Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiên Cứu Kinh Hoa Nghiêm

12/10/201707:36(Xem: 9804)
Nghiên Cứu Kinh Hoa Nghiêm


Duc Nhu Lai-3
 NGHIÊN CỨU VỀ KINH HOA NGHIÊM

(AVATAMSAKA (Sanskrit)

Tiến sĩ Lâm Như Tạng




A-NGHIÊN CỨU MỘT

I-KINH HOA NGHIÊM

Kinh Hoa Nghiêm tiếng Sanskrit là Avatamsaka, tiếng Nhật là Kégon Kyo. Kinh nầy bằng tiếng Sanskrit do Bồ Tát Long Tho (Nagarjuna) soạn vào khoảng thế kỷ thứ 2 Tây Lịch. Vị sư Ấn Độ tên là Buddhabhadra (Phật Đà Bạt Đà La, Tàu dịch nghĩa là Giác Hiền) dịch ra chữ Hán, dịch xong năm 418. Đó là bộ kinh căn bản của Tông Hoa Nghiêm tại Trung Quốc và Nhật Bản.

Vào khoảng thế kỷ thứ 7, ngài Đổ Thuận, một nhà sư Tàu có công truyền bá kinh ấy, lập thành Tông Hoa Nghiêm.

Về học thuyết của Kinh Hoa Nghiêm: Phật với chúng sanh đều có Phật Tánh, Tánh Giác, Chơn Như. Chơn Như, Chơn Giác của Phật đã hiễn hiện tròn đầy nên gọi là Phật. Như mặt nước êm lặng. Còn nơi chúng sanh, Chơn Như, Chơn Giác còn bị vô minh che lấp nên chúng sanh còn chìm đắm trong vô minh, mê lầm. Như mặt nước còn đang xao động. Song cũng đều là mặt nước cả. Lúc nào lời lành của Phật, tư tưởng của Phật cũng dội ra khắp nơi. Lúc nào ánh sáng của Phật cũng bủa ra khắp nơi để soi đường chỉ lối soi tỏ cho chúng sanh hướng về nẻo thiện, bến giác. Vạn vật đều có liên hệ nhân quả với nhau.

Hoa Nghiêm Kinh nói cho đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Trong bài phú Hoa Nghiêm Cảm Ứng có chép rằng: Ai nghe được 7 chử ấy thì chẳng đọa địa ngục, Ngạ Quỉ, Súc Sanh và ác thần, ác quỉ…

Giáo lý Hoa Nghiêm Kinh là Giáo Lý Viên Đốn. Ai thọ trì Hoa Nghiêm Kinh thì liền vào cảnh giới của Phật, rất mau thành Phật.

Trong sách Tây Vực Ký ghi: Có một vị Phạm Tăng tay cầm kinh Hoa Nghiêm, nước rửa tay nhỏ trên mình con kiến, con kiến ấy liền hóa sanh lên cõi trời.

Phép định Hoa Nghiêm Tam Muội, cũng gọi là Phật Hoa Nghiêm Tam Muội. Bực tu thiền nhập phép định Hoa Nghiêm thì thống nhiếp tất cả Pháp Giới, tất cả pháp môn của Phật đều gôm vào nơi mình, đạt được Chơn Pháp Giới vô tận duyên khởi của Phật.

Như trong khi diễn Vô Lượng Thọ Kinh, Phật có khen chư Bồ Tát dự nghe, phán rằng: các ngài thành tựu đủ hết vô lượng Tổng Trì (Đà La Ni), trăm ngàn Tam Muội. Các căn và trí tuệ đầy đủ rộng khắp tịch định vào sâu trong Pháp Tạng của Bồ Tát được Hoa Nghiêm Tam Muội của Phật.

II-AVATAMSA

Theo Tự điển danh từ Phật Học tiếnh Anh viết như sau:

Hoa Nghiêm, Avatamsa, a garland, a ring-shaped ornament, M.W.; the flower-adorned, or a garland; the name Hoa Nghiêm sũtra, and the Kegon (Japanese) school. Hoa Nghiêm Nhất Thừa. The one Hoa Nghiêm yãna, or vehicle, for bringing all to Buddhahood. Hoa Nghiêm Tam Muội the Buddha Samãdhi of an eternal spiritual realm from which all Buddha activities are evolved. Hoa Nghiêm Tam Vương the three Hoa Nghiêm kings, Vairocana in the centre with Samantabhadra and Mãnjúrĩ lef and right.

Hoa Nghiêm Tông , Kegon school, whose foundation work is the Avatamsaka sutra; founded in China by Đế Tâm Đổ Thuận (Ti-hsin Tu-shun). He died A.D. 640 and was followed by Vân Hoa Trí Nghiêm (Yũn Hua Chih Yen). Hiền Thủ Pháp Tạng (Hsien Shou Fa Tsang); Thanh Lương Trừng Quán (Ch’ing Liang Ch’êng Kuan); Quế Phong Tôn Mật (Kuei Fêng Tsung Mi) and other noted patriarchs of the sect. Its chief patron is Mãnjúrĩ. The school was imported into Japan early in the T’ang Dynasty and flourished there.

It held the doctrine of the Pháp Tánh, Dharma Nature, by which name it was also called. Hoa Nghiêm Thời, the first of FIVE PERIODS as defined by T’ien T’ai, according to which school this sũtra was delivered by Sãkyamuni immediately after his enlightenment.But accounts vary as to whether it was on the second or third seventh day. All these claims are, however, devoir of evidence, the sũtra being Mahãyãna creation.

Hoa Nghiêm Kinh, Avatamsaka sũtra, also Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, there are three translations have been made:

1-By Buddhabhadra who arrived in China A.D. 406 in 60 chũan, known also as the Chin sũtra and the old sũtra.

2-By Siksãnanda, about A.D. 700, in 80 chũan, known also as the Đường Kinh T’ang sũtra and Tân Kinh the new sũtra.

3-By Prajnã about A.D. 800, in 40 chũan.

The treatises on this sũtra are very numerous and the whole are known as the Hoa Nghiêm Bộ. They include the Hoa Nghiêm Âm Nghĩa dictionary of the Classic by Hui Jũan, about A.D. 700.

 

B-NGHIÊN CỨU HAI

I-KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM

Đại Phương Quảng là Pháp sở chứng. Phật là người năng chứng, đã chứng được lý Đại Phương Quảng. Hai chữ Hoa Nghiêm là chỉ cho vị Phật nầy. Vạn Hạnh của Nhân vị như hoa, đem hoa nầy trang nghiêm cho đất Quả, cho nên gọi là Hoa Nghiêm. Còn muốn như hoa của đất của Phật, đem hoa nầy trang nghiêm cho Pháp Thân, cho nên gọi là Hoa Nghiêm.

Hoa Nghiêm Lược Sách viết: “Đại Phương quảng an là pháp sở chứng. Đại là sự bao hàm của thể tính. Phương Quảng là nghiệp dụng khắp cả. Phật là quả tròn giác mãn. Hoa thí dụ cho vạn hạnh phô bày. Nghiêm là sức pháp thành người. Kinh là quán xuyến thường pháp”.

Tứ Giáo Nghi Tập Chú, quyển thượng, viết: “Việc làm của Nhân như Hoa, trang nghiêm cho Đức của Quả”. Đó là lấy Hoa ví với việc làm của Nhân.

Thám Huyền Ký, quyển 1, viết: “Phật không phải hạ thừa. Pháp siêu nhân vị. Đức quả khó trương, gửi gắm ở thí dụ mới rõ rệt. Gọi cứu cánh của vạn đức, tốt đẹp như Hoa, tu sức cho nhau, làm rỏ cái tính là Nghiêm”. Đó là lấy ví với Đức của Quả.

Đại Nhật Kinh Sớ viết: “Hoa có 2 loại: Một là Vạn Hạnh Hoa, hai là Vạn Đức Hạnh”.

II-BA BẢN DỊCH CỦA KINH HOA NGHIÊM

1-PHẬT ĐÀ BẠT ĐÀ LA ĐỜI ĐÔNG TẤN DỊCH

Gồm có 6o quyển, kinh nầy còn có tên là Sáu Mươi Hoa Nghiêm, hoặc là Tấn Kinh, hoặc là Cựu Kinh do ngài Phật Đà Bạt Đà La đời Đông Tấn dịch. Trí Nghiễm viết sớ 5 quyển gọi là Sưu Huyền Ký, Hiền Thủ soạn Thám Huyền Ký, 20 quyển.

Ngài Hiền Thủ soạn 20 quyển, Thám Huyền Ký, chú thích kinh Hoa Nghiêm. Quyển 1 trình bày lý do mà Tông Giáo nổi lên, thu nhiếp vào Tạng Bộ, lập giáo sai biệt. Cái cơ mà tông giáo bao trùm, giáo thể của năng thuyên, tông thú của sở thuyên , giải thích đầy đủ đề mục, bộ loại, truyện dịch, văn nghĩa phân chia. Tùy theo văn mà giải thích thập môn để nói rỏ ý nghĩa huyền diệu. Từ quyển 2 trở đi giải thích lần lược nguyên văn của Kinh.

2-THỰC XOA NAN ĐÀ ĐỜI ĐƯỜNG DỊCH

80 quyển, còn có tên là Tám Mươi Hoa Nghiêm, do ngài Thực Xoa Nan Đà đời Đường dịch, cũng có tên là Đường Kinh hoặc là Tân Kinh. Tuệ Uyển soạn San Định Ký 16 quyển. Thanh Lương làm sớ 20 quyển, Diễn Nghĩa Sao 40 quyển.

3-BÁT NHA ĐỜI ĐƯỜNG DỊCH

Bát Nha đời Đường dịch, còn có tên là Bốn Mươi Hoa Nghiêm. Thanh Lương làm sớ 10 quyển. Trong đó hai kinh trước dài ngắn khác nhau, nhưng nội dung cơ bản giống nhau. Một kinh sau thì chỉ nói rỏ một phẩm của 2 kinh trước, đó là Nhập Pháp Giới Phẩm.

III-BA BẢN KINH HOA NGHIÊM

Theo truyền thuyết: Văn Thù Bồ Tát và A-Nan kết tập xong kinh nầy, Long Thần thu về Long Cung. Sau đó Long Thọ Bồ Tát vào Long Cung đã thấy kinh nầy. Có 3 bản: Thượng, Trung và Hạ. Bản Hạ có 10 vạn bài kệ và 38 phẩm. Bản Trung có 49 vạn 8 nghìn 8 trăm bài kệ, 1200 phẩm. Bản Thượng có 1300 Đại Thiên Thế Giới và số kệ nhiều như bụi nhỏ.Một Tứ Thiên Hạ Sớ Bản kệ nhiều như bụi nhỏ. Long Thọ trì 10 vạn bài kệ của bản Hạ lưu truyền ở cõi Diêm Phù Đề.

Ba bản mà Trung Quốc dịch là sao bản của 10 vạn bài kệ của bản Hạ. Bản dịch đời Tấn chỉ có 3 vạn 6 nghìn bài kệ. Bản dịch đời Đường chỉ có 4 vạn 5 nghìn bài kệ, nhân đó gọi là Kinh Lược Bản. Nguyên ba bài nầy do ngài Chân Đế Tam Tạng nói theo Truyện Ký của Tây Vực.

Tham khảo: Hiền Thủ Hoa Nghiêm Truyện Ký quyển 1. Thám Huyền Ký quyển1.

IV-10 LOẠI KINH HOA NGHIÊM

Có 2 giả thiết: Một là 10 loại mà Ngài Hiền Thủ đã nói. Hai là 10 loại mà ngài Thanh Lương đã nói.

1-NGÀI HIỀN THỦ GIẢNG 10 LOẠI

a-HẰNG BẢN

Thân nhiều như bụi nhỏ không thể kể được, hiện ở Sái Độ nhiều như bụi nhỏ, choán hết cõi vị lai. Từng niệm, từng niệm, thường nói về phổ thuyết chưa từng ngừng nghỉ là không thể kết tập. Việc đó có xuất xứ từ Phẩm Bất Tư Nghì của kinh nầy.

b-ĐẠI BẢN

Như Kinh Phổ Nhãn mà Hải Vân Tỳ Kheo trụ trì, đem cây bút như núi Tu Di chấm mực của 4 biển lớn, viết phần Tu Đa La của một phẩm còn không thể viết hết, huống chi số phẩm, số chương còn nhiều hơn cả cát bụi, lá bối không thể ghi chép hết. Việc nầy có xuất xứ từ Phẩm Nhập Pháp Giới của kinh nầy.

c-THƯỢNG BẢN; d-TRUNG BẢN; e-HẠ BẢN

Ba bản nầy gọi là Hoa Nghiêm Tam Bản. (xem Tây Vực Truyện Ký)

f-LƯỢC BẢN

Đó là bộ Lục Thập Hoa Nghiêm Kinh. Bản tiếng Phạn có 3 vạn 6 nghìn bài kệ. Tóm lược 10 vạn bài kệ ở Hạ Bản.

g-LUẬN THÍCH

Tức bộ Đại Bất Tư Nghị Luận do ngài Long Thọ soạn. Bộ Thập Địa Luận do Thế Thân tạo ra để giải thích bộ kinh nầy.

h-PHIÊN DỊCH

Tức bộ Lục Thập Hoa Nghiêm Kinh , dịch 3 vạn 6 nghìn bại kệ của Lược Bản Hoa Nghiêm Kinh, dịch 3 vạn 6 ngàn bài kệ của Lược Bản.

i-CHI LƯU, ĐÂU SA KINH, BỒ TÁT BẢN NGHIỆP KINH…

Có xuất xứ từ đại kinh và được lưu hành rộng rãi.

j-CẢM ỨNG

Y vào công niệm trì bộ kinh mà có cảm ứng. Việc đó tuy nhờ ở con người, nhưng suy công thì thuộc về bộ kinh.

