Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Kinh Tán-Ðà-Na

12/03/201211:11(Xem: 5875)
08. Kinh Tán-Ðà-Na

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNII

8.KINH TÁN-ĐÀ-NA

Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở tại động cây Thất diệp, núi Tỳ-ha-la, thànhLa-duyệt-kỳ cùng chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm nămmươi 1.250 người.

Lúcđó, ở thành Vương xá có một cư sĩ tên Tán-đà-na, tínhưa đi dạo, cứ ngày ngày ông ra khỏi thành, đến chỗ ÐứcThế Tôn. Một hôm, ông xem bóng mặt trời rồi thầm nghĩ:“Giờ này chưa phải lúc đến bái yết Phật. Giờ này Phậtcòn nhập định tại tịnh thất và các Tỳ-kheo cũng đangthiền tịnh. Ta hãy đi đến rừng của nữ Phạm chí Ô-tạm-bà-lỵ, chờ đúng giờ sẽ đến Phật để lễ bái và gặp cácTỳ-kheo cung kính thăm viếng”.

Trongrừng của nữ Phạm chí lúc đó có Phạm chí tên Ni-câu-đàcùng năm trăm đệ tử đang tụ tập một chỗ, lớn tiếngbàn luận, suốt ngày chỉ nói những điều phù phiếm, chướngđạo. Hoặc luận bàn quốc sự. Hoặc bàn việc đao binh chiếntranh. Hoặc bàn việc quốc gia hòa nghĩa. Hoặc bàn việc đạithần, việc thứ dân. Hoặc bàn chuyện xe ngựa, công viên,rừng. Hoặc bàn chuyện chiếu giường, y phục, ăn uống, phụnữ. Hoặc bàn việc núi biển, rùa trạnh. Nghĩa là họ chỉbàn những điều chướng ngại đạo như thế mà hết ngày.

KhiPhạm chí kia vừa xa thấy bóng cư sĩ Tán-đà-na đi lại liềnra lệnh:

“Chúngngươi hãy tĩnh lặng. Vì sao vậy? Vì có đệ tử của Sa-mônCù-đàm đang từ ngoài đến. Trong hàng đệ tử bạch y củaSa-môn Cù-đàm, ông đó vào hạng trưởng thượng. Ông ấychắc đi đến đây. Các ngươi hãy im lặng”.

CácPhạm chí đều im lặng. Cư sĩ Tán-đà-na đi đến chỗ Phạmchí, chào hỏi xong ngồi một bên và nói với Phạm chí:

“Thầytôi, Ðức Thế Tôn, thường ưa nhàn tĩnh, chẳng ưa huyênnáo. Không như các ông và đệ tử các ông ưa ở giữa đámđông cao tiếng luận đàm. Nhưng chỉ toàn những lời chướngđạo, vô ích”.”

Phạmchí nói lạại:

“Sa-mônCù-đàm có từng cùng mọi người đàm luận không? Mọi ngườilàm sao biết được Sa-môn có đại trí tuệ? Thầy ngươithường ưa ở chỗ biên địa. Cũng như con trâu đui ăn cỏ,chỉ hài lòng với chỗ mà nó thấy. Thầy ngươi là Cù-đàmcũng thế. Cứ ham điều độc kiến riêng nên mới ưa chỗkhông người. Nếu thầy ngươi lại đây, chúng ta sẽ kêulà trâu đui. Sa-môn Cù-đàm thường xưng là bậc đại trítuệ, nhưng ta chỉ cần một câu là đủ làm cho cùng bí màphải im lặng. Ví như con rùa thu hết mình vào vỏ cho thếlà yên ổn rồi. Nhưng ta chỉ cần một mũi tên là làm chokhông chỗ tránh”.”

Lúcđó, Ðức Thế Tôn đang ở tại tịnh thất, bằng thiên nhĩ,nghe câu chuyện giữa Phạm chí và cư sĩ như thế, liền rakhỏi động Thất diệp, đi đến rừng nữ Phạm chí Ô-tạm-bà-lỵ.

KhiPhạm chí vừa từ xa thấy Phật đi lại, bảo các đệ tử:

“Cácngươi im lặng. Sa-môn Cù-đàm đang muốn đến đây. Các ngươichớ đứng dậy nghinh đón, cung kính lễ bái, cũng đừng mờingồi. Chỉ riêng một chỗ cho ông ta ngồi thôi. Khi y ngồixong các ngươi hãy hỏi: Sa-môn Cù-đàm, từ trước đến nayông dạy bảo đệ tử những pháp gì để họ được an ổn,tịch định, tịnh tu phạm hạnh.”

