- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
3. CHÚ ĐƯỢC HỘ VỆ:
- A Nan nên biết! Chú này thường có tám vạn bốn ngàn vô số chủng tộc Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương, mỗi mỗi đều có quyến thuộc, ngày đêm hộ vệ. Giả sử có chúng sanh nơi tâm tán loạn, chẳng thể vào Tam Ma Địa, miệng niệm tâm trì, thì các vị Kim Cang Vương thường theo ủng hộ thiện nam tử ấy, huống là người có tâm quyết định vào Đạo Bồ Đề, các vị Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương này, khiến người ấy phát ra thần thức, thân tâm tinh tấn, ngay đó được nhớ lại những việc từ tám vạn bốn ngàn hằng sa kiếp đến nay, đều rõ ràng chẳng có nghi hoặc. Từ kiếp thứ nhất cho đến thân cuối cùng, đời đời chẳng sanh vào các loài Dược Xoa, La Sát, quỷ bệnh tật, quỷ thúi, quỷ yểm mị, quỷ hút tinh khí, cùng các loài ngạ quỷ có hình vô hình, có tưởng vô tưởng, và những xứ ác độc.
GIẢI NGHĨA:
Chú này thường có vô số chủng tộc Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương và quyến thuộc ngày đêm hộ vệ. Giả sử có chúng sinh nơi tâm tán loạn, chẳng thể thiền quán (Tam Ma Địa), miệng niệm tâm trì Chú này, thì các vị Kim Cang Vương thường theo ủng hộ người ấy. Khiến người ấy phát ra thần thức, thân tâm tinh tấn tu hành, ngay đó được nhớ lại những việc từ vô số kiếp, rõ ràng từ kiếp thứ nhất cho đến thân cuối cùng. Khiến người ấy đời đời chẳng sinh vào các loài Dược Xoa, La Sát, quỷ bệnh tật, quỷ thối quỷ yểm mị, quỷ hút tinh khí, cùng các loài ngạ quỷ có hình không hình, có tưởng không tưởng, v.v...
4. NGƯỜI TRÌ TỤNG CHÚ:
- Thiện tri thức ấy, hoặc đọc tụng, biên chép, hoặc đeo giữ và cúng dường tâm chú này thì kiếp kiếp chẳng sanh vào những nơi nghèo nàn hèn hạ và chỗ chẳng an lành.
- Các chúng sanh này, dẫu cho tự thân chẳng làm phước nghiệp, mười phương Như Lai cũng ban công đức cho họ, do đó được trong vô số kiếp thường với chư Phật đồng sanh một chỗ, vô lượng công đức như chùm quả ác xoa, đồng một chỗ huân tu, trọn chẳng chia cách. Cho nên, Tâm chú này hay khiến người đã phá giới được giới căn trong sạch, người chưa đắc giới khiến cho đắc giới, người chẳng tinh tấn, chẳng trí huệ, chẳng trong sạch, chẳng trai giới, thảy đều thành tựu.
- A Nan! Thiện nam tử ấy, giả sử trước kia có phạm giới cấm, thì sau khi trì chú, các tội phá giới chẳng kể nặng nhẹ, đều được tiêu diệt, dù đã uống rượu, ăn ngũ tân, và các thứ bất tịnh, tất cả chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Thiên Tiên, quỷ thần, chẳng cho là có lỗi; dù mặc y áo rách rưới, khi đi khi đứng, đồng như trong sạch; dù chẳng lập đàn, chẳng vào đạo tràng, cũng chẳng hành đạo, mà trì tụng chú này, với công đức vào đàn, hành đạo, chẳng có sai khác.
- Nếu trước kia tạo các tội nặng ngũ nghịch, vô gián, những tội Tứ khí, Bát khí của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni (bằng như tử hình của người đời), thì khi tụng chú này rồi, cũng như gió mạnh thổi tan đống cát, những nghiệp nặng như vậy đều trừ sạch, chẳng còn mảy may.
- A Nan! Nếu có chúng sanh từ vô số kiếp đến nay, có tất cả những tội chướng nặng nhẹ, tuy trong các đời trước chưa kịp sám hối, nay nếu biết đọc tụng, biên chép chú này, giữ đeo trên mình hay để nơi chỗ ở, thì những nghiệp tích chứa từ trước, đều tiêu như nước sôi làm tan băng tuyết, chẳng bao lâu sẽ được vô sanh nhẫn.
- Lại nữa A Nan! Nếu có người đàn bà chưa có con, mong cầu có thai, chí tâm tưởng niệm, hoặc đeo chú này, thì được sanh những đứa con trai gái có phước đức trí huệ, cầu sống lâu được sống lâu, cầu phước báo được phước báo, cho đến cầu thân mạng sức mạnh đều được như thế. Sau khi chết, tùy nguyện vãng sanh trong mười phương quốc độ, chắc chắn chẳng sanh nơi biên địa, dòng hạ tiện, huống là các tạp hình!
