độ. Phải dùng trí huệ nhiếp kẻ ngu tối. Dùng nhứt tâm nhiếp người phóng dật. Hay dùng thần thông nhiếp kẻ chẳng thông. Hay dùng thánh minh nhiếp những ám tắt. Hay dùng tùy thời nhiếp những vô nghĩa. Dùng ý chuyên tư duy nhiếp kẻ phiền não. Tuân phụng tâm đạo nhiếp kẻ chẳng học. Mà thi hành tứ ân nhiếp kẻ không được cứu giúp. Dùng bố thí nhiếp bần cùng. Cung kính giới luật nhiếp các vô lễ. Dùng học rộng nhiếp ít trí. Dùng tổng trì nhiếp hay quên. Dùng biện tài nhiếp ngu độn. Dùng thượng đức nhiếp vô phước. Bồ Tát do hai mươi sự nầy mà thành đại trí huệ chẳng chán ghét sanh tử vậy ».

Bửu Kế Bồ Tát lại bạch rằng : « Bạch đức Thế Tôn ! Thế nào là Bồ Tát nên ở nơi sanh tử vì vô số người mà làm lợi ích ? ».

Ðức Phật dạy : « Nầy Tộc Tánh Tử ! Nếu như Bồ Tát dùng đức để trang nghiêm thì nên ở sanh tử, dùng phước nhuần thấm kẻ nghèo thiếu nguy ách. Học rộng trang nghiêm thì nên ở sanh tử, dùng biện tài đem nhiều lợi ích hay gìn ý chí chẳng vội quên. Ðến được tổng trì thì nên ở sanh tử làm cho tất cả mọi người đều có văn huệ. Ðến được bàn tay báu thì nên ở sanh tử đem sự bố thí tốt để tự trang nghiêm, của cải chẳng hao bớt làm nhiều lợi ích. Lại chẳng phóng dật thì nên ở sanh tử, giảng pháp chẳng chán mỏi đem lại nhiều lợi ích cho tất cả mọi người . Lại bình đẳng họp các tướng hảo thì nên ở sanh tử, tu huệ trang nghiêm cho các chúng sanh. Ngôn hành tương ưng thì nên ở sanh tử, việc làm đều đúng thời chẳng mất tiết độ có nhiều lợi ích cho các chúng sanh. Bố thí tất cả sở hữu lòng không hối tiếc bỏn xẻn thì nên ở sanh tử, tùy theo thời mà khai hóa đều được đúng chỗ, thí pháp Ba la mật nhiều sự lợi ích cho các chúng sanh. Phụng giới thanh tịnh thì nên ở sanh tử, trang nghiêm trì giới đem nhiều lợi ích lại cho chúng sanh. Nhẫn nhục, tinh tiến, nhứt tâm, trí huệ thì nên ở sanh tử, sáu Ba la mật đem nhiều lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Thuở xa xưa vô ương số kiếp, có đức Phật hiệu Phổ Hoại Thế Như Lai Ứng Cúng Chi Chơn Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải,Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. Thế giới ấy tên Thiên Quán, kiếp tên Hân Dự.Tại sao kiếp ấy tên Hân Dự ? Trong kiếp ấy có sáu vạn đức Phật xuất thế, bấy giờ Trời Tịnh Cư dùng vô số âm thanh ban tuyên công đức của Phật, trong kiếp ấy có sáu vạn Phật,chư Thiên và người đời đều ca tụng. Nghe tiếng ca tụng ấy không ai là chẳng vui mừng sanh lòng lành. do cớ ấy mà gọi là Hân Dự.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Thế giới ấy an ổn khoái lạc công đức cao vọi, chư Thiên và nhơn dân ngắm xem chẳng nhàm nên gọi là Thiên Quán. Cõi ấy vi diệu rất mực trang nghiêm, nhiều thứ hương thơm làm đất, hơi hương bay khắp mưởi phương vô lượng vô số quốc độ. Ðất thơm tự nhiên mọc lên vô lượng hoa sen chói sáng. Ánh sáng hoa sen thường chiếu sáng thế giới Thiên Quán ấy. Nhơn dân lớn nhỏ đều có thần túc đều có túc đức, hương thơm làm lâu đài giảng đường tinh xá, hiên lớn, cửa nẻo, giường ghế nệm mền đều vi diệu mịn láng.Thế giới của đức Phật Phổ Hoại Thế ấy không phân chia nước ấp quận huyện thôn lạc. Nhơn dân ấy đều dùng thần thông đi đứng nơi hư không. Nhơn dân ngồi nơi lâu đài giảng đường ấy chuyên ròng niệm đạo, đọc tụng giảng luận. Cõi ấy không có người nữ, không có bào thai, mọi người đều hóa sanh. Không nghe nói đến người nữ, cũng không có tên tam đồ ác thú, cũng không có các sự phiền não tai họa khổ nhọc. Mọi người dùng thiền định hoan hỉ làm ẩm thực, dốc lòng tin pháp vi diệu chí cầu Ðại thừa, không có Thanh Văn, Duyên Giác hay thừa nào khác. Nhơn dân cõi ấy đội mão, y phục nhan sắc như chư Thiên. Giả sử có người xuất thế học đạo thì đều rời bỏ trần lao ái dục không hề có lo khổ.