Bấygiờ, Thế Tôn vừa đi đến khu vườn, Phạm chí bất giácđứng dậy, nghinh đón Thế Tôn và nói rằng:

“Xinmời đến đây, Cù-đàm. Xin mời đến đây, Sa-môn. Từ lâukhông được gặp, nay có việc gì Ngài đến đây? Xin mờingồi tạm ở đàng trước”.”

Khiấy, Ðức Thế Tôn ngồi xuống, vui vẻ mỉm cười và thầmnghĩ: Các người ngu này không tự chủ được. Trước đãđặt lệnh ước với nhau mà rốt cuộc không giữ toàn. Sởdĩ vậy, là vì thần lực của Phật khiến ác tâm của chúngtự nhiên tiêu tan.

Cưsĩ Tán-đà-na đảnh lễ chân Phật rồi ngồi một bên.

Phạmchí Ni-câu-đà chào hỏi Phật xong cũng ngồi một bên và bạchPhật:

“Sa-mônCù-đàm từ trước đến nay dạy bảo hàng đệ tử nhữngpháp gì khiến họ được tịch định an vui, tịnh tu phạmhạnh?”

Phậtnói:

“Hãythôi Phạm chí. Pháp Ta sâu rộng. Những điều mà từ trướcđến nay Ta dạy các đệ tử được an vui, tịnh tu phạm hạnh,không phải là những điều mà ông có thể theo kịp”.”

RồiPhật lại nói với Phạm chí:

“Dẫuđến cả đạo pháp mà thầy của ông và các đệ tử củaông tu hành, tịnh hay bất tịnh, Ta cũng nói được cả”.”

Lúcđó năm trăm đệ tử Phạm chí này đều cất tiếng bảonhau: “Sa-môn Cù-đàm có oai thế lớn, có thần lực lớnthật. Người ta hỏi nghĩa lý mình, mình lại giảng trở lạinghĩa lý của người ta!" Phạm chí bạch Phật:

“Lànhthay Cù-đàm! Xin Ngài phân biệt cho”.”

Phậtbảo Phạm chí:

“NàyPhạm chí, hãy lắng nghe, hãy lắng nghe. Ta sẽ nói”.”

Phạmchí đáp:

“Rấtvui lòng được nghe”.”

Phậtnói:

“Nhữngđiều sở hành của ông toàn là thấp hèn. Như việc, cởibỏ y phục để trần truồng, hoặc lấy tay che, hoặc khôngnhận đồ ăn đựng trong cái ghè, không nhận đồ ăn đựngtrong chậu, không nhận đồ ăn giữa hai bức vách, không nhậnđồ ăn giữa hai người, không nhận đồ ăn giữa hai con dao,không nhận đồ ăn giữa hai cái chậu, không nhận đồ ăntừ gia đình đang ăn chung, không nhận đồ ăn từ nhà cóthai, không nhận đồ ăn từ nhà được thấy có chó đứngtrước cửa, không nhận đồ ăn từ nhà có nhiều ruồi, khôngnhận lời mời ăn, không nhận đồ ăn từ người nói đãcó biết từ trước, không ăn cá, không ăn thịt, không uốngrượu, không ăn với hai chén bát, một bữa ăn, một lầnnuốt cho đến bảy lần nuốt thì thôi, nhận thức ăn đượcthêm, không quá bảy lần thêm, hoặc mỗi ngày ăn một bữa,hoặc hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảyngày ăn một bữa, hoặc chỉ ăn rau, hoặc chỉ ăn cỏ lúa,hoặc chỉ uống nước cơm, hoặc chỉ ăn mè, hoặc ăn gạolứt, hoặc ăn phân bò, hoặc ăn phân nai, hoặc ăn rễ, nhánhlá, trái, hột cây, hoặc ăn trái cây tự rụng, hoặc choàngáo, hoặc mặc áo cỏ cú, hoặc mặc vỏ cây, hoặc lấy cỏquấn mình, hoặc mặc da nai, hoặc để đầu tóc, hoặc mangtấm lông bện, hoặc mặc áo vất ở gò mả, hoặc thườngđưa tay lên, hoặc không ngồi giường chiếu, hoặc thườngngồi chồm hổỗm, hoặc cạo tóc chừa râu, hoặc nằm trênchông gai, hoặc nằm trên dưa quả, hoặc lõa hình nằm trênphân bò, hoặc một ngày tắm ba lần, hoặc một đêm tắmba lần. Tóm lại là lấy vô số chuyện khổ cực hành hạxác thân. Ni-câu-đà, ý ngươi nghĩ sao? Tu những hạnh nhưthế, đáng gọi là thanh tịnh pháp chăng"?”

