- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
MỤC 6:
THUYẾT TƯỚNG
TÔNG THÔNG:
1). TƯỚNG TÔNG THÔNG:
Khi ấy, Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Cúi xin vì con và các Đại Bồ Tát thuyết tướng Tông Thông (1), khiến con và các đại bồ tát thông đạt tướng này. Thông đạt tướng này rồi thì khéo phân biệt tướng Tông Thông, chẳng theo giác tưởng của chúng ma ngoại đạo, chóng thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (2).
Phật bảo Đại Huệ:
- Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Ta sẽ vì ngươi mà thuyết.
Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:
- Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ:
- Tất cả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát có hai thứ tướng thông là Tông Thông và Thuyết Thông (3).
- Đại Huệ! Nói TÔNG THÔNG, là tướng duyên Tự Đắc Thắng Tiến, xa lìa vọng tưởng ngôn thuyết và văn tự, tiến vào tự tướng Tự Giác Địa của hàng Vô Lậu (4), xa lìa tất cả giác tưởng hư vọng, hàng phục tất cả chúng ma ngoại đạo, phát huy ánh sáng của Duyên Tự Giác, ấy là tướng Tông Thông.
- Thế nào là tướng THUYẾT THÔNG? Là nói mỗi mỗi giáo pháp trong chín bộ kinh (5), lìa những tướng khác hay chẳng khác, hữu và vô v.v..., dùng phương tiện khéo léo tùy thuận căn tánh của chúng sanh mà ứng cơ thuyết pháp, khiến họ được độ thoát, gọi là tướng Thuyết Thông. Đại Huệ! Đối với hai tướng thông này, ông và các Bồ Tát cần nên tu học.
Khi ấy, Thế Tôn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
1. Tướng Tông Thông, Thuyết Thông,
Duyên giáo pháp tự giác.
Khéo phân biệt chánh tà,
Chẳng theo giác (giác tưởng) ngoại đạo
2. Như phàm phu vọng tưởng,
Chẳng có tánh chân thật.
Tại sao vọng chấp cho,
Phi tánh là giải thoát?
3. Quán sát pháp Hữu vi,
Sanh và diệt tương tục.
Điên đảo Vô Sở Tri (6),
Tăng trưởng theo nhị kiến.
4. Chân Đế chỉ là một,
Niết Bàn là không lỗị
Quán sát việc thế gian,
Như hoa đốm mộng huyễn
5. Dù có tham sân si,
Có cũng như mộng huyễn.
Ái dục sanh ngũ ấm (7),
Thân người vốn chẳng thật.
GIẢI NGHĨA:
(1) Tướng Tông Thông: Là lìa vọng tưởng, lià tưởng biết (giác tưởng), lià hai bên đối đãi (nhị biên), lià chấp thật nhân duyên, lià tâm, ý, ý thức.
(2) Chánh Đẳng Chánh Giác: Bậc giác ngộ chân chính không có bậc nào cao hơn nữa.
(3) Tướng Thuyết Thông: Phật pháp tùy căn cơ, tùy sự thích ứng của tâm chúng sinh mà thuyết, ghi đầy đủ giáo lý trong khế kinh.
(4) Vô Lậu: Là không bị ô nhiễm. Lậu nghĩa là rỉ chảy, tiết lậu ra ngoài, cũng là phiền não; có ba thứ ô nhiễm làm gốc của mọi khổ đau và là nguyên nhân của Luân hồi như sau:
1. Dục lậu (s: kāmāśrava; p: kāmāsava): Ô nhiễm bởi dục Ái;
2. Hữu lậu (s: bhavāśrava; p: bhavāsava): Ô nhiễm trong khi sống còn;
3. Vô minh lậu (s: avidyāśrava; p: avijjāsava): Ô nhiễm của si mê.
Giải thoát ba ô nhiễm này (lậu tận) đồng nghĩa với việc đắc quả A-la-hán (s: arhat). Quan điểm về ô nhiễm này là nguyên nhân của sự dính mắc trong vòng sinh tử, bao gồm Ái (s: tṛṣṇā; p: taṇhā) và Vô minh, là nguồn gốc của Khổ. Người không bị ô nhiễm là người:
1. Hiểu được nguyên tắc của Tứ đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo);
2. Nghiên cứu tu hành Tứ đế để tiêu diệt phiền não;
3. Biết là mình đã chứng ngộ được Tứ đế.
(5) Chín bộ kinh: Nói cho đầy đủ theo kinh Đại Bát Niết Bàn Phẩm Phạm Hạnh Thứ 20 nói về 12 bộ kinh gồm có:
1. Khế Kinh: Dịch nghĩa từ Tu-đa-la (stra) là tản văn, hay văn xuôi dễ hiểu.
2. Ứng tụng (hay Trùng tụng): Dịch nghĩa từ Kỳ-dạ (geya) là văn biền ngẫu, có tính cách văn chương dễ ghi nhớ.
3. Thụ ký: Dịch nghĩa từ Hòa-ca-la-na (vykaraṇa), cũng đọc là Hoa-già-la-na. Những lời truyền dạy do Đức Phật thụ ký, chứng nhận cho các vị Bồ tát, các bậc Thanh văn, đệ tử mai sau thành Phật; và thuyết những việc sẽ xảy ra…
4. Phúng tụng (hay Cô khởi tụng): Dịch nghĩa từ Già-Đà (gth) là nói từng bài kệ, tức là lối văn thi ca.
5. Tự thuyết: Dịch Nghĩa từ Ưu-đà-na (udna) Những Kinh do Phật dùng trí tuệ xem xét căn cơ chúng sinh rồi tự nói ra các Pháp.
6. Quảng thuyết: Dịch từ Ni Đà Na (Nidàna): Cũng gọi là Nhân Duyên): Những kinh văn nói về “lý căn hội duyên”, nói về vũ trụ vạn hữu, thuyết lý Nhân Duyên Sinh.
7. Giải ngộ: Dịch từ A Ba Đà Nà (Avadana): Diễn thuyết Giải Ngộ Kinh, cũng gọi là Thí Dụ. Phật nói các sự vật hiện hữu làm tỉ dụ, chứng minh cho đạo lý cao siêu để chúng sinh dễ hiểu.
8. Bản sự: Dịch nghĩa từ Y-đế-mục-đa-già (itivṛttaka) ): Phật nói về sự tu nhân chứng quả của các vị Bồ tát, đệ tử về các đời quá khứ, vị lai.
9. Bản sinh: Dịch nghĩa từ Xà-đà-già (jtaka) Phật nhắc lại những công hạnh tu chứng ở đời quá khứ của các Đức Phật, Bồ tát.
10. Phương quảng: Dịch nghĩa từ Tỳ-phật-lược (vaipulya). Những kinh điển thuộc Đại Thừa Phương Quảng, với nghĩa lý rộng lớn và thâm thúy.
11. Vị tằng hữu: Dịch nghĩa từ A-phù-đà-đạt-ma (addhutadharma) Những kinh điển nói về thần lực của chư Phật thị hiện, cùng những việc không thể nghĩ bàn.
12. Thỉnh vấn: Dịch từ Ưu Ba Đề Xá (Upad’sah): Cận Sự Thỉnh Vấn Kinh cũng gọi là Luận Nghị. Những lời văn có tính cách vấn đáp và biện luận cho rõ các lẽ tà, chính.
Tuy chia ra 12 phần giáo, 3 loại trên là thể chính của các Kinh; còn 9 loại sau theo các điều kiện chép ở trong Kinh lập ra. Phật vì phương tiện dẫn dắt những chúng sinh chưa đủ lòng tin nên chưa nói ra trọn vẹn chân lý rốt ráo trước khi Phật tuyên thuyết các kinh Phương đẳng cho hàng Bồ Tát.
(6) Vô sở tri: Là không có chỗ để biết.
(7) Ngũ Ấm: Ngũ Uẩn, gồm Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức.
Đoạn 1, Mục 6, Quyển 3, Bồ Tát Đại Huệ thỉnh Phật thuyết tướng Tông Thông, khiến hàng Bồ Tát thông đạt và phân biệt tướng Tông Thông với tưởng biết (giác tưởng) của ngoại đạo, khiến Bồ Tát chóng thành tựu bậc giác ngộ chân chính không bậc nào cao hơn (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác); Đức Phật giảng đại ý là tất cả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát có hai thứ tướng thông là Tông Thông và Thuyết Thông như sau:
1- TƯỚNG TÔNG THÔNG:
Là tướng duyên Tự Đắc Thắng Tiến, xa lìa vọng tưởng của lời nói thuyết giảng và chữ viết (ngôn thuyết và văn tự), tiến vào tự biết không tướng (tự tướng Tự Giác Địa) của bậc sạch ô nhiễm (hàng Vô Lậu), xa lìa tất cả tưởng biết (giác tưởng) hư vọng, hàng phục tất cả chúng ma ngoại đạo, phát huy ánh sáng của Duyên Tự Giác, đây là Tướng Tông Thông.
Là nói mỗi giáo pháp trong chín bộ Kinh, lìa những tướng đối đãi hai bên như khác hay chẳng khác, Có và Không v.v..., dùng phương tiện khéo léo tùy thuận căn tính của chúng sinh mà ứng cơ thuyết pháp, khiến họ được độ thoát, gọi là Tướng Thuyết Thông. Đức Phật nhấn mạnh: Đối với hai tướng thông này, hàng Bồ Tát cần nên tu học.
Rồi Ngài lập lại nghĩa này bằng kệ với ý rằng:
1. Tướng Tông Thông, Thuyết Thông,
Duyên giáo pháp tự giác.
Khéo phân biệt chánh tà,
Chẳng theo giác (giác tưởng) ngoại đạo
Nghĩa là Tướng Tông Thông và Thuyết Thông nếu hiểu là giáo pháp do duyên sẽ phân biệt được chính và tà. Vì vậy chẳng nên theo tưởng biết (giác) của ngoại đạo.
2. Như phàm phu vọng tưởng,
Chẳng có tánh chân thật.
Tại sao vọng chấp cho,
Phi tánh là giải thoát?
Ví như phàm phu vọng tưởng chẳng chân thật lại vọng chấp cho chẳng (phi) tính là giải thoát.
3. Quán sát pháp Hữu vi,
Sanh và diệt tương tục.
Điên đảo Vô Sở Tri (6),
Tăng trưởng theo nhị kiến.
Thấy vạn vật (pháp hữu vi) sinh diệt liên tiếp, khiến tâm điên đảo mất chỗ hiểu biết (vô sở tri) và sinh ra thấy hai bên (nhị kiến) đối đãi.
4. Chân Đế chỉ là một,
Niết Bàn là không lỗị
Quán sát việc thế gian,
Như hoa đốm mộng huyển
Chân lí tuyệt đối chân thật không hư dối (Chân Đế) chỉ có một, Niết Bàn chẳng sai quấy (không lỗi); phải thấy việc thế gian như hoa đốm không thật.
5. Dù có tham sân si,
Có cũng như mộng huyễn.
Ái dục sanh ngũ ấm (7),
Thân người vốn chẳng thật.
Phải biết dù có tham sân si cũng chỉ là ảo huyển. Ái dục sinh sắc, thụ, tưởng, hành, thức (Năm Ấm), mà chẳng cái nào là ta và cái của ta, cho nên thân người vốn chẳng thật.
2). TƯỚNG VỌNG TƯỞNG
CHẲNG THẬT:
(Còn tiếp)