Ðức Phổ Hoại Thế Như Lai ấy cũng chẳng truyền bảo chư Bồ Tát phải mặc pháp phục. Tại sao ? Vì người cõi ấy chẳng sanh lòng uế trược. Hình thể của đức Như Lai ấy như Phạm Thiên. Chư Bồ Tát cõi ấy đều đủ oai nghi lễ tiết, ngồi đứng an tường, giảng thuyết kinh pháp.

Giả sử ở quốc độ của chư Phật mười phương có hàng Bồ Tát thần thông quảng đại bi suốt các thế giới đến cõi Thiên Quán khể thủ quy mạng nghe đức Phổ Hoại Thế Như Lai giảng thuyết kinh điển, thấy cõi ấy công đức siêu việt cao vọi vô lượng không đâu sánh kịp, đều cất tiếng khen ngợi chưa từng có rồi mới bỏ đi.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Nếu lúc đức Phổ Hoại Thế Như Lai vì chư Bồ Tát mà ban tuyên đạo hóa thì Ngài thăng lên hư không cách đất sáu mươi sáu trượng ngồi trên tòa sư tử vi diệu thanh tịnh trang nghiêm mà luận giáo pháp vô thượng, chỉ nêu phần chủ yếu mà chẳng phân biệt rộng, còn ta ở đây thì ân cần nói nhiều. Tại sao ? Vì chư Chánh Sĩ ấy đều nhập thánh huệ, do một chương một câu liền có thể ngộ nhập trăm ngàn diệu nghĩa nên đức Như Lai ấy tuyên gọn kinh giáo mà chẳng nói nhiều.

Ðức Phật ấy nói về bốn hạnh thanh tịnh : Ba la mật thanh tịnh, đạo phẩm pháp thanh tịnh, thần thông hạnh thanh tịnh và hóa độ chúng sanh thanh tịnh.

Nầy Bửu Kế ! Thuở ấy nơi quốc độ Thiên Quán có Bồ Tát hiệu Trân Bửu bạch hỏi đức Phổ Hoại Thế Như Lai : Thế nào là Bồ Tát nên ở tại sanh tử làm nhiều lợi ích cho các chúng sanh ? Ðức Phật bèn vì Bồ Tát mà rộng phân biệt nói nghĩa hai câu nầy : Nơi đại trí huệ đạo không gì bằng, sở hành của Bồ Tát hằng ở sanh tử chứng được trí huệ làm nhiều lợi ích.

Ðức Phổ Hoại Thế vừa nói xong lời ấy liền có sáu vạn Bồ Tát được nhu thuận nhẫn.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Lúc ấy Trân Bửu Bồ Tát lại hỏi : Thế nào là Bồ Tát nghiêm tịnh đạo tràng ngồi nơi Bồ đề thọ ? Phổ Hoại Thế Như Lai bảo : Dùng không phóng dật nghiêm tịnh đạo tràng ngồi nơi Bồ đề thọ. Hỏi : Thế nào gọi là không phóng dật ? Ðáp : Phụng hành kinh điển. Hỏi : Sao gọi là phụng hành kinh điển ? Ðáp : Ngôn hành tương ưng là không phóng dật. Lại không phóng dật chẳng tự buông lung mà tu vô lượng công đức lớn, chẳng hiệp với ngũ ấm vì vuợt khỏi ngũ ấm, bố thí vô lượng vì của cải vô tận, trì giới vô lượng vì hàng chưa học, nhẫn nhục vô lượng vì kham chịu các sự khổ nhọc, tinh tiến vô lượng vì công nghiệp của Chánh Sĩ, thiền định vô lượng vì không lui sụt, trí huệ vô lượng vì không chướng ngại, từ tâm vô lượng vì khai hóa chúng sanh không hạn cuộc, bi tâm vô lượng vì thương xót chúng sanh cứu giúp thiếu ngặt, hành vi vô lượng vì dùng pháp khuyên vui chúng sanh, hành xả vô lượng vì cứu tế dìu dắt quần sanh, sanh tử vô lượng vì nuôi lớn tất cả pháp Phật đạo, hóa độ vô lượng vì an ổn người và mình, chánh pháp vô lượng vì thuận lợi tùy thời kiên trì tinh tiến, đức huệ vô lượng vì nắm quyền phương tiện đồng đúng thời tiết, phụng sự vô lượng Phật vì đầy đủ trí huệ, cầu vô lượng văn huệ vì trí lớn siêu việt, tâm nhập vô lượng vì nhìn thấy chí hướng tánh hạnh của chúng sanh, tiết độ vô lượng vì chí gìn nhàn tĩnh tri túc, nhàn cư vô lượng vì điều thuận tâm, tịch mặc vô lượng vì chỗ quan sát rộng khắp mau lẹ đầy đủ các thông huệ vậy. Nầy Trân Bửu ! Ðây là những pháp mả không phóng dật phải tuân theo. Bồ Tát tu hành không phóng dật đây thì nghiêm tịnh đạo tràng ngồi Bồ đề thọ.

