- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
2). TƯỚNG TRÍ THỨC
Lại nữa, Đại Huệ! Nay ta sẽ thuyết tướng Trí Thức, nếu ngươi và các Bồ Tát khéo phân biệt được tướng Trí Thức, tức là thông đạt tướng Trí Thức, sẽ chóng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đại Huệ! Có ba thứ trí là: Thế gian trí, xuất thế gian trí và xuất thế gian thượng thượng trí. Thế nào là THẾ GIAN TRÍ? Là nói tất cả phàm phu ngoại đạo chấp trước hữu và vô. Thế nào là XUẤT THẾ GIAN TRÍ? Là nói tất cả Thanh Văn, Duyên Giác do chấp trước hy vọng chứng quả Niết Bàn, đọa tự tướng sở chứng cho là cộng tướng. Thế nào là XUẤT THẾ GIAN THỰƠNG TRÍ? Ta nói chư Phật Bồ Tát quán pháp Vô Sanh, thấy bất sanh bất diệt, lìa pháp hữu và vô, duyên Vô Sư Trí (1), tự chứng đắc nhơn pháp Vô Ngã của địa vị Như Lai.
Đại Huệ! Sanh diệt là Thức, bất sanh bất diệt là Trí. Lại nữa đọa tướng vô tướng và đọa mỗi mỗi nhân tướng hữu và vô là Thức, siêu việt tướng hữu vô là Trí. Lại nữa, nuôi dưỡng tướng là Thức, chẳng nuôi dưỡng tướng là Trí. Lại nữa, có ba thứ trí: Là biết sanh diệt, biết tự cộng tướng, biết bất sanh bất diệt. Lại nữa, tướng vô ngại là Trí, mỗi mỗi cảnh giới tướng ngại là Thức. Lại nữa, chấp ba sự hòa hợp (2) sanh tướng phương tiện là Thức, tướng tự tánh chẳng nhờ sự phương tiện là Trí. Lại nữa, đắc tướng là Thức, chẳng đắc tướng là Trí. Vì cảnh giới Tự Giác Thánh Trí chẳng xuất chẳng nhập, như bóng trăng trong nước, chẳng thể đắc vậy.
Khi ấy, Thế Tôn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
1. Tích tụ nghiệp là Thức,
Chẳng tích tụ là Trí.
Quán sát tất cả pháp,
Thông đạt nghĩa Vô Sanh.
2. Khi đắc sức tự tại,
Thì gọi là trí huệ.
Tâm lìa cảnh giới trói,
Trí giác tưởng liền khởi.
3. Cho đến tướng Thắng Diệu,
Đại trí huệ tự sanh.
Xa lìa tư duy tưởng,
Tâm, ý, và ý thức.
4. Bồ Tát ỏỏ Vô phân biệt ỏỏ
Thanh Văn chẳng thể đến.
Tịch tịnh thắng tiến nhẫn (3)
Trí Như Lai trong sạch.
5. Khéo sanh Thắng Nghĩa Đế (4),
Sở hành thảy xa lìa.
Ta thuyết ba thứ trí,
Mở mang tánh chân thật.
6. Nhị thừa có chứng đắc,
Chấp trước nơi tự tánh.
Nơi tưởng tư duy kia,
Nhiếp thọ tất cả tướng.
7. Thành Thanh Văn, Duyên Giác.
Bậc trí lìa chư hữu,
Siêu việt những tâm lượng (5),
Là thanh tịnh Như Lai.
GIẢI NGHĨA:
(1) Vô Sư Trí: Trí huệ có, không cần thầy dạy.
(2) Ba sự hòa hợp: Gồm: 1. Căn bản duyên của Thức thứ tám. 2. Tác ý, tức tự thể của Thức thứ sáu.
3. Chủng tử, do Thức thứ sáu huân tập mà thành.
(3) Tịch tịnh thắng tiến nhẫn: Thắng: Có các nghĩa sau: Xuất sắc, đặc biệt, nổi bật, cao cả (s: viśista, viśa-da, parama, agra), vượt hơn, khắc phục, chế ngự, giữ vững, ưu việt (s: prādhānya), chinh phục. Nhẫn: Trong Kinh Nhân Vương nói năm thứ nhẫn là: Điều phục nhẫn, Tín nhẫn, Thuận nhẫn, Vô Sinh nhẫn và Tịch diệt nhẫn; Tịch Tịnh Thắng Tiến Nhẫn là tiến tới tịch tịnh ưu việt thể nhập lý vô sinh vô diệt.
(4) Thắng nghĩa đế: S: paramār-tha-satya. Nguyên lý tột cùng, thực tại tối thượng, thực tại được nhận biết trên căn bản liễu tri về tính không; còn gọi là Chân đế và Đệ nhất nghĩa đế, là một trong hai phương diện của thật tại, phương diện kia là Thế tục đế.