Tham khảo: Hoa Nghiêm Thám Huyền Ký quyển 1.

2-NGÀI THANH LƯƠNG NÓI 10 LOẠI

a-LƯỢC BẢN KINH; b-HẠ BẢN KINH

c-TRUNG BẢN KINH; d-THƯỢNG BẢN KINH

Bốn Kinh nầy cùng loại như ngài Hiền Thủ đã nói.

e-PHỔ NHÃN KINH

Giống với Đại Bản của ngài Hiền Thủ.

f-ĐỒNG THUYẾT KINH

Chư Phật vô lượng thường nói về Pháp Đồng Nhất.

g-DỊ THUYẾT KINH

Đối với cơ loại sai biệt. Hai loại nầy là Hằng Bản mở riêng của ngài Hiền Thủ.

h-CHỦ BẠN KINH

Chư Phật đắp đổi làm chủ và làm bạn nói về Pháp Đồng Nhất . Như chư Phật của cõi nầy là chủ mà nói về Thập Trụ.

i-QUYẾN THUỘC KINH

Phương tiện của kinh Hoa Nghiêm là nói về các loại kinh khác.

j-VIÊN MÃN KINH

Các Bản Viên Dung trước đã bao hàm tất cả.

Tham khảo: Hoa Nghiêm Kinh Sớ , quyển 3.

V-HOA NGHIÊM TAM MUỘI

Tên gọi tắc của Phật Hoa Nghiêm Tam Muội. Cõi duyên khởi vô tận của Nhất Chân Pháp Giới là Lý Thú. Đạt được Lý Thú nầy mà tu hành vạn hạnh, trang nghiêm Phật quả thì gọi là Hoa Nghiêm, một lòng chú tâm tu tập thì gọi là Tam Muội. Đó là Điều mà kinh Hoa Nghiêm và kinh Phạm Võng đã nói.

Lục Thập Hoa Nghiêm Kinh, quyển 37 viết: “Phổ Hiền Bồ Tát, chính thụ Tam Muội. Tam Muội đó gọi là Phật Hoa Nghiêm”. Thám Huyền Ký, quyển 17 viết: “1-Thích Danh. Vì là tu hạnh Hoa Nghiêm mà thành quả tướng, khiến cho nó rỏ rệt. 2-Thể Tính. Pháp Giới Hành Môn Tâm Hải là thể, vì nó sánh ngang với quảng đại vô hạn lượng. 3-Làm rõ cái dụng của Nghiệp có 2 điều: Một là y vào đó nói rõ Pháp của Hoa Nghiêm. Cho nên trong kinh Vô Lượng Thọ tán thán đức của Bồ Tát, nói rằng đã đắc được Phật Hoa Nghiêm Tam Muội để nói rõ kinh điển của chư Phật. Hai là y vào đó để hiển thị hạnh của Hoa Nghiêm. Cho nên ở trên đã nói: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, công đức của phương tiện Trí Tuệ, tất cả tự tại không thể nghĩ bàn. Vì đó là thể lực của Hoa Nghiêm Tam Muội”.

Hoa Nghiêm Du Tâm Pháp Giới Ký giải thích Tam Muội nầy, cho rằng “Hoa” là muôn hạnh của Bồ Tát. Nghiêm là hạnh thành quả mãn, khế hợp tương ứng, vĩnh viễn tiêu trừ cấu chướng, chứng lý viên dung thanh tịnh. Tam Muội là Lý và Trí không hai, viên dung giao triệt, năng sở đều mất. Sách nầy còn nêu ra nhiều giải thích khác nhau như Hoa tức là Nghiêm, vì Lý và Trí không trở ngại nhau. Hoặc Hoa tức là Nghiêm vì tu một hạnh tức đốn tu tất cả hạnh. Hoa Nghiêm tức Tam Muội. Vì một hạnh tức nhiều hạnh mà một và nhiều không ngăn ngại nhau . Hoặc Hoa Nghiêm tức Tam Muội, vì định và loạn dung hợp nhau. Hoặc Tam Muội tức Hoa Nghiêm ví Lý và Trí như như.

Nếu đối chiếu Hoa Nghiêm Tam Muội nầy với Hải Ấn Tam Muội, thì Tam Muội nầy về mặt giải hạnh là nhân mà Tam Muội Hải Ấn là quả. Nhân và quả vốn không hai nên hai Tam Muội nầy là hai dụng của một thể.

Trong thuyết “Vọng Tận Hoàng Nguyên Quán”, ngài Pháp Tạng cho rằng thể của tự tánh thanh tịnh viên minh có 2 dụng: 1-Dụng của Hải Ấn Sum La Thường Trụ tức là Hải Ấn Tam Muội. 2-Dụng của Pháp Giới Viên Minh Tự Tại tức là Hoa Nghiêm Tam Muội.

Tham khảo: Kinh Vô Lượng Thọ, quyển thượng. Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký, quyển 17. Hoa Nghiêm Kinh Sớ, quyển 5, 16. Hoa Nghiêm Ngũ Giáo Chỉ Quán. Hải Ấn Tam Muội...

VI-HOA TẠNG THẾ GIỚI

Hoa Tạng Thế Giới là tên cõi Tịnh Độ của đức Phật Tỳ Lô Giá Na, là chân thân của đức Phật Thích Ca Như Lai. Tầng dưới cùng là Phong Luân, trên Phong Luân có biển Hương Thủy mọc ra đóa Đại Liên Hoa. Trong hoa sen nầy gồm nhiều thế giới như bụi nhỏ cho nên gọi là Liên Hoa Tạng Thế Giới, gọi tắc là Hoa Tạng Thế Giới. Nói chung, cõi tịnh độ của Báo Thân Phật đều đầy đủ 18 viên mãn, y trì vào số viên mãn đó tức là Liên Hoa Tạng Thế Giới.

Đường Hoa Nghiêm Kinh, quyển 18 viết: “Lúc đó, Phổ Hiền Bồ Tát nói với đại chúng rằng: Các Phật tử! Hoa nầy chứa đựng biển trang nghiêm thế giới. Hoa Tạng đó là của đức Tì Lô Giá Na Như Lai, thời quá khứ đã từng tu hạnh Bồ Tát, qua bao kiếp trong biển thế giới nhiều như bụi nhỏ. Trong muôn kiếp đã được gần với vô số vị Phật trong biển thế giới nhiều như bụi nhỏ. Chư vị Phật tịnh tu vô số đại nguyện nhiều như bụi nhỏ mà Phật nghiêm tịnh”. Ba quyển 8, 9, 10 đã nói rõ điều đó, gọi là Hoa Tạng Thế Giới Phẩm. Đại lược về sự kiến lập của Liên Hoa Tạng Thế Giới là trên dưới 20 tầng, chung quanh gồm 11 lớp. Trung tâm là nơi ở của đức Phật Tỳ Lô Giá Na.

Phật Tổ Thống Kỷ, quyển 13 viết: “Trên tột cùng Bảo Diệm, dưới thấu suốt Phong Luân, đó là một thế giới chủng mà Kinh Hoa Nghiêm nói rõ. Chiều cao thì ước chừng 20 tầng, chung quanh thì ước độ 11 lớp. Từ số nầy tùy theo từng phương mà mỗi phương là 10, tổng cọng là 111 như lưới ngọc của Thiên Đế trãi ra mà ở”.

Liên Hoa Tạng Thế Gới là tên gọi chung của cõi Báo Độ của chư Phật như Kinh Hoa Nghiêm đã nói, như của đức Phật Thích Ca mà Kinh đã viết. Hoa Tạng của đức Phật A Di Đà như Quán Kinh đã nói. Hoa Tạng của Đức Đại Nhật Như Lai là Thai Tạng Giới mà Kinh Đại Nhật đã nói và Mật Nghiêm Quốc mà Mật Nghiêm Kinh đã nói.

 

C-NGHIÊN CỨU BA

I-THỜI GIAN PHẬT GIẢNG KINH HOA NGHIÊM

Thông thường chúng ta đã biết là Phật giảng Kinh Hoa Nghiêm sau khi Ngài thành Phật 21 ngày. Đó là một trong 5 thời thuyết giáo của Đức Phật, do Tông Thiên Thai lập ra.

Nhưng về thời gian Phật thuyết giảng Kinh Hoa Nghiêm có nhiều thuyết như sau:

Hoa Nghiêm Tông cho rằng Đức Phật giảng Kinh Hoa Nghiêm sau khi Ngài thành đạo 14 ngày, không định thời gian dài ngắn, cũng chẵng chia ra phần trước, phần sau , 8 hội đều giảng một lần.

Pháp Tướng Tông cũng cho rằng sau khi thành đạo được 14 ngày, Đức Phật giảng Kinh Hoa Nghiêm. Nhưng có chia ra phần trước, phần sau, gống chủ trương của Tông Thiên Thai.

Trở lại, Tông Thiên Thai chủ trương rằng bộ Kinh Hoa Nghiêm chia làm 8 hội, hai phần trước và sau. Hoa Nghiêm phần trước từ hội thứ 1 đến hội thứ 7. Tức là thời gian Phật thuyết giảng 21 ngày sau khi Ngài thành Đạo. Hoa Nghiêm phần sau là chỉ cho hội thứ 8, tức là sau khi Ngài thành Đạo 21 ngày cho đến khi vào Niết Bàn, gọi là Hoa Nghiêm Thời Gian Dài.

Tham khảo: Phẩm Phương Tiện Kinh Pháp Hoa. Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký, q.2. Hoa Nghiêm Sớ Sao , q.1. Pháp Hoa Huyền Nghĩa , q.10. Năm Thời , 8 Giáo, Hoa Nghiêm Thời Gian Dài…

II-HOA NGHIÊM KINH CHỈ QUI

Do Pháp Tạng (643-712) soạn vào đời nhà Đường, được in vào Đại Chánh Tạng, tập 45.

Pháp Tạng là Tổ thứ 3 của Tông Hoa Nghiêm, ngài trước tác rất nhhiều sách, nhận xét một cách tổng quát về tư tưởng và hệ thống giáo học của ngài, người ta thấy Hoa Nghiêm Ngũ Giáo Chương là nền tảng, Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký là tập đại thành. Còn Hoa Nghiêm Chỉ Qui là tác phẩm quan trọng ở khoảng giữa 2 tác phẩm trên.

Hoa Nghiêm Tông có thuyết Thập Huyền Duyên Khởi để giải thích rõ tướng trạng của Pháp Giới Vô Ngại và cho rằng có thông suốt nghĩa nầy thì mới có thể thâm nhập lý sâu xa của Kinh Hoa Nghiêm. Căn cứ vào thuyết Thập Huyền Duyên Khởi, nhị tổ Tông Hoa Nghiêm là ngài Trí Nghiễm sáng lập Thập Huyền Chương được gọi là Cổ Thập Huyền. Ngài Pháp Tạng lại phát huy nghĩa sâu kín của Thập Huyền mà gọi là Tân Thập Huyền. Hoa Nghiêm Chỉ Qui bàn về yếu chỉ giữa Cổ Thập Huyền và Tân Thập Huyền, nội dung nêu ra Thập Nghĩa để làm căn cứ cho Thập Huyền Môn.

III-MƯỜI CỬA HUYỀN NHIỆM SÂU XA

Theo âm Hán Việt gọi là Thập Huyền Duyên Khởi. Gọi đủ là Thập Huyền Duyên Khởi vô ngại pháp môn, Hoa Nghiêm Nhất Thừa Thập Huyền Môn, Nhất Thừa Thập Huyền Môn. Hay gọi tắc là Thập Huyền.

Chỉ cho 10 môn sâu xa, mầu nhiệm biểu thị tướng của Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới. Nếu thông suốt được nghĩa nầy thì có thể nhập vào biển huyền diệu của Kinh Hoa Nghiêm. Cho nên gọi là Huyền Môn. Mười môn nầy làm duyên cho nhau mà khởi. Vì thế gọi là Duyên Khởi.

Mười môn tương tức tương nhập, làm tác dụng cho nhau, không ngăn ngại lẫn nhau. Tông Hoa Nghiêm lấy thuyết Thập Huyền Môn và Lục Tướng Viên Dung làm giáo lý căn bản. Xưa nay gọi chung là Thập Huyền Lục Tướng. Cả hai hội thông mà cấu thành nội dung trung tâm của Pháp Giới Duyên Khởi.

Thập Huyền chính là theo 10 phương diện để thuyết minh tướng của Pháp Giới Sự Sự Vô Ngại trong 4 Pháp Giới, biểu thị hiện tượng và hiện tượng nhất thể hóa (tương tức), dung hòa vào nhau mà không trở ngại (tương nhập). Giống như những mắt lưới kết hợp với nhau. Tức là dùng 10 Huyền Môn để biểu thị ý nghĩa sâu xa của Pháp Giới Duyên Khởi.

10 Huyền Môn lại được chia làm Thập Huyền Cũ và Thập Huyền Mới. Ngài Trí Nghiễm chủ trương Nhất Thừa Thập Huyền Môn. Ngài Pháp Tạng soạn Hoa Nghiêm Ngũ Giáo Chương kế thừa thuyết nầy. Đó là Cổ Thập Huyền .

Thập Huyền Môn nói trong Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký của Pháp Tạng được Trừng Quán trình bày lại trong Hoa Nghiêm Huyền Đàm quyển 6. Đó là Tân Thập Huyền.

Tân Thập Huyền nói về 10 môn như sau:

1-ĐỒNG THỜI CỤ TÚC TƯƠNG ỨNG MÔN

Tất cả hiện tượng đồng thời tương ứng, đồng thời đầy đủ, theo lý duyên khởi mà thành lập, một và nhiều dung hợp nhau thành một thể, không có trước sau sai khác.