Ðức Phổ Hoại Thế Như Lai lại bảo Trân Bửu Bồ Tát : Nầy Tộc Tánh Tử ! không phóng dật ấy là căn bổn lập nên các phẩm đạo pháp, là nguồn của thánh huệ chứng pháp kiên yếu. Dùng không phóng dật tích lũy đức bổn. Hay chưa phóng dật thì chưa hề quên sót pháp được nghe từ xa xưa, có thể nhớ lấy khắp tất cả kinh điển, tiêu hóa tất cả trần lao ấm cái, với đạo nghĩa không bị chướng ngại . Người không phóng dật có thể đốt hết tối ngu si, có thể giữ gìn tất cả kinh pháp, diệt trừ các tướng chấp, ức chế các căn. Người không phóng dật rời bỏ đường tà, phụng hành các điều thiện, thế lực siêu việt, có đủ mười trí lực, như hư không không gì sánh bằng. Người không phóng dật được vô sở úy thành tựu đủ tất cả Phật pháp về đến nguyên đảnh. Người không phóng dật thì có thể chứng được trí huệ Phật.

Lúc đức Phổ Hoại Thế Như Lai ấy nói xong về không phóng dật, có vạn hai ngàn Bồ Tát chứng được Vô sanh pháp nhẫn ».

Ðức Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát : « Nầy Tộc Tánh Tử ! Ý của ông nghĩ sao ? Trân Bửu Bồ Tát thuở xa xưa ấy nay không phải ngưởi nào khác mà chính là thân ông là Bửu Kế Bồ Tát vậy.

Nếu Bồ Tát không phóng dật thì có thể nghiêm tịnh đạo tràng ngồi Bồ đề thọ chứng nhập Phật đạo Vô thượng.

Lại nầy Bửu Kế ! Thế nào là Bồ Tát khai hóa chúng sanh ?

Nếu người Bồ Tát hạnh thanh tịnh thấy chúng sanh tâm hành thiện ác thì có thể khai hóa vô lượng vô hạn bất khả tư nghị các loài chúng sanh khiến họ phụng hành pháp vô thượng. Bồ Tát nầy chí tánh điều nhu xét rõ tận tường tự tại khai hóa : bao nhiêu chúng sanh căn cơ chẳng đồng sở kiến đều sai khác. Do đây nên Bồ Tát tùy thời nghi thị hiện để dạy bảo họ. Hoặc có kẻ hay kiên trì cấm giới mới khai hóa được. hoặc có kẻ từ nơi phá giới do đó mà thọ lãnh giáo pháp. Hoặc có kẻ dùng y phục vật dụng giao tiếp qua lại làm duyên mà chịu đạo hóa. Hoặc dùng mềm dịu, hoặc dùng cứng thô, hoặc dùng tâm độc, hoặc khủng bố, hoặc dùng sự khổ não, hoặc dùng sự an ổn mà họ chịu khai hóa. Hoặc có những kẻ ở nơi ngôn ngữ, nơi sự đắc thắng, từ nhơn sanh, từ chí tánh, nơi sự bức não, nơi thuận ý, hoặc từ nơi sở hữu, nơi vô sở hữu, từ sự hưng thạnh, từ nơi sở thọ, nơi vô sở thọ, hoặc từ nơi của cải sự nghiệp sanh nhai, hoặc từ nơi yên tĩnh không đổi lấy, hoặc từ nơi ham mộ cầu dung nhan đẹp, hoặc từ nhan sắc xấu, hoặc từ sắc, thanh, hương, vị, xúc mà được khai hóa, hoặc có kẻ từ nơi giận mắng mùi hôi vị đắng nhám cứng xấu xa mà được khai giải, hoặc từ nơi sự cùng ở chung mà thọ hóa, hoặc từ nơi qua lại thường thường gặp nhau, hoặc nghe Phật, Pháp, Tăng, hoặc từ sự vui mừng, hoặc từ sự lo buồn, hoặc từ vô ngã, hoặc từ tịch âm, hoặc từ âm thanh thí, giới, nhẫn, tiến, nhứt tâm, trí huệ mà chịu khai hóa, hoặc từ sự khổ não của thế gian hữu vi, hoặc nghe trên trời trong người hưởng sự an ổn mà chịu khai hóa, hoặc nghe giáo pháp Thanh Văn thừa, hoặc nghe giáo pháp Duyên Giác thừa, hoặc nghe giáo pháp Ðại thừa mà chịu khai hóa, hoặc có kẻ từ nơi sự thường vui mừng, hoặc từ sự lo khổ, hoặc từ sự buồn rầu chẳng được mừng vui, hoặc từ tài lợi, hoặc từ hớn hở, hoặc từ nơi sự chẳng được yêu kính, hoặc do được lợi, hoặc do suy hao, hoặc từ nơi bổn ân mà được khai hóa, hoặc có kẻ từ nơi nội nghiệp, hoặc từ ngoại nghiệp, hoặc từ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thể tay chơn mà chịu khai hóa, hoặc do vui chơi ca kịch, hoặc do hoa hương mà chịu khai hóa, hoặc từ thân mình luôn bị khổ não hoạn nạn, hoặc từ nơi thường được an vui mà chịu khai hóa, hoặc có kẻ từ nơi tâm mình được phương tiện tịch tĩnh, hoặc từ nơi biến hóa làm tượng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, tượng Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di mà chịu khai hóa, hoặc hiện hình tượng dung mạo Phật mà khai hóa chúng sanh, hoặc hiện tượng mạo Ðế Thích, Phạm Thiên, Chuyển Luân Vương mà khai hóa họ''.

