Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần III

12/03/201211:11(Xem: 8107)
Phần III

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNIII

20.KINH A-MA-TRÚ

Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật du hành nước Câu-tát-la, cùng chúng Đại Tỳ-kheomột ngàn hai trăm năm mươi người, rồi đến Y-xa-năng-già-la,thôn của một người Bà-la-môn ở Câu-tát-la. Ngài nghỉ đêmtại rừng Y-xa.

Lúcấy, có một người Bà-la-môn tên Phất-già-la-sa-la, đang dừngchân ở thôn Úc-già-la. Thôn ấy sung túc, nhân dân đông đúc,là một thôn được vua Ba-tư-nặc phong cho Bà-la-môn Phất-già-la-sa-lalàm phạm phần. Người Bà-la-môn này, từ bảy đời nay chamẹ đều chân chánh, không bị người khác khinh thường ;;đọc tụng thông suốt ba bộ cựu điển, có thể phân tíchcác loại kinh thư, lại giỏi phép xem tướng đại nhân, nghilễ tế tự; có năm trăm đệ tử, dạy dỗ không bỏ phế.Ông có một đệ tử Ma-nạp tên là A-ma-trú, từ bảy đờinay cha mẹ đều chân chánh, không bị người khác khinh thường,đọc tụng thông suốt ba bộ cựu điển, có thể phân tíchcác loại kinh thư và cũng giỏi phép xem tướng đại nhân,nghi lễ tế tự và cũng có năm trăm đệ tử Ma-nạp, dạydỗ không bỏ phế, không khác với thầy mình.

Lúcấy, Bà-la-môn Phất-già-la-sa-la nghe đồn Sa-môn Cù-đàm Thíchtửư,, xuất gia, thành đạo, cùng với chúng Đại Tỳ-kheomột ngàn hai trăm năm mươi người, đến Y-xa-năng-già-la,thôn của Bà-la-môn, đang nghỉ trong rừng Y-xa; có tiếng tămlớn lưu truyền trong thiên hạ, là Như Lai, Chí Chân, ĐẳngChánh Giác, đầy đủ mười hiệu, ở giữa chư Thiên, Ngườiđời, Ma, hoặc Ma thiên, Sa-môn, Bà-la-môn, đã tự mình chứngnghiệm, rồi thuyết pháp cho người khác, khéo léo khoảngđầu, khoảng giữa, khoảng cuối, có đủ nghĩa và vị, phạmhạnh thanh tịnh. Với Bậc Chân Nhân như vậy, ta nên đếnthăm viếng. Ta nay nên đến xem Sa-môn Cù-đàm để xác địnhcó ba mươi hai tướng, tiếng tăm đồn khắp, có đúng sựthật chăng? Nên bằng duyên cớ nào để có thể thấy tướngcủa Phật? Rồi lại nghĩ: Nay đệ tử ta A-ma-trú, từ bảyđời trở lại cha mẹ đều chân chánh, không bị người kháckhinh thường, đọc tụng thông suốt ba bộ cựu điển, cóthể phân tích các loại kinh thư, lại giỏi phép xem tướngđại nhân, nghi lễ tế tự; duy chỉ người này có thể saiđi xem Phật, để biết có các tướng ấy không.

RồiBà-la-môn liền sai đệ tử A-ma-trú, bảo rằng:

“Ngươihãy đến xem Sa-môn Cù-đàm kia có thật có ba mươi hai tướnghay không, hay là dối?”

A-ma-trúliền thưa thầy ngay rằng:

“Conlàm thế nào để nghiệm xét tướng của Cù-đàm, để biếtthật hay dối?”

Ngườithầy trả lời:

“Nayta bảo cho ngươi biết, nếu thật có ba mươi hai tướng đạinhân, chắc chắn có hai đường, không nghi ngờ gì nữa. Nếutại gia, sẽ làm Chuyển luân thánh vương, cai trị bốn thiênhạ, bằng pháp trị, giáo hóa, thống lãnh nhân dân, đầyđủ bảy báu:

“1.Báu bánh xe vàng.

“2.Báu voi trắng.

“3.Báu ngựa xanh.

“4.Báu thần châu.

“5.Báu ngọc nữ.

“6.Báu cư sĩ.

“7.Báu điển binh.

“Vuacó một ngàn người con, dũng mãnh, đa trí, hàng phục kẻthù, không cần dùng vũ khí mà thiên hạ thái bình, nhân dântrong nước không có điều kinh sợ. Còn nếu không ham thíchthế gian, vị ấy xuất gia cầu đạo, sẽ thành Như Lai, ChíChân, Đẳng Chánh Giác đầy đủ mười hiệu. Theo đó màcó thể biết thực hư của Cù-đàm.”

A-ma-trúvâng lời thầy sai bảo, bèn thắng cỗ xe báu, dẫn theo nămtrăm 500 đệ tử Ma- nạp, vào lúc sáng sớm, ra khỏi thôn,đi đến rừng Y-xa. Đến nơi, xuống xe, đi bộ đến chỗThế Tôn. Trong lúc cùng đàm luận nghĩa lý, nếu Thế Tônđang ngồi thì Ma-nạp này đứng; nếu Thế Tôn đứng thìMa-nạp này ngồi. Phật nói với Ma-nạp rằng:

“Phảichăng ngươi đã từng đàm luận với các Bà-la-môn trưởngthượng, kỳ cựu như thế?”

Ma-nạpbạch Phật:

“Nóinhư vậy nghĩa là sao?”

Phậtbảo Ma-nạp:

“Tronglúc cùng đàm luận, Ta ngồi thì ngươi đứng; Ta đứng thìngươi ngồi. Phép đàm luận của thầy ngươi phải là nhưvậy chăng?”

Ma-nạpbạch Phật:

“Theophép Bà-la-môn của tôi, ngồi thì cùng ngồi, đứng thì cùngđứng, nằm thì cùng nằm. Nay với hạng Sa-môn hủy hình,góa vợ, hèn hạ, thấp kém, tập theo pháp đen tối,, thì khitôi cùng bọn người ấy luận nghĩa, không theo phép ngồiđứng.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói với Ma-nạp ấy rằng:

“Khanh,Ma-nạp, chưa được dạy kỹ “.”

KhiMa-nạp nghe Thế Tôn gọi mình là khanh, lại nghe bị chê làchưa được dạy kỹ, tức thì nổi giận, kích bác Phật rằng:

“Connhà họ Thích này hay có lòng độc ác, không có phép tắc.”

Phậtbảo Ma-nạp:

“Nhữngngười họ Thích có lỗi gì với khanh?”

Ma-nạpnói:

“Xưa,một lần, tôi có chút duyên sự của thầy tôi với họ Thíchở nước Ca-duy-việt. Khi ấy có nhiều người họ Thích cóchút nhân duyên nên tập họp tại giảng đường. Thấy tôitừ xa đến, họ khinh mạn, đùa cợt, không thuận nghi pháp,không biết kính trọng nhau.”

Phậtbảo Ma-nạp:

“Cácngười họ Thích kia khi ở trong nước mình có thể vui đùathỏa thích. Cũng như chim bay, đối với khu rừng có tổ củanó, ra vào tự tại. Cũng vậy, các người họ Thích khi ởtrong nước mình có thể vui đùa tự tại.”

Ma-nạpnói với Phật:

“Đờicó bốn chủng tánh: Sát-lỵ, Bà-la-môn, Cư sĩ, Thủ-đà-la.Ba chủng tánh kia thường tôn trọng, cung kính, cúng dườngBà-la-môn. Những người họ Thích kia không nên như vậy. HọThích tôi tớ kia, hèn mọn, thấp kém, mà không cung kính Bà-la-mônnhư ta.”

Bấygiờ, Thế Tôn nghĩ thầm rằng: “Gã Ma-nạp này nhiều lầnmắng nhiếc và nói đến từ tôi tớ. Vậy Ta có nên nói duyêndo của nó để nó khuất phục chăng?" Rồi Phật bảo Ma-nạp:

“Chủngtánh ngươi là gì?”

Ma-nạptrả lời:

“Tôichủng tánh Thanh vương “.”

Phậtbảo Ma-nạp:

“Chủngtánh ngươi như thế là thuộc dòng dõi tôi tớ của dòng họThích.”