2-QUẢNG HIỆP TỰ TẠI VÔ NGẠI MÔN

Sự đối lập giữa rộng và hẹp về không gian tựa hồ như mâu thuẫn nhau. Nhưng chính sự mâu thuẫn đối lập ấy lại là môi giới của sự tương tức tương nhập. Vì thế là tự tại viên dung vô ngại.

3-NHẤT ĐA TƯƠNG DUNG BẤT ĐỒNG MÔN

Nói về tác dụng của hiện tượng thì trong một có nhiều, trong nhiều dung chứa một. Tướng một và tướng nhiều không ngăn ngại. Nhưng thể của chúng thì khác nhau. Không đánh mất tướng một và nhiều.

4-CHƯ PHÁP TƯƠNG TỨC TỰ TẠI MÔN

Nói về thể của hiện tượng thì một và tất cả đắp đổi là Không và Có. Cả hai đều nhất thể hóa, dung nhiếp lẫn nhau một cách tự tại vô ngại.

5-ẨN MẬT HIỂU LIỄU CÂU THÀNH MÔN

Nói về hiện tượng duyên khởi thì khi lấy Một làm Hửu mà hiển hiện ra tướng thì Nhiều là không và ẩn kín không hiện. Tức Ẩn và Hiện nhất thể hóa lẫn nhau đồng thời thành lập. Tất cả Pháp và Một Pháp là nhất thể của nhau.

6-VI TẾ TƯƠNG DUNG AN LẬP MÔN

Dựa vào lý Tương Nhập để nói hiện tượng duyên khởi thì đặc biệt chú trọng ở điểm không hoại tự tướng. Tức là trong mỗi hiện tượng đem Nhỏ hòa vào Lớn, dùng Một bao nhiếp Nhiều. Nhưng Lớn và Nhỏ hòa hợp vào nhau mà không loạn, không hoại tướng Một và Nhiều. Trật tự vẫn rõ ràng.

7-NHÂN ĐÀ LA VÕNG PHÁP GIỚI MÔN

Sum la muôn tượng, mỗi mỗi hiển phát lẫn nhau. Lớp lớp vô cùng tận, giống như mành lưới của Nhân Đà La (mành lưới bằng ngọc châu báu trong cung điện của trời Đế Thích).

8-THÁC SỰ HIỂN PHÁP SINH GIẢI MÔN

Tất cả nghĩa lý sâu xa mầu nhiệm nương vào sự pháp nhỏ nhặt mà được hiển bày. Sự được nương và Lý được hiển, không hai, không khác.

9-THẬP THẾ CÁCH PHÁP DỊ THÀNH MÔN

Trong mỗi ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai đều có ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai hợp chung thành 9 đời. Chín đời nầy cũng chỉ thu nhiếp vào trong một niệm, hợp 9 đời với 1 niệm thành ra 10 đời. Thời gian của 10 đời nầy tuy có gián cách. Nhưng thời nầy thời kia tương tức tương nhập, trước sau, dài ngắn đồng thời hiển hiện đầy đủ. Thời và pháp không lìa nhau.

10-CHỦ BẠN VIÊN MINH CỤ TÚC MÔN

Trong các hiện tượng duyên khởi, hể nêu lên một hiện tượng nào thì hiện tượng ấy là chủ. Tất cả hiện tượng khác là bạn. Cứ như thế làm chủ bạn lẫn nhau, đầy đủ mọi đức.

Thứ tự của Cổ Thập Huyền và Tân Thập Huyền hơi khác nhau. Trong Tân Thập Huyền, Quảng Hiệp Tự Tại Vô Ngại Môn được dùng thay cho Chư Tạng Thuần Tạp Cụ Đức Môn trong Cổ Thập Huyền và Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức Môn thay cho Duy Tâm Hồi Chuyển Thiện Thành Môn.

Lý do Cổ Thập Huyền được đổi thành Tân Thập Huyền có lẽ vì muốn tránh sự lẫn lộn giữa Chư Tạng Thuần Tạp Cụ Đức Môn và Lý Sự Vô Ngại. Đồng thời Duy Tâm Hồi Chuyễn Thiện Thành Môn cũng chỉ nói lên cái lý các pháp vô ngại chứ chẳng phải hiển bày cái tướng các pháp vô ngại.

Tham khảo: Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao, Q 10. Hoa Nghiêm Nhất Thừa Thập Huyền Môn. Tứ Pháp Giới. Hoa Nghiêm Thập Nghĩa v.v…

IV-KIM SƯ TỬ CHƯƠNG HOA NGHIÊM

Đó là sách Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kim Sư Tử Chương, Kim Sư Tử Chương. Tác Phẩm 1 quyển, do Pháp Tạng đời Đường soạn, được in vào Đại Chánh Tạp Tạng 45.

Sách nầy dùng thí dụ Sư Tử Vàng để giải thích về diệu lý của pháp giới duyên khởi trong Kinh Hoa Nghiêm. Nhờ thí dụ nầy mà ý nghĩa trong Thiên Đế Võng, Thập Trùng Huyền Môn, Hải Ấn Tam Muội, Lục Tướng Hòa Hợp, Phổ Nhân Cảnh Giới v.v…được rõ ràng dễ hiểu.

Theo Tống Cao Tăng Truyện quyển 5 chép, Pháp Tạng đã từng tham dự phiên dịch Kinh Tân Hoa Nghiêm. Vào năm Thanh Lịch thứ 2 (699), trọn bộ kinh được dịch xong, ngài vâng chiếu đến chùa Phật thụ ký ở Lạc Dương tuyên giảng Kinh Hoa Nghiêm cho Vũ Hậu Tắc Thiên nghe. Khi ngài Pháp Tạng giảng đến nghĩa Thiên Đế Võng, Thập Trùng Huyền Môn, Hải Ấn Tam Muội, Lục Tướng Hòa Hợp v.v…thì Vũ Hậu mờ mịt không hiểu được ý chỉ. Ngài liền chỉ vào con sư tử bằng vàng ở trước điện làm thí dụ để giải thích sự cấu tạo của Pháp Giới. Nhờ đó mà Vũ Hậu hiểu được diệu lý của Pháp Giới Duyên Khởi trong Kinh Hoa Nghiêm. Vì thế mà tác phẩm được đặt tên là Kim Sư Tử Chương.

Nội dung sách nầy được chia làm 10 môn:

1-MINH DUYÊN KHỞI

Vàng vốn không có tự tính, chỉ do bàn tay khéo léo của người thợ đúc chạm mà thành sư tử. Nghĩa là hình tướng sư tử tùy duyên mà hiện.

2-BIỆN SẮC KHÔNG

Thể tính của sư tử tuy là không nhưng cũng không trở ngại gì cho việc phô bày hình tướng sư tử.

3-ƯỚC TAM TÍNH

Đem sư tử Tình Hửu (về mặt tình thì có sư tử nhưng về mặt lý thì không), sư tử Tự Hửu (sư tử có giả) và Chất Vàng Không Thay Đổi (kim tính bất biến), phối hợp với 3 tính: Biến Kế Sở Chấp, Y Tha Khởi và Viên Thành Thật của Duy Thức thì ta thấy:

*Sư Tử Tình Hửu: sự tồn tại của sư tử là do tư tưởng hư cấu chủ quan (Biến Kế Sở Chấp).

*Sư Tử Tự Hửu: sự tồn tại của sư tử là nhờ duyên bên ngòai mà hiện ra một cách giả có (Y Tha Khởi).

*Kim Tính Bất Biến: người thợ khéo léo đúc vàng thành hình tượng sư tử, nhưng tính chất của vàng thì không thay đổi (Viên Thành Thật).

4-HIỂN VÔ TƯỚNG

Về mặt tính mà nói thì tất cả đều là vàng. Ngoài vàng ra không có sư tử, cho đến tướng trạng của sư tử.

5-THUYẾT VÔ SINH

Sư tử tuy có sinh diệt, nhưng bản thể của vàng thì không thêm, bớt.

6-LUẬN NGŨ GIÁO

Về mặt duyên khởi của sư tử, tất cả đều bàn rõ yếu chỉ của Hoa Nghiêm Ngũ Giáo (Ngũ Pháp Thanh Văn Giáo, Đại Thừa Thủy Giáo, Đại Thừa Chung Giáo, Đại Thừa Đốn Giáo, Nhất Thừa Viên Giáo).

7-LẶC THẬP HUYỀN

Lặc nghĩa là thâu tóm tất cả. Tông Hoa Nghiêm mượn bản chất, tướng trạng của sư tử làm thí dụ để trình bày từng môn trong Thập Huyền Môn của Pháp Giới Duyên Khởi.

8-QUÁT LỤC TƯỚNG

Dùng 6 tướng: Tổng, Biệt, Đồng, Dị, Thành, Hoại của sư tử để bàn rõ về Lý “Lục Tướng Viên Dung” .

9-THÀNH BỒ ĐỀ

Nhờ vào các pháp môn nói trên, khi thấy sư tử liền thấu suốt được Lý tất cả pháp hửu vi xưa nay vốn vắng lặng. Đồng thời xa lìa thủ, xả, vào biển Nhất Thiết Trí, rồi tiến lên được Nhất Thiết Chủng Trí mà ngộ Đạo.

10-NHẬP NIẾT BÀN

Nếu thấy rõ được tướng sư tử và vàng đều không còn thì chẳng sinh phiền não, vĩnh viễn xa lìa gốc khổ, chứng nhập Niết bàn.

Hệ thống kinh Hoa Nghiêm tuy phức tạp, sâu xa, khó hiểu, nhưng Kim Sư Tử Chương đã tóm tắt được những điểm cốt yếu một cách rõ ràng. Cho nên đã trở thành bộ sách nhập môn của học thuyết Hoa Nghiêm.

Các bản chú sớ của sách nầy có: Hoa Nghiêm Kinh kim sư tử chương chú, 1 quyển của Thừa Thiên. Vân Gian loại giải, 1 quyển của Tịnh Nguyên. Quang Hiển sao, 2 quyển của Cao Biện.

Tham khảo: Phật Tổ Thống Kỷ, quyển 39. Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải, quyển 15. Hoa Nghiêm Tông Kinh luận chương sớ mục lục. Chư Tông chương sớ lục, quyển 1, v.v…

V-HỢP LUẬN KINH HOA NGHIÊM

Sách do ngài Lý Thông Huyền soạn vào đời nhà Đường, tác phẩm 120 quyển, được in vào Vạn Tục Tạng tập 45.

Sách chú thích Kinh Hoa Nghiêm (bản 80 quyển). Nội dung lập ra 10 môn để giải thích rõ nghĩa trọng yếu trong Kinh. 10 môn đó là: Y giáo phân tông. Y tông giáo biệt. Giáo Nghĩa sai biệt. Thành Phật Đồng biệt. Kiến Phật sai biệt. Thuyết giáo thời phần. Tịnh độ quyền thực. Nhiếp hóa cảnh giới. Nhân quả diên xúc. Hội giáo thủy chung.

Lý Thông Huyền là cư sĩ cùng thời với Pháp Tạng. Tuy cũng tôn sùng Pháp Tướng của Thập Huyền Lục Tướng nhưng lập trường của ông lại khác với lập trường của ngài Pháp Tạng. Ông dùng kiến giải riêng của mình để nghiên cứu kinh Hoa Nghiêm (bản 80 quyển), là người mở đầu cho việc chú thích bộ kinh đồ sộ nầy. Bộ Hoa Nghiêm Đại Sớ Sao của Quốc Sư Thanh Lương Trừng Quán đã chịu rất nhiều ảnh hưởng của tác phẩm nầy.

Quyển đầu của bộ sách nầy có ghi tiểu sử của ngài Lý Thông Huyền và trình bày khái quát về sự lưu truyền sách nầy. Điểm đặc biệt của sách nầy là giải thích Kinh Hoa Nghiêm có 10 hội, được giảng ở 10 nơi, gồm 40 phẩm, không dùng thuyết Ngũ Giáo mà dùng Thập Giáo để phán thích, thêm vào thuyết tính ác, đồng thời phát huy nghĩa “Tam Thánh Viên Dung”.

Tham khảo: Hoa Nghiêm hợp luận giảng yếu, 4 quyển của Lý Chí. Hoa Nghiêm Kinh hợp luận toát yếu, 3 quyển của Phương Trạch. V.v…

V-DU TÂM PHÁP GIỚI KÝ HOA NGHIÊM

Là sách, 1 quyển, do ngài Pháp Tạng soạn vào đời nhà Đường, được in vào Đại Chánh Tạng tập 45. Sách nầy y cứ vào sách Ngũ Giáo Chỉ Quán của ngài Đỗ Thuận, sơ Tổ Tông Hoa Nghiêm, để giải thích rõ về Quán Môn của Kinh Hoa Nghiêm. Nội dung chia làm 5 môn:

  • (1)- Pháp thị ngã phi môn
  • (2)- Duyên sinh vô tính môn
  • (3)- Sự lý hỗn dung môn
  • (4)- Ngôn tận lý hiển môn
  • (5)- Pháp giới vô ngại môn

Soạn giả theo thứ tự của 5 môn trên mà thuyết minh về tướng trạng sâu, cạn trong Quán Môn của Tiểu Thừa Giáo, Thủy Giáo, Chung Giáo, Đốn Giáo và Viên Giáo.

Tham khảo: Hoa Nghiêm Tông kinh luận chương sớ mục lục. Chư tông chương sớ lục, quyển 2. V.v…

VII-HUYỀN ĐÀM HOA NGHIÊM

Sách nầy còn gọi là Thanh Lương Huyền Đàm, Hoa Nghiêm Kinh sớ sao huyền đàm. Bộ sách gồm 9 quyển do ngài Trừng Quán soạn vào đời nhà Đường được in vào Vạn Tục Tạng tập 8.