Ðức Phật bảo Ngài Bửu kế Bồ Tát :" Nầy Tộc Tánh Tử ! Giả sử Bồ Tát chẳng thị hiện bao nhiêu sự biến hóa như vậy, chẳng quan sát tánh hạnh và tâm niệm của chúng sanh thì không thể hóa độ họ được.

Bồ Tát phải hiểu rõ biết rõ tánh hạnh tâm niệm của chúng sanh rồi theo đúng bịnh mà cho thuốc thì chỗ hóa độ mới rộng lớn được.

Nếu Bồ Tát thật hành Ba la mật thì có thể phụng thọ pháp phẩm Phật đạo, cũng hay sáng tỏ trí huệ thần thông, sau đó yên lặng khai hóa chúng sanh.

Bồ Tát có bốn pháp khai hóa chúng sanh :

Một là chẳng chán nhàm hoạn nạn khó nhọc mà chung thỉ dìu dắt, chỉ dạy người chưa bằng mình.

Hai là chẳng ham an ổn riêng mình mà nguyện an tất cả.

Ba là thường theo đúng thời nghi mà tuyên dạy đạo giáo.

Bốn là biết rõ tâm tánh sở hành của các loài.

Còn có bốn pháp :

Một là nói năng nhu hòa lời lẽ đáng kính.

Hai là phụng giới thanh tịnh như mặt nhựt sáng.

Ba là nhan sắc thường vui vẻ chưa hề hớn giận.

Bốn là thường có từ tâm.

Còn có bốn pháp :

Một là lòng chẳng hề nghĩ đến sự làm tổn hại người.

Hai là sẵn lòng đại bi.

Ba là nhiều thương xót chúng sanh.

Bốn là thường điều phục tâm mình.

Còn có bốn pháp :

Một là tánh hạnh thanh tịnh.

Hai là không dua siểm.

Ba là tinh tiến kiên cường.

Bốn là nhẫn sự khổ lạc thiện ác.

Trên đây là bốn pháp của Bồ Tát khai hóa chúng sanh. Quan sát như vậy mới có thể kham cứu tế tất cả.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Quá khứ xa xưa vô ương số kiếp, có Phật hiệu Ly Cấu Quang Như Lai Ứng Cúng Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn, thế giới tên Tịch Nhiên, kiếp tên Ái Kính. Thế giới Tịch Nhiên ấy giàu vui an ổn khoái lạc vô lượng, trời người đông đúc. Chúng Thanh Văn có chín mươi sáu ức, Bồ Tát có tám vạn bốn ngàn. Phật Ly Cấu Quang thọ ba mươi ba vạn sáu ngàn năm. Bấy giờ có phạm chí làm đại Quốc Vương, Thái Tử tên Nghiệp Thủ xinh đẹp đoan trang nhìn không chán mắt. Thái Tử ấy vừa mười sáu tuổi say vì nhan mạo, mê nơi quyền quí, tự cao tự đại hoang loạn không chịu đến chỗ Phật Ly Cấu Quang để cung kính đảnh lễ.

Phật Ly Cấu Quang nghĩ rằng : Thái Tử Nghiệp Thủ tại sao bỗng nhiên quên mất tâm Bồ đề Vô thượng cội gốc công đức, chẳng biết bổn nguyện mà đi chấp ngô ngã hoang mê dung sắc giàu có quyền quý, lại tự cao đại chẳng chịu đến chỗ Phật để kính lễ. Nếu có ai ân cần vì gã mà tuyên nói bổn hạnh, gã tất biết đời trước và sẽ thường đến chỗ Phật lễ lạy thọ giáo.