Lúcấy, năm trăm đệ tử Ma- nạp kia thảy đều lớn tiếng nóivới Phật rằng:

“Chớnói như vậy. Chớ nói Ma-nạp này thuộc dòng dõi tôi tớcủa dòng họ Thích. Vì sao? Đại Ma-nạp này thật sự làcon nhà tông tộc, nhan mạo đoan chánh, tài biện luận đúnglúc, nghe nhiều, học rộng, đủ để cùng đàm luận trao đổivới Cù-đàm.”

ThếTôn nói với năm trăm Ma-nạp:

“Nếuthầy của các ngươi không đúng như lời các ngươi nói, Tasẽ bỏ qua thầy ngươi mà luận nghĩa với các ngươi. Nếuthầy ngươi có đúng như lời các ngươi nói, các ngươi nênim lặng để Ta luận với thầy các ngươi.”

Nămtrăm Ma-nạp bấy giờ bạch Phật rằng:

“Chúngtôi tất cả sẽ im lặng. Xin Ngài luận với thầy của tôi.”

Bấygiờ Thế Tôn nói với A-ma-trú:

“Trongthời quá khứ lâu dài xa xưa, có vị vua tên Thanh Ma. Vua cóbốn người con trai. Thứ nhất tên Diện Quang. Thứ hai tênTượng Thực. Thứ ba tên Lộ Chỉ. Thứ tư tên Trang Nghiêm.Bốn người con của vua có chút vi phạm bị vua đuổi khỏinước, đến phía Nam Tuyết sơn, sống trong rừng cây thẳng. Mẹ của bốn người con cùng với các gia thuộc đều nghĩnhớ họ, cùng nhau nhóm họp bàn, rồi đi đến chỗ Thanh Mavương, tâu rằng:

“Đạivương, nên biết, bốn đứa con của chúng ta xa cách đã lâu,nay tôi muốn đi thăm.”

Vuanói:

“Muốnđi thì tùy ý.”

“Ngườimẹ và các quyến thuộc nghe vua dạy, liền đi đến phía nNamTuyết sơn, trong rừng cây thẳng, đến chỗ bốn người con.Các bà mẹ nói:

“Congái của ta gảã cho con trai ngươi. Con trai ngươi gảã chocon gái ta..

“Rồihọ phối nhau thành vợ chồng. Sau sinh con trai, dung mạo đoanchánh.

“Lúcấy, vua Thanh Ma nghe bốn người con mình được các bà mẹgả cho các con gái làm vợ, sanh con trai đoan chánh. Vua rấtvui mừng, thốt lên lời này: Đúng là con nhà họ Thích. Đúnglà con trai họ Thích. Vì có thể tự lập, nhân đó đặt tênlà Thích. Thanh Ma vương chính là tiên tổ họ Thích vậy. Vươngcó một người áo xanh, tên gọi Phương Diện, nhan mạo đoanchánh, cùng thông giao thông với một người Bà-la-môn bèncó thai, sanh một Ma-nạp, vừa rớt xuống đất là biết nói.Nó nói với cha mẹ rằng: Hãy tắm cho con, trừ sạch dơ bẩn.Sau này lớn lên, con sẽ báo ơn. Vì mới sanh đã biết nóinên đặt tên Thanh vương. Như nay kẻ mới sanh mà biết nóithì ai cũng sợ, đặt tên là Đáng Sợ. Kia cũng vậy. Vừasanh đã biết nói nên được đặt tên là Thanh vương. Từđó đến nay, Bà-la-môn lấy Thanh vương làm họ.”

Lạibảo Ma-nạp:

“Ngươicó bao giờ nghe các Bà-la-môn kỳ cựu, trưởng thượng, nóivềnguồn gốc chủng tánh này chưa?”

Lúcấy Ma-nạp im lặng không trả lời. Hỏi lần nữa. Lại cũngkhông trả lời, Phật hỏi đến ba lần, bảo Ma-nạp rằng:

“Tahỏi đến ba lần. Ngươi hãy nhanh chóng trả lời. Nếu ngươikhông trả lời, Mật Tích lực sĩ , tay cầm chày vàng đứnghai bên Ta sẽ đánh cho đầu ngươi vỡ thành bảy mảnh.”

Lúcấy Mật Tích lực sĩ tay cầm chày vàng, đang đứng giữahư không, ngay trên đầu Ma-nạp. Nếu Ma-nạp không trả lờicâu hỏi đúng lúc, sẽ hạ chày vàng đánh vỡ đầu Ma-nạp.Phật bảo Ma- nạp:

“Ngươihãy ngước nhìn xem.”

Ma-nạp ngước nhìn, thấy Mật Tích lực sĩ tay cầm chàyvàng đứng giữa hư không. Thấy vậy, rất đỗi kinh hãi,toàn thân lông dựng đứng, liền rời chỗ ngồi, đếềngần Thế Tôn, nương nơi Thế Tôn để được cứu hộ. Ma-nạpbạch Phật:

“ThếTôn hãy hỏi. Con sẽ trả lời.”

Phậthỏi Ma-nạp:

“Ngươicó bao giờ nghe các Bà-la-môn kỳ cựu, trưởng thượng, nóivề nguồn gốc chủng tánh này chưa?”

Ma-nạpđáp:

“Contin là đã từng nghe. Thật có sự kiện ấy.”

Khiấy năm trăm Ma-nạp thảy cùng cất tiếng bảo nhau rằng:

“A-ma-trúnày thật sự thuộc dòng họ tôi tớ của Thích-ca. Sa-mônCù-đàm nói sự thật, chúng ta vô cớ ôm lòng khinh mạn.”

Bấygiờ Thế Tôn nghĩ thầm: “Năm trăm Ma-nạp này về sau tấtcó lòng khinh mạn, gọi Ma-nạp này là đầy tớ. Nay hãy phươngtiện diệt cái tên đầy tớ ấy." “Ngài liền nói với nămtrăm Ma-nạp:

“Cácngươi cẩn thận, chớ gọi người này là đầy tớ. Vì sao?Tiên tổ Bà-la-môn của người này là một đại tiên nhân,có oai lực lớn, chinh phạt Thanh Ma vương, đòi lấy con gái.Vì sợ, vua bèn gả con gái cho.”

Dolời này của Phật, Ma-nạp tránh được tên đầy tớ.

RồiThế Tôn bảo A-ma-trú:

“Thếnào, Ma-nạp? Nếu con gái Sát-lỵ có bảy đời cha mẹ chânchánh không bị khinh khi, nhưng được gả cho một người Bà-la-mônlàm vợ, sanh một người con trai, là Ma-nạp, dung mạođoan chánh. Người con trai này khi vào giữa những người Sát-lỵcó được mời ngồi, nhận nước, tụng đọc pháp Sát-lỵkhông?”

Đáp:“Không được”.

“Cóđược sự nghiệp tài sản của cha không?”

Đáp:“Không được”.

“Cóđược kế thừa chức của cha không?”

Đáp:“Không được”.

“Thếnào, Ma-nạp? Nếu con gái Bà-la-môn, có cha mẹ bảy đời chânchánh không bị người khinh khi, được gả cho người Sát-lỵlàm vợ, sanh một người con, dung mạo đoan chánh. Người nàykhi vào giữa chúng Bà-la-môn, có được mời ngồi, đượcnhận nước không?”

Đáp:“Được”.

“Đượctụng đọc pháp Bà-la-môn, được hưởng gia tài của cha,thừa kế chức vụ của cha không?”

Đáp:“Được”.

“Thếnào, Ma-nạp? Nếu người Bà-la-môn bị Bà-la-môn tẩn xuất,chạy vào chủng tánh Sát-lỵ, có được chỗ ngồi, đượcnước, được tụng đọc pháp Sát-lỵ không?”

Đáp:“Không được”.

“Đượchưởng di sản của cha, kế thừa chức vụ của cha không?”

Đáp:“Không”.

“Nếuchủng tánh Sát-lỵ bị Sát-lỵ tẩn xuất sang Bà-la-môn, cóđược chỗ ngồi, được mời nước, tụng đọc pháp Bà-la-mônchăng?”

Đáp:“Được”.

“Vậythì, này Ma-nạp, giữa người nữ, nữ Sát-lỵ trỗi hơn.Giữa người nam, nam Sát-lỵ trỗi hơn. Không phải là Bà-la-mônvậy.”

Phạmthiên tự mình nói bài kệ rằng:

SanhSát-lỵị tối thắng,

Chủngtánh cũng thuần chơn.

Minh,Hạnh thảy đầy đủ,

Tốithắng giữa trời, người.