Sách nầy rút ra những phần có liên quan đến huyền đàm trong Hoa Nghiêm Kinh Sớ và Hoa Nghiêm tùy sớ diễn nghĩa sao (cũng do Trừng Quán biên soạn).

Sách nầy trình bày về cương yếu của Kinh Hoa Nghiêm (bản 80 quyển) nhằm đính chính lại những dị thuyết trong Hoa Nghiêm Kinh san định ký của Tuệ Uyển, đặc biệt lập ra nhiều nghĩa mới để làm sáng tỏ giáo nghĩa của chư Tổ từ xưa đến nay. Toàn bộ sách chia làm 10 môn.

  • (1)- Giáo ký nhân duyên
  • (2)- Tạng giáo sở nhiếp
  • (3)- Nghĩa lý phân tề
  • (4)- Giáo sở bị cơ
  • (5)- Giáo thể thiển thâm
  • (6)- Tông thú thông biệt
  • (7)- Bộ loại phẩm hội
  • (8)- Truyền dịch cảm thông
  • (9)- Tổng dịch giáo đề
  • (10)- Biệt giải văn nghĩa

Về các bản chú sớ của sách nầy thì có: Hoa Nghiêm huyền đàm quyết trạch, 6 quyển (Tiên Diễn). Huyền đàm hội huyền ký (Phổ Thụy).

VIII-KINH HOA NGHIÊM SƯU HUYỀN KÝ

Tên sách gọi đủ là: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh sưu huyền phân tề thông trí phương quĩ. Gọi tắc là: Kinh Hoa Nghiêm lược sớ. Sách gồm 10 quyển do Trí Nghiễm đời Đường soạn được in vào Đại Chánh Tạng tập 35.

Sách nói vể cương yếu và giải thích văn nghĩa Kinh Hoa Nghiêm (bản 60 quyển) được chia làm 5 phần:

  • (1)- Thán Thánh lâm cơ: Khen ngợi đức Phật nói pháp hợp căn cơ.
  • (2)- Minh tạng nhiếp chi phân tề: Phân định thuộc tạng nào (Thanh Văn tạng hay Bồ Tát tạng).
  • (3)- Biện giáo hạ sở thuyên chi công thú cập năng thuyên chi giáo thể: Phân biệt về tông thú sở thuyên và giáo thể năng thuyên.
  • (4)- Thích kinh đề mục: Giải thích tên kinh.
  • (5)- Phân văn giải nghĩa: Theo văn giải nghĩa.

Bốn môn trên là phần huyền đàm trong sưu huyền ký. Môn thứ 5 gồm 34 phẩm. Từ phẩm Tịnh Nhãn cho đến phẩm Nhập Pháp Giới. Mỗi phẩm được chia ra làm 4 khoa: Tên phẩm, ý nghĩa, tông thú và giải thích văn.

Pháp Tạng đã căn cứ vào sách nầy mà soạn bộ Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký. Đặc biệt ngài dùng thuyết “Thập Huyền Môn” của sách nầy để phát huy ý chỉ sâu xa của Kinh Hoa Nghiêm.

Bản khắc in của sách nầy được chép trong Đại Chánh Tạng là lấy bản của chùa Hải Ấn tại Cao Li phát hành năm 1245 làm bản thảo. Bản được in vào Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh thì căn cứ vào bản chép tay cổ được lưu truyền tại Nhật Bản.

Tham khảo: Tân biên chư tông giáo tạng tổng lục, quyển 1. Hoa Nghiêm Tông kinh sớ mục lục. Phật Điển sớ sao mục lục, quyển thượng. Hoa Nghiêm Tông kinh luận chương sớ mục lục. V.v…

IX-KINH HOA NGHIÊM THÁM HUYỀN KÝ

Sách nầy cũng gọi là Hoa Nghiêm Thám Huyền Ký, Hoa Nghiêm Kinh Sớ, Thám Huyền, Thám Huyền Ký.

Bộ sách gồm 20 quyển, do Pháp Tạng đời Đường soạn, được in vào Đại Chánh Tạng tập 35. Sách được phỏng theo bộ sách Hoa Nghiêm Sưu Huyền Ký của Trí Nghiễm mà soạn ra. Nội dung nêu đại ý của Kinh Hoa Nghiêm (bản 60 quyển) và giải thích văn kinh. Chủ yếu nói rỏ vể giáo nghĩa trung tâm của Tông Hoa Nghiêm.

Gồm có 10 môn:

  • (1)- Giáo khởi sở do: Nguyên nhân đức Phật giảng Kinh Hoa Nghiêm.
  • (2)- Tạng bộ sở nhiếp: Kinh Hoa Nghiêm thuộc tạng nào (Thanh Văn Tạng hay Bồ Tát Tạng).
  • (3)- Lập Giáo sai biệt: Kinh Hoa Nghiêm lập ra các giáo pháp khác nhau.
  • (4)- Giáo sở bị cơ: Giáo pháp Hoa Nghiêm hóa độ căn cơ nào.
  • (5)- Năng thuyên giáo thể: Giáo thể giải thích rỏ ràng tông thú.
  • (6) Sở thuyết tông thú: Tông thú được giải thích rỏ ràng.
  • (7)- Thích Kinh đề mục: Giải thích tên kinh.
  • (8)- Bộ loại truyền dịch: Các loại Kinh Hoa NGhiêm được truyền dịch.
  • (9)- Văn nghĩa phân tề: Phân định văn và nghĩa.
  • (10)- Tùy văn giải thích: Theo văn giải thích.

Các sách giải thích về bộ sách nầy gồm có: Thám Huyền ký sao của Huyền Tôn. Thám Huyền ký đỗng u sao của Ngưng Nhiên. Hoa Nghiêm Kinh thám huyền ký phát huy sao của Phổ Tịch. Hoa Nghiêm Kinh thám huyền ký nam kỷ lục của Phương Anh. Hoa Nghiêm Kinh thám huyền ký giảng nghĩa của Tú Tồn. Hoa Nghiêm Kinh thám huyền ký hội lục của Vân Khê.

Tham khảo: Chư tông chương sớ lục, quyển 1. Hoa Nghiêm Tông Kinh Luận chương sớ mục lục. V.v…

X-KINH HOA NGHIÊM TÙY SỚ DIỄN NGHĨA SAO

Sách nầy có tên đầy đủ là: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh tùy sớ diễn nghĩa sao. Gọi ngắn là: Tùy sớ diễn nghĩa sao, Hoa Nghiêm đại sớ sao, Diễn nghĩa sao. Sách gồm 90 quyễn do Trừng Quán soạn vào đời nhà Đường, được in vào Đại Chánh Tạng tập 36. Nội dung sách nầy chia làm 4 phần:

  • (1)- Tổng tự danh ý: Giải thích bài tựa của chính tác giả trong Đại sớ.
  • (2)- Qui kính thỉnh gia: Giải thích bài tựa qui kính trong Đại sớ.
  • (3)- Khai chương thích văn: Lần lược giải thích văn chính của Đại sớ.
  • (4)- Kiêm tán hồi hướng: Lược giải bài kệ lưu thông ở cuối sách.

Trừng Quán từng soạn Hoa Nghiêm kinh sớ, 60 quyển, cũng gọi là Đại Sớ, được in vào Đại Chánh Tạng tập 35. Về sau, ngài lại giải thích Hoa Nghiêm Kinh Sớ một cách tỉ mỉ, rỏ ràng hơn mà thành sách nầy. 9 quyển đầu là tư tưởng Hoa Nghiêm cương yếu của tác giả. Tức là bộ phận huyền đàm của sách nầy, rất được xem trọng từ trước đến nay.

Tham khảo: Đại minh tam tạng thánh giáo Bắc tạng mục lục, quyển 4. Duyệt tạng tri tân, quyển 35. Hoa Nghiêm Tông chương sớ lục. Phật điển sớ sao mục lục, quyển thượng. Hoa Nghiêm Tông Kinh Luận chương sớ mục lục. V.v…

XI-KINH HOA NGHIÊM VĂN NGHĨA CƯƠNG MỤC

Sách nầy còn có những tên là: Hoa Nghiêm bát hội cương mục chương. Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm bát hội cương mục chương. Hoa Nghiêm Kinh cương mục. Hoa Nghiêm cương mục. Do Pháp Tạng soạn đời nhà Đường, được in vào Đại Chánh Tạng tập 35.

Nội dung sách nầy lập ra 10 môn để trình bày về nội dung của Kinh Hoa Nghiêm:

  • (1)- Biện giáo khởi sở nhân: Nói về nguyên do đức Phật thuyết giảng Kinh Hoa Nghiêm.
  • (2)- Thích kinh đề mục: Giải thích tên kinh.
  • (3)- Minh kinh tông thú: Nói rõ tông chỉ của kinh.
  • (4)- Thuyết kinh thời xứ: Nói về thời gian và nơi chốn giảng kinh.
  • (5)- Biện định giáo chủ: Biện minh và quyết định ngôi giáo chủ.
  • (6)- Minh chúng số sai biệt: Nói về số người nghe kinh khác nhau.
  • (7)- Thỉnh thuyết phân tề: Phân định việc thỉnh đức Phật thuyết kinh.
  • (8)- Sở nhập tam muội: Nói về các loại thiền định Phật trụ trong đó.
  • (9)- Phật quang gia trì: Hào quang của Phật gia trì.
  • (10)- Chính thuyết phẩm hội: Chính thức nói về các phẩm và các hội.

Về các bản chú thích của sách nầy có: Hoa Nghiêm cương mục giáp ngọ ký, 1 quyển của Tăng Lãng. Văn nghĩa cương mục huyền đàm, tịnh phân khoa, 1 quyển của Nghi Nhiên. Văn nghĩa cương mục giảng lục, 1 quyển của Trạm Hạnh. V.v…

XII-NĂM QUÁN MÔN CỦA TÔNG HOA NGHIÊM

Sách nầy còn được gọi là: Hoa Nghiêm giáo phần ký. Ngũ giáo phần ký. Ngũ giáo chỉ quán. Sách 1 quyển do Đỗ Thuận, sơ tổ Tông Hoa Nghiêm soạn vào đời nhà Đường, được in vào Đại Chánh Tạng, tập 45. Nội dung sách trình bày rõ thứ tự thể nhập Ngũ Giáo Quán Môn của Tông Hoa Nghiêm:

  • (1)- Pháp hữu ngã vô môn: Pháp tu chỉ quán của Tiểu Thừa.
  • (2)- Sinh tức vô sinh môn: Pháp tu chỉ quán của Đại Thừa Thủy Giáo.
  • (3)- Lí sự viên dung môn: Pháp tu chỉ quán của Đại Thừa Chung Giáo.
  • (4)- Ngữ quán song tuyệt môn: Pháp tu chỉ quán của Đại Thừa Đốn Giáo.
  • (5)- Hoa Nghiêm tam muội môn: Pháp tu chỉ quán của Nhất thừa viên giáo.

Danh xưng ngũ giáo (TIỂU, THỦY, CHUNG, ĐỐN, VIÊN) mới chỉ nói đến tướng tu của các pháp chỉ quán chứ chưa phân biệt giáo tướng. Nhưng căn cứ vào các kinh mà nêu rỏ thứ tự từ cạn đến sâu khác nhau của quán môn. cuối cùng qui về pháp quán Sự sự vô ngại của Hoa Nghiêm Viên Giáo. Đó chính là nguyên nhân đầu tiên khiến các ngài Chí Tướng và Pháp Tạng thành lập Ngũ thời phán giáo sau nầy.

Tương truyền rằng sách nầy do Đỗ Thuận soạn nhưng xét về ngôn ngữ trong sách thì phần nhiều là ngôn ngữ được Huyền Trang sử dụng (Đỗ Thuận thị tịch được 5 năm thì Huyền Trang mới từ Ấn Độ trở về Trung Quốc). Vã lại trong sách còn có các tên chùa mà ở thời đại Đỗ Thuận vẫn chưa ai dùng. Bởi thế có thuyết cho rằng sách nầy là bản thảo cuốn Hoa Nghiêm du tâm pháp giới ký của Pháp Tạng . Hoặc có thuyết nói về sách nầy bắt chước Hoa Nghiêm du tâm pháp giới ký mà ngụy tạo rồi mượn tên Đỗ Thuận.

Tham khảo: Tân biên chư tông giáo tạng tổng lục, quyển 1. Hoa Nghiêm Tông kinh luận chương sớ mục lục. Chư tông chương sớ lục, quyển 1.

XIII-HOA NGHIÊM NHẤT THỪA GIÁO PHÂN KÝ

Sách còn có những tên khác: Hoa Nghiêm nhất thừa giáo nghĩa phân tề chương, Hoa Nghiêm ngũ giáo chương, Ngũ giáo chương.

Tác phẩm gồm 4 cuốn do Pháp Tạng (643-712) đời Đường soạn được in vào Đại Chánh Tạng tập 45. Sách nầy thuộc phần phán giáo của Tông Hoa Nghiêm. Tác giả chia giáo pháp của đức Phật thành Ngũ Giáo: Tiểu Thừa Giáo, Đại Thừa Thủy Giáo, Đại Thừa Chung Giáo, Đốn Giáo, Viên Giáo. Mười Tông: Ngã Pháp Câu Hửu Tông, Pháp Hửu Ngã Vô Tông, Pháp Vô Khứ Lai Tông, Hiện Thông Giả Thực Tông, Tục Vọng Chân Thực Tông, Chư Pháp Đãn Danh Tông, Nhất Thiết Giai Không Tông, Chân Đức Bất Không Tông, Tướng Tưởng Câu Tuyệt Tông và Viên Minh Cụ Đức Tông.