Bấy giờ Phật Ly Cấu Quang hội tám vạn bốn ngàn Bồ Tát bảo bỏ thăm coi ai có khả năng đến chỗ TháiTử Nghiệp Thủ trong tám vạn bốn ngàn năm giáo hóa thuyết pháp chẳng mỏi nhàm chẳng sợ tất cả khổ não bức bách, dầu có đến đó thuyết dạy cũng chẳng được tiếp đãi mời ngồi chuyện vãn, chỉ có mắng nhiếc hủy nhục chê bai thôi. Lúc ấy dầu có bỏ thăm mà trong hàng tám vạn bốn ngàn Bồ Tát không một ai chịu nhận sứ mạng. Sau đó trong pháp hội có Bồ Tát hiệu là Cực Diệu Tinh Tiến đứng dậy trịch y vai hữu quỳ gối chắp tay bạch Phật Ly Cấu Quang rằng : Tôi có thể kham trong tám vạn bốn ngàn năm thường qua chỗ Thái Tử Nghiệp Thủ, tôi cam bỏ tất cả an ổn mà nhận các sự khổ nhọc, dầu bị những ách nạn cũng chẳng sờn lòng.

Lúc Cực Diệu Tinh Tiến Bồ Tát bạch vừa xong thì cả Ðại Thiên thế giới chấn động sáu lần, trăm ngàn chư Thiên ở hư không cất tiếng khen rằng : Lành thay lành thay ! Bồ Tát Cực Diệu Tinh Tiến hay mặc giáp hoằng thệ.

Bấy giờ Bồ Tát Cực Diệu Tinh Tiến đến đứng trước cửa ngõ cung của Thái Tử Nghiệp Thủ. Thái Tử vừa thấy liền cả tiếng mắng nhiếc hủy nhục, giận dữ hủy báng, hốt đất ném đó, ngói đá liệng đó, dao gậy chém đánh đó. Bồ Tát bị mắng nhục đánh đập như vậy mà chẳng giận chẳng hờn cũng chẳng hối hận lui về, càng thêm bền lòng chắc ý, trí lực càng tăng sanh lòng đại bi thương xót Thái Tử. Như vậy quá một ngàn năm mới vào được cửa thứ nhứt, trải qua biết bao khổ nhục hoạn nạn mà chẳng sợ chẳng nhàm. Quá một vạn năm lại vào đến sân thứ nhứt trong vương cung, hai vạn năm vào đến sân thứ hai, quá tám vạn bốn ngàn năm mới vào được sân thứ bảy đứng đó bảy ngày bảy đêm. Thái Tử Nghiệp Thủ thấy vậy bèn gạn hỏi Tỳ Kheo sao đến đây muốn cầu sự gì ? Bồ Tát đáp : Tôi cố ý đến đây để ca ngợi danh đức của Thái Tử.



Nghe vậy, Thái Tử thầm nghĩ : Lạ lùng chưa từng có, nay Tỳ Kheo nầy giới đức khó lường không ai theo kịp, bị biết bao hủy nhục mà chưa hề hờn giận.

Thấy Thái Tử vui vẻ, Cực Diệu Tinh Tiến Bồ Tát liền nói kệ rằng :

Thái Tử ! Nay tôi không cầu gì
Chẳng cần uống ăn và y phục
Phải nên hiển bày lòng vô úy
Tôi mang pháp đến nên tới đây
Ðấng Thế Tôn hiệu Ly Cấu Quang
Ðại Thánh ra đời nhiều lợi ích
Giảng nói kinh pháp trừ khổ hoạn
Nếu có người nghe được cam lồ
Chư Phật ra đời thật khó gặp
Vô số ngàn kiếp khó gặp được
Ðiều phục mọi người khiến thọ pháp
Phật là đuốc sáng của thế gian
Người vì dục lạc mà phóng dật
Tham của ham sắc tự vui chơi
Mê hoang quyền quý và ngôi vua
Chẳng chịu đến gặp đấng Pháp Vương
Của cải vô thường mạng khó gìn
Phật dạy đời sống như sương mai
Thái Tử xét mình cũng như vậy
Sao nghe có Phật lại phóng dật ?
Ngài cũng đã từng phát đạo tâm
Mời thỉnh chúng sanh muốn độ họ
Ðời nay sao bị dục lạc sai ?
Phóng dật đâu độ được chúng sanh
Ngài nên phát tâm thương mọi loài
Ðể khỏi hối hận chuốc sầu não
Nay tôi muốn về chỗ đức Phật
Hàng phục tâm ý diệt trần dục.

Thái Tử Nghiệp Thủ nghe lời kệ ấy liền tự trách và cung kính lễ chưn Bồ Tát Cực Diệu Tinh Tiến mà thưa rằng :

Khể thủ đại bi Cực Tinh Tiến
Nay tôi sám hối tội nhục Ngài
Tôi sẽ rời bỏ tất cả việc
Chẳng mộ quyền quý chẳng tham ngôi
Tôi sẽ qua đến chỗ an trụ
Vứt bỏ nhơ nhớp tìm lợi ích.