Ni-câu-đàđáp:

“Phápđó là tịnh, chớ chẳẵng phải bất tịnh”.”

Phậtnói:

“Ngươibảo là tịnh, Ta sẽ từ trong cái tịnh của ông đó chỉra điều cấu uế cho ông xem”.”

Ni-câu-đànói: “Hay lắm, Cù-đàm! Ngài cứ nói, tôi xin nghe”.

Phậtnói:

“Nhữngngười kia trong khi tu khổ hạnh mà tâm thường tính nghĩ rằng:Ta làm như thế này sẽ được mọi người cúng dường, cungkính, lễ bái. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia khiđược cúng dường rồi thì say đắm giữ chặt, ưa luyếnkhông rời, không biết xa lìa, không biết cách thoát ra. Thếlà cấu uế. Người tu khổ hạnh kia mà vừa trông thấy bóngai đi đến, thì cùng nhau ngồi thiền. Khi không ai thì mặcý nằm ngồi. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia mànếu nghe chánh nghĩa người khác, không chịu nhìn nhận. Thếlà cấu uế. Người tu khổ hạnh kia nếu mà có ai hỏi ngay,tiếc lẫn không chịu đáp. Thế là cấu uế. Người tu khổhạnh kia mà hễ thấy người nào cúng dường Sa-môn, Bà-la-mônthì la rầy, ngăn cản. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnhkia nếu thấy Sa-môn, Bà-la-môn ăn vật có thể sinh sản nữaliền đến chê trách. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnhkia có thức ăn bất tịnh, không chịu cho người khác mà thamăn một mình, không thấy lỗi lầm của mình, không biết conđường xuất ly. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kiatự khen mình hay, chê bai người khác. Thế là cấu uế. Ngườitu khổ hạnh kia mà giết, trộm, tà dâm, hai lưỡi, ác khẩu,nói dối, nói thêu dệt, tham lam, tật đố, tà kiến điênđảo. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia mà lườibiếng, lãng quên, không tập thiền, không có trí tuệ, chẳngkhác nào cầm thú. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kiamà cống cao, kiêu mạn, mạn, tăng thưuợng mạn. Thế là cấuuế. Người tu khổ hạnh kia mà không có tín nghĩa, lại khôngbáo đáp, không trì tịnh giới, không hay tinh cần chịu nghengười khuyên răn, thường kết bạn xấu làm điều xấu áckhông thôi. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia mà ômnhiều sân hận, ưa làm xảo quyệt, cậy mình hiểu biết,tìm tòi hay dở của người, thường chấp tà kiến, biên kiến.Thế là cấu uế. Ni-câu-đà, ý ngươi nghĩ thế nào? Tu khổhạnh như trên, đáng gọi là thanh tịnh ư?

Ni-câu-đàđáp:

“Đólà bất tịnh chứ không phải tịnh”.”

Phậtnói: “Nay Ta từ trong pháp cấu uế ấy của ông mà chỉ raphần thanh tịnh, vô cấu cho ông hiểu”.

Phạmchí nói: “Xin hãy nói”.

Phậtnói:

“Nhữngngười tu khổ hạnh kia, nếu không tính nghĩ rằng ta tu nhưthế này sẽ được sự cúng dường cung kính, lễ bái. Đólà pháp khổ hạnh không cấu uế. Người tu khổ hạnh nếuđược cúng dường tâm không tham đắm, hiểu biết xa lìa,rõ biết con đường xuất ly. Đó là pháp khổ hạnh khôngcấu uế. Người tu khổ hạnh lo tọa thiền thường lệ, khôngvì có người không người mà thay đổi. Đó là pháp khổhạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh, nếu nghe ai nói chánhnghĩa thì hoan hỷ tín nhận. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh.Người tu khổ hạnh nếu gặp ai hỏi ngay thì hoan hỷ đáp.Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh hễthấy ai cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn thì hoan hỷ thay họ,chứ không la rầy ngăn cản. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh.Người tu khổ hạnh nếu thấy Sa-môn, Bà-la-môn ăn vật cóthể sanh lại, không tới chê bai. Đó là pháp khổ hạnh thanhtịnh. Người tu khổ hạnh mà gặp món ăn bất tịnh, tâmkhông lẫn tiếc, gặp món ăn tịnh tâm không say đắm, xétthấy lỗi mình, biết cách thoát ly. Đó là pháp khổ hạnhthanh tịnh. Người tu khổ hạnh không tự khen mình, không chêkẻ khác. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Người tu khổhạnh không sát, không đạo, không dâm, không hai lưỡi, khôngác khẩu, không nói dối, không thêu dệt, không tham lam, khôngtật đố, không tà kiến. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh.Người tu khổ hạnh mà tinh cần không quên, ưa tập thiềnđịnh, tu nhiều trí tuệ, chẳng ngu như thú. Đó là pháp khổhạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh mà không cống cao, kiêumạn, tự đại. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Ngườitu khổ hạnh mà có lòng tín nghĩa, tập hạnh báo bổ, giữgìn tịnh giới, siêng năng học hỏi, thường kết bạn vớingười lành, chứa điều lành mãi. Đó là pháp khổ hạnhthanh tịnh. Người tu khổ hạnh mà không ôm lòng sân hận,không xảo ngụy, không cậy mình biết, không tìm cái dở củangười, không chấp chặt tà kiến cũng không biên kiến. Đólà pháp khổ hạnh thanh tịnh. Phạm chí nghĩ thế nào? Phápkhổ hạnh như thế, đáng gọi là pháp thanh tịnh vô cấukhông?”

Ni-câu-đàđáp:

“Quảnhư vậy, quả thật là pháp khổ hạnh thanh tịnh vô cấu”.”

RồiPhạm chí hỏi Phật:

“Khổhạnh đến chừng mực như vậy đã được gọi là bậc nhấtkiên cố chưa?”

Phậtnói:

“Chưa!Đó mới là khổ hạnh vỏ ngoài”..”

Ni-câu-đàthưa:

“XinPhật cho biết cốt lõi."?”

Phậtnói:

“Ngươihãy lắng nghe. Ta sẽ nói cho”.”

Phạmchí thưa:

“Vâng.Bạch Thế Tôn, tôi mong muốn được nghe”.”

Phậtnói:

“NàyPhạm chí! Người tu khổ hạnh mà tự mình không giết, khôngdạy người giết, tự mình không trộm cắp, không dạy ngườitrộm cắp, tự mình không tà dâm, không dạy người tà dâm,tự mình không nói dối, không dạy người nói dối. Ngườiấy đem tâm Từ rải khắp một phương, rồi các phương kháccũng vậy, Từ tâm quảng đại, bình đẳng vô lượng, khắpcả thế gian, không chút oán kết. Bi tâm, Hỷ tâm, Xả tâmcũng như thế. Chính đó mới là pháp khổ hạnh thuộc cốtlõi”.”

Phạmchí bạch Phật:

“XinNgài dạy cho cái nghĩa khổ hạnh kiên cố”.”

Phậtnói:

“NàyPhạm chí, hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, Ta sẽ nói cho”.”

Phạmchí đáp:

“Thưavâng. Bạch Thế Tôn, tôi mong muốn được nghe”.”

Phậtnói:

“NàyPhạm chí, người tu khổ hạnh mà tự mình không giết còndạy người không giết, tự mình không trộm cắp còn dạyngười không trộm cắp, tự mình không tà dâm còn dạy ngườikhông tà dâm, tự mình không nói dối còn dạy người khôngnói dối. Người ấy đem Từ tâm rải khắp một phương, rồicác phương khác cũng vậy, Từ tâm quảng đại, bình đẳngvô lượng, khắp cả thế gian, không chút oán kiết. Bi tâm,Hỷ tâm, Xả tâm cũng như thế. Người khổ hạnh kia lạicó thể biết được việc xảy ra vô số kiếp trước, hoặcmột đời, hai đời cho đến vô số đời, quốc độ thànhhoại hay kiếp số trước sau, đều thấy đều biết cả.Lại còn thấy biết mình từng sanh vào chủng tộc đó, têntuổi như thế, ăn uống như thế, sống lâu như thế, chịukhổ chịu vui như thế, từ kia sanh đây, từ đây sanh kia nhưthế. Những việc từ vô số kiếp như thế đều nhớ cả. Ấy gọi là khổ hạnh kiên cố không hoại của Phạm chí”.”