Trong Viên Giáo, tác giả cho kinh Pháp Hoa là Đồng Giáo Nhất Thừa. Còn kinh Hoa Nghiêm là Biệt Giáo Nhất Thừa, cũng tức là kinh thù thắng nhất.

Nội dung sách chia làm 10 chương:

  • Chương 1: Trình bày về ý nghĩa Nhất Thừa Biệt Giáo của kinh Hoa Nghiêm và dung hợp Tam Thừa về Nhất Thừa.
  • Chương 2: Trình bày về giáo nghĩa của Nhất Thừa và Tam Thừa, cùng sự lợi ích của các Thừa nầy.
  • Chương 3: Trình bày về sự lập giáo và sự phán thích giáo tướng của Thập Sư từ Bồ Đề Lưu Chi đến Huyền Trang.
  • Chương 4: Chỉnh lý các kiến giải về Phật Giáo để phán đoán giá trị của Năm Giáo, Mười Tông.
  • Chương 5: Bàn về mối quan hệ hổ tương của Năm Giáo.
  • Chương 6 và 7: Bàn về thứ tự thời gian và lý do xuất hiện của các loại kinh điển Phật Giáo.
  • Chương 8: Nói rõ những điểm khác nhau giữa Tam Thừa và Nhất Thừa.
  • Chương 9: Bàn về mối quan hệ của Giáo Học Hoa Nghiêm với Giáo Học Phật Giáo khác.
  • Chương 10: Bàn về các vấn đề nội dung của Giáo Học Hoa Nghiêm và về thuyết Lục Tướng và Thập Huyền Môn.

Xem qua nội dung trên, ta thấy tác giả đứng trên lập trường của Tông Hoa Nghiêm mà nhìn một cách tổng quát toàn thể Phật Giáo.

Tham khảo: Tân biên chư tông giáo tạng tổng lục, quyển 1. Hoa Nghiêm Tông kinh luận chương sớ mục lục. Chư tông chương sớ lục, quyển 1.

XIV-HOA NGHIÊM NHẤT THỪA PHÂN TỀ CHƯƠNG NGHĨA UYỂN SỚ

Cũng gọi là Hoa Nghiêm ngũ giáo chương nghĩa uyển. Hoa Nghiêm nhất thừa giáo nghĩa phân tề chương nghĩa uyển sớ. Hoa Nghiêm ngũ giáo chương nghĩa uyển sớ. Ngũ Giáo chương nghĩa uyển sớ. Hoa Nghiêm nghĩa uyển sớ. Ngũ giáo chương đạo đình sớ. Nghĩa uyển sớ.

Bộ sách gồm 10 quyển do Đạo Đình (1023-1100?) soạn vào đời nhà Tống, được in vào Vạn Tục Tạng tập 103. Đây là một trong 4 bản chú sớ lớn của Tông Hoa Nghiêm, đời Tống, do Tịnh Giác xuất bản vào năm Gia Định thứ 2 (1209) đời vua Ninh Tông nhà Nam Tống.

Sách nầy giải thích tác phẩm “Hoa Nghiêm ngũ giáo chương” của Pháp Tạng (theo bản hiệu đính của Thủy Tịnh Nguyên đời Hậu Tấn). Đầu sách có bài tựa của Dương Kiệt. Sau đó tác giả lần lượt theo văn mà giải nghĩa.

Sư Hội cho rằng sách nầy tuy chú thích Hoa Nghiêm Ngũ Giáo Chương của Pháp Tạng (Tổ thức 3 của Tông Hoa Nghiêm). Nhưng hoàn toàn không căn cứ vào bộ “Hoa Nghiêm kinh sưu huyền ký” của Trí Nghiễm (Tổ thứ 2 của Tông Hoa Nghiêm) và bộ “Hoa Nghiêm kinh thám huyền ký” của Pháp Tạng, mà chỉ dựa vào thuyết của Trừng Quán (Tổ thứ 4 của tông Hoa Nghiêm) và Tông Mật (Tổ thứ 5 của tông Hoa Nghiêm) vì thế nên có nhiều chỗ thiếu sót.

Vào cuối đời nhà Đường đầu đời Ngũ Đại là thời loạn lạc, kinh sách của tông Hoa Nghiêm phần lớn đã bị tổn hại. Những tác phẩm quan trọng của các vị Tổ như Hoa Nghiêm kinh sưu huyền ký, Hoa Nghiêm kinh thám huyền ký, v.v…đều đã bị mai một. Trong tình huống như vậy mà Đạo Đình vẫn còn soạn được bộ sách nầy, đem Ngũ Giáo Chương và giáo thuyết của các ngài Trừng Quán và Tông Mật làm thành một hệ thống giáo học Hoa Nghiêm là một việc làm rất có ý nghĩa. Hơn nữa đây là bộ sách chú thích Ngũ Giáo Chương sớm nhất tại Trung Hoa.

XV-HOA NGHIÊM 5 VỊ

5 mục đích đức Phật giảng kinh Hoa Nghiêm.

  • 1-Chính vị: Vì hàng Bồ Tát thừa bất tư nghì mà đức Phật giảng kinh Hoa Nghiêm chứ không phải vì những chúng sinh khác.
  • 2-Kiêm vị: Vì cả chúng sinh chưa ngộ nhập mà đức Phật giảng kinh Hoa Nghiêm cho họ nghe để nhờ đó mà họ có thể khởi lòng tin đối với Phật Pháp và huân tập hạt giống Phật.
  • 3-Dẫn vị: Vì hàng Bồ Tát quyền giáo không tin nhận Pháp viên dung, nên đức Phật dùng tên Tam Thừa đặt ra ngôi vị Thập Địa mà dẫn dắt họ, để dần dần hiển bày pháp viên dung thù thắng.
  • 4-Quyền vi: Các vị Bồ Tát dùng phương tiện quyền xão, thị hiện tướng Nhị Thừa ở trong pháp hội để chứng tỏ rằng căn cơ Tiểu Thừa cũng có thể ngộ nhập được pháp viên đốn Nhất Thừa của Hoa Nghiêm.
  • 5-Viễn Vị: Tất cả phàm phu, ngoại đạo, Xiển đề, v.v…đều có tính Phật. Hiện thời tuy họ không tin nhận nhưng vẫn biết có Pháp để hủy báng. Vì họ biết có Pháp nên trong tương lai chắc chắn họ sẽ tin nhận.

XVI-NGUYÊN NHÂN LUẬN

Còn gọi là Hoa Nghiêm nguyên nhân luận. Tác phẩm do Khuê Phong Tông Mật soạn vào đời nhà Đường được in vào Đại Chánh Tạng tập 45.

Nội dung của sách nầy là phá trừ vọng chấp của Nho Giáo, Đạo Lão và suy cứu về nguồn gốc của nhân loại. Nội dung sách có 4 thiên.

  • 1-Xích mê chấp: Bác bỏ thuyết “Nguyên khí phẫu phán” (phân tích nguyên khí) của Nho Giáo và thuyết “Hư Vô Đại Đạo” của Đạo Giáo.
  • 2- Xích thiên thiển: Nói về thiên kiến nông cạn của các thuyết trong Phật Giáo như: Nhân thiên giáo, Tiểu thừa giáo, Đại thừa pháp tướng giáo, Đại thừa phá tướng giáo, v.v… Bác bỏ thuyết chủ trương nghiệp và nguồn gốc, thuyết sắc tâm tương tục, thuyết A Lại Ya duyên khởi, thuyết Vạn pháp giai không.
  • 3- Trực hiển chân nguyên: Theo Tông chỉ thẳng tính giáo của Nhất thừa Hoa Nghiêm, lấy chân tâm của bản Giác làm cội gốc của vũ trụ vạn hửu, hiển bày ý chỉ hết thảy hửu tình xưa nay vốn có Phật Tính.
  • 4- Hội thông bản mạt: Dung thông các giáo thuyết đã bác bỏ trước, rồi đưa tất cả vào Nhất thừa phương tiện giáo.

Về các bản chú sớ của sách nầy có: Nguyên nhân luận giải 5 quyển, nguyên nhân luận hợp giải 2 quyển.

Tham khảo: Tân biên chư tông giáo tạng tổng lục, quyển 3. Chư tông chương sớ lục, quyển 2. V.V…

XVII-PHẬT HOA TAM MUỘI

Cũng gọi là Hoa Nghiêm tam muội, Phật Hoa Nghiêm tam muội, Hoa Nghiêm định.

Tam muội tức là định. Tu định Hoa Nghiêm. Lấy Nhất chân pháp giới vô tận duyên khởi làm Lý để đạt tới. Vì muốn đạt lý ấy nên tu vạn hạnh, trang nghiêm quả Phật, gọi là Hoa Nghiêm. Nhất tâm tu hành gọi là tam muội. Tam muội nầy bao nhiếp pháp giới, là đại tam muội vào tất cả Phật Pháp.

Theo phẩm Lý Thế Gian trong kinh Hoa Nghiêm, quyển 36: Bồ Tát Phổ Hiền vào Tam Muội. Tam muội ấy gọi là Phật Hoa Nghiêm.

Hoa Nghiêm du tâm pháp giới ký giải thích tam muội nầy. Cho rằng Hoa là muôn hạnh của Bồ Tát. Nghiêm là hạnh thành quả mãn, khế hợp tương ứng, vĩnh viễn tiêu trừ cấu chướng, chứng lý viên dung thanh tịnh. Tam muội là lý và trí không hai, viên dung giao triệt, năng sở đều mất. Sách nầy còn nêu ra nhiều giải thích khác như: Hoa tức là Nghiêm vì lý và trí không trở ngại nhau. Hoặc Hoa tức là Nghiêm vì tu một hạnh tức đốn tu tất cả hạnh. Hoa Nghiêm tức Tam Muội. Vì một hạnh tức nhiều hạnh mà một và nhiều không ngăn ngại nhau. Hoặc Hoa Nghiêm tức Tam Muội vì định và loạn loạn dung hợp nhau. Hoặc Tam Muội tức Hoa Nghiêm vì lý và trí như như.

Nếu đối chiếu Hoa Nghiêm tam muội nầy với Hải Ấn tam muội, thì tam muội nầy về mặt giải hành là nhân mà Tam Muội Hải Ấn là quả. Nhân và quả vốn không hai nên hai tam muội nầy là 2 dụng của một thể.

Trong giáo thuyết “Vọng tận hoàn nguyên quán” , Pháp Tạng cho rằng thể của tự tánh thanh tịnh viên minh có 2 dụng:

  • 1- Dụng của Hải Ấn sum la thường trụ, tức là Hải Ấn Tam Muội.
  • 2- Dụng của Pháp Giới viên minh tự tại, tức là Hoa Nghiêm Tam Muội.

Tham khảo: Kinh Vô Lượng Thọ, quyển thượng. Hoa Nghiêm Kinh thám huyền ký, quyển 17. Hoa Nghiêm Kinh sớ, quyển 5, quyển 16. Hoa Nghiêm ngũ giáo chỉ quán. Hải Ấn Tam Muội. V.v…

XVIII-BA BẬC THÁNH

Ba bậc Thánh của thế giới Hoa Nghiêm là chỉ cho ba bậc Thánh của thế giới Hoa Tạng nói trong Kinh Hoa Nghiêm: Phật Tỳ Lô Giá Na, Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Văn Thù.

  • 1- PHẬT TỲ LÔ GIÁ NA: Tỳ Lô Giá Na nghĩa là trùm khắp tất cả mọi nơi, đầy đủ các đức, thân và quốc độ tương xứng, là chỗ nương tựa cho các sắc tướng, vô lượng công chân thật, là thực tính bình đẳng của tất cả Pháp, tự tính nầy cũng gọi là Pháp Thân.
  • 2- BỒ TÁT PHỔ HIỀN: Thể tính trùm khắp nên gọi là Phổ, địa vị gần với bậc Thánh nên gọi là Hiền.
  • 3- BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI: Văn Thù Sư Lợi nghĩa là Diệu Đức. Vì ngài đã thấy rõ Tánh Phật, đầy đủ 3 đức Pháp Thân, Bát Nhã và Giải Thoát bất khả tư nghì. Cho nên gọi là Diệu Đức.

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na đủ cả Lý và Trí, ở ngôi vị chính giữa. Bố Tát Văn Thù chủ về Trí, đứng ở bê trái. Bồ Tát Phổ Hiền chủ về Lý, đứng ở bên phải. Khi chuyễn đổi bên phải là Trí, bên trái là Lý thì hiển bày Lý và Trí hòa nhập vào Mạn Đồ La Thai Tạng Giới của mật Giáo.

Về sự quan hệ của 3 bậc Thánh, cứ theo Tam Thánh viên dung quán môn của Trừng Quán, thì 2 vị Bồ Tát là Nhân, đức Phật Tỳ Lô Giá Na là Quả. Nhưng vì Phật quả siêu việt ngôn ngữ, tư tưởng, cho nên phải từ 2 nhân Lý và Trí mà ngộ giải. Nếu ngộ được lẽ huyền vi của 2 nhân nầy thì biết được chỗ sâu xa mầu nhiệm của Phật quả.

Theo tân Hoa Nghiêm kinh luận, quyển 3: Kinh Hoa Nghiêm cho Phật Quả là bất khả thuyết, vì thế mà lấy 2 vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền làm chủ thuyết pháp. Trong đó lấy thân tâm năng tín là Văn Thù, pháp giới sở tín là Phổ Hiền. Bởi vì sự khuyến tu của ngài Văn Thù thành Trí căn bản của Pháp Thân. Công hạnh của ngài Phổ Hiền thì thành đức của Trí sai biệt. Bởi thế, đem hai ngài Văn Thù và Phổ Hiền phối hợp với đức Phật Tỳ Lô Giá Na mà thành Hoa Nghiêm Tam Thánh, lợi lạc hết thảy chúng sanh.