Thái Tử liền cùng một ức tám vạn người đều cầm hoa hương đến chỗ Phật cúng dường đảnh lễ rồi lui qua một bên.

Bấy giờ Thái Tử Nghiệp Thủ bạch Phật rằng :

Cực Diệu Tinh Tiến là thầy tôi
Lòng chẳng chán nhàm vui vẻ khuyên
Ân đức dường ấy không gì hơn
Cúng dường thế nầy chẳng đủ đền
Hối lỗi quy y đấng Cứu Thế
Nay tôi chí thành về sám hối
Nguyện Phật nạp thọ lòng thú tội
Nay tôi phát tâm cầu Phật đạo
Vì tất cả loài khởi lòng thương
Chẳng còn tạo tà và phóng dật
Nay tôi lập đức thành Phật đạo.

Thái Tử Nghiệp Thủ bỏ ngôi cùng một ức tám vạn bốn ngàn người ở nơi chỗ Phật Ly Cấu Quang làm Sa Môn phát tâm cầu Phật đạo.

Phật Ly Cấu Quang biết chí nguyện ấy nên giảng nói Phật đạo tối thượng. Nhiều người nghe pháp thanh tịnh được nhu thuận nhẫn, hàng Bồ Tát an trụ Vô sanh pháp nhẫn » .

Ðức Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát : « Cực Diệu Tinh Tiến thuở ấy nay là thân ta, là Thích Ca Mâu Ni Phật đây. Còn Thái Tử Nghiệp Thủ ấy nay là Di Lặc Bồ Tát vậy.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Thuở quá khứ, Bồ Tát khai hóa chúng sanh chẳng hề mỏi chán, oai đức cao vọi vô lượng dường ấy, sở học ngày thêm sâu tinh tiến vô song. Vì thế nên Bồ Tát muốn độ chúng sanh thì phải nhớ tu học công đức của Cực Diệu Tinh Tiến Bồ Tát quá khứ ấy.

Nầy Tộc Tánh Tử ! Bồ Tát có bốn hạnh mà được tự tại, do bốn hạnh nầy mà nhiếp lấy Phật đạo pháp :

Một là siêu việt các ma không ai chẳng quy phục.

Hai là niệm tịnh Phật độ khiến tu tịnh pháp.

Ba là nghiêm thân khẩu ý thuận với căn bổn của bực khai sĩ.

Bốn là nhóm họp tất cả các Phật đạo phẩm.

Còn có bốn sự là Bồ Tát hạnh :

Một là trí huệ hiểu rõ chí tánh được nhập.

Hai là thấy khắp căn nguyên sở quy của chúng sanh.

Ba là phân biệt sở do của các loài rồi cho thuốc đúng bịnh.

Bốn là biết rõ tất cả đường tắt được đi khiến được tịch mịch chẳng có lòng hờn giận.

Ðây là những bốn hạnh sở hành của Bồ Tát đuợc tự tại đạo nghiệp ».

Bấy giờ Bửu Kế Bồ Tát lấy viên Minh Nguyệt châu trong búi tóc Ngài, châu ấy do từ trăm ngàn công đức cần khổ tu tập trong vô số kiếp cảm thành, giá trị bằng cả Ðại Thiên thế giới đem dâng lên đức Phật mà tuyên rằng : « Nay tôi đem báu trên đỉnh đầu cống hiến đức Như Lai. Do công đức nầy sẽ gây nên tướng đỉnh đầu không ai thấy được, mãi đến thành đỉnh thánh huệ bất khả tư nghì của chư Phật ».

Liền đó đức Phật mỉm cười, có ánh sáng năm màu từ miệng Phật chiếu ra soi thấu vô ương số quốc độ chư Phật rồi trở về nhiễu quanh Phật ba vòng bỗng ẩn mất vào trên đỉnh Phật.

Lúc bấy giờ trong pháp hội có Bồ Tát tên là Kiện Biện đứng dậy trịch y vai hữu quỳ gối chắp tay tán thán đức Phật và bạch hỏi rằng :