- A Nan! Nếu các quốc độ, châu huyện, làng xóm bị nạn đói kém, ôn dịch; hoặc những nơi bị bịnh loạn, giặc cướp đánh nhau và tất cả những nơi có tai nạn khác, viết thần chú này dán nơi bốn cửa thành, và những thấp miếu hoặc trên các tràng phan, khiến chúng sanh trong nước thừa phụng chú này, cung kính lễ bái, nhất tâm cúng dường; khiến nhân dân mỗi mỗi đeo chú trong mình, hoặc để nơi chỗ ở, thì tất cả tai nạn thảy đều tiêu diệt.
GIẢI NGHĨA:
Người đọc tụng, nhớ (đeo giữ), biên chép và phổ biến (cúng dường) Tâm Chú này thì không sinh vào nơi nghèo nàn hèn hạ và chỗ không an.
- Dù không làm việc lành (phước nghiệp), người tụng Chú này cũng có công đức, do đó được sinh một nơi với chư Phật. Tụng Tâm Chú này khiến người đã phá giới được giới căn trong sạch, người chưa đắc giới khiến cho đắc giới, người chẳng tinh tấn, chẳng trí huệ, chẳng trong sạch, chẳng trai giới, thảy đều thành tựu.
- Dù đã tạo các tội nặng chưa kịp sám hối mà tu hành đọc tụng, biên chép, nhớ (mang giữ) Chú này rồi, thì những nghiệp nặng nhẹ đều được trừ sạch, chẳng bao lâu sẽ đạt không sinh không diệt (vô sanh nhẫn).
- Nếu người có tính ganh ghét đố kỵ (đàn bà) chưa thấy dấu đạo (chưa có con), mong cầu có thánh thai (có thai), chí tâm nhớ tu hành trì tụng (tưởng niệm, hoặc đeo chú này), thì được thấy dấu đạo trí tuệ giác ngộ (sanh những đứa con trai gái có phước đức trí huệ), nói chi cầu sống lâu, cầu phước báo, v.v….
- Nếu các nước (quốc độ), châu huyện, làng xóm, tất cả mọi người đều tu hành trì tụng, biên chép, phổ biến Chú này, thì sẽ không có nạn đói kém, ôn dịch hoặc giặc cướp đánh nhau và tất cả những tai nạn khác.
5. CHỖ TRÌ TỤNG CHÚ:
- A Nan! Nếu chúng sanh nơi các quốc độ, hễ chỗ nào có chú này, thì Thiên Long vui mừng, mưa gió thuận thời, ngũ cốc được mùa, dân chúng an vui; những tai chướng do tất cả ác tinh biến quái ở mọi nơi, đều chẳng sanh khởi, người chẳng chết yểu, gông, cùm, xiềng, xích, chẳng dính vào mình, ngày đêm ngủ yên, thường chẳng ác mộng.
- A Nan! Cõi Ta Bà này có tám vạn bốn ngàn tai biến ác tinh, do 28 đại ác tinh làm thượng thủ; lại có 8 đại ác tinh làm chủ, xuất hiện trên đời với nhiều hình dạng, hay gây các tai họa kỳ lạ cho chúng sanh. Hễ có chú này thì thảy đều tiêu diệt, trong phạm vi 12 do tuần, các tai biến hung dữ, trọn chẳng thể xâm nhập.
- Cho nên Như Lai thuyết chú này, bảo hộ người tu hành sơ học đời vị lai, vào Tam Ma Địa, thân tâm thư thái, được đại yên ổn chẳng bị tất cả tà ma, quỷ thần, và những oán thù, nghiệp cũ nợ xưa từ vô thỉ đến quấy hại.
- Ông và hàng hữu học trong chúng, với người tu hành đời vị lai, y pháp trì giới trong đạo tràng, được vị thầy truyền giới trong sạch, đối với tâm chú này chẳng sanh nghi hoặc, thì cái thân do cha mẹ sanh của người này, nếu chẳng được tâm thông, mười phương Như Lai bèn thành vọng ngữ.
GIẢI NGHĨA:
Nếu chúng sanh chỗ nào tụng Chú này, thì Trời Rồng vui mừng, chỗ đó mưa thuận gió hòa, ngũ cốc được mùa, dân chúng an vui. Cõi Ta Bà này có vô số (tám vạn bốn ngàn) tai họa (tai biến ác tinh), do 36 đại ác làm chủ, xuất hiện với nhiều hình dạng, gây các tai họa cho chúng sanh; hễ tu hành trì tụng Chú này thì các tai họa đều không xảy ra.
- Cho nên Đức Phật (Như Lai) thuyết Chú này, bảo hộ người tu hành sơ học đời vị lai, tu tập dần sẽ thấy các pháp như huyển rồi dứt lià tham chấp thủ được giải thoát tự tại “vào Tam Ma Địa, thân tâm thư thái, được đại yên ổn chẳng bị tất cả tà ma, quỷ thần, và những oán thù, nghiệp cũ nợ xưa từ vô thỉ đến quấy hại”.
Để khuyến khích mọi hạng người phát tâm tu nên Đức Phật vận dụng lối thuyết pháp: "Bố thí pháp làm lợi ích tất cả chúng sinh”. Cho nên đọc đoạn kinh văn trên, chúng ta thấy nguyện vọng của mọi hạng người đang mong muốn đều được đáp ứng; nếu đọc lời kinh mà hiểu nghĩa thật của kinh rồi quyết tâm tu hành tới nơi tới chốn thì sẽ đạt đến qủa giải thoát, và khi đã giải thoát thì những thành qủa tốt đẹp đều được đáp ứng là lẽ đương nhiên vậy.
Còn nếu chỉ sao chép, tôn thờ, ấn tống truyền bá, đọc tụng và đeo mang cất giữ, mà cầu gì được nấy một cách quá dễ dàng thì thử hỏi tám vạn bốn nghìn pháp môn khác mà Đức Phật dạy bảo để thực hành là dư thừa sao? Đức Phật nói với các đệ tử trước khi Ngài nhập Niết Bàn rằng: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi”, nghĩa là phải tự tu tự chứng, không thể cầu xin mà có được; người học Phật phải cẩn thận mà suy nghĩ về nghĩa thật của lời Phật dạy thì sẽ có lợi ích lớn trong sự nhận thức và thực hành giáo lý của Phật vậy.
Riêng về Tâm Chú thì Tâm tức là Chú, Chú tức là Tâm, Tâm và Chú không hai, nên gọi là Tâm Chú; người muốn nhờ thần lực của Tâm Chú, thì trước tiên phải giữ giới trong sạch, lại chẳng khởi một niệm tham cầu, tức là quên cả sự đang tụng Chú và chẳng mong cầu nhờ cậy Chú lực, như thế mới gọi là "tâm niệm trong sạch, thuần trắng chẳng ô nhiễm", được đến chỗ bất nhị của Tâm Chú. Lúc ấy, sự diệu dụng của tự tánh (tâm chú) tự hiện, thì tất cả đều được thành tựu như lời Kinh nói; nếu chẳng làm như thế, lại có thể trở thành tai họa, vì chư Hộ Pháp Long Thiên, tính hay kính mến người thiện và trừng phạt kẻ giả dối ác độc vậy.
4). NGUYỆN HỘ PHÁP:
Nói xong, vô số Kim Cang đều nhất thời đảnh lễ bạch Phật:
- Như lời Phật dạy, chúng con xin thành tâm bảo hộ người tu đạo Bồ Đề.
Bấy giờ, Phạn Vương và Đế Thích, Tứ Thiên Vương cũng đồng thời đảnh lễ bạch Phật:
- Nếu có người tu học như thế, chúng con xin hết lòng bảo hộ, khiến họ suốt đời việc làm thỏa nguyện.
Còn có vô số Quỷ Vương chắp tay đảnh lễ bạch Phật:
- Chúng con cũng thệ nguyện hộ trì cho người ấy, khiến tâm Bồ Đề mau được viên mãn.
Còn có vô số Nhật Nguyệt Thiên tử, Phong Sư, Vũ Sư, Vân sư, Lôi Sư, cùng với Điện Sư, Tuần Quan, Chư Tinh và quyến thuộc đảnh lễ bạch Phật:
- Chúng con cũng bảo hộ người tu hành ấy an lập đạo tràng, được vô sở úy.
Còn có vô số Sơn Thần, Hải Thần, Phong Thần, cõi Trời Vô Sắc, tất cả tinh kỳ trên mặt đất, dưới nước và trên không, đồng thời đảnh lễ bạch Phật:
- Chúng con cũng bảo hộ người tu hành ấy được thành Bồ Đề, trọn chẳng ma sự.
Khi ấy, tám vạn bốn ngàn ức hằng sa Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương trong hội, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Như chúng con tu thành Bồ Đề đã lâu, mà chẳng thủ chứng Niết Bàn, thường theo chú này, cứu giúp những người chơn tu Tam Ma Địa trong đời mạt pháp. Thế Tôn, những người tu tâm cầu chánh định như thế, dù ở đạo tràng hay lúc kinh hành, cho đến lúc đi dạo chơi, con và đồ chúng thường theo hộ vệ người ấy. Dẫu cho Ma vương, Đại Tự Tại Thiên muốn tìm cách quấy phá, trọn chẳng thể được. Các quỷ thần nhỏ phải cách xa người ấy ngoài mười do tuần, chỉ trừ khi họ đã phát tâm tu thiền chánh pháp thì mới được gần người ấy. Thế Tôn, nếu những ác ma hay quyến thuộc ma, muốn đến xâm nhiễu người ấy, thì con dùng chày Kim Cang đập nát đầu họ như vi trần, khiến người ấy việc làm thỏa nguyện.
GIẢI NGHĨA:
Mục Hộ Pháp này, các vị vua trời như Phạm Thiên Vương, Vua Đế Thích, các Vua Tứ Thiên Vương, cùng vô số Thiên, Thần, Qủy và vô số các vị Kim Cang Bồ Tát v.v… đều đảnh lễ Đức Phật và nguyện hộ trì người tu hành chính định Tam Ma Địa trong đời Mạt pháp. Khiến những người tu thiền quán không bị quấy phá, không bị sợ hãi trong khi tu hành để đạt giác ngộ.
5). CẤP BÂC VÀ
ĐỊA VỊ TU CHỨNG:
(Còn tiếp)