Tham khảo: Luận Hoa Nghiêm quyết nghi, quyển 1, phần trên. Hoa Nghiêm Phật Quang tam muội quán bí bảo tạng, quyển thượng. Hoa Nghiêm pháp giới nghĩa kinh, quyển thượng. Tam Thánh viên dung quán nghĩa hiển, quyển 2. V.v…

XIX-MƯỜI ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA KINH HOA NGHIÊM

Mười điểm khác nhau giữa kinh Hoa Nghiêm và các kinh khác. Theo sách: “Hoa Nghiêm nhất thừa giáo nghĩa phân tế chương”, quyển 1: tổng quát các điểm khác nhau ấy thành 10 Môn để hiển bày Lý “Trùng Trùng Duyên Khởi, hoặc là Trùng Trùng Nhân Quả” của Pháp Giới Hoa Nghiêm và gọi kinh Hoa Nghiêm là giáo nghĩa Nhất Thừa để dễ phân biệt với Tam Thừa.

Mười điểm khác nhau đó là:

1-KHÁC NHAU VỀ THỜI

Giáo nghĩa Nhất Thừa nầy do đức Thế Tôn nói ở thời đầu tiên trong 21 ngày. Cũng như mặt trời mới mọc, trước hết chiếu trên núi cao. Ở thời điểm đầu tiên nầy bao nhiếp tất cả thời, không có khoản cách giữa trước và sau.

Tam Thừa thì tùy theo căn cơ, thời không nhất định nên không thể nhất thời thu nhiếp tất cả thời.

2-KHÁC NHAU VỀ NƠI CHỐN

Nơi Đức Phật thuyết giảng về giáo nghĩa Nhất Thừa nầy là ở gốc cây Bồ Đề trong Liên Hoa Tạng Thế Giới Hải được trang nghiêm bằng các thứ qúi báu gồm thâu cả 7, 8 hội và vô lượng thế giới hải khác ở trong đó một nơi nầy bao nhiếp tất cả chỗ khác. Còn giáo nghĩa Tam Thừa thì chỉ được thuyết giảng dưới các gốc cây trong thế giới Ta Bà mà cũng không có nghĩa là một nơi tức bao gồm tất cả nơi khác.

3-KHÁC NHAU VỀ CHỦ

Giáo nghĩa Nhất Thừa nầy do 10 thân Phật Tỳ Lô Giá Na và vô lượng thân Phật 3 thế gian thuyết giảng. Tức là Phật, Bồ Tát, cõi nước, chúng sanh, tất cả 3 đời cùng thuyết giảng. Giáo nghĩa Tam Thừa chỉ do Hóa Thân và Thụ Dụng Thân của Phật thuyết giảng.

4-KHÁC NHAU VỀ THÍNH CHÚNG

Thính chúng nghe kinh Nhất Thừa nầy là chư vị Bồ Tát như Phổ Hiền, v. v…và các vị Thần Vương trong cảnh giới Phật. Khác với thính chúng của các kinh Tam Thừa, hoặc là các vị Thinh Văn hoặc là 2 chúng Đại Thừa và Tiểu Thừa.

5-KHÁC NHAU VỀ CHỖ NƯƠNG

Giáo nghĩa Nhất Thừa nương vào Hải Ấn Tam Muội của Phật mà được nói ra. Giáo nghĩa Tam Thừa thì y cứ vào Hậu Đắc Trí của Phật.

6-KHÁC NHAU VỀ TUYÊN THUYẾT

Khi tuyên nói một nghĩa, một phẩm, một hội, v.v…của giáo nghĩa Nhất Thừa ở một phương thì tất cả thế giới trong 10 phương cũng đều nói như vậy, đầy đủ chủ và bạn mà thành một bộ. Ngược lại giáo nghĩa Tam Thừa thì tùy theo mỗi phương, mỗi tướng mà nói chứ không bao gồm chủ và bạn.

7-KHÁC NHAU VỀ GIAI VỊ

Trong giáo nghĩa Nhất Thừa từ quả vị Phật đến các giai vị Thập Tín, v.v…đều bằng nhau, trong một vị bao nhiếp tất cả các vị. Tam Thừa thì có phân biệt các thứ bậc trên dưới rõ ràng, không lẫn lộn được.

8-KHÁC NHAU VỀ TU HÀNH

Trong giáo nghĩa Nhất Thừa, Bồ Tát tu một vị là gồm đủ cả 6 nghĩa giai vị (Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Phật Địa) trong mỗi một giai vị, cùng lúc gồm tu tất cả hành tướng sai biệt Định, Tán. Nhưng trong giáo nghĩa Tam Thừa thì từ giai vị Bồ Tát Thập Địa trở lên vẫn còn có sự sai khác, còn giai vị Bồ Tát, từ Thập Địa trở xuống thì không thể cùng một lúc gồm tu đầy đủ được.

9-KHÁC NHAU VỀ PHÁP MÔN

Tuy có vô lượng pháp môn khác nhau, nhưng kinh Nhất thừa giáo chỉ nêu sơ lược 10 môn: 10 Phật, 10 Thông, 10 Minh, 10 Giải Thoát, 10 Vô Úy, 10 Nhãn, 10 Thế, 10 Đế, 10 Biện, và 10 Bất Cộng Pháp để phân biệt với 10 môn: 3Thân Phật, 4 Trí, 6 Thông, 3 Minh, 8 Giải Thoát, 4 Vô Úy, 5 Nhãn, 3 Đời, 4 Đế và 18 Bất Cộng Pháp.

Chữ 10 ở đây được dùng để chỉ ra ý nghĩa vô tận.

10-KHÁC NHAU VỀ SỰ

Pháp tính hằng như của giáo nghĩa Nhất Thừa tùy theo những sự vật, hiện tượng như nhà cửa, vườn rừng, núi non, đất liền, v.v…đều là pháp môn. Hoặc hạnh, hoặc vị, hoặc giáo nghĩa, trong mỗi một hạt bụi đều đầy đủ tất cả sự vật sai biệt, của pháp giới. Không giống như giáo nghĩa Tam Thừa chỉ nói “Tức Không”, “Tức Chân Như” …

XX-MƯỜI NGHĨA HOA NGHIÊM

Sau đây là mười nghĩa căn bản làm chỗ nương tựa cho “Thập huyền duyên khởi” của Tông Hoa Nghiêm. 10 nghĩa nầy được giải thích rõ ràng trong các tác phẩm: Hoa nghiêm thám huyền ký, quyển 1; Hoa nghiêm ngũ giáo chương, quyển trung và Hoa nghiêm chỉ qui, nhưng về danh mục thì có khác nhau.

Theo sách Hoa nghiêm ngũ giáo chương, quyển trung, 10 nghĩa đó là:

1-GIÁO NGHĨA

Giáo là chỉ cho tiếng nói, tên gọi, câu văn v.v…mục đích là giải thích rõ ràng Giáo lý trong Kinh. Nghĩa là minh thị từng ẩn dụ, truy tìm, giải thích những Nghĩa lý sâu xa của Kinh. Giáo Nghĩa Hoa Nghiêm tóm thu tất cả Giáo Nghĩa từ Nhất Thừa, Tam Thừa cho đến Ngũ Thừa. Trong Tam Thừa Giáo, Giáo và Nghĩa hiển nhiên có khác nhau. Nhưng trong Nhất Thừa Giáo thì Giáo và Nghĩa tương ứng, tương tức trong cùng một lúc.

2-LÝ và SỰ

Lý là Chân Lý làm chỗ nương tựa cho các sự tướng. Sự chỉ cho các sự tướng như sắc thân, v.v…Trong Tam Giáo Thừa, Lý và Sự đều khác nhau. Nhưng trong Nhất Thừa Giáo thì Lý tức là Sự, Sự tức Lý. Lý, Sự viên dung vô ngại.

3-GIẢI HÀNH

Giải nghĩa là giải ngộ. Hành là thực tập, tu hành. Trong giáo pháp Tam Thừa, Giải và Hành mỗi việc là một phần của quá trình chứng ngộ. Nhưng trong Nhất Thừa Giáo thì Giải và Hành giống như hai mặt của một vật thể, dung nhiếp lẫn nhau, tương tức, tương nhập.

4-NHÂN và QUẢ

Đứng về phương diện chứng ngộ mà nói thì Nhân là chỉ chung cho quá trình tu hành. Quả là chỉ cho cảnh giới rốt ráo đạt được. Trong giáo pháp tiểu thừa, lấy “Tứ sa môn quả” * làm quả. Trong giáo Tam Thừa lấy các giai vị từ “Đẳng giác” trở xuống làm nhân, lấy “Diệu giác” làm Quả. Trong Nhất thừa Viên giáo thì lấy các hạnh nguyện của bồ tát Phổ Hiền làm Nhân, thành tựu viên mãn Phật Tỳ lô giá na là Quả.

*-Tứ Sa Môn Quả tức là quả vị của bậc Sa môn, hàng xuất gia trong đạo Phật. Bực Sa Môn nhờ tu Bát Chánh Đạo, lần lược đắc từng quả vị, từ quả ban đầu là Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm cho đến quả thứ tư là A La Hán. Nhưng thường ngụ ý rằng Sa Môn quả tức A La Hán Quả.

Hàng Sa Môn khi đắc quả A La Hán được pháp thân có đủ 5 phần: Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. Nhờ được năm phần pháp thân nên gọi là Đáo Bỉ Ngạn, đến bờ bên kia, đắc Niết Bàn tại thế.

Sau khi chứng quả A La hán, bậc Sa Môn liền tụng 4 câu kệ gọi là Tứ Cú Thành Đạo như sau:

Chư Lậu dĩ tận. Phạm hạnh dĩ lập. Sở tác dĩ biện. Bất thọ hậu hửu. (mọi sự phiền não đã hết. Đức hạnh thanh tịnh đã lập. Việc làm của mình đã xong. Chẳng còn chịu thân sau nữa).

5-NHÂN và PHÁP

Nhân chỉ cho Phật, Bồ Tát, cho đến các vị Luận Sư, Tổ Sư nhiều đời. Còn Pháp chỉ cho yếu chỉ của các pháp môn do các bậc kể trên giảng nói. Trong Tam Thừa Giáo, Nhân và Pháp đều khác nhau. Nhưng trong Hoa Nghiêm Nhất Thừa thì Nhân và Pháp cùng dung hợp hiển bày lẫn nhau.

6-PHÂN ĐỊNH CẢNH VỊ

Mỗi mỗi Pháp đều có phần vị riêng biệt (trong pháp giới), nhất định, không lẫn lộn nhau.

7-THẦY TRÒ VỚI PHÁP VÀ TRÍ

Thầy là người có thể khơi mở, giáo hóa, dắt dẫn. Trò là người được bậc thầy nương cho nhaukhai thị, chỉ dẫn và giúp đỡ cho thành tựu. Pháp chỉ cho Sự Lý được rỏ biết. Trí chỉ cho trí tuệ rõ biết sự lý.

8-CHỦ BẠN HỔ TƯƠNG

Trong pháp giới, hễ một pháp làm chủ thì các pháp còn lại là bạn. Như vậy, chủ và bạn nương vào nhau và làm chỗ nương cho nhau.

9-THỊ HIỆN TÙY THEO CĂN CƠ VÀ SỞ NGUYỆN CỦA CHÚNG SINH

Bậc Thánh tùy theo căn cơ và sự ưa thích của tất cả chúng sinh mà thị hiện để giáo hóa, dẫn dắt. Căn cơ và sự ưa thích của chúng sinh là CẢM, sự thị hiện của bậc Thánh là ỨNG. Cảm ứng giao hòa, dung nhiếp thành một thể.

10-NGHỊCH THUẬN THỂ DỤNG TỰ TẠI

Nghịch là nghịch pháp, như tham, sân, si. Thuận là thuận pháp như 6 Ba La Mật. Thể là bản thể chân như của các pháp. Dụng là chỉ cho tác dụng ứng hiện ở bên ngoài. Nghĩa là thể và dụng của các pháp nghịch thuận ứng nhau một cách tự tại, làm nhân duyên với nhau, chuyễn xoay vô cùng tận.

Tham khảo: Hoa Nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao, quyển 10. Hoa Nghiêm nhất thừa thập huyền môn. Hoa Nghiêm huyền đàm, quyển 6. Thập huyền môn v.v…

XXI-BỐN PHẦN HOA NGHIÊM

Trong “Đại tạng Thánh giáo pháp bảo tiêu mục” chia 9 hội thuyết pháp trong kinh Hoa Nghiêm làm 4 phần (theo bản dịch mới).

1-TÍN PHẦN

Trong pháp hội thứ nhất nêu lên quả vị thù thắng về Y Báo, Chính Báo của đức Như Lai để khuyến khích người đương cơ sinh tâm ưa thích mà phát khởi tịnh tín. Cho nên gọi là Tín Phần.

2-GIẢI PHẦN

Từ pháp hội thứ hai đến pháp hội thứ bảy, đem viên nhân để tiến tu 6 giai vị: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập điạ và Thập Định (a), khế chứng diệu quả Thập thân (b), khiến cho người nghe sinh thắng giải cho nên gọi là Giải Phần.

Sau đây giải thích về 10 Định và 10 Thân nói trên.

a-MƯỜI ĐỊNH

Mười Định cũng gọi là Mười đại tam muội, Mười tam muội.

Số 10 biểu thị sự tròn đầy của số. Đại Tam Muội biểu thị thiền định hạnh nguyện viên mãn gọi là Pháp gìới định. Tức nói về Thiền Định sâu xa, diệu dụng vô tận của Bồ Tát phổ Hiền.

