- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
2). MƯỜI THỨ TIÊN DO TU DỊ
NHÂN KẾT THÀNH DỊ QUẢ:
- A Nan! Lại có chúng sanh, trong cõi người chẳng theo chánh giác tu Tam Ma Địa, mà tu theo vọng niệm, giữ tâm củng cố hình hài, ẩn trong rừng núi, những chỗ vắng người, thành mười loại tiên.
l. A Nan! Những chúng sanh ấy, kiên cố dùng đồ bổ chẳng ngừng nghỉ, thành tựu đạo thực, gọi là Địa Hành Tiên.
2. Kiên cố dùng cỏ cây chẳng ngừng nghỉ, thành tựu đạo thuốc, gọi là Phi Hành Tiên.
3. Kiên cố luyện đơn chẳng ngừng nghỉ, thành tựu đạo hóa chất, gọi là Du Hành Tiên.
4. Kiên cố luyện khí chẳng ngừng nghỉ, thành tựu tinh khí, gọi là Không Hành Tiên.
5. Kiên cố luyện tâm dịch chẳng ngừng nghỉ, thành tựu nhuận đức, gọi là Thiên Hành Tiên.
6. Kiên cố hấp thụ tinh hoa chẳng ngừng nghỉ, thành tựu sự hấp thụ, gọi là Thông Hành Tiên.
7. Kiên cố luyện theo bùa chú chẳng ngừng nghỉ, thành tựu bùa phép, gọi là Đạo Hành Tiên.
8. Kiên cố chuyên chú tâm niệm chẳng ngừng nghỉ, thành tựu niệm tưởng, gọi là Chiếu Hành Tiên.
9. Kiên cố về thủy hỏa giao cấu chẳng ngừng nghỉ, thành tựu sự cảm ứng, gọi là Tinh Hành Tiên.
l0. Kiên cố biến hóa chẳng ngừng nghỉ, thành tựu tà ngộ, gọi là Tuyệt Hành Tiên.
- A Nan! Loại này đều ở trong cõi người mà luyện tâm, chẳng tu chánh giác, xa cách người đời, thọ muôn ngàn tuổi, ẩn núp nơi núi sâu, hòn đảo, những chỗ vắng người; ấy cũng là theo vọng tưởng mà luân hồi. Nếu chẳng tu tam muội, khi phước báo hết, phải trở lại trong lục đạo.
GIẢI NGHĨA:
Theo lời dạy của Đức Phật thì các cách tu Tiên đều là luyện thân hoặc luyện tâm để đạt mục đích mong cầu thế gian, họ tu tập theo đam mê, chuyên luyện một cách kỳ lạ để hy vọng củng cố hình hài sống lâu, hoặc được pháp thuật biến hóa. Họ vào trong rừng núi vắng vẻ nơi khó có người đến, để chuyên luyện dị thuật lâu dài và kết quả được thành mười thứ Tiên như sau:
1. ĐỊA HÀNH TIÊN:
Những người chuyên luyện đồ ăn, họ tìm các chất bổ dưỡng để ăn, luyện mãi đến khi "đạo ăn" thành tựu sẽ sống lâu dài, gọi là Địa Hành Tiên.
2. PHI HÀNH TIÊN:
Những người chuyên luyện dược tính, tìm thuốc trong các thứ cỏ cây, luyện hoài đến khi "đạo thuốc" thành tựu, có thể đi như bay trong hư không, gọi là Phi Hành Tiên.
3. DU HÀNH TIÊN:
Người chuyên luyện hóa chất (đan), thành tựu là thuốc trường sinh, gọi là kim đan hay linh đan, thu được trong lò bằng cách luyện từ một số khoáng chất như luyện đá, thần sa, hùng hoàng, vàng, đơn sa. Họ luyện mãi đến khi "đạo hóa chất" tu luyện thành tựu thành thần tiên trường thọ đi ngao du đây đó, gọi là Du Hành Tiên.
4. KHÔNG HÀNH TIÊN:
Người chuyên luyện khí bằng động tác thở, lấy thân làm lò luyện thở vào thở ra, luyện hoài đến khi "đạo khí tinh" thành tựu thì thành thần tiên, gọi là Không Hành Tiên.
5. THIÊN HÀNH TIÊN:
Người chuyên luyện tâm dịch bằng nước bọt, luyện nuốt nước bọt, luyện mãi đến khi "đạo thanh nhuận" thành tựu thì thành tiên gọi là Thiên Hành Tiên.
6. THÔNG HÀNH TIÊN:
Người chuyên luyện hấp thụ tinh hoa trời đất, luyện hoài đến khi "đạo hấp thụ" thành tựu thì thành tiên gọi là Thông Hành Tiên.
7. ĐẠO HÀNH TIÊN:
Người chuyên luyện chú, luyện phù chú bùa phép, luyện mãi đến khi "đạo pháp thuật" thành tựu thì thành người có phù phép gọi là Đạo Hành Tiên.
8. CHIẾU HÀNH TIÊN:
Người chuyên luyện tâm niệm, nhớ nghĩ, luyện hoài đến khi "đạo nhớ nghĩ" thành tựu thì có ánh sáng gọi là Chiếu Hành Tiên.
9. TINH HÀNH TIÊN:
Người chuyên luyện lửa nước giao nhau, luyện mãi đến khi "đạo cảm ứng" được thành tựu thì có cảm ứng gọi là Tinh Hành Tiên.
10. TUYỆT HÀNH TIÊN:
Người chuyên luyện biến hóa, luyện hoài đến khi "đạo biến hóa" thành tựu có thể biến hóa gọi là Tuyệt Hành Tiên.
Tất cả các lối tu luyện nêu trên chẳng thể đạt mục tiêu của xuất thế gian, nghĩa là chẳng thể giải thoát, do đó khi hết phúc báo vẫn bị luân hồi chi phối, nghĩa là phải chết và tái sinh vào một trong sáu cõi vậy.
3). TRỜI DỤC GIỚI:
l. A Nan! Những người thế gian, chẳng cầu đạo thường trụ, chưa thể rời bỏ sự ân ái vợ chồng, nhưng tâm chẳng buông lung nơi tà dâm, do tâm đứng lặng phát ra sáng suốt. Sau khi chết, ở gần với nhật nguyệt, loại này gọi là Tứ Thiên Vương Thiên.
2. Đối với vợ mình, dâm ái ít ỏi, trong lúc tịnh cư, chưa hoàn toàn trong sạch. Sau khi chết, vượt ánh sáng nhựt nguyệt, ở trên đảnh cõi người, loại này gọi là Đao Lợi Thiên.
3. Gặp dục tạm giao, qua rồi thì chẳng nhớ; nơi cõi người động ít tịnh nhiều. Sau khi chết, an trụ nơi hư không, ánh sáng nhựt nguyệt chẳng thể soi đến, hạng người ấy tự có ánh sáng, loại này gọi là Tu Diệm Ma Thiên.
4. Lúc nào cũng tịnh, nhưng khi tiếp xúc bỗng đến, chưa thể lìa bỏ. Sau khi chết, sanh lên cõi tinh vi, chẳng nối liền với những cõi trời, người ở dưới; khi kiếp hoại tam tai cũng chẳng thể đến, loại này gọi là Đâu Suất Đà Thiên.
5. Ta chẳng tâm dâm dục, chỉ đáp ứng với nhu cầu của người, xem sự dâm dục vô vị như ăn sáp. Sau khi chết, sanh lên cõi biến hóa, loại này gọi là Lạc Biến Hóa Thiên.
6. Tâm chẳng trụ thế gian, mà thọ dụng cảnh dục đồng như thế gian; đang lúc thọ dụng, rõ ràng siêu thoát. Sau khi chết, vượt lên tất cả cảnh biến hoá và chẳng biến hóa, loại này gọi là Tha Hóa Tự Tại Thiên.
- A Nan! Sáu cõi trời kể trên, hình dù khỏi động mà tâm còn dính mắc, từ đây trở xuống, gọi là Dục Giới.
GIẢI NGHĨA:
Đức Phật giảng cõi Trời Dục như sau:
1. TỨ THIÊN VƯƠNG:
Những người thế gian, không cầu và không hành đạo giải thoát, chưa thể rời bỏ sự ân ái vợ chồng, nhưng tâm chẳng theo thói tà dâm nghĩa là không lang chạ ngoài vợ chồng, được tâm bình lặng sinh ra sáng suốt. Sau khi qua đời, hóa sinh ở gần với mặt trời mặt trăng (nhật nguyệt), loại này ở bốn phiá Đông Tây Nam Bắc tại lưng chừng của núi Chúa Tu Di, họ thống lĩnh Qủy Thần và quản trị thế gian con người.
2. TRỜI ĐAO LỢI:
Người đối với vợ mình, dâm ái ít ỏi, trong lúc sinh sống an nhàn (tịnh cư), chưa hoàn toàn trong sạch. Sau khi qua đời, vượt lên qua ánh sáng mặt trăng mặt trời, hóa sinh ở trên đỉnh núi Tu Di, loại này gọi là Đao Lợi Thiên.
3. TRỜI DIỆM MA:
Người gặp dục tạm giao, qua rồi thì chẳng nhớ; sinh sống nơi cõi người động ít tịnh nhiều. Sau khi qua đời, thần thức bay bổng vượt lên hư không lên trên cõi Đao Lợi, ánh sáng mặt trời mặt trăng không thể soi tới, mà tự hóa sinh, tự có ánh sáng, loại này gọi là Diệm Ma Thiên.
4. TRỜI ĐÂU SUẤT:
Người lúc nào cũng thanh tịnh, nhưng khi tiếp xúc bỗng phóng tâm dục, chưa thể lìa bỏ. Sau khi qua đời, vượt lên qua cõi Đao Lợi và Diêm Ma, hóa sinh lên cõi Trời vi diệu (tinh vi), cõi này chẳng nối liền với cõi ở dưới; khi địa cầu gặp kiếp hoại tam tai Lửa hoặc Nước hoặc Gió cũng chẳng thể ảnh hưởng đến, loại này gọi là Đâu Suất Đà Thiên.
5. TRỜI LẠC BIẾN HÓA:
Người chẳng tâm dâm dục, chỉ đáp ứng với nhu cầu của người, xem sự dâm dục vô vị. Sau khi qua đời, thần thức vượt sinh lên cõi biến hóa, loại này gọi là Lạc Biến Hóa Thiên.
6. TRỜI THA HÓA TỰ TẠI:
Người tâm chẳng thích thú nơi thế gian, mà thọ dụng cảnh dục cùng như thế gian; đang lúc thọ dụng, tâm tính rõ ràng tự tại. Sau khi qua đời, thần thức vượt lên phiá trên tất cả cảnh biến hoá và chẳng biến hóa, loại này hóa sinh ra tại cõi Trời gọi là Tha Hóa Tự Tại Thiên.
Những người được sinh lên sáu cõi trời kể trên, gọi là sáu cõi Trời Dục Giới, vì họ còn tham ái nhục dục, dù thân hình không còn động loạn nhưng tâm còn dính mắc. Họ là người có tâm đạo đức, do hành động tốt về cả thân, miệng và ý; nghĩa là người đã thực sự nhiều năm cư xử đúng với mười điều thiện: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không nói thêm bớt, không nói đâm thọc, không nói ác, tham sân, kiêu mạn, tật đố giảm nhẹ.
(QUYỂN 8 HẾT)
(Còn tiếp)