Phậtbảo Ma-nạp:

“Phạmthiên nói bài kệ này, thật là nói khéo chớ không phải khôngkhéo. Ta công nhận như vậy, là vì sao? Nay, như Ta, Như Lai,Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, cũng nói nghĩa đó:

Sanh,Sát-lỵị tối thắng,
Chủngtánh cũng thuần chơn.
Minh,Hạnh thảy đầy đủ,
Tốithắng giữa Trời Người”.
Ma-nạpbạch Phật:

“Cù-đàm,thế nào là Vô thượng sĩ, đầy đủ Minh và Hạnh? “”

Phậtbảo Ma-nạp:

“Hãynghe kỹ, hãy nghe kỹ, hãy suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói cho.”

Đáp:“Kính vâng. Rất muốn được nghe”.

Phậtbảo Ma-nạp:

“NếuĐức Như Lai xuất hiện ở đời, là Bậc Ứng Cúng, ChánhBiến Tri, Minh Hạnh Túc, là Đấng Thiện Thệ, Thế Gian Giải,Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật,Thế Tôn; ở giữa chư Thiên, Người đời, Sa-môn, Bà-la-môn,Thiên ma, Phạm vương, tự mình chứng ngộ, rồi thuyết phápcho người. Lời nói khoảng đầu thiện, khoảng giữa thiện,khoảng cuối cũng thiện, đầy đủ nghĩa và vị, khai mởhạnh thanh tịnh. Nếu cư sĩ, con trai cư sĩ và các chủng tánhkhác, nghe chánh pháp mà sanh lòng tín ngưỡng, do tâm tín ngưỡngmà nghĩ như vầy: Ta nay tại gia, vợ con ràng buộc, không thểthanh tịnh thuần tu phạm hạnh. Ta hãy cạo bỏ râu tóc, mặcba pháp y, xuất gia tu đạo. Người ấy, sau đó từ bỏ giađình tài sản, từ giã thân tộc, cạo bỏ râu tóc, mặc bapháp y, xuất gia tu đạo. Cũng đồng với những người xuấtgia, xả bỏ các thứ trang sức, đầy đủ các giới hạnh,không làm hại chúng sanh.

“Xảbỏ dao gậy, tâm hằng tàm quý, từ niệm đối với hết thảy.Đó là không giết.

“Xảbỏ tâm trộm cắp, không lấy vật không cho, tâm hằng thanhtịnh, không có ý lén lút lấy cắp. Đó là không trộm cắp.

“Xảly dâm dục, tịnh tu phạm hạnh, ân cần tinh tấn, không bịnhiễm dục, sống trong sạch. Đó là không dâm.

“Xảly vọng ngữ, chí thành không lừa dối, không gạt người.Đó là không nói dối.

“Xảly nói hai lưỡi; nếu nghe lời người này, không truyền lạingười kia; nếu nghe lời người kia, không truyền lại ngườinày. Những người chia rẽ thì làm cho hòa hợp, khiến chothân kính lẫn nhau. Những lời nói ra, hoà thuận, đúng thời.Đó là không nói hai lưỡi.

“Xảly ác khẩu. Những lời thô lỗ, thích gây não người khác,khiến sanh phẫn kết; xả những lời như vậy. Lời nói dịudàng, không gây oán hại, đem nhiều lợi ích, được mọingười yêu kính, thích nghe những lời như vậy. Đó là khôngác khẩu.

“Xảly ỷ ngữ; lời nói hợp thời, thành thật như pháp, y luậtdiệt trừ tranh chấp; có duyên cớ mới nói; lời nói khôngphát suông. Đó là xả ly ỷ ngữ.

“Xảly uống rượu, xa lìa chỗ buông lung.

“Khôngđeo hương hoa, anh lạc.

“Khôngđi xem và nghe các thứ ca múa xướng hát.

“Khôngngồi giường cao.

“Khôngăn phi thời.

“Khôngcất chứa, sử dụng vàng bạc, bảy báu.

“Khôngcưới thê thiếp; không nuôi nô tỳ, voi ngựa, trâu bò, gà,chó, heo, dê; không tích chứa ruộng nhà, vườn tược. Khônggạt người bằng cân đấu dối trá. Không lôi kéo nhau bằngbàn tay, nắm tay. Cũng không cầm đồ. Không vu dối người,không làm điều ngụy trá. Xả bỏ những thứ xấu ác nhưvậy; diệt trừ các tranh tụng, các điều bất thiện. Đithì biết thời. Không phải thời thì không đi. Lường dạmà ăn, không tích chứa dư thừa. Che thân bằng y phục, vừađủ thì thôi. Pháp phục, ứng khí, thường mang theo mình.Như chim bay mang theo mình hai cánh. Cũng vậy, Tỳ-kheo khôngchứa dư thừa.

“NàyMa-nạp, như các Sa-môn, Bà-la-môn khác, nhận sự tín thí củangười mà vẫn tìm cách tích chứa; y phục, ẩm thực, khônghề biết đủ. Ai vào trong pháp Ta, không có việc ấy.

“Ma-nạp,như các Sa-môn, Bà-la-môn khác, tuy ăn của do người tín thí,vẫn tự mình kinh doanh buôn bán, gieo trồng cây cối, sở ycủa quỷ thần. Ai vào trong pháp Ta, không có việc ấy.

“Ma-nạp,như các Sa-môn, Bà-la-môn khác, tuy ăn của người tín thí,vẫn tìm phương tiện cầu các lợi dưỡng, các thứ ngà voi,tạp bảo, giường lớn cao rộng, với các loại chăn nệmthêu thùa sặc sỡ. Ai vào trong pháp Ta, không có việc ấy.

“Ma-nạp,như các Sa-môn, Bà-la-môn khác tuy nhận của người tín thí,vẫn tìm phương tiện, tìm cách trang điểm mình, bôi dầuvào thân, tắm gội bằng nước thơm, thoa các thứ bột thơm,chải đầu thơm láng, đeo tràng hoa đẹp, nhuộm mắt xanh biếc,bôi mặt cho đẹp đẽ, đeo vòng xuyến sáng chói, dùng gươngsoi mặt, giày da đủ màu, áo trên thuần trắng, dao gậy, ngườihầu, lọng báu, quạt báu, xe báu trang nghiêm. Ai vào trong phápTa, không có những việc ấy.

“Ma-nạp,như các Sa-môn, Bà-la-môn khác tuy ăn của người tín thí màchuyên việc đùa giỡn, chơi bài, chơi cờ loại tám đường,mười đường , trăm đường, cho đến đủ hết mọi đường,với các loại đùa cười khác nhau. Ai vào trong pháp Ta, khôngcó những việc ấy.

“Ma-nạp,như các Sa-môn, Bà-la-môn khác tuy ăn của người tín thí vẫnnói những lời vô ích, chướng ngại đạo: bàn các việcvương giả, việc chiến đấu, quân mã; việc quần liêu, đạithần, cưỡi ngựa, đánh xe ra vào, dạo chơi vườn quán; bànluận việc nằm, việc đứng, việc đi bộ, việc nữ nhân,việc y phục, ẩm thực, thân lý; lại nói chuyện vào biểntìm ngọc. Ai vào pháp Ta, không có việc ấy.

“Ma-nạp,như các Sa-môn, Bà-la-môn khác, tuy ăn của người tín thí,bằng vô số phương tiện, chỉ sinh hoạt tà mạng: mỹ từdua siểm, hiện tướng khen chê, lấy lợi cầu lợi. Ai vàopháp Ta, không có việc ấy.

“Ma-nạp,như các Sa-môn, Bà-la-môn khác tuy ăn của người tín thí,lại chỉ tranh cãi nhau, hoặc nơi vườn quán, hoặc nơi aotắm, hoặc ở sảnh đường, chỉ trích lẫn nhau, rằng: Tabiết kinh luật. Ngươi không biết gì. Ta đi đường chánh.Ngươi đi lối tà. Ngươi đặt cái trước ra sau, đặt cáisau ra trước. Ta nhịn ngươi được. Ngươi không biết nhịn.Những điều ngươi nói đều không chân chánh. Nếu có điềugì nghi ngờ, cứ đến hỏi ta, ta giải đáp được hết. Aivào pháp Ta, không có việc ấy.