Phạmchí bạch Phật:

“Cònthế nào gọi là khổ hạnh bậc nhất?”.

Phậtnói:

“NàyPhạm chí, hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, Ta sẽ nói cho”.”

Phạmchí đáp:

“Thưavâng. Bạch Thế Tôn, tôi mong muốn được nghe”.”

Phậtnói:

“NàyPhạm chí, những người tu khổ hạnh mà tự mình không giếtcòn dạy người không giết, tự mình không trộm cắp còndạy người không trộm cắp, tự mình không tà dâm còn dạyngười không tà dâm, tự mình không nói dối còn dạy ngườikhông nói dối. Người ấy đem Từ tâm rải khắp một phương,các phương khác cũng vậy, Từ tâm rộng lớn, trùm khắp,vô nhị vô lượng, không có kết hận, cùng khắp thế gian.Bi, Hỷ và Xả tâm cũng như vậy.

“Ngườikhổ hạnh ấy tự biết sự việc vô số kiếp quá khứ vềtrước, một đời, hai đời, cho đến vô số đời, quốcđộ, thành hobại, kiếp số chung thủy, thảy đều thấy hếtbiết hết. Lại tự mình thấy biết: Ta đã từng sanh vàochủng tánh kia, tên họ như vậy, ăn uống, thọ mạng nhưvậy, cảm nghiệm khổ lạc như vậy, từ đây sanh kia, từkia sanh đây. Như thế, nhớ hết sự việc vô số kiếp. Vịấy bằng thiên nhãn thanh tịnh xem xét các loài chúng sanh chếtđây sanh kia, nhan sắc đẹp xấu, chỗ hướng đến tốt hayxấu, tùy theo hành vi mà bị đọa lạc; thảy đều thấy hếtbiết hết.

“Lạibiết chúng sanh với thân hành bất thiện, khẩu hành bấtthiện, ý hành bất thiện, phỉ báng Hiền thánh, tà tín điênđảo, sau khi thân hoại mạng chung sẽ đọa vào ba đườngdữ. Hoặc có chúng sanh với thân hành thiện, khẩu hành thiện,ý hành thiện, không phỉ báng Hiền thánh, tu hạnh chánh tín,khi thân hoại mệnh chung được sinh vào cõi trời cõi người.Bằng thiên nhãn thanh tịnh xem thấy các chúng sanh có hànhvi nào sinh tới chỗ nào, đều thấy biết hết. Đó gọi làkhổ hạnh thù thắng bậc nhất”.”

Phậtlại nói với Phạm chí:

“NàyPhạm chí, ở trong pháp này lại có pháp thù thắng hơn nữamà Ta thường đem dạy cho hàng Thanh văn. Họ nhờ pháp đótu được phạm hạnh”.”

Bấygiờ năm trăm đệ tử Phạm chí lớn tiếng bảo nhau:

“Naychúng ta mới thấy Ðức Thế Tôn là Bậc Tối Thượng, thầyta không bằng”.”

Rồicư sĩ Tán-đà-na nói với Phạm chí:

“Lúcnãy ông nói nếu gặp Cù-đàm đến thì chúng ta gọi là trâuđui. Nay Ðức Thế Tôn đến sao ông không gọi. Lúc nãy ôngnói chỉ cần một câu là đủ làm cho Cù-đàm cùng bí phảilàm thinh. Như con rùa thu cả vào vỏ cho thế là yên ổn, tachỉ cần một mũi tên là không chỗ trốn, sao nay ông khôngđem một câu làm cùng bí Như Lai?”

Phậthỏi Phạm chí:

“Thậtngươi có nói lời đó chăng?”

Đáp:“Thưa có”.

Phậtnói với Phạm chí:

“Ngươihá không nghe các vị tiên túc Phạm chí nói: chư Phật NhưLai ưa ở chỗ núi rừng nhàn tịnh, như Ta ngày nay ưa chỗnhàn tĩnh, chẳng phải như pháp của các ông chỉ ưa chỗhuyên náo, nói chuyện vô ích suốt ngày ư?”

Phạmchí nói:

“Tôicó nghe chư Phật quá khứ ưa chỗ nhàn tĩnh, một mình sốngở núi rừng, như Thế Tôn ngày nay. Không như pháp chúng tôiưa chỗ huyên náo, nói những chuyện vô ích để cho hết ngày”.”

Phậtnói:

“Ngươihá không suy nghĩ rằng, Sa-môn Cù-đàm có thể thuyết Bồ-đề,có thể tự điều phục mình và cũng có thể điều phụcngười khác; có thể tự tịch tịnh và có thể khiến ngườikhác tịch tịnh; có thể tự mình qua bờ bên kia và đưa ngườikhác sang bờ bên kia; tự mình giải thoát và có thể khiếnngười khác giải thoát; có thể tự mình diệt độ và cóthể khiến người khác được diệt độ?”

Lúcbấy giờ, Phạm chí bèn rời chỗ ngồi đứng dậy, đầumặt làm lễ, hai tay sờ bàn chân Phật, tự xưng tên mình,nói rằng:

“Conlà Phạm chí Ni-câu-đà. Con là Phạm chí Ni-câu-đà. Nay tựmình quy y, làm lễ dưới chân Thế Tôn”.”

Phậtnói với Phạm chí:

“Thôiđủ rồi, hãy dừng lại. Miễn sao tâm ngươi tỏ rõ, đólà kính lễ”.”

Phạmchí lại lễ dưới chân Phật một lần nữa, rồi ngồi xuốngmột bên. Phật bảo Phạm chí:

“Ngươisẽ chẳng nói rằng Phật vì lợi dưỡng mà thuyết pháp chăng?Chớ móng tâm như thế. Nếu có sự lợi dưỡng nào, Ta cũngcho ngươi hết. Pháp được Ta nói, là vi diệu đệ nhất,để diệt trừ bất thiện, tăng trưởng thiện pháp”.”

RồiPhật lại bảo Phạm chí:

“Ngươisẽ chẳng nói rằng Phật vì tiếng tăm mà thuyết pháp chăng?Vì để được tôn trọng, vì để đứng đầu, vì để cónhững người tùy thuộc, ví để có chúng đông, mà thuyếtpháp chăng? Chớ móng khởi tâm ấy. Nay những người tùyuỳthuộc ngươi vẫn là tùyuỳ thuộc của ngươi. Pháp mà Tanói là để diệt trừ bất thiện, tăng trưởng thiện pháp.”

RồiPhật lại bảo Phạm chí:

“Ngươisẽ không nói rằng Phật đặt ngươi vào trong tụ bất thiện,tụ tối tăm chăng? Chớ nghĩ như vậy. Các tụ bất thiệnvà các tụ tối tăm, ngươi hãy loại bỏ đi. Ta vì ngươimà nói pháp thiện tịnh”.”

Lạibảo Phạm chí:

“Ngươisẽ không nghĩ rằng Phật truất ngươi ra khỏi tụ thiệnpháp, tụ thanh bạch chăng? Chớ nghĩ như vậy. Ngươi cứ ởtrong tụ thiện pháp, tụ thanh bạch mà tinh cần tu hành. Tavì ngươi mà nói tụ thiện tịnh, tụ thanh bạch, diệt trừhành vi bất thiện, tăng thêm thiện pháp”.”

Bấygiờ năm trăm đệ tử Phạm chí đều đoan tâm chánh ý nghePhật thuyết pháp.

Thấyvậy, Ma Ba-tuần nghĩ rằng: “Năm trăm đệ tử Phạm chíđang đem tâm ý đoan chính nghe theo Phật pháp có lẽ ta phảiđến phá tâm ý đó đi”. Rồi ác ma liền đem sức phá hoạithiện ý của năm trăm đệ tử ấy.

Phậtbảo với Cư sĩ Tán-đà-na:

“Nămtrăm đệ tử Phạm chí này đoan tâm chánh ý nghe Ta nói pháp.Thiên ma Ba-tuần đã phá hoại ý ấy. Ta muốn trở về, ngươihãy cùng đi với Ta”.”

Phậtliền lấy tay mặt dẫn cư sĩ Tán-đà-na đặt trong bàn tay,rồi nương hư không mà trở về.

Cưsĩ Tán-đà-na, Phạm chí Ni-câu-đà và năm trăm đệ tử, saukhi nghe những điều Phật nói, hoan hỷ phụng hành.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567