(5) Tâm Lượng: Lượng S: pramāṇa; E: valid cognition;
là nhận thức, biết đối tượng, gồm ba loại lượng:
1. HIỆN LƯỢNG (s: pratyakṣapramāṇa): là năng lực nhận thức, trực tiếp qua giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.
Trong hiện lượng, phân biệt ra hai loại:
1.1. Chân hiện lượng, là trí biết không phân biệt, có ba thứ:
a. Hiện thức (giác quan): Chỉ các thức của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân hiện tại khởi tác dụng;
b. Hiện cảnh: Chỉ các cảnh, các đối tượng của các giác quan như sắc, âm thanh, hương, vị và vật được chạm xúc;
c. Bất tư lự: Nghĩa là trong lúc đối cảnh thì trí biết và vật đều hiện diện rõ ràng đồng thời trí vừa đối vật thì biết ngay, nhưng chưa tỏ ý phân biệt.
Chân hiện lượng ở đây chính là hiện lượng hoặc gọi tắt là “lượng” (e: valid cognition) trong Nhân minh học.
Có bốn loại chân hiện lượng, đó là:
1. Căn hiện lượng (s: pratyakṣa), nhận thức trực tiếp qua những giác quan;
2. Ngũ câu ý thức hiện lượng (s: mānasapratyakṣa), tức là ý thức với năm căn cùng lúc nhận thức năm trần;
3. Tự chứng phần hiện lượng (s: sva-saṃvedāna), tức sự nhận biết của thức tự chứng phần, ví dụ như cảm giác “tôi biết tôi đang nhìn”;
4. Định tâm hiện lượng, tức là sự nhận biết cảnh tượng trong lúc thiền định của một thiền giả trở thành một niềm tin vững chắc.
1.2. Tự (tợ) hiện lượng, là trí nhận thức có phân biệt, có cùng điểm a. và b. của chân hiện lượng nhưng khác nhau ở điểm c., tức là có tư lự, ở đây được hiểu là lúc đối cảnh, trí người thấy sự vật có phân biệt vật này, tên nọ…
Hiện lượng đúng, có giá trị phải chú trọng năm điều sau:
1. Không “nhớ tưởng” quá khứ, không “tưởng tượng” vị lai.
2. Không dựa vào “ảo giác”, như không cho là “mặt trăng chạy theo mình”, “bờ chạy ngược” thay vì thuyền lướt đi.
3. Không dựa vào “thố giác”, nghĩa là không cho rằng sợi dây là con rắn.
4. Không nương vào “loạn giác” như cho là có hoa đốm thật.
5. Không nương vào cái nghĩ lo “tư lự”, không dựa vào cái “hiểu biết phân biệt” để so sánh danh tướng sự vật.
2. TỈ LƯỢNG (s: anumāṇapramāṇa): là khả năng nhận thức lí tính, gián tiếp thông qua Tỉ lượng chính là cái biết bằng so sánh. Do sự kiện đã được biết, được thấy mà suy ra những gì chưa trực tiếp biết đến, thấy đến. Ví dụ như “cách núi thấy khói biết có lửa, cách tường thấy sừng biết có trâu”.
Có hai loại tỉ lượng:
2.1. Chân tỉ lượng: là trí suy luận đúng đắn, có hai điểm a. và b. đồng với chân hiện lượng, nhưng c. là ý phân biệt chính chắn và thêm d. luận thức đầy đủ.
2.2. Tự tỉ lượng: là suy luận không đúng, những đặc điểm a, d của chân tỉ lượng không được đáp ứng. Ngoài ra, tự tỉ lượng còn vướng phải ba lỗi sau: 1. Nhìn cái không phải có; 2. Không nhìn thấy cái có; 3. Nhìn sai cái có.
3. PHI LƯỢNG (s: abhāvapramāṇa): chính là Tự hiện lượng (hiện lượng sai) và Tự tỉ lượng (tỉ lượng sai).
Đoạn 2, Mục 7, Quyển 3 này, Đức Phật giảng về tướng Trí Thức, nếu khéo phân biệt và thông đạt tướng Trí Thức, sẽ chóng đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, Ngài giảng ba thứ trí là:
1 - THẾ GIAN TRÍ: Là nói tất cả phàm phu ngoại đạo chấp trước Có và Không.
2 - XUẤT THẾ GIAN TRÍ: Là nói tất cả Thanh Văn, Duyên Giác do chấp trước mong muốn (hy vọng) chứng quả Niết Bàn, rơi vào đặc tính bản chất chỗ chứng của mình cho là cộng thông với tất cả các pháp (đọa tự tướng sở chứng cho là cộng tướng).