“Ma-nạp,như các Sa-môn, Bà-la-môn tuy ăn của người tín thí, lạilàm các phương tiện, cầu làm sứ giả; hoặc làm sứ giảthông tin cho vua, đại thần của vua, Bà-la-môn, cư sĩ; từngười này đến người kia, từ người kia đến người này;đem lời người này trao cho người kia, đem lời người kiatrao cho người này; hoặc tự mình làm, hoặc sai người kháclàm. Ai vào trong pháp Ta, không có việc ấy.

“Ma-nạp,như các Sa-môn, Bà-la-môn khác, tuy ăn của người tín thí,lại chỉ luyện tập các việc chiến trận, tỷ đấu; hoặcluyện tập dao, gậy, cung tên; hoặc nuôi gà chọi, chó, heo,dê, voi, ngựa, bò, lạc đà; hoặc đấu nam nữ; hoặc tấucác thứ tiếng: tiếng loa, tiếng trống, tiếng ca, tiếng múa,leo cột phướn, leo xuôi, leo ngược, đủ các thứ trò chơi.Ai vào pháp Ta, không có việc ấy.

“ManạpMa-nạp, như các Sa-môn, Bà-la-môn khác, tuy ăn của ngườitín thí, lại hành pháp chướng ngại đạo, sinh hoạt bằngtà mạng, xem tướng trai gái, cát hung, đẹp xấu và tướngsúc sanh, lấy lợi cầu lợi. Ai vào pháp Ta, không có việcấy.

“Ma-nạp,như các Sa-môn, Bà-la-môn khác tuy ăn của người tín thí vẫnhành pháp chướng ngại đạo, sinh sống tà mạng, kêu gọiquỷ thần, hoặc đuổi đi, hoặc bảo dừng, các thứ ếmđảo, vô số phương thuật, khiến người sợ hãi, có thểtụ có thể tán, có thể khổ có thể vui, lại có thể anthai trục thai, cũng có thể chú ếm người khiến làm lừangựa, cũng có thể khiến người đui mù câm ngọng, hiệnbày các mánh khóe, chắp tay hướng về mặt trời mặt trăng,làm các khổ hạnh để cầu lợi. Ai vào trong pháp Ta, khôngcó những việc ấy.

“Ma-nạp,như các Sa-môn, Bà-la-môn khác, tuy ăn của người tín thí,mà hành các pháp chướng ngại đạo, sinh sống bằng tà mạng:chú bệnh cho người, hoặc tụng ma thuật ác, hoặc tụng chúthuật lành, hoặc làm thầy thuốc, châm cứu, thuốc thang,liệu trị các thứ bệnh. Ai vào pháp Ta, không có những việcấy.

“ManạpMa-nạp, như các Sa-môn, Bà-la-môn khác, tuy ăn của ngườitín thí, nhưng hành các pháp chướng ngại đạo, sinh sốngbằng tà mạng: hoặc chú nước chú lửa, hoặc chú ma quỷ,hoặc tụng chú Sát-lỵ, hoặc tụng chú chim, hoặc tụng chúchi tiết, hoặc bùa chú trấn nhà trấn cửa, hoặc bùa chúgiải trừ lửa cháy, chuột gặm, hoặc tụng kinh thư ly biệtsanh tử, hoặc đọc sách đoán mộng, hoặc xem tướng tay tướngmặt, hoặc đọc sách tất cả âm. Ai vào pháp Ta, không cóviệc ấy.

“Ma-nạp,như các Sa-môn, Bà-la-môn khác, tuy ăn của người tín thí,mà hành pháp chướng ngại đạo, sinh sống bằng tà mạng:xem tướng thiên thời, đoán mưa hay không mưa, thóc cao haythóc kém, bệnh nhiều hay bệnh ít, kinh sợ hay an ổn, hoặcnói động đất, sao chổi, nhật thực, nguyệt thực, tinh thực,hoặc nói không thực, điềm lành như vậy, điềm xấu nhưvậy. Ai vào pháp Ta, không có việc ấy.

“Ma-nạp,như các Sa-môn, Bà-la-môn khác tuy ăn của người tín thí,mà hành pháp chướng ngại đạo, sinh sống bằng tà mạng:hoặc nói nước này hơn nước kia, nước kia không bằng; hoặcnói nước kia hơn nước này, nước này không bằng; xem tướngtốt xấu, đoán việc thịnh suy. Ai vào pháp Ta, không có việcấy. Nhưng tu Thánh giới, không nhiễm trước tâm, trong lònghỷ lạc.

“Mắttuy nhìn thấy sắc nhưng không nắm bắt các tướng, mắt khôngbị sắc trói buộc, kiên cố tịch nhiên, không điều thamđắm, cũng không buồn lo, không rò rỉĩ các ác, kiên trìgiới phẩm, khéo thủ hộ nhãn căn. Tai, mũi, lưỡi, thân vàý, cũng như vậy. Khéo chế ngự sáu xúc, hộ trì điều phục,khiến cho được an ổn, cũng như đi xe bốn ngựa trên đườngbằng phẳng, người đánh xe khéo cầm roi khống chế khôngđể trật lối. Tỳ-kheo cũng vậy, chế ngự con ngựa sáucăn, an ổn không mất.

“Vịấy có Thánh giới như vậy, khéo hộ trì các căn theo Thánhpháp, ăn biết đủ, cũng không tham vị, chỉ với mục đíchnuôi thân để không bị khổ hoạn mà không cống cao, điềuhòa thân mình khiến cho cái khổ cũ diệt, cái khổ mới khôngsanh, có sức, vô sự, khiến thân an lạc. Cũng như ngườidùng thuốc bôi ghẻẽ, cốt để ghẻẽ lành chứ không phảiđể trang sức, không vì tự cao.

“Ma-nạp,Tỳ-kheo như vậy, ăn đủ để duy trì thân, không có lòngkiêu mạn phóng túng. Cũng như xe được bôi mỡ, cốt đểtrơn tru khiến vận hành thông suốt, đi đến đích. Tỳ-kheocũng vậy, ăn uống cốt đủ duy trì thân để mà hành đạo.

“Ma-nạp,Tỳ-kheo như vậy thành tựu Thánh giới, được các căn củaThánh, ăn biết vừa đủ; đầu hôm cuối hôm, tinh tấn tỉnhgiác. Lại lúc ban ngày, hoặc đi hoặc dừng, thường niệmnhất tâm, trừ các ấm cái. Vị ấy, vào khoảng đầu hôm,hoặc đi hoặc ngồi, thường niệm nhất tâm, trừ các ấmcái. Cho đến giữa đêm, nằm nghiêng hông phải, tưởng niệmsẽ trỗi dậy, đặt ý tưởng vào ánh sáng, tâm khôngloạn tưởng. Đến lúc cuối đêm, liền dậy tư duy, hoặcđi hoặc ngồi, trừ các ấm cái. Tỳ-kheo có Thánh giới nhưvậy đầy đủ, được các căn bậc Thánh, ăn uống biếtđủ, đầu hôm cuối hôm, tinh cần tỉnh giác, thường niệmnhất tâm, không có loạn tưởng.

“Thếnào là Tỳ-kheo-niệm không thác loạn? Tỳ-kheo như vậy, quánthân trên nội thân, tinh cần không biếng nhác, nhớ nghĩ khôngquên, trừ tham ưu ở đời. Quán thân trên ngoại thân; quánthân trên nội ngoại thân, tinh cần không biếng nhác, nhớnghĩ không quên, trừ tham ưu ở đời. Quán thọ, quán ý, quánpháp cũng vậy. Đó là Tỳ-kheo-niệm không thác loạn.

“Thếnào là nhất tâm? Tỳ-kheo như vậy hoặc tản bộ, hoặc ravào, hoặc quay nhìn hai bên, co duỗi, cúi ngước, cầm y bát,tiếp nhận ẩm thực, hoặc tả hữu tiện lợi, hoặc ngủhoặc thức, hoặc ngồi hoặc đứng, nói năng hay im lặng,vào bất cứ lúc nào, thường niệm nhất tâm, không mất oainghi. Đó là nhất tâm. Cũng như một người đi giữa đámđông, hoặc đi ở trước, ở giữa hay ở cuối, thường anổn, không có điều sợ hãi. Ma-nạp, Tỳ-kheo như vậy,...,cho đến, nói năng im lặng, thường niệm nhất tâm, khôngbuồn không sợ.