Theo Kinh Hoa NGhiêm, quyển 40, bản dịch mới, đức Như Lai bảo Bồ Tát Phổ Hiền vì Bồ Tát Phổ nhãn và các chúng Bồ Tát hiện diện trong pháp hội nói cho các vị ấy nghe 10 môn Tam muội để giúp họ thiện nhập và thành tựu tất cả hạnh nguyện Phổ hiền. 10 Tam muội:

(1)-Phổ quang đại tam muội: nghiệp dụng của thân tâm tràn khắp, bao gồm tất cả gọi là Phổ. Trí chiếu tự tại gọi là Quang.

(2)-Diệu quang đại tam muội: lực dụng thù thắng, ánh hiện giao nhau gọi là Diệu. Trí thân chiếu khắp gọi là quang.

(3)-Thứ đệ biến vãng chư Phật quốc độ thần thông đại tam muội: Đến khắp các cõi nước ở mười phương mà nhập định, gọi là biến vãng. Đi, đến không tạp loạn, phân minh rõ ràng gọi là thứ đệ. Khởi lên lực dụng gọi là thần thông. Vì trí dụng như lý vốn tự trùm khắp.

(4)-Thanh tịnh thân tâm Hành đại tam muội: Thấu suốt các pháp vốn tự thanh tịnh, lìa mọi nhớ tưởng, thân tâm khế hợp với lý, nương vào đó mà khởi dụng, cúng dường hết thảy chư Phật, cung thỉnh thuyết pháp, gọi là Hành.

(5)-Tri quá khứ trang nghiêm đại tam muội: Phật đã trãi qua các việc như kiếp (thời gian) và sát (không gian) gọi là trang nghiêm. Trong quá khứ bao hàm các việc trang ngiêm vô tận nầy gọi là Tạng. Nhập định thường nhập kiếp số, một niệm cũng không duyên theo. Xuất định thường thụ pháp, tam luân (3 nghiệp thân, khẩu, ý của Phật) không đắm trước, đều gọi là thanh tịnh. Tức biết rõ thứ tự xuất hiện, số kiếp, cõi nước, độ sinh và thọ mệnh của chư Phật quá khứ.

(6)-Trí quang minh tạng tam muội: Trong tạng vị lai bao hàm chư Phật và Phật Pháp gọi là Tạng. Trí tuệ chiếu suốt gọi là Quang minh. Tức là biết rõ chư Phật đã nói pháp và chưa nói pháp trong kiếp vị lai.

(7)-Liễu tri nhất thiết thế giới Phật trang nghiêm đại tam muội:

Tác dụng của chư Phật hiện tại và thân tướng của chúng hội làm lợi ích chúng sinh, gọi là trang nghiêm; trùm khắp 10 phương nên gọi là nhất thiết. Tức có năng lực đi vào khắp các thế giới trong 10 phương để thấy sự giáo hóa trang nghiêm của tất cả chư Phật.

(8)-Chúng sinh sai biệt thân tam muội: Trong và ngoài thân chúng sinh sai biệt, nhập định, xuất định đều tự tại. Tuy thông ba thế gian nhưng theo số nhiều mà gọi là chúng sinh, các định trước sau đều gọi theo số nhiều.

(9)-Pháp giới tự tại đa tam muội: Đối với 18 giới (6 căn, 6 cảnh, 6 thức) tự tại ra vào, lại biết nghèn mé của sự pháp giới và lý pháp giới tự tại vô ngại.

(10)-Vô ngại luân đại tam muội: Ba luân (thân, miệng, ý) nhiếp hóa đều tự tại. Còn được 10 vô ngại của quả Phật viên mãn. Cho nên vô tận đại dụng mỗi mỗi đều vô ngại, đều viên mãn và đều có thể hàng phục tất cả. Vì thế không có mé trước sau. Tức trụ nơi cõi Phật 3 nghiệp (tam luân) vô ngại, thành tựu việc giáo hóa chúng sinh, quay bánh xe pháp thanh tịnh, tiếp nối hạt giống chư Phật.

Tham khảo: Hoa nghiêm kinh hợp luận, quyển 68. Hoa nghiêm kinh sớ, quyển 45. Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao, quyển 73. Đại tạng pháp số, quyển 58. V.v…

b-MƯỜI THÂN

Cũng gọi là 10 Phật, chỉ cho 10 thân của Phật, Bồ tát. Gồm có 9 loại như sau:

b/1-MƯỜI THÂN DUNG 3 THẾ GIAN

Tức giải cảnh 10 Phật theo danh xưng của Tông Hoa Nghiêm.

Hàng Bồ Tát Bất Động Địa thứ 8 thuộc 10 Địa biết rõ những điều mà trong tâm chúng sinh ưa thích, liền dùng 10 thân là Chúng Sinh Thân, Quốc Độ Thân, Nghiệp Báo Thân, Thanh Văn Thân, Độc Giác Thân, Bồ Tát Thân, Như Lai Thân, Trí Thân, Pháp Thân, và Hư Không Thân, làm thân mình để tùy căn cơ hóa độ chúng sinh.

Trong 10 thân nầy thì Thân Quốc Độ thuộc Khí Thế Gian.Thân Chúng Sinh, Thân Nghiệp Báo, cho đến Thân Bồ Tát thuộc Hửu Tình Thế Gian.Thân Như Lai cho đến Thân Hư Không thì thuộc Chính Giác Thế Gian. Tức 10 thân nầy dung nhiếp các pháp của 3 thế gian. Lại do 10 Thân và Tự Tại Thân tác dụng lẫn nhau, dung thông vô ngại, cho nên gọi là Dung Ba Thế Gian 10 Thân.

Tham khảo: Kinh Hoa Nghiêm, quyển 26 (bản dịch cũ). Kinh Hoa Nghiêm, quyển 38 (bản dịch mới). Thập Địa Kinh Luận, quyển 10. V.v…

b/2-MƯỜI THÂN NHƯ LAI ĐÃ CHỨNG

Tức Hành Cảnh 10 Phật theo danh xưng của Tông Hoa Nghiêm.

(1)-Bồ Đề Thân: Thân Phật thị hiện 8 tướng thành đạo.

(2)-Nguyện Thân: Thân Phật nguyện sinh lên cung trời đâu suất.

(3)-Hoá Thân: Hóa Thân sinh trong cung vua.

(4)-Trụ Trì Thân: Thân Xá Lợi duy trì Phật pháp sau khi Hóa Thân diệt độ.

(5)-Tướng Hảo Trang Nghiêm Thân: Chỉ cho Thân Phật có vô biên tướng hảo trang nghiêm.

(6)-Thế Lực Thân: Thân Phật dùng đức từ bi nhiếp phục tất cả chúng sinh.

(7)-Như Ý Thân: Thân Phật đối với hàng Bồ Tát Địa Tiền, Địa Thượng mà tùy ý hiện sinh.

(8)-Phúc Đức Thân: Thân Phật an trụ trong Tam Muội (Tam Muội là sự tột cùng của phúc đức, vì thế gọi là Phúc Đức Thân).

(9)-Trí Thân: Chỉ cho 4 Trí (Thành Sở Tác Trí, Diệu Quang Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí và Đại Viên Cảnh Trí).

(10)-Pháp Thân: Tức Bản Tính mà Trí Thân Rõ suốt.

Tham khảo: Kinh Hoa Nghiêm, quyển 26 (bản dịch cũ). V.v…

b/3-MƯỜ THÂN BỒ TÁT THẬP ĐỊA CHỨNG ĐƯỢC

(1)-Bình Đẳng Thân: Bồ Tát Sơ Địa lìa các tà khúc, thông suốt pháp tánh cho nên hiện thân bình đẳng.

(2)-Thanh Tịnh Thân: Bồ Tát Nhị Địa xa lìa lỗi phạm giới, giới thể thanh tịnh, cho nên được thân nầy.

(3)-Vô Tận Thân: Bồ Tát Tam Địa nhờ xa lìa các tham, sân, được thắng định cho nên có thân nầy.

(4)-Thiện Tu Thân: Bồ Tát Tứ Địa thường siêng năng tu tập Bồ Đề Phần cho nên được Thân Thiện Tu.

(5)-Pháp Tính Thân: Bồ Tát Ngũ Địa quán xét lý các đế Đế, chứng tính của các pháp cho nên được Thân Pháp Tính.

(6)-Bất Khả Giác Trí Thân: Bồ Tát Lục Địa quán xét lý duyên khởi, xa lìa Tầm và Tư vì thế nên được thân nầy.

(7)-Bất Tư Nghì Thân: Bồ Tát Thất Địa nhờ phương tiện khéo léo, Trí và Hạnh tròn đầy cho nên được thân nầy.

(8)-Tịch Tịnh Thân: Thân vắng lặng. Bồ Tát Tám Địa nhờ xa lìa các phiền não và các hí luận mà được thân nầy.

(9)-Hư Không Thân: Bồ Tát 9 Địa, có thân tướng vô tận, trùm khắp tất cả, cho nên gọi là Hư Không Thân.

(10)-Diệu Trí Thân: Bồ Tát 10 Địa đã chứng Nhất Thiết Chủng Trí, tu hành viên mãn cho nên được Thân Diệu Trí.

Tham khảo: Phẩm Pháp Giới trong kinh Thắng Thiên Vương Bát Nhã Ba La Mật, quyển 2. Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương, quyển 7. V.v…

b/4-MƯỜI THÂN MÀ HÀNG BỒ TÁT NHƯ HƯ KHÔNG NHẪN TRONG MƯỜI NHẪN CHỨNG ĐƯỢC

Mười Thân đó là: Vô lai thân, Bất sinh thân, Bất tụ thân, Cụ túc bất thực thân, Nhất tướng thân, Vô lượng thân, Bình đẳng thân, Bất hoại thân, Chí nhất thiết xứ thân và Ly dục tế thân.

Tham khảo: Phẩm Thập nhẫn trong kinh Hoa nghiêm, quyển 28 (bản dịch cũ). Kinh Hoa nghiêm, quyển 44 (bản dịch mới).

b/5-MƯỜI THÂN MÀ HÀNG BỒ TÁT THIỆN PHÁP HẠNH TRONG MƯỜI HẠNH CHỨNG ĐƯỢC

Mười thân đó là: Nhập vô lượng vô biên pháp giới thân, Vị lai thân, Bất sinh thân, Bất diệt thân, Bất thực thân, Ly si vọng thân, Vô lai khứ thân, Bất hoại thân, Nhất tướng thân và Vô tướng thân.

Tham khảo: Kinh Hoa nghiêm, quyển 11 (bản dịch cũ). Kinh Hoa nghiêm, quyển 20 (bản dịch mới).

b/6-MƯỜI THÂN MÀ HÀNG BỒ TÁT Ở GIAI VỊ CUỐI THẬP HỒI HƯỚNG CHỨNG ĐƯỢC

Mười thân đó là: Bồ tát bất lai thân, Bồ tát bất khứ thân, Bồ tát bất thực thân, Bồ tát bất hư thân, Bồ tát bất tận thân, Bồ tát kiên cố thân, Bồ tát bất động thân, Bồ tát tướng thân, Bồ tát vô tướng thân và Bồ tát phổ chí thân.

Tham khảo: Kinh Hoa nghiêm, quyển 40 (bản dịch cũ). Kinh Hoa nghiêm thám huyền ký, quyển 17. V.v…

b/7-MƯỜI THÂN HỒI HƯỚNG CHÚNG SINH CỦA HÀNG BỒ TÁT PHÁP GIỚI ĐẲNG VÔ LƯỢNG HỒI HƯỚNG TRONG THẬP HỒI HƯỚNG CHỨNG ĐƯỢC

Mười thân đó là: Minh tịnh thân, Ly trược thân, Cứu cánh tịnh thân, Thanh tịnh thân, Ly trần thân, Ly chủng chủng trần thân, Ly cấu thân, Quang minh thân, Khả ái nhạo thân và Vô ngại thân.

Tham khảo: Kinh Hoa nghiêm, quyển 22 (bản dịch cũ).

b/8-MƯỜI THÂN MÀ HÀNG BỒ TÁT HOAN HỶ ĐỊA TRONG MƯỜI ĐỊA CHỨNG ĐƯỢC

Mười thân đó là: Ba la mật thân, Tứ nhiếp thân, Đại bi thân, Đại từ thân, Công đức thân, Trí tuệ thân, Tịnh pháp thân, Phương tiện thân, Thần lực thân và Bồ đề thân.

Tham khảo: Kinh Hoa nghiêm, quyển 40 (bản dịch cũ).

b/9-MƯỜI THÂN MÀ HÀNG BỒ TÁT PHÁP VÂN ĐỊA THỨ MƯỜI TRONG MƯỜI ĐỊA CHỨNG ĐƯỢC

Mười thân đó là: Nhân thân, Phi nhân thân, Thiên thân, Học thân, Vô học thân, Duyên giác thân, Bồ tát thân, Như lai thân, Ma nâu ma thân và Vô lậu pháp thân.

Tham khảo: Kinh Hoa nghiêm, quyển 41 (bản dịch cũ). Kinh Hoa nghiêm, quyển 57 (bản dịch mới).

3-THÁC PHÁP TIẾN TU THÀNH HẠNH PHẦN

Gọi tắc là Hạnh phần. Đại chúng đối với 7 pháp hội trước đã sinh khởi thắng giải, nay trong pháp hội thứ 8 nầy nhiếp giải thành hạnh. Tùy theo mỗi hạnh mà đốn tu 6 giai vị cho nên gọi là Hạnh Phần.

4-Y NHÂN CHỨNG NHẬP THÀNH ĐỨC PHẦN

Gọi tắc là Chứng phần. Trong pháp hội thứ 9 các hạnh đều viên mãn đầy đủ thì tùy sự mà hiển lý. Cũng tức là đồng tử Thiện tài đi tham vấn các bậc thiện tri thức. Tùy theo chỗ thấy nghe của mình mà được chứng nhập cho nên gọi là Chứng phần.

Tham khảo: Đai phưong quảng Phật hoa nghiêm kinh.

XXII-TÔNG HOA NGHIÊM

Tông Hoa Nghiêm còn được gọi là Pháp giới tông, Hiền thủ tông, Viên minh tông.

Tông Hoa nghiêm y cứ vào ý chỉ vi diệu của kinh Đại phương quản Phật hoa nghiêm mà lập ra thuyết Pháp giới duyên khởi, Sự sự vô ngại, tôn thiền sư Đỗ thuận (tức Pháp thuận , 557-640) đời Đường là Sơ tổ. Là một trong 13 Tông phái Phật giáo của Trung quốc. Một trong 8 Tông của Phật giáo Nhật bản. Tông nầy đặc tên theo kinh Hoa nghiêm nên có tên là Tông Hoa Nghiêm.

Kinh Hoa Nghiêm là pháp môn nội chứng của Đức Phật, được Ngài tuyên giảng cho hàng Bồ tát thượng thừa như ngài Văn thù và Phổ hiền, sau khi thành đạo được 14 ngày. Tương truyền rằng khoảng 700 năm sau khi đức Phật nhập diệt, Bồ tát Long thọ được thấy kinh nầy có 3 bản ở Long cung. Vì nhận thấy căn cơ của phàm phu không thể thọ trì 2 bản thượng và trung nên ngài chỉ đem 10 vạn kệ tụng gồm 48 phẩm (có thuyết nói 38 phẩm) của bản hạ về lưu truyền trong dân gian Ấn Độ và viết luận Đại bất tư nghị gồm 10 vạn bài kệ để giải thích nghĩa của văn kinh. Về sau ngài soạn ra luận Thập trụ tỳ bà sa để chú thích một phần của phẩm Thập địa của kinh Hoa nghiêm. Đây là bộ luận mở đầu cho các bộ luận giải thích kinh Hoa nghiêm sau nầy.

Sau khi đức Phật nhập diệt khoảng 900 trăm năm, ngài Thế thân soạn Thập địa kinh luận để giải thích phẩm Thập địa. Các vị luận sư như Kim cương quân, Kiên tuệ, v.v…cũng lần lược soạn luận để giải thích phẩm Thập địa.

Tại Trung Quốc, vào năm Nghĩa hi 14 (418) đời Đông tấn, bản kinh Hoa nghiêm 60 quyển, do Phật đà bạt đà la dịch ra được gọi là Cựu Hoa nghiêm kinh (kinh Hoa nghiêm bản dịch cũ). Sau đó không bao lâu, có ngài Pháp nghiệp giảng kinh nầy và soạn Hoa nghiêm chỉ qui 2 quyển. Ngài cũng là người đầu tiên giảng kinh nầy ở Trung Quốc.

Khoảng năm Vĩnh bình (508-511) đời Bắc ngụy, các ngài Bồ đề lưu chi, Lặc na ma đề ở Lạc dương dịch Thập địa kinh luận của ngài Thế thân, ngài Tăng thống Tuệ quang dựa theo luận nầy lập ra tông Địa luận, soạn Hoa nghiêm kinh sớ 10 quyển, Hoa nghiêm kinh lược sớ 4 quyển, đồng thời lập 3 loại giáo phán Tiệm, Đốn, Viên và lấy kinh Hoa nghiêm làm viên giáo.

Tông địa luận tuy là phái khác của tông Hoa nghiêm, nhưng vẫn lấy bộ Thập địa kinh luận làm chỗ y cứ, chứ chưa dùng đến kinh Hoa nghiêm.

Năm thánh lịch thứ 2 (699), Thực xoa nan đà dịch lại bộ kinh nầy thành 80 quyển, đây tức là Tân Hoa nghiêm kinh (kinh Hoa nghiêm bản dịch mới). Khoảng năm Trinh nguyên, Tam tạng Bát nhã dịch phẩm Phổ hiền hạnh nguyện 40 quyển, người đời gọi là Hoa nghiêm 40 quyển.

Ngài Đỗ thuận biên soạn Ngũ giáo chỉ quán và Hoa nghiêm pháp giới quán môn để xiển dương giáo học Hoa nghiêm được vua Đường thái tông qui kính. Trí nghiễm đệ tử của thiền sư Đỗ thuận đã từng học tập các bộ: Tứ phần luật, Tì đàm, Thành thật, Niết bàn v.v…sau nhờ đọc kinh Hoa nghiêm mà có chỗ tĩnh ngộ nên ngài mới soạn các sách như: Hoa nghiêm kinh sưu huyền ký, Hoa nghiêm khổng mục chương, Hoa nghiêm ngũ thập yếu vấn đáp v.v…để phát huy ý chỉ sâu kín của Thập huyền lục tướng, đặt nền tảng cho việc thành lập tông Hoa nghiêm.

Pháp tạng đệ tử của đại sư Trí nghiễm rất được Vũ hậu Tắc thiên tôn kính, đã từng nêu ra những điểm hoài nghi đối với kinh Hoa nghiêm. Nhưng đến niên hiệu Vĩnh long năm đầu (680), ngài Tam tạng Nhật chiếu đến Trung Quốc dâng bộ kinh Hoa nghiêm bằng tiếng Phạn, Pháp tạng nhờ đó đã bổ sung được những chỗ thiếu sót của bản kinh Hoa nghiêm đã được dịch ở Trung Quốc. Ngài cũng từng tham dự dịch trường phiên dịch kinh tân Hoa nghiêm do Thực xoa nan đà chủ trì. Sau đó ngài soạn ra các sách: Hoa nghiêm kinh thám huyền ký, Hoa nghiêm ngũ giáo chương v.v…và phán thích toàn bộ giáo điển của đức Phật chia làm 3 thời, 5 giáo, chủ trương Pháp giới duyên khởi và sự sự vô ngại của Hoa nghiêm là Biệt giáo Nhất thừa. Ngài giảng kinh Hoa nghiêm trước sau hơn 30 lượt, lấy giáo nghĩa của 2 bậc tôn sư trước (tức Đỗ thuận và Trí Nghiễm) làm cơ sở mà tập đại thành tông Hoa nghiêm, giáo tướng của Quán môn đến đây đã đầy đủ.

Trừng quán chú giải kinh Hoa nghiêm (bản dịch mới) có tới mấy trăm quyển, người đời tôn xưng ngài là Hoa nghiêm sớ chủ. Sau đó có Tông mật từng thực tập thiền học, khai sáng thiền Hoa nghiêm, mở đầu cho chủ trương “Giáo Thiền Nhất Trí”.

Về hệ thống truyền thừa, Tông nầy thờ đức Phật Tỳ lô giá na làm vị giáo chủ mở pháp, rồi lập riêng thuyết Mười tổ, Bảy tổ, Năm tổ.

-Mười Tổ: Phổ hiền, Văn thù, Mã minh, Long thọ, Thế thân, Đỗ thuận, Trí nghiễm, Pháp tạng, Trừng quán và Tông mật.

-Bảy Tổ: Mã minh, Long thọ, Đỗ thuận, Trí nghiễm, Pháp tạng, Trừng quán và Tông mật.

-Năm Tổ: Đỗ thuận, Trí nghiễm, Pháp tạng, Trừng quán, Tông mật.

Đời Đường Vũ tông xảy ra pháp nạn Hội xương, kinh luận bị thiêu hủy gần hết, các tông đều suy.

Đến đời Tống, ngài Tử tuyền trùng hưng tông nầy. Môn nhân của ngài là Tịnh nguyên làm chú sớ giải thích kinh luận của tông nầy. Về sau lại có các ngài Đạo đình, Quán phục, Sư hội và Hy địch mỗi vị đều soạn chú sớ Ngữ giáo chương, được người đời gọi là Tứ đại gia của đời Tống.

Đời Nguyên có Phổ thụy, Viên giác, Bản cảo, Bàn cốc, Văn tài, Đạt ích ba. Đời Minh có Đức thanh, Cổ đình, Lý trác ngô, Đạo thông, Như phi, Tổ trụ. Đời Thanh có Chu khắc phục, Tục pháp v.v…nối nhau làm chương sớ hoặc diễn giải kinh Hoa nghiêm.

Đầu năm 1911, có Nguyệt hà (1861-1918) sáng lập đại học Hoa nghiêm các sư Trí Quang, Thường tỉnh, Định tây, Từ chu, Liễu trần v.v…đều đến học tại trường nầy, trong đó có sư Thường tỉnh nổi tiếng hơn cả.

Tông Hoa nghiêm phân biệt toàn bộ giáo pháp của đức Phật làm Năm giáo, Mười tông.

Năm Giáo: Tiểu thừa giáo, Đại thừa thủy giáo, Chung giáo, Đốn giáo và Viên giáo.

Mười Tông: Ngã pháp câu hửu tông, Pháp hửu ngã vô tông, Pháp vô khứ lai tông, Hiện thông giả thực tông , Tục vọng chân thực tông, Chư pháp đản danh tông, Nhất thiết giai không tông, Chân đức bất không tông, Tướng tưởng câu tuyệt tông, và Viên minh cụ đức tông. Sáu tông trước là Tiểu thừa giáo. Từ tông thứ 7 đến thứ 10 theo thứ tự là Đại thừa thủy giáo, Chung giáo, Đốn giáo và Viên giáo. Tông thứ 10 tức là Giáo chỉ của tông Hoa nghiêm.

Tông chỉ của kinh Hoa nghiêm sâu xa kín nhiệm, tuy giảng nói vô cùng, nhưng phần cốt tủy thì không ngoài lý pháp giới duyên khởi. Pháp giới duyên khởi nghĩa là vũ trụ vạn tượng tương tức tương nhập, một vật làm duyên cho muôn vật khác, muôn vật khác làm duyên cho một vật nầy. Tự tha đắp đổi lẫn nhau viên dung vô ngại. Để giải bày rõ lý duyên khởi vô tận, sự sự vô ngại của pháp giới, tông Hoa nghiêm đã lập ra các pháp môn: Bốn pháp giới, Mười huyền môn, Sáu tướng viên dung v.v…

Bốn Pháp Giới: Sự pháp giới, Lý pháp giới, Lý sự vô ngại pháp giới, Sự sự vô ngại pháp giới. Bốn pháp giới nầy ở trong Nhất tâm nên gọi là Nhất tâm pháp giới, bao trùm toàn thể vũ trụ vạn hửu.

Mười Huyền Môn: Mười môn nầy mở bày tướng trạng của pháp giới duyên khởi, thuyết minh nguyên lý vạn vật đồng thể, tương tức tương nhập, viên dung vô ngại.

Sáu Tướng Viên Dung: Tổng tướng, Biệt tướng, Đồng tướng, Dị tướng, Thành tướng, Hoại tướng, tất cả các pháp đều có đầy đủ 6 tướng nầy, viên dung tương tức vô ngại.

Tông Hoa nghiêm của Triều tiên do ngài Nghĩa tương, vị tăng nước Tân la, truyền vào Hải đông và là sơ Tổ của tông nầy ở Hải đông, cùng với Nguyên hiểu hợp lực truyền bá tông nầy.

Nguyên hiểu soạn Hoa nghiêm kinh sớ, Nghĩa tương soạn Hoa nghiêm nhất thừa pháp giới đồ. Đến thời đại Cao ly, vương tử Nghĩa thiên mang Hoa nghiêm chương sớ của nước mình sang Trung quốc (đời Tống) theo Tịnh nguyên nghiên cứu về tông chỉ và nghĩa lý, sau khi về nước, Nghĩa thiên hết sức truyền bá tông nầy. Nhờ đó mà sự nghiên cứu, học tập và giảng thuyết về tông Hoa nghiêm được thịnh hành và lâu dài hơn các tông khác.

Tại Nhật bản, kinh Hoa nghiêm (bản dịch mới) bắt đầu được biên chép vào tháng 11 năm 722. Năm 736, Đạo tuyền mang kinh Hoa nghiêm chương sớ từ Trung quốc sang Nhật và bắt đầu truyền bá tông nầy. Người đầu tiên giảng kinh Hoa nghiêm tại Nhật bản là Thẩm tường, vị tăng nước Tân la, ngài cũng là sơ Tổ của tông Hoa nghiêm Nhật bản.

Về sau Thẩm tường truyền pháp cho Lương biện, người Nhật bản, và do sự tâu xin của Lương biện, Thành Vũ Thiên Hoàng (trị vì 724-749) ban sắc xây dựng chùa Đông đại làm đạo tràng căn bản của tông Hoa nghiêm.

Sự truyền thừa của tông nầy lần lược qua các ngài Thực trang, Đẳng định, Chính tiến đến Quang trí, vị cao tăng trùng hưng tông Hoa nghiêm đã xây dựng viện Tôn thắng để làm đạo tràng chuyên tu Hoa nghiêm. Sau ngài Quang trí, tông Hoa nghiêm Nhật bản chia làm 2 hệ phái: Hệ phái chùa Đông đại và hệ phái chùa Cao sơn.

Từ 2 hệ phái nầy đã xuất hiện 2 vị kỳ tài lỗi lạc cùng nhau phục hưng tông Hoa nghiêm ở thời đại Kiêm thương. Đó là Ngưng nhiên và Cao biện.

Tham khảo: Hoa nghiêm pháp giới quán môn. Hoa nghiêm kinh truyện ký. Hoa nghiêm kinh thám huyền ký, q.1, q.19. Hoa nghiêm kinh sớ, q.1, q.2, q.3. Phật tổ thống kỷ, q.29. Pháp giới tông Ngũ Tổ lược ký. Bát tông cương yếu, q.hạ. Thập huyền môn. Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm kinh. Ngũ giáo thập tông. Lục tướng viên dung. Tứ pháp giới. Pháp giới duyên khởi. Hoa nghiêm thập nghĩa v.v…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]