Là Chư Phật và đại Bồ Tát quán pháp Vô Sinh, thấy bất sinh bất diệt, lìa pháp Có và Không, nhân duyên không thầy mà có trí huệ (Vô Sư Trí), tự chứng đắc nhân và pháp đều Vô Ngã của địa vị Như Lai.
Đức Phật giảng đại ý: Sinh diệt là Thức, không sinh không diệt là Trí, nếu chấp (đọa) tướng hay vô tướng và chấp có nhân tướng hay không đều là Thức, siêu việt tướng Có Không là Trí; hơn nữa, nuôi dưỡng các tướng là Thức, chẳng nuôi dưỡng tướng là Trí. Có ba thứ thượng trí:
1. Là biết sinh diệt, biết tướng không giới hạn ở tự tướng mà còn cộng thông với các pháp khác (tự cộng tướng), biết không sinh không diệt.
2. Lại nữa, tướng không ngăn ngại (vô ngại) là Trí, mỗi cảnh giới tướng ngăn ngại là Thức.
3. Sau nữa, chấp căn bản duyên của Thức thứ tám, chấp tác ý tức tự thể của Thức thứ sáu, và chấp chủng tử do Thức thứ sáu huân tập mà thành (ba sự hòa hợp) sinh tướng để đạt mục đích (phương tiện) là Thức, tướng tự tính chẳng nhờ phương tiện là Trí. Ngoài ra đắc tướng là Thức, chẳng đắc tướng là Trí, vì cảnh giới Tự Giác Thánh Trí chẳng xuất chẳng nhập, như bóng trăng trong nước chẳng thể đắc vậy.
Đức Thế Tôn lập lại nghĩa này bằng kệ với ý:
1. Tích tụ nghiệp là Thức,
Chẳng tích tụ là Trí.
Quán sát tất cả pháp,
Thông đạt nghĩa Vô Sanh.
Nghĩa là tích nghiệp là Thức, chẳng tích nghiệp là Trí; khi quán sát và lià chấp thật pháp, sẽ thông đạt nghĩa Vô Sinh.
2. Khi đắc sức tự tại,
Thì gọi là trí huệ.
Tâm lìa cảnh giới trói,
Trí giác tưởng liền khởi.
3. Cho đến tướng Thắng Diệu,
Đại trí huệ tự sanh.
Xa lìa tư duy tưởng,
Tâm, ý, và ý thức.
Đến khi được tự tại, thì gọi là trí huệ, tâm lìa cảnh trói buộc, trí giác tưởng liền khởi cho đến thấy tướng Thắng Diệu, thì đại trí huệ tự sinh; hãy xa tư duy tưởng, lià tướng các hiện tượng vạn vật thế giới (tâm), dứt khởi niệm liên tục (ý), bỏ phân biệt tương tục (ý thức) hư vọng.
4. Bồ Tát ỏỏ Vô phân biệt ỏỏ
Thanh Văn chẳng thể đến.
Tịch tịnh thắng tiến nhẫn (3)
Trí Như Lai trong sạch.
Bồ Tát “Vô phân biệt”, Thanh Văn chẳng thể đến. Tịch tịnh trong năm nhẫn là: Điều phục nhẫn, Tín nhẫn, Thuận nhẫn, Vô Sinh nhẫn và Tịch diệt nhẫn (thắng tiến nhẫn), đạt Trí Như Lai trong sạch.
5. Khéo sanh Thắng Nghĩa Đế (4),
Sở hành thảy xa lìa.
Ta thuyết ba thứ trí,
Mở mang tánh chân thật.
Khéo sinh thực tại tối thượng (Thắng Nghĩa Đế), chỗ tạo tác (hành) hết thảy xa lìa. Phật thuyết ba thứ trí để mở mang tính chân thật là: Thế gian trí, xuất thế gian trí và xuất thế gian thượng trí.
6. Nhị thừa có chứng đắc,
Chấp trước nơi tự tánh.
Nơi tưởng tư duy kia,
Nhiếp thọ tất cả tướng.
7. Thành Thanh Văn, Duyên Giác.
Bậc trí lìa chư hữu,
Siêu việt những tâm lượng (5),
Là thanh tịnh Như Lai.
Nhị thừa có chứng đắc, nhưng chấp nơi bản thể tâm bản thể pháp (tự tánh), nơi tưởng tư duy ấy thu lấy thọ nhận tất cả tướng, thành Thanh Văn Duyên Giác; bậc trí lìa các có, vượt khỏi (siêu việt) những suy lường (tâm lượng) là Như Lai thanh tịnh.
MỤC 8:
CHÍN THỨ
CHUYỂN BIẾN LUẬN:
(Còn tiếp)