“Tỳ-kheocó Thánh giới như vậy, được các căn bậc Thánh, ăn thìbiết đủ, đầu hôm, cuối hôm, tinh cần tỉnh thức, thườngniệm nhất tâm, không có thác loạn. Thích ở nơi vắng, dướigốc cây, trong bãi tha ma, hoặc trong hang núi, hoặc ở đấttrống hay trong chỗ đống phân ;; đến giờ khất thực, lạirửa tay chân, đặt yên y bát, ngồi kiết già, ngay ngườichánh ý, buộc chặt niệm trước mắt. Trừ bỏ xan tham, tâmkhông đeo theo ; diệt tâm sân hận, không có oán kết, tâmtrú thanh tịnh, thường giữ lòng từ; trừ dẹp ngủ nghỉ,buộc tưởng nơi ánh sáng, niệm không thác loạn; đoạn trừtrạo hý, tâm không khuấy động, nội tâm an tịnh, diệttâm trạo hý; đoạn trừ nghi hoặc, đã vượt lưới nghi,tâm chuyên nhất ở nơi pháp thiện. Cũng như đồng bộc đượcđại gia ban cho chủng tánh, an ổn giải thoát, miễn khỏisai khiến, tâm hoan hỷ, không còn lo, sợ.

“Lạinhư có người mượn tiền đi buôn bán, được lợi lớn màtrở về, trả vốn cho chủ, còn dư tiền đủ dùng, bèn nghĩrằng: Ta trước mượn tiền đi buôn, e không như ý. Nay đượclợi mà trở về, trả vốn cho chủ, tiền còn dư đủ dùng,không lo, sợ. Người ấy rất đỗi vui mừng.

“Nhưngười bệnh lâu, nay bệnh đã khỏi; ăn uống được tiêuhóa, sức lực dồi dào, bèn nghĩ rằng: Ta trước có bệnh,mà nay đã khỏi; ăn uống được tiêu hóa, sức lực dồidào, không còn lo và sợ. Người ấy rất đỗi vui mừng.

“Cũngnhư người bị nhốt trong ngục đã lâu, nay bình yên ra tù,bèn nghĩ thầm rằng: Ta trước đây bị giam giữ, nay đượcgiải thoát, không còn lo và sợ. Người ấy rất đỗi vuimừng.

“Lạinhư có người cầm nhiều tài bảo, đi qua chỗ hoang mạc,không gặp cướp, bình an qua khỏi, bèn tự nghĩ rằng: Ta cầmtài bảo qua khỏi chỗ hiểm nạn này, không còn lo và sợ.Người ấy rất đỗi vui mừng, tâm tư an lạc.

“Ma-nạp,Tỳ-kheo bị năm triền cái bao phủ cũng giống như vậy. Nhưngười mang nợ, bệnh lâu, bị giam giữ, đi qua hoang mạc,tự thấy mình chưa thoát ly các ấm che trùm tâm, bị trùmkín trong tối tăm, mắt tuệ không sáng; vị ấy bèn tinh cần,xả dục, xả pháp ác, bất thiện, có giác có quán, có hỷdo viễn ly sanh, chứng nhập Sơ thiền. Vị ấy có hỷ lạcnhuần thấm nơi thân, tràn đầy cùng khắp, không đâu làkhông sung mãn. Như người khéo biết cách tắm, cho thuốc đầybồn tắm, rồi chế nước vào, trong ngoài đều nhuần thấm,không đâu là không cùng khắp. Tỳ-kheo cũng vậy, chứng nhậpSơ thiền, hỷ lạc nhuần thấm khắp thân, không đâu khôngsung mãn. Như vậy, này Ma-nạp, đó là hiện thân chứng đắclạc thứ nhất. Vì sao? Ầy là do tinh tấn, niệm không thácloạn, ưa chỗ nhàn tĩnh mà được vậy.

“Vịấy xả giác, quán, bèn phát sanh tín, chuyên niệm nhất tâm,không giác không quán, có hỷ lạc do định sanh, chứng nhậpđệ Nhị thiền. Vị ấy có hỷ lạc và nhất tâm thấm nhuầnchâu thân, cùng khắp, tràn đầy, không đâu không sung mãn.Cũng như nước suối trong mát từ đỉnh núi chảy ra, khôngphải từ ngoài đến, mà nước trong mát chảy ra ngay từ trongcon suối ấy, trở lại thấm nhuần chính nó, không đâu khôngcùng khắp. Ma-nạp, Tỳ-kheo cũng vậy, nhập Nhị thiền, cóhỷ lạc do định sanh không đâu không sung mãn. Đó là hiệnthân chứng đắc lạc thứ hai.

“Vịấy lìa hỷ, an trú xả và niệm, không tán loạn, thân cảmthọ lạc, như điều mà Thánh nói, khởi hộ niệm lạc, chứngnhập Tam thiền. Vị ấy thân không hỷ, có lạc thấm nhuần,cùng khắp, tràn đầy, không đâu không sung mãn. Cũng như hoaƯu-bát, hoa Bát-đầu-ma, hoa Câu-vật-đầu, hoa Phân-đà-lỵ,mới nhô khỏi bùn mà chưa ra khỏi nước, với cọng, rễ,cành, lá còn chìm ngập trong nước, không đâu không cùng khắp.Ma-nạp, Tỳ-kheo cũng vậy, chứng nhập Tam thiền, lìa hỷ,an trú lạc, nhuần thấm khắp thân, không đâu không cùng khắp.Đó là hiện thân chứng đắc lạc thứ ba.

“Vịấy xả hỷ và lạc; ưu và hỷ đã diệt từ trước, khôngkhổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, nhập Tứ thiền. Thântâm thanh tịnh, tràn đầy cùng khắp, không chỗ nào khôngthấm nhuần. Cũng như một người đã tắm gội sạch sẽ,khoác lên mình tấm lụa trắng mới tinh, toàn thân thanh tịnh.Ma-nạp, Tỳ-kheo cũng vậy, nhập Tứ thiền, tâm thanh tịnh,tràn khắp thân, không chỗ nào không thấm.

“Lạinhập Tứ thiền, tâm không tăng giảm, cũng không dao động,an trú trên mảnh đất không ái, không nhuế, không động.Cũng như mật thất, trong ngoài được sơn quét, đóng chặtcác cửa nẻo, không gió không bụi lọt vào, bên trong đốtđèn, không bị khuấy động, ngọn lửa bốc thẳng mà khônglay động. Ma-nạp, Tỳ-kheo cũng vậy, nhập đệ Tứ thiền,tâm không tăng giảm, cũng không khuynh động, an trú trên đấtkhông ái, không nhuế, không dao động. Đó là hiện thân chứnglạc thứ tư.

“Vịấy với tâm định tĩnh, thanh tịnh không dơ, nhuần nhuyễn,khéo được huấn luyện, an trú trạng thái bất động, tựmình trong thân khởi tâm biến hóa, hóa thành thân khác, chântay đầy đủ, các căn không khuyết. Vị ấy quán như vầy:Thân này, với sắc bốn đại, hóa thành thân kia. Thân nàycũng khác, thân kia cũng khác. Từ thân này khởi tâm hóa thànhthân kia, các căn đầy đủ, chân tay không khuyết. Cũng nhưngười rút con dao khỏi bao, bèn nghĩ rằng: Bao khác với dao,nhưng dao được rút ra từ bao. Lại như một người se gailàm dây, nghĩ rằng: Gai khác với dây. Nhưng dây xuất xứtừ gai. Lại như một người cho rắn bò ra khỏi hộp, nghĩrằng: Rắn khác hộp khác, nhưng rắn từ hộp mà ra. Lạinhư một người lấy áo ra khỏi giỏ tre, nghĩ rằng: Giỏtre khác áo khác, nhưng áo được lấy ra từ giỏ. Ma-nạp,Tỳ-kheo cũng vậy. Đây là thắng pháp đầu tiên được chứngđắc. Vì sao? Ấy do tinh tấn, niệm không thác loạn, ưa chỗnhàn tĩnh mà được vậy.

“Vịấy với tâm định tĩnh, thanh tịnh không dơ, nhu nhuyến, đượckhéo huấn luyện, an trú trạng thái bất động, từ sắc thânbốn đại của mình mà khởi tâm, hóa thành thân khác, đủcả tay chân và các căn, nghĩ rằng: Thân này do bốn đạihợp thành. Thân kia từ thân này hóa ra. Thân này với thânkia khác nhau. Tâm này trú trong thân này, y thân này mà an trú,rồi đi đến trong thân biến hóa kia. Cũng như lưu ly, ma ni,được lau chùi sáng loáng, trong sạch không dơ; hoặc đượcxâu bằng chỉ xanh, chỉ vàng, chỉ đỏ, người có mắt đặttrong lòng tay mà nhìn, biết rằng ngọc và dây xâu khác nhau.Nhưng dây dựa ngọc, từ hạt này đến hạt khác. Ma-nạp,Tỳ-kheo quán tâm nương thân này mà an trú, rồi đi đến thânkia cũng như vậy. Đó là Tỳ-kheo chứng đắc thắng pháp thứhai. Vì sao? Ầy do tinh cần, niệm không tán loạn, ưa chỗnhàn tĩnh mà được vậy.

“Vịấy, với tâm định tĩnh, thanh tịnh không dơ, mềm dịu, dễđiều phục, an trú bất động địa, nhất tâm tu tập thầnthông trí chứng, có thể biến hóa các thứ: hoặc biến mộtthân thành vô số thân; từ vô số thân hợp thành một thân;thân có thể bay đi, vách đá không ngăn ngại; dạo trong hưkhông như chim, đi trên nước như đi trên đất; mình bốckhói lửa, như đống lửa lớn; tay sờ mặt trời, mặt trăng,đứng cao đến Phạm thiên; muốn làm gì tùy ý, đều có thểtự tại thành tựu, làm ích lợi cho nhiều người. Lại nhưthợ ngà khéo xử lý ngà voi. Cũng như thợ vàng khéo luyệnchơn kim, tùy ý mà làm, ích lợi cho nhiều người. “Ma-nạp,Tỳ-kheo như vậy, tâm định tĩnh, thanh tịnh, an trú bất độngđịa, tùy ý biến hoá, cho đến, tay sờ mặt trời, mặt trăng,đứng cao đến Phạm thiên. Đó là thắng pháp thứ ba củaTỳ-kheo.

“Vịấy với tâm đã định, thanh tịnh không dơ, mềm dịu, khéođiều phục, an trú bất động địa, nhất tâm tu tập chứngthiên nhĩ trí . Vị ấy, với thiên nhĩ thanh tịnh vượt qualỗ tai con người, nghe được hai loại tiếng: tiếng chư Thiênvà tiếng loài người. Cũng như trong thành có đại giảngđường, cao lớn, rộng rãi, có người thính tai ở trong giảngđường; những âm thanh có trong giảng đường, không phảicố gắng để nghe, người ấy nghe rõ hết. Cũng vậy, Tỳ-kheodo tâm đã định, với thiên nhĩ thanh tịnh, nghe được haithứ tiếng. Ma-nạp, đó là thắng pháp thứ tư của Tỳ-kheo.

“Vịấy với tâm đã định, thanh tịnh không dơ, mềm dịu, khéođiều phục, an trú bất động địa, nhất tâm tu tập chứngtha tâm trí. Vị ấy đúng như tâm của người, có dục haykhông dục, có cấu uế hay không cấu uế, có si hay không si,tâm rộng hay hẹp, tâm lớn hay nhỏ, tâm định hay loạn, tâmbị trói buộc hay cởi mở, tâm cao thượng hay hạ liệt, chođến, tâm vô thượng, thảy đều biết hết. Cũng như mộtngười rọi bóng mình trong nước trong, đẹp hay xấu đềuxét biết cả. Tỳ-kheo như vậy, vì tâm định tĩnh cho nêncó thể biết tâm người. Ma-nạp, đó là thắng pháp thứtư của Tỳ-kheo.

“Vịấy tâm định, thanh tịnh không cấu uế, mềm dịu, khéo điềuphục, an trú bất động địa, nhất tâm tu tập túc mạngtrí chứng, liền có thể biết được đời trước, với vôsố sự việc; có thể nhớ một đời cho đến vô số đời,số kiếp thành hoại; chết đây sanh kia; danh tánh, chủng tộc,ẩm thực xấu tốt, thọ mạng dài vắn, cảm thọ khổ lạc,hình sắc tướng mạo thế nào, tất cả đều nhớ biết hết.Cũng như một người từ thôn xóm mình đi đến nước khác;ở tại chỗ kia, hoặc đi hoặc đứng, hoặc nói hoặc im lặng;rồi lại từ nước này đến nước khác. Lần lượt nhưvậy, sau đó quay về chốn cũ. Không cần nhọc sức mà vẫncó thể nhớ những nước đã đi qua; từ chỗ này đến chỗkia, từ chỗ kia đến chỗ này; đi, đứng, nói năng, im lặng,thảy đều nhớ hết. Ma-nạp, Tỳ-kheo như vậy, do tâm đãđịnh tĩnh, thanh tịnh không cấu uế, an trú bất động địa,có thể bằng túc mạng trí mà nhớ đời trước vô số sựviệc trong vô số kiếp. Đó là Tỳ-kheo chứng đắc minh thứnhất. Vô minh vĩnh viễn diệt, pháp đại minh phát sanh; cáitối tăăm tiêu diệt, pháp sáng chói phát sanh. Đấy là Tỳ-kheođắc túc mạng trí minh. Vì sao? Ầy do tinh cần, niệm khôngtán loạn, ưa chỗ thanh nhàn vắng vẻ mà được như vậy.

“Vịấy, với tâm định tĩnh, thanh tịnh không cấu uế, nhu nhuyếnkhéo điều phục, an trú bất động địa, nhất tâm tu tậpsanh tử trí chứng . Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, thấycác chúng sanh sanh đây chết kia; chết ở kia, sanh đến nơinày, hình sắc đẹp xấu, quả báo thiện ác, tôn quý, ty tiện,tùy nghiệp báo đã tạo mà phù hợp với nhân duyên, tấtcả đều biết rõ. Người này thân hành ác, khẩu nói ác,ý nghĩ ác, phỉ báng Hiền thánh, tin theo tà kiến điên đảo,thân hoại mạng chung đọa ba đường ác. Người này thânlàm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện, không phỉ bángHiền thánh, hành theo chánh kiến, thân hoại mạng chung, sanhlên trời, người. Bằng thiên nhãn thanh tịnh, thấy chúngsanh tùy theo duyên của nghiệp đã làm, qua lại trong năm đường.Cũng như khoảng đất bằng cao rộng trong thành nội, đầungã tư đường cất một lầu cao lớn, người mắt sáng đứngtrên lầu mà nhìn, thấy các bộ hành Đông, Tây, Nam, Bắc,mọi cử động, tất cả đều thấy hết. Ma-nạp, Tỳ-kheonhư vậy, với tâm định tĩnh, không cấu uế, thanh tịnh,nhu nhuyến dễ điều phục, an trú bất động địa, chứngsanh tử trí. Bằng thiên nhãn thanh tịnh, thấy hết chúng sanhvới những việc thiện ác mà chúng đã làm, tùy nghiệp thọsanh, qua lại năm đường, thảy đều biết cả. Đó là minhthứ hai của Tỳ-kheo. Đoạn trừ vô minh, sanh tuệ minh, xảbỏ tối tăm, phát ra ánh sáng trí tuệ. Đó là kiến chúngsanh sanh tử trí minh vậy. Vì sao? Ấy do tinh cần niệm khôngtán loạn, ưa một mình nơi thanh vắng mà được vậy.

“Vịấy với tâm định tĩnh, thanh tịnh không cấu uế, nhu nhuyếndễ điều phục, an trú bất động địa, nhất tâm tu tậpvô lậu trí chứng . Vị ấy như thật biết Khổ thánh đế,như thật biết hữu lậu tập, như thật biết hữu lậu diệttận, như thật biết con đường dẫn đến vô lậu. Vị ấybiết như vậy, thấy như vậy; tâm giải thoát khỏi dục lậu,hữu lậu, vô minh lậu, chứng đắc giải thoát trí: sanh tửđã hết, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong,không còn tái sinh đời sau nữa. Cũng như trong nước trong,có gỗ, đá, cá, ba ba, các loại thủy tộc du hành Đông-tây,người có mắt sáng thấy rõ hết: đây là gỗ, đá; đâylà cá, ba ba. Ma-nạp, Tỳ-kheo như vậy, với tâm định tĩnh,an trú bất động địa, đắc vô lậu trí chứng, cho đến,không còn tái sanh. Đó là Tỳ-kheo đắc minh thứ ba. Đoạntrừ vô minh, phát sanh tuệ minh, xả bỏ tối tăm, phát ra ánhsáng đại trí. Đó là vô lậu trí minh. Vì sao? Ấy do tinhcần, niệm không tán loạn, ưa một mình nơi thanh vắng vậy.

“Ma-nạp,đó là Minh và Hạnh vô thượng được đầy đủ. Ý ngươinghĩ sao, Minh và Hạnh như vậy là đúng, hay sai?”

Phậtbảo Ma-nạp:

“Cóngười không thể chứng đắc đầy đủ Minh Hạnh vô thượng,nhưng thực hành bốn phương tiện. Những gì là bốn? Ma-nạp,hoặc có người không được đầy đủ Minh Hạnh vô thượng,nhưng vác rựa, ôm lồng, đi vào rừng tìm thuốc, ăn rễ cây.Đó là không được Minh Hạnh vô thượng mà hành phương tiệnthứ nhất. Thế nào, Ma-nạp, phương tiện thứ nhất này,ngươi và thầy các ngươi có làm không?”

Đáp:“Không”.

Phậtbảo Ma-nạp:

“Ngươitự mình thấp kém, không hay biết chơn ngụy, lại cứ phỉbáng, khinh mạn Thích tửư, tự gieo mầm tội lỗi, nuôi lớngốc rễ địa ngục.

“Lạinữa, Ma-nạp, không được thành tựu Minh Hạnh vô thượng,mà tay cầm bình nước rửa, vác gậy toán thuật, vào núirừng, ăn trái cây tự rụng. Ma-nạp, đó là không đượcthành tựu Minh Hạnh vô thượng mà hành phương tiện thứhai. Thế nào, Ma-nạp, ngươi và thầy ngươi có hành pháp nàychăng?”

Đáp:“Không”.

Phậtbảo Ma-nạp:

“Ngươitự mình thấp kém, không rõ chân ngụy, bèn phỉ báng, khinhmạn Thích tử, tự gieo mầm ác, nuôi lớn gốc địa ngụclâu dài.

“Lạinữa, Ma-nạp, không được thành tựu Minh Hạnh vô thượng,mà bỏ lối hái thuốc và lượm trái cây rụng trên đây,trở về thôn xóm, sống nương người đời, cất am tranh,ăn lá cây, lá cỏ. Ma-nạp, đó là không được thành tựuMinh Hạnh vô thượng mà thực hành phương tiện thứ ba. Thếnào, Ma-nạp, ngươi và thầy ngươi có hành pháp này chăng?”

Đáp:“Không”.

Phậtbảo Ma-nạp:

“Ngươitự mình thấp kém, không rõ chân ngụy, bèn phỉ báng, khinhmạn Thích tử, tự gieo mầm ác, nuôi lớn gốc địa ngụclâu dài.

“Lạinữa, Ma-nạp, không được thành tựu Minh Hạnh vô thượng,nhưng không ăn cỏ thuốc, không ăn trái cây rụng, không ănlá cỏ, mà dựng nhà gác to lớn nơi thôn xóm thành ấp. Nhữngngười đi đường từ Đông sang Tây ngang qua đó đều đượccấp dưỡng tùy khả năng. Đó là không được Minh Hạnh vôthượng mà thực hành phương tiện thứ tư. Thế nào, Ma-nạp,ngươi và thầy ngươi có hành pháp ấy không?”

Đáp:“Không”.

Phậtbảo Ma-nạp:

“Ngươitự mình thấp kém, không rõ chơn ngụy, bèn phỉ báng, khinhmạn Thích tử, tự gieo mầm tội, nuôi lớn gốc địa ngục.

“Thếnào, Ma-nạp, các Bà-la-môn kỳ cựu và các Tiên nhân, vớinhiều kĩ thuật, tán thán, xưng tụng những điều mình họctụng, như nay những điều được các người Bà-la-môn, tánthán, ca ngợi. Đó là:

“1.A-tra-ma.

“2.Bà-ma.

“3.Bà-ma-đề-bà.

“4.Tỷ-ba-mật-đa.

“5.Y-đâu-lại-tất.

“6.Da-bà-đề-già.

“7.Bà-bà-bà-tất-tra.

“8.Ca-diệp.

“9.A-lâu-na.

“10.Cù-đàm.

“11.Thủ-di-bà.

“12.Tổn-đà-la.

“CácĐại tiên, Bà-la-môn này, có đào hào, xây dựng nhà gác,như chỗ mà thầy trò ngươi đang ở không?”

Đáp:“Không”.

“CácĐại tiên ấy có dựng thành quách vây quanh nhà cửa, rồiở trong đó, như chỗ ở của thầy trò ngươi hiện nay không?”

Đáp:“Không”.

“CácĐại tiên ấy có nằm trên giường cao, chăn đệm dày, mềmmại, như thầy trò ầy tro nngươi hiện nay không?”

Đáp:“Không”.

“CácĐại tiên kia có tự mình vui thú với vàng, bạc, chuỗianh lạc, tràng hoa nhiều màu và mỹ nữ, như thầy trò ngươihiện nay không? Các Đại tiên kia có đi xe báu, cầm gậy sắtdẫn đường, che đầu bằng lọng trắng, tay cầm phất báu,mang guốc báu nhiều màu, lại mặc toàn lụa trắng, như thầytrò ngươi hiện nay đang mặc không?”

Đáp:“Không”.

“Ma-nạp,ngươi tự mình thấp hèn, không rõ chơn ngụy, mà lại phỉbáng, khinh mạn Thích tử, tự gieo mầm tội, nuôi lớn gốcđịa ngục. Thế nào, Ma-nạp, như các đại tiên, các Bà-la-mônkỳ cựu kia, như A-tra-ma, tán thán, đề cao những gì mà họvốn đọc tụng, nay những điều được các Bà-la-môn tánthán, đề cao cũng giống như vậy. Nếu truyền những điềuấy, để dạy vẽ người khác, mà muốn sanh lên Phạm thiên,không có trường hợp đó. Cũng như, này Ma-nạp, vua Ba-tư-nặccùng nói chuyện với người khác, hoặc cùng bàn luận vớicác vua, hoặc với đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ, mà nhữngngười nhỏ mọn khác nghe được, bèn vào thành Xá-vệ, gặpngười, liền thuật chuyện vua Ba-tư-nặc có nói như vậy.Thế nào, Ma-nạp, vua có cùng bàn luận với người ấy không?”

Đáp:“Không”.

“Ma-nạp,người đọc thuộc lời vua cho những người khác nghe, hácó thể làm đại thần cho vua được chăng?”

Đáp:“Không có chuyện ấy”.

“Ma-nạp,ngươi ngày nay truyền lời của đại tiên đời trước, Bà-la-mônkỳ cựu, đọc tụng, dạy cho người, mà muốn sanh Phạm thiên,không có chuyện ấy. Thế nào, Ma-nạp, các ngươi tiếp nhậnsự cúng dường của người có thể tùy pháp mà thực hànhđược chăng?”

Đáp:“Đúng như vậy, Cù-đàm, nhận cúng dường của người khácthì phải như pháp mà hành”.

“Ma-nạp,thầy ngươi Phất-già-la-sa-la nhận phong ấp của vua, nhưngkhi cùng nghị luận với vua Ba-tư-nặc, lại nói những lờivô ích mà vua không nên bàn đến, không đem sự việc chânchánh mà cùng bàn luận, cùng khuyên nhủ. Ngươi nay tự mìnhxem xét lỗi lầm của thầy ngươi và của chính ngươi; nhưnghãy gác qua chuyện ấy, mà nên tìm hiểu nguyên nhân ngươiđến đây.”

“Ma-nạpliền ngước mắt lên nhìn thân của Như Lai, tìm các tướngtốt. Thấy đủ các tướng khác, duy chỉ hai tướng khôngthấy, trong lòng hoài nghi. Bấy giờ, Thế Tôn thầm nghĩ: “NayMa-nạp này không thấy hai tướng nên sanh nghi ngờ như thế”.Ngài bèn cho ra tướng lưỡi rộng dài, liếm đến tai, phủkín mặt. Lúc ấy, Ma-nạp còn nghi ngờ một tướng nữa. ThếTôn lại nghĩ: “Nay Ma-nạp này vẫn còn nghi ngờ một tướngnữa”. Ngài bèn dùng thần lực khiến cho duy chỉ Ma-nạpthấy được tướng mã âm tàng. Ma-nạp thấy đủ các tướngrồi, không còn hồ nghi gì nơi Như Lai nữa, bèn rời chỗngồi đứng dậy, vòng quanh Phật rồi đi.

Khiấy, Bà-la-môn Phất-già-la đứng ngoài cửa, từ xa trông thấyđệ tử đang đi đến, bèn đón lại, hỏi rằng:

“Ngươixem Cù-đàm có thật đủ các tướng không? Công đức thầnthông có thật như lời đồn không?”

Tứcthì bạch thầy rằng:

“Sa-mônCù-đàm đầy đủ cả ba mươi hai tướng. Công đức thầnlực đều như tiếng đồn.”

Thầylại hỏi:

“Ngươicó bàn luận ý nghĩa gì với Cù-đàm không?”

Đáp:“Thật có trao đổi với Cù-đàm”.

Thầylại hỏi:

“Ngườivới Cù-đàm thảo luận chuyện gì?”

Bấygiờ Ma-nạp kể hết câu chuyện cùng Phật luận bàn. Thầynói:

“Tacó người đệ tử thông minh như vậy lại khiến xảy ra nhưvậy, chúng ta chẳng bao lâu sẽ đọa địa ngục. Vì sao? Lờinói của ngươi, vì muốn hơn mà kích bác Cù-đàm, khiến choông ấy không vui lòng, đối với ta lại càng xa cách . Ngươiđược coi là đệ tử thông minh mà khiến đến mức ấy,thì khiến ta vào địa ngục sớm.”

Thếrồi người thầy ấy lòng rất tức giận, bèn đạp Ma-nạpté xuống đất và ông tự mình đánh xe lấy. Ma-nạp kia khivừa té xuống đất thì toàn thân nổi vảy trắng.

Khiấy Bà-la-môn Phất-già-ìa-la-sa-la ngước nhìn mặt trời,nghĩ thầm rằng: “Nay chưa phải là lúc thăm viếng Sa-mônCù-đàm. Ta hãy chờ sáng mai rồi đi thăm hỏi”.

Sánghôm sau, ông thắng cỗ xe báu, cùng với năm trăm đệ tửtùy tùng, đi đến rừng Y-xa; đến nơi, xuống xe, đi bộ đếnchỗ Thế Tôn, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên. Ông ngướcnhìn thân Như Lai, đầy đủ các tướng, duy thiếu hai tướng.Bà-la-môn do đó có ý nghi ngờ về hai tướng. Phật biếtý nghĩ của ông, bèn làm lộ tướng lưỡi rộng dài, liếmđến tai và phủ kín mặt. Bà-la-môn lại còn nghi ngờ mộttướng nữa. Phật biết ý nghĩ của ông, bèn dùng thần lực,khiến cho thấy tướng mã ââm tàng. Bà-la-môn khi thấy đủba mươi hai tướng của Như Lai, trong lòng khai ngộ, không cònhồ nghi, liền bạch với Phật rằng:

“Nếukhi đi giữa đường mà gặp Phật, con dừng xe một lát, mongNgài biết cho là con đã kính lễ Thế Tôn. Vì sao? Vì con nhậnđược phong cho thôn này. Nếu con xuống xe, sẽ mất thôn ấyvà tiếng xấu đồn khắp.”.

Ônglại bạch Phật:

“Nếutôi xuống xe, cởi kiếm, lui tàn lọng và dẹp bỏ giải phướn,bình nước rửa và giày dép, nên biết ấy là tôi đã lễkính Như Lai. Vì sao? Tôi nhận được phong cho thôn này. Nếutôi xuống xe, sẽ mất thôn ấy và tiếng xấu đồn khắp.”

Lạibạch Phật:

“Nếuở giữa đám đông, thấy Phật mà con đứng dậy, hoặc trịcháo bày vai phải, tự xưng tên họ, nên biết, ấy là con đãlễ kính Như Lai. Vì sao? Vì con nhận đưuợc phong cho thônnày. Nếu con xuống xe, sẽ mất thôn ấy và tiếng xấu đồnkhắp.”

Lạibạch Phật:

“Conxin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Xin nhận con làm Ưu-bà-tắctrong Chánh pháp. Từ nay về sau, con không giết, không trộm,không tà dâm, không dối, không uống rượu. Cúi mong Thế Tôncùng các Đại chúng nhận lời mời của con.”

ÐứcThế Tôn im lặng nhận lời.

Bà-la-mônthấy Phật im lặng, biết Ngài đã hứa khả, bèn rời chỗngồi đứng dậy lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi đi. Vềnhà, ông sửa soạn thức ăn. Sau khi bày biện mâm cỗ xong,ông quay trở lại thưa: “Đã đến giờ”.

Bấygiờ, Thế Tôn khoác y ôm bát cùng với đại chúng một ngànhai trăm năm mươi người đi đến nhà ông ấy, rồi ngồilên chỗ soạn sẵn.

Lúcấy, Bà-la-môn tự tay châm chước thức ăn, cúng Phật vàTăng các thứ ngon ngọt. Ắn xong, dẹp cất bát, dùng nướcrửa xong, Bà-la-môn tay phải nắm cánh tay đệ tử là A-ma-trúđến trước Thế Tôn bạch rằng:

“Cúimong Thế Tôn nghe lời hối lỗi của nó.”

Nóinhư vậy ba lần, rồi lại bạch Phật:

“Cũngnhư voi, ngựa đã được huấn luyện khéo; người này cũngvậy, tuy có sơ suất, cúi mong Ngài nhận lời hối lỗi.”

Phậtbảo Bà-la-môn:

“Cầucho ngươi thọ mạng dài lâu, đời này an ổn. Mong cho chứngvảy trắng của đệ tử ngươi được trừ.”

Phậtnói vừa xong, người đệ tử kia liền khỏi chứng vảy trắng.

Rồithì, Bà-la-môn lấy một cái giường nhỏ để trước ThếTôn. Thế Tôn bèn nói pháp cho Bà-la-môn, chỉ bày, khuyên dạy,khiến cho được ích lợi, hoan hỷ. Ngài giảng về thí, giới,sanh thiên, dục là ô uế, phiền não là tai hoạn, xuất yếulà trên hết, diễn bày thanh tịnh. Khi Thế Tôn biết tâm ngườiBà-la-môn đã nhu nhuyến, thanh tịnh, không cáu bẩn, có thểnhận lãnh đạo giáo; như thường pháp của chư Phật, Ngàinói Khổ thánh đế, Khổ tập thánh đế, Khổ diệt thánhđế, Khổ xuất yếu thánh đế. Bà-la-môn lúc ấy ngay trênchỗ ngồi mà xa lìa trần cấu được pháp nhãn tịnh, cũngnhư tấm lụa trắng tinh dễ nhuộm màu, Bà-la-môn Phất-già-la-sa-lacũng vậy, thấy pháp, đắc pháp, quyết định đạo quả,không còn tin ở đạo khác, được vô sở úy, tức thì bạchPhật rằng:

“Connay ba lần xin quy y Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Xin nhận conlàm Ưu-bà-tắc trong Chánh pháp. Suốt đời không giết, khôngtrộm, không tà dâm, không dối, không uống rượu. Cúi mongThế Tôn cùng Đại chúng thương tưởng con, nhận lời mờibảy ngày.”

ThếTôn im lặng nhận lời. Bà-la-môn tức thì trong bảy ngày cúngdường Phật và Đại chúng đủ các thứ. Bấy giờ, qua bảyngày, Thế Tôn lại du hành nhân gian.

Phậtđi chưa bao lâu, Phất-già-la-sa-la ngộ bệnh, mạng chung. CácTỳ-kheo nghe Bà-la-môn này sau khi cúng dường Phật trong bảyngày, sau đó mạng chung, bèn tự nghĩ thầm: Người này mạngchung, sanh vào cõi nào? Rồi chúng Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật,lễ Phật xong, ngồi sang bên, bạch Phật rằng:

“Bà-la-mônsau khi cúng dường Phật suốt bảy ngày thì thân hoại mạngchung. Người ấy sanh vào chỗ nào?”

Phậtnói với các Tỳ-kheo:

“Tộctánh tử ấy đã tập hợp rộng rãi các điều thiện, đầyđủ pháp và tùy pháp, không trái pháp hành, đoạn trừ nămhạ phần kết, Niết-bàn ở nơi kia, không trở lại đờinày nữa.”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷphụng hành.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]