Ðấng Tối Tôn Vô Thượng
Ðấng siêu việt thế gian
Vô cấu do ly uế
Tam giới khen Phật đức
Lòng từ không gì sánh
Cao vọi hơn Tu Di
Cớ chi nay Phật cười ?
Nguyện thương gì tôi nói
Chơn đế giới nghiêm tịnh
Ðấng thanh tịnh khả kính
Khiến lòng tôi an ổn
Khéo tu sớm tịch tĩnh
Thiên Nhơn Sư ở đây
Chí Phật rất kiên diệu
Vì cảm ứng những gì
Xót thương mà nay cười
Thế mạnh khắp mười phương
Quang minh phước soi sáng
Phá tối sư tử mạnh
Vào chúng vô sở úy
Ba cõi không ai bằng
Có ai hơn được Phật
Pháp Vương xin thương nói
Cớ chi mà vui cười ?
Ly cấu tánh thường an
Nhan sắc thường hòa vui
Danh đức khắp hư không
Vang lừng không hạn cuộc
Tiêu trừ những tối tăm
Quang minh chiếu khắp chỗ
An trụ chỉ vì hiểu
Cớ chi Phật vui cười
Tu đức lòng thanh tịnh
Chí như núi vàng báu
Thường dạy bảo hậu học
Người đời đều cúng dường
Phật là ruộng tốt nhứt
Thánh siêu thế độ đời
Thích Sư Tử thuyết pháp
Diễn pháp như hư không
Trên trời cùng trong người
Không có ai bằng Phật
Tâm bình đẳng rất vững
Tàm quý lành đầy thạnh
Trăm ngàn đức cao vọi
Tướng hảo như hoa nở
Tối Thắng Năng Nhơn cười
Xin được giải thích rõ
Phật huệ không chướng ngại
Trải rộng suốt ba đời
Nơi bao nhiêu tâm ý
Lòng Phật vô sở trước
Ðồng thời đều hiểu rõ
Giáo hóa đúng căn cơ
Ðấng Sư Tử mỉm cười
Nghĩa ấy là nghĩa gì ?
Chư Thiên dừng trên không
Trong tâm nhiều vui đẹp
Nhơn dân tại đất liền
Vòng tay quy y Phật
Năng Nhơn Tối Thắng nói
Pháp vị cam lồ lạ
Chư Thiên Thần người nghe
Dứt sạch tối trần lao.

Ðức Phật bảo Kiện Biện Bồ Tát : « Ông có thấy Bửu Kế đây chăng ? Ông ấy đem bửu châu trong búi tóc dâng lên Như Lai chí cầu đạo chánh chơn vô thượng, đó là cúng dường Phật trí ».

Kiện Biện Bồ Tát bạch Phật : « Vâng tôi đã thấy, bạch đức Thế Tôn ! ».

Ðức Phật bảo Kiện Biện Bồ Tát : « Nầy Tộc Tánh Tử ! Bửu Kế đây từ hằng sa số kiếp cúng dường hằng hà sa số Phật, ông ấy thường tu phạm hạnh khai hóa vô số loài chúng sanh lập nên tam thừa. Ðương lai quá mười a tăng kỳ kiếp sẽ làm Phật hiệu Bửu Thành Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn, thế giới tên Ly Cấu Quang, kiếp tên Vô Cấu. Thế giới Ly Cấu Quang ấy bằng bảy báu hiệp thành thường phát ra ánh sáng chiếu khắp vô lượng Phật độ mười phương, ánh sáng ấy màu tử kim. Nếu chúng sanh nào gặp được ánh sáng ấy thì tất cả trần lao tất nhờ đó mà tiêu diệt. Thế giới ấy giàu vui, đều là bậc Bồ Tát vô sở trước, không có tướng dị học khác phát khởi, đồng tu đạo bửu, do cớ nầy mà đức Phật hiệu là Bửu Thành. Chư Bồ Tát ấy đều được thần thông, đều có biện tài. Chư Thiên, nhơn dân đều thuần thục tuân hành theo đấng Ðẳng Chánh Giác, không có danh từ vô trí bất cập. nước ấy cũng không có vua chúa, chỉ do Phật làm Pháp Vương Vô Thượng. Chư Thiên và nhơn dân đều tự nhiên hóa sanh, không có người nữ, không có danh từ ái dục. Nhơn dân cõi ấy đều trồng cội công đức không có người vô phước, đầy đủ các căn, đều dùng các tướng hảo trang nghiêm thân thể. Chúng Bồ Tát của đức Như Lai thuở ấy đông không thể kể đếm. Ðức Phật Bửu Thành thọ mười bốn kiếp. Ngài không hề đàm luận gì khác, lời Phật chỉ tuyên bày trí huệ Bồ Tát, các Ba la mật, biện tài, đại bi, thuần một giáo phẩm, chư Bồ Tát đã được dạy bảo, các căn sáng suốt có thể do một câu mà khắp vào tất cả đạo pháp của chư Phật. Bửu Thành Như Lai vì chư Bồ Tát ấy mà nói ngôn giáo tổng trì, từ tâm như đất.

Sao gọi là ngôn giáo tổng trì ? Ðó là do một tuyệt cú mà vào khắp các chương.

Sao gọi là một tuyệt cú ? Ðó là câu diệu thánh, pháp đạo phẩm chẳng thể cùng tận.

Sao gọi là câu vô tận ? Ðó là ở nơi Phật đạo thì chẳng thể cùng tận.

Sao gọi là vô tận ? Phàm luận nơi vô thì gọi là vô tận cú. Ðã nhập nơi vô rồi thì vào khắp văn tự, đây là nhứt cú mà tất cả văn tự chẳng thể cùng tận được.

Lại còn có nhị tự, trước chưa bao giờ nghe cũng chưa bao giờ làm, mà tuyên lời nói phát xuất từ nơi nhứt tự. Nhứt tự ấy chẳng đồng thế lực với nhị tự vậy. Ðây là dùng nhứt tự mà tuyên lời dạy.

Nếu tuyên bố lời dạy nầy thì không có niệm không chẳng niệm, không có ứng không chẳng ứng .

Câu nầy không có niệm cũng không chẳng niệm. Do câu vô niệm mà hoàn thành sự khai hóa.

Vì nhập tổng trì giáo nên Phật Bửu Thành vì chư Bồ Tát ấy tuyên nói ngôn cú tổng trì. Do một câu ấy mà các học nhơn kia được vào khắp tất cả ý của Phật.

Hoặc một kiếp hay quá một kiếp, ta khen ngợi công đức của Ly Cấu Quang thế giới cũng không cùng tận được. Trí huệ giảng thuyết kinh đạo của Bửu Thành Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, cao vọi siêu tuyệt vô thượng.

Lúc ấy Bửu Kế Bồ Tát nghe đức Phật thọ ký vui mừng hớn hở nói kệ khen Phật :

Biết khắp thấy được hết
Viên mãn Ba la mật
Như Lai đều vượt khỏi
Tất cả mọi sai lầm
Trí huệ chưa từng có
Biết hết đời trước tôi
Số cúng dường chư Phật
Phật đều nói đủ cả
Quá khứ vị lai nầy
Gốc ngọn là như vậy
Phật còn biết mạt thế
Cùng tất cả mọi người
Tôi được Phật thọ ký
Chẳng còn có nghi ngờ
Khai hóa độ thế gian
Căn tánh bổn và mạt
Giả sử tất cả nơi
Nhựt nguyệt đều sa xuống
Lời từ miệng Phật tuyên
Trọn không cải biến được
Phật nói lời chí thành
Chơn thật không hư luống
Thọ ký đời vị lai
Thành Phật Nhơn Trung Tôn
Như chí tôi đã nguyện
Nghiêm tịnh Phật quốc độ
Lời Phật cũng như vậy
Biết rõ tâm niệm tôi
Nghe lời Phật dạy rồi
Vui vẻ không nghi ngờ
Hạnh được tu đệ nhứt
Vì muốn độ chúng sanh
Như hạnh tôi đã tu
Sẽ còn tăng vô lượng
Nghiêm trị nơi bổn tế
Thân tôi phụng tịnh hạnh
Tu hành được làm Phật
Chẳng do giải đãi gây
Gắng sức không khiếp nhược
Do từ tinh tiến nên
Phật nhận tôi cúng dường
Chứng đạo tâm của tôi
Chưa hề bỏ tinh tiến
Ðến thành Phật đại bi
Do vì các chúng sanh
Bổn mạt là như vậy
Tôi sẽ khai hóa cả
Thành Phật độ dị học

Lúc Bửu Kế Bồ Tát nói kệ, có bảy vạn hai ngàn người phát tâm Vô thượng Bồ đề nguyện sẽ sanh nơi thế giới Ly Cấu Quang đồng thời phát thanh nói lời nầy : Lúc đức Bửu Thành Như Lai thành Phật khiến chúng tôi đều sanh tại Phật độ ấy.

Ðức Phật đều thọ ký sẽ được sanh tại cõi ấy.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo ngài A Nan thọ kinh điển nầy trì tụng đọc thuyết rộng truyền ý nghĩa nầy cho mọi ngưòi, ân cần hộ trợ kinh điển nầy cốt yếu sao cho trên trời trong người đều quy y mà cúng dường. Tại sao vậy ? Vì ai nghe kinh nầy thì Phật sẽ thọ ký. Người không tin là do phước đức kém mỏng, người thọ trì kinh nầy thì phước đức phi phàm. Người tạm nghe kinh nầy thì đời đời được gặp Phật, huống là nghe rồi thọ trì phụng hành giảng thuyết công đức vô hạn vô lượng.

Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn đem thất bửu đầy Ðại Thiên thế giới theo thời mà bố thí trọn trăm ngàn năm, người nghe kinh nầy mà vui mừng tín thọ thì công đức hơn trên.

Ngài A Nan bạch Phật : "Bạch đức Thế Tôn ! Kinh nầy tên gì và phụng trì thế nào ?".

Ðức Phật dạy : "Kinh nầy tên là kinh Bồ Tát Tịnh Hạnh Bửu Kế Sở Vấn. Phải phụng trì như vậy.

Ðức Phật nói kinh nầy rồi, Bửu Kế Bồ Tát và thập phương chư Bồ Tát dự hội, hiền giả A Nan, Thiên, Long, Quỷ, Thần, Kiền Thát Bà, A Tu La, Nhơn, Phi Nhơn nghe lời Phật dạy đều vui mừng tín thọ phụng hành.

PHÁP HỘI BỬU KÊ BỒ TÁT
THỨ BỐN MƯƠI BẢY